Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mĩ nhac

Cách thức mix âm thanh được gợi ý dưới đây không phải là nguyên tắc và có thể đúng với người này nhưng sẽ không đúng với người kia. Chính vì vậy mà mix là một nghệ thuật tùy thuộc vào đôi tai và kiến thức âm nhạc của người mix. Và không bài hát nào được mix giống bài hát nào.

1. Mix âm thanh từ trầm đến cao:

Vì tiếng trống và tiếng bass là âm thanh nền của bài hát nên không có âm thanh nào được phép át hoặc che lắp 2 âm thanh này.

– Tắt tất cả các tracks, sau đó nâng âm lượng trống kick, chỉnh compressor, EQ, delay sao cho tiếng kick này phù hợp với loại nhạc: pop, rock, jazz, blues, hiphop, techno...

– Nâng âm lượng tiếng bass, chỉnh compressor, EQ, delay sao cho tiếng bass nghe nặng và đầy, to hơn nhưng không che lắp tiếng trống kick.

– Sau đó tuần tự chỉnh tiếng snare, tiếng hihat, tiếng toms, tiếng cymbals và bộ gõ.

– Chỉ sau khi hoàn chỉnh phần hòa quyện giữa bộ trống và tiếng bass, bạn tiếp tục mix dần các nhạc cụ khác cũng theo nguyên tắc từ trầm đến cao căn cứ trên nền âm lượng của trống và bass. Mỗi nhạc cụ đều phải có chỗ của nó trong bài nhạc, không bị nhạc cụ khác che lắp với trống và bass làm nền.

2. Phân bố vị trí các nhạc cụ để tạo hiệu quả không gian stereo (sử dụng DELAY) và hiệu quả chiều sâu (sử dụng VOLUME + REVERB). Việc bố trí các nhạc cụ phải, trái, trước sau tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy không có công thức mẫu nhưng bạn cũng nên tham khảo cách thức bố trí nhạc cụ theo thể loại nhạc từ các đĩa audio CD của các ban nhạc và ca sĩ Mỹ nổi tiếng.

3. Giọng hát chính sẽ được mix sau cùng. Giọng hát phải “lọt” vào chung với không gian của nhạc cụ và không nên quá to. Có thể theo tỷ lệ 50/50 hoặc 60 giọng hát/40 nhạc. Giọng hát quá to sẽ lộ ra phía trước và tách biệt ra khỏi dàn nhạc. Bạn hãy nghe audio CD của các ca sĩ Mỹ để có nhận xét về quan điểm mix này. 

Còn audio CD của Việt Nam ta? Giọng hát to, lộ ra phía trước và che lắp nhạc đệm. Lý do? Xin dành cho bạn nhận xét và đánh giá.

4. Hiện nay, có khuynh hướng sử dụng kỹ thuật “Normalize” đến mức lạm dụng (ngay cả các chuyên gia mix của Mỹ cũng áp dụng kỹ thuật này) nhằm tăng âm lượng bài nhạc tối đa để thích hợp cho tất cả các loại máy hát, từ máy dàn “xịn” cho đến máy CD “xí muội”.

Bạn có thể chọn lựa cách mix: hoặc mix cho dàn máy tốt (âm lượng vừa phải với chất lượng âm thanh tinh tế), hoặc mix cho máy hát CD rẻ tiền (giọng hát và nhạc cụ đều to tối đa).

5. Trong quá trình mix, bạn hãy chọn một bài hát cùng thể loại đã được sản xuất tại Mỹ (tốt nhất là một bài thuộc hàng top ten) để so sánh với bản mix của bạn, để suy nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật mix của bạn.

6. Điều rất lạ là sau khi tưởng như đã hoàn chỉnh bản mix, vài ngày sau đó hoặc cả tuần sau đó, khi nghe lại bản mix này, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng và bị thôi thúc phải mix lại ! Nếu bạn luôn có cảm nhận này và luôn phải ngồi mix trở lại bản đã được mix thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một chuyên gia mix âm thanh giỏi.

II) Mastering

Một bài nhạc sau khi được mix hoàn chỉnh cũng cần phải được “master” lại. Master có nghĩa là Chủ, là Thầy nhưng trong nghệ thuật thì có nghĩa là “Chánh”, “Gốc”. Bản audio Master sẽ được dùng để in ra các bản thương mại.

Kỹ thuật mastering thường dùng EQ và Compressor để cân chỉnh sao cho các tần số âm thanh hòa quyện với nhau để cho âm thanh tổng thể của bản mix có chất lượng và nghe đầy đặn hơn.

Và mastering còn được thực hiện để điều chỉnh âm lượng và chất lượng các bài hát trong một chương trình audio CD cho cân nhau.

tìm hiểu thêm về mastering trong bài

Mastering là gì ? ( xin nói thêm về Mastering cho các bạn dễ hơn)

Thông thường khi các bạn record, mixing và sau đó là xuất phẩm ra thành 1 file nhạc stereo, liệu có bao giờ bạn hỏi file nhạc đó đã đạt chất lượng hay chưa. ở đây tôi không đặt vấn đề các bạn hát hay hoặc dở, cũng không bàn tới các bạn cân chỉnh âm thanh nghe có được hay không, mà tôi chỉ xin bàn tới vấn đề: liệu file nhạc của bạn có thể nghe an toàn trên hệ thống âm thanh hay chưa.

Bạn sẽ nói với tôi rằng chỉ cần xuất phẩm bằng chức năng export của các software thu âm là xong ,và có thể nghe ngay trên PC hoặc ghi ra đĩa, thật ra đó chỉ là cảm nhận chủ quan của các bạn mà thôi chứ thực sự các file đó rất hiếm khi đã được chuẩn hoá. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra đối với 1 file nhạc chưa được master, có khi sẽ bị nhỏ, cũng có khi lại nghe quá lớn đến nỗi bị bể tiếng, có khi lại nghe như thiếu thiếu 1 cái gì đó mà tai nghe của chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Và bạn có để ý rằng các file nhạc của ca sĩ khi nghe sẽ rất ấm và đầy, đó là do chúng đã được làm master rồi đó bạn à.

Vậy master là gì, nếu nói theo nghĩa tiếng anh thì nó là 1 sản phẩm gốc, 1 cái gì đó hoàn hảo, và trong kĩ thuật âm thanh thì đó là giai đoạn hậu kì không thể thiếu trong cả quá trình production. Bao gồm các công đoạn như cân chỉnh âm lượng(gain), cân bằng âm sắc (dinamic) hay cân chỉnh lại các vùng tần số và tạo fade in (to dần), fade out (nhỏ dần) cho bài nhạc v.v… mà trong quá trình mixing chúng ta chưa thực hiện được. 

Mình xin nêu ra vài thao tác cơ bản và cần thiết trong quá trình master để anh em tham khảo nhé:

Change gain : đây là thao tác để chúng ta thay đổi âm lượng của file nhạc, nhờ nó mà chúng ta có thể quy định cho file đó cá mức âm lượng bao nhiêu decibel.

Normalize: đây là thao tác cần thiết và khá quan trọng trong quá trình master, nó dùng để chuẩn hoá âm lượng của file nhạc, vậy như thế nào là chuẩn hoá, đó là nó sẽ đưa mức âm lượng cực đại của file nhạc về 1 mức nào đó mà chúng ta quy định (thông thường là 0 db), có nghĩa là file nhạc đó có lúc lớn lức nhỏ tuỳ tiết tấu, nhưng bao giờ mức lớn nhất của nó cũng chỉ là 0db mà thôi, và chính nhờ công đoạn này mà hệ thống nghe nhạc của chúng ta sẽ không bị qúa tải khi chơi các file đó.

Dinamic : đây là chức năng dùng để tác động đến âm sắc và màu âm của file nhạc, âm sắc là sự sai biệt giữa thanh áp nhỏ nhất và lớn nhất, tai người có khả năng chịu được sự thay đổi âm sắc trong giới hạn từ 120-130 db, còn màu âm là các cảm nhận của chúng ta về nguồn âm , vd như khi nói giọng khoẻ, giọng đuối là đang đề cập đến màu âm. Và vì vậy khi chỉnh cho 1 người hát yếu hơi húng ta không nên dùng “change gain” mà phải dùng đền các chức năng của họ dinamic.

Equalizer; đây là cái mà dân âm thanh sẽ gặp suốt, nó dùng để cân chỉnh các vùng tần số với nhau mà dân trong nghề nói nôm na là chỉnh bass ,treble. Cái này thì khỏi nói anh em cũng biết nó quan trọng cỡ nào rồi chứ.

Fade in, fade out: đây là chức năng tạo chức năng to dần ở đầu bài hay tắt dần ở cuối bài, nhò có nó mà các lần chuyền tiếp giữa 2 bài nhạc sẽ rất dẽ chịu hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn nhiều chức năng nữa tuỳ theo phần mềm hay mày làm master hỗ trợ. Trên đây nopccc chỉ nêu ra các thao tác cơ bản mà công cụ master nào cũng phài có. Đọc đền đây hẳn bạn sẽ cảm nhận được vai trò của master rồi chứ, vậy thì bắt tay vào làm thư đi nhé. Trên thị trường hiện giơ có 2 dạng công cụ đề làm hậu kì, 1 là các máy chuyên dụng đắt tiền có thể ghi trực tiếp ra đĩa, 2 là các phần mềm chuyên dụng mà anh em xhúng ta hay xài, và người ta thường hay xài các wave editor như Sony soundforge hoặc Wavelab của hãng steinberg media, các phần mềm này tuy không được như máy pro nhưng bảo đảm sẽ làm hài lòng giới chịu chơi nhưng không chịu chi (vì không có tiền ) như chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: