MCB (đề cương môn học)
Câu hỏi loại 1 điểm
Câu 1: Trình bày khái niệm, vai trò và bản chất của Marketing? Lấy ví dụ minh họa?
1. Khái niệm Marketing:
+ Theo nghĩa rộng: Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
+ Theo nghĩa hẹp: Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
2. Bản chất của Marketing:
+ Là mang đúng sản phẩm, đến đúng khách hàng, ở đúng nơi họ cần, đúng thời điểm, với đúng giá, sử dụng các công cụ truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu.
3. Vai trò của Marketing:
+ Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường. Đây là sự khác biệt cơ bản về chất của công tác kế hoạch trong kinh tế thị trường so với công tác kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
+ Trong điều kiện cạnh trạnh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nào biết hướng đến thị trường thì mới có khả năng tồn tại.
Câu 2: Trình bày khái niệm nghiên cứu Marketing? Cho biết mục đích của nghiên cứu Marketing? Lấy ví dụ minh họa?
1. Khái niệm nghiên cứu marketing:
+ Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các thông tin (dữ liệu) về các vấn đề liên quan đến các hoạt động Marketing hàng hoá và dịch vụ.
2. Mục đích nghiên cứu marketing:
+ Hiểu rõ khách hàng
+ Hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh
+ Hiểu rõ tác động của môi trường đến doanh nghiệp
+ Hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của ta
Từ đó:
+ Vạch ra chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp nhằm vào thị trường mục tiêu.
+ Xác định, giải đáp một vấn đề cụ thể như: tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng về giá cả một loại sản phẩm, về một loại bao bì mới hay về hiệu quả của một chương trình quảng cáo.
3. Ví dụ:
Kết quả nghiên cứu người tiêu dùng 2007, do Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp - báo Sài Gòn tiếp thị thực hiện với sự cộng tác của chuyên gia Vũ Thế Dũng (Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) đã đưa ra kết luận sau đây:
+ Giá không còn là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua của hầu hết sản phẩm và dịch vụ, cũng như trong các nhóm người tiêu dùng ở các vùng, mặc dù vẫn giữ vị trí quan trọng.
+ Chất lượng, tính năng, mẫu mã, thương hiệu ngày càng trở thành các yếu tố tạo sự khác biệt cơ bản cho các sản phẩm dịch vụ. Đây là xu hướng tiêu dùng mới ở Việt Nam, đặc biệt là đối với người tiêu dùng khu vực phía Nam.
Câu 3:Cho biết yếu tố của môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa?
a. Các yếu tố của môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp:
1) Những giá trị văn hóa truyền thống:
Giá trị văn hoá truyền thống là các chuẩn mực và niềm tin trong xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác, được duy trì và thừa kế trong môi trường gia đình, xã hội. Giá trị văn hoá truyền thống tác động mạnh đến hành vi ứng xử, tiêu dùng hàng ngày của con người. Đồng thời giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững, khó thay đổi. Các nhà quản trị Marketing không thể thay đổi được các giá trị văn hoá truyền thống mà chỉ có thể thay đổi các giá trị văn hoá thứ phát.
2) Những giá trị văn hoá thứ phát:
Giá trị văn hoá truyền thống là các chuẩn mực và niềm tin trong xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác, được duy trì và thừa kế trong môi trường gia đình, xã hội. Giá trị văn hoá truyền thống tác động mạnh đến hành vi ứng xử, tiêu dùng hàng ngày của con người. Đồng thời giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững, khó thay đổi. Các nhà quản trị Marketing không thể thay đổi được các giá trị văn hoá truyền thống mà chỉ có thể thay đổi các giá trị văn hoá thứ phát.
3) Các nhánh văn hoá
Trong một nền văn hoá luôn luôn tồn tại các nhóm dân cư với các sắc thái văn hoá đặc trưng riêng ngoài các đặc trưng chung của nền văn hoá. Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ các hệ thống giá trị văn hoá, đạo đức nào đó. Đó là các nhóm tôn giáo, dân tộc, thanh niên...Các nhà quản trị Marketing nên xem các nhánh văn hoá này như là các đoạn thị trường đặc thù để khai thác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sẽ dẫn tới sự giao thoa giữa các nền văn hoá khác nhau, nhưng cũng có thể tạo ra các xung đột. Muốn cho sản phẩm của mình được chấp nhận tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu, các doanh nghiệp phải hiểu biết môi trường văn hoá nơi mình kinh doanh để lựa chọn các chiến lược Marketing phù hợp. Mặt khác, khi đời sống vật chất được nâng cao, văn hoá tiêu dùng cũng thay đổi theo. Từ tâm lý ăn tiêu tiết kiệm, ăn chắc mặc bền chuyển sang tiêu pha thoải mái và chú trọng tới mẫu mã và chất lượng hơn.
b. Ví dụ:
+ Văn hoá Việt Nam hướng về tình cảm gia đình. Do vậy, quảng cáo thực phẩm, đồ dùng gia đình… mang hình ảnh gia đình đầm ấm thì dễ gây ấn tượng, dễ được chấp nhận. Hãng xe tắc xi Thành Hưng quảng cáo: “Xe gia đình, xe của chúng mình!”.
Câu 4: Thế nào là phân đoạn thị trường? Phân đoạn thị trường mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa?
1. Khái niệm phân đoạn thị trường
+ Phân đoạn thị trường (Market sergmentation) là quá trình phân chia người tiêu dùng thành các nhóm dựa trên các khác biệt về nhu cầu, hoặc các đặc tính, hành vi.
+ Ví dụ :
Các hãng ô tô của Nhật Bản ban đầu đã xâm nhập và chiếm lĩnh được một phần thị trường ô tô thế giới bẵng các kiểu ô tô nhỏ, giá thấp, tiết kiệm xăng. Sau đó họ bành trướng dần sang các thị phần xe sang trọng.
2. Lợi ích phân đoạn thị trường mang lại cho doanh nghiệp
+ Do khách hàng đa dạng, trong khi doanh nghiệp không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu. Do vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn thị trường mục tiêu mà mình có khả năng cao nhất để đáp ứng.
+ Mỗi doanh nghiệp chỉ có một số thế mạnh nhất định mà thôi, do đó chỉ nên chọn đoạn thị trường sao cho có thể khai thác được lợi thế đó để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
+Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp phân bố có hiệu quả các nguồn lực. Nguồn lực của một doanh nghiệp là hữu hạn. Nếu doanh nghiệp chọn thị trường mục tiêu đúng thì nguồn lực được đầu tư và khai thác có hiệu quả. Như vậy, phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào đúng chỗ.
+ Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, do vậy tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, ngay cả với các doanh nghiệp nhỏ.
+ Ví dụ:
- Các công ty nhỏ dùng chiến lược phân đoạn thị trường để chiếm được một chỗ đứng trên thị trường đã có kẻ chiếm giữ nhưng chưa chú trọng đến hết các phân đoạn hoặc chỉ thực hiện Marketing đại trà.
- Các công ty lớn đã chiếm lĩnh thị trường thì phải đề phòng kẻ xâm nhập bằng cách áp dụng chiến lược phân đoạn thị trường.
Câu 5:Khái niệm về thị trường người tiêu dùng? Các đặc trưng cơ bản của thị trường người tiêu dùng? Cho ví dụ minh họa?
1. Khái niệm thị trường người tiêu dùng
+ Thị trường người tiêu dùng (Consumer Market) là thị trường bao gồm những cá nhân, nhóm người và hộ gia đình mua sản phẩm cho mục đích tiêu dùng cá nhân, gia đình. Như vậy, các quyết định mua của họ mang tính cá nhân, với mục tiêu phục vụ cho các nhu cầu của bản thân hoặc cho gia đình.
+ Ví dụ:
2. Đặc trưng cơ bản của thị trường người tiêu dùng
+ Có quy mô lớn và ngày càng tăng
+ Tiêu dùng nhiều loại sản phẩm
+ Nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng và thay đổi theo thời gian
+ Ví dụ:
Câu 6: Trình bày khái niệm sản phẩm theo quan điểm marketing? Quan điểm sản phẩm theo Marketing có gì khác so với quan điểm thông thường không? Lấy ví dụ minh họa?
1. Quan điểm sản phẩm theo quan điểm của Marketing
+ Sản phẩm theo quan điểm của Marketing là tập hợp tất cả các yếu tố hữu hình và vô hình có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ.
+ Ví dụ:
Khi mua một chiếc xe Mercedec, khách hàng vừa mua một phương tiện đi lại hiện đại, bền lâu, an toàn và vừa mua một sự sang trọng, hãnh diện đối với người xung quanh. Sản phẩm ở đây bao gồm vừa yếu tố vật chất (chiếc xe bền chắc), vừa yếu tố tinh thần (sự sang trọng, hãnh diện).
2. Sự khác nhau của quan điểm sản phẩm theo Marketing so với quan điểm thông thường:
+ Sản phẩm theo quan điểm thông thường chỉ bao hàm các yếu tố hữu hình mà thôi. Còn sản phẩm theo quan điểm Marketing có nội dung rộng hơn, bao gồm cả yếu tố vật chất hữu hình, và các yếu tố phi vật chất vô hình. Thậm chí, theo quan điểm Marketing, thì chỉ riêng yếu tố vô hình như một ý tưởng, một giải pháp kinh doanh, một dịch vụ cũng tạo nên một sản phẩm. Nói một cách khái quát, sản phẩm theo quan điểm Marketing có thể là hàng hoá, dịch vụ, nơi chốn, con người, ý tưởng.
+ Một sản phẩm có thể bao gồm các yếu tố cấu thành như bao bì, màu sắc, giá cả, chất lượng, thương hiệu, dịch vụ khách hàng và cả tiếng tăm của người bán.
+ Ví dụ: Cùng một sản phẩm theo quan điểm thông thường như quả cam, chiếc áo, cân gạo… nhưng theo quan điểm Marketing nếu gắn cho nó các thương hiệu khác nhau thì sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau: áo sơ mi “Viettien”, áo sơ mi “May10”. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào của các đặc điểm như thiết kế, màu sắc, bao bì, kích thước, tên gọi, cách thức phục vụ…đều tạo ra một sản phẩm mới.
Câu 7: Tầm quan trọng của giá? Tóm tắt quy trình xác định giá?
a. Khái niệm về giá
+ Trong kinh tế, giá cả là giá trị dưới dạng bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ. Theo ý nghĩa thực tế, giá cả là số tiền trả cho một số lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó. Giá cả của sản phẩm, đặc biệt giá dịch vụ được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, dịch vụ.
+ Ví dụ:
· Trong dịch vụ đào tạo giáo dục, giá dịch vụ là tiền học phí (tuition).
· Trong dịch vụ ngân hàng, giá dịch vụ là lãi vay ngân hàng (interest).
…
b. Tầm quan trọng của giá
1) ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA
- Giá cả là khoản tiền họ phải trả để được quyền sử dụng/sở hữu sản phẩm. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp. Khách hàng thường coi giá là biểu hiện của chất lượng. Giá càng cao đi đôi với chất lượng cao (tiền nào của nấy!). Đặc biệt, khách hàng quan niệm như vậy khi không có các căn cứ khác về chất lượng sản phẩm. Tất nhiên, cảm nhận của khách hàng về chất lượng của sản phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi tiếng tăm, uy tín của nhà sản xuất, nhà phân phối.
2) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết đến cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Và do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Mặt khác, giá cả là một công cụ Marketing mix có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.
- Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, vì có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Tất nhiên, các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể cạnh tranh không phải bằng giá. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của giá đến cầu, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ khác biệt thông qua xúc tiến, bao bì, phân phối, dịch vụ khách hàng, và các yếu tố Marketing khác.
3. Tóm tắt quy trình xác định giá
Có 6 bước trong quá trình xác định giá:
1. Xác định mục tiêu định giá
2. Xác định cầu của thị trường mục tiêu
3. Xác định chi phí cho một đơn vị sản phẩm
4. Phân tích chi phí, giá cả và sản phẩm cạnh tranh
5. Chọn phương pháp định giá
6. Lựa chọn giá cuối cùng.
Câu 8: Định nghĩa kênh phân phối? Thế nào là phương thức phân phối rộng rãi? Lấy ví dụ minh họa?
1. Định nghĩa kênh phân phối
+ Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau thực hiện việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Như vậy, kênh phân phối giúp cho hàng hoá dịch vụ sẵn sàng cho khách hàng sử dụng.
+ Ví dụ
2. Phương thức phân phối rộng rãi
+ Để đáp ứng nhu cầu mua rộng rãi của người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, tăng tổng lợi nhuận, công ty cần phải đưa sản phẩm đến càng nhiều người bán lẻ càng tốt. Để thực hiện phương thức phân phối này, cần sử dụng rộng rãi các trung gian là các nhà bán lẻ ở các địa bàn khác nhau.
+ Ví dụ:
- Phương thức phân phối này phù hợp với các loại hàng hoá, dịch vụ thông dụng mà khách hàng tiện đâu mua đấy như kẹo cao su, thuốc lá, báo chí, vé xe buýt, điện thoại công cộng…
Câu 9: Nêu các cách phân loại sản phẩm theo quan điểm Marketing? Cho ví dụ minh họa?
Các cách phân loại sản phẩm theo quan điểm Marketing:
1. Phân loại theo hình thái tồn tại:
+ Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình mang lại cho người dùng một ích lợi vật chất, lợi ích tinh thần nào đó. Con người không thể cảm nhận dịch vụ thông qua các giác quan như nghe, nhìn, nếm, ngửi, tiếp xúc. Điều này làm cho việc bán dịch vụ khó khăn hơn.
+ Hàng hoá là loại sản phẩm hữu hình mà con người có thể tiếp xúc thông qua các giác quan để cảm nhận những yếu tố vật chất của nó.
+ Ví dụ:
- Dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho khách hàng rút ngắn không gian, nối liền khoảng cách, và cao hơn nữa là mang lại cho khách hàng một “cuộc sống đích thực”.
- Hàng hóa: tem thư, phong bì thư...
2. Phân loại theo mục đích sử dụng
+ Hàng hoá tiêu dùng là những hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng của cá nhân và gia đình. Đó là quần áo, bát đĩa, thức ăn, đồ dùng gia đình…
+ Hàng hoá tư liệu sản xuất là những hàng hoá do các tổ chức, doanh nghiệp mua phục vụ cho hoạt động của mình. Hàng hoá tư liệu sản xuất là các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động.
+ Ví dụ:
- Hàng hóa tiêu dùng: Ti vi, xà phòng, thuốc lá…
- Hàng hóa tư liệu sản xuất: sữa nguyên liệu, các linh kiện bán dẫn để lắp ti vi, đầu máy xe lửa...
Câu 10:Bản chất và vai trò của xúc tiến hỗn hợp? Cho ví dụ minh họa?
1. Khái niệm xúc tiến hỗn hợp
+ Xúc tiến là một thành tố trong Marketing mix nhằm tác động vào thị trường mục tiêu. Nhưng bản thân xúc tiến lại là một hỗn hợp gồm có các thành tố. Do vậy, người ta còn gọi là xúc tiến hỗn hợp.
+ Ví dụ:
- Xúc tiến hỗn hợp:gồm: Quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền, khuyến mại, bán hàng trực tiếp...
2. Bản chất của xúc tiến hỗn hợp
+ Xúc tiến (promotion) là các hoạt động truyền tin về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm. Do vậy, người ta còn gọi đây là các hoạt động truyền thông Marketing (Marketing communication).
+ Xúc tiến có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin. Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu.
3. Vai trò của xúc tiến hỗn hợp:
+ Xúc tiến có nhiệm vụ giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua và sử đụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra, hàng ngày khách hàng nhận được vô số các thông điệp xúc tiến từ đủ các loại phương tiện truyền thông
+ Xúc tiến là một thành tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược Marketing mix khác
+ Thông qua xúc tiến, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng hiện tại và tiềm năng biết được những lợi thế của sản phẩm của công ty. Xúc tiến giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro