Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 5: Trình bày sự chuyển hóa tiền thành tư bản: công thức chung của tư bản và

Câu 5: Trình bày sự chuyển hóa tiền thành tư bản: công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung, điều kiện ra đời và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
• Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa. Ở đây, tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình. Ở đây, tiền tệ chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hình thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân.
Còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền), tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.
Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Thực ra trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.
Trường hợp trao đổi ngang giá:
Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng thì cả hai bên trao đổi đều có lợi vì có được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu của mình.
Trường hợp trao đổi không ngang giá:
Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:
+ Trường hợp thứ nhất, giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế không có nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các hàng hóa đó. Vì vậy, đến lượt anh ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán sẽ mất đi khi anh ta là người mua. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị đã không hề mang lại một chút giá trị thặng dư nào.
+ Trường hợp thứ hai, giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp hơn giá trị 10%, để đến khi bán hàng hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư. Trong trường hợp này cũng vậy, cái mà anh ta thu được do mua rẻ sẽ bị mất đi khi anh ta là người bán vì cùng phải bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua. Rút cục giá trị thặng dư vẫn không được đẻ ra từ hành vi mua rẻ.
+ Trường hợp thứ ba sau đây: Giả định trong xã hội tư bản lại có một kẻ giỏi bịp bợm, lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt. Nếu khi mua, hắn ta đã mua rẻ được 5 đồng, và khi bán hắn cũng bán đắt được 5 đồng. Rõ ràng 10 đồng giá trị thặng dư mà hắn thu được là do trao đổi không ngang giá. Sự thực thì 5 đồng thu được do mua rẻ và 5 đồng hắn kiếm được do bán đắt cũng chỉ là số tiền hắn lường gạt được của người khác. Nhưng nếu xét chung cả xã hội, thì cái giá trị thặng dư mà hắn thu được lại chính là cái mà nguời khác mất đi, do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không vì hành vi cướp đoạt, lường gạt của hắn mà tăng lên. Giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng bản thân mình.
Trong thực tiễn, dù có lật đi lật lại vấn đề này đến mấy đi nữa thì kết quả cũng vẫn như thế. C.Mác đã chỉ rõ: "Lưu thông hay trao đổi hàng hóa, không sáng tạo ra một giá trị nào cả".
• Điều kiện ra đời và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Khái niệm hàng hóa sức lao động: là toàn bộ thể lực, trí lực, nhân cách của con người trong hoạt động sản xuất để tạo ra những vật có ích
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động như 1 loại hàng hóa
+ Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trở thành người “vô sản” và buộc phải bán sức lao động của mình để tồn tại
- Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính cơ bản:
+ Giá trị hàng hóa sức lao động: Do thời gian lao động xã hội cần thiết đê sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn vậy thì người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, gia đình, con cái… => được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Giá trị này  còn bao hàm  có yếu  tố tinh thần và lịch sử vì nhu cầu tiêu dùng  của công nhân  không  chỉ về vật  chất mà còn cả tinh thần, văn hóa,… và nó  phụ thuộc vào lịch  sử từng  thời kỳ, địa lý, khí hậu nơi đó. Lượng giá trị hàng  hóa sức lao  động được quy định bởi giá trị những  tư liệu  sinh hoạt veefvaajt  chất,  tinh  thần để tái sản xuất sức lao động cho công nhân,  duy trì đời sống của bản thân  và gia  đình người công nhân và phí tổn đào tạo người công nhân đó
+ Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Sản xuất ra 1 hàng hóa có giá trị lướn hơn giá trị của sức lao động, là nguồn gốc sinh ra giá trị => là chìa khóa để giải thích mâu  thuẫn của công thức chung của tư bản và là  điều kiện  để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gh