Ton tai XH va y thuc XH
CÂU 6: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận?
Tồn tại xã hội (TTXH) là lĩnh vực vật chất của đời sống XH, bao gồm những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của con người, và các quy luật khách quan vốn có của nó.
Ý thức xã hội (YTXH) là lĩnh vực tinh thần của đời sống XH, là sự phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng lý luận, hoặc tồn tại thông qua các hình thái YTXH cụ thể khác nhau.
1. YTXH là sự phản ánh TTXH, do TTXH quyết định:
v YTXH có khả năng phản ánh đúng, đầy đủ, và chính xác đối với quá trình thay đổi của TTXH.
v TTXH là cái có trước, YTXH là cái có sau. YTXH chẳng qua chỉ là TTXH đã được nhận thức. Nguồn gốc và bản chất của YTXH là do TTXH quyết định.
v TTXH nào thì sinh ra YTXH đó, TTXH biến đổi thì kéo theo sự biến đổi của YTXH. Trong sự biến đổi này thì TTXH biến đổi trước, YTXH biến đổi sau. Tuy nhiên, không phải lúc nào YTXH cũng chịu sự tác động trực tiếp của TTXH, mà trong chừng mực nhất định, YTXH còn có tính độc lập tương đối của nó.
2. Tính độc lập tương đối của YTXH:
v YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: Bởi vì YTXH dù thể hiện dưới hình thức nào cũng chỉ nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH, bị quyết định bởi TTXH. Do sức mạnh của thói quen tâm lý, mặt hạn chế của truyền thống, tập quán, cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của 1 số hình thái YTXH cũng tác động ngược lại sự phát triển của TTXH.
v YTXH có tính vượt trước TTXH: Khi khẳng định tính lạc hậu của YTXH, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng: trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người và đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH.
v Yếu tố kế thừa trong sự tồn tại và phát triển của YTXH: Chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ coi yếu tố kế thừa là cơ sở lý luận giải thích mối quan hệ biện chứng giữa cái mới và cái cũ trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần XH; mà nó còn là điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cái mới.
v Sự tác động qua lại giữa các hình thái của YTXH: YTXH bao bồm nhiều hình thái như: chính trị, pháp quyền, đạo đức… và sự tác động qua lại giữa chúng làm cho mỗi hình thái YTXH có những mặt, những tính chất không thể giải thích được 1 cách trực tiếp bằng TTXH hay bằng các điều kiện vật chất.
v Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH: YTXH phản ánh TTXH nhưng nó không phải là sự phản ánh đơn giản về TTXH mà tác động 1 cách tích cực, năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của XH.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
v Cần phải xem xét hợp lý mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH.
v Cần tránh 2 quan điểm sai lầm:
· Tuyệt đối hóa TTXH sẽ có lối sống thực dụng dẫn đến chủ nghĩa duy vật tầm thường.
· Tuyệt đối hóa YTXH sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro