dan toc va ton giao
Câu 15: Khái niệm về dân tộc, tôn giáo. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của CN Mác_LêNin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo?
1. Dân tộc:
a) Khái niệm Dân tộc:
üNghĩa hẹp: Khái niệm Dân tộc dung để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ , bền vững , có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác.
üNghĩa rộng : Là cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
b) 2 xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH:
§ Xu hướng 1: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc , sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
§ Xu hướng 2: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau
c) Vấn đề dân tộc:
§ Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận.
§ Dân tộc XHCN chỉ xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xả hội, quan hệ dân tộc theo các nguyên lí của CNXH khoa học, chỉ xuất hiện trên mỗi lĩnh vực của công cuộc xây dựng CNXH.
§ Vận động theo hướng ngày càng tiến bộ văn minh..
§ Tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.
§ Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong một quốc gia làm cho những giá trị , tinh hoa của các dân tộc hòa nhập vào nhau làm phong phú thêm giá trị quốc gia , dân tộc.
d) Những nguyên tắc cơ bản của CN Mác –LêNin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Tất cả các dân tộc dù đông hay ít người, có trình độ cao hay thấp đều có quyền lợi như nhau, không có đặc quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
+ Các dân tộc được quyền tự quyết: cần đứng trên lập trường của GCCN ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi li khai chia rẽ dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
2. Tôn giáo:
a) KN: Tôn giáo là sản phẩm con người gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bấc lực của con người trước tự nhiên, XH.
b) Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH:
o Nguyên nhân nhận thức: Vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, Xh và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí vẫn chưa thực sự được nâng cao.
o Nguyên nhân kinh tế: Còn có sự khác biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tai phổ biến. những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu may vào những lực lượng siêu nhiên.
o Nguyên nhân tâm lí: Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân.
o Nguyên nhân Chính trị - Xã hội: Đó là những giá trị đạo đức , văn hóa với tinh thần hướng thiện, nhân đạo, …đã thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân.
o Nguyên nhân văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
c) Các nguyên tắc cơ bản của CN MAC-LÊNIN trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo:
o Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống XH phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, xây dưng XH mới.
o Nhà nước XHCN phảo tôn trọng , bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng & ko tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay ko có tôn giáo đều biình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
o Thực hiện đòan kết những người có tôn giáo và những người ko có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo , đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo.
o Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo.
o Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo tùy những thời điểm khác nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro