DI LĂNG
DI LĂNG (Tiếng Trung 夷陵区 pinyin Yiling)
https://baike.baidu.com/item/%E5%A4%B7%E9%99%B5%E5%8C%BA
http://gamek.vn/tam-quoc-tran-di-lang-nuoc-co-mao-hiem-cua-luu-bi-quyet-dinh-so-phan-cua-ca-3-nuoc-nguy-thuc-ngo-20190221103238502.chn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Di_L%C4%83ng#H%E1%BA%ADu_qu%E1%BA%A3_v%C3%A0_%C3%BD_ngh%C4%A9a
Di Lăng là một quận thuộc địa cấp thị Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Di Lăng là yếu địa biên phòng Tây cương thời nước Sở
"Thủy chí thử nhi di, sơn chí thử nhi lăng".
(Nước đến đây thì phẳng lặng, núi đến đây thì thành đồi).
Phiên dịch: Nước Trường Giang ra đến Tây Lăng liền không còn chảy xiết, núi cao từ phía Tây ra phía Đông liền biến thành đồi thấp. Do đó mới có cái tên Di Lăng.
Địa hình Di Lăng bao bọc bởi núi cao ba mặt Đông, Tây và Bắc, phía Đông Nam giáp đồng bằng. Vì vậy cao trình khá chênh lệch, từ vùng cao Tây Bắc hạ dần xuống Đông Nam. Núi non phía Tây Bắc vô cùng hiểm trở, khe suối ngang dọc, chủ yếu là các thôn xóm nhỏ.
Di Lăng thuộc khu vực bán nhiệt đới khí hậu gió mùa, bốn mùa rõ ràng, khí hậu ấm áp, lượng mưa vừa phải. Mùa xuân nhiệt độ biến động lớn, nóng lạnh thay phiên, thường có rét tháng ba. Mùa hạ khí hậu chênh lệch ngày đêm, giữa trưa nóng bức, sớm tối mát mẻ, lượng mưa vừa phải, thường có hạn, lũ lụt, gió lớn. Mùa thu chịu không khí lạnh phía Bắc ảnh hưởng, nóng lạnh luân phiên, hạ nhiệt độ nhanh, ít mưa nhiều sao, trời cao khí sảng. Mùa đông nhiệt độ không khí hạ xuống nhanh, khô ráo ít mưa tuyết.
Di Lăng là cái nôi của văn hóa nước Sở, xưa kia thuộc khu vực của Kinh Châu. Di Lăng có số phận khá thảm, ngay từ cái tên đã gắn liền với chết chóc. "Thủy chí thử nhi di, sơn chí thử nhi lăng" như đã giải nghĩa ở trên "di" là phẳng lặng, "lăng" là đồi thấp. Nhưng "di" còn có nghĩa là san bằng, giết sạch, "lăng" còn có nghĩa là lăng mộ. Và thực tế lịch sử cũng rất liên quan đến tầng nghĩa này!
Năm 278 TCN, quốc lực của Sở nhanh chóng suy yếu, trong khi nước Tần lại ngày một lớn mạnh. Tướng của Tần là Bạch Khởi nhận lệnh "công Sở, bạt Dĩnh, thiêu Di Lăng" nghĩa là tấn công nước Sở, san bằng đất Dĩnh (thủ đô của Sở), thiêu rụi Di Lăng (khu lăng mộ các tiên vương nước Sở). Nước Sở mất đi toàn bộ miền đất phía tây và trở nên yếu thế trước Tần. Đây là đánh dấu thời kỳ nước Sở suy yếu dần cuối cùng bị Tần diệt.
Ngoài ra, trong Tam Quốc Chí, có 2 trận đánh làm ảnh hưởng lớn đến bước ngoặt của thế cục, một là trận Xích Bích, và một là trận Di Lăng. Đặc biệt, trận Di Lăng mang ý nghĩa mấu chốt định đoạt số phận của 3 nước Ngụy – Thục – Ngô, là trận chiến giữa nước Thục Hán của Lưu Bị và nước Đông Ngô của Tôn Quyền năm 221-222. Ước tính số người chết trong trận chiến này lên tới 80,000 người "xác chết xuôi theo dòng sông Trường Giang trôi xuống làm tắc cả dòng sông" (Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng).
Bàn luận
Tôi không đào sâu về văn hóa và tài nguyên của Di Lăng vì muốn tập trung hơn cho phần lịch sử đẫm máu của vùng đất này. Bởi trong MĐTS, Loạn Táng Cương "nổi tiếng" vì là tàn tích của chiến trường xưa, oán khí dày đặc, rất thích hợp tu ma. Bởi vậy đến cả Ôn gia cũng không thanh tẩy được nơi này mà phải phong bế nó lại. Vùng núi non hiểm trở của Di Lăng cũng rất thích hợp cho hình ảnh vùng núi quỷ dị trong donghua.
Lúc viết về khí hậu Di Lăng chợt liên tưởng đến cảnh Ngụy Anh lưu lạc lúc nhỏ tại nơi này và ba tháng trên Loạn Táng Cương luyện quỷ đạo. Không biết thời tiết khắc nghiệt như vậy hắn sống sót ra sao?!!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro