Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

người lái đò sông đà

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thuớc lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến-Quang Dũng)
Đoạn thơ trên đã miêu tả con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến rất nguy hiểm, gập ghềnh khó đi, cheo leo tại vùng núi Tây Bắc. Và Tây Bắc đã trở thành miền đất hứa thi ca, là mảnh đất có nhiều duyên nợ với nhiều nhà văn, nhà thơ. Mỗi người đều có cảm nhận riêng về từng góc độ khác nhau. Nói đến Nguyễn Tuân, tác gái đã tìm thấy một vẻ đẹp cho riêng mình, tìm thấy chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua thử lửa của con người. Ông đã đem nó vào trong tùy bút "Người lái đò sông Đà", và thiên tùy bút ấy đã trở thành món quà ý nghĩa nhất mà ông dành tặng cho mảnh đất nơi đây. (Vđnl phụ + dẫn dắt vào đoạn....)
Trả lời phỏng vấn của Báo Văn Nghệ số tết Bính Dần (1986) Nguyễn Tuân chia sẻ: "Tôi quan niệm đã viết văn phải viết cho hãy và viết đúng cái tạng riêng của mình". Thật vậy, ông yêu nghề, yêu con chữ, vì thế trên từng con chữ ông viết ra đều mang theo sự độc đáo riêng biệt, đều được bàn tay tinh xảo người nghệ sĩ đẽo gọt tỉ mỉ, sắc sảo như một người thợ kim hoàn chính hiệu. Ông trở thành một nhà văn có phong cách văn chương tài hoa uyên bác, bền bỉ dành cả cuộc đời để sáng tạo nên những tác phẩm mang tính duy mĩ và hoàn thiện. Theo sát phương châm: " Nghệ thuật vị nghệ thuật" của mình Ông đã đến rất nhiều miền đất, kiến tạo nên những áng văn bất hủ và chiêm nghiệm được những giá trị thiêng liêng qua từng thời kì lịch sử vàng son của đất nước. Vẫn là cái lối chơi ngông" , vẫn "chủ nghĩa xê dịch" đó đây, nhưng ông đã không còn viết về vẻ đẹp của những kẻ "sinh lầm thế kỉ" , mà sau cách mạng, Nguyễn Tuân đã khám phá được cái đẹp trong hiện thực của cuộc sống đương thời, ấy chính là cái đẹp của con người lao động, của công cuộc chiến đấu và dựng xây cuộc sống mới. Có thể nói thể hiện rõ nhất và thành công nhất của sự khám phá vĩ đại ấy của Nguyễn Tuân chính là tùy bút " Người lái đò sông Đà" in trong tập sông Đà năm 1960- kết quả của chặng hành trình dài gần hai năm ròng rã lên miền núi rừng Tây Bắc. Nổi bật trong áng văn ấy không chỉ là thứ công mười đã quá thử lửa" của con người Tây Bắc, mà còn thể hiện rõ ràng một dòng sông Đà với những nét tính cách đối lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro