Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

micro star

1-a Định nghĩa và phân loại Micro

Định nghĩa:

Micro, tạm dịch là kỹ thuật điều khiên quân vi mô, tức là tập trung quỹ thời gian vào việc điều khiển các units để mang lại kết quả tốt nhất. Nói cách khác, khi thực hiện bất cứ việc gì cũng có nhiều cách thực hiện, và mục đích của micro là thực hiện việc đó với cách tốt nhất. (do it the best way)

*Ví dụ: - Khi xây dựng thì thường là đợi đủ tiền thì lấy 1 con worker vác đi xây nhà - Cách tốt hơn: chọn 1 con dân vừa gắp cục vàng vào nhà chính thi mang đi xây - Cách tốt hơn: dựa trên khoảng cách đến vị trí cần xây, mang worker như trên đi sao cho vừa đến chỗ cần xây nhà là cũng vừa đủ tiền để xây công trình đó.

Phân loại:

Micro khi giao chiến:

Khi giao chiến, hãy nhìn cuộc chiến dưới dạng các damage points. Về cơ bản, một mặt bạn phải làm sao cho lính của mình có thể gây một lượng damage tối đa cho lính của đối phương, mặt còn lại là bạn phải làm sao cho lính đối phương gây cho bạn lượng damage ít nhất. Tất cả mục đích của micro khi giao chiến đều là nhằm vào hai mục đích trên.

* Lượng damage phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức tấn công vs sức phòng thủ của unit - Size của unit vs dạng damage của unit (normal, explosive hay concussive) - Cách sắp xếp quân vs splash damage - Tốc độ giảm hoả lực của hai bên (khi các unit chết dần dần) - Tính chất của các unit (cloak vs detection, khả năng bắn không quân hoặc bộ binh)

Micro khi xây dựng (chính xác hơn là building placement):

Gồm: - Xây dựng chống do thám - Xây dựng chống rush - Xây dựng chống drop

1-b Micro khi giao chiến

Những yếu tố chính khi giao chiến và những dạng micro tương ứng (spell, upgrade và special ability nằm ngoài phạm vi bài viết nên sẽ không được đề cập đến)

Sức tấn công vs sức phòng thủ của unit:

Hãy cố gắng tối đa hoá lượng damage(sát thương) của mình cho địch thủ và tối thiểu hoá lượng sát thương của đối thủ với mình.

Điều khiển sao cho mỗi unit của mình đều gây hoả lực cho đối phương. Khi tấn công hay có những unit đứng trước và những unit đứng sau. Thường là những unit đứng sau này sẽ bị cản trở và không gây được damage cho đối phương.

+ Kỹ thuật bao vây - melee vs range: Đây là một kỹ thuật rất quan trọng. Hãy cùng lúc tấn công từ nhiều hướng hoặc chạy lại thật gần sao cho mỗi unit của mình đều tiếp cận/bao quanh unit của đối phương rồi mới tấn công. Ví dụ như 12 zergling vs 10 marine. Nếu attack thông thường thì tất cả zergling sẽ tranh nhau tấn công vào những marine ở phía trước, kết quả là những con zergling phía sau bị cản trở không gây được damage, kết quả là zergling chỉ kịp giết được 2-3 marine trong khi toàn bộ marine đều gây sát thương và giết hết zergling. Nhưng nếu bao vây marine, bằng cách tấn công marine từ nhiều hướng hoặc cho zergling chạy ngang qua marine rồi mới nhấn attack, thì kết quả sẽ khác, nếu may mắn thì 8 zergling sẽ còn sống sót.

+ Kỹ thuật bao vây - range vs range: Đối với range vs range, nên điều khiển sao cho đội hình quân mình thành hình vòng cung, bao vây lấy đối phương. Do chu vi vòng cung ngoài luôn lớn hơn chu vi vòng cung bên trong, nên bạn có thể tận dụng hoả lực lính mình nhiều hơn. (Điều này không đồng nghĩa với chiến thắng vì sự chênh lệch lực lượng cũng có ảnh hưởng lớn)

+ Kỹ thuật bao vây - range vs melee/range: Vì kẻ địch là lính melee nên chắc chắn sẽ dùng kỹ thuật bao vây melee vs rang như trên đã đề cập. Vì vậy nên lợi dụng những chỗ chật hẹp (choke point) để bao vây và chặn đối phương, khiến địch thủ không thể bao vây mình mà chỉ có thể tấn công theo một hướng, những unit phía sau của địch thủ không gây được damage.

+ Kỹ thuật bao vây - melee vs melee: Hãy lợi dụng những khe hẹp để bao vây chặn đầu địch thủ như trên. Hoặc khi tấn công nên tấn công từ chiều dọc của kẻ địch khiến kẻ địch luôn có những unit đi lòng vòng phía sau không gây được damage. Khi hai ben đã giáp chiến rồi thường thì sẽ tạo thành một hàng ngang. Ở hai đầu, hãy từ từ lui những unit của đầu mình có ít lính, những unit của kẻ địch sẽ khựng lại 1 lúc và đuổi theo. Mục đích là làm chậm lại quá trình tấn công của đầu mình ít lính, để ở đầu mình nhiều lính tiếp tục gây damage như bình thường và giết kẻ địch nhanh hơn.

+ Kỹ thuật dancing: Đây là một loai micro dễ thực hiện và khá hiệu quả. Phần lớn micro này dùng cho range vs melee unit hoặc range vs range khác có tầm bắn ngắn hơn. - Dancing back&forth: lợi dụng tầm bắn xa hơn để bắn địch thủ từ khoảng cách an toàn, khi đối thủ chạy lại gần thì mình chạy ra xa ngoài tầm của đối thủ và quay lại bắn tiếp. - Round Dancing: Chỉ dùng với range vs melee và dùng khi đối thủ không chú ý: Dùng một unit làm mồi nhử chạy xung quanh tầm bắn của các unit khác của mình. Ngoài ra có thể chia thành hai tốp lính, nếu địch thủ đuổi theo tốp nào thì chạy tốp đó trong khi tốp còn lại vẫn tiếp tục bắn. - Dancing for melee vs melee: Có hai trường hợp. Một là những melee unit mạnh dancing unit yếu nhưng với số lượng đông, mục đích là không để kẻ đich bao vây. Những trường hợp hay gặp là zealot vs zergling hoặc zergling vs scv. Trường hợp 2 là dacing để quấy rầy kẻ địch. Ví dụ như zergling khi lọt vào được nhà terran thì dancing để quấy rầy không cho scv khai thác vàng, hoặc dancing cầm chân kẻ địch để ở nhà expand/upgrade/research tech unit.

+ Kỹ thuật luring: dùng unit tấn công kẻ địch để lính kẻ địch đuổi theo. Có 2 mục đích chính. Một là để dụ một đạo quân lớn của địch vào nơi nguy hiểm, có thể vulture dụ một đạo zealot vào bãi mìn, dụ vào tầm bắn của tank hoặc protos dụ vào sấm sét của high templar. Mục đich thứ hai là để kẻ địch phân tâm. Có thể trước lúc đánh nhau hoặc trong khi đánh nhau, nếu kẻ địch không để ý thì dùng 1 unit của mình dụ 1 phần unit của đối phương đuổi theo ở hướng khác, chia cắt lực lượng địch. Hoặc khi bỏ chạy, dùng 1 unit làm mồi nhử để các unit khác của mình chạy về nơi an toàn.

Size của unit vs dạng damage của unit (normal, explosive hay concussive) Một unit gây sát thương cho những unit khác theo 1 cách khác nhau. Ví dụ vulture khi bắn small unit như marine thì có damage là 20, nhưng khi vulture bắn những unit có size large như tank thì damage chỉ còn 5. Chi tiết về loại damage vs size damage có thể tìm thấy ở đây

http://www.battle.net/scc/GS/damage.shtml

Hãy dùng những hiểu biết về type of damage để phân bố nhiệm vụ tấn công của từng unit cho hợp lý. Ví dụ (from longdouble) Dragoon/Zealot vs Utralisk/Hydralisk: dùng Dragoon tấn công Utralisk còn Zealot tấn công Hydralisk.

Trích dẫn:

From longdouble: Trên lý thuyết là tấn công Hydra trước, nhưng thực tế còn phải phụ thuộc vào loại giáp và loại Damage, cũng như loại Melee hay Range hay Combo. Chẳng hạn nếu là Zealot thì nên tấn công Hydra, nếu là Dragon thì nên tấn công Ultra(dancing), nếu là Zealot+Dragon thì cho Zealot tấn công Hydra, Dragon tấn công Ultra nếu Ultra tấn công Dragon, Dragon tấn công Hydra nếu Ultra tấn công Zealot. Còn cái này nữa rất quan trọng, không ai dùng Zelling để bao quanh Sulken chống Zealot hay bất cứ con gì cả, người ta cố tình dùng Sulken để thu hút hỏa lực của địch mà(do HP cao). Nếu nguy cấp người ta chỉ dùng Drone để bao quanh Sunken thôi, cái này thì mình dám khẳng định 100% đấy.

Mình có 1 cái tình huống thứ n+1 này( cái này quan trọng lắm đó): Khi bạn có Hydra và Zelling, bạn sẽ cho loại quân nào xông vào trước??? Câu trả lời là Hydra. Vì sao? Vì khi giao chiến, tất cả các loại quân sẽ ưu tiên tấn công vào Unit nào "đắt tiền nhất và gây Damage cho mình". Do đó, quân của đối phương sẽ tấn công vào Hydra, khi đó Zelling tha hồ tung hoành. Cũng như thế, tương tự với Sulken+Zelling hay Zelling+Mutalisk hay Hydra+Luker. Ta cho Hydra vào trước rồi xông thẳng Luker vào thật sát đối phương, như thế Luker sẽ được an toàn trước khi có thể tấn công.

Cách sắp xếp quân vs splash damage Splash damage là khả năng gây damage cho tất cả các unit nằm trong một phạm vi diện tích xác định. Những unit có khả năng gây splash damage gồm: firebat, tank-siege, vulture's mines, valkire, lucker, infested terran, archon, reaver, corsair. Ngoài ra hai trường hợp ngoại lệ có thể tính là splash damage là psionic storm của hightemplar và .... nukes của terran =)

+ Kỹ thuật bao vây vs splash damage: Splash damage rất nguy hiểm, nhất là với những unit nhỏ và nhiều. Và để đối đầu với những unit này thì bao vây và dãn các unit của mình ra là cách hiệu quả nhất. Đối với bao bây, hâu như mọi unit có splash damage đều bị khống chế dễ dàng bởi kỹ thuật bao vây. Bao vây reaver khiến reaver trở nên vô dụng và chỉ giết được vài unit trước khi chết. Dùng marine bao vây lucker là một kỹ thuật hiệu quả khác. Ngoài ra corsair và valkirie nếu bị bao vây cũng trở nên yếu kém. ...v..v....

+ Kỹ thuật chống psionic storm của hightemplar: Việc bao vây là một trong những giải pháp hạn chế storm của templar. Ngoài ra còn một số yêus tố quyết định khác. Đầu tiên, người chơi phải làm quen với tầm xa mà high templar có thể dùng storm. Hãy do thám đạo quân của đối phương. Nếu đối thủ để templar ở quá gần, hãy lén cho một vài lính bắn xa chạy lại giết templar rồi bỏ chạy. Nếu đối phương để templar ở khoảng cách xa hơn hãy dụ đối phương tấn công mình hoặc tấn công đối phương từ nhiều phía. Khi lính mình đang ở ngoài tầm của templar, nếu templar muốn dùng storm thì phải chạy lại gần. Vì vậy nếu để ý thây templar của đối phương di chuyển về phía nào thì phía đó ắt hẳn sẽ co storm. Ngoài ra hãy để ý nhưng nơi lính mình co cụm lại, templar luôn storm vào những vị trí đó. Khi tránh storm không nên chạy sang hai bên mà nên chạy lui lại. Một là khi lui lại thì sẽ ngoài tầm cast của templar, hai là nếu lính địch đuổi theo thì có khả năng dính storrm của chính mình. Nếu chạy sang bên cạnh thì templar có thể cast 1 lần storm nữa và hết đường chạy, trong khi đó lính mình vẫn trong tầm đánh của lính đối phương. Ngoài ra, đối với những air unít, hãy bay lên phía trên đầu của lính đối phương, nếu đich thủ cast storm thì sẽ trúng lính chính mình. Điều quan trọng là phải nhanh tay đi trước đối phương một bước.

Tốc độ giảm hoả lực của hai bên (khi các unit chết dần dần)

Unit chết đồng nghĩa với hoả lực bị giảm đi. Một unit cho dù chỉ còn 1 HP máu nhưng vẫn gây lượng damage như một unit đầy máu. Điều này dẫn đến hai hệ quả sau:

** Cố gắng cắt giảm hoả lực của địch nhanh chóng. Có rất nhiều tình huống khác nhau. Sau đây là hai tình huống hay gặp.

Focus fire là một điển hình. Điều khiển nhiều unit của mình tập trung bắn vào 1 unit của đối phương khiến unit đó chết sớm hơn, hoả lực của địch sẽ bị cắt giảm sớm hơn, sau một thời gian như vậy chắc chắn sự chênh lệch sẽ rất lớn.

Ưu tiên giết những unit của địch có tốc độ/khả năng gây sát thương cao và máu ít. Giết unit có khả năng gây sát thương cao sẽ làm giảm hoả lực của địch đáng kể, ngoải ra giết những unit ít máu sẽ làm tốc độ giảm hoả lực của địch tăng nhanh hơn. Ví dụ khi gặp 4 hydralisk và 1 utralisk, bạn sẽ tấn công unit nào trước? Lý do rất đơn giản. Trong khoảng thời gian khá lâu để bạn giết được utralisk thì cả utralisk và 4 hydralisk đều gây sát thương cho bạn. Nhưng nếu tấn công hydralisk trước, hydralisk sẽ chết nhanh hơn và lượng sát thương của địch sẽ giảm nhanh hơn.

** Cố gắng giữ cho hoả lực của mình giảm chậm lại.

1- Hãy chạy những unit sắp chết ra xa, sau đó quay lại đánh kẻ địch

2- Sử dụng những unit có hitpoint cao để thu hút damage của đối phương. Ví dụ như Utralisk nâng cấp khiên sẽ là unit chịu đựng hoả lực của địch cao, các unit khác zergling, hydralisk đi chung sẽ được bảo toàn tính mạng. Hoặc sử dụng Defence Matrix của Vessel cho marine rồi dụ địch tấn công marine đó...v..v.... From longdouble: sunken/zergling vs zealot thì nên dùng sunken để thu hút sát thương của địch, để zealot đánh sunken trước rồi zergling mới xông vào. Đối với zergling/hydralisk vs zealot thì nên để zealot đánh hydralisk chứ không nên để chết zergling vì hydralisk gây damage cho zealot rất ít trong khi lại có hp cao hơn zergling.

Tính chất của các unit

Đây là một phần liên quan chặt chẽ đến khía cạch chiến thuật. Một ví dụ hơi chuối: cho dù có micro như thần, zergling không thể nào thắng mutalisk (-_-; Hoặc marine không có detector hỗ trợ thì không thể nào giết được dark templar. Vì vậy khi giao chiến, tuỳ theo số lượng lính của từng loại lính, hoặc tuỳ theo tình huống, hãy cố gắng tiêu diệt hết một loại lính của đối phương, để các unit khác của đối phương bộc lộ điểm yếu của mình.

Xây dựng chống do thám

Chiến thuật đóng một vai trò quyết định trong trận đấu, vì vậy nếu để đối thủ biết trước chiến thuật của mình thì hiệu quả sẽ giảm đi 50%. Một người giỏi luôn luôn tìm cách giấu các công trình quan trọng của mình để không bị lộ chiến thuật.

VS TERAN:

+ SCV: Trong khoảng thời gian khai cuộc, SCV là lực lượng do thám chủ yếu của terran. Thường thì đối thủ terran sẽ tìm cách giữ cho scv ở trong căn cứ của bạn càng lâu càng tốt, nhằm biết được những key building đầu tiên của bạn, cũng như lực lượng hiện có của bạn và build order cua bạn. Nếu như bạn để lộ chiến thuật ở những phút đầu, terran sẽ dễ dàng giành thế chủ động và có lợi thế rất lớn.

Người chơi protoss hoặc terran hay có thói quen xây một số công trình đằng sau, bên cạnh mỏ vàng để bít lại vì phần lớn scv hay chạy vòng qua mỏ và dùng khả năng gather để trượt qua những unit. Sau khi có marine hoặc dragoon thì việc xử lý scv không mấy khó khăn.

Còn với zerg thì zerglings nếu bao vây đúng cách sẽ dễ dàng xử lý scv. Nhưng lúc đầu cũng nên để mắt đến scv vì terran có thể bunker rush.

Sau con scv đầu tiên, có thể terran sẽ tiếp tục cử những scv tiếp theo để do thám. Vì vậy ngoài việc ngăn chặn, những key building không nên xây ở những nơi gần cửa ra vào

+ Comsat (Scan): Trong thời điểm trung cuộc, scan là công cụ do thám rất hữu hiệu vì ngoài cách xông vào nhà terran để phá nhà comsat, không có cách nào có thê ngăn chặn terran scan căn cứ của bạn, nhất là đến tàn cuộc khi terran có khoảng 3 nhà comsat trở lên.

Nếu bạn là protoss hoặc terran, hãy xây những key building ở những góc cạnh hoặc những vị trí ít có khả năng bị scan nhất. Nhưng cũng không nên xây phía rìa bên ngoài của căn cứ hướng ra ngoài vì terran có thể tank phía dưới bắn lên. Ngoài ra có một cách mạo hiểm khác là xây những key building ngoài căn cứ của bạn, ở một góc nào đó của bản đồ. Ví dụ như terran có thể xây nhà starport ở ngoài căn cứ, hoặc protoss xây nhà robotic ở bên cạnh căn cứ terran để drop reaver. Điểm bất lợi là mọi hoạt động trong căn cứ của bạn phải diễn ra bình thường để đối thủ không nghi ngờ. Và nếu bị phát hiện thì rất khó phòng thủ các công trình đó.

Nếu bạn là zerg, khả năng terran scan trúng key building rất cao, vì vậy nếu bạn tự tin thì nên xây key building ở cạnh nhà hatchery thứ hai hoặc thứ ba. Ngoài ra các key building khác cũng nên rải đều ra.

+ Wairth: Một số người chơi terran thỉnh thoảng dùng 1 wairth để quấy rối cũng như do thám zerg, tương tự như corsair. Xây ngay hydralisk để bảo vệ overlord. Thường thì sau wairth, terran hay drop tank trên vách núi. Ngoài ra cũng nên tập đánh với chiến thuật double wairth rush thử vài lần cho biết.

VS PROTOSS:

+ Probe: Tương tự như scv. Ngoài ra cũng nên để mắt đến cannon rush.

+ Observer: Có thể xây key building gần trụ để xua đuổi observer. Ngoài ra nếu thấy bóng dáng của observer thì nên detect và giết ngay vì observer rất ít HP.

+ Corsair: Đối với zerg, protoss hay xây corsair nhanh để vừa giết scouting overlord của zerg, vửa quấy rối và do thám zerg. Tuy nhiên do corsair không bắn được dưới đất nên chỉ mang yếu tố bất ngờ là chính. Thường thì zerg chỉ cần lên vài con hydralisk là xong, còn nếu trường hợp khẩn cấp chưa có gas thì có thể xây nhà spore colony. Nhưng nếu thấy protoss xây khá nhiều corsair thì nên đề phòng distrubtion web của corsair để giết overlord số lượng đông hoặc chiến thuật corsair/darktemplar kết hợp.

+ Dark Templar: Ngoài khả năng rush darktemplar giành chiến thắng, protoss cũng hay dùng dark templar để kìm chân đối phương. Nên do thám để biết trước protoss có lên templar không. Nếu là terran có thể cẩn thận xây turret rồi bay nhà engineering bay che lại để protoss không target được. Ngoài ra nên bảo vệ trụ cẩn thận vì protoss có thể liều mình hy sinh dragoon để giết trụ, mở đường cho darktemplar.

VS ZERG:

+ Drone: Rất ít zerg player dùng drone để do thám. Có nhiều lý do: những phút đầu tiên, số lượng workers của zerg so với các race khác ít hơn nhiều do phải chia lava để xây overlord, xây công trình cũng mất drone và ngoài ra zerg đã có overlord do thám rồi. Đối với drone, chiến thuật đối phó cũng như scv và probe.

+ Overlord: Overlord là lợi thế lớn nhất của zerg, với số lượng đông, overlord là air unit đầu tiên, unit có khả năng dò tàng hình và sau này có thê nâng cấp để chở lính.

Nếu bạn là terran, các key building không nên để ở ngoài rìa căn cứ mà nên để ở giữa căn cứ. Nếu bạn gosu như boxer, có thể dựa vào vị trí căn cứ zerg mà dự đoán hướng đi của overlord, để cho marine chạy ra ngoài căn cứ săn overlord(sau đó rush marine/scv luôn ^_^). Ngoài ra boxer cũng hay stim marine kết hợp với scan/floating engineering bay để xử overlord trên vách núi trước của căn cứ.

Nếu bạn là protoss, cũng như terran, không nên xây key building bên rìa căn cứ. Có thể xây corsair nhanh, xây cannon fast expand... nhưng không nên xây dragoon quá nhanh.

Nếu bạn là zerg, có rất ít khả năng đối phó với overlord lúc đầu. Nhưng bạn cũng có thể mang overlord sang căn cứ của địch để do thám lại.

+ Zergling(burrow):

Nếu đối thủ burrow zergling xung quanh bản đồ để do thám, rất ít khả năng bạn có thể chống lại được. Nhưng một số ít người burrow zergling ngay trong căn cứ của bạn, hoặc burrow zergling ngoài mỏ phụ khiến bạn không xây nhà chính được. Với trường hợp này nên giữ một vài unit canh chừng zergling unburrow và chạy xung quanh căn cứ do thám. Nếu có những unit có khả năng splash damage, nên micro để zergling unburrow. (Ví dụ như cho 1 medic đứng trên đầu zerling và cho firebat bắn medic)

+ Queen: Ngày nay, 20 người chơi zerg thì chỉ có khoảng 1-2 người là dùng queen. Tuy nhiên vẫn nên đề phòng parasite của queen. Đây là danh sách những unit hay bị queen dùng khả năng parasite: - unit mắc tiền và quan trọng - dropship - neutral units (những unit có sẵn trong map để làm cảnh như chim, thằn lằn...) - observer, overlord, vessels - worker đang lấy gas =) (zerg)

Và cuối cùng nên nhớ lúc nào bạn cũng có thể cancel cồng trình mình đang xây khi đối thủ vừa do thám xong để chuyến sang một chiến thuật khác tạo sự bất ngờ cho địch thủ.

===========================

Xây dựng chống rush Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất. Một người chơi giỏi luôn hạn chế đến mực tối đa việc xây trụ và các công trình phòng thủ khác (điều này không áp dụng cho các map nhiều tiền, chính xác hơn là toàn bộ bài viết này không áp dụng được với map nhiều tiền). Nếu xây lính, lính có thể vừa phòng thủ vừa tấn công, chiếm các căn cứ phụ, còn trụ chỉ có chức năng phòng thủ thôi. Nếu bạn xây quá nhiều trụ thì số lượng lính sẽ giảm đi, kết quả là địch thủ tha hồ chiếm các mỏ phụ và căn cứ phụ khác mà bạn không làm gì được vì có ít lính hơn địch thủ. Hơn nữa, về mặt chiến thuật, trụ chỉ hiệu quả đối với các loại lính đời đầu tiên (zergling, zealot, marine) nhưng rất yếu đối với các loại lính cấp cao (tank, reaver, dragoon, hydralisk, guardian) và cuối cùng là lính có thể nâng cấp giáp và sức tấn công được trong khi trụ thì không.

Tuy nhiên, cũng có những thời điểm mà phòng thủ đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây là những tình huống bạn bắt buộc phải phòng thủ:

- Fast expand: Bạn fast expand. Nếu địch thủ quyết định double expand, bạn sẽ phải tấn công, nhưng nếu địch thủ quyết định tấn công bạn, việc phòng thủ trở nên rất quan trọng vì lúc này số lượng lính của hai bên khá chênh lệch. Nếu phòng thủ thành công, với hai căn cứ lấy vàng thì chẳng mấy chốc lực lượng của bạn sẽ đè bẹp địch thủ. Nhưng nếu thất bại để mất căn cứ phụ thì bạn sẽ lâm vào thể bị động và đối thủ sẽ expand thoải mái.

- Counter attack: Nếu bạn tấn công căn cứ phụ của địch thủ và địch thủ quyết định bỏ mặc căn cứ phụ và tấn công lại bạn, nếu việc bố trí các công trình phòng thủ hoàn hảo thì với số lượng lính ít ỏi ở nhà cũng có thể cầm cự được đợt phản công của địch thủ hoặc ít ra cũng cầm chân kẻ địch để lính tiếp viện đến kịp thời.

- Defence your expand: Tương tự như khi bạn fast expand, nhưng lần này là expand ở mỏ vàng nằm ngoài căn cứ chính. Phòng thủ tốt sẽ cầm chân kẻ địch để lính cứu viện đến kịp thời và giảm tổn thất của bạn đến mức thấp nhất.

Vì vậy một người chơi cho dù chơi tấn công nhiều thế nào cũng phải để ý đến việc phòng thủ của mình. Điểm mấu chốt của phòng thủ là "có thể đánh bại địch thủ với số lượng lính ít hơn hẳn địch thủ". Nhưng nên nhớ phòng thủ là con dao hai lưỡi, chỉ nên phòng thủ khi cần thiết. Nếu kẻ địch tấn công điên cuồng thì phòng thủ tốt sẽ khiến kẻ địch tổn thất nặng nề giành lại thế chủ động. Nhưng nếu kẻ địch không tấn công thì phòng thủ sẽ làm bạn rơi vào thế bị động.

Do tính đa dạng của chiến thuật, không có cách phòng thủ nào được coi là hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, có một vài điểm cần lưu ý:

Xây trụ: Nên thử nghiệm và nắm rõ tầm bắn của trụ cũng như tầm nhìn xa của trụ. Nên xây trụ ở vị trí sao cho tầm bắn của trụ bao quát một phần diện tích hiệu quả nhất. Không nên xây trụ ở mép trong cùng của bản đồ vì tầm bắn của trụ bị lãng phí. Nếu xây nhiều trụ thì nên để các trụ bao quát lẫn nhau. Nếu có thể thì hãy xây trụ trên vách núi để phòng thủ đường vào căn cứ cũng như các vị trí quan trong khác.

Chống melee rush => wall-in: Đặc điểm của lính melee(cận chiến) là chỉ có thể gây damage khi tiếp cận được mục tiêu. Hãy xây những công trình phụ(nhà lính, nhà farm) để bao quanh trụ cũng như các vị trí phòng thủ của lính range bên mình. Nên nhớ wall-in cũng là con dao hai lưỡi vì nó làm việc điều quân của bạn bị chậm trễ.

Chống ranged => kết hợp flanking: Lính ranged chỉ thật sự mạnh với số lượng đông. Vì vậy khi đối thủ đã xây khá nhiều lính range thì bạn cũng đã có lính rồi, chỉ nên tấn công địch thủ nếu địch thủ bắn trụ, nếu địch thủ chạy xa ra thì cũng nên rút lính lại. Ngoài ra khi xây trụ đối phó với lính range, nên xây đằng sau những choke point, những khe hẹp và xây thành hình hàng ngang sao cho số lính ranged phải đi thành hàng dài mới tiếp cận được trụ còn trụ vẫn có thể bắn với số lượng lớn. Sau những phút đầu, bạn có thể xây những seige unit có tầm bắn xa hơn lính ranged để phòng thủ.

Chống seige unit => xây trụ hàng dọc để tranh thủ thời gian. Seige unit đúng hơn là các unit có tầm bắn xa hơn trụ như tank, reaver, guardian. Vì trụ không thể với tới các unit này nên trụ trở nên vô dụng. Tuy nhiên các seige unit này thường là phải đòi hỏi việc teching tốn khá nhiều thời gian và gas. Nếu địch thủ tấn công bằng seige unit vào thời điểm khai cuộc, có thể số lượng lính sẽ không đông và bạn có thể tấn công được. Tuy nhiên nếu lúc đó số lính của bạn vẫn không đủ, nên xây thêm vài trụ theo hàng dọc, khiến địch thủ phải mất thời gian di chuyển seige unit cũng như phá các trụ này. Điều này phần nào cũng sẽ tạo đủ thời gian cho bạn xây đủ lính để tấn công lại.

Cloak unit và phòng thủ: Cloak unit có thể tấn công và phòng thủ. Khi phòng thủ bằng cloak unit, nếu ta tìm cách phá huỷ được những unit detector di động của địch thủ (overlord, observer, vessel) thì địch thủ sẽ không dám tấn công bạn trừ phi lực lượng khá chênh lệch.

Terran: Do đặc điểm của chủng tộc này, terran là chủng tộc có khả năng wall-in tốt nhất. Bunker bao quanh bởi supply depot có thể chống lại hầu hết tất cả các dạng melee rush ở những phút đầu. Tank có thể đặt đằng sau wall hoặc trên vách núi và thụt sâu vào một chút để lính range của địch thủ không thể với được đến tank. Ở những phút đầu, terran có thể wall-in hoàn toàn, sau khi đã có nhiều lính thì có thể lift off nhà lính để mở đường. Ngoài ra trong cuộc chiến, terran còn có thể semi wall-in tại những vị trí quan trọng hoặc wall-in trước cửa nhà đối phương.

Protoss: Do đặc điểm của chủng tộc protoss là công trình không di động như của terran và khá hở nên rất ít khi thấy protoss wall-in. Nhưng cũng có một số trường hợp protoss wall-in ở căn cứ phụ. Protoss thường là chủng tộc rush đối phương chứ không phòng thủ đối phương rush. Vì vậy đối với protoss, một vài cannon và templar để bắn hỗ trợ lính mình là khá đủ.

Zerg: Do đặc điểm của zerg là ít công trình và công trình chỉ có thể xây trên creep nên việc phòng thủ của zerg phần lớn là dựa vào unit. Tuy nhiên để bù lại, zerg có công trình phòng thủ mạnh nhất và cũng đắt tiền nhất trong ba chủng tộc: sunken colony và spore colony. VS Terran, zerg chỉ xây sunken nếu cần thiết vào những lúc đầu. Do đặc điểm là số lượng lính đông, zerg luôn chọn vị trí chiến đấu ở những nơi trống trải và tránh những nơi chật hẹp. Vì vậy đối với terran là chủng tộc toàn lính ranged, việc phòng thủ bằng sunken không quan trọng. Đối với protoss và zerg, sunken tỏ ra hiệu quả hơn trong vai trò phòng thủ. Ngoài ra riêng đối với protoss, zerg có thể kết hợp phòng thủ lucker/sunken colony/spore colony, được nhiều người ưa chuộng vì vừa có thể chống sấm sét xua đuổi observer và dò dark templar.

Xây dựng chống drop Có hai dạng drop, một là drop để quấy rối (ví dụ drop 6rines2dics, drop darktemplar/templar muộn, drop lucker/hydralisk) và hai là mass drop để phân thắng bại. Cách đối phó chung đối với cả hai kiểu drop là "phòng cháy hơn chữa cháy". Tức là nếu khi drop kẻ địch mà bị biết trước thì khả năng drop thành công bị giảm 75%. Ngoài ra thì cách đối phó với mỗi kiểu drop có một vài chi tiết khác nhau.

Drop quấy rối

Khi nào thì đối phương drop quấy rối mình: 1- Bất cứ lúc nào thích (đối phương có apm cao hơn mình). 2- Khi đối phương expand (quấy rối để kềm chân địch thủ). 3- Trước hoặc trong lúc giao chiến(drop quấy rối để làm phân tâm địch thủ).

Các dạng drop quấy rối: Ưu tiên 1 : Mỏ vàng, có thể drop đằng sau hoặc bên cạnh mỏ vàng ngoài tầm của trụ. Ưu tiên 2: Trên vách núi nếu mình expand mỏ phụ Ưu tiên 3: Drop ở ngoài rìa căn cứ của đối phương, nơi ngoài tầm nhìn của công trình (dark templar, lucker) Ưu tiên 4: Drop bất cứ nơi đâu ngoài tầm của trụ, khi lính của địch kéo đến thì nhảy lên dropship chạy đi drop chỗ khác.

Mass Drop

Khi nào thì đối phương mass drop: 1- Đối phương dự định dùng chiến thuật mass drop từ trước, đối phương sẽ đợi lính của mình đi ra khỏi căn cứ rồi mới mass drop. 2- Mình phòng thủ ở cửa chính quá chặt. 3- Map island (đảo)

Vị trí mass drop: Bất cứ nơi nào trống trải.

Cách đối phó chung với drop quấy rối

Terran: - Do tank có tầm bắn cực xa, chỉ cần dành ra 1-2 tank cắm nòng là có thể bao quát toàn căn cứ. Nếu tank ở cạnh vách núi thì nên bay công trình lên trên vách núi để mở tầm nhìn cho tank và để phòng drop trên vách núi. - Ngoài ra nên xây Bunker xây cạnh tank đề phòng kẻ địch drop cạnh tank. Bunker nếu được scv hỗ trợ sửa chữa thì rất khó phá - Nếu chiến thuật mình đang dùng có dính dáng đến goliath hoặc wairth thì đây là hai sát thủ săn đuổi dropship rất hiệu quả. - Lift up những công trình dư thừa và bay đến những vị trí nghi ngờ là dropship sẽ đi ngang qua. Nếu cảm thấy cần thiết thì có thể cẩn thận xây nhà Engineering Bay dùng riêng cho mục đích này. - Do turret khá rẻ và có thể xây bất cứ đâu trên bản đồ. Đến giữa trận đấu có thể cử 1-2 scv đi xây turret rải rác trên bản đồ ở những vùng nghi vấn, hoặc xung quanh căn cứ mình, hoặc xung quanh căn cứ địch thủ tuỳ theo tình huống.

Protoss: - Xây cannon sao cho có tầm bắn bao quát hết được mỏ vàng. Điều này là tối cần thiết. - Dragoon là kẻ săn đuổi dropship rất đắc lực. - Do pylon có tầm nhìn khá rộng, xây một vài pylon ở ngoài rìa căn cứ để mở rộng tầm nhìn của căn cứ cũng như để biết trước nếu kẻ địch drop ngoài căn cứ. - Sau khi có observer, nên dành ra 1-2 observer partrol (tuần tra) ở những nơi nghi ngờ là dropship sẽ bay ngang qua.

Zerg: - Ban đầu có thể dùng overlord partrol bên ngoài căn cứ của mình (nếu đối phương không lên máy bay sớm để săn Overlord) - Về sau với số lượng Overlord đông được nâng cấp chạy nhanh, hãy cho overlord bao xung quanh căn cứ đối phương và rải rác khắp bản đồ. - Zergling khá rẻ và đông, có thể hy sinh vài zergling để partrol xung quanh những vùng nghi ngờ dropship. Nhưng do tầm nhìn không xa nên hãy cẩn thận khả năng dropship len qua được. - Scourge (cảm tử bay) là vũ khí đắc lực nhất để tiêu diệp dropship.

Cách đối phó riêng với drop quấy rối

Terran:

TvP => drop darktemplar. - Xây turret và nâng nhà Engineering Bay lên để che turret lại, kẻ địch sẽ không target được turret này (nếu kẻ địch biết cách, vẫn có thể target được turret này, vì vậy tốt nhất là xây turret gần tầm của bunker và cho scv hỗ trợ repair khi bị đánh) - Nếu trường hợp bị darktemplar phá turret, hãy cho scv xây ngay 2-3 turret ở những nơi khác nhau. Nếu thật sự cần thiết hãy dùng scv hy sinh bao quanh turret lại ngăn cản darktemplar của kẻ địch lại gần.

TvP => drop reaver nhanh để giết scv Thường thì lúc này terran chỉ có tank, vulture và một vài marine. - Đề phòng xây 1 - 2 turret cạnh mỏ vàng để bắt buộc protoss phải drop reaver xa mỏ vàng. - Nếu protoss drop xa mỏ vàng thì điều này không đáng ngại, tank sẽ bảo vệ không cho reaver bò lại gần. Lúc này nên từ từ xây thêm tank và turret để cuối cùng bao hết toàn bộ căn cứ, expand. - Nếu protoss liều lĩnh hy sinh dropship để drop ngay trong mỏ vàng, lúc này kỹ thuật micro đóng vai trò rất quan trọng. Thường thì protoss sẽ drop trước dragoon hoặc zealot để hứng phát đạn đầu tiên của tank sau đó mới drop reaver để giết tank. Nên chạy ngay scv, để lại khoảng 2-3 scv để hỗ trợ cùng marine và tank để giết reaver. Cố gắng dãn các unit ra để giết cho được reaver, sau khi giết được reaver thì dragoon sẽ làm mồi cho scv hoặc zealot sẽ làm mồi cho vulture.

TvZ => lucker drop quấy rối. - Nếu trường hợp bị drop lucker mà chưa kịp xây turret, hãy di chuyển mọi thứ ra ngoài tầm đánh của lucker. Xây turret vừa ngoài tầm của lucker để tank bắn. Stimpack marine sẵn sàng, nếu thấy lucker trồi lên là lập tức xông vào bắn.

Riêng TvT: Đặc điểm của TvT là 100% có dropship. Lúc này việc bố trí phòng thủ và khả năng micro, nhanh tay sẽ là yếu tố quyết định.

Protoss

PvP: Dragoon được micro tốt có thể ngăn chặn mọi loại drop. Do thám là yếu tố quyết định. Nếu đối phương drop darktemplar thì có thể lên observer nhanh để phòng thủ và sau đó rush nhà đối phương hoặc có thể lên cannon để expand mỏ phụ.

PvT => tank cliff drop (drop tank trên vách núi) Một khi terran đã drop tank trên vách núi và xây khá nhiều turret bảo vệ thì protoss rất khó đối phó. Tốt nhất nên phòng bị trước bằng cách phát hiện dropship sớm và drop lính lên núi trước khi scv kịp xây turret. Nếu đã quá muộn thì nên expand ngay chỗ khác.

PvZ => lucker cliff drop (drop lucker trên vách núi) Nếu thấy zerg lên lucker, nên đề phòng kẻ địch drop lucker trên vách núi. Nên xây cannon cạnh vách núi và có corsair hoặc observer bay gần đó để mở tầm nhìn cho cannon bắn lên vách núi.

Zerg

Zerg với chiến thuật đối phó chung là overlord và scourge có thể đối phó với tát cả các loại drop quấy rối. Ngoài ra có một vài điểm lưu ý sau.

Cách sử dụng scouge: Nên tấn công dropship trước khi đối thủ kịp thả lính. Nếu đối thủ đã kịp thả lính thì nên tấn công bằng scourge cùng lúc với các unit khác. Lúc này đối thủ sẽ lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nhảy lên dropship cũng chết mà ở lại cũng chết. Nếu dropship của terran có matrix defense thì cần 3 scougre thay vì 2.

ZvT => marine&medic drop. Đằng sau mỏ vàng luôn là vị trí ưu tiên số một khi terran drop zerg. Sunken với tốc độ bắn chậm không thể địch lại marine với medic hỗ trợ, vì vậy đối phó với kiểu drop này sunken chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu bạn đã lên nhà bậc 2 thì nên dùng các unit bậc 2 để đối phó với dropship. Nếu chưa kịp lên nhà bậc 2 thì nên dùng zergling chạy lại bao vây vị trí drop. Nhưng nếu thấy có firebat thì nên lùi zergling lại ngay và tìm cách câu giờ chờ lính bậc 2 xây xong. Ngoài ra lúc phòng thủ dropship ở căn cứ này thì luôn luôn phải nghĩ đến khả năng dropship bay đến căn cứ khác.

ZvP => high templar drop Protoss thỉnh thoảng sẽ drop templar để giật sấm sét vào nông dân của bạn. Cách đối phó hiệu quả nhất là phản ứng thật nhanh, hãy chạy nông dân ngay và lập tức cho lính truy đuổi templar/dropship. Nếu không để ý và phản ứng chậm, chỉ cần 1-2 cú giật sấm sét là có khả năng bạn mất hết nông dân.

Cách đối phó với mass drop

Mass drop tức là kẻ địch sử dụng từ 4 dropship trở lên để drop nhà bạn, mục đích là phân thắng bại chứ không phải để quấy rối. Vì là mass drop, cách đối phó chung là tụ quân ở nơi cơ động nhất, nếu thấy bóng dáng của dropship ở nơi nào thì nên cho quân đến cứu viện. Ngoài ra mỗi chủng tộc có cách đối phó riêng.

Terran Vì mass drop cần rất nhiều khoảng trống nên terran nên xây công trình sao cho ở những góc cạch của căn cứ không có khoảng trống để kẻ địch drop lính. Cũng có thể gài vài quả mìn ở những nơi trống trải ngoài rìa căn cứ.

TvP => Abiter recall. EMP của Vessel là cách hữu hiệu phòng chống Abiter recall. EMP làm abiter mất hết năng lượng không thể recall hoặc đông đá được. Ngoài ra nếu kẻ địch dùng chiến thuật tạo ảo ảnh cho abiter thì EMP cũng sẽ làm tan hết ảo ảnh. Trong trường hợp protoss recall được thì EMP bắn vào đám lính của protoss đang tụ lại cũng rất hiệu quả.

TvZ => drop lucker dark swarm Tank chống càng và Irritate của Vessel là hy vọng duy nhất. Tốt nhất là phải ngăn chặn overlord của đối phương trước.

Protoss

Cannon kết hợp sấm sét của hightemplar là vũ khí đối đầu với mọi loại mass drop. Nên để templar ở sâu 1 chút đề phòng EMP của terran hoặc Brooding của zerg.

Zerg Yếu điểm của zerg là công trình rất ít nên căn cứ của zerg có khá nhiều khoảng trống để mass drop. Vì vậy zerg nên có overlord tuần tra để biết trước lúc nào kẻ địch sẽ mass drop để cho quân tiếp viện. Lucker rất hiệu quả khi phòng thủ mass drop, nhất là nếu kết hợp với darkswarrm. Nói chung với đặc điểm dân số đông đúc, hầu như lúc nào zerg cũng có lực lượng hỗ trợ sẵn sàng phòng thủ mass drop.

Micro và một số mẹo nhỏ

Ở phần này mình ko dám lấy tiêu đề là "làm thế nào để micro", vì nội dung của micro rất rộng, cách micro cũng tùy thuộc vào từng tình huống mà thiên biến vạn hóa. Nên ko thể nào nói hết được trong phạm vi của một bài viết.

Để micro được tốt, việc đầu tiên bạn phải nắm rõ được đặc điểm unit của mình và của đối phương. Một số đặc điểm cần chú ý là :

+) tốc độ : ví dụ như Zelot thì chạy nhanh hơn hydra, nhưng hydra nâng cấp thì chạy nhanh hơn Zelot, Zelot nâng cấp chạy nhanh thì lại nhanh hơn Hydra nâng cấp. Nếu có được lợi thế về tốc độ, bạn có thể thực hiện tactic "đánh và chạy", còn ngược lại khi ko có ưu thế về tốc độ thì phải tìm cách để dồn ép đối phương.

+) damage : chú ý là sát thương một unit có thể tạo ra thay đổi tùy theo đối phương là ai. Ví dụ như hydra gây 50% sát thương cho unit nhỏ, và 75% cho unit trung bình, 100% cho unit lớn.

+) Loại damage : unit của bạn có bắn vùng ko ?

+) Tốc độ bắn.

+) Size của unit. Vì tùy vào kích cỡ khác nhau mà unit của bạn chiu dam khác nhau.

+) Special effect : các hiệu ứng đặc biệt mà unit của bạn có thể tạo được.

Những điều trên có thể xem tại website của Blizzard. http://www.battle.net/scc/terran/ustats.shtml

Những điều trên ko cần bạn phải nắm quá chính xác về số lượng (ví dụ như ko cần phải biết marine bắn tốc độ là 15 stimp lên là 7.5 (ms) v..) Nhưng phải nắm được tương đối những đặc điểm trên khi mình có lợi thế (hoặc bất lợi) ở một đặc điểm nào đó so với đối phương.

Tiếp theo sau của biết rõ về đặc điểm quân của mình và đối phương thì bạn phải nắm rõ địa hình. Một số kiến thức cơ bản : khi quân của bạn nằm dưới cây hoặc ở trên cao hơn so với đối phương, thì unit đối phương chỉ có 70% khả năng bắn chúng.

Ngoải ra nắm rõ địa hình giúp bạn biết khi chạy thì chạy về hướng nào, hoặc làm thế nào để bao vây, dồn ép đối phương. Việc hiểu rõ địa hình cũng quan trọng không kém việc nắm rõ unit .

Ngoài hai điều trên thì bạn cũng cần phải chú ý đến đội hình, một đội hình tốt sẽ thuận lợi rất nhiều khi chận chiến sảy ra.

Khi đã nắm rõ được các điều trên thì tin là bạn sẽ tự tìm được cách micro quân của mình sao cho hiệu quả. Dưới đây mình chia sẻ một số kinh nghiệm, tips, trick khi micro (chú ý là mình micro rất kém).

1. Tấn công cận chiến:

Đối với các unit cận chiến như zerling hay zelot, trừ trường hợp dùng làm tường cho các unit bắn xa ra, thì khi tấn công bạn ko nên dùng attack move. Vì làm thế sẽ khiến các unit đi sau bị cản bởi unit đi trước, và đối phương cũng dễ chạy hơn. Chỉ nên dùng move , ấn cho quân mình chạy hẳn ra phía sau đối phương, khi bạn thấy toàn bộ quân của mình đã tiếp cận được đối phương thì mới ấn attack. Điều này đặc biệt quan trọng với micro zerling vs marine.

2. Bắn và chạy với unit bắn xa. (Dragon/hydralyst dance)

Đặc biệt hữu dụng với việc micro Dragoon vs Zel, Hydra vs zel, và thậm trí cả Dragoon vs Marine (do goon bắn xa hơn). Do các unit này có cool down giữa hai lần bắn là khá lâu, nên có thể tận dụng thời gian này để kéo dãn khoảng cách của mình và đối phương. Thực hiện khá đơn giản, bạn ấn chuột phải vào phía sau unit của mình (để nó chạy), rồi ấn A (attack) rồi chuột trái, rồi lại chuột phải, rồi lại chuột trái .. giống như gõ nhịp trong âm nhạc vậy. Làm đúng nhịp sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

3. Vừa bay vừa bắn với Muta (hoặc vừa chạy vừa bắn với drone).

Rất đơn giản là một attack move, một move, một attack move làm liên tục và nhanh về cùng một phía. (Rất hiệu quả khi muta đuổi nhau).

4. Hold attack :

Do đặc điểm của AI, nên nhiều khi dùng hold sẽ khiến unit của bạn bắt đầu bắn nhanh hơn. Rất hữu dụng trong một số trường hợp như : +) Dùng dark templar hoặc dragoon để dò mìn. +) Khi attack muta vào marrine. +) Gần đây thấy bảo Flash hold goliarth để bắn intercepter nhanh hơn, cái này mình chưa thử.

5. Bắn tập trung (focus fire).

Cái này cũng là một trong những ký thuật căn bản (giống như ới kỹ thuật 1 và 2). khi bạn micro, nếu có thể thì cho các unit của mình cùng tấn công một unit của đối phương. Giảm bớt một unit thì làm giảm đi sức tấn công của đối phương đi một chút.

6. Anti focus fire

Tương phản với focus fire, bạn phải cố chia sẻ sát thương giữa các unit của mình, để chúng sống càng lâu càng tốt. Đơn giản là thấy unit nào bị focus thì chạy nó ra phía sau, khi đã hết bị tấn công rồi thì chạy ngược lại.

7. Dàn quân:

Điều này khá cơ bản, nhưng ít được để ý. Các bạn có thể rất hay gặp khi pro chạy quân và "vô tình" gặp nhau, ngay lập tức họ sẽ chạy chéo quân lùi sang một phía. Ví dụ mình đang chạy thẳng từ trái qua phải và gặp địch, mình sẽ chạy chéo lên hướng 11h. Mục đích là để quân dàn ra thành hàng ngang, tạo thuận lợi nhất định nếu quyết định tấn công, hoặc ... chạy thẳng về nhà.

Còn nhiều nữa, nhưng những điều trên là khá cơ bản. Còn lại các bạn có thể xem VOD và tự tập. Nhưng xin nhắc lại lần nữa : đừng bỏ quên macro. Iloveoov thành công chủ yếu chỉ dựa vào macro và game sense hơn người của anh. Chứ ko ai nói đến micro của anh cả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #123