Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mb hh sgd

Câu 1:

Tôi là cổ đông sáng lập đăng kí mua 30% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán nhưng đã qua hạn 90 ngày mà vẫn chưa thanh toán đủ số cổ phần đăng kí mua thì số cổ phần chưa góp đủ phải xử lý như thế nào ?

Trả lời:

Theo ĐIỀU 84, khoản 3, Luật doanh nghiệp quy định:

Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, nếu điều lệ của công ty không có quy định trước thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập có thể xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty."

Ngoài ra, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 còn quy định thêm về việc mua lại cổ phần ở ĐIỀU 90 & 91 và điều kiện thanh toán - xử lý các cổ phần mua lại tại ĐIỀU 92 và việc tiếp nhận thành viên mới ở ĐIỀU 139 Luật doanh nghiệp VN năm 2005.

Câu 2:

Ông A là cổ đông chiếm 10% tại 1 công ty cổ phần. Do bất đồng quan điểm trong điều hành nên ông A nghỉ việc. Công ty không thanh toán số tiền ông A đóng góp và có ý định giải thể. Vậy ông A có được quyền rút số tiền đã đóng góp không và ý định giải thể của công ty có được phép không?

Trả lời :

Trước hết việc công ty muốn tiến hành giải thể thì phải có quyết định bằng văn bản của Đại hội dồng cổ đông. (điều 157, luật doanh nghiệp việt Nam 2005).

Trong trường hợp ông A, thì ông A có quyền yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của mình theo như khoản 1, điều 90 luật doanh nghiệp việt Nam 2005 "Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình."

Câu 3:

Người Việt Nam ở nước ngoài có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần hay không? Nếu có thì họ có bị hạn chế gì về quyền, lợi ích và trách nhiệm với công ty khi sở hữu cổ phần hay không?

Trả lời:

QUYẾT ĐỊNH 36/2003/QĐ -TTg của thủ tướng chính phủ: Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tại Điều 2. "Nhà đầu tư nước ngoài" bao gồm:

1. "Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài" là tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

2. "Người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài cư trú ở nước ngoài.

3. "Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

4. "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Tuy nhiên Ngày 18/06/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg (QĐ88) thay thế quyết định 36. Khoản 1 điều 2 của Quyết định 88 đã quy định cụ thể hơn về Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

. Nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Quy chếnày bao gồm tổ chức và cá nhân nước ngoài, cụ thể như sau:

a) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam;

b) Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

c) Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

d) Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

Như vậy, quyết định 88 không có quy định gì về việc góp vốn của người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo quyết định 36, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn được trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Khi đó, có các mức điều chỉnh như sau:

 Điều 4. Mức góp vốn, mua cổ phần

Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam.

 Điều 15. Quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.

1. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng và trong việc đản bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Được chuyển sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi Công ty cổ phần đã niêm yết theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.

4. Được chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, thu nhập hợp pháp khác tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính về chế độ quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu sử dụng lợi tức thu được từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam để tái đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam.

6. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập có được do vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ -CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

7. Được hưởng quyền lợi như các cổ đông hoặc thành viên khác là người Việt Nam trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.

8. Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác do pháp luật Việt Nam quy định.

9. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã được tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của các luật này và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.

 Điều 16. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Quy chế này và trong Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, người Việt Nam ở nước ngoài ( tức là nhà đầu tư nước ngoài theo quyết định 36/2003) được điều chỉnh bời các điều sau theo NGHỊ ĐỊNH 108 /2006 của chính phủ về quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật dầu tư:

Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.

3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Điều 8. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Điều 9. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh.

2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư.

3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan.

4. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.

5. Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Ngoài ra, tuỳ vào hình thức kinh doanh của công ty mà có những quy định về tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo thêm phụ lục số 1 QUYẾT ĐỊNH 10-2007 của Bộ Thương Mại quy định về hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá :

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu : Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

Đối với hoạt động thực hiện quyền phân phối :

- Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

- Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày 01/01/2009.

- Quyền phân phối gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất; việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý).

- Đối với hoạt động quảng cáo thương mại :

Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh hoặc theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đã được cấp phép kinh doanh quảng cáo thương mại.

Trong trường hợp đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2009, không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với hoạt động giám định thương mại ( không bao gồm hoạt động kiểm định phương tiện vận tải)

Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng

Câu 4.

Người Việt Nam ở nước ngoài có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần hay không? Nếu có thì họ có bị hạn chế gì về quyền, lợi ích và trách nhiệm với công ty khi sở hữu cổ phần hay không?

Trả lời:

a).Theo điều 4 khoản 11, luật DN VN năm 2005 có giải thích cổ đông của cty CP như sau: "Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần"=>Như vậy, Người Việt Nam ở nước ngoài vẫn có thể trở thành cổ đông của cty CP, chỉ cần họ mua ít nhất một cổ phần của cty CP mà thôi.

b). Họ có bị hạn chế quyền,lợi ích và trách nhiệm gì hay không???

TH1: nếu người này vẫn mang quốc tịch VN, thì đương nhiên họ cũng có quyền lợi, nghĩa vụ như các cổ đông khác của cty CP.

TH2: nếu người này đã thay đổi quốc tịch, tức là không còn mang quốc tịch VN nữa thì họ sẽ bị hạn chế một số quyền lợi và nghĩa vụ như sau:

(Điều 6, thông tư của bộ tài chính số 73-2003 TT-BTC ngày 31/7/2003): Họ (cho dù là cá nhân hay tổ chức) cũng chỉ được mua cổ phần tối đa bằng 30% vốn điều lệ

(Điều 10 của DT-QD thay thế Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ):chỉ được mua cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông để trở thành cổ đông sáng lập của cty.(cty CP đang trong thời hạn 3năm đầu hoạt động; mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác trong cty CP khi Điều lệ công ty có quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

(Điều 6 trong DT-QD thay thế Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ): điều kiện góp vốn mua cổ phần: 1.Nếu là tổ chức phải có: tài khoản mở tại NH thương mại tại VN, bản sao giấy chứng nhận ĐK KD hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp nhân, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký.2.Nếu là cá nhân phải có:tài khoản cá nhân tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bản sao hộ chiếu.

Câu 5:

Khi công ty phá sản thì các cổ đông sẽ phải làm gì và chịu trách nhiệm như thế nào với tài sản cũng như những nghĩa vụ còn lại của công ty?

Trả lời:

Khi công ty tuyên bố phá sản thi các thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty bằng phần vốn góp của minh. Sau khi thực hiện trả tất cả các khoản nợ thì mới đươc phân chia số phần tài sản còn lại của công ty theo tỷ lệ góp vốn của mình và theo thứ tự ưu tiên (cổ đông ưu đãi). Ở VN thời gian để thực hiên việc phá sản rấts lâu và thủ tục rất phức tạp

Câu 6.

Có thể chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên hay không và ngược lại? Nếu được thì bằng cách nào?

Trả lời:

a) Cty CP có chuyển thành cty TNHH 1 thành viên được. (Điều 20 nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2009)

1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng cách:

a) Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc

b) Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc

c) Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.

2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị chuyển đổi;

b) Điều lệ công ty chuyển đổi;

c) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp, hoặc thỏa thuận về việc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần hoặc phần vốn góp.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày một cổ đông hoặc một thành viên nhận chuyển nhượng quy định tại điểm a, hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm b, hoặc một người khác nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đổi với công ty được chuyển đổi.

4. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.

b) cty TNHH 1 thành viên cũng có thể chuyển đổi được thành cty CP (Điều 21 nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2009)

Do cty TNHH 1 thành viên có dưới 3 thành viên nên phải huy động thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.

 Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị chuyển đổi;

b) Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;

c) Điều lệ công ty cổ phần;

d) Danh sách cổ đông sáng lập (nếu có) hoặc cổ đông phổ thông với nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Doanh nghiệp;

đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thoả thuận góp vốn đầu tư.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên ra quyết định chuyển đổi, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đối với công ty được chuyển đổi.

4. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.

c) cty CP X đang có món nợ 7 tỷ VNĐ. Khi công ty đó được chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên thì số nợ đó được giải quyết như thế nào?

Cty X muốn chuyển thành cty TNHH 1 thành viên thì trước hết phải trả hết món nợ 7 tỷ đó đã.

Câu 7

Công ty cổ phần có vốn điều lệ theo ĐKKD tại thời điểm 1/1/2008 là 8 tỷ đồng, đến tháng 5/2009, các cổ đông mới góp được 50% (4 tỷ). Nay công ty muốn giảm vốn điều lệ bằng số thực góp thì có được không?

Trả lời:

Không một điều khoản nào của LDN 2005 nói về giảm vốn điều lệ của Cty CP. Tôi đã trao đổi với lãnh đạo phòng DKKD của Sở KHDT và một số người có thẩm quyền của UBND TP, họ ghi nhận điều đó và cho biết rằng, Công ty cổ phần chỉ có thể giảm tối đa 30% vốn điều lệ sau khi đã hoạt đọng được 3 năm kể từ ngày đăng kí kinh doanh!

Hơn nữa, Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì trong trường hợp này Công ty của bạn phải có nghĩa vụ đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Điều này có nghĩa là Công ty của bạn phải đăng ký để giảm vốn Điều lệ xuống bằng với số cổ phần mà Công ty đã phát hành.

Câu 8

Xin hỏi tại sao so với các loại hình doanh nghiệp khác thì việc tổ chức quản lí công ty cổ phần phải tuân theo những quy định pháp luật phức tạp hơn.

Trả lời:

Lý do chính của việc này xuất phát từ 02 thuộc tính riêng có của CTCP mà 2 loại công ty còn lại (Công ty TNHH và Công ty hợp danh) không có, đó là do "cách huy động/ tăng vốn" và "cách chuyển nhượng vốn".

Về "cách huy động vốn": luật pháp cho phép CTCP có thể tự do huy động vốn (tất nhiên là cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định) từ bên ngoài mà không hạn chế số lượng người (cá nhân/ tổ chức) tham gia vào và số lượng vốn mà CTCP muốn huy động (thuật ngữ pháp lý thì hay gọi là "phát hành" thêm cổ phần). Trên lý thuyết thì không giới hạn số lượng cổ đông trong công ty cổ phần, so sánh đặc điểm này ở Công ty TNHH của Việt Nam thì chỉ được tối đa là 50 người, còn Công ty hợp danh thì mặc dù không có quy định số lượng tối đa nhưng do đặc thù những người tham gia cũng là người quản trị công ty, điều đó có nghĩa là thành viên mới cũng phải là người quản trị công ty nên thường thì việc huy động thêm vốn từ bên ngoài là rất hạn chế.

Về "Cách chuyển nhượng vốn": nói chung, luật pháp cũng cho phép cổ đông của CTCP được tự do chuyển nhượng cổ phần mà mình sở hữu, nói nôm na là những người này có thể góp vốn vào và chuyển vốn đi cho người khác tương đối dễ dàng (với cổ phần phổ thông, là loại cổ phần phổ biến nhất của CTCP, còn ngoài ra CTCP còn có thể có các loại cổ phần "ưu đãi khác", nhưng các loại cổ phần "ưu đãi" này có thể không thể hiện rõ tính "dễ chuyển nhượng" của cổ đông. Trong công ty TNHH thì muốn chuyển nhượng vốn trước tiên phải ưu tiên chuyển nhượng trước cho các thành viên còn lại, họ không mua thì mới được chuyển nhượng ra bên ngoài. Trong công ty hợp danh thì không có khái niệm chuyển nhượng phần vốn (đối với thành viên hợp danh) mà chỉ có góp vào rồi nếu không tham gia tiếp thì rút ra, không còn làm thành viên công ty nữa.

Như vậy do CTCP có 2 đặc điểm "ưu việt" trên, thì nó cũng tuân theo "nhiều quy định pháp luật phức tạp hơn", hiểu theo nghĩa là nó chịu nhiều ràng buộc hơn (so với Công ty TNHH và Công ty hợp danh). Vì dễ gọi vốn hơn từ bên ngoài, nên Nhà nước phải đề ra cơ chế kiểm soát nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho xã hội vì đây là việc huy động vốn xã hội vào CTCP.

Vì dễ chuyển đổi cổ phần, hôm nay có thể ông A là chủ sở hữu, ngày mai có thể là ông B rồi (giống như việc bạn bán/ mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vậy), nên phải đặt ra cơ chế phức tạp hơn để các chủ sở hữu (rất dễ thay đổi) này kiểm soát công ty.

Một vấn đề nữa là do công ty cổ phần tách riêng giữa một bên là chủ sở hữu và bên kia là ban quản lý của công ty. Chính vì vậy, cơ chế của CTCP cũng cần phi phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác.

Câu 9

Công ty cổ phần có luôn được phát hành cổ phiếu hay không? Trường hợp nào thì không được?

Trả lời:

Theo Điều 6 và Điều 7 nghị định của Chính Phủ số 144/2003 NĐ-CP thì điều kiện phát hành cổ phiếu được quy định như sau:

Điều 6. Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

1. Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam.

2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi.

3. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.

4. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng để có vốn thành lập công ty cổ phần mới hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ cao không bắt buộc phải thực hiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 7. Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền

1. Việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, phát hành quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền chỉ được thực hiện khi tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, Điều 6 Nghị định này. Tổ chức phát hành được đăng ký phát hành thêm cổ phiếu chung cho nhiều đợt khi có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt cho cùng một dự án.

2. Tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng muốn phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng phải làm thủ tục đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Như vậy, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu (theo khoản 3 Điều 77 - luật doanh nghiệp Việt Nam 2005), tuy nhiên công ty cổ phần sẽ không được phát hành thêm cổ phiếu trong trường hợp không thỏa mãn Điều 6 và Điều 7 (theo số 144/2003 NĐ-CP) trên đây.

Câu 10

Tôi vừa mới thành lập công ty Cổ phần tư vấn kỹ năng của trẻ nhưng do công ty còn mới nên chưa có nhiều hoạt động. Vì vậy, tôi muốn ngừng hoạt động khoảng 6 tháng. Sau đó lại tiếp tục hoạt động. Do vậy tôi muốn hỏi nếu ngừng hoạt động như vậy có vi phạm pháp luật không , thủ tục ngừng hoạt động cần phải làm những gì.

Trả lời :

Theo điều 156, luật doanh nghiệp việt nam 2005 thì doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm hoặc tiếp tục kinh doanh.

Còn theo điều 43, nghị định 88/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Nội dung thông báo về tạm ngừng kinh doanh gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi nhận thông báo sẽ ghi vào sổ theo dõi.

Câu 11

Số người đại diện được ủy quyền tham gia hội nghị hội đồng cổ đông là bao nhiêu?

Trả lời:

- Theo Khoản 1 - Điều 79 luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 về quyền của cổ đông thì : Cổ đông phổ thông có quyền: "Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết"

- Theo Khoản 3 Điều 96 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 về Đại hội đồng cổ đông thì: "Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện."

Như vậy, nếu điều lệ của công ty không có quy định khác thì mỗi cổ đông có thể cử một hoặc một số đại diện tham gia hội nghị hội đồng cổ đông theo số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông đó.

Câu 12

Cuối năm 2006 chúng tôi (3 thành viên) có thành lập một công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 1,9 tỷ. Nhưng trên thực tế đến bây giờ chúng tôi chưa đóng đủ số vốn đó. Trường hợp của công ty chúng tôi có vi phạm luật không? Bây giờ chúng tôi phải xử lý giải quyết tình trạng này ra sao ạ? Mong các bạn hiểu biết luật doanh nghiệp hướng dẫn chúng tôi cách giải quyết tốt nhất

Trả lời :

Trước hết công ty phải đáp ứng yêu cầu về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Mà theo điều 84, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20 % số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.

"Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó."( khoản 3 điều 84, luật doanh nghiệp việt nam 2005)

Ngoài ra công ty còn phải đáp ứng yêu cầu của khoản 4, điều 84, luật donah nghiệp việt Nam 2005 như sau:

"Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. "

Do đó, nếu đến hết thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận được giấy đăng ký kinh doanh mà công ty chưa bán hết số cổ phần được quyền chào bán thì tức là công ty đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, công ty phải nhanh chóng tìm cách bán hết số cổ phần chưa bán của mình tuy nhiên vẫn phải đảm bảo là số cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập phải chiếm ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.

Câu 13

Có luật nào quy định về vốn pháp định của công ty cổ phần hay không?

Trả lời:

Theo khoản 7 điều 4, luật DN VN 2005 có nêu rõ: "vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp".

Trong khoản 1 điều 7, nghị định của Chính phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật DN có nêu "Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành". Và trong Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì vốn pháp định phải được xác nhận bởi cơ quan cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh...

1/ Tổ chức tín dụng:

- Ngân hàng thương mại cổ phần: 1.000 tỷ đồng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

2/ Quỹ tín dung nhân dân

- Quỹ tín dụng nhân dân TW: 1.000 tỷ đồng

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng

3/ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

- Công ty tài chính: 300 tỷ đồng

- Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng

3/ Kinh doanh lữ hành

-Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu đồng

4/- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm

Câu 14

Trước và trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người họ đề cử. Vậy nhóm cổ đông sở hữu 50% - 60% tổng cổ phần công ty có quyền biểu quyết 6 hoặc 7 ứng cử viên hay không?

Trả lời :

Theo mục đ, khoản 3, điều 17 nghị định 139/2007 của chính Phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp thì: "Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên". Do đó, nhóm cổ đông sở hữu 50-60% không được bầu đến 6-7 ứng cử viên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #sgd