Tường Thuật II
XIN MỜI CÁC BẠN ĐÓN XEM TƯỜNG THUẬT II
Rất gay cấn, căng thẳng và nhiều chi tiết hấp dẫn!
- "Các bác uống nước đi- ông Xã trưởng đưa tay xoa cằm – cũng có nghe huyện nói xa nói gần là Nhà nước sắp xây ở đây một cái sân gôn. Mẹ kiếp, sao xây lắm sân gôn thế hả các bố? Cứ đuổi bà con chúng tôi chạy dạt gáy đến bao giờ?"
TƯỜNG THUẬT II
Theo kế hoạch từ ở nhà nước, tôi quyết định dành ra trọn một ngày chỉ để đi thực tế về vùng đất sắp thử thách sự nghiệp của tôi. Đó là một vùng bán sơn địa, phong cảnh rất đẹp và còn khá nguyên vẹn. Phần đồng bằng, do nhận đất màu theo mưa trút xuống từ những quả đồi xung quanh nên vô cùng màu mỡ. Dễ dàng nhận ra đây là một thôn quê trù phú. Có đủ các loại sản vật nông nghiệp tìm thấy ở chợ phiên. Người dân không hề có cảm giác là mình rồi sẽ phải từ bỏ nơi này để đến sinh sống tại bất cứ nơi nào khác. Tôi hiểu rõ tình huống ấy.
Bỏ qua huyện, trước tiên, tôi cùng những người từng giúp việc cho bố tôi đến chào xã giao mấy ông cán bộ xã, cầu thân với quan bản nha. Tôi đã kịp thuộc thành ngữ: “Quan ở xa, bản quan bản gần”. Đây là thủ tục mang tính nguyên tắc mà bố tôi thiết lập, như một triết lý làm ăn. Hầu hết các quan xã đang ngồi chơi tả lả, như một thú giết thời gian không bao giờ chán. Một số còn lại, có vẻ kém hơn về vị thế thì đang ngồi nói chuyện tình dục. Chủ yếu thay nhau kể về cách gạ gẫm đàn bà cùng các chiến tích chăn gối. Những người đàn bà, có chồng cũng như sắp sửa có chồng, đều bị đem ra lột truồng trong tưởng tượng, để thảo mãn thói dâm dật mồm. Rồi cười hô hố khi ai đó đưa ra một bình luận đầy kích động. Thấy chúng tôi, họ chẳng quá vồn vã nhưng rõ ràng là không hề thờ ơ. Cuối cùng tôi cũng tiếp cận được ông Xã trưởng, là người của chính cái làng Đồng mà tôi đang muốn xua tất cả họ đi. Trong bộ trang phục khá cẩu thả, ông ta cứ như vừa trong toa- let bước ra. Nhìn hết thảy chúng tôi một lượt, trước tiên ông hất hàm ra hiệu đám nhân viên bên dưới giải tán, ai về với việc của người ấy. Tôi cảm nhận từ hành động của ông ta một uy quyền thực sự nào đó. Rồi ông ta vừa thủng thẳng về phòng của mình, vừa nhìn dãy ghế bảo chúng tôi ngồi xuống đó. Rồi không nói thêm một lời, ông Xã trưởng tự tay pha trà trong khi mắt vẫn nhìn ra ngoài. Mãi sau ông mới cất tiếng:
- Các bác về thẳng đây hay đã qua huyện?
- Chúng tôi từ phố về luôn đây. Mục đích của chúng tôi là để bàn với các bác những việc liên quan đến dự án sắp tới.
- Các bác uống nước đi- ông Xã trưởng đưa tay xoa cằm – cũng có nghe huyện nói xa nói gần là Nhà nước sắp xây ở đây một cái sân gôn. Mẹ kiếp, sao xây lắm sân gôn thế hả các bố? Cứ đuổi bà con chúng tôi chạy dạt gáy đến bao giờ?
- Cũng là có ý tốt với bà con thôi- một người trong đoàn của tôi nhanh nhảu lên tiếng.
- Ý tốt là ý gì? Ông Xã trưởng hỏi bằng thứ giọng không có ngữ điệu – Không phải là chiếm ruộng đất, xóa sổ những bờ xôi ruộng mật rồi đem trồng cỏ, đổ cát, tươi hóa chất để nó thành đất chết sau khi đuổi người dân như đuổi gà và biến họ thành cửu vạn, bới rác cả loạt đấy chứ?
Nói rồi ông ta cười váng lên, kiểu cười mỉa của người chán nghe những chuyện nhàm tai những không tiện nói thẳng.
- Không thê thảm thế đâu bác ạ- Tôi chán nản tiếp vào cuộc chuyện với tay Xã trưởng có gương mặt vẹo vọ vì mấy cái sẹo, chả biết do chiến tranh hay do đánh nhau- từ nông dân, phần lớn bà con sẽ thành nhân viên phục vụ. Chỉ thay đổi một chút trang phục là mọi chuyện sẽ khác xa. Trước kia là thóc, ngô khoai và cá, nếu có thêm chút gì đó là mấy con chim trời và dù là bao nhiêu cũng chả bõ bẻn gì, thì nay quy tuột ra tiền. Từ tiền có thể mua bất cứ thứ gì, chắc chắn là nhiều hơn mấy cái sản vật lèo tèo kia đấy.
- Hơ hơ...- ông Xã trưởng cười khô khốc – nghe mà sướng cái lỗ tai quá. Nhưng mà bao giờ thế hả ông tư bản?- tự dưng ông ta đổi giọng chế nhạo, nhìn thẳng vào tôi- Thế kỷ sau à? Hay chờ khi chúng tôi mồ yên mả đẹp? Anh thì có thể còn sống mà hưởng thụ, chứ những người tuổi tôi thì chắc chết hết rồi. Nhưng nếu được thế thì cũng đáng mừng. Chỉ có điều...nói thật nhé, chúng tôi chán nghe lời đường mật lắm rồi. Chán đến tạn óc rồi. Tiện thể nói đến sự thât, vậy chứ tôi hỏi, có ai nói thât với anh về những việc mà những ông lớn làm ở xã của chúng tôi không? Những chuyện kích thiên động địa cả đấy. Rồi thì thế nào anh cũng phải biết, nên tôi tạm gác lại ở đây. Trở về chuyện của anh, đầu tư cái dự án sân gôn này. nói cho nhanh là bao nhiêu năm chúng tôi chẳng cần sân gôn vẫn sống tốt. Mong các ngài biến đi và để chúng tôi yên. Đó là ý nguyện hòa bình của bà con chúng tôi.
- Chúng tôi có muốn làm thế cũng không được nữa rồi- tôi đã kịp học được lối của những kẻ bạo quyền, quyết định đưa ra cây gậy ngay từ đầu- Chắc bác biết thế nào là chủ trương chứ? Việc này ngay cả huyện cũng không có vai trò gì nhiều- tôi chỉ tay lên trời- ở tít trên kia bác nhé.
Nhưng tôi nếm ngay sai lầm của mình, khi ông Xã trưởng không giống như tôi hình dung. Nghe tôi nói xong, không máy may biến đổi nét mạt, ông ta hất hàm:
- Trên kia là trên nào, đừng có mà dọa chúng tôi. Trời nào đứng về phía những kẻ cướp bóc? Đế quốc thực dân còn không dọa nổi, mấy ông bà là con muỗi. Hôm trước ngay tại văn phòng Huyện trưởng, tôi đã nói rõ là chúng tôi không cần sân gôn để con em chúng tôi thành đĩ điếm hết. Đến có cũng chẳng còn nguyên là có, mà là thuốc độc, con cháu chúng tôi trước sau cũng đi ăn mày trong hình thể dị dạng. Huyện trưởng nghe vậy cũng dọa tôi như anh vừa dọa ấy. Tôi chỉ vào mấy cái sẹo này bảo với Huyện trưởng- ông ta khiến tôi nhìn vào mấy cái sẹo- Anh xem đây, mẹ kiếp, may mà hồi đó đạn nó đi chệch, chứ đi thẳng thì vỡ mẹ nó gáy bằng cái bát, óc phòi ra từ lâu rồi. Mục xương ở Trường Sơn đời tám hoánh nào rồi. Nhưng đạn nó cũng ngán, nên không chết, tức là phải sống tiếp. Mà sông đến ngần này thì chết lúc nào chả được. Nếu Huyện trưởng muốn, tôi cởi áo quan xã ngay trước mặt trả cho ong ta tức khắc, có hơn gì kiếp thằng mõ đầy mà tiếc.
- Ý bác định nói điều gì?
- Là đừng có ai nuôi ý định giết chúng tôi lần nữa, vì nó phí tiền thuê sát thủ. Bài học còn nhẵn tiền ra đấy. Các anh muốn chiếm đất chờ lên giá rồi bán lại thì cyws nói, đây chúng tôi biết hết rồi. Chúng tôi khó khăn hơn anh tưởng đấy.
- Có ai định giết các bác đâu? Đang bàn cách để các bác sông đàng hoàng hơn đấy chứ...
Thôi đủ thế này là tốt rồi, chúng tôi sẽ biết cách làm cho nó tốt hơn. Mà anh là ai mới được chứ, trông anh giống giống…
Tôi giới thiệu mình là người kế nghiệp của bố tôi, người đã từng gặp ông Xã trưởng. Ông ta có vẻ bất ngờ một chút rồi nói :
- Thế thì may cho tôi rồi, tôi đỡ phải ra gặp ông cụ nhà anh. – ông xã trưởng lục tủ lôi ra một gói nhỏ, chỉ nhìn qua tôi đã biết trong đó chứa thứ gì, vì nó là một trong những cái gói mẹ tôi vẫn cẩn thận nhét vào cặp bố tôi mỗi khi ông ra khỏi phòng. Tiện có anh về, cũng coi như ông cụ thân sinh của anh đang ở đây, tôi xin gửi lại. Chưa bao giờ tôi có số tiền này, nhưng nó lại đủ để làm biến mất mấy cái sẹp trên mặt tôi.
Tự dưng khi gặp cái boó xã trưởng có khẩu khí triết lí này, tôi đâm ra lo lắng cho công việc sắp tới. Cái gì mà mua được bằng tiền thì có nghĩa là còn rất rẻ - có lần bố tôi nói như vậy. Còn tôi thì thuộc câu ngạn ngữ Anh : cái gì mà không mua được bằng tiền thì có thể mua bằng rất nhiều tiền. Tôi lôi trong cặp ra mấy cục như vậy, giọng cố làm ra thân mật bảo với ông Xã trưởng:
- Bố tôi chẳng may lâm bệnh mất rồi, - tôi thấy ông ta chớp chớp mắt, trước khi mất, ông ấy muốn chuyển đến bác mấy gói này. Lời dặn của người sắp chết thì không thể làm sai. Tôi chỉ là người chuyển hộ, mong bác giúp toi hoàn thành tâm nguyện của người quá cố.
- Tôi chia buồn với anh nhé, đột ngột quá – Ông xã trưởng cảm thấy có chút ân hận – Hồi ông ấy mới về đây còn hồng hào đỏ đắn lắm cơ mà, sao vội mà ngã bệnh ra đi nhanh như vậy.
Ông Xã trưởng cúi xuống trong khi nói. Rồi ông ấy ngẩng phắt lên nhìn tôi:
Ý nguyện của bố anh chắc không phải chỉ là chuyển giúp mấy cái gói này. Nhưng tôi nói rồi, bao nhiêu với tôi vẫn là quá ít so với những gì mà chúng tôi mất đi – ông ta dịu giọng xuống – đừng làm thế anh thanh niên đẹp trai và trông rõ là nhân từ ạ. Tôi biết cụ thân sinh ra anh là người tốt, đàng hoàng. Tôi trông anh cũng rất có cảm tình. Nhưng đừng bắt con cái chúng tôi thành lũ mèo hoang để bọn săn người bắn tỉa. Tôi biết có những kẻ cả đời chỉ làm mỗi một việc là vác chim đi phá trinh gái nhà lành, cộng lại để khoe chiến tích; tôi biết có những kẻchỉ đến để phun ra một đống giang mai,sida và trăm thứ nhơ nhớp khác. Rồi chúng nó sẽ bu về đây khiến tôi phải rào làng kháng chiến thì rất không hay. Anh cầm lại giúp. Cả những gói này nữa,anh củng mang đi giúp cho.
- Bác vẩn chưa chịu hiểu bản chất của sự việc. Này nhé,dù có xây sân gôn,hay xây cái gì khác,củng đều nhằm vào lợi ích của các bác đấy chứ. Cái hồ nước tự nhiên kia,mỗi năm cho các bác bao nhiêu tấn cá? Đồng ruộng manh mún kia mõi năm cho các bác bao nhiêu tấn lúa? Mấy trăm con gà con vịt liệu có để các bác đổi đời? để con cái các bác được học ở những trường tốt nhất? hay cứ khiến họ oán hận các bậc phụ huynh thiếu thức thời. tôi đã vào vài gia đình trước khi đến đây,gần như phần trăm vườn tược bỏ hoang,chuồng trại trống không,chỉ đày cứt chó và cây dại,chả có gì thu hoạch.
Tôi dừng lại để thăm dò phản ứng của ông Xã trưởng trước khi nói tiếp bằng thứ giọng mẹ mìn:
- Nhưng nếu sau đây thành sân gôn,ngoài số công ăn việc làm cho thu nhập cao gấp vài lần làm ruộng mà lại ăn trắng mặc trươn,ngoài hệ thống đường sá nâng cấp,ngoài hàng chục lợi ích đi kèm khác mà ngay cả bác và tôi giờ đây củng không ngờ tới, sẽ có cả chục nhu cầu dịch vụ:nào là ăn uống,đi lại,nhà nghỉ, mátxa,nhặt bóng gôn,bán hàng lưu niệm… Các bác cứ tha hồ móc túi bọn lắm tiền rững mỡ mà không mảy may sợ lương tâm cắn rứt. Bọn họ là tư bản thì cũng là người,chứ có phải cọp đâu mà sợ. Cứ móc thả sức đi. Nhưng lợi ích không chỉ có thế. Lợi ích lớn nhất chưa chăc đã phải là tiền..
- Ô hô,anh làm tôi sắp phát khóc rồi đây này – ông Xã trưởng công khai nhạo báng và điều đó khiến tôi bắt đầu muốn thể hiện quyền lực – Nếu anh kể thêm những thứ sau, tôi sẽ thể tất phần nào. Đó là vài ngàn người sẽ bị nhốt vào mọt khu,như người ta nhốt khỉ , muốn làm gì để có miếng đút vào miệng củng mặc cha chúng mày. Ai bảo chúng mày sinh ra là nông dân! Ai bảo chúng mày tin vào những lời đường mật! Đó là mấy trăm héc ta đất,nước sẽ nhiễm độc,chẳng còn cây con gì sống được. ngoài vài chục đứa may mán đi xách túi,kéo xe,che lọng,lau chân,mân chim,làm đĩ đực…- xin lỗi được nói thật rõ-cho các ông các bà lắm tiền rững mỡ tha hồ sai bảo để mỗi ngày có vài trăm ngàn,còn lại đi hặt rác ,bán trôn nuôi miệng, làm tướng cướp,nghiện hút…. Ấy,chưa hết đâu. Nói anh thông cảm,sẽ chả có cái cứt gì như anh vừa vẽ ra đâu. Kết cục là chúng tôi sẽ chết dần chết mòn trong bệnh tật, khi các anh đã vắt vắt kiệt mọi thứ. Tôi vừa nói chưa hết những tai họa,là tôi muốn nhắc đến cái thực tế đau lòng: cả một vùng sinh thái trên trời thì chim bay,dưới nước thì cá lội,mọi người sống với nhau hiền hậu…bỗng thành một vùng đất chết. Chết tiệt chết tộc. Người nhìn người như thú rừng. Đất của chúng tôi,từ ngàn đời,nhưng chúng tôi đặt chân vào phải cúi xuống van lạy xin xỏ,phải lau chân cho thật hết mùi bùn. Các anh ban cho gì thì được nấy. Tôi còn chưa nói đến những hậu quả khác,vì thế là quá đủ. Giờ tôi hỏi anh,anh bảo tiền chưa chắc là lợi ích lớn nhất,vậy anh cố sống cố chết thuyết phục chúng tôi nhường mặt bằng cho các aanh làm sân gôn,là vì cái gì? Chắc chắn không phải là đạo đức rồi,xin lỗi vì đã nói toẹt ra như vậy.
- Thôi được,tôi hy vọng bác sẽ nghe thấy ý tốt của chúng tôi. Giờ nói mãi củng vô ích. Mọi việc còn phải bàn bạc chán chứ đã làm uỵch một cái đâu. Mới chỉ là việc chủ trương,chẳng qua chúng tôi muốn lo xa cho các vị. Bác cứ cầm lấy cái gói kia đi,lần sau gửi lại chúng tôi vẩn chưa muộn mà.
- Thế anh chưa biết rằng,chúng ta chỉ là bạn lần này nữa là hết hay sao. Từ lần sau,các anh sẽ là kẻ thù của chúng tôi nếu cứ còn đến đây lải nhải về cái sân gôn chết tiệt của các anh. Tôi không nói đùa đâu. Trong cả mớ quan lớn quan bé mất dạy,chỉ biết vơ vét để ăn cho no ễnh ra,củng phải còn có thằng không thèm tiền để mất dạy nốt như tôi. Không tin anh cứ thử mà xem.
Từ chổ tay Xã trưởng ra,tôi sống trong một tâm trạng rất rối rắm. Tôi muốn tìm hiểu cặn kẻ ông ta là ai mà ghê gớm như vậy. Trong trường hợp quyết triển khai dự án,ông ta là một vật cản đáng kể. Mặt khác,những lời tay Xã trưởng nói một cách rành mặt,thẳng tưng như tên bắn nhưng rõ ràng là đầy cảm xúc,đầy nỗi niềm,không hoàn toàn có thể bỏ ngoài tai. Tôi đã kịp đi một vòng để xác nhận hai điều: bố tôi thực sự là một nhà đầu tư có tầm nhìn và ông cực kỳ sành sỏi khi lựa chọn cách tiếp cận đúng thời điểm. Tại sao ông lại nhìn thấy một cái sân gôn hiện đại,đầy tính thời thượng vào lúc chưa một ai thậm chí để ý cái vùng đất gồ ghề,bị bỏ quên từ cả ngàn năm này. Chỉ lùi lại vài chục năm trước,khi chưa có cuộc chuyển đổi lịch sử,ngay cả bảo dân phố mau đất ở đây cho chó của họ ỉa,họ củng không màng. Vậy mà nó đang là miếng mồi béo bở của cả một bầy cá mập không vây giỏi săn tiền bằng mọi giá. Sân gôn nằm ở đây không chỉ đắc mịa,mà còn phong cảnh hữu tình cực kỳ lãng mạn. Bố đã đón bắt rất chính xác xu thê kinh doanh và nhu cầu xã hội khi đưa ra một quyết định rõ ràng là mạo hiểm.
Trước đây,vài lần theo bố về tận thực địa,tôi quan sát thấy toàn bộ cái hình ảnh sân gôn và triển vọng của nó thu hút mọi ý nghĩ của ông. Có lẽ vì thế mà ông không đếm xỉa gì đến những điều mà tay Xã trưởng vừa nói. Ở bất cứ dự án nào củng gặp những anh hùng kiểu nông dân như vậy. Vấn đề là không là không có công thức chung khi xử lý. Vì thế,kinh nghiệm của dự án này,chỉ có thể tham khảo cho dự án kia mà thôi. Tôi bổng thấy thèm được một phần bản lĩnh của bố. trong những trường hợp tương tự ,không mấy khi ông tỏ ra bức xúc,nôn nóng. Ông hành động như đang thực thi một bổn phận nào đó. Vì thế, cái cuộc sống của hàng ngàn người sau khi có sân gôn,chưa bao giờ ám ảnh bố tôi. Đơn giản ông coi việc đó là của người khác. Ông chỉ có nhiệm vụ góp vào sự tăng trưởng chung. Ai thiệt,ai lợi hoặc cách nào để chia đều lợi ích không phải là việc của ông.
Tôi sẽ phải trình bày toàn bô thực tế khó khăn của việc triển khai dự án trong cuộc họp với các đối tác vào tuần sau. Nhưng trước hết tôi cần phải tìm kiếm một khoảng yên tĩnh để suy xét những điều ông Xã trưởng nói như bắn ra trong miệng. Lúc ấy, tôi chưa hình dung được tầm cỡ của những điều ông ta nói. Bởi vì vật cản lớn nhất lại đến từ một hướng khác.
Xin mời đón xem Tường Thuật III
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro