macdinh chi
Giai thoại về Mạc Ðĩnh Chi
Mạc Ðĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Ðộng, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sống vào khoảng đầu thế kỷ XIV, không rõ năm sinh và mất.
Tục truyền làng ông có một gò đất lớn, vốn là khu lăng tẩm đã lâu đời, cây cối mọc um tùm, rậm rạp thành rừng, hươu khỉ rất nhiều. Một bữa mẹ ông vào đó kiếm củi, bị một con khỉ độc hiếp rồi có mang. Bố ông tức giận, cải trang làm đàn bà đi kiếm củi và giết chết con khỉ ấy.
Ðược vài hôm, ở chỗ xác con khỉ bỗng thấy mối đùn lên thành một ngôi mộ. Sau đấy ít lâu thì bố ông mất, lúc hấp hối dặn người nhà chôn mình vào chỗ mộ con khỉ.
Khi Mạc Ðĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con tinh khỉ nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Ðời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mắt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ông bèn dâng bài phú" Ngọc tỉnh lên "( Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Trong bài phú có những câu như:
... Phi đào lý chi thô tục,
phi mai trúc chi cô hận,
phi tăng phòng chi cẩu kỷ,
phi Lạc thổ chi mẫu đơn,
phi Ðào lệnh đông ly chi cúc,
phi Linh Quân cửa uyển chi lan.
Nãi Thái Hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên...
Nghĩa là:
Chẳng phải như đào trần, lý, tục ; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy
Cẩu kỳ phòng tăng khó sánh ; mẫu đơn đất Lạc nào bì
Giậu đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân, lan sá kể gì
Ðó là giống sen trong giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa
Vua xem xong bài phú, tỏ ý rất cảm phục, liền cho Mạc Ðĩnh Chi đỗ trạng nguyên . Về sau ông làm tới chức tả bộc xạ ( thượng thư) và là ông quan thanh liêm, được nhân dân rất yêu mến.
theo Cau Chuyen Dan Nhan
--------------------------------------------------------------------------------
thay đổi nội dung bởi: bcbc, 20-01-2008 lúc 11:49 AM.
bcbc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới bcbc
Find More Posts by bcbc
View Blog
07-07-2007 #8
bcbc
Hội viên
Tham gia ngày: Jan 2006
Bài gởi: 4,223
Thanks: 1
Thanked 91 Times in 85 Posts
Blog Entries: 8 Mạc Đĩnh Chi- Một tấm gương sáng hiếm có trong lịch sử Việt Nam
--------------------------------------------------------------------------------
Mạc Đĩnh Chi- Một tấm gương sáng hiếm có trong lịch sử Việt Nam
Trời nổi cơn giông. Cơn mưa tai ác ập kéo đến giữa chiều. Từ trong rừng sâu hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vội vàng bó củi để gánh về bán cho nhà hào phú ở Lũng Động theo thường lệ.
Nhưng cổng nhà hào phú đã đóng chặt. Mạc Đĩnh Chi ái ngại nhìn mẹ rồi đặt gánh củi xuống bên đường, đẩy mạnh cánh cổng, nhưng cánh cổng làm bằng gỗ lim tấm, không nhúc nhích.
Mạc Đĩnh Chi boăn khoăn:
- Mình con ở lại chờ ngớt mưa rồi bán. Mẹ về trước đi.
Bà mẹ đứng nép vào bó củi, tránh cơn gió mạnh:
- Lần đầu đi, con biết bán thế nào? Con về nghỉ lấy sức mà học. Đằng nào mẹ cũng phải chờ. Mẹ phải chờ con ạ Bà mẹ nhắc lại giọng thiểu não.
Trong suốt đời mình không bao giờ Mạc Đĩnh Chi quên được cái nhìn buồn bã ấy của mẹ. Gương mặt mẹ lúc ấy như teo lại vì thấm rét, còn vì cả lo lắng nữa.
Chợt nhớ ra nhà hào phú có đứa con cùng học với mình một lớp, Mạc Đĩnh Chi tỏ ra thích thú, lên tiếng gọi bạn. Cuối cùng một nô gia ra mở cổng hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vừa gánh củi vào đến sân, thì một lũ chó, con nào con nấy béo nung núc nhảy xổ vào cắn. Theo bản năng, Mạc Đĩnh Chi vội đặt gánh, rút một thanh củi để chống chọi với đàn chó. Lập tức, từ trên nhà lớn, giọng một đứa trẻ quát:
- Họ nhà khỉ! Động đến con chó nhà tao thì cứ liệu hồn.
Nhận ra tiếng bạn, Mạc Đĩnh Chi vội nói:
- Đánh chó cho tôi với. Mạc Đĩnh Chi đây mà.
Mạc Đĩnh Chi sửng sốt khi nghe thấy bạn sừng sộ:
- Ai bạn với thằng khỉ! Muốn chết bảo ông!
Hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi nín nhịn rồi vừa chống cự với đàn chó vừa gánh củi vào dãy nhà ngang. Câu chuyện tưởng đã xong. Nào ngờ khi Mạc Đĩnh Chi vừa định bước lên nhà trên thì lập tức bị ngăn lại. Vẫn giọng thằng bé con nhà hào phú:
- Ai mời mà mày dám vác mặt lên đây, làm bẩn nhà tao.
Bị xúc phạm đến nước ấy, Mạc Đĩnh Chi không nhịn được nữa. Nhìn thẳng vào kẻ đang chặn mình, Mạc Đĩnh Chi nói rành rọt:
- Tao không thèm đến nhà mày. Chỉ vì tao phải bán củi. Ngừng một lát, Mạc Đĩnh Chi nói tiếp, giọng khinh bỉ: Mày quên mất những lúc mày phải van lạy tao, nhờ tao làm hộ bài tập văn cho mày rồi sao?
Không ngờ bị Mạc Đĩnh Chi tố ra sự dốt nát của mình, tên can hào phú bù lu bù loa:
- Trời ơi! Nó dám hỗn hào, dám đến nhà người ta để bắt nạt người ta.
- Cái gì thế? Tên hào phú uể oải rời chiếc sập ngụ sơn sao thiếp vàng, gắt hỏi.
- Thằng Mạc Đĩnh Chi, con nhà bần tiện, bắt nạt con tên hào phú vừa đáp vừa khóc rưng rức như người bị oan thật sự.
Nghe con nói như vậy, tên hào phú nhảy xổ ra hiên. Nhưng, ngay lập tức hắn dừng lại. Hắn đã bắt gặp cậu bé con nhà nghèo khổ này ở đâu nà trông quen thế. Kìa, tướng mạo nó trông thật xấu: Người thì thấp bé, cái trán dô ra, miệng rộng, nước da đen cháy, nhưng đôi mắt lại thật lạ lùng. Hắn chưa thấy cậu bé nào có đôi mắt sáng như thế. Ai nhìn vào đôi mắt ấy cũng sinh lòng nể trọng. Hắn cố bóp óc suy nghĩ. À phải rồi, hắn đã gặp Mạc Đĩnh Chi và nghe cậu bé tự đọc bài thơ của mình trong buổi bình văn ở Lũng Động. Không ai ngờ cậu bé xấu xí ấy lại làm được bài thơ hay đến thế. Và, cũng qua thầy Lũng Động, hắn còn sửng sốt được biết rằng đứa trẻ nổi tiếng thần đồng và có tài học uyên bác mà cả vùng đồn đại bấy lâu nay chính là cậu bé con nhà tiều phu khốn khổ ấy. Bây giờ thì đứa trẻ hắn vừa phục vừa ghét ấy, đang đứng trước mặt hắn, ngay dưới thềm toàn thân rung lên vì rét. Lẫn lộn trong tình cảm vừa phục tài vừa ghen ghét, hắn cố ý lấy giọng đường bệ.
- À, vẫn cái thằng giống khỉ nhiều hơn giống người này. Mày lại dám so đọ tài năng với con cháu vàng bạc của ta à!
Mạc Đĩnh Chi nghiêm trang:
- Thưa ông! Tôi không hề có ý so đọ tài năng với con ông, và cũng không thể so đọ được ở chốn này. Chỉ vì con ông cậy gần nhà...
- Mày dám xách mé ví con tao là chó à tên hào phú cắt ngang câu nói của Mạc Đĩnh Chi, sừng sộ.
Bà mẹ Mạc Đĩnh Chi ngỡ ngàng trước tình huống ấy, vội vàng bước lại, giọng run lên không hẳn vì rét:
- Lạy cụ đoái thương cho tình cảnh mẹ con con. Cháu nó dại mồm dại miệng, cụ tha thứ cho nó, con được nhờ ơn cụ. Con đã gánh củi đến, cụ cho mẹ con con kẻ nghèo này đấu gạo.
Tên hào phú chưa kịp xua tay từ chối, thì cũng rất bất ngờ, hắn nghe thấy Mạc Đĩnh Chi nói với mẹ:
- Mẹ đừng nói thế, coi thường mẹ con mình đi. Con có lỗi gì mà mẹ phải xin. Ông ấy mua thì trả tiền bằng không thì thôi.
Nói rồi, Mạc Đĩnh Chi kéo tay mẹ về gánh củi trở về. Tên hào phú tức lộn ruột, nhưng hắn hoàn toàn bị động trước thái độ cứng rắn và phản ứng nhanh nhạy của Mạc Đĩnh Chi. Đến lúc hắn thấy cần phải trừng trị, bằng cách xua chó cắn chết hai mẹ con kẻ tiều phu, thì Mạc Đĩnh Chi đã đi xa. Hắn quay lại trút giận vào đứa con ngây thộn, vẫn khóc ti tỉ.
- Mày bằng lứa với nó, nhưng mày chỉ đáng xách tráp hầu nó thôi.
Giấc ngủ đã cho Mạc Đĩnh Chi sự bình tĩnh trở lại và những lời khuyên bổ ích. Sau đêm tưởng phải thức trắng vì bực mình, vì đói ấy, Mạc Đĩnh Chi tự nhủ: Phải quên những va vấp như thế nhanh chừng nào tốt chừng ấy. Hơn thế nữa, Mạc Đĩnh Chi sẵn sàng đón đợi những sự thật phũ phàng hơn. Mạc Đĩnh Chi không lạ gì thói đời kẻ giàu vẫn khinh miệt người nghèo. Mà người nghèo ấy lại là mình: Mồ côi cha từ sớm, tài sản không có gì đáng giá ngoài túp lều tranh bên ven rừng và mảnh vườn xơ xác. Chỉ thương mẹ vì mình mà phải chịu bao cực nhục, hết gồng thuê gánh mướn lại lên rừng kiếm củi, chắt chiu từng đồng để nuôi con qua khỏi bao nhiêu lần sài đẹn, ốm ho, bệnh hoạn, giữa bao lời đồn đại lẫn tiếng chê cười.
Mẹ đã đơn giản đinh ninh một điều rằng, người ta nghèo khổ vì quá ngu dốt, nếu học được nhiều ắt có ngày thành đạt. Vì vậy, mẹ đã chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả để cố nuôi cho con đi học. Biết con học sáng, mẹ rất vui lòng. Và, trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn thường ao ước con sẽ có ngày đỗ đạt. Niềm tin ấy đã vực mẹ vượt qua tất cả. Hiểu lòng mẹ nên Mạc Đĩnh Chi càng cố tâm học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm hiểu ý nghĩa cuộc đời.
Đối với Mạc Đĩnh Chi, dường như chỉ có học tập, học tập thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo nàn và bị coi khinh. Hơn thế nữa, thời này đây phẩm giá thanh cao của con người cũng từ sự đỗ đạt mà nên. Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Không có đủ sách học, Mạc Đĩnh Chi mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học thuộc những cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để học, Mạc Đĩnh Chi lấy củi thay thế. Hết củi, Mạc Đĩnh Chi đi kiếm lá rừng.
(còn tiếp )
--------------------------------------------------------------------------------
thay đổi nội dung bởi: bcbc, 10-07-2007 lúc 04:22 PM.
bcbc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới bcbc
Find More Posts by bcbc
View Blog
10-07-2007 #9
bcbc
Hội viên
Tham gia ngày: Jan 2006
Bài gởi: 4,223
Thanks: 1
Thanked 91 Times in 85 Posts
Blog Entries: 8 Mạc Đĩnh Chi- Một tấm gương sáng hiếm có trong lịch sử Việt Nam
--------------------------------------------------------------------------------
Mạc Đĩnh Chi- Một tấm gương sáng hiếm có trong lịch sử Việt Nam
Nhưng đã đến lúc kho sách của thầy của bạn không đủ đáp ứng nhu cầu của cậu bé. Lấy đâu ra tiền để mua sách? Mạc Đĩnh chi loay hoay mãi mà chưa nghĩ ra. Mạc Đĩnh Chi đi kiếm củi thêm. Và, dù chẳng được bao nhiêu tiền nhưng là cách duy nhất để cậu bé có tiền mua sách. Từ đó, hàng ngày Mạc Đĩnh Chi vừa đi kiếm củi vừa học. Mạc Đĩnh Chi có gầy đi và đen thêm nhưng kiến thức ngày càng được mở mang.
Chỉ còn hai năm nữa mới tới kỳ thi Đình. Tự thấy mình không đủ dạy Mạc Đĩnh Chi, thầy đồ Lũng Động đã khuyên Đĩnh Chi theo học một người bạn mình vốn đã đỗ tam khôi đang ngồi dạy học ở vùng bên. Hôm chia tay, vì thương nhà Mạc Đĩnh Chi nghèo, thầy đồ đưa cho Mạc Đĩnh Chi ít tiền và ân cần căn dặn:
- Thời này sau ba lần đuổi giặc, đức vua biết nới sức dân, chú tâm tuyển chọn nhân tài mở mang nền thịnh trị thái bình cho dân nước. Vì vậy, con có cơ đồ đạt được công danh trên đường khoa bảng. Con là người có chí, có tài lại có đức, nhưng vì thuộc dòng cùng dân nên cái tài cái đức của con phải hơn người gấp bội mới mong được trọng dụng.
Mạc Đĩnh Chi rưng rưng nước mắt:
- Thầy đã xua tan cho con một lớp mây mù. Tạ ơn thầy chỉ giáo. Con tin theo lời thầy để cố công học tập. Ngừng lại một lát để nén xúc động, Mạc Đĩnh Chi tiếp, dáng ngần ngại thầy còn đông các em, con không dám nhận số tiền này. Lúc nào con cần sẽ xin thầy sau.
Thầy đồ thoáng buồn đỡ lấy bọc tiền Mạc Đĩnh chi đang cung kính trao lại. Đã từng dạy Mạc Đĩnh Chi bao nhiêu năm thầy đồ hiểu cậu bé khảng khái và cương nghị này không dễ bắt ép làm một việc gì mà cậu ta không cho là phải. Dầu vậy, thầy đồ vẫn có ý không bằng lòng.
Nhưng ngay sau đó thầy đồ lại tự cắt nghĩa. Có lẽ nó thường bị người đời khinh rẻ do phận nghèo, nên mới khí khái quá đáng như thế. Và, cho đến lúc Mạc Đĩnh Chi ôm bọc hành lý đã đi xa, thầy đồ vẫn đứng nhìn theo mãi. Phải xa cậu học trò yêu, thầy đồ vừa vui vừa buồn. Vui vì thầy đồ thấy mình làm được một việc có nghĩa. Chắc rằng gặp được thầy dạy giỏi, sức học Mạc Đĩnh Chi sẽ mau chóng tấn tới. Từng dạy học lâu năm, nhiều người đã thành đạt, nhưng thầy đồ chưa thấy trò nào thông minh, có trí nhớ kỳ lạ, ứng đối nhanh nhẹn, nhất là có nghị lực như Mạc Đĩnh Chi. Thầy đồ buồn vì phải xa người trò vừa giỏi vừa ngoan. Đặc biệt điều làm thầy đồ băn khoăn là liệu Mạc Đĩnh Chi có đủ tiền gạo theo học đến đầu đến cuối không? Mặc dầu vậy, linh tính như báo trước: Một cậu bé có nghị lực phi thường đã từng chịu cảnh nghèo, khổ công học trong bao năm thì nay cũng sẽ vượt được tất cả.
Tin Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên được lan truyền rất nhanh ở kinh đô. Ngay sau lễ truyền lô, nhân dân kinh đô Thăng Long xôn xao bàn tán về tài học có một không hai của vị tân trạng nguyên vốn là con nhà tiều phu xuất thân. Rồi họ nô nức kéo nhau đi xem mặt trạng. Nhưng cũng giữa khi ấy, trong triều đình lại xảy ra một việc trái thường. Lúc Mạc Đĩnh Chi vào ra mắt vua Trần Anh Tông trước khi đi giễu qua các phố thì thấy tướng mạo Mạc Đĩnh Chi quá xấu, vua chẳng nói chẳng rằng cho Mạc Đĩnh Chi lui và bắt hoãn các nghi lễ đón rước trạng. Vua cho vời quan chủ sự cuộc thi vào hỏi:
- Khanh đã xem xét kỹ lưỡng bài văn của các sĩ nhân chưa? Trẫm ngỡ rằng có sự nhầm lẫn nào chăng?
- Muôn tâu vương thượng! Thần và các quan chủ khảo cũng vì sợ sự nhầm lẫn đó mà đã xem đi xem lại nhiều lần. Thực tài Mạc Đĩnh Chi hơn nhiều người lắm.
- Trẫm phải xem lại lần nữa văn bài của Mạc Đĩnh Chi và mấy sĩ nhân được chấm đỗ cao.
Lập tức một xếp bài thi được đem đến. Vua Anh Tông chăm chú đọc lại các bài thi. Hồi lâu vua nói với quan chủ sự:
- Quả thật lý lẽ của Mạc Đĩnh Chi hàm súc, thanh thoát không sĩ nhân nào sánh được. Trẫm khá khen thay. Chẳng hay tính hạnh của Mạc Đĩnh Chi ra sao?
- Thật không ngờ con người sớm phải chịu cảnh mồ côi cha. Việc ăn học của Mạc Đĩnh Chi chỉ do một tay người mẹ hèn, làm nghề đốn củi chăn lo.
- Sao, con nhà tiều phu à? Vua ngắt lời viên quan, không giấu được vẻ sửng sốt thất vọng.
- Nhưng viên quan tiếp thần xin lấy đầu đảm bảo Mạc Đĩnh Chi là người cương trực, liêm khiết biết kính trên nhường dưới. Về mặt ứng đối lại càng sắc sảo. Con người ấy nếu biết dùng sẽ là người có tài kinh bang tế thế đời này.
Vua Anh Tông cau mày suy nghĩ rồi nói, giọng không vui: - Trẫm thật lấy làm tiếc, một người có tài nhường ấy mà lại là hạng cùng dân. Đã thế tướng mạo lại xấu xí. Trẫm thật tình không muốn cho đỗ.
Đêm ấy Mạc Đĩnh Chi thao thức không ngủ được. Hóa ra không phải bọn nhà giàu khinh rẻ kẻ nghèo mà chính vua cũng chê kẻ nghèo. Mới chỉ có mấy ngày sống ở kinh đô, bước đầu tiếp xúc với các văn võ bá quan, Mạc Đĩnh Chi đã học được bao điều không có trong sách vở. Trong thâm cung của sự thật bao giờ cũng chứa bao điều cay đắng Mạc Đĩnh Chi buồn rầu, nhận ra điều ấy. Lẽ nào leo cau đã đến buồng, cau đã cắt được rồi, mà bỗng dưng, chỉ vì phận nghèo, kết quả rồi lại xôi hỏng bỏng không! Ta lại phải rời kinh đô, trở về làng cũ, dùi dập bao năm dùi mài đèn sách, sôi kinh nấu sử. Hơn thế nữa, vùi dập cả bao mơ ước muốn đem những điều đã học để phụng sự cho đời hay sao?
Mạc Đĩnh Chi suýt bật khóc khi nghĩ tới mẹ già từng chịu bao cay đắng, tủi nhục vì con và đang đỏ mắt trông chờ tin con. Từ đáy lòng Mạc Đĩnh Chi thấy dôi nên tình cảm yêu ghét xen lẫn lòng oán giận đối với triều đình vua Trần. Nhưng chẳng lẽ ta lại cam chịu số phận ấy một cách dễ dàng đến thế? Chẳng lẽ vua Anh Tông lại thiển cận đến mức ấy sao? Sau gần trọn đêm mất ngủ, một ý định chợt nảy ra: ít nhất cũng phải để cho vua thấy ta tuy nghèo nhưng là người có phẩm giá thanh cao, có chí thờ vua giúp nước như bao người quyền quý khác.
Ý nghĩ ấy khiến Mạc Đĩnh Chi thấy tỉnh táo, minh mẫn hẳn lên. Ta phải viết một bài phú dâng vua nói được ý mình! Mạc Đĩnh Chi vùng dậy đốt nến, lấy nghiên bút thực hiện ý định. Mạc Đĩnh Chi viết bài phú rất nhanh. Viết nhanh, diễn đạt ý nghĩ của mình khúc chiết, sắc sảo, đó là chỗ mạnh của Mạc Đĩnh Chi; huống hồ ý tứ bài phú tuy mới dội lên hồi đêm, nhưng là những điều đã chất chứa, tích lũy qua bao nhiêu sách vở, qua bao nhiêu vị cay đắng, mặn chát cả cuộc đời. Vì vậy, không đầy một trống canh, bài phú dâng vua đã thảo xong.
Mạc Đĩnh Chi buông bút, ngả người lên thành nghế đọc lại bài phú và hài lòng vì thấy đã gói gọn được ý mình. "Ngọc tỉnh liên" (hoa sen trong giống ngọc), đầu đề bài phú cũng thật hợp với hàm ý toàn bài. Nói được ý mình, Mạc Đĩnh Chi như thấy trút được những ấm ức trong lòng. Mạc Đĩnh Chi phấn chấn đọc lại những đoạn mà mình thích thú nhất.
- Chẳng phải như đào trần, lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.
Cầu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào bì.
Giậu Đào lệnh, cúc sao quý được; vườn Linh Quân, lan sá kể gì.
Chợt Mạc Đĩnh Chi cảm thấy bài phú còn chỗ nào chưa thật như ý. Mạc Đĩnh Chi vội đọc lại lần nữa rồi căng óc suy nghĩ. Phải rồi, nếu chỉ làm rõ được phẩm giá thanh cao của mình thì thật chưa hoàn hảo. Phải thêm, chính ta là người có chí tiến thủ, muốn được như người xưa, đem tài năng đức độ cáng đáng những trọng trách gây đời thịnh trị cho dân nước. Và, ta có thể làm được những việc ấy chứ không phải bên trong trống rỗng. Chẳng qua số phận ta gặp nhiều trắc trở, không được thi thố hết sức mình.
Nhưng dầu số ta có hẩm hiu như thế chăng nữa, những điều ta đọc được, học được để phụng sự cho đời cũng không dễ gì mai một. Rồi một lúc nào đấy, ta sẽ được mặc sức mà đem tài năng nối chí người trước, cứu cho khắp, giúp cho cùng muôn họ. Cần thêm những ý dù phải chép lại cả bài phú Mạc Đĩnh Chi tự nhủ và cầm bút ghi vội những ý nóng hổi:
- Không là bên trong trống rỗng không có gì. Than cho số phận thuyền quyên phần gặp nhiều trắc trở. Nếu cái cuống lá của ta vẫn đứng thẳng, thì mưa gió có hại gì."
Bài phú được dân lên vua. Vua Trần Anh Tông xem xong lại càng sửng sốt trước tài năng của Mạc Đĩnh Chi. Vua nói với văn thần:
- Trẫm chưa đọc bài phú nào hay đến thế. Không câu nào, chữ nào thoát ra khỏi khuôn phép của đầu đề. Phải là người có học vấn uyên thâm, có khí phách cao cường mới viết được bài phú như vậy. Một người như thế lẽ nào ta không cho đỗ trạng.
(còn tiếp )
--------------------------------------------------------------------------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro