Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

marketing

Không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng chính những người làm marketing đã góp phần tạo nên tên tuổi và sự thành công cho các doanh nghiệp. Họ không trực tiếp làm ra tiền nhưng nhờ họ mà sản phẩm được nhận biết tốt trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy doanh số của công ty.

Bạn có biết

Trong thành công của mỗi doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố, nhưng không thể không kể tới vai trò của những chuyên gia marketing bởi marketing chính là chiến lược giúp doanh nghiệp thắng thế trong cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Marketing, dù mới xuất hiện tại Việt Nam chừng hơn một thập kỷ, đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và thu hút rất nhiều lao động, những người muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội công việc thú vị, lương cao và nhiều thử thách.

Marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.

Lương khởi điểm thấp nhất thường là 3-4 triệu đồng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên đến 7-8 triệu đồng. Hiện thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 – 600 USD/tháng, cấp quản lý từ 1.000 – 1.500 USD/tháng.

Marketing là gì?

Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là “thu hút và gìn giữ” khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến). Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?...

Bạn đừng nhầm marketing với chào hàng hay cái gì đó đại loại như quảng cáo. Không hẳn vậy. Chào hàng, tiếp thị hay quảng cáo đều chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống quy mô những công việc mà marketing phải đảm nhiệm. Trong Marketing, người ta lại chia ra làm nhiều chuyên ngành nhỏ hơn khi công việc càng ngày càng trở nên chuyên môn hóa như Nghiên cứu - khảo sát thị trường, PR, Quảng cáo, Copywiter, Sales, Promotion.

Marketers, tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là người vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Công việc chính của marketers:

Một cách khái quát nhất, công việc của Marketers là nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng như phương thức cung ứng cho khách hàng. Cụ thể:

- Nghiên cứu - khảo sát thi trường: Nghiên cứu, thu thập thông tin thừ thị trường như nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phản ứng… của khách hàng, các thuận lợi, khó khăn của 1 thị trường mới… và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

- PR (Public Relations) – Quan hệ công chúng: có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với công chúng – khách hàng. Người là PR phải luôn theo dõi phản ứng của công chúng đối với sản phẩm của mình và luôn phải bảo vệ quyền lợi của công chúng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi quyền lời và nhu cầu của công chúng được đáp ứng thì lợi nhuận mới về doanh nghiệp của họ được.

- Quảng cáo (Advetising): Đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp phổ biến ra các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo, internet, banner, biển quảng cáo…

- Copywiter: Chuyên viết và dịch lời quảng cáo, các câu slogun, các kịch bản quảng cáo… Đây là những người “thợ đúc” chữ bởi lẽ người ta mệnh danh những copywiter là những người nghệ sĩ bán hàng. Đây là sự kết hợp giữ nghệ thuật ngôn từ và kinh doanh.

- Promotion: khuếch trương, xúc tiến rầm rộ cho sản phẩm thông qua việc tổ chức các sự kiện như khuyến mãi, tặng sản phẩm dùng thử…

- Sales (Bán lẻ): Tìm kiếm khách hàng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng. Đây là bộ phận trực tiếp kiếm tiền về cho doanh nghiệp. Người quản lý sales là người thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Làm marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo.

Đây là nghề ít gò bó về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.

Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo v.v… là đặc điểm của nghề này.

Những tố chất hợp với nghề marketing

- Kiên trì. Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong muốn. Bạn lại càng dễ trở thành “nhanh ẩu đoản”, một trong những điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing.

- Tự tin. Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có tự chủ, có phân tích, sàng lọc.

- Năng động, linh hoạt, sáng tạo và khả năng dự báo. Một trong những khu vực nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó.

- Khả năng giao tiếp. Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần phải trao đổi và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác khác nhau... với sự nhiệt thành.

- Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều ngành kinh doanh, nhiều hoạt động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn.

Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Hãy đến với nghề marketing nếu bạn say mê kinh doanh.

Ngoài ra, kỹ năng mềm (kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả...) và ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi nghề này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #min