Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mô hình hóa

Câu 1:thành phần cơ bản xây dựng nên một hệ thống môi trường

-nguồn cung cấp: là một thứ gì đó tập trung, tích lũy và có khả năng chuyển sang các bộ phận khác trong hệ thống.

-quá trình là một hoạt động đang diễn ra trog hệ thống sẽ định ra nội dung có trong nguồn theo thời gian

-bộ chuyển là một biến số quan trọng có thể nắm giữ nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống, vai trò quan trọng nhất là đưa ra mức độ vận hành của hệ thống chính là mức độ thay đổi của các thành phần trong hệ thống.

- quan hệ tương tác đại diện cho mối liên kết phức tạp giữa các thành phần của hệ thống, những mối quan hệ này thường đc biểu diễn dưới dạng toán học

=>sự hiện hữu cụ thể của 4 tp này trong hệ thống phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Những kết hợp khác nhau của từng thành phần trên sẽ được sử dụng để mô hình hóa từng hệ thống khác nhau

Câu 2: tư duy hệ thống là phương pháp tư duy nhằm tìm hiểu mối liên hệ tổng thể giữa các yếu tố hay sự vật sự việc , tìm ra nguyên nhân sâu xa ẩn dưới bề nổi của những sự vật sự việc tưởng chừng như riêng biệt.

6 quan điểm hình thành nên tư duy hệ thống:

-          Tư duy hệ thống bắt đầu bằng việc miêu tả khái quát và dần dần chuyển sang tập trung cụ thể . để trở thành ng có suy nghĩ hệ thống, đầu tiên bạn phải nắm được bức tranh tổng quát của vấn đề.

-          Suy nghĩ hệ thống tập trung vào các quá trình động lực học. người có suy nghĩ hệ thống giải thích tính chất của hệ thống như là sản phẩm của các quá trình cơ bản liên tục vận động và thay đổi.người có suy nghĩ hệ thống là nhận ra được qá trình động lực học của hệ thống.

-          Suy nghĩ hệ thống tìm kiếm một cách giải thích chu trình đóng cho các hoạt động của sự vật. người có suy nghĩ hệ thống luôn cố gắng định nghĩa hệ thống sao cho hệ thống chỉ phụ thuộc vào các thành phần bên trong của hệ thống. người suy nghĩ hệ thống sẽ cố gắng nắm bắt tất cả các thành phần quan trọng trong một hệ thống của mình và tránh làm phức tạp hóa vấn để không cần thiết.

-          Lối suy nghĩ hệ thống sẽ xác định ra các vòng liên hệ ngược, người có suy nghĩ hệ thống sẽ giả định dòng đi từ nguyên nhân tới kết quả không chỉ có một chiều

-          Suy nghĩ hệ thống tập trung vào kiểm chứng, cân bằng và có thể là cả các quy trình thoát. Nhiều hệ thống có nhiều quy trình ganh đua nhau hoặc có nhiều vòng liên hệ ngược có khuynh hướng hoàn thiện. người có suy nghĩ hệ thống sẽ tìm ra cách để định ra các quá trình hoàn thiện hoặc thoát đó và sẽ tìm cách để hiểu được cách mà chúng gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống.

-          Suy nghĩ hệ thống tập trung vào các mối quan hệ nhân quả. Người có suy nghĩ hệ thống sẽ định ra các mối quan hệ giữa các thành pần trong hệ thống diễn tả mối quan hệ nhân quả thực sự.

Câu 4: sự phản hồi là : một vòng phản hồi trong hệ thống hoạt động có thể được định nghĩa là một vòng phản hồi kín tạo ra bởi nguyên nhân và kết quả trong đó điều kiện là một phần của hệ thống gây nên kết quả ở những bộ phân khác của hệ thống , mà các bộ phận này về sau có thể quay lại gây ảnh hưởng ngược lên phần đk và làm thay đổi nó.

Vòng phản hồi tích cực( củng cố) xảy ra nếu thay đổi ở một vòng phản cuối cùng sẽ quay lại củng cố tăng cường cho thay đổi ban đầu.

Vd: co2 thải vào khí quyển => nhiệt độ TĐ tăng => giảm khả năng cầm giữ Co2 của đại dương=> đại dương xả bớt co2 vào kk =>lượng co2 tăng=> nhiệt độ tăng => đại dương xả nhiều co2 hơn vào k quyển.

Vòng phản hồi tiêu cực( chống) xảy ra nều những thay đổi tại một điểm tại vòng phản hồi cuối cùng chống lại hay kìm hãm nhưng thay đổi những thay đổi ban đầu

Vd: dân số trên đảo tăng => tài nguyên trên đảo sử dụng nhiều =>làm chậm mức độ sinh đẻ => đổi chiều sự phát triển dân số trên đảo.

Câu 5: ý nghĩa về hoạt động ở trạng thái ổn định: một hoạt động quan trọng có thể xảy ra trong nhiều hệ thống là cách hoạt động ở trạng thái ổn định. Khi có các đặc điểm của trạng thái ổn định thì hệ thống sẽ khựng lại có nghĩa là nguồn hệ thống hoặc sẽ thay đổi vô cùng ít or sẽ cố định. Một hệ thống đạt trạng thái ổn định thì vòng phả hồi tích cực và tiêu cực kết hợp tương đối phù hợp => hệ thống ko bao giừ bị mất kiểm soát.

Các bước cơ bản để xđ đk ổn định của htmt

1: xây dựng biểu đồ hệ thống

2: sử dụng biểu đồ hệ thống xây dựng các công thức khác nhau cho bộ nguồn tương ứng

3: sử dụng các công thức đó để xây dựng các công thức đạo hàm của bộ nguồn theo thời gian.

4: xd điều kiện cho đạo hàm bằng 0

R(t+ = r(t) +( tổng dòng vào- tổng dòng ra)

ð  dR(t)/dt=…

câu 7: nội dung các bước chính trong chiến lược phân tích và sử dụng môi trường.

-          xác định vấn đề: tại bước này chúng ta cần thiết lập mục tiêu bằng lời miêu tả ý định sử dụng mô hình và các câu hỏi cần tìm câu trả lời. báo cáo mục đích này sẽ xác định bối cảnh sẽ ứng dụng mô hình

-          tính hiệu lực của mô hình: trong bước này chúng ta đánh giá xem liệu mô hình thiết kế như vậy có thể đưa ra những dự đoán và giải thích hợp lí về hệ thống mà ta đang quan tâm.

-          Phân tích khảo sát trong đó mô hình được sử dụng để duyệt hệ thống và tìm hiểu hệ thống làm việc thế nào, bc này gồm 2 bước phân tích:

+ các thí nghiệm trong đó các hệ thống bị làm rối loạn dần dần bằng cách tái tạo các thay đổi kiểu dao động, bậc cấp và dốc trong một hoặc nhiều dòng hay bộ chuyển của hệ thống.

+ phân tích tính nhậy giúp xác định các thành phần nào của hệ thống chịu tác động mạnh nhất của các thông số đầu vào và biểu hiện xu thế biến đổi của hệ thống.

-          Phân tích tình huống tại đây ta sẽ sửa đổi mô hình hoặc thay đổi cac thông số trong hệ thống thử xem hệ thống sẽ biểu hiện như thế  nào dưới điều kiện mới, những điều kiện mới đó có thể nẩy sinh do thay đổi về chính sách, mức  đô ô nhiễm gia tăng, hđ bổ sung…

Câu 8: 2 khía cạnh được chú ý để kiểm tra tính hợp lí của mô hình:

-          Tính hiệu lực kết cấu: một mô hình có tính hiệu lực về kết cấu nếu các thành phần tạo nên nó ( biểu đồ, đơn vị, công thưc…) diễn tả một cách chính xác các hiểu biết về mối quan hệ nguyên nhân kết quả trong hệ thống thực.. biểu đổ của hệ thống cần trinh bày được cơ cấu hoạt động của hệ thống dưới dạng giản đồ. Để kiểm tra tính hiệu lực của mô hình cần hiểu biết chi tiết về cách hoạt động của hệ thống cũng như mối tương quan của các thành phần của hệ thống.

-          Tính hiệu lực dự báo: mô hình có tính hiệu lực dự báo nếu những dự báo của nó về kiểu biểu hiện hệ thống gần giống như ở hệ thống thực tế. một số những điểm có thể được sử dụng để thăm dó tính hiệu lực dự báo là:

+ kiểu biểu hiện vạch ranh giới: mô hình cần được chạy trong điều kiện tương đương với kiểu biểu hiện vạch ranh giới này. Nêu  kết quả của mô hình đưa ra phù hợp với những điều đã biết về hệ thống thì mô hình đó có tính hiệu lực dự báo

+ kiểu biểu hiện trạng thái ổn định: nếu có thể xác định  được những điều kiện lí thuyết khiến cho hệ thống đang nghiên cứu đạt trạng thái ổn định, ta cần ứng dụng những điều kiện đó vào chạy mô hình. Nếu mô hình cho thấy kiểu biểu hiện ở trạng thái cân bằng ta có thể nói mô hình có tính hiệu lực dự báo.

+ kiểu biểu hiện mất điều khiển: đôi khi ta có thể tìm được đk khiến cho mô hình mất lái. Khi đó ta nên ứng dụng điều kiện này vào chạy mô hình để kiểm tra.

Câu 9: mục đích cảu phân tích thăm dò trong mô hình hóa hệ thống môi trường.

Mục đích là sử dụng mô hình để xây dựng mối hiểu biết về phản ứng hay kiểu thich nghi của hệ thống với các tác động kích thích. Thông qua hiểu biết này các nhà khoa học và những người có trách nhiệm giải quyết vấn đề có thể đánh giá đúng về việc các tác dộng của chính sách kĩ thuật sẽ gây ảnh hưởng lên hệ thống như thế nào. Phân tích thăm dò có thể được xem như quy trình xây dựng một seri các thí nghiệm với mô hình để đánh giá phản ứng của hệ thống trong các điều kiện khác nhau. Ta sẽ tìm kiếm các biện pháp thực tế để thay đổi và nâng cấp hệ thống sau khi ta xem xét các quy trình phân tích thăm dò.

Câu 10: mục đích và các bước cơ bản trong phân tích độ nhạy

Mục đích: xác định các biến và chia chúng vào thành 2 loại:

-          Lượng khả biến cấp cao bằng các biến có độ nhạy cao là những biến mà giá trị của chúng cí ảnh hưởng đáng kể lên kiểu biểu hiện của hệ thống

-          Lượng khả biến cấp thấp = các biến có độ nhạy thấp là những khả biến mà giá trị của nó chỉ gây ảnh hưởng nhỏ tới hệ thống.

Các bước cơ bản trong phân tích dộ nhạy

-          Xác đinh lượng khả biến ngoại sinh trong hệ thống. đó là các lượng khả biến mà giá trị ko bị phụ thuộc vào các thành phần bên trong hệ thống mà được xác định bởi người xây dựng hệ thống hoặc người sử dụng

-          Đối với mỗi lượng khả biến ngoại sinh, xây dựng một seerri lượt chạy mô hình, thay đổi giá trị lượng khả biến đó mỗi lần chay,

-          Theo dõi và so sánh kiểu biểu hiện của hệ thống trong mỗi lần chạy, xác định phạm vi thay đổi của  kiểu biểu hiện hệ thống trong mỗi lần thay đổi giá trị của lượng khả biến.

-           Xác đinh các biến số có ảnh hưởng lớn nhất và cac biến chỉ có ảnh hưởng nhỏ. Nếu có thể cố gắng phân tích các loại biến.

Câu 13: giải thích tại sao quan hệ thú ăn thịt con mồi thường biểu hiện kểu dao động

Trong một quần thể thú ăn thịt với con mồi, khi số lượng con mồi tăng lên thì số lượng thú ăn thịt cũng tăng lên theo=> con mồi bị tiêu diệt nhiều hơn => quần thể con mồi giảm => lượn thú ăn thịt chịu tác động và giảm số lượng => gia tăng con mồi.

Điều này liên tục diễn ra tạo nên một đồ thị hình sin => kiểu biểu hiện dao động

Câu 16; tuần hoàn vật chất là gì(chu trình sinh địa hóa) là quá trình mà các chất dinh dưỡng và các hợp chất hữu cơ quay vòng trong hệ sinh thái. Các hệ sinh thái khỏe mạnh phải phụ thuộc vào vog tuần hoàn vật chất này. Nếu ko có vòng tuân hoàn vật chất này thì các sinh vật ko lấy đc các chất dinh dưỡng để tồn tại.

Câu 17: 3 kiểu dòng trong chu trình tuần hoàn vật chất là

-          Quá trình kiểm soát tại nguồn cho là những quá trình trong đó lưu lượng vận chuyển đc xác định bởi lượng vật chất trong kho chứa mà dòng đó phát ra.

-          Quá trình kiểm soát tại nguồn nhận: nhứng quá trình tại đó lưu lượng vận chuyển đc xđ từ số lượng vật chất có trong kho chứa mà vật chất được chuyển tới.

-          Quá trình bị kiểm soát ở cả nguồn cho và nhận : dòng vật chất từ trạng thái chất hưu cơ chết đến chất vô cơ thường là quá trình nơi cho kiểm soát, ở đây ng ta thấy dòng vật chất do lượng vật chết bị phân hủy quyết định chứ ko phụ thuộc vào lượng chất vô cơ mà dòng chuyển tới. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: