Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mỗi ngày một tri thức 1

Promise

"Promise me you'll wait for me, cos I'll be saving all my love for you, And I will be home soon", giai điệu lãng mạn nhưng da diết của bài hát Promise me của Beverly Craven thường đưa lại cho chúng ta những cảm xúc thật khó tả cũng như niềm tin tăng lên bội phần như chính Promise.

Mọi người đều giống nhau ở chỗ đã và đang hứa với người khác điều gì đó, không hứa nhiều thì hứa ít. Khác nhau chỉ ở chỗ cách thức thực hiện lời hứa mà thôi. Lời hứa không phải chỉ thực hiện những việc mình đã nói ra, mà nó còn bao hàm cả chữ tín của mình đối với người khác: "Một sự mất tin thì vạn sự bất tin". Trong cuộc sống, không ai được phép sử dụng lời hứa một cách tùy tiện mà luôn luôn phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Qua bài học này, Global Education sẽ giúp các bạn học viên diễn đạt lời hứa của mình bằng Anh ngữ.

Khi hứa chúng ta thường sử dụng những từ và cụm từ sau:

Promise: hứa

Shall/will: sẽ

Make a promise: hứa

Keep a promise: giữ lời hứa

Carry out a promise: thực hiện lời hứa.

Khi thực hiện lời hứa, chúng ta có thể sử dụng các cấu trúc như sau:

I promise... (Tôi hứa...)

I promise not to tell anyone the story. (Cháu hứa sẽ không kể chuyện này cho ai).

You shall have...tomorrow. (Ngày mai anh sẽ có...)

You shall have the money back tomorrow. (Ngày mai ngài sẽ nhận được tiền).

I will give... to you. (Tôi sẽ cho anh...)

I will give you all that you want. (Anh sẽ tặng em bất kì thứ gì em muốn).

Như đã đề cập ở trên, có muôn vàn cách thức để thể hiện lời hứa, điều quan trọng hơn là bạn sẽ thực hiện lời hứa đó như thế nào và không đánh mất lòng tin ở người nhận lời hứa. Bạn có thể sử dụng các cách biểu đạt khác nhau tùy vào mức độ và trạng thái của lời hứa:

I'll let you know it as soon as possible. (Tôi sẽ cho ngài biết thật sớm).

You shall get the answer right this afternoon. (Ngay chiều nay ngài sẽ nhận được câu trả lời).

Dù thế nào đi nữa, hy vọng bạn sẽ luôn nhớ Don't promise anyone the earth! (Đừng hứa suông với bất kì ai) và trước khi muốn hứa với ai điều gì, hãy luôn: Keep a promise! (Hãy giữ lời hứa!).

Bí mật sau "Week Day Names"

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một tuần lễ lại có 7 ngày? Tại sao các ngày trong tuần lại có tên là Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday....? Chuyên mục Mỗi ngày một tri thức mới hôm nay sẽ lí giải cho các bạn những điều thú vị đó.

Một tuần lễ được phân chia ra làm 7 ngày với mỗi một cái tên tương ứng là Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday và Saturday là xuất phát từ quan niệm của người châu Âu cổ và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ. Theo họ, Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành

tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 ngôi sao tượng trưng cho Ngũ hành: Kim (Venus), Mộc (Jupiter), Thủy (Mecury), Hỏa (Mars), Thổ (Saturn). Con số 7 được người cổ xem là mầu nhiệm một phần là do xa xưa người ta mới chỉ biết đến 7 nguyên tố kim loại là là vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), sắt (iron), chì (lead), kẽm (zinc) và thủy ngân (mercury) nên khi chia thời gian theo tuần, tháng thì mỗi ngày tương ứng với một hành tinh, một nguyên tố kim loại nói trên và mang những ý nghĩa như sau:

Ngày Chủ Nhật (Sunday) ngày đầu tiên trong tuần, ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất đó là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là vàng (gold).

"7 ngày trong tuần được chia tương ứng với 7 hành tinh và 7 nguyên tố kim loại"

Từ Sunday là từ ngữ dịch sang từ từ tiếng Latin dies solari với ý nghĩa là 'Ngày của Mặt trời'- 'Day of the Sun'. Theo Gia-tô giáo ngày này là ngày đi lễ, hay còn gọi là Sabbath day - ngày xaba (ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa).

Ngày Thứ Hai (Monday) là ngày thứ hai trong tuần. Từ ngữ Monday là dịch từ từ tiếng Latin "dies lunae" nghĩa là 'Ngày của Mặt trăng' - 'Day of the Moon'. Ngày thứ Hai được dành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm cho con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại bạc (silver), thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

Ngày Thứ Ba (Tuesday) dịch từ từ tiếng Đức "Tiu's Day". Tiu là vị thần cai quản bầu trời và chiến tranh (the Scandinavian deity Thor) theo phong tục của các dân tộc sống ở Bắc Đức và bán đảo Scandinavia (người Norse). Theo tiếng Latin, ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa 'Day of Mars' và nguyên tố tương ứng là sắt (iron). Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardy, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

Thứ Tư (Wednesday) bắt nguồn từ từ tiếng Anh cổ "Woden's Day". Woden là vị thần cao nhất của người Đức cổ (Teutonic) theo cổ tích luôn dẫn dắt những người thợ săn. Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy ('Day of Mercury'). Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là thủy ngân (mercury). Thứ kim loại nặng, dễ di động.

Ngày Thứ Năm (Thursday) dịch từ tiếng Latin "dies Jovis" (Jupiter's day- ngày của thần sấm (God of Thunder). Chữ Thursday bắt nguồn từ chữ "thunor" nghĩa là sấm (thunder). Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là kẽm (zinc). Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh khôn cùng của sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

Ngày Thứ Sáu (Friday) xuất xứ từ chữ "Freya", tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp (the goddess of love and beauty) của người Norse. Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại đồng (copper), một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

Ngày Thứ Bảy (Saturday) và cũng là ngày cuối cùng của tuần bắt nguồn từ chữ Latin "dies Saturni", với nghĩa là 'Day of Saturn'. Saturn là tên của vị thần La Mã (the Roman god Saturn) phụ trách nông nghiệp đồng thời là tên của hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời. Saturday còn được coi là ngày của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố chì (lead), một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.

Thế giới và vũ trụ rộng lớn ẩn chứa biết bao điều mà chúng ta chưa biết và sẽ thật thú vị nếu mỗi ngày được khám phá và biết thêm được một điều gì mới mẻ phải không các bạn? Hãy cùng đến với Global Education để Mỗi ngày học một tri thức mới các bạn nhé!

Memory- Giai điệu của ký ức

Ký ức (memory) dù đẹp hay không đều đáng được trân trọng. Người ta lưu giữ những ký ức đẹp để cảm thấy ấm lòng khi nhớ lại, lưu giữ những ký ức không vui như những bài học của cuộc sống. Ngày hôm nay các bạn hãy cùng Global Education tìm hiểu về những thành ngữ liên quan đến "memory" nhé!

1. Những ký ức có thể nhớ lại:

"know something by heart / learn something (off) by heart": nói về khả năng có thể học thuộc điều gì đó.

Ví dụ:

"He's my favourite poet. I know several of his poems by heart." (Ông ấy là nhà thơ yêu thích của tôi. Tôi thuộc lòng một số tác phẩm của ông).

"it rings a bell": nói về một sự việc có vẻ quen thuộc, bạn nghĩ rằng bạn biết nó nhưng bạn không chắc chắn lắm.

Ví dụ:

"I've never met John Franklin, but his name rings a bell." (Tôi chưa bao giờ gặp John Franklin, nhưng cái tên của anh ta rất quen).

" have a memory like an elephant": khả năng có thể nhớ một việc gì đó dễ dàng và trong một thời gian dài. (Voi được cho là loài động vật có trí nhớ tốt.)

Ví dụ:

"A: I remember where I first saw her - it was at Tim Fisher's party about ten years ago.'

B: Yes, you're right - you've got a memory like an elephant!"

(A: Tôi nhớ nơi tôi gặp cô ta lần đầu tiên- đó là ở trong bữa tiệc của Tim Fisher mười năm trước.

B: Anh nói đúng. Anh có trí nhớ rất tốt!)

2. Những ký ức bị lãng quên hoặc không thể nhớ ra:

"something escapes me": nói về việc bạn không thể nhớ ra một điều gì đó.

Ví dụ:

"I knew his name a minute ago, but now it escapes me."

(Tôi mới biết tên anh ta một phút trước, nhưng bây giờ tôi không thể nhớ ra anh ta tên gì.)

"it slipped my mind": dùng khi muốn diễn tả việc bạn đã quên một điều gì đó rồi.

Ví dụ:

"I meant to go to the grocery store on the way home, but it slipped my mind."

- Luyện thi TOEFL-iBT với Global Education

- Luyện thi TOEIC tiết kiệm và hiệu quả

- Liên hệ để biết thông tin về khóa học

(Tôi định rẽ vào của hàng tạp hóa trên đường về nhà, nhưng tôi quên không rẽ vào mất rồi.)

"rack my brains": nói về việc bạn cố gắng nghĩ để nhớ ra một việc gì đó đã đi vào lãng quên.

Ví dụ:

"I've racked my brain, but I can't remember where I saw that man."

(Tôi đã nghĩ rất lâu nhưng vẫn không thể nhớ ra tôi đã gặp anh ta ở đâu.)

"have a memory like a sieve": nói về việc một người thường xuyên quên sự việc một cách dễ dàng.

Ví dụ:

"I've never known anyone so forgetful - she's got a memory like a sieve."

(Tôi chưa từng gặp người nào hay quên như cô ta, cô ta có trí nhớ như cái rây.)

"go in one ear and out the other": nói về việc bạn quên điều gì đó một cách nhanh chóng

Ví dụ:

"Everything I say to you seems to go in one ear and out the other. Why don't you pay attention?"

(Dường như tất cả những gì mẹ nói với con đều chui vào tai này chui ra tai kia. Tại sao con không chịu chú ý?)

"lost my train of thought": dùng khi bạn muốn nói về việc bạn quên mất một việc bạn đang suy nghĩ hoặc nhớ về.

Ví dụ:

"I was in the middle of answering a question in a job interview when I completely lost my train of thought. It was so embarrassing, I had to ask one of the interviewers to remind me what I had been saying!"

(Tôi hoàn toàn quên mất những gì mình đang nghĩ khi tôi đang trong một buổi phỏng vấn xin việc. Tôi rất bối rối và phải nhờ một trong những người đang phỏng vấn tôi nhắc lại những gì tôi vừa nói.)

"on the tip of my tongue": nói về một sự việc bạn dường như có thể nhớ nhưng lại không thể nhớ ra hoàn toàn.

Ví dụ:

"I know I should know the answer to this. The answer's on the tip of my tongue. I just

can't seem to remember it."

(Tôi biết tôi nên biết câu trả lời cho cái này. Tôi biết được câu trả lời này. Tôi chỉ không thể nhớ nhớ ra nó thôi.)

Mỗi ngày một tri thức mới

Thành ngữ với Clock

Đã bao nhiêu lần trong một ngày bạn ngước nhìn đồng hồ để xem thời gian? Bạn có biết rằng trong tiếng Anh có rất nhiều thành ngữ độc đáo liên quan đến chiếc đồng hồ (the clock). Hãy cùng Global Education khám phá về những thành ngữ phổ biến nhất nhé.

1. "Like Clockwork" ( đều đặn và đúng giờ như một chiếc đồng hồ)

Khi học về thành ngữ ''Like Clockwork" có một từ mới là "Clockwork," nghĩa là bộ phận máy móc bên trong một chiếc đồng hồ gồm dây cót và bánh xe răng cưa. Vì thế người Mỹ dùng "Like Clockwork" để chỉ một điều gì xảy ra một cách đều đặn và chính xác như một chiếc đồng hồ. Trong thí dụ sau đây, anh Don nói về thói quen thường lệ của một ông già mỗi ngày vào quán cà phê đúng giờ:

Ví dụ:

He comes in at 7:30 like clockwork. He always gets coffee and jelly doughnut, then sits and reads his paper. Right at 8:30 he leaves. You can set your watch by him.

(Ông ấy bước vào quán vào đúng 7:30 sáng đều như một cái đồng hồ vậy. Mỗi ngày ông ấy mua một ly cà

phê và một cái bánh ngọt có mứt bên trong, rồi ngồi xuống đọc báo. Đúng 8:30 ông ấy rời khỏi quán. Bạn có thể nhìn ông ấy để lấy đúng giờ trên đồng hồ tay của bạn)

- Hè 2010 học tiếng Anh ở đâu?

- Luyện thi TOEIC tiết kiệm và hiệu quả

- Liên hệ để biết thông tin khóa học

2. "Against the clock" ( chạy đua với thời gian)

Bạn đang làm việc " against the clock'' khi bạn cố gắng kết thúc công việc của bạn trong một khoảng thời gian giới hạn.

Ví dụ: "We worked against the clock all day to get that report done by five."

(Chúng tôi đã làm việc chạy đua với thời gian cả ngày để bản báo cáo hoàn thành trước 5 giờ)

Bạn thường so sánh thời gian trên đồng hồ với bao nhiêu công việc bạn phải làm khi bạn làm việc '' against the clock''.

Ví dụ:

"We have to finish this report by 8 o'clock tonight, so we're really working against the clock."

(Chúng tôi phải kết thúc bản báo cáo này trước 8 giờ tối nay vì thế chúng tôi thực sự đang chạy đua với thời gian)

Thời gian (đồng hồ) sẽ chạy đua với bạn khi bạn làm việc chạy đua với nó.

Ví dụ :

- "Mom, will you have time to help me with my homework today?"

- "Sorry, I won't. I'll be working against the clock to finish my presentation

(Mẹ ơi, mẹ có thời gian để giúp con với bài tập về nhà của con hôm may không?

Mẹ xin lỗi, mẹ không thể, mẹ đang chạy đua với thời gian để hoàn thành bài thuyêt trình của mẹ)

3. "To Clean Someone's Clock" (đánh bại một người nào)

Thoạt nghe "To Clean Someone's Clock" phần đông chúng ta nghĩ rằng nó có nghĩa là lau sạch một cái đồng hồ. Tuy nhiên người Mỹ dùng thành ngữ này khi họ muốn nói đánh bại một người nào.Thành ngữ này xuất xứ từ giới quân đội khi một binh sĩ muốn đánh kẻ thù vào mặt. Mặt người cũng có thể được cho là giống như mặt đồng hồ vậy. Ngày nay "To Clean Someone's Clock" được dùng nhiều nhất trong giới thể thao.

Ví dụ:

Anh Don là sinh viên đại học Harvard còn bạn anh tên Phil là sinh viên đại học Yale. Hai người cãi nhau về cuộc đấu bóng bầu dục sắp tới giữa hai trường. Anh Don nói:

"Sure, Phil, I know Yale has won 6 years in a row. But we have a great team at Harvard this year. I tell you, we are going to clean your clock Saturday afternoon! "

(Phải rồi, anh Phil, tôi biết trường Yale đã thắng 6 năm liền. Nhưng năm nay trường Harvard chúng tôi sẽ đánh bại đội bóng trường anh vào chiều thứ bảy này!)

4. "Biological Clock,"(thời kỳ phụ nữ có khả năng sinh con được)

"Biological Clock" có một từ mới là "Biological" nghĩa là thuộc về sinh học. Tuy nhiên, người Mỹ ngày nay dùng "Biological Clock" để chỉ những năm tháng trong đời sống của phụ nữ mà họ có thể có con được, như từ 15 đến 35 hay 40 tuổi chẳng hạn. Sở dĩ vấn đề này hay được bàn tới là vì ngày nay, nhiều phụ nữ Mỹ đi làm việc và hoãn có con nhưng cũng sợ rằng cứ chờ đợi mãi quá giới hạn của "Biological Clock" thì họ già nua không thể sinh con được nữa.

Ví dụ:

Một ông nói với người bạn là hai vợ chồng ông mong muốn có con đến mức nào:

"Mollie and I have been maried over 25 years and her biological clock is ticking fast. We are not getting any younger, so she will take some time off her job so we can have a baby. "

(Tôi và nhà tôi là Mollie đã lập gia đình với nhau hơn 25 năm rồi và thời kỳ có khả năng sinh nở của nhà tôi cũng sắp hết. Chúng tôi không còn trẻ nữa, cho nên nhà tôi sẽ nghỉ việc ít lâu để chúng tôi có con)

Bạn thấy những thành ngữ này rất thú vị phải không? Hãy biến những thành ngữ đó thành của mình vào trong những trường hợp cụ thể để vốn từ vựng tiếng Anh của bạn ngày càng phong phú nhé. Chúc bạn thành công.

Happy Father's Day!

Nếu như tháng 5 có một ngày lễ đặc biệt dành riêng cho các bà mẹ- Ngày của mẹ (Mother's Day) thì tháng 6 cũng có một ngày lễ quan trọng không kém dành để tôn vinh những người cha kính yêu- Ngày của cha (Father's Day).

Ngày của cha (Father's Day) được tổ chức vào ngày Chủ Nhật của thứ ba của tháng 6 hàng năm. Và trong năm 2010, Ngày của cha sẽ được kỷ niệm vào ngày 20 tháng 6. Nếu con số 44 năm nỗ lực để Ngày của mẹ được công nhận trên Thế giới đã là một con số khá ấn tượng. Thì số năm mà người ta phải đấu tranh để có một ngày vinh danh những người cha đáng kính còn dài và gian truân hơn nhiều.

Ngày hôm nay, các bạn hãy cùng Global Education đi ngược dòng lịch sử, quay lại thời điểm lần đầu tiên một người con lên tiếng kêu gọi có một ngày dành riêng cho người cha đáng kính của mình , để từ đó Ngày của cha ra đời.

Vào năm 1909, khi mọi người mừng Ngày lễ của các bà mẹ (Mother's Day), thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi nghĩ đến người cha của mình. Mẹ Sonora chết khi sinh bà- người con thứ sáu, từ đó

- Hè này học tiếng Anh ở đâu?

- Ôn thi TOEIC như thế nào để có hiệu quả?

- Liên hệ để biết thông tin khóa học

cha bà, ông William Smart phải đảm đương cả hai vai trò, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Trong mắt bà, ông là người cha vĩ đại nhất thế giới. Năm bà 27 tuổi, nhận thức được những khó khăn mà cha bà phải quên mình để đương đầu khi ông nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo sáu đứa con nhỏ dại, Sonora đã đứng ra kêu gọi có một ngày để tri ân những người cha, như cha của bà. Sonora đã đặt ra câu hỏi tại sao Ngày của các bà mẹ được công nhận mà lại không có một ngày dành để tưởng nhớ và tri ân những người cha? Trong thời điểm đó, nhiều người đã tỏ vẻ chế nhạo ý tưởng của Sonora. Có lúc việc vận động tổ chức Ngày lễ này tưởng chừng như bị rơi vào quên lãng. Cũng có lúc việc vận động này đã trở thành đề tài cho báo chí và giới giải trí văn nghệ có cơ hội châm biếm giễu cợt. Spokesman-Review, một tờ báo ở Spokane thường đăng tải những bài bình luận khôi hài về vấn đề này, cho rằng việc vận động này là những bước tiến để thiết đặt những ngày lễ khác như Ngày của ông bà nội ngoại, Ngày của các thư ký chuyên nghiệp,... hay thậm chí còn có "Ngày dọn dẹp sạch sẽ bàn giấy". Nhưng bà Sonora nhất định không bỏ cuộc. Bà tận tụy vận động cho việc vận động để Ngày của những người cha được công nhận. Những cố gắng kiên trì của bà Sonora bắt đầu đem lại thành quả khi thành phố Spokane bắt đầu tri ân những người cha vào ngày 19 tháng Sáu năm 1910 với sự ủng hộ của Hiệp hội mục vụ ở Spokane (Spokane Ministerial Association), và Hiệp hội thanh niên Cơ Đốc (YMCA - Youth Men's Christian Association). Một dự án được đưa ra Quốc Hội Mỹ năm1913. Ý tưởng cao quý về một ngày đặc biệt

cho các người cha thu nhận sự hưởng ứng ở nước Mỹ nhiều đến độ Tổng thống Woodrow Wilson cũng lên tiếng tán thưởng Ngày tri ân những người cha vào năm 1916. Và đến năm 1924, Tổng thống Calvin Coolidge cũng rất ủng hộ đề án này. Năm 1950, một ủy ban quốc gia do nhiều tổ chức kinh tế tài trợ đã được thành lập nhằm nghiên cứu việc chính thức hóa ngày lễ này. Và năm 1966, chính Tổng thống Lyndon Johnson đã chính thức công bố công nhận ngày này. Cuối cùng, năm 1972, Tổng thống Richard Nixon chính thức thiết đặt ngày này thành một ngày lễ chính thức cho cả nước Mỹ vào Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu.

Ngày của những người cha khởi đầu là ý tưởng của một đứa con gái yêu cha và muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đến với người cha đáng yêu đáng kính của mình đã ra đời như thế. Hoa hồng là loài hoa dành cho ngày lễ đặc biệt này: hoa hồng màu đỏ để tặng cho người cha còn sống, và hoa hồng màu trắng để tưởng nhớ những người cha đã qua đời.

Global Education mong rằng các bạn, những người con đang được hưởng tình yêu thương, chăm sóc từ cha mẹ, hãy biết yêu quý, tôn trọng, và trân trọng từng giây phút được ở bên cha mẹ mình. Rồi sẽ có ngày các bạn nhận ra những giây phút đó đáng giá hơn bất kỳ kho báu nào trên đời...

Cụm từ với TAKE

"Take" là một động từ khá phổ biến và nó xuất hiện rất nhiều trong các cụm động từ tiếng Anh. Hôm nay các bạn hãy cùng Global Education tìm hiểu một số cụm từ thông dụng với "take" nhé.

1. Take up = to begin or start a new hobby: bắt đầu một thói quen mới

Ví dụ 1:

He took up jogging after his doctor advised him to get some exercise.

(Anh đã bắt đầu chạy bộ sau khi bác sĩ khuyên anh ta nên tập thể dục)

Ví dụ 2:

Max decided to take up golfing.

(Max đã quyết định đi chơi golf)

2. Take out = To remove something to outside: chuyển cái gì đó ra ngoài

Ví dụ 3:

Take out the rubbish when you leave.

(Hãy đổ rác trước khi về nhé)

= to take someone on a date: hẹn hò với ai

Ví dụ 4:

Max took Mary out to a fancy restaurant.

( Max hẹn hò với Mary ở 1 nhà hàng rất đẹp)

3. Take after = To have a similar character or personality to a family member: giống ai đó về ngoại hnì hoặc tính cách trong gia đình

Ví dụ 5:

He took after his father = he was like his father

(Anh ta trông giống bố của anh ta)

Ví dụ 6:

In my family, I take after my mother. We have the same eyes and nose.

(Trong gia đình tôi, tôi giống mẹ, cả 2 mẹ con tôi đều có mắt và mũi giống nhau)

4. Take off (something) = To remove something, usually an items clothing or accessories: tháo, bỏ cái gì ra thường là quần áo hay phụ kiện

Ví dụ 7:

In Japan people take off their shoes when they enter a house.

(Ở Nhật, mọi người thường cởi giầy khi họ vào nhà)

Ví dụ 8:

I'm going to take my jacket off. It's hot in here.

(Tôi sẽ cởi áo khoác ngoài ra, ở đây nóng quá)

- Siêu khuyến mãi tháng 7

- Hè này học Tiếng Anh ở đâu?

- Liên hệ để biết thông tin khóa học

5. Take over = To gain control of: có được quyền lực

Ví dụ 9:

Someday I will take over the world.

(Một ngày nào đó tôi sẽ có quyền lực trên toàn thế giới)

Một số cụm từ với "take" thường gặp khác như:

6. Take it easy: Đơn giản hóa đi/bỏ qua đi/nghỉ ngơi.

Ví dụ 10:

Bruce decided to take it easy this weekend and put off working on the house

(Bruce quyết định nghỉ ngơi vào tuần này và hoãn lại mọi công việc của gia đình)

7. Take the lead in doing something: Đi đầu trong việc gì

Ví dụ 11:

He always takes the lead in solving problems

(Anh ý luôn đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề)

8. Take something for granted: Coi cái gì là dương nhiên.

Ví dụ 12:

We take so many things for granted in this country - like having hot water whenever we need it.

(Chúng ta coi rất nhiều thử ở đất nước này là đương lên ví như có nước nóng bất cứ khi nào chúng ta cần)Cách sử dụng "should have done"

Bạn đã bao giờ gặp câu "They shouldn't have sacked him. He was the most creative person on their team" và không thể dịch cụm từ "shouldn't have sacked" sao cho hợp lý với ngữ cảnh của cả câu chưa? Hãy cùng Global Education khám phá cách sử dụng của cụm từ này nhé.

1. "Should have" hoặc phủ định là "Should not have'' được dùng để nói về những sự việc đã hoặc có thể đã không xảy ra trong quá khứ và đựợc dịch là "đáng lẽ nên làm gì nhưng đã không làm" hoặc "đáng lẽ nên làm gì nhưng đã không làm"

Ví dụ 1:

I should have finished this work by now - Đáng lẽ bây giờ tôi đã phải hoàn thành công việc này rồi (nhưng sự thật đến giờ tôi vẫn chưa làm xong).

Ví dụ 2:

I should have studied harder for my exams - Đáng lẽ tôi phải học chăm chỉ hơn khi chuẩn bị cho các kỳ thi của tôi (nhưng sự thật là không học chăm chỉ).

- Siêu khuyến mãi tháng 7

- Luyện thi TOEIC hiệu quả

- Liên hệ để biết thông tin khóa học

Ví dụ 3:

They should have remembered that their guests don't eat pork - Họ đáng lẽ phải nhớ là khách khứa không ăn được thịt lợn (sự thật là họ đã không nhớ điều đó).

Ví dụ 4:

They shouldn't have sent the report off for printing yet. There is still time to make changes - Đáng lẽ họ không nên gửi bản báo cáo đi in, vẫn còn thời gian để thay đổi nó (nhưng sự thật thì họ đã mang bản báo cáo đi in).

Trong các câu trên, người nói có thể bày tỏ thái độ ân hận, lấy làm tiếc là đã làm hoặc không làm một việc gì đó. Và bây giờ chúng ta có thể dịch câu ví dụ ở phần mở đầu:

"They shouldn't have sacked him. He was the most creative person on their team" - Họ đáng lẽ không nên sa thải anh ấy, anh ấy là người sáng tạo nhất trong đội của họ

2. Chúng ta cũng có thể dùng "should have" để diễn tả những nhiệm vụ, nghĩa vụ đã không được hoàn thành, thực thi.

Ví dụ 5:

He should have helped his mother do the shopping - Đáng lẽ anh ý nên giúp mẹ mình đi mua sắm (nhưng mà trên thực tế là anh ta không làm thế)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: