Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Mất và được

Mất và được

Trong giới tu luyện thường bàn về quan hệ giữa mất và

được1

; nơi người thường cũng hay bàn về quan hệ giữa mất và

được. Người luyện công chúng ta đối với 'mất và được' như thế

nào? Nó khác với người thường; điều người thường muốn được

chính là lợi ích cá nhân, [sống] sao được tốt, được thoải mái.

Nhưng người luyện công chúng ta không thế, mà hoàn toàn trái

lại: chúng ta không mong truy cầu những gì người thường

muốn được, nhưng chỗ mà chúng ta được thì người thường có

muốn cũng không thể được, trừ phi [họ] tu luyện.

Cái 'mất' mà chúng ta thường nói đến, cũng không phải là

'mất' theo phạm vi rất nhỏ. Khi nói đến 'mất', có người nghĩ:

Phải chăng là bố thí tiền tài, thấy người gặp khó khăn thì giúp

một chút, thấy người ăn xin ngoài đường thì cho một chút. Đó

cũng là một thứ 'xả', cũng là một thứ 'mất'; nhưng trong vấn

đề này thì đó chỉ là coi nhẹ bạc tiền hoặc vật chất. Vứt bỏ đối

với [tiền] tài ấy, đương nhiên đó cũng là một phương diện, cũng

là một phương diện tương đối chủ yếu. Nhưng cái 'mất' mà

chúng tôi giảng không phải [theo] phạm vi nhỏ ấy; chúng ta

trong quá trình tu luyện, thì những tâm mà một người tu luyện

cần vứt bỏ là rất nhiều: tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm tranh đấu,

tâm hoan hỷ; rất nhiều các loại tâm chấp trước đều phải vứt bỏ

hết. Cái mất mà chúng tôi giảng là [cái mất] theo nghĩa rộng:

trong toàn bộ quá trình tu luyện, cần phải 'mất' đi tất cả các

chủng chấp trước, các chủng dục vọng của người thường.

Có thể có người nghĩ: 'Chúng ta tu luyện nơi người thường,

cái 'mất' ấy phải chăng giống như hoà thượng? Phải chăng

giống như ni cô? [Nếu] mất đến như thế, thì dường như không

thực hiện nổi'. Pháp môn này của chúng tôi, [đối với] bộ phận

tu luyện này nơi người thường, yêu cầu là tu luyện tại xã hội

người thường, [cần] duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với

người thường; không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi

lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại,

chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; [điều]

then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không.

Pháp môn này của chúng tôi chính là trực chỉ nhân tâm; ở

nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người,

thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay

không-đây là vấn đề then chốt. Tu luyện trong chùa và tu

luyện trong núi sâu rừng già yêu cầu chư vị hoàn toàn cách biệt

với xã hội người thường, cưỡng chế chư vị mất đi cái tâm nơi

người thường, không để chư vị đắc được những lợi ích vật chất;

từ đó chư vị mất [chúng]. Những người tu luyện nơi người

thường không theo [cách] ấy; yêu cầu chính là trong trạng thái

sinh hoạt của người thường kia mà coi nhẹ chúng; nó đương

nhiên rất khó, nó cũng là vấn đề then chốt nhất của pháp môn

này của chúng tôi. Do vậy cái 'mất' mà chúng tôi giảng là [cái

mất] với nghĩa rộng chứ không phải [cái mất] với nghĩa hẹp.

Chúng ta hãy thử giảng về làm điều tốt, [và] bố thí tiền tài; chư

vị thấy những người ăn xin ngoài đường hiện nay, có một số họ

là ăn xin chuyên nghiệp, họ có nhiều tiền hơn cả chư vị. Chúng

ta cần để mắt tới những chuyện lớn, chứ không phải để mắt đến

những chuyện nhỏ. Tu luyện ấy, nên nhìn đến những việc lớn

một cách đường đường chính chính mà tu luyện. Chúng ta

trong quá trình mất ấy, thì những điều mà chúng ta thực sự

mất chính là những thứ không tốt kia vậy.

Người ta thường cho rằng những điều mình truy cầu đều là

tốt; kỳ thực tại cao tầng mà xét, thì đều là để thoả mãn chút

đỉnh lợi ích vốn đã có được nơi người thường. Trong tôn giáo

giảng: Chư vị có tiền nhiều đến mấy, làm quan to đến đâu cũng

chỉ là mấy chục năm, khi sinh chẳng đem đến, khi tử chẳng

mang theo. Cái công này tại sao quý giá vậy? Chính vì nó tăng

trưởng trên thân nguyên thần của chư vị, khi sinh đem đến

được, khi tử mang theo được; hơn nữa nó quyết định trực tiếp

quả vị của chư vị; do đó tu được không dễ. Nghĩa là, những gì

chư vị vứt bỏ đều là những thứ không tốt, có như vậy chư vị

mới có thể phản bổn quy chân. Vậy những thứ 'được' là gì?

Chính là đề cao tầng, cuối cùng đắc chính quả, công thành viên

mãn, giải quyết được vấn đề căn bản. Tất nhiên chúng ta muốn

mất đi các dục vọng người thường, để có thể đạt đến tiêu chuẩn

của người tu luyện chân chính; [nhưng] lập tức làm được thì

không hề dễ dàng, từ từ mà làm mới được. Chư vị nghe tôi nói

từ từ mà làm, chư vị liền nói: 'Sư phụ bảo rằng từ từ mà làm,

vậy từ từ mà làm'. Không thể được! Chư vị phải có yêu cầu

thật nghiêm khắc đối với bản thân mình; nhưng chúng tôi cho

phép chư vị đề cao một cách từ từ. Hôm nay chư vị lập tức làm

được, thì hôm nay chư vị là Phật; do vậy cũng không hiện thực;

chư vị sẽ làm được điều này một cách từ từ.

Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là

gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các

chủng tâm của con người. Ví như nói rằng những người thường

chúng ta có các chủng tâm không tốt, chỉ vì lợi ích cá nhân mà

làm những điều không tốt, vậy sẽ nhận phải loại vật chất màu

đen-nghiệp lực. Điều này có quan hệ trực tiếp đến những tâm

của bản thân chúng ta; nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt

ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #feasfesaf