Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Mao 1_2

Chương 1

Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế

Tháng 7-1949, trong thời gian Lưu Thiếu Kỳ bí mật thăm Liên Xô, Stalin kiến nghị: Hai nước cần gánh vác nghĩa vụ lớn hơn trong phong trào cách mạng thế giới. Trung Quốc cần giúp đỡ nhiều hơn cho phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Sau khi Mác và Ăng-ghen qua đời, trung tâm cách mạng thế giới đã từ phương Tây chuyển sang phương Đông, nay lại chuyển sang Trung Quốc và Đông Á. Do đó, Trung Quốc cần gánh vác trách nhiệm đối với cách mạng các nước Đông Nam Á.

Y kiến của Stalin về trung tâm cách mạng chuyển sang Trung Quốc và muốn Trung Quốc giữ chiếc ghế thứ hai trong phe xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ Mao Trạch Đông rất nhiều. Mao cho rằng ông ta có sứ mệnh lịch sử mở rộng con đường cách mạng "lấy nông thôn bao vây thành thị" sang các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, lấy nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới, cuối cùng giành lấy châu Âu, tiêu diệt nước Mỹ lật đổ toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa, hoàn thành cách mạng thế giới và trong quá trình này, Mao Trạch Đông trở thành người thầy vĩ đại và lãnh tụ vĩ đại của nhân dân cách mạng thế giới. Mao quyết không cam tâm chỉ làm lãnh tụ của Trung Quốc mà cho rằng thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chỉ là bước đầu tiên trên con đường trường chinh vạn dặm. Các hoạt động nội chính và ngoại giao, văn trì và vũ công, thành công và thất bại, công lao và tội lỗi của Mao đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với dã tâm muốn làm lãnh tụ thế giới của ông ta. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Mao ngả hẳn sang Liên Xô, và việc lần đầu tiên của Mao sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa là sang thăm Moskva, mừng thọ Stalin, ký Hiệp ước đồng minh tương trợ Trung-Xô.

Nhưng Stalin không hoàn toàn yên tâm về Mao Trạch Đông, lo ngại Mao trở thành "Tito phương Đông". Một nước cờ quan trọng của Stalin là kéo Mao vào cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Sau thế chiến II, bán đảo Triều Tiên bị phân chia làm hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, miền Nam do Mỹ cai quản, ngày 15-8-1945 đã thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân quốc do Lý Thừa Vãn làm tổng thống; miền Bắc do Liên Xô cai quản, ngày 9-9-1948 đã thành lập Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim Nhật Thành làm thủ tướng. Theo thoả thuận Yalta, quân đội Xô, Mỹ đã rút khỏi Triều Tiên vào cuối năm 1948 và tháng 6-1949. Lấy cớ hợp nhất, Kim Nhật Thành đã xoá bô Đảng Cộng sản mà ông ta từng gia nhập, thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, xây dựng quân đội do Liên Xô trang bị và huấn luyện. Chính phủ hai miền đều có ý đồ dùng vũ lực nuốt chửng đối phương, nhưng Bắc Triều Tiên nổ súng trước.

Từ 30-3 đến 25-4, Kim Nhật Thành mang theo phương án tác chiến sang Liên Xô gặp Stalin, Stalin chấp nhận, hứa giúp đỡ vũ khí và cố vấn quân sự, nhưng nói rõ nếu Mỹ can thiệp, Liên Xô không thể ra mặt tham chiến, mà Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc Từ 13 đến 15-5-1950 Kim Nhật Thành bí mật sang Bắc Kinh hội đàm với Mao Trạch Đông, giới thiệu kế hoạch tấn công chi tiết, và yêu cầu giúp đỡ. Mao nói: Trung Quốc vốn định giải quyết vấn đề Đài Loan rồi mới giúp Bình Nhưỡng giải phóng miền Nam, nay Stalin quyết định giải quyết vấn đề Triều Tiên trước. Trung Quốc cũng không có ý kiến gì. Tác chiến phải chuẩn bị kỹ. Binh quý thần tốc, phải bao vây các thành thị chủ yếu, tập trung binh lực tiêu diệt địch. Nếu Mỹ can thiệp, Trung Quốc có thể xuất quân.

Vào thời diềm đó, Bắc Triều Tiên có 135 ngàn quân, gồm 10 sư đoàn bộ binh với đầy đủ quân số và vũ khí, trang bị, 1 sư đoàn xe tăng với 150 chiếc T-34, nhiều pháo hạng nặng, 1 sư đoàn không quân với 180 máy bay chiến đấu tính năng cao. Trong khi đó, Hàn Quốc có 95 ngàn quân, 8 sư đoàn chỉ có 4 sư đoàn gần đầy đủ quân số, 24 máy bay huấn luyện, không có xe tăng và vũ khí hạng năng, thậm chí không có cả mìn chống tăng.

Rạng sáng 25-6-1950, quân đội của Kim Nhật Thành mở cuộc tấn công dữ dội xuống phía nam, chỉ 3 ngày đã chiếm Seoul, thủ đô Hàn Quốc. Ngày 30-6, tổng thống Mỹ ra lệnh cho lục quân Mỹ tham chiến ở Triều Tiên. Ngày 1-7, Sư đoàn 24 bộ binh Mỹ được không vận từ Nhật Bản sang Pusan ở mạn nam Hàn Quốc. Ngày 7-7, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tổ chức quân đội LHQ giúp Hàn Quốc tác chiến, ngoài quân Mỹ ra, 39 ngàn quân của 15 nước được cừ sang Triều Tiên. Tướng Mỹ McArthur được cứ làm Tổng tư lệnh quân đội LHQ, trung tướng Walker, tư lệnh Quân đoàn 8 Mỹ trực tiếp chỉ huy liên quân trên chiến trường. Ngày 5-7, quân đội Triều Tiên đụng độ sư đoàn 24 Mỹ tại khu vực cách Seoul 48 km về phía nam. Rồi với thế chẻ tre: tiếp tục tiến sâu về phương nam, chỉ trong 2 tháng đã tràn ngập phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc, đẩy quân Mỹ ra bán đảo Pusan trên vĩ tuyến 35.

Tướng Walker tổ chức phòng ngự tại Pusan, Lữ đoàn 1 lính thuỷ đánh bộ hỗn hợp và sư đoàn 2 bộ binh Mỹ đã kịp thời sang tham chiến. Ngày 15-8, Kim Nhật Thành ra lệnh phải hoàn toàn giải phóng Nam Triều Tiên trong tháng 8. nhưng quân đội của ông lúc này đã như tên bay hết tầm, bị thương vong nặng nề mà không vượt qua nổi phòng tuyến Pusan.

Ngày 28-6, Hạm đội 7 Mỹ từ Philippines đi vào eo biển Đài Loan nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mao Trạch Đông nhậy bén nhận ra Mỹ đưa quân sang Triều Tiên có thể đảo ngược cục diện chiến tranh. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9, Mao đã ba lần nhắc nhở Kim phải quan tâm đến hậu phương, bảo vệ đường giao thông, đề phòng Mỹ đổ bộ lên Incheon. Nhưng Kim Nhật Thành hy vọng đánh nhanh thắng nhanh, không chịu điều chỉnh chiến lược.

Ngày 15-9, McArthur cho Quân đoàn 10 Mỹ và 5.000 linh thuỷ đánh bộ Hàn Quốc được 260 tàu chiến và 500 máy bay phối hợp đổ bộ chiếm Incheon, cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Bắc Triều Tiên. Mười ngày sau, quân Mỹ chiếm Seoul, rồi chia làm hai cánh tiến ra vĩ tuyến 38 theo ven biển miền dông và miền tây. Tám sư đoàn chủ lực Bắc Triều Tiên bị cô lập tại mặt tràn Pusan, đã bị thương vong 58.000 người khi phá vây rút lui, ngày 1-10 rút về bắc vĩ tuyến 38, ngày 19-10 rút khỏi thủ dô Bình Nhưỡng. Kim Nhật Thành và cơ quan lãnh đạo đầu não Bắc Triều Tiên chạy ra Kangke cách Trung Quốc 50 km. Sau khi chiếm Bình Nhưỡng, quân đội LHQ theo nhiều ngả tiến về phía biên giới Trung-Triều, Tướng McArthur tuyên bố "sông Áp Lục không phải là trở ngại không thể vượt qua".

Từ đầu tháng 7, Stalin đã nhiều lần thúc giục Trung Quốc xuất quân. Đây là một vấn đề gay gắt đặt ra trước Mao Trạch Đông và ban lãnh đạo Trung Quốc. Mao quyết tâm kháng Mỹ viện Triều, bởi gánh vác nghĩa vụ quốc tế là điều kiện để sau này trở thành lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo khác không tán thành vì vừa giải phóng được một năm, Trung Quốc còn đầy rẫy khó khăn, nội chiến chưa chấm dứt, nạn thổ phỉ vẫn hoành hành, kho tàng trống rỗng, được Bành Đức Hoài ủng hộ, qua phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của mỗi bên, nhất là lợi ích an ninh tạo ra khu đệm giữa Trung Quốc và Mỹ, đánh Mỹ ở bên ngoài còn hơn phải đánh Mỹ trên đất Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo khác tán thành đưa quân sang Triều Tiên. Liên Xô cam kết yểm trợ về không quân và giúp Trung Quốc trang bị 40 sư đoàn.

Ngày 19-10-1950, 4 quân đoàn Quân tình nguyện Trung Quốc gồm 26 vạn người do Bành Đức Hoài chỉ huy vượt sông Áp Lục, sau 3 chiến dịch đã xoay chuyển tình thế, đẩy lùi quân Mỹ và LHQ. Ngày 31-12, Liên quân Trung-Triều vượt vĩ tuyến 38, chiếm Seoul. Quân Mỹ phải lùi tới vĩ tuyến 37.

Ngày 13-1-1951, Uỷ ban chính trị LHQ thông qua "báo cáo bổ sung" về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề Triều Tiên trên cơ sở đề án của 13 nước (Anh, Thuỵ Điển, Ấn Độ), đề nghị ngừng bắn ngay, quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên, tổ chức bầu cử để thống nhất Triều Tiên, sau đó họp Hội nghị 4 bên Anh, Mỹ, Xô, Trung giải quyết vấn đề Viễn Đông, bao gồm vị trí của Đài Loan và quyền đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Mỹ rất lủng túng trước đề nghi này, chấp nhận thì mất tín nhiệm với người Triều Tiên, khiến Quốc hội và dư luận Mỹ tức giận không chấp nhận sẽ mất sự ủng hộ của đa số trung LHQ. Mỹ chỉ mong Trung Quốc bác bỏ đề nghị trên.

Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời. Nếu Trung Quốc đóng quân gần vĩ tuyến 38, bắt đầu thương lượng ngừng bắn, thì có lợi cả về chính trị, quân sự, ngoại giao Việc thông qua đề án trên cũng thể hiện sự đồng tình và thái độ hữu nghị của đa số các nước trên thế giới đối với Trung Quốc. Nhưng hồi ấy Stalin quyết tâm đánh tiếp. Ngày 17-l, Chu Ân Lai tuyên bố cự tuyệt đề án ngừng bắn, ông còn chỉ trích đây là âm mưu của Mỹ, làm tổn thương tình cảm của nhiều nước.

Hậu quả là ngày 30-1, với đa số 44/7 (có 7 phiếu trắng), Uỷ ban Chính trị LHQ đã thông qua đề án do Mỹ đưa ra, tố cáo Trung Quốc xâm lược. Tuy trong đó có nhiều nhân tố do Mỹ thao túng, nhưng nó cũng chứng tỏ nhiều nước thất vọng với Trung Quốc, vấn đề chiếc ghế của Trung Quốc ở LHQ cũng bị gác lại rất lâu.

Theo chỉ thị của Stalin, Liên quân Trung-Triều mở tiếp chiến dịch thứ 4 và thứ 5. Hai bên liên tục tăng quân, tổng binh lực trên chiến trường lên tới gần 3 triệu. Riêng Trung Quốc đã đưa sang Triều Tiên 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư đoàn pháo binh, 12 sư đoàn không quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công binh, 10 sư đoàn đường sắt, 2 sư đoàn công an... tổng cộng 1,34 triệu quân. Chiến tranh giằng co, thương vong nặng nề của quân tình nguyện Trung Quốc chủ yếu diễn ra sau khi Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38. Cuối cùng quân Mỹ lại đẩy quân Trung Quốc ngược trở lại bắc vĩ tuyến 38.

Ngày 30-6-1951, Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Một ngày sau, Bành Đức Hoài và Kim Nhật Thành trả lời đồng ý ngay. Stalin chỉ thị "không được có biểu hiện vội vã kết thúc đàm phán", cục diện vừa đánh vừa đàm kéo dài.

Ngày 5-3-1953, Stalin từ trần. Ban lãnh đạo mới của Liên Xô yêu cầu Trung-Triều chủ động ngừng bắn. Ngày 27-7-1953, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, trong cuộc chiến này. Phía Trung-Triều thương vong 1,03 triệu người, riêng Trung Quốc thương vong trên 30 vạn người (có 11,5 vạn chết trận), thương vong phi chiến đấu trên 41 vạn người.

Vào ngày đầu dựng nước, với đội quân đã mệt mỏi do chiến trận lâu dài, với nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, mà Mao dám quyết tâm tham chiến ở Triều Tiên, quả là đại trí, đại dũng. Từ đó, nhân dân Trung Quốc ngẩng cao đầu, chẳng ai dám đến hà hiếp họ nữa. Đây là trận đánh đặt nền móng cho nước Trung Hoa mới, là đỉnh cao huy hoàng trong sự nghiệp cách mạng của Mao Trạch Đông.

Chương 2

Sai lầm của Mao Trạch Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ban lãnh đạo Trung Quốc chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhược điểm lớn nhất của Mao là "không đọc có hệ thống Tư bản luận, đó là chứng bệnh phổ biến của lãnh đạo cấp cao". Chịu ảnh hưởng của cố vấn lý luận Trần Bá Đạt, Mao đưa ra quan điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể dựa vào phân công để nâng cao năng suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17. Theo lý luận đó, Mao lãnh đạo toàn dân thực hiện hợp tác hoá, công xã hoá, đại tiến vọt. Trong giai đoạn cách mạng dân chủ, Mao đã sáng tạo con đường nông thôn bao vây thành thị. giải quyết vấn đề các nước tiền tư bản chu nghĩa công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân quá nhỏ yếu làm thế nào tiến hành cách mạng, giành chính quyền, những người cộng sản Trung Quốc và toàn thế giới đều cho bang đây là tự phát triển trọng đại đối với chủ nghĩa Mác. Nếu trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Mao có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, một bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nên một nước Trung Hoa hùng mạnh, giàu có, văn minh trên biển cả mênh mông của nền kinh tế tiểu nông, thì không nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là sự phát triển trọng đại hơn đối với chủ nghĩa Mác. Có hai cống hiến lý luận này, Mao có thể làm lu mờ Stalin, mà sánh vai Lenin, trở thành người thầy và lãnh tụ vĩ đại của Phong trào cộng sản quốc tế. Đến khi phong trào cưỡng bức nông dân vào hợp tác xã bị nông dân phản kháng tiêu cực, dẫn đến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, Mao vẫn không hiểu vì sao các hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thế kỷ 20 lại không thể dựa vào phân công tạo ra lực lượng sản xuất mới cao hơn như các công trường thủ công Âu Mỹ thế kỷ 17.

Thật ra, hai hình thái tổ chức sản xuất trên bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về bản chất.

Làm việc trong các công trường thủ công là những người lao động làm thuê với hai bàn tay trắng. Họ vào đây là tự nguyện, là biện pháp mưu sinh, không có sự lựa chọn nào khác. Nông dân Trung Quốc là những người tư hữu nhỏ có ruộng đất, nông cụ thậm chi cả gia súc kéo, có tư liệu sản xuất và khả năng kinh doanh độc lập, gia nhập hợp tác xã đồng nghĩa với việc họ bị tước đoạt (ngay lập tức hoặc từng bước) tư liệu sản xuất, không được phép giàu lên. Mác coi nông dân, những người làm việc trong ngành chế tạo và thương nhân là sự phân công lớn, tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, nông dân cá thể nắm trong khái niệm phân công lớn, tức phân công trong nội bộ xã hội, nó khác với phân công trong nội bộ công trường thủ công. Hai sự phân công này khác nhau cả về mức độ và bản chất. Tiền đề của phân công trong công trường thủ công là tư liệu sản xuất tích tụ trong tay một nhà tư bản, nhà tư bản có quyền uy tuyệt đối đối với con người, con người chỉ là một phần trong tổng cơ cấu mà nhà tư bản chiếm hữu. Tiền đề của phân công xã hội là tư liệu sản xuất phân tán trong tay nhiều người sản xuất hàng hoá không dựa vào nhau, họ chỉ thừa nhận quyền uy cạnh tranh, không thừa nhận bất cứ quyền uy nào khác.

Qua nghiên cứu, Trần Bá Đạt nhận thấy xã viên hợp tác xã và công nhân công trường thủ công khác nhau ở chỗ một bên là người tư hữu nhỏ, một bên là người lao động làm thuê hai bàn tay trắng, vậy chỉ cần đẩy nhanh cải tạo XHCN đối với xã viên, cắt bỏ "cái đuôi" người tư hữu nhỏ, biến họ thành công nhân nông nghiệp không có ruộng đất, thành người vô sản từ đầu đến chân, cộng thêm tuyên truyền giáo dục lâu dài trên qui mô lớn, để họ "phá tư, lập công", thì chắc chắn có thể làm cho các hợp tác xã nông nghiệp tạo ra kỳ tích nâng cao hiệu suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17, bởi tập thể hoá đẻ ra phân công, phân công sẽ nâng cao hiệu suất. Trần Bá Đạt nói với Mao phát hiện trên. Mao liền gấp rút đẩy nhanh tiến trình "cải tạo xã hội chủ nghĩa" đối với nông nghiệp, từ tổ đổi công tới hợp tác xã bậc thấp, từ bậc thấp lên bậc cao, rồi công xã nhân dân, chỉ trong 3 năm đã tách nông dân khỏi ruộng đất, thu lại toàn bộ những ân huệ mà cải cách ruộng đất mang lại cho họ. Theo kế hoạch của Mao Trạch Đông và Trần Bá Đạt, chuyến này nông dân trần như nhộng, chỉ còn mỗi con đường hùng hục làm việc trong các đội sản xuất. Để tạo hiệu quả sản xuất, người ta cho tổ chức "hội thao", cờ đỏ rợp trời, trống chiêng dậy đất, các tiểu đội "cô gái thép", "lão Hoàng Trung" ngày đông giá rét bắt xã viên trần đôi vai run rẩy làm việc. Nhưng hình thức tổ chức càng cao, năng suất càng thấp, lương thực làm ra càng ít, xã viên càng nghèo thêm. Mao không ý thức được rằng phong trào hợp tác hoá đã tách rời quần chúng cơ bản ở nông thôn từng theo ông ta làm cách mạng. Động cơ, nguyện vọng của Mao là cao cả, nhưng ông đã cản trở, bóp nghẹt sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn, chẳng thấy đâu một xã hội thái bình, an khang, thịnh vượng, mà chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thủng và đầy rẫy người chết đói. Sự hạn chế của lịch sử và thiên kiến ý thức hệ hẹp hòi khiến Mao vẫn say sưa với cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gautruckaka