matnasatqtkd
Đặt văn bản tại đây...Một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, đặc biệt các nguồn vốn vay ưu đãi (thủ tục vay vốn rườm rà). Đáng chú ý là một số doanh nghiệp dân doanh không có tài sản thế chấp, rất khó vay vốn các ngân hàng. Theo ông Trần Hữu Huỳnh, để giải quyết vấn đề này, trong những năm đến, Nhà nước cần mở rộng chính sách ưu tiên hỗ trợ về vốn và cho vay hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất kinh doanh; cần có chính sách tín dụng không cần thế chấp, cùng các cơ chế hỗ trợ khác để các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tín chấp các công trình đang thi công. Các hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện hỗ trợ và cải tiến các thủ tục vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần định giá tài sản cầm cố có vốn (thế chấp) theo giá thị trường và hình thành nguồn vốn cho thuê tài chính để họ có điều kiện mua sắm tài sản cố Đó là đánh giá của ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ chính sách lao động và việc làm (Bộ LĐTB&XH), trong buổi báo cáo kết quả điều tra về quá trình chuyển tiếp từ học sang làm của nữ thanh niên do Vụ phối hợp với Văn phòng ILO Hà Nội tổ chức sáng nay.
Ông Đồng cho biết: "Lực lượng lao động trẻ (tuổi 15-34) của VN chiếm 64,78% dân số. Trong đó, hầu hết chỉ học tới bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Số được đào tạo bậc ĐH và dạy nghề còn rất ít. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc của thanh niên".
Nằm trong khuôn khổ dự án Khuyến trợ việc làm nhiều hơn và tốt hơn cho nữ thanh niên VN, từ tháng 8 đến tháng 10, Vụ chính sách lao động và việc làm đã điều tra trên 1.200 nam nữ thanh niên độ tuổi 15-25 tại 6 tỉnh thành: Hà Nội, TP HCM, Hà Tây, Quảng Ninh, Bình Dương, Hải Dương. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lao động trẻ qua học nghề rất thấp, đặc biệt là nữ giới. Lý do không tiếp tục học chủ yếu là gia đình không có điều kiện kinh tế, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thi trượt ĐH (nam giới), không thích đi học (nữ giới). Hầu hết số người được hỏi cho rằng không được hướng dẫn hoặc tư vấn gì về loại hình hoặc khoá đào tạo nghề, nếu có chủ yếu từ gia đình.
Thanh niên đi tìm việc lần đầu thường ở độ tuổi 20, nữ mất nhiều thời gian tìm việc hơn nam. Những cản trở chính trong quá trình xin việc là thiếu kinh nghiệm, không có cơ hội đào tạo, trình độ chưa đạt, không đủ việc. Về phía nhà tuyển dụng, đa số muốn tuyển lao động nam trong nhóm 18-24 tuổi, đã qua đào tạo ĐH, trung học hoặc học nghề. Tuy nhiên, họ gặp phải những bất lợi do người được tuyển dụng thiếu kinh nghiệm, chưa có ý thức làm việc, ý thức kỷ luật kém.
Theo bà Ngô Ngọc Liên, chuyên viên Vụ chính sách lao động và việc làm, quy mô cuộc điều tra tuy nhỏ, nhưng cũng phản ánh một thực tế hiện nay là có sự bất cập lớn giữa cung và cầu lao động. Lao động trẻ có nhu cầu tìm kiếm việc rất lớn (mỗi năm có thêm 1,2 triệu người), nhưng trình độ nghề lại kém, do đó rất khó được doanh nghiệp tiếp nhận.
Bà Liên cho rằng, những lý do chính dẫn đến điều này là các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm chưa thay đổi trang thiết bị, giáo viên, tài liệu so với nhu cầu thực tiễn về cung ứng, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan, tổ chức đào tạo, cung ứng và quản lý lao động trên địa bàn; nhận thức về giới trong xã hội, trực tiếp là người sử dụng lao động và người lao động chưa thay đổi, vẫn còn định kiến thiên lệch làm giảm đi những cơ hội việc làm cho nữ.
Nâng cao trình độ cho người lao động: DN đóng vai trò quan trọng
Giai cấp công nhân, người lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển về kinh tế, nhất là trong giai đoạn đổi mới, hội nhập vừa qua. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng, trình độ của giai cấp công nhân, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với giai đoạn phát triển mới ? Vai trò của DN về vấn đề này ? ...
Cách đây gần 1 năm, BCHTƯ Đảng đã ban hành Nghị quyết 20 về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước". Nghị quyết nhấn mạnh việc cần thiết xây dựng giai cấp công nhân VN lớn mạnh, có trình độ cao về nghề nghiệp trong giai đoạn phát triển mới. Hiện nay, các địa phương, DN trong cả nước đang đẩy mạnh thực hiện và lấy NQ làm kim chỉ nam để sớm xây dựng được đội ngũ công nhân, lao động VN có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế...
Chưa đáp ứng yêu cầu
Đó là những yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề cao... Thực tế cho thấy hiện chỉ có khoảng 30% lao động VN được qua đào tạo. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay cũng chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của DN, nhưng phải tiếp tục đầo tạo thêm 2-3 năm nữa. Điều này dẫn đến việc nhiều DN đang thiếu lao động nhưng không sao tuyển được đủ. Ngay như đội ngũ sinh viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của DN mà một trong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc. Bà Florance Marioranjtham - GĐ nhân sự Cty TNHH Panasonic VN cho biết: Năm 2010, Cty có nhu cầu tuyển dụng trên 4.000 người trong đó có không ít kỹ sư thuộc các ngành: điện, điện tử, cơ khí. Nguồn cung chủ yếu là tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học trong nước. Thế nhưng dù đã có chương trình tuyển dụng rất sớm, Cty vẫn gặp khó khăn do không có đủ lực lượng đáp ứng yêu cầu.
Hai vấn đề tồn tại
Theo các chuyên gia thì có hai vấn đề tồn tại song song từ lâu nhưng chưa có lời giải căn cơ khiến chất lượng lao động VN chưa đáp ứng được nhu cầu, đó là : quy mô đào tạo nghề và trình độ tay nghề của công nhân. Bản thân giáo trình, mô hình đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề ở VN luôn "lệch pha" so với nhu cầu của DN. Đấy là chưa kể công tác dự báo về nhu cầu lao động trên thị trường cũng chưa tốt, chưa bài bản...
Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ cấu lực lượng lao động VN từ 2005-2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị trường.
Vai trò của DN
Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, DN đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi điều này mà đã có rất nhiều DN không tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao.
Cuộc khảo sát mới đây của Cty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, nhiều DN hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết. 69% DN ở VN nói rằng họ chi cho công tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% DN làm việc này.
Bản báo cáo về tình hình lao động, nguồn nhân lực mới đây của VCCI cũng chỉ ra rằng, cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và DN để thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội mà Chính phủ và Bộ GD - ĐT đề ra. Các hiệp hội DN và các DN cũng đã có những ký kết cụ thể với cơ sở giáo dục đào tạo. Tức là DN đặt hàng ngành giáo dục đào tạo trong việc cung ứng lao động chất lượng cao. Các DN không thể đứng ngoài hệ thống giáo dục đào tạo, chỉ đòi hỏi, yêu cầu, đặt hàng, mà họ phải trở thành một trong những chủ thể quan trọng nhất của đào tạo, chủ động tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của xã hội.
Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, chính các DN phải chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các DN cần có những chính sách ưu đãi riêng để "chiêu mộ" người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: Nếu lãnh đạo DN không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính DN của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến bạn hài lòng 100%.
Có thể thấy, nâng cao trình độ cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho họ là một cách thiết thực, cụ thể và nó đang là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng DN. Bởi ai cũng hiểu rằng, chăm lo tốt cho người lao động chính là nghĩa vụ trước pháp luật, là tố chất nhân văn của chủ DN đối với người lao động và là đạo đức kinh doanh, văn hóa - văn minh TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp dệt may trong nước đang áp dụng nhiều phương thức cải tiến quy trình để tăng năng suất lao động nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động và vấn nạn lao động "nhảy việc" diễn ra hiện nay.
Phương thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay là quy trình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing - LM), tức là loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất, như các thao tác thừa, loại bỏ tối đa thời gian dừng máy... Áp dụng LM sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Giám đốc Công ty may Sài Gòn, sau khi áp dụng quy trình LM, đến nay công ty ông đã giảm được thời gian tăng ca, công nhân cũng không phải làm việc ngày chủ nhật như trước, nhưng năng suất lao động lại tăng hơn 10% so với cùng kỳ. "Cùng với LM, hiện tại công ty cũng áp dụng quy trình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sẵn sàng, sạch sẽ, săn sóc) để người lao động làm việc chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian cho việc làm sạch máy, hay dây chuyền vì vậy công việc cũng đi vào nề nếp hơn", ông Hồng cho biết.
Sớm hơn Công ty may Sài Gòn, Tổng công ty may Việt Tiến đã áp dụng LM từ năm 2007, bắt đầu với một vài xí nghiệp trực thuộc, và đến nay đã nhân rộng cho toàn tổng công ty. "Nhờ áp dụng LM, đến nay năng suất lao động ở Việt Tiến tăng cao hơn nhiều so với trước", ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết.
Theo ông Ân, ngoài Việt Tiến, Tập đoàn dệt may còn có nhiều công ty khác như May 10, Nhà Bè... cũng đang áp dụng các quy trình cải tiến sản xuất như LM, các tiêu chuẩn như ISO, hay 5S... Nhìn chung, tại các doanh nghiệp có áp dụng các tiêu chuẩn này năng suất lao động đã tăng khoảng 30% so với trước.
Tập đoàn dệt may đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện, hội thảo hướng dẫn áp dụng LM trong quá trình sản xuất cho nhiều doanh nghiệp để các doanh nghiệp có nhu cầu có thể áp dụng quy trình này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro