Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tường Thuật I

MỜI CÁC BẠN CÙNG GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC TƯỜNG THUẬT I - MỐI CHÚA.
(Mở đầu chuyện tác giả đã miêu tả khá chi tiết hoàn cảnh hiện tại của bản thân - kèm với đó là những sự thật rất 'thực tế' của xã hội hiện thực).

                            TƯỜNG THUẬT I
 
Vào giây phút bố tôi sắp hấp hối,may mắn là tôi được ở bên ông (trong Mối Chúa,tác giả để con trai ông là Việt- đang đàm phán với một đối tác nước ngoài ở Châu Âu, nghe điện thoại báo tin bố mất và tái mặt khiến người giúp việc khách sạn, nơi đang diển ra đàm phán phải rót cho 1 cốc nước cùng thuốc trợ tim). Tôi cảm nhận rất rõ có một sự giằng xé nào đó bám chặt lấy tôi, ngay cả khi ông đến sát ranh giới của một thế hệ khác. Tôi không biết có thế giới nào nữa, ngoài thế giới này, như người ta vẩn mo tả về nó theo cách của mình. Nhưng nếu thế giới ấy có thật, thì giờ này bố tôi vẩn còn suy tư về những gì mà ông mang theo từ trần gian...
Tôi luôn có cảm giác mình gần đoán được ý nghĩ của bố,và chỉ thế thôi. Có lúc, khi bố cứ đưa mắt nhìn về ảnh ông bà nội tôi treo ở giữa phòng khách, tôi đã định liều mạng hỏi xem bố muốn căn dặn tôi điều gì. Nhưng hy vọng về một sự thần diệu nào đó kéo bố tôi trở về cõi trần gian ở phút chót, đã ngăn tôi làm điều đó.Vì thế, với tôi, bí mật lớn nhất chính là ánh mắt của bố. Nhất định là nó chứa điều gì đó rất quan hệ với chúng tôi, gồm mẹ, tôi và em gái tôi.
Nhưng, như đã nói, bố tôi đem theo mọi bí mật xuống mồ.
Đám tang của ông ấy xứng đáng là một sự kiện xã hội, xét ở mức độ quan tâm của dư luận. Toàn bộ các nhà mặt đường có sạp hàng đều tự nguyện đóng cửa khi xe tang người quá cố đi qua. Lúc còn sống, bố tôi luôn hào phóng với họ trong những dịp lễ, tết, hoặc khi phải đóng góp vào một quỹ nào đó. Hàng ngàn người đưa tiển bố, kéo dài cả cây số, như một sự báo đáp lại tấm lòng của ông. Báo chí thì đồng loạt đưa tin bằng những dòng tít bắt mắt, như thể bố tôi là một nhân vật của công chúng. Đến vĩnh biệt bố và chia buồn cùng với chúng tôi, hầu như đều có các nhân vật tầm cỡ trong giới đại gia và có một vài chính khách. Nhiều người vốn là đối tác,bạn làm ăn của bố. Nhiều người chắc chắn là đối thủ. Những người này vốn đến tiễn biệt một người từ này không còn cơ hội cản dường họ, hoặc dùng mưu mẹo hất họ ra khỏi những thương vụ béo bở.Trong khi đó cũng không ít người, cho đến khi bố tôi mất vẩn là thủ túc thân tín của ông. Nhìn mặt họ có thể đoán ra. Phần lớn đều như nhìn thấy cánh của đang đóng sập trước mặt, với xung quanh là những con linh cẩu đang đói máu. Vì thế, họ biểu lộ cả sự thương xót lẩn tức giận. Có lẽ vì bố tôi đã bội ước với họ khi từng thề bồi-chuyện này thì tôi chứng kiến-sẽ cùng sống và cùng chết!
Nhưng tôi biết, điều thiên hạ tò mò nhất là sau khi bố tôi mất, cái đế chế do Mr.Nam-vâng, tên bố tôi là Nam, được viết tắt là N trong tiểu thuyết Mối Chúa-dựng nên sẽ tiếp tục tồn tại như thế nào và cái khối tài sản khổng lồ ông để lại thừa kế ra sao?
Báo chí đang rất đói tin.Tôi sẽ phải nhớ điều đó.
Khi không còn bố ở trên đời, đối mặt với di sản kinh hoàng ông để lại-đó hoàn toàn là cảm giác thực sự của tôi-tôi mới thấy bố tôi cao lớn về tầm vóc.Tôi sống trong cảm giác trọn vẹn của đứa trẻ côi cút! bấy giờ tôi mới tự hỏi: bố điều hành thế nào khiến cái guồng máy cực kì phức tạp có thể chạy trơn tru để ngày ngày nhả ra tiền bạc? Rất nhiều tiền bạc, vô kể.
Nhiều lúc có vẻ chính bố cũng ngạc nhiên về điều đó. Những ai không sống cùng thời với  chúng tôi, những người kiếm tiền theo cách bòn mót từng đồng, tích cóp ngày nay sang ngày khác để có một khoản nhỏ, sẽ không bao giờ hình dung nổi cách mà bố tôi lấy tiền của thiên hạ dễ dàng như thế nào. Có ai mà không ao ước địa vị như của bố? Tôi biết điều đó khi nhìn vào mắt của những người quen bố, từ vẻ mặt cha mẹ lũ bạn tôi và cả những nổi hằn học mà đối thủ của bố tôi không cần che giấu.
Vậy mà, sau khi bố tôi qua đời, bỗng tôi nhớ lại có một hôm bố tôi rủ tôi đi chơi trong một khu rừng, vốn là nơi bố tôi dự định sẽ đầu tư xây một khu nghỉ dưỡng năm sao. Khi ông đã nói ra mồm điều gì, thì điều đó chỉ còn thời gian để hiện hình. Nhưng hôm ấy ông không tính toán công việc như thói quen, mà dành cả tâm trí để tận hưởng không gian của khu rừng. Bố nhìn theo một đàn chim bay trên trời về nơi xa xôi nào đó và thở dài. Sau  đó tôi nghe bố tôi lẩm bẩm: Rồi cuối cùng củng gặp nhau nơi xa xôi ấy..
Cứ như ông vừa đọc một câu thơ mang phong vị siêu thực.
Tôi tò mò hỏi bố tôi đang định nói về điều gì, nơi ấy trong ý nghĩ của bố tôi là nơi nào, thì thay vì trả lời, bố hỏi:
-Con có dự định gì cho tương lai chưa?
Thấy tôi có vẻ khó nói,bố xua tay:
- Không cần phải trả lời bố ngay, bố muốn con suy nghĩ cẩn thận và nghiêm túc con đường mà con bước vào.
Tôi mạnh dạn hỏi:
-Thế con đường mà bố đang đi,có khiến bố hài lòng không?
Bố cầm một viên đá mỏng thia lia trên mặt hồ, điểm nhấn cho khu resort trong tương lai, reo lên như trẻ con khi thấy viên đá cứ nhảy trên mặt nước rất lâu trước khi chìm xuống đáy. Bố hào hứng nói với tôi:
-Hồi bé tụi ta chả có gì ngoài những trò tự tạ. Nghèo lắm con trai ạ. Nghèo đến nổi quần áo chẳng che hết thân chứ nói gì đến đồ chơi. Ném thia lia là một trò chơi không mất tiền mua, lại có thể rèn luyên được thể lực, luyên mắt và khả năng khéo léo. Chỉ cần có hai đưá trở lên là có thể chơi cả ngày không chán.
Bố giảng dạy mọt hồi rồi trở lại chủ đề mà chúng tôi đang trao đổi.
-Bố sẽ kể cho con nghe một chuyện, rồi con sẽ nghĩ cho bản thân mình. Mà thôi, để lúc khác. Hôm nay bố và con đi chơi cho thật thỏa thích. Lâu lắm rồi bố mới được sống cho mình.
Bố tôi không bao giờ làm việc gì mà lại thiếu chú ý.Vì thế, tôi đoán rằng, ông định nói với tôi-đứa con trai đầu lòng mà ông đặt nhiều hy vọng-điều gì đó hệ trọng. Nhưng rồi có thể ông cân nhắc lại và quyết định không nói. Năm đó tôi vừa hết chương trình đại học, tại một trong những trường danh tiếng của nước Anh và về nghỉ hè.Trong đầu tôi chưa hề có ý nghĩ ngiêm túc nào về con đường mà mình sẽ bước vào trong tương lai. Kể cả chuyện đàn bà. Nhưng tôi là đứa thích khám phá. Trước vấn đề gì đó, tôi thường lưu tâm rất lâu, tìm hiểu và tự thỏa mản mình bằng một kiến giải nào đó. Chẳng hạn từ nhiều năm trước, lúc ấy tôi còn bé, có những sự cố đã khiến tôi phải quan tâm tìm hiểu. Khi nào đó báo chí nhắc nhiều đến những dự án mà bố tôi chuẩn bị đầu tư, bằng thứ giọng rất khó đoán là họ ca ngợi hay nhắc nhở tính mạo hiểm. Có lần vừa bước vào nhà khi đêm đã khuya, với vẻ mặt vô cùng mệt mỏi và chán nản, bố tôi đứng yên để mẹ đỡ áo khoác ngoài, rồi nghã phịch xuống chiếc ghế bọc da bò tót do một đối tác tặng bố, nói là thửa từ xứ Catalan bên Tây ban Nha. Hằng ngày bố rất thích dùng tay miết nhẹ lên mặt ghế, như người lái bò lọc lõi vẫn thường miết lên mông con bò mỗi khi định lượng nó đáng chừng nào tiền. Nhưng hôm ấy, bố có vẻ rất khó chịu với cái mặt ghế quá căng cứng. Ông thể hiện điều đó bằng cách cứ nhấc mông di chuyển từ đầu này sang điều kia, y như có vật gì đó cộm lên dưới lớp da. Uống một hơi hết cốc nước mẹ bưng đến, bố thở trút ra cùng với một lời than thở mà tôi rất ít nghe từ bố:
-Muốn bỏ hết,mệt kinh khủng!
Mẹ rất biết phải làm gì khi đó: im lặng ngồi xuống bên bố. Chỉ sự im lặng của mẹ mới là liều thuốc tốt nhất làm bố hạ hỏa cơn bực tức. Mẹ có cặp mắt thấu hiểu mọi chuyện trên đời nhất là những chuyện liên quan đến bố. Bố vẫn nói bố biết ơn mẹ vì nhiều việc,t rong đó có việc sinh hạ cho bố hai đứa con mà bố ưng ý và im lặng mỗi khi bố gặp chuyện khó chịu gì đó. Ở vị thế của bố trong một xã hội đang quay cuồng về tiền bạc, không bao giờ thiếu những bóng hồng bao quanh. Mẹ biết điều đó. Mẹ biết rằng ngoài mẹ ra, bố ngủ với khá nhiều người phụ nữ xinh đẹp tại những khu du lịch sang trọng, cả trong lẫn ngoài nước, nơi mà bố qua đêm. Mẹ biết một vài người trong số đó. Họ là diển viên, ca sĩ, người mẫu, nhà báo, thậm chí như tôi biết-cả một cô hoa hậu nữa.
Với đàn bà, bố nổi tiếng là hào phóng.
Vì thế, tôi không bao giừ hình dung ra, mỗi khi nằm gối đầu vào tay bố, mẹ nghĩ gì, bố nghĩ gì và họ thường nói với nhau chuyện gì khi mà những tin đồn về bố ngày nào cũng đến tai mẹ. Nhưng tôi chắc một điều, dù bố có ngủ với cả một ngàn phụ nữ, thì người mà bố yêu nhất vẫn là mẹ.
Hôm ấy, sau khi im lặng ngồi bên bố, mẹ lặng lẽ chuẩn bị quần áo, bật sẵn nước nóng để bố tắm rửa. Sau đó mẹ trải giường và đi nằm trước. Có thể, như mọi khi mẹ biết là hôm nay bố rất cần mẹ để giải tỏa nỗi phiền muộn. Không ai làm được điều đó ngoài mẹ.
Nhưng tôi đã đoán nhầm. Tối hôm đó mẹ đã ngủ riêng. Sáng hôm sau, mẹ dậy rất sớm, chuẩn bị quần áo tươm tất cho bố, nhét vào túi mấy mẫu sâm dẻo, một viên thuốc bổ giành cho những người kém ăn mà lại luôn phải làm việc quá bữa, một thếp giấy ăn, loại cực mềm vẫn dùng tại những khách sạn hạng sang. Lần đầu tiên tôi tò mò muốn biết tất cả những việc kỳ lạ đó giúp bố làm chuyện gì. Có vẻ như bố đang chuẩn bị trải qua một cuộc sát hạch cam go nào đó.
Từ trong phòng thờ, mùi hương trầm nghi ngút tỏa ra cùng với những lời thì thầm của bố trong bộ lễ phục khá đắt tiền. Cả chuyện đó nữa cũng luôn nằm ngoài khả năng phán đoán của tôi. Trên bàn thờ, ngoài những người chắc chắn là các cụ tổ của tôi (sau này tôi được biết hóa ra họ chẳng liên quan gì với tôi về máu mủ), có cả tượng của một yếu nhân. Mỗi khi quỳ xuống thành kính ngước lên,  bố cầu xin điều gì và bố có tin vào những lời cầu xin ấy được nghe thấy ở tận nơi xa xôi nào đó của cõi bên kia? Tôi không thể biết. Không bao giờ biết. Nhưng lần nào từ trong phòng thờ bước ra, mặt bố cũng như vừa được giải thoát khỏi mọi gánh nặng ngàn cân.
Hôm đó cũng thế. Bố bước ra và hỏi mẹ vài câu. Bố cảm thấy rất hài lòng với hành trang mà mẹ chuẩn bị. Bấy giờ bố mới nhấc lên một chiếc cặp căng phồng đặt sẵn dưới chân ghế. Bố tần ngần giây lát, bật khóa, nhìn vào trong cặp cũng giây lát rồi đóng ngay lại. Suy nghĩ một lát, bố lại mở ra. Lần này bố dốc tuột xuống chiều cả một phong bì. Chúng có độ dày không đồng đều. Bố phân loại ra thành mấy thếp riêng, ngồi nhẩm tính gì đó. Rồi bố bảo mẹ làm thêm cho bố năm cái nữa. Không, mười cái – bố lẩm bẩm: “Mẹ cái lũ chó, sao mà chúng thính mũi đến thế, chỉ thoáng cái là ngửi thấy mùi tiền”. Mẹ không chen ngang bằng những câu hỏi, như là mẹ biết hết mọi chuyện. Mẹ chăm chú với việc bố yêu cầu. Mẹ hầu như đã quá thành thạo với công việc ấy, chỉ một loáng đã thấy bà cầm một thếp tiền Mỹ, chia đều nhau bằng các kẽ ngón tay. Rồi mẹ nhét từng phần ấy vào phong bì, gập mép lại, đưa lên miệng nhấm nước bọt dọc theo mép giấy trước khi dính kín chúng. Mẹ làm điều đó khéo như một nghệ nhân chuyên dán quạt lụa, chỉ cần sơ ý là chiếc quạt thành phế phẩm. Trong khi mẹ lặng lẽ xếp những chiếc phong bì thành tập riêng, thì bố vẫn tiếp tục nhẩm tính, dùng cả ngón tay để cộng trừ gì đó. Bố làm như thế ngay cả khi mẹ đã xong việc và đứng chờ. Chỉ cần cái ngoắc tay của bố là mẹ hiểu cần phải làm gì.
Nhưng đấy mới chỉ là màn dạo đầu. Bố ngồi uống tách cà phê sữa, ăn qua loa mấy thứ mẹ nấu mà tôi biết có một bát chè tổ yến để tăng lực, rồi mới vào phòng mang ra một gói vuông vức, bọc giấy hồng có thắt nơ, nhét sâu và túi áo khoác. Lại cái gì nữa đây? Tại sao đã có cả thếp dày phong bì tiền, lại còn thêm cái gói vuông vức ấy mà tôi biết rõ nó là thứ gì? Tôi đành áp mặt xuống gối và để cho ý nghĩ bay vu vơ ra phía ngoài cửa sổ, nơi những ngôi sao cuối cùng chuẩn bị tắt nốt trước khi bình minh lên.
Có tiếng bánh xe lăn lạo xạo ngoài đường, chính xác đến từng tích tắc. Mẹ chỉnh lại cổ áo cho bố lần nữa, trước khi nói nhỏ: “May mắn nhé!” Bố cũng đáp nhỏ: “Hy vọng thế”.
Cánh cửa xe sập nhẹ, rất nhẹ, không phải cái cách bố vẫn đóng cửa mỗi khi lên xe. Chiếc xe xa dần. Tôi nhổm nhanh dậy. Qua cửa sổ, tôi chỉ thấy hai cái đèn hậu mà đỏ và chúng cũng mất hút ngay sau lối rẽ. Trời còn mờ tối và lạnh. Chả hiểu có việc gì mà bố phải đi sớm đến vậy.
Vấn đề là bố đi đâu, ở đó bố làm gì? Câu hỏi ấy luôn đi kèm với vẻ mặt im lặng đầy hồi hộp của mẹ, một chút chua chát bị ném xuống của bố và nhất là nó lại gắn với những cái phong bì đầy bí ẩn? Tại sao bố phải chuẩn bị những cái phong bì ấy? Rồi cái gói vuông vức bọc giấy hồng có buộc nơ nữa?
Buổi tối trở về, giống những hôm trước, bố lại buông phịch tấm thân đồ sộ xuống mặt ghế, chiếc cặp da lép kẹp nhưng cái gói vuông vức thì vẫn còn nguyên. Mẹ lại làm công việc của mọi khi vào sáng sớm hôm sau. Tôi lại nằm trong màn ngó ra, bí mật theo dõi. (Không phải hôm nào tôi cũng dậy vào giờ ấy, nhiều hôm ngủ quên luôn). Có lúc hình như bố muốn bỏ cuộc. Bằng chứng là ông ấy ôm lấy vai mẹ, hỏi:
- Mình có cần phải khổ mãi thế này không? Cái gì chúng ta cũng có, có rất nhiều mà sao chưa khi nào anh thấy hạnh phúc. Liệu anh có làm khổ lây cả em không?
Đáp lại, mẹ nép vào ngực bố, tay vỗ vỗ vào phần vai phía trên:
- Hôm nay sẽ may mắn. Anh có sống cho mình anh đâu.
Bố buông mẹ ra, nói khẽ:
- Cám ơn mình!
Có lần, đã đi đến ra cửa, bố bỗng quay vào ôm ghì lấy mẹ, hôn như dính vào môi mẹ, toàn thân rung lên như sắp nổ tung.
- Chúng mình đi đâu đi em. Đến một nơi thật xa, thật yên tĩnh. Chỉ có hai chúng ra và các con. Bỏ lại hết. Anh sẽ tuyên bố nghỉ để đi chữa bệnh. Ai muốn nhận cái gánh của nợ này anh cũng mặc. Đi châu Âu, đi Nhật Bản, đi châu Phi sống hoang dã…cứ đi hẳn khỏi nơi này, rồi đến đâu tính đến đó, em chọn đi và em quyết đị.
Bố nói như sợ không  còn cơ hội để nói. Mẹ chỉ khẽ lắc đầu, nước mắt chạy quanh cặp mắt từng hút hồn cánh đàn ông – như lời bố nói – của mẹ.
- Em lấy anh khi anh không một cắc trong túi, có trời làm chứng. Đấy là thời gian em hạnh phúc nhất. Anh có thể nhìn vào mặt hai đứa con để kiểm chứng điều đó. Chúng đều giống anh như đúc, đều thông minh và có thiên lượng. Giờ anh là người giàu có và cho mẹ con em thành những người giàu có. Vậy mà có vẻ em chưa thấy đủ, cứ hùa với thiên hạ đẩy chồng vào cuộc tranh giành? Nếu ai nghĩ thế thì em kệ. Nhưng nếu anh có lúc nào nghĩ thế thì coi như em đã chết rồi…
Mẹ khóc thút thít. Bố phải nói những lời hối lỗi, ôm chặt lấy mẹ, nơi vẫn còn đẫm những giọt nước mắt. Rồi bố nhặt cái cặp căng phồng lên, xốc lại cổ áo, nét mặt có phần hăm hở trở lại. Chỉ đến khi bố lên xe, và tiếng xe lăn lạo xạo trong màn sương sớm tĩnh lặng, mẹ mới ngồi xuống và khóc rung cả hai bờ vai.
Nhiều buổi sáng như vậy trôi qua, cuộc đời non nớt của tôi và nó thường đi kèm với câu hỏi: Điều gì đang xảy ra với bố mẹ thế nhỉ?
Bố mất, không để lại di chúc – ít ra là như những tôi biết chính thức – nhưng tôi đương nhiên là người kế vị cái chức chủ tịch công ty của bố, dựa theo số cổ phiếu mà bố và mẹ tôi nắm giữ, trong đó phần lớn đã kịp chuyển sang tên tôi. Tôi đã đủ lớn, đủ trưởng thành để gánh cái gánh nặng đó. Nhờ bố để tâm huấn luyện ngay từ khi còn đang là sinh viên, tôi không cảm thấy lo sợ khi ngồi vào chiếc ghế bố vẫn ngồi. Nhưng tôi biết rõ đó là công việc không giành cho mình, vì nó luôn quá sức chịu đựng của tôi. Học hành trong một môi trường mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch, nay tôi phải quen dần với những việc bản thân mình rất ghét. Ngồi vào ghế của bố tôi mới biết ông chẳng nhiều quyền như mọi người vẫn tưởng. Điều hành công ty thực sự là những gương mặt ẩn mình trong bóng tối. Ngay cả tôi cũng không biết rõ họ gồm những ai. Xung quanh tôi lại có rất nhiều người chỉ lăm le chiếm đoạt tài sản của người khác. Nhiều kẻ muốn một đêm xé nát những gì chúng tôi đang sở hữu. Tôi biết rõ điều đ, không phải cần qua mẹ nó. Họ là những chiến hữu của bố tôi nhưng như những gì tôi biết và phỏng đoán thì họ cũng là những người khiến ông phải xuống mồ sớm. Chính ý nghĩ này đã giúp tôi can đảm hẳn lên. Bao nhiêu công sức bố gầy dựng, bằng mồ hôi và có thể cả máu, không thể để rơi vào tay kẻ khác một cách dễ dàng.
Tôi quyết định nhập cuộc trong sự khó chịu của một vài người. Một số khác thì coi việc tôi kế vị cũng giống như lấp vào cái khoảng trống mà ít gây xáo trộn nhất. Nghĩa là với họ, tôi chỉ có danh mà không có thực. Nhưng tôi đã thề là không cho phép bất cứ ai công khai bắt nạt hay dắt mũi mà không phải trả giá. Dòng máu của bố tiếp tục tuôn chảy trong những mao mạch li ti của tôi. Tôi khiến cho mọi người bất ngờ khi nhanh chóng thông thạo công việc, thứ mà trước đây vài tháng tôi hoàn toàn là người ngoài cuộc. Việc đầu tiên là tôi rà soát cả núi giấy tờ bố mình để lại và cứ dần dần hình dung ra những việc ông làm, mà giờ đây đến lượt tôi sẽ phải tiếp tục. Tôi biết rõ là mình chỉ tồn tại khi sống với thế giới bố từng sống. Cũng qua quá trình  rà soát đám hồ sơ, tôi biết thêm nhiều chuyện khuất tất liên quan đến tiền bạc, gắn với hàng chục vụ chạy chọt và với khá nhiều cái tên cụ thể. Trong công ty họ vẫn mặc nhiên được coi là các bố già, những papa, đám trưởng lão… Nhiều người trong đó có vốn thực tế bằng quyền lực hay vị thế của gia đình. Tôi biết chuyện này qua sách vở, như là một phần của lịch sử công ty, nhất là ở những quốc gia đang phát triển. Nhưng thực tế diễn ra lắt léo hơn nhiều. Đó thực sự là những con kền kền trọc đầu không có khả năng thương xót con mồi, kể cả khi nó đã bị phanh thây. Xác đã bốc mùi. Và tôi được nhắc nhở là phải tránh xa họ, như tránh xa cái thế giới vô hình không thể đọng tới mọi việc thuộc trách nhiệm của mình thì cứ làm nhưng đều do họ đưa ra quyết định cuối cùng trong hậu trường.
Mãi rồi thì tôi cũng hiểu ra rằng, đó đã và đang là một phần của lịch sử.
Ngay sau khi kế vị chức chủ tịch của bố, tôi đã được các thành viên trụ cột, những papa trong hội đồng các trưởng lão, những con sói già, lưu ý về một dự án sân gôn mà công ty đang theo đuổi, vì tiền bạc và cả vì danh dá, hiện ở giai đoạn hoàn tất thủ tục để triển khai. Nói cụ thể thì thế này: Sân gôn đó là một hạng mục nằm trong quy hoạch thuộc về một thành phố du lịch trong tương lai. Chủ trương đã được phê duyệt. Giấy phép đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp nào đủ khả năng về tài chính, với phương án thiết kế, giải pháp công nghệ, kế hoạch kinh doanh, khả năng bảo vệ môi trường tốt nhất. Điều đó có nghĩa sẽ có nhiều đối tác cùng cạnh tranh. Tuy nhiên đó chỉ là về mặt lý thuyết. Trên thực tế, thì công ty của bố nắm chắc phần thắng nhờ sự khôn ngoan của những người nhìn xa trông rộng, với triết lý đồng tiên đi trước là đồng tiền khôn. Chúng tôi tham gia ngay từ khâu quy hoạch, tư vấn chính sách di dời, định giá đền bù, dự báo những rủi ro về an sinh…và phương án hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Nhưng rồi thì tôi cũng biết, những hoạt động mang tính công khai bề nổi ấy chả quyết định được bất cứ điều gì. Vì thế, tiện thể, mọi người, đặc biệt nhắc tô là cái dự án ấy công ty đã đổ ra cả núi tiền, liên quan đến nhiều người, quyết định đến sự tồn tại tiếp theo cũng như vị thế không thể cạnh tranh của đế chế mang tên Mr. Nam.
Toàn bộ câu chuyện sẽ còn làm mệt óc quý vị, bắt đầu từ cái dự án này.
Bố tôi có tiếng là người giỏi đón đầu các thời cơ, nhìn ra những lợi ích tiềm tàng khi chưa ai nghĩ  đến. Ông có trong tay nhiều công cụ, để từ hàng chục năm trước đã biết rằng vùng đất này rồi sẽ thành vàng, thành kim cương. Sân gôn mà chúng tôi đang theo đuổi, là một trong những dự án như vậy. Nếu quý vị nào còn lưu trong trí nhớ một chút thôi sẽ thấy, khoảng mười năm về trước, cái vị trí mà chúng tôi sẽ xây sân gôn còn thuộc một vùng nông thôn lạc hậu, quanh năm đói kém, chẳng mấy ai ngó ngàng gì đến. Nhưng chỉ bố tôi và các cộng sự của ông biết, cái vùng đất ấy sắp sáp nhập vào với một thành phố lớn. Tất nhiên ông không nghiễm nhiên biết, mà phải mua thông tin bằng rất nhiều tiền. Bố được cho biết rằng cái vùng đất ấy trước sau cũng trở thành khu vực ngoại thành, nằm trong một quy hoạch lúc đó vẫn còn trong bí mật. Bản quy hoạch đó có thể chưa hình thành, thậm chí còn lâu mới hình thành nhưng quan trọng là trước sau nó cũng ra đời. Bố tôi được đảm bảo chắc chắn như vậy và với một doanh nhân lão luyện như ông, với sự trợ giúp của các papa thì không thể để tuột mất món lợi kếch xù. Chỉ những đế chế đủ mạnh mới dám vươn tay ra xa như vậy, lì lợm chờ đợi như vậy, đành rằng bản thân bố thừa hiểu nó có một tỷ lệ rủi ro nhất định. Chẳng hạn giả sử cái sân gôn mới chỉ là đề xuất vu vơ của ai đó chứ chưa có trong bất cứ bản quy hoạch nào? Giả sử người đưa ra đề xuất khi ông ta hay bà ta chẳng còn tí quyền lực nào, hoặc tệ hơn vừa mới chết hay mất chức? Cũng không thể loại trừ tình huống con cá mập nào đã hớt tay trên bằng cách lái quy hoạch theo một hướng khác không có cái sân gôn? Mọi chuyện đều có thể, luôn quá sức với ai non gan. Sở dĩ bố thành công vì ông biết kiên nhẫn, dám mạo hiểm và tin vào phán đoán cũng như quyết tâm của mình.
Nhưng lý do chính khiến ông phải lao vào hành động, như sau này tôi biết, không phải như những gì mọi người nghĩ.
Giờ đây là lúc tôi phải kế thừa những phẩm chất cũng như học lại nhiều bài học của bố. Trước hết tôi triệu tập một cuộc họp các thành viên hội đồng. Mẹ tôi cũng có mặt, với tư cách một cổ đông lớn. Tôi nói qua về dự án mà vị chủ tịch trước là bố tôi đang theo đuổi thì phải bỏ dỡ. Một khoản tiền khá lớn được dùng để bôi trơn đã đội nón ra đi, như chính mọi người nhắc cho tôi biết. Tất nhiên đây là số tiền sẽ chỉ lấy lại được nếu có trong tay cái giấy phép đầu tư và dự án được triển khai. Chuyện đó thì ai cũng thông thạo, ít nhất là với những người đang ngồi trước mặt tôi. Vì thế, hầu như tôi không phải giải thích bất cứ điều gì. Tôi không phải thanh minh số tiền lớn ấy được dùng khi nào, cho ai. Có lẽ bố tôi cũng không biết cụ thể là ông đã mang đi bao nhiêu. Việc ai đó chất vấn sẽ mặc nhiêu là thiếu văn hóa kinh doanh tối thiểu hoặc thách thức nguyên tắc ngầm! Nhưng tôi vẫn thận trọng nêu câu hỏi, muốn biết ý kiến của hội đồng có nên tiếp tục nữa không và nếu tiếp tục thì phải làm thêm những công việc gì. Tôi biết trước câu trả lời. Tất cả đều biết trước câu trả lời, đúng hơn là có sẵn câu trả lời. Mọi người trong hội đồng cũng đều biết là tôi chỉ giải tỏa bớt áp lực khi bày ra cuộc họp này. Chúng tôi là những người đang ngồi trên lưng con voi hoang. Bất cứ ai có ý định nhảy xuống nhằm thoát thân một mình, hoặc đơn giản chỉ là chán trò thì muốn dừng lại, đều sẽ bị nghiền nát ngay từ trong ý nghĩ và tất nhiên đến nước đó thì cả đoàn sẽ hoảng loạn, mất kiểm soát và bị dẫm cho bẹp gí.
Tôi với mẹ ngồi chung xe về nhà. Mẹ suy nghĩ trên suốt đường đi nhưng ruốt cuộc chỉ thở dài bảo với tôi:
- Con cần gì thì cứ bảo mẹ nhé. Trước kia mẹ chăm sóc bố con, giờ thì mẹ sẽ lại làm đúng cái công việc đó với con.
Tôi hiểu cái công việc đó là việc gì. Nhưng lần này tôi định sẽ không kéo mẹ vào.
Ngay trong tuần ngồi vào vị trí của bố, tôi đã phải làm cái việc bất đắc dĩ là thảo một lá thư, lời lẽ cung kính, gửi đến các đối tác ruột, thông báo là tôi nóng lòng muốn được gặp mặt họ để chào hỏi và khởi động lại công cuộc hợp tác bị gián đoạn nhưng không bao giờ bị ảnh hưởng, bởi cái chết đột ngột của cựu chủ tịch. Tôi tự tay làm việc này và thấy không đến nỗi nào. Tất cả đều được trả lời nhanh nhất có thể. Mọi người chúng mừng tôi, với tư cách là trưởng nam của một trong những nhân vật mà họ kính trọng, đã xứng đáng ngồi vào vị trí của bố. Hổ phụ sinh hổ tử. Nói chung, đều là những lời xã giao nhưng đủ để thắm thiết và đều toát lên mong muốn được gắn bó lâu dài.
Trong số những lá thư hồi đáp mà phần nhiều tôi không biết mặt người gửi (hầu như họ trả lời với tư cách cá nhân, không ghi chức vụ và tên cơ quan), tôi đặc biệt để ý đến lá thư có chữ ký khá đơn giản, thậm chí cẩu thả chỉ bao gồm một nét loàng ngoằng như cái lò xo, đề tên bên dưới là Mr.Đại. Nội dung thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ tô đậm như sau:
Chúc mừng  cậu đã lớn.
Hãy xứng đáng với người bố tài giỏi mà mọi người nể phục và đã suốt đời vì sự nghiệp Công ty, vì quyền lợi cổ đông và vì con cái. Mong sớm được gặp mặt tân chủ tịch.
(Trong Mối Chúa, hoàn toàn không hề có chi tiết này, một chi tiết quan trọng với những gì sẽ diễn ra với tôi.)
Tôi cứ nhìn vào hai chữ nửa Tây nửa ta, cố gắng tập trung như để nhớ lại chuyện gì đó nhưng mọi thứ cứ mù mịt, lúc ẩn lúc hiện, khi như ảo ảnh trong sương mù được tạo ra bởi sự rối loạn trong thị giác. Mr.Đại ông ta có vẻ như đã từng là một phần của cuộc sống mà tôi đang thừa hưởng? Trong ký ức xa lắc xa lơ hình như tôi đã có ấn tượng về cái tên chẳng có gì bí ẩn kia. Mr.Đại, ông ta là ai nhỉ? Có thể hỏi mẹ được không? Kỳ lạ là chính mẹ tôi nói rằng không biết (nếu tinh ý thì có thể thấy bà khá lưỡng lự), mà chỉ bảo với tôi là bà có cảm giác như rất nhiều lần ông ta bước ngang qua ngôi nhà của bố mẹ, ngồi bên mâm cơm lúc cuối ngày, tham gia vào những quyết định quan trọng của công ty. Trong bảng lãng của hoàng hôn hay bình minh, mẹ đều thấy hình bóng của một nhân vật vô hình nhưng không thể nào gọi tên, đôi khi có cảm giác đấy là một cái bóng khổng lồ. Mẹ nói là mẹ chỉ có cảm giác ấy mà không đưa ra căn cứ. Làm sao có thể đưa ra căn cứ khi mẹ chỉ ở trong hậu trường nhìn ra. Mẹ lần lượt nhớ lại từng khuôn mặt. Liệu người này, người kia có phải chính là Mr.Đại? Mẹ nhớ như vậy là vì mỗi lần bố bất ngờ vội vã ra khỏi nhà ông cứ hoảng hốt như bị gọi đi làm nhiệm vụ nguy hiểm nào đấy. Nhiều lúc đã nửa đêm, khi mẹ quay sang bố thì nhìn ông vẫn triền miên với ý nghĩ nào đó và cố nén lại. Và khi đó mẹ nghe thấy bố nhắc thầm tên Mr. Đại hay một cái tên na ná như thế. Hình như thiếu ông ta thì mọi việc đều không thành.
Lần này thì tôi nhận ra mẹ có vẻ rất khó khăn khi nói với tôi những nhận xét như vậy.
Thôi được, tôi sẽ phải cố đoán xem những công việc mẹ làm như tôi nhìn thấy những buổi sáng hôm nào – mà có lúc tôi cứ ngỡ mình nằm mơ, trong khi bố thì đi đi lại lại, có liên quan gì đến nhân vật bí ẩn kia không. Hồi đó tôi chỉ coi đấy là công việc của bố. Rồi sau đấy là một vài ấm ức khi cứ phải chịu những ngày dài chúng tôi ăn cơm thiếu bố trong bữa tối. Mẹ có vẻ không hề lo lắng như là mẹ biết bố đang ở đâu, làm gì với cái công việc mà mẹ biết là việc của bố, luôn có hàng đống người giúp việc cùng làm.
Sau đó tôi đi du học, hoàn toàn thoát ra khỏi môi trường quen thuộc với những hình ảnh mà tôi đã kể lúc đầu.
Giờ thì tôi bắt buộc phải nhớ lại, thực ra là nối lại những hình ảnh tạm đứt khoảng suốt hàng chục năm. Sẽ có rất nhiều gương mặt. Nhưng trước khi lần lượt nhớ lại họ, đối diện với họ, tôi cần phải biết về Mr. Đại. Ông ta thực chất là ai và gắn bó với bố tôi bằng mối quan hệ thế nào nhỉ?
Hóa ra tôi sẽ không hề dễ dàng để sớm biết rõ tất cả những gì mà tôi cứ thấy mờ mờ ảo ảo với cái tôi không hề có chút nhịp điệu nào khi gọi.
Nhưng việc đó để sau.
Tôi được thúc giục là không nên chậm trễ. Nhiều con cá mập khác đang nhòm ngó miếng mồi sắp thuộc về chúng tôi? Nhiều con khác đã ở rất gần chờ chúng tôi buông miếng mồi ra và lao vào tha đi mất. Cơ hội không có nhiều, nếu để tuột qua thì không thể có lại.
Trước hết tôi sẽ thu xếp thời gian để về tận cái nơi sẽ làm mặt bằng cho dự án sân gôn bố tôi  đang theo đuổi. Khi bố tôi còn sống, ông đã thiết lập được mối quan hệ dựa trên lợi ích nhãn tiền (tức là ngay trước mắt nếu đồng ý hợp tác) với đám cán bộ cấp huyện ở địa bàn ấy. Thuận lợi nhất là hầu như đám cán bộ này tồn tại vĩnh cửu. Nghĩa là sau năm, mười năm có việc đi đâu quay lại, họ vẫn ngồi ở những vị trí cứ như là giành cho họ suốt đời. Rất ít xáo trộn, hoặc chỉ mang tính tráo đổi hình thức. Phần lớn lãnh đạo cấp này thuộc diện làng nhàng, dưới đá lên, trên ép xuống và họ biết rõ hình ảnh nhem nhuốc của mình trong mắt cấp trên, cấp dưới. Họ không cần bất cứ sự tôn trọng hình thức nào. Vì thế, mục tiêu lớn nhất của họ là lợi ích cá nhân, nói thẳng ra là họ chỉ cần tiền. Nó phải đảm bảo mức tối đa trong thời gian họ đương chức. Còn về sau hậu quả ra sao thì phải rất lâu mới hiện hình. Khi đó đã có người kế tiếp chịu thay và họ cũng đủ cách để vượt qua.
Ông huyện trưởng mà tôi đã biết mặt trong vài lần đi theo bố trong vai trò trợ lý – có dáng người lòng khòng, mặt quắt với vẻ tinh ranh của con cáo thành tinh. Xuất thân từ một anh phó cối, ông ta leo lên chức huyện trưởng khi vượt qua rất nhiều nấc thang, bằng cách cứ chậm chạp thôi nhưng chắc chắn. Cần thì bò bằng cả tứ chi. Cần nữa thì bò bằng lưỡi như kiểu óc sên. Cuối cùng cũng đến đích. Nhưng rủi cái là khi chúng tôi triển khai dự án sân gôn, thời gian giữ chức huyện trưởng của ông, chỉ còn vừa đủ một phần ba nhiệm kỳ. Nghĩa là không nhiều thời gian để ông khề khà. Xin cứ nói toẹt ra, với ông, mọi việc đều có thể nói toẹt ra từ miệng. Vòng vo, lịch sự chỉ phí thì giờ mà dễ gây hiểu lầm. Mỗi việc có người cần nhờ vả, ông thường hỏi: “Vụ này tôi được bao nhiêu?” Lúc đầu nghe có vẻ sống sượng, nhưng lâu rồi cũng thành quen. Triết lý sống của ông là việc của ai người ấy biết.
Ông ta luôn cho thấy trong tay có mọi thứ mà bố tôi cần. Ông có thể bán lẻ và bán sĩ tùy vào ý muốn của bố tôi. Tôi đồ rằng căn biệt thự ven một cái đầm nước, nơi con đường lượn thành vòng cung mềm mại khiến không gian trở nên rất đẹp mà ông ta mới khánh thành là bằng tiền của bố tôi – thực ra phải nói là tiền của công ty mà bố làm chủ tịch. Tôi đoán như vậy khi nghe hai người nói chuyện vào hôm bố mời bố con tôi tới thăm và cứ kêu ca về vài thứ còn thiếu một kiểu mõi khéo rất đặc trưng. Ông Huyện trưởng sẽ trở lại đó những hôm trời đẹp, sức khỏe tốt tất nhiên với một phụ nữ mà ông có thể chọn từ đám nhân viên. Nghe mọi người kháo nhau ông chủ ngủ với hầu hết những phụ nữ dưới quyền, bất kể già hay trẻ. Nhưng người tình ông nâng niu nhất là cô giáo dạy thể dục ở trường cấp ba huyện. Cô này có ông chồng cùng nghề nhưng mắc bệnh lao, luôn phải xa vợ. Người cô lẳn như một con cá trắm, ánh lên màu của sôcôla. Hai người mèo chuột với nhau từ một dịp đại hội thi đua yêu nước của huyện.
Ông Huyện trưởng luôn tuyên bố ủng hộ tối đa dự án của bố, bằng trách nhiệm và bằng lương tâm của một người lãnh đạo luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Ông hứa sẽ dùng mọi cách để thuyết phục và chỉ đạo địa phương phải bàn giao mặt bằng nếu cái dự án ấy có thực và ông mong ngày mong đêm nó có thực.
- Một câu nói của tôi, bằng cả xe tiền của anh nhá!
Trước cả sự có mặt của tôi, Ông Huyện trưởng cố cho thấy là mình nói đùa, nhưng người tiếp nhận thì phải đọc vị ra thứ ông ta găm vào đó. Tôi thấy sau khi nói câu đó, mắt ông ta nhìn bố tôi cực kỳ đĩ thõa. Cứ như là hai người đã lòng thong đi quốc vào bụng nhau, cùng chung nhau cả những sở thích riêng tư.
Đáp lại, bố gật đầu bảo: “ Tôi hiểu điều đó mà”. Nhưng lúc đã ở nhà, bố bảo tôi: “Ông ta chỉ thạo mỗi một việc thôi”. Lát sau ông chữa lại:  “À không, có thể cả vài việc khác nữa…”
Giờ đây những công việc của ông Huyện thuộc về tôi và lời nói của bố hồi nào giúp tôi biết phải làm gì.
Nhưng tiền không phải là vỏ hến. Tôi sẽ không phóng tay như bố, nhất là với những kẻ ăn tiền chuyên nghiệp. Theo tư vấn của những quân sư mà trước kia bố tôi tin cậy, thì tôi không cần phải qua huyện. Cấp đó bố tôi đã dọn sạch sẽ rồi. Dọn bằng tiền, ô tô và gái còn trinh, như rất lâu sau đó tôi biết. Tôi chỉ còn, một mặt phải đói đầu trực tiếp với các chủ đất ruộng và một số người có cả đất vườn, nằm trong quy hoạch dự án, mặt khác phải có sự chuẩn thuận chính thức của cấp cao hơn ở tít đâu đó. Ông Huyện trưởng cũng từng nói úp mở rằng, nếu người dân biểu tình ngăn cản doanh nghiệp, ông ta có rất ít vũ khí để chóng lại họ và nếu cấp cao hơn không phê duyêt, không phải là lỗi của ông ta. Ông ta không chấp nhận bị trừ quyền lợi trong cả hai tình huống. Tức là ông ta chỉ đóng vai trò đồng lõa, hay trong một vài trường hợp là “ ngậm miệng ăn tiền”. Mọi việc đều do chủ dự án lo liệu từ đầu đến cuối.
Thật là một nước cờ khôn ngoan kiểu phó cối.
Theo như trong bản vẽ thì khu sân gôn có một cái hồ nước hình con sao biển, nằm giữa những vạt đất nhô lên theo hình cái bát úp, vốn là hồ nuôi thả thủy sản cung cấp thực phẩm cho cả một vùng. Giờ nó nằm trong tay hai anh em ông chủ cơ sở nuôi cá, theo hợp đồng thuê khoán ở huyện. Nghe nói họ bỏ ra khá nhiều công sức để khai phá mới có một cái hồ rộng, đẹp và đem lại nhiều thu hoạch nhiều thu hoạch như hiện nay. Linh hồn của sân gôn là cái hồ nước. Thiếu nó, dự án coi như bị đổ hoắc vô giá trị.

(Mời các bạn cùng đón xem Tường Thuật II)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: