Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lythuyet

1. Trình bầy các quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nhập khẩu theo tập quán của các ngân hàng thương mại Việt

1.1- Quy trình nghiệp vụ ( 1,5 điểm )

- Người nhập khẩu viết Đơn xin mở L/C gửi đến Chi nhánh của Ngân hàng được chỉ định phát hành L/C .

- Chi nhánh Ngân hàng phát hành :

+ Thiết kế L/C .

+ Tuỳ theo sự uỷ nhiệm của Ngân hàng phát hành , nếu trị giá L/C từ mức x USD trở xuống , thì giám đốc chi nhánh ký L/C và chuyển lên Ngân hàng phát hành để phát hành ra bên ngoài .

+ Nếu trị giá L/C từ mức x USD trở lên , thì Tổng giám đốc Ngân hàng phát hành ký L/C và Ngân hàng phát hành phát hành L/C ra bên ngoài.

- Mọi việc phát hành L/C đều phải qua Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành , nếu không , thì phải qua một ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với cả 2 ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông báo . Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người hưởng lợi .

- Người hưởng lợi sẽ kiểm tra L/C , nếu chấp nhận thì giao hàng , ngược lại thì đề nghị tu chỉnh L/C .

- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng , Người hưởng lợi L/C lập chứng từ và xuất trình đòi tiền Ngân hàng phát hành thông qua Ngân hàng thông báo .

- Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh).

- Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) kiểm tra chứng từ trong thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc ngân hàng để quyết định nhận hay từ chối chứng từ .

- Trước khi quyết định nhận hay từ chối chứng từ , Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) sẽ thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản cho người yêu cầu mở L/C để kiểm tra lại và yêu cầu họ trả lời trong vòng 2 ngày làm việc đồng ý hay từ chối tiếp nhận chứng từ .

- Nếu người yêu cầu đồng ý tiếp nhận chứng từ và đồng ý thanh toán, Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) sẽ ký hậu   B/L cho người yêu cầu để họ nhận hàng . Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) chuyển trả tiền cho người hưởng lợi .

- Nếu người yêu cầu từ chối nhận chứng từ , Ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) thông báo ngay cho người xuất trình về những sai biệt của chứng từ và chờ ý kiến định đoạt chứng từ của họ . Trong một thời gian hợp lý , nếu họ không có ý kiến gì thì ngân hàng phát hành ( hoặc chi nhánh ) chuyển trả lại chứng từ cho họ .

1.2- Vai trò của Chi nhánh Ngân hàng phát hành ( 1 điểm )

- Là Ngân hàng uỷ thác của Ngân hàng phát hành  .

- Trong trường hợp này ,Chi nhánh của Ngân hàng phát hành là Ngân hàng yêu cầu ( Applicant Bank ) .

- Ngân hàng phát hành chỉ định Chi nhánh đóng vai trò Ngân hàng trả tiền của L/C ( paying Bank ) là trái với điều 2 của UCP 500 1993 ICC . Điều 2 quy định rằng Ngân hàng phát hành có thể chỉ định Chi nhánh của mình là Ngân hàng trả tiền với điều kiện chi nhánh đó phải đóng trụ sở ở nước khác .

- Tuy nhiên , đây là sự thoả thuận khác mà Điều 1 của UCP 500 cho phép , miễn là sự thoả thuận khác đó phải được ghi rõ trong L/C và phải được Người hưởng lợi L/C chấp nhận

2. Trình bầy các điều kiện áp dụng tập quán quốc tế quy định trong hệ thống luật của nước CHXHCN Việt Nam và giới thiệu những văn bản pháp luật chủ yếu quy định các điều kiện đó ?

2.1- ( 1,5 điểm )

Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam cho phép các pháp nhân và thể nhân Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại áp dụng các tập quán thương  mại quốc tế với những điều kiện sau đây :

- Các công ước mà chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc đang tham gia không điều chỉnh đến ,

-  Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam không điều chỉnh đến ,

- Các luật khác có liên quan đến các chủ thể tham gia kinh tế đối ngoại không điều chỉnh đến ,

- Hợp đồng , khế ước  ký kết giữa các chủ thể Việt nam và nước ngoài không điều chỉnh đến ,

- Việc áp dụng và hậu quả của việc áp dụng các tập quán quốc tế không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam và hoặc không làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam .

2.2- ( 1 điểm )

Các luật có liên quan :

- Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt nam 1995 , điều 827 .

- Luật thương mại của nước CHXHCN Việt nam  1997 , điều 4 .

- Luật các tổ chức tín dụng 1997 , điều 3

- Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối .

3. Phí suất tín dụng là gì ( cost of credit ) ? Phân tích các yếu tố cấu thành của phí suất tín dụng ?

3.1 Phí suất tín dụng là một tỷ lệ phần trăm tính theo năm của quan hệ so sánh giữa tổng chi phí vay thực tế và tổng số tiền vay thực tế .

3.2 Các yếu tố cấu thành của phí suất tín dụng gồm có :

3.2.1 - Lãi suất vay của ngân hàng là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền vay .

- Mức lãi suất phụ thuộc vào loại tín dụng , thời hạn tín dụng , điều kiện sử dụng tín dụng và giá trị của vật thế chất hoặc cầm cố đảm bảo tiền vay .

- Chịu ảnh hưởng của quan hệ cung và cầu tín dụng ;

- Chịu chi phối bởi chính sách chiết khấu của Ngân hàng Trung ương ;

- Trong điều kiện nền kinh tế mở , chịu ảnh hưởng bởi lãi suất quốc tế hoặc khu vực ;

- Chiếm tỷ trọng lớn trong phí suất tín dụng .

3.2.2 -Thủ tục phí và lệ phí vay của ngân hàng là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền vay .

- Mức lệ phí và thủ tục phí phụ thuộc vào loại tín dụng , không phụ thuộc vào số lượng tín dụng nhiều hay ít .

- Công bố công khai  , ít biến động .

- Xu hướng giảm , do cạnh tranh tín dụng

3.2.3 -Hoa hồng trả cho người môi giới tín dụng là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền vay .

- Hoa hồng  phụ thuộc vào loại tín dụng , mục đich sử dụng tín dụng .

- Hoa hồng thường không được công bố công khai

3.2.4 -Các chi phí dấu mặt khác .

- Chi phí thiệt hại phát sinh do người đi vay không được rút hết số tiền vay , mà thường phải đặt cọc một % nhất định trên tài khoản vay trong suốt thời hạn tín dụng .

- Những chi phí tiêu cực khác dùng để ký kết hợp đồng tín dụng .

4. Một L/C yêu cầu người hưởng lợi xuất trình " Clean on Board " Bill of Lading . Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ đã phát hiện ra rằng trên Bill of Lading xuất trình đã xoá chữ" Clean " , do đó ngân hàng phát hành cho rằng Bill of Lading này là "Unclean " , nên đã từ chối tiếp nhận chứng từ và trả lại người xuất trình . Hỏi ngân hàng làm như vậy là đúng hay sai , biết rằng L/C này có ghi là tham chiếu UCP 500 1993 ICC ?

Theo điều 32 UCP 500 1993 ICC , chứng từ vận tải hoàn hảo là một chứng từ không có điều khoản hoặc ghi chú nào nói rõ ràng về tình trạng có khuyết tật của hàng hoá và hoặc của bao bì . Bill of lading này đã xoá từ " Clean " , nhưng trên Bill không có ghi chú gì về tình trạng có khuyết tật của hàng hoá và hoặc của bao bì , cho nên Bill này thoả mãn điều 32 UCP 500 1993 ICC . Ngoài ra theo điều 92 , 113 , 136 , 162, ISBP 645 2002 ICC , nếu từ " Clean " xuất hiện trên chứng từ vận tải và đã được xoá đi thì chứng từ đó sẽ không được coi là có điều khoản hoặc ghi chú là không hoàn hảo " unclean ". Vì vậy , ngân hàng từ chối không tiếp nhận Bill of lading nói trên là sai .

5. Transferable L/C là gì ? Dùng trong trường hợp nào ? Các mô hình chuyển nhượng L/C? Công ty B được hưởng lợi một L/C chuyển nhượng gốc ( Master transferable L/C ) do ngân hàng của Công ty A phát hành theo giá CIF có trị giá 1.000.000 USD muốn chuyển nhượng cho Công ty C với trị giá là 800.000 USD , trong lệnh chuyển nhượng (transferable order ) , công ty B phải quy định tỷ lệ bảo hiểm là bao nhiêu thì chứng từ bảo hiểm do Công ty C lập ra mới phù hợp với số tiền của L/C chuyển nhượng gốc?

5.1-Transferable L/C là một loại L/C trong đó quy định quyền của người hưởng lợi hiện hành ( người hưởng lợi thứ nhất ) có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều ng−ời khác người ra lệnh chuyển nhượng gọi là người hưởng lợi thứ nhất . Người khác này là người hưởng lợi thứ hai .

5.2- L/C chuyển nhượng được sử dụng trong thanh toán thông qua trung gian , trong đó người hưởng lợi thứ nhất là người trung gian .

5.3- Có ba mô hình chuyển nhượng :

- Chuyển nhượng L/C tại nước xuất khẩu : Người xuất khẩu được hưởng lợi một L/C có thể chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền thực hiện L/C đó cho những người khác ở nước người xuất khẩu .

- Chuyển nhượng L/C tại nước nhập khẩu : Một Công ty nội địa mở L/C chuyển nhượng nội địa để mua hàng của một Công ty NK . Công ty NK chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền thực hiện L/C đó cho một hay nhiều Công ty XK nước ngoài.

- Chuyển nhượng L/C qua một nước thứ ba : Công ty nước A mở L/C chuyển nhượng cho Công ty nước B . Công ty nước B ra lệnh chuyển nhượng L/C đó cho Công ty nước C .

5.4- Công ty B phải mua bảo hiểm bằng 110% giá CIF ( 110% của 1.000.000USD ) . Để chứng từ bảo hiểm do Công ty C lập ra phù hợp với trị giá bảo hiểm của L/C chuyển  nhượng gốc , cho nên Công ty B phải chuyển nhượng L/C 800.000 USD với tỷ lệ bảo hiểm là 137,5%

6. Chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt. Các toa tàu được nối với cùng một đoàn tầu . Thư tín dụng  quy định " partial shipments not allowed ". Hàng hoá được chuyên chở trên ba toa xe , mỗi toa 60 tấn và trong cùng một ngày , theo cùng một tuyến đường sắt , cùng một nơi dỡ hàng xuồng  bởi cùng một đoàn tầu . Người chuyên chở đã phát hành ba vận tải đơn đường sắt khác nhau . Hỏi  theo quy định của UCP 500 1993 ICC :

6.1- Liệu các toa xe có thể được coi là những phương tiện vận tải khác nhau không?

- Các toa xe nối với đoàn tầu không thể coi là phương tiện vận tải khác , bởi vì nếu tách các toa xe này ra khỏi đoàn tầu , thì chúng không thể coi là một phương tiện vận tải

6.2- Liệu Ngân hàng phát hành có từ chối tiếp nhận các vận tải đơn đường sắt đó vì L/C đã quy định " partial shipment not allowed "

- Điều 40b UCP 500 1993 ICC quy định hàng được chuyên chở trên cùng nhiều phương tiện vận tải và cùng chung một hành trình chuyên chở , cùng một nơi hàng đến sẽ không được coi là giao hàng từng phần . Đối chiếu với điều quy định nói trên , lô hàng 180 tấn này cũng không được coi là giao hàng từng phần , cho nên , ngân hàng từ chối tiếp nhận chứng từ vận tải này là sai .

7. Thư tín dụng thương mại ( Commercial Letter of Credit ) là gì ? Tính chất của L/C thương mại? Trong buôn bán thông qua trung gian , người ta thường sử dụng L/C loại nào, anh hay chị hãy trình bầy loại L/C đó và nêu lên những việc cần chú ý khi vận hành loại L/C này ?

7.1- L/C thương mại là một chứng từ do Ngân hàng phát hành để cam kết trả tiền cho Người hưởng lợi quy định trong L/C với điều kiện Người hưởng lợi phải xuất trình các chứng từ quy định trong L/C phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C đó .

7.2- L/C thương mại hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán , nhưng sau khi ra đời L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán đó .

7.3- Trong buôn bán thông qua trung gian , người ta thường sử dụng hai loại L/C :Transferable L/C và Back to Back L/C .

Transferable L/C là một loại L/C trong đó quy định quyền của người hưởng lợi hiện hành ( người hưởng lợi thứ nhất ) có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác (người hưởng lợi thứ hai ) .

Back to Back L/C là loại L/C được phát hành dựa trên cơ sở một L/C khác dùng làm tài sản ký quỹ mở L/C này .

7.3.1- Để vận hành tốt L/C chuyển nhượng , cần chú ý những vấn đề sau đây :

+ Có thể chuyển nhượng cho một người hoặc cho nhiều ng−ời h−ởng lợi thứ hai ;

+ Chỉ được chuyển nhượng 1 lần , có thể tái chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ nhất trong trường hợp cần thiết ;

+ Phí chuyển nhượng do người hưởng lợi thứ nhất gánh chịu , trừ khi có sự quy định ngược lại ;

+ Các nội dung của L/C chuyển nhượng gốc có thể được chuyển nhượng gồm có :

- Số tiền ;

- Đơn giá ghi trong L/C ;

- Thời hạn hiệu lực , thời hạn xuất trình chứng từ ;

- Số lượng , số loại chứng từ phải xuất trình ;

- Tỷ lệ bảo hiểm nếu có .

+ Trong L/C chuyển nh−ợng gốc phải quy định " Third party documents are acceptable"

7.3.2 - Đối với Back to back L/C , khi sử dụng cần chú ý tới tính tương thích của L/C dùng để ký quỹ mở Back to Back L/C .

8. So sánh séc thương mại ( Private check ) và séc du lịch ( traveller±s check )

Private Check

Travellers Check

Người phát hành

Doanh nghiệp, cá thể

Ngân hàng

Người hưởng lợi

Bất cứ ai ghi trên sec

Người mua sec du lịch

Loại sec

Vô danh, đích danh, theo lệnh

Chỉ có đích danh

Chuyển nhượng

Bằng kí hậu

Không thể chuyển nhượng

Thời hạn hiệu lực

Luật quy định

Vô hạn

Số tiền

Người phát sec quy định

Theo mệnh giá chuẩn

Điều kiện phát hành

Có tiền trên tài khoản

Mua séc bằng nội tệ

Cách nhận tiền

Nhờ ngân hàng thu tiền

Ký đối chứng tại ngân hàng chỉ định

9. URC 522 1995 ICC , UCP 500 1993 ICC và ISBP 645  2002  ICC là gì ? Tính chất pháp lý của chúng ?

9.1- Trình bầy các tâp quán quốc tế :

+ URC 522 1995 ICC là từ viết tắt của Uniform Rules for Collection - Các quy tắc thống nhất nhờ thu , bản sửa đổi năm 1995 , só 522 do Phòng thương mại quốc tế ban hành dùng để điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu .

+ UCP 500 1993 ICC là từ viết tắt của Uniform Customs and practice for

Document Credits - Các quy tắc và cách thực hành thống nhất đối với tín dụng chứng từ , bản sửa đổi năm 1993 , số 500 do ICC ban hành dùng để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C

+ ISBP  645  2002  ICC là từ viết tắt của International Standard Banking Practice for examination of documents under documentary Credits - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ theo Tín dụng chứng từ ban hành năm 2002 , số 645 duùg để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C .

9.2- Tính chất pháp lý :

+ Không phải là luật quốc tế ;

+ Không bắt buộc phải áp dụng tập quán , muốn áp dụng thì phải được cả hai bên đồng thuận ;

+ Trong áp dụng , có thể thoả thuận khác tập quán , miễn là phải quy định rõ trong các chứng từ có liên quan ;

+ áp dụng tập quán là có điều kiện , điều kiện này do hệ thống luật quốc gia quy định

10. Phương thức thanh toán ghi sổ ( Open Account ) là gì ? Đặc điểm và trường hợp áp dụng ?

10.1- Phương thức thanh toán Ghi sổ là một phương thức trong đó quy định người bán mở một Sổ cái để ghi Nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ . Đến từng định kỳ nhất định , người mua sẽ chuyển tiền thanh toán cho người bán . Kết thúc hợp đồng , hai bên sẽ gặp nhau quyết toán Sổ nợ .

10.2- Quy trình thanh toán như sau :

+ Người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ gửi hàng trực tiếp cho người mua

+ Người bán ghi Sổ nợ đối với người mua ;

+ Đến từng định kỳ , người mua dùng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho người bán ;

+ Kết thúc hợp đồng , hai bên quyết toán Sổ nợ .

10.3- Đặc điểm vận dụng :

+ Đối với người bán , phương thức Ghi sổ không có sự tham gia của ngân hàng ;

+ Chỉ mở Sổ nợ ở nơi người bán , người mua mở sổ chỉ là theo dõi , không có giá trị pháp lý ;

+ áp dụng phổ biến trong thanh toán nội thương ;

+ Sử dụng phổ biến trong phương thức gửi bán , đại lý tiêu thụ ;

+ Người bán phải tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua ;

+ Giá mua hàng theo phương thức này thường cao hơn thanh toán trả ngay , bởi vì đây là phương thức tài trợ của người bán cho người mua.

11. Các loại tiền tệ thế giới được sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay và đặc điểm ?

11.1-  Tiền tệ thế giới ( World Currency ) :

a/ Khái niệm : là tiền tệ nào mà  tất cả các nước phải sử dụng để dự trữ và thanh toán quốc tế cuối cùng với nhau không cần phải ký hiệp định đa phương hoặc song phương, đồng tiền đó chỉ có thể là vàng .

b/ Đặc điểm sử dụng vàng trong TTQT ở thời đại ngày nay :

- Vàng không được dùng làm phương tiện tính toán quốc tế ,

- Vàng không được dùng để thanh toán quốc tế hàng ngày giữa các quốc gia ,

- Vàng chỉ được dùng để thanh toán cuối cùng hàng năm giữa các nước con nợ cuối cùng và nước chủ nợ cuối cùng;

- Vàng là phương tiện dự trữ tiền tệ quốc tế .

11.2- Tiền tệ quốc tế ( International Currency )

a/  Khái niệm : là tiền tệ được quy định trong các hiệp định tiền tệ quốc tế có các chức năng do hiệp định quy định . trong lịch sử tiền tệ thế gới có các tiền tệ quốc tế như :

USD thuộc Hiệp định tiền tệ Bretton Woods , EURO của Liên minh tiền tệ Châu âu (EMU ) , Transferable Rouble thuộc Hiệp định thanh toán nhiều bên bằng Rúp chuyển nhượng của các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế quốc tế XHCN ( SEV).

b/  Đặc điểm :

- Tiền tệ quốc tế hiện hành chỉ còn : EURO , SDR .

- EURO là tiền tệ quốc tế đa quốc gia .

- SDR là tiền tệ quốc tế chưa có các chức năng :

+ Tính toán trong thương mại quốc tế ,

+ Dự trữ quôc tế ,

+ Thanh toán quốc tế .

+ SDR là tiền tín dụng quốc tế của IMF .

11.3- Tiền quốc gia ( National Money) được sử dụng làm tiện tệ quốc tế

a/ Khái niệm : là tiền tệ của các quốc gia riêng biệt được các đối tác của hai nước lựa chọn làm tiền tệ tính toán , thanh toán trong các hợp đồng thương mại và đầu tư quốc tế . Các đồng tiền thường được lực chọn là USD , GBP , JPY ...

b/Đặc điểm :

- Việc lựa chọn tiền quốc gia nào làm phương tiện tính toán và thanh toán trong các hợp đồng thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế là hoàn toàn tự do và phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các đối tác trong đàm phán và ký kết hợp đồng ;

- Có hai loại tiền tệ quốc gia tham gia thanh toán quốc tế : Tiền mặt và tiền tín dụng . Thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiền tín dụng .

- Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ quốc gia tham gia thanh toán quốc tế đều được thả nối tự do ;

- Sức mua của các tiền tệ quôc gia này thường xuyên biến động , trong đó phải kể đến sự xuống giá liên tục của USD và Bảng Anh .

- Hầu hết các tiền tệ này đều là tiền tự do chuyển đổi toàn phần .

12. Hãy trình bầy phương thức chuyển tiền ( Remittence ) và đặc điểm vận dụng ?

12.1- Khái niệm :

Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó quy định khách hàng ( người yêu cầu chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi ) ở một địa điểm quy định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu .

Các phương tiện chuyển tiền gồm có chuyển tiền bằng thư ( M/T ) và chuyển tiền bằng điện ( T/T) .

12.2- Các trường hợp áp dụng :

- Chuyển tiền thanh toán hàng nhập khẩu ;

- Chuyển tiền kiều hối về nước ;

- Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài ;

- Chuyển tiền thanh toán các hoạt động phi thương mại của Chính phủ , tổ chức kinh tế , văn hoá , xã hội , cá nhân ...

- Chuyển tiền trả nợ nước ngoài ;

- Chuyển tiền thanh toán cổ tức , trái tức quốc tế ;

- Các chuyển tiền yếu tố khác phát sinh giữa hai nước .

12.3- Đặc điểm :

- Chưa có luật quốc tế cũng như tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức này , phụ thuộc vào luật quốc gia của mỗi nước ;

- Có hai loại phương thức chuyển tiền :

+ Phương thức chuyển tiền độc lập ;

+ Phương thức chuyển tiền là một bộ phận của các phương thức thanh toán khác , hoặc mở đầu một phần hoặc kết thúc toàn bộ phương thức thanh toán khác .

- Là một phương thức thanh toán đơn giản nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế .

13. Hãy trình bầy L/C giáp lưng ( Back to back L/C ) và đặc điểm vận dụng?

13.1- Khái niệm :

L/C giáp lưng ( Back to back L/C ) là một loại L/C được phát hành dựa vào một L/C khác làm tài sản ký quỹ .

13.2- Đặc điểm vận dụng :

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Sử dụng trong buôn bán thông qua trung gian ;

- Hai L/C này độc lập với nhau, do đó đảm bảo được bí mật thương mại , điều mà L/C chuyển nhựơng không thể thực hiện được .

14. Tiền tệ tự do chuyển đổi là gì , phân loại  hãy giới thiệu những tiền tệ tự do chuyển đổi mà Việt nam thường sử dụng ?

14.1- Khái niệm : là tiền tệ mà luật của nước phát hành đồng tiền đó cho phép những ai có thu nhập đồng tiền này đều có quyền yêu cầu ngân hàng của nước đó đổi ra các ngoại tệ khác một cách tự do , không cần phải có giấy phép đổi tiền .

14.2- Các loại tiền tệ tự do chuyển đổi :

a/ Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần ( Total Free Convertible Currency ) là tiền tệ tự do chuyển đổi không phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú .

Các tiền tự do chuyển đổi toàn phần : USD , EURO , GBP , JPY , AUD , ATS , CAD , SGD , SEK , MYR ...

b/ Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần ( Partial Free Convertible Currency ) là tiền tệ tự do chuyển đổi phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú .

Các tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần : PHP , KRW , TWD , IDR , THB , EGP.

15. Hãy trình bầy phương thức thanh toán ghi sổ ( Open Account ) và đặc điểm vận dụng?

15.1- Khái niệm :

Phương thức thanh toán ghi sổ là một phương thức , trong đó quy định người bán sau khi hoàn thành giao hàng sẽ ghi nợ người mua trong một quyển sổ tai đơn vị của mình, đến từng định kỳ nhất định , người mua sẽ dùng phương thức chuyển tiền mà hai bên đã thoả thuận để trả tiền cho người bán , kết thúc hợp đồng , hai bên sẽ quyết toán sổ nợ.

15.2- Trường hợp áp dụng :

- Phổ biến trong thanh toán nội địa ;

- Thanh toán hàng đổi hàng thường xuyên ;

- Thanh toán trong phương thức đại lý , gửi bán ;

- Thanh toán cước phí , bảo hiểm phí , tiền hoa hồng trong môi giới , lãi   ngân hàng ;

- Hai bên mua bán phải tin cậy lẫn nhau ;

- Thanh toán trong các hiệp định thương mại tay đôi .

15.3- Đặc điểm :

- Chưa có luật và tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức này , do vậy luật quốc gia chi phối phương thức ghi sổ ;

- Thực chất là người bán cấp tín dụng cho người mua ;

- Ghi sổ nợ đơn biên , không ghi song biên , nếu có , sổ của bên mua chỉ là sổ theo dõi , không có giá trị pháp lý .

- Là phương thức đơn giản , nhưng phức tạp trong quan hệ pháp lý , cụ thể là haibên phải thông nhất rất nhiều những nội dung ghi sổ, ví dụ :

+ Đông tiền ghi sổ nợ là tiền tính toán có bao gồm là tiền thanh toán không , nếu có , phải thống nhất tỷ giá thanh toán ;

+ Phương thức chuyển tiền để thanh toán trong từng kỳ thanh toán là gì ?

+ Các hình thức chế tài áp dụng khi thanh toán chậm hoặc không thanh toán ?

+ Trong quyết toán , nếu có chênh lệch , giải quyết như thế nào ?

16. Hãy trình bầy L/C chuyển nhượng ( Transferable L/C ) và đặc điểm vận dụng?

16.1- Khái niệm :

L/C chuyển nhượng là một L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết sẽ chuyển nhượng quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác khi có lệnh yêu cầu chuyển nhượng của người hưởng lợi hiện hành L/C.

16.2- Đặc điểm vận dụng:

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Có 3 mô hình chuyển nhượng :

+ Chuyển nhượng L/C tại nước người xuất khẩu ( là người hưởng lợi ) ;

+ Chuyển nhượng L/C tại nước người nhập khẩu ( là người hưởng lợi L/C);

+ Chuyển nhượng L/C qua nước thứ ba .

- Sử dụng L/C chuyển nhượng trong buôn bán thông qua trung gian .

- Điều kiện tu chỉnh L/C chuyển nh−ợng .

- Vấn đề thay thế chứng từ trong L/C chuyển nhượng phải được quy định rõ ràng .

17. Tỷ giá hối đoái là gì ? Các loại ngoại hối quy định  trong Quy chế quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?

17.1- Khái niệm :Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa các tiền tệ của các nước với nhau hoặc là giá cả của tiền tệ nước này thể hiện bằng một số tiền tệ nước kia hoặc ngược lại .

a/ Quan hệ so sánh giữa các tiền tệ với nhau trong thời đại ngày nay là so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau ( 3 PPP ) .

b/ Đơn vị so sánh sức mua giữa các tiền tệ là rổ hàng hoá và dịch vụ và rổ tiền tệ cùng với giá vàng quốc tế .

17.2- Các loại ngoại hối gồm có :

a/ Ngoại tệ ( Foreign Currency ) ;

b/ Các phương tiện lưu thông tín dụng ghi bằng ngoại tệ : Check , Bill of Exchange , Promissory Note , Credit Card ...

c/ Các loại chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ : Stock , Bond , Derivative Documents ...

d/ Vàng được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế ;

e/ Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ .

18. Hãy trình bầy phương thức nhờ thu phiếu trơn ( Clean Collection ) và đặc điểm vận dụng ?

18.1- Khái niệm :

Phương thức nhờ thu phiếu trơn là một phương thức trong đó quy định người hưởng lợi các công cụ tài chính uỷ thác cho ngân hàng thu số tiền ghi trên các công cụ tài chính đó từ người có nghĩa vụ trả tiền quy định trên công cụ tài chính .

Công cụ tài chính bao gồm : Hối phiếu , Kỳ phiếu , séc ...

18.2- Trường hợp áp dụng :

- Nhờ thu phiếu trơn trong các hoạt động thương mại quy định :

+ Người bán sau khi hoàn thành giao hàng và chứng từ cho người mua thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua , sau đó uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hối phiếu từ người mua ;

+ Người bán sau khi nhận được kỳ phiếu hoặc séc của người mua thì tiến hành giao hàng và chứng từ cho người mua , sau đó uỷ thác cho ngân hàng thu tiền kỳ phiếu hoặc séc từ người mua .

- Nhờ thu trơn trong các hoạt động phi thương mại quy định :

Người hưởng lợi các công cụ tài chính sẽ uỷ thác cho ngân hàng thu tiền từ các công cụ tài chính đó , ví dụ nhờ thu séc , tiền lãi của các chứng khoán có giá ...

18.3- Đặc điểm :

- Tạp quán quốc tế điều chỉnh phương thức nhờ thu phiếu trơn là URC 522 , 1995, ICC ( Quy tắc thống nhất nhờ thu , bản sửa đổi 1995 , số xuất bản 522 của Phòng thương mại quốc tế );

- Người bán phải tin cậy tuyệt đối vào khả năng thanh toán của người mua ;

- Tách rời việc nhận chứng từ và hàng hoá ra khỏi việc thanh toán , do đó ngời bán sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro trong thanh toán và đối với hàng hoá đã giao .

- Được áp dụng phổ biến trong thanh toán phi thương mại : Nhờ thu tiền điện , tiền nước , tiền bưu chính viễn thông , tiền lãi ngân hàng , tiền hoa hồng , tiền cổ tức , trái tức , tiền trúng sổ số quốc tế , tiền thưởng , tiền phạt ...

- Ngân hàng chỉ giữ vai trò là người trung gian thu nhộ và chi hộ , ngòai ra ngân hàng không chịu trách nhiệm gì cả .

19. Hãy trình bầy L/C điều khoản đỏ ( Red Clause L/C ) và đặc điểm vận dụng ?

19.1- Khái niệm :

L/C điều khoản đỏ ( red Clause L/C ) là một loại L/C ứng một phần số tiền của L/C cho người hưởng lợi trước ngày giao hàng , số tiền còn lại của L/C sẽ được thanh toán với điều kiện người hưởng lợi phải xuất trình các chứng từ quy định trong L/C phù hợp vối các điều kiện và điều khoản của L/C .

19.2- Đặc điểm vận dụng :

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Người hưởng lợi L/C điều khoản đỏ phải yêu cầu ngân hàng của mình phát hành thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước nếu như không thực hiện được hợp đồng .

- Để nhận được tiền ứng trước , người hưởng lợi sử dụng hối phiếu để đòi tiền ngân hàng phát hành .

- L/C điều khoản đỏ thực sự là một khoản tín dụng mà người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu

20. Trình bầy các loại tỷ giá hối đoái nếu phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế ( Tỷ giá T/T , M/T , Séc , Hối phiếu .. )?

20.1- Tỷ giá chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer Exchange Rate ): là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện điện tín .

Đặc điểm  :

- Tốc độ chuyển tiền nhanh ,

- Chi phí cao ;

- Là tỷ giá cơ sở để tính ra các loại tỷ giá khác .

20.2- Tỷ giá chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer Exchange Rate) là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện thư tín .

Đặc điểm :

- Tốc độ chuyển tiền chậm ,

- Chi phí rẻ

20.3- Tỷ giá séc ( Check Exchange Rate) là tỷ giá bán séc ngoại tệ cho khách hàng

Đặc điểm::

- Người hưởng lợi séc muốn thu tiền séc phải nhờ ngân hàng thu hộ , do vậy tốc độ thu tiền rất chậm ;

- Tỷ giá séc bằng tỷ giá T/T trừ đi số tiền l'i phát sinh trong thời gian kể từ khi mua séc đến lúc séc nhận được tiền .                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Ví dụ :

+ Tỷ giá T/T Việt Nam - Hoa Kỳ (USD/VND) = 15.600/15.680

+ Lãi suất huy động của NHTM Việt Nam = 10% năm

+ Thời gian chuyển séc Việt Nam - Hoa kỳ = 1 tháng .

Tỷ giá séc 1 USD = 15.680 - [( 15.680 x 0,10):12] = 15.549,33 VND.

20.4- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay( At sight Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán "hối phiếu ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Người hưởng lợi hối phiếu ngân hàng phải xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định để thu tiền .

- Cách tính giống như tỷ giá séc , tuy nhiên lãi suất để tính tỷ giá là lãi suất huy động ngoại tệ .

20.5- Tỷ giá hối phiếu kỳ hạn ( Usance Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán "hối phiếu  kỳ hạn ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Tốc độ thu tiền chậm hơn hối phiếu trả ngay .

- Thời hạn tính lãi bằng kỳ hạn hối phiếu cộng với thời hạn chuyển hối phiếu .

21. Hãy trình bầy phương thức nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection ) và đặc điểm vận dụng  ?

21.1- Khái niệm :

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó quy định người bán hoặc người cung ứng dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng sẽ xuất trình kỳ phiếu đ' tiếp nhận hoặc lập một hối phiếu đòi tiền ( hoặc hoá đơn ) kèm với các chứng từ thực hiện hợp đồng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) từ người trả tiền quy định trên kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) với điều kiện :

- D/P ( Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ) hoặc ,

- D/A ( nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ) hoặc ,

- D/TC ( Nhờ thu thực hiên các điều kiện khác đổi chứng từ )

21.2- Trường hợp áp dụng :

- áp dụng phổ biến trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu ,

- Nhờ thu trong các lĩnh vực phi thương mại : kết quả đầu tư ở nước ngoài , các loại cước phí , bảo hiểm phí , hoa hồng môi giới , tiền lãi cho vay , tiền lời trong đầu tư vào thị trường chứng khoán ...

21.3- Đặc điểm :

- URC 522 1995 ICC ( Quy tắc thống nhất nhờ thu bản sửa đổi năm 1995 , số 522 của Phòng thương mại quốc tế ) là văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức này.

- Phương thức này đảm bảo quyền lợi cho ng−ời bán , nếu như người mua muốn nhận hàng .

- Tốc độ thu tiền rất chậm ;

- Phương thức chuyển tiền là công đoạn cuối cùng của phương thức nhờ thu , do vậy hai bên phải thống nhất cách áp dụng phương thức chuyển tiền .

- Ngân hàng chỉ giữ vai trò là người trung gian thu hộ và chi hộ , ngoài ra ngân hàng không chịu trách nhiệm gì cả .

22. Hãy trình bầy L/C xác nhận ( Confirmed Letter of Credit ) và đặc điểm vận dụng ?

22.1- Khái niệm :

L/C xác nhận ( Confirmed L/C ) là một loại thư tín dụng do ngân hàng phát hành ra và được một ngân hàng khác chấp nhận trả tiền cho người hưởng lợi L/C theo các điều kiện và điều khoản của L/C đó .

22.2- Đặc điểm vận dụng :

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Có ba mô hình xác nhận :

+ Ngân hàng xác nhận ở nước thứ ba ;

+ Ngân hàng xác nhận là ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C ;

+ Ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng thông báo L/C .

- Tu chỉnh L/C cũng phải được xác nhận bởi ngân hàng xác nhận .

- Thủ tục phí  xác nhận thường rất cao , do vậy trong L/C phải quy định rõ ai là người trả thủ tục phí xác nhận .

23. Trình bầy các loại séc trong thanh toán quốc tế ?

23.1- Séc đích danh ( Name Check , Nominated Check ) là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi trên tờ séc . Séc đích danh không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu , chỉ có người nào có tên ghi trên séc mới có thể lĩnh tiền từ ngân hàng .

23.2- Séc vô danh ( Nameless Check ) là loại séc không ghi tên người hưởng lợi trên tờ séc . Trên séc chỉ ghi câu " Trả cho người cầm séc ". Bất cứ ai cầm séc này đều có thể trở thành người hưởng lợi séc . Việc chuyển nhượng séc chỉ bằng cách trao tay , không cần ký hậu .

23.3- Séc theo lệnh ( To order Check ) là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi.

Séc theo lệnh có thể chuyển nhượng dễ dàng bằng thủ tục ký hậu . Trong thanh toán quốc tế , séc theo lệnh được sử dụng rất phổ biến .

23.4- Séc gạch chéo ( Crossed Check ) là loại séc trên bề mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau . Gạch chéo có thể được in sẵn , cũng có thể do người hưởng lợi séc gạch chéo bằng bút của mình . séc gạch chéo không thể lĩnh được tiền mặt .

Có hai cách gạch chéo : Gạch chéo phổ thông ( Generally crossed Check ) và gạch chéo đặc biệt ( Specially crossed Check) . Gạch chéo phổ thông là gạch chéo mà ở giữa hai dòng gạch chéo không có ghi

chú gì cả. Với loại gạch chéo này , nguời hưởng lợi có thể uỷ thác cho bất cứ ngân hàng nào thu tiền cũng được . Gạch chéo đặc biệt là gạch chéo mà ở giữa hai dòng gạch chéo có ghi tên một ngân hàng nào đó . Trong trường hợp này , chỉ có ngân hàng đó mới có thể được người hưởng lợi uỷ quyền thu hộ tiền mà thôi.

23.5- Séc chuyển khoản ( Transferable Check ) là loại séc không thể nhận được tiền mặt , chỉ có thể nhận tiền thông qua việc chuyển tiền từ tài khoản ng−ời phát séc sang tài khoản người hưởng lợi séc .

23.6- Séc du lịch ( Traveller±s Check ) là loại séc do ngân hàng phát hành để bán cho khách du lịch , trong đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền mặt cho khách du lịch là người hưởng lợi séc khi séc được xuất trình .

Séc du lịch khác với séc ngân hàng và séc cá nhân ở những điểm chủ yếu sau đây :

- Không chuyển nhượng được ;

- Thời hạn hiệu lực là vô hạn ;

- Séc có mệnh giá ;

- Người mua séc là người hưởng lợi séc ;

- Khi nhận tiền phải ký đối chứng .

- Ngân hàng phát séc là ngân hàng trả tiền séc .

23.7- Séc xác nhận ( Certified Check ) là loại séc thương mại ( Private check ) được một ngân hàng xác nhận việc trả tiền . Trong trường hợp séc không được thanh toán , ngân hàng xác nhận phải đứng ra trả tiền séc cho người hưởng lợi séc .

24. Hãy trình bầy phương thức thanh toán bảo lãnh theo yêu cầu ( Letter of Demand Guarantee )  và đặc điểm vận dụng  ?                     

24.1- Khái niệm :

Phương thức bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu là một phương thức quy định Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng phát hành một thư bảo lãnh trong đó sẽ cam kết bồi thường một số tiền nhất định cho người hưởng lợi, nếu người yêu cầu không thanh toán đúng hạn như quy định trong thư bảo lãnh , với điều  kiện là người hưởng lợi phải xuất trình một bản tuyên bố về sự vi phạm không thanh toán và hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành  phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh .

24.2- Đặc điểm vận dụng :

- URDG 458 1992 ICC ( Quy tắc thống nhất bảo lãnh theo yêu cầu ) là tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức  bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu .

- Người yêu cầu phát hành bảo lãnh phải ký quỹ 100% trị giá thư bảo laa4nh và dành quyển cho ngân hàng phát hành giải ngân tiền ký quỹ vô điều kiện nếu các chứng từ của người hưởng lợi xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh .

- Tính chất độc lập và không thể huỷ bỏ của thư bảo lãnh .

- Phương thức này chỉ có lợi cho người xuất khẩu . Vì vậy, người nhập khẩu không muốn áp dụng , nếu có, chỉ áp dụng trong lĩnh vực phi thương mại .

25. Hãy trình bầy L/C không thể huỷ bỏ ( Irrevocable Letter of Credit) và đặc điểm vận dụng  ?

25.1- Khái niệm :

IRRevocable L/C là một loại L/C sau khi ngân hàng phát hành ra muốn sửa đổi , bổ sung hoặc huỷ bỏ   trong thời hạn hiệu lực của nó thì cần phải có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C và những người khác có liên quan .

25.2- Đặc điểm vận dụng :

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 1993 , ISBP 645 2003 , eUCP 1.0 2002 ICC

- Là một cam kết trả tiền chắc chắn , ổn định và không thể huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C

- Không cần thiết phải ghi chữ IRREVOCABLE .

- Muốn sửa đổi , bổ sung hoặc huỷ bỏ từng phần , thậm chí toàn phần L/C , các bên có yêu cầu phải thực hiện TU CHỉNH L/C .

26. Hãy trình bầy thời gian thanh toán trả tiền trước quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế?

1.1-Khái niệm :

Thời gian thanh toán trước quy định trong hợp đồng XNK là thời gian trong đó quy định   trước ngày giao hàng một số ngày nhất định hoặc sau ngày ký hợp đồng nhưng trước ngày giao hàng , người nhập khẩu đã phải thanh toán cho bên xuất khẩu một phần hay toàn bộ trị giá của hợp đồng .

1.2- Các loại :

a/ Trả tiền trước với mục đích cấp tín dụng cho người xuất khẩu . Đặc điểm của loại thời gian trả tiền trước như sau :

- Thời điểm cấp tín dụng thường được tính là x ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng hoặc kể từ ngày hợp đồng chính thức có  hiệu lực ;

- Số tiền cấp tín dụng phụ thuộc vào khả năng cấp tín dụng của nhà nhập khẩu và nhu cầu vay của người xuất khẩu ;

- Thời hạn cấp tín dụng thường là ngắn han .

b/ Trả tiền trước với mục đích là một khoản tiền đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng XNK . Đặc điểm của loại thời gian trả tiền trước này như sau :

- Thời điểm đặt cọc tiền thường được tính là x ngày trước ngày giao hàng quy định trong hợp đồng ;                                                                                                                                                      - Mức tiền đặt cọc tối thiểu phải bằng : PA=TA[(1+R)N - 1] + Pe

Trong đó :

- PA = tiền ứng trước ;

- TA = tổng trị giá hợp đồng ;

- TA[(1+R)N - 1] = tiền lãi vay ngân hàng ;

- R = lãi suất vay ngân hàng ;

- N = thời hạn vay ;

- Pe = tiền phạt vi phạm hợp đồng .

27. Hãy trình bầy phương thức thanh toán bảo lãnh kèm chứng từ và đặc điểm vận dụng ?

27.1- Khái niệm :

Phương thức bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ là một phương thức quy định rằng theo yêu cầu của một khách hàng, ngân hàng phát hành một thư bảo lãnh cam kết sẽ bồi thường một số tiền nhất định cho người hưởng lợi, nếu người yêu cầu không thanh toán đúng hạn như quy định trong thư bảo lãnh , với điều kiện là người hưởng lợi phải xuất trình một hối phiếu và một bản tuyên bố vi phạm không thanh toán đã được xác  nhận bởi bên thứ ba phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh .

27.2- Đặc điểm vận dụng :

- URCG 325 1992 ICC ( Quy tắc thống nhất bảo lãnh kèm chứng từ ) là tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ .

- Người yêu cầu phát hành bảo lãnh phải ký quỹ 10 - 25% trị giá thư bảo lãnh.

- Tính chất độc lập và không thể huỷ bỏ của thư bảo lãnh .

- Trong thư bảo lãnh cần quy định rõ người thứ ba xác nhận bản tuyên bố vi phạm

28. Hãy trình bầy REVOCABLE LETTER OF CREDIT và đặc điểm vận dụng ?

28.1- Khái niệm :

Revocable L/C là một loại L/C sau khi ngân hàng phát hành ra, ngân hàng có quyền sửa đổi , bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C .

28.2- Đặc điểm vận dụng :

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 1993 , ISBP 645 2003 , eUCP 1.0 2002 ICC

- Là một lời hứa trả tiền , không phải là một cam kết trả tiền chắc chắn , ổn định và không thể huỷ bỏ .

- L/C có thể huỷ bỏ một khi đã được người hưởng lợi thực hiện thì việc huỷ bỏ , bổ sung , sửa đổi sau này sẽ phải được sự đồng ý của ngân hàng phát hành và bản thân người hưởng lợi.

- L/C có thể huỷ bỏ phải được chỉ rõ là có thể huỷ bỏ ( Revocable ), nếu không , L/C trở thành không thể huỷ bỏ ( Irrevocable ) .

- L/C có thể huỷ bỏ không có lợi đối với người hưởng lợi L/C .

29. Ngân hàng thương mại là gì ? Các chức năng của Ngân hàng thương mại ?

29.1-Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 , Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ , làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng , cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế quốc dân .

29.2- Các chức năng của ngân hàng thương mại gồm có :

-  Chức năng trung gian tín dụng : huy động vốn từ nền kinh tế quốc dân để cho các thành phần kinh tế quốc dân vay .

- Chức năng trung gian thanh toán : Thực hiện việc chi trả giữa các thành phần kinh tế quốc dân thông qua hệ thồng tài khoản của họ mở tại ngân hàng .

- Chức năng " tạo tiền " thông qua việc cho khách hàng vay bằng cách ghi có trên tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng

30. Tiền tệ tự do chuyển đổi là gì ( Convertible Currency ), các loại ?

30.1- Tiền tự do chuyển đổi là một tiền tệ mà luật tiền tệ của nước phát hành tiền tệ đó cho phép

bất cứ những ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ thống ngân hàng của nước đó

đổi ra bất cứ các tiền tệ nào khác .

30.2- Tuỳ theo điều kiện chuyển đổi do luật quy đinh , người ta chia tiền tự do chuyển đổi ra hai loại tiền khác nhau : Tiền tự do chuyển đổi toàn phần ( Total Convertible Currency ) và tiền tự do chuyển đổi từng phần ( Partial Convertible Currency ) . Tiền nào mà việc chuyển đổi phụ thuộc vào một trong ba điều kiện sau đây thì gọi là tiền tự do chuyển đổi từng phần:

- Chủ thể chuyển đổi : Hạn chế chuyển đổi đối với người phi cư trú ( Resident ) , tự do chuyển đổi đối với người phi cư trú ( Non - resident ) ;

- Nguồn thu nhập : Hạn chế đối với các nguồn thu nhập từ hoạt động phi thương mại, đầu tư nội địa,không hạn chế chuyển đổi đối với các nguồn thu nhập thương mại , đầu từ nước ngoài;

- Hạn ngạch chuyển đổi : dưới một mức nào đó do luật quy định thì chuyển đổi tự do, trên mức đó phải xin giấy phép .

31. Lãi suất LIBOR là gì ? Vai trò của nó trong quan hệ tín dụng quốc tế ?

31.1- LIBOR là từ viết tắt của London Interbank Offerred Rate , có nghĩa là lãi suất cho vay liên hàng quốc tế ở London .

Đặc điểm :

- Lãi suất cho vay bình quân giữa 5 ngân hàng lớn ở London ;

- Lãi suất ngắn hạn ;

- Năm tính lãi là 365 ngày ;

- Công bố vào hồi 11 giờ GMT tại London .

31.2- Vai trò của LIBOR :

- Là lãi suất cho vay ngắn hạn cơ sở trong quan hệ tín dụng quốc tế ;

- Là lãi suất cơ sở để tính lãi suất cho vay dài hạn quốc tế . Ví dụ lãi suất vay 5 năm của khoản tín dụng của Ngân hàng A là = LIBOR + 2,5% .

32. Hãy trình bầy các loại nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại ?

Ngân hàng thương mại tiến hành các loại nghiệp vụ sau đây :

32.1- Nghiệp vụ huy động vốn ( Nghiệp vụ tài sản nợ )

+ Huy động vốn điều lệ

+ Huy động vốn tiền gửi

- Tiền gửi không kỳ hạn ;

- Tiền gửi có kỳ hạn

+ Huy động vốn vay

- Vay NHNN ;

- Vay ngân hàng nước ngoài ;

- Vay trên thị trường liên ngân hàng ;

- Vay bằng phát hành trái phiếu và tín phiếu .

+ Vốn tiếp nhận khác

32.2-  Nghiệp vụ tài sản có ( cho vay , đầu tư tài chính , cầm cố ....)

+ Nghiệp vụ ngân quỹ;

+ Nghiệp vụ cho vay ;

- Cho vay chiết khấu , ứng tr−ớc ,thấu chi , trả góp

- Cho vay cầm cố , thế chấp

- Chấp nhận , bảo l'nh , Thuê mua .........

+ Nghiệp vụ đầu tư tài chính :

- Đầu tư bất động sản ;

- Đầu tư chứng khoán .

32.3- Nghiệp vụ trung gian .

+ Nghiệp vụ trung gian thanh toán ;

+ Nghiệp vụ tín thác ;

32.4- Nghiệp vụ đại lý .

+ Nghiệp vụ vãng lai đồng nghiệp ;

+ Làm đại lý cho khách hàng .

33.Phương thức nhờ thu phiếu trơn là gì ( Clean Collection ) ? Trình bầy quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn ?

33.1- Phương thức nhờ thu phiếu trơn là một phương thức trong đó quy định Người bán sau khi giao hàng và chứng từ cho người mua thì lập hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thac cho ngân hàng thu hộ số tiền của hối phiếu đó .

33.2- Quy trình thanh toán như sau :

+ Người bán giao hàng và chứng từ cho người mua ;

+ Người bán ký phát hối phiếu và thiết lập Chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction ) để uỷ thác cho Ngân hàng người bán thu tiền từ người mua.Trong Chỉ thị Nhờ thu , Người bán phải quy định những yêu cầu thu tiền đối với Ngân hàng .

+ Ngân hàng người bán thiết lập Thư uỷ thác nhờ thu ( Collection Letter ) kèm hối phiếu để uỷ thác cho Ngân hàng người mua thu tiền .

+ Ngân hàng người mua xuất trình hối phiếu đòi tiền người mua .

+ Người mua kiểm tra hối phiếu và sau khi nhận hàng xong sẽ trả tiền cho người bán hoặc từ chối trả tiền nếu có những lý do chính đáng và sác thực .

34. Khái niệm và quy trình của phương thức thanh toán Ghi sổ  ( Open Account ) ? Đặc điểm và trường hợp áp dụng?

34.1- Phương thức thanh toán Ghi sổ là một phương thức trong đó quy định Người bán mở một Sổ cái để ghi Nợ Người mua sau khi Người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ . Đến từng định kỳ nhất định , Người mua sẽ chuyển tiền thanh toán cho Ng−ời bán . Kết thúc hợp đồng , hai bên sẽ gặp nhâu quyết toán Sổ nợ .

34.2- Quy trình thanh toán như sau :

+ Người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ gửi hàng trực tiếp cho người mua ;

+ Người bán ghi Sổ nợ đối với Người mua ;

+ Đến từng định kỳ , Người mua dùng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho Người bán ;

+ Kết thúc hợp đồng , hai bên quyết toán Sổ nợ .

34.3- Đặc điểm vận dụng :

+ Đối với Người bán , phương thức Ghi sổ không có sự tham gia của ngân hàng ;

+ Chỉ mở Sổ nợ ở nơi Người bán , Người mua mở sổ chỉ là theo dõi , không có giá trị pháp lý ;

+ áp dụng phổ biến trong thanh toán nội thương ;

+ Sử dụng phổ biến trong phương thức gửi bán , đại lý tiêu thụ ;

+ Người bán phải tin tưởng vào khả năng thanh toán của Người mua ;

+ Giá mua hàng theo phương thức này thường cao hơn thanh toán trả ngay , bởi vì đây là phương thức tài trợ của Người bán cho Người mua .

35. Trình bầy các loại tỷ giá hối đoái nếu phân loại theo các ph−ơng tiện thanh toán quốc tế ( Tỷ giá T/T , M/T , Séc , Hối phiếu .. )?

35.1- Tỷ giá chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer Exchange Rate ): là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện điện tín .

Đặc điểm  :

- Tốc độ chuyển tiền nhanh ,

- Chi phí cao ;

- Là tỷ giá cơ sở để tính ra các loại tỷ giá khác .

35.2- Tỷ giá chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer Exchange Rate) là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện thư tín .

Đặc điểm :

- Tốc độ chuyển tiền chậm ,

- Chi phí rẻ ;                                                                                                                                                                                                                             35.3- Tỷ giá séc ( Check Exchange Rate) là tỷ giá bán séc ngoại tệ cho khách hàng

Đặc điểm :

- Người hưởng lợi séc muốn thu tiền séc phải nhờ ngân hàng thu hộ , do vậy tốc độ thu tiền rất chậm ;                                                                                                                                                                   - Tỷ giá séc bằng tỷ giá T/T trừ đi số tiền lãi phát sinh trong thời gian kể từ khi mua séc đến lúc séc nhận được tiền .                                                                                                                                                                                                                           

Ví dụ :

+ Tỷ giá T/T Việt Nam - Hoa Kỳ (USD/VND) = 15.600/15.680

+ Lãi suất huy động của NHTM Việt Nam = 10% năm

+ Thời gian chuyển séc Việt Nam - Hoa kỳ = 1 tháng .

Tỷ giá séc 1 USD = 15.680 - [( 15.680 x 0,10):12] = 15.549,33 VND.

35.4- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay( At sight Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán"hối phiếu trả tiền ngay ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Người hưởng lợi hối phiếu phải xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định để thu tiền .

- Cách tính giống như tỷ giá séc , tuy nhiên lãi suất để tính tỷ giá là lãi suất huy động ngoại tệ .

35.5- Tỷ giá hối phiếu kỳ hạn ( Usance Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán "hối phiếu  kỳ hạn ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Tốc độ thu tiền chậm hơn hối phiếu trả ngay .

- Thời hạn tính l'i bằng kỳ hạn hối phiếu cộng với thời hạn chuyển hối phiếu .

36. Hãy trình bầy phương thức nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection ) và đặc điểm vận dụng  ?

36.1- Khái niệm (0,5 điểm )

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó quy định người bán hoặc người cung ứng dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng sẽ xuất trình kỳ phiếu đã tiếp nhận hoặc lập một hối phiếu đòi tiền( hoặc hoá đơn ) kèm với các chứng từ thực hiện hợp đồng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) từ người trả tiền quy định trên kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) với điều kiện :

- D/P ( Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ) hoặc ,

- D/A ( nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ) hoặc ,

- D/TC ( Nhờ thu thực hiên các điều kiện khác đổi chứng từ )

36.2- Trường hợp áp dụng (0,5 điểm )

- áp dụng phổ biến trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu ,

- Nhờ thu trong các lĩnh vực phi thương mại : kết quả đầu tư ở nước ngoài , các loại cước phí , bảo hiểm phí , hoa hồng môi giới , tiền lãi cho vay , tiền lời trong đầu tư vào thị trường chứng khoán ...

36.3- Đặc điểm ( 1 điểm )

- URC 522 1995 ICC ( Quy tắc thống nhất nhờ thu bản sửa đổi năm 1995 , số 522 của Phòng thương mại quốc tế ) là văn bản pháp lý điều chỉnh ph−ơng thức này.

- Phương thức này đảm bảo quyền lợi cho người bán , nếu như người mua muốn nhận hàng .

- Tốc độ thu tiền rất chậm ;

- Phương thức chuyển tiền là công đoạn cuối cùng của phương thức nhờ thu , do vậy hai bên phải thống nhất cách áp dụng phương thức chuyển tiền.

- Ngân hàng chỉ giữ vai trò là người trung gian thu hộ và chi hộ , ngoài ra ngân hàng không chịu trách nhiệm gì cả .

37. Hãy trình bầy L/C xác nhận ( Confirmed Letter of Credit ) và đặc điểm vận dụng ?

37.1- Khái niệm (0,5 điểm )

L/C xác nhận ( Confirmed L/C ) là một loại thư tín dụng do ngân hàng phát hành ra và được một ngân hàng khác chấp nhận trả tiền cho người hưởng lợi L/C theo các điều kiện và điều khoản của L/C đó .

37.2- Đặc điểm vận dụng (1 điểm )

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Có ba mô hình xác nhận :

+ Ngân hàng xác nhận ở nước thứ ba ;

+ Ngân hàng xác nhận là ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C ;

+ Ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng thông báo L/C .

- Tu chỉnh L/C cũng phải được xác nhận bởi ngân hàng xác nhận .

- Thủ tục phí xác nhận thường rất cao , do vậy trong L/C phải quy định rõ ai là người trả thủ tục phí xác nhận .

38. Tỷ giá hối đoái là gì ? Các loại ngoại hối quy định  trong Quy chế quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?

38.1- Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa các tiền tệ của các nước với nhau hoặc là giá cả của tiền tệ nước này thể hiện bằng một số tiền tệ nước kia hoặc ngược lại .

a/ Quan hệ so sánh giữa các tiền tệ với nhau trong thời đại ngày nay là so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau ( 3 PPP ) .

b/ Đơn vị so sánh sức mua giữa các tiền tệ là rổ hàng hoá và dịch vụ và rổ tiền tệ cùng với giá vàng quốc tế .

38.2- Các loại ngoại hối gồm có ( 1 điểm )

a/ Ngoại tệ ( Foreign Currency ) ;

b/ Các phương tiện lưu thông tín dụng ghi bằng ngoại tệ : Check , Bill of Exchange , Promissory Note , Credit Card ...

c/ Các loại chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ : Stock , Bond , Derivative Documents ...

d/ Vàng được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế ;

e/ Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ .

39. Hãy trình bầy L/C điều khoản đỏ ( Red Clause L/C ) và đặc điểm vận dụng ?

39.1- Khái niệm (0,5 điểm )

L/C điều khoản đỏ ( red Clause L/C ) là một loại L/C ứng một phần số tiền của L/C cho người hưởng lợi trước ngày giao hàng , số tiền còn lại của L/C sẽ được thanh toán với điều kiện người hưởng lợi phải xuất trình các chứng từ quy định trong L/C phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C .

39.2- Đặc điểm vận dụng ( 1 điểm )

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Người hưởng lợi L/C điều khoản đỏ phải yêu cầu ngân hàng của mình phát hành thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước nếu như không thực hiện được hợp đồng .

- Để nhận được tiền ứng trước , người hưởng lợi ký phát hối phiếu để đòi tiền ngân hàng phát hành .

- L/C điều khoản đỏ thực sự là một khoản tín dụng mà ng−ời nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu 40. Hãy trình bầy phương thức nhờ thu phiếu trơn ( Clean Collection ), trường hợp áp dụng và đặc điểm vận dụng ?

40.1- KháI niệm ( 0,5 điểm )

Phương thức nhờ thu phiếu trơn là một phương thức trong đó quy định người hưởng lợi các công cụ tài chính uỷ thác cho ngân hàng thu số tiền ghi trên các công cụ tài chính đó từ người có nghĩa vụ trả tiền quy định trên công cụ tài chính .

Công cụ tài chính bao gồm : Hối phiếu , Kỳ phiếu , séc ...

40.2- Trường hợp áp dụng (0,5 điểm )

-  Nhờ thu phiếu trơn trong các hoạt động thương mại quy định :

+ Người bán sau khi hoàn thành giao hàng và chứng từ cho người mua thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua , sau đó uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hối phiếu từ người mua ;

+ Người bán sau khi nhận được kỳ phiếu hoặc séc của người mua thì tiến hành giao hàng và chứng từ cho người mua , sau đó uỷ thác cho ngân hàng thu tiền kỳ phiếu hoặc séc từ người mua .

- Nhờ thu trơn trong các hoạt động phi thương mại quy định : Người hưởng lợi các công cụ tài chính sẽ uỷ thác cho ngân hàng thu tiền từ các công cụ tài chính đó , ví dụ nhờ thu séc , tiền l'i của các chứng khoán có giá ...

40.3- Đặc điểm (0,5 điểm )

- Tạp quán quốc tế điều chỉnh phương thức nhờ thu phiếu trơn là URC 522 , 1995, ICC ( Quy tắc thống nhất nhờ thu , bản sửa đổi 1995 , số xuất bản 522 của Phòng thương mại quốc tế );

- Người bán phải tin cậy tuyệt đối vào khả năng thanh toán của người mua ;

- Tách rời việc nhận chứng từ và hàng hoá ra khỏi việc thanh toán , do đó người bán sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro trong thanh toán và đối với hàng hoá đã giao .

- Được áp dụng phổ biến trong thanh toán phi thương mại : Nhờ thu tiền điện, tiền nước , tiền bưu chính viễn thông , tiền lãi ngân hàng , tiền hoa hồng , tiền cổ tức , trái tức , tiền trúng sổ số quốc tế , tiền thưởng , tiền phạt ...

- Ngân hàng chỉ giữ vai trò là người trung gian thu hộ và chi hộ , ngoài ra ngân hàng không chịu trách nhiệm gì cả .

41. Tiền tệ tự do chuyển đổi là gì , phân loại và hãy giới thiệu những tiền tệ tự do chuyển đổi mà Việt nam thường sử dụng ?

41.1- Khái niệm (0,5 điểm )

là tiền tệ mà luật của nước phát hành đồng tiền đó cho phép những ai có thu nhập đồng tiền này đều có quyền yêu cầu ngân hàng của nước đó đổi ra các ngoại tệ khác một cách tự do , không cần phải có giấy phép đổi tiền.

41.2- Các loại tiền tệ tự do chuyển đổi ( 1điểm )

a/ Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần ( Total Free Convertible Currency ) (0,5 điểm )

là tiền tệ tự do chuyển đổi không phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú .

Các tiền tự do chuyển đổi toàn phần : USD , EURO , GBP , JPY , AUD ,

ATS , CAD , SGD , SEK , MYR ...

b/ Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần ( Partial Free Convertible Currency ) (0,5 điểm )

là tiền tệ tự do chuyển đổi phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú.

Các tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần : PHP , KRW , TWD , IDR , THB , EGP.

42. Hãy trình bầy L/C chuyển nhượng ( Transferable L/C ) và đặc điểm vận dụng?

42.1- Khái niệm (0,5 điểm )

L/C chuyển nhượng là một L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết sẽ chuyển nhượng quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác khi có lệnh yêu cầu chuyển nhượng của người hưởng lợi hiện hành L/C.

42.2- Đặc điểm vận dụng( 1,5 điểm )

- Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0  ICC ;

- Có 3 mô hình chuyển nhượng :

+ Chuyển nhượng L/C tại nước người xuất khẩu ( là người hưởng lợi ) ;

+ Chuyển nhượng L/C tại nước người nhập khẩu ( là người hưởng lợi L/C);

+ Chuyển nh−ợng L/C qua nước thứ ba .

- Sử dụng L/C chuyển nhượng trong buôn bán thông qua trung gian .

- Điều kiện tu chỉnh L/C chuyển nhượng .

- Vấn đề thay thế chứng từ trong L/C chuyển nhượng phải được quy định rõ ràng .

43. Giới thiệu các tập quán quốc tế hiện hành điều chỉnh L/C thương mại và trình bầy các điều kiện áp dụng các tập quán quốc tế theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?

43.1- (0,5 điểm )Trong thanh toán bằng L/C , các tập quán quốc tế sau đây được áp dụng phổ biến :

- UCP 500 1993 ICC đề ra 49 quy tắc điều chỉnh L/C . UCP ra đời từ năm 1933 , cho đến nay đã sửa đổi 5 lần . UCP 500 đã được trên 174 nước và khu vực trên thế giới tuyên bố áp dụng , trong đó có Việt nam .

- ISBP 645 2003 ICC là tập quán quốc tế bổ sung cho điều 13 a UCP 500 1993 ICC .

- eUCP 1.0 2002 ICC là bản phụ trương của UCP 500 1993 ICC về xuất trình chứng từ điện tử thanh toán theo L/C.

43.2- Các điều kiện áp dụng tập quán quốc tế quy định trong hệ thống luật của Việt Nam  như sau (1,5 điểm )

- Nếu các công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam ký kết hoặc đang tham gia không điều chỉnh thì cho phép áp dụng tập quán quốc tế,

- Nếu bộ luật dân sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam không điều chỉnh đến thì cho phép áp dụng tập quán quốc tế ,

- Nếu các luật khác của Việt Nam có liên quan không điều chỉnh đến thì cho phép áp dụng tập quán quốc tế .

- Nếu hợp đồng dân sự của hai bên không điều chỉnh đến thì cho phép áp dụng tập quán quốc tế ,

- Việc áp dụng và hậu quả áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và không làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam .

44. Tỷ giá ngoại hối kỳ hạn là gì? Hãy tính tỷ giá mua kỳ hạn 90 ngày USD/VND, biết rằng, tại Ngân hàng A Hà nội, tỷ giá và lãi suất đuợc công bố như sau:

Tỷ giá giao ngay USD/VND = 15.550/15.650

Lãi suất huy động USD 90 ngày = 1,50%

Lãi suất huy động VND 90 ngày = 4,50%

- Tỷ giá ngoại hối kỳ hạn là tỷ giá xác định ngay vào ngày ký  hợp đồng nhưng ngày giao nhận và thanh toán hợp đồng sẽ xẩy ra vào một thời hạn cụ thể trong tương lai .

- Công thức tính tỷ giá kỳ hạn :

Rf = Rs + RsK( Ibt - Ibc)

Rf = Tỷ giá kỳ hạn

Rs = Tỷ giá giao ngay

K = thời hạn

Ibt = Lãi suất huy động tiền định giá

Ibc = Lãi suất huy động tiền yết giá

Rf ( USD/VND) = 15.650 + 15.650 ( 0,045 - 0,0150 )

= 15.650 + 469,50

= 16.119,50

45. Hãy trình bầy các loại ký hậu hối phiếu áp dụng trong thanh toán quốc tế ? Trong những trường hợp nào , người thụ hưởng phái ký hậu hối phiếu ?

45.1- Các loại ký hậu :

+ Ký hậu đích danh là loại ký hậu ghi rõ tên người thụ hưởng kế tiếp . Với loại ký hậu này, không thể chuyển nhượng kế tiếp bằng thủ tục ký hậu nữa.

+ Ký hậu vô danh, hay để trống là loại ký hậu không ghi ai là người thụ hưởng. Bất cứ ai cầm hối phiếu đã được ký hậu vô danh đều có thể trở thành người thụ hưởng kế tiếp.

+ Ký hậu theo lệnh là loại ký hậu đích danh có kèm chữ theo lệnh bên cạnh tên người thụ hưởng kế tiếp . Loại ký hậu này có thể chuyển nhượng kế tiếp bởi người thụ hưởng bằng thủ tục ký hậu tiếp theo.

+ Ký hậu miễn truy đòi là loại ký hậu có ghi thêm chữ miễn truy đòi lại người đã ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho mình , một khi hối phiếu bị từ chối thanh toán.

45.2- Các trường hợp phải ký hậu:

+ Chiết khấu hối phiếu .

+ Cầm cố hối phiếu.

+ Chuyển nhượng cho người khác.

+ Là phương tiền đòi tiền trong các phương thức thanh toán Nhờ thu, L/C, L/G, Standby L/C , người thụ hưởng hối phiếu muốn thu tiền hối phiếu thì phải ký hậu hối phiếu cho ngân hàng.

46. Lãi suất LIBOR là gì ?

LIBOR là chữ viết tắt London interbank offerred rate , tức là lãi suất cho vay liên hàng quốc tế ở London . Lãi suất này quy định như sau:

+ Lãi cho vay ngắn hạn ;

+ Công bố vào 11 giờ GMT hàng ngày tại London;

+ Lãi cho vay bình quân của 5 ngân hàng lớn ở London ;

+ Được dùng làm lãi cho vay cơ sở .

47. Nghiệp vụ ác bít ngoại hối là gì , có mấy loại ?

Nghiệp vụ ác bít ngoại hối là nghiệp vụ trong đó quy định các ngân hàng lợi dụng chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa các thị trường khác nhau để chuyển ngoại tệ từ địa điểm này sang địa điểm khác nhằm mục đich kiếm lợi .

Các loại ác bít :

+ ác bít tuyến tính hay còn gọi là ác bít hai điểm : ví dụ lợi dụng chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa USD và GBP ở hai thị trường ngoại hối  London và Newyork để ăn chênh lệch tỷ giá.

+ ác bít phi tuyến tính hay còn gọi là ác bít nhiều điểm : Ví dụ lợi dung chênh lệch tỷ giá của USD và GBP , giữa JPY và USD , giữa GBP và JPY ở ba thị trường London, Newyork và Tokyo để chuyển USD sang GBP, từ GBP sang JPY và từ JPY sang USD để ăn chênh lệch tỷ giá.

48. Transferable L/C là gì ? Dùng trong trường hợp nào ? Các mô hình chuyển nhượng L/C? Công ty B được hưởng lợi một L/C chuyển nhượng gốc ( Master transferable L/C ) do Ngân hàng của Công ty A phát hành theo giá CIF có trị giá 1.000.000 USD muốn chuyển nhượng cho Công ty C với trị giá là 800.000 USD , trong lệnh chuyển nhượng ( transferable order ) , công ty B phải quy định tỷ lệ bảo hiểm là bao nhiêu thì chứng từ bảo hiểm do Công ty C lập ra mới phù hợp với số tiền của L/C chuyển nhượng gốc ?

Transferable L/C là một loại L/C trong đó quy định quyền của Người hưởng lợi hiện hành ( Người hưởng lợi thứ nhất ) có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. Người ra lệnh chuyển nhượng gọi là người hưởng lợi thứ nhất . Người khác này là người hưởng lợi thứ hai .

L/C chuyển nhượng được sử dụng trong thanh toán thông qua trung gian , trong đó người hưởng lợi thứ nhất là người trung gian .

Có ba mô hình chuyển nhượng :

+ Chuyển nhượng L/C tại nước xuất khẩu : Người xuất khẩu được hưởng lợi một L/C có thể chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền thực hiện L/C đó cho những người khác ở nước người xuất khẩu (0,33 điểm ).

+ Chuyển nhượng L/C tại nước nhập khẩu : Một Công ty nội địa mở L/C chuyển nhượng nội địa để mua hàng của một Công ty NK . Công ty NK chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền thực hiện L/C đó cho một hay nhiều Công ty XK nước ngoài (0,33 điểm )

+Chuyển nhượng L/C qua một nước thứ ba : Công ty nước A mở L/C chuyển nhượng cho Công ty nước B. Công ty nước B ra lệnh chuyển nhượng L/C đó cho Công ty nước C (0,33 điểm)

Công ty B phải mua bảo hiểm bằng 110% giá CIF ( 110% của 1.000.000 USD ) . Để chứng từ bảo hiểm do Công ty C lập ra phù hợp với trị giá bảo hiểm của L/C chuyển  nhượng gốc, cho nên  Công ty B phải chuyển nhượng L/C 800.000 USD với tỷ lệ bảo hiểm là 137,5% .

49. Hãy trình bầy thời gian thanh toán trả tiền trước quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế ?

Khái niệm :

Thời gian thanh toán trước quy định trong hợp đồng XNK là thời gian trong đó quy định trước ngày giao hàng một số ngày nhất định hoặc sau ngày ký hợp đồng nhưng trước ngày giao hàng , người nhập khẩu đã phải thanh toán cho bên xuất khẩu một phần hay toàn bộ trị giá của hợp đồng

Các loại

a/ Trả tiền trước với mục đích cấp tín dụng cho người xuất khẩu

Đặc điểm của loại thời gian trả tiền trước như sau :

- Thời điểm cấp tín dụng thường được tính là x ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng hoặc kể từ ngày

hợp đồng chính thức có  hiệu lực ;

- Số tiền cấp tín dụng phụ thuộc vào khả năng cấp tín dụng của nhà nhập khẩu và nhu cầu vay của

người xuất khẩu ;

- Thời hạn cấp tín dụng thường là ngắn han .

b/ Trả tiền trước với mục đích là một khoản tiền đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng XNK. Đặc điểm của loại thời gian trả tiền trước này như sau :

- Thời điểm đặt cọc tiền thường được tính là x ngày trước ngày giao hàng quy định trong hợp đồng hoặc x ngày sau ngày ký hợp đồng.

- Mức tiền đặt cọc tối thiểu phải bằng : PA=TA[(1+R)N  - 1] + Pe

Trong đó :

PA = tiền ứng trước ;

TA = tổng trị giá hợp đồng ;

TA[(1+R)N  - 1] = tiền lãi vay ngân hàng ;

R = lãi suất vay ngân hàng ;

N = thời hạn vay ;

Pe = tiền phạt vi phạm hợp đồng .

50. Hãy trình bầy phương thức thanh toán bảo lãnh theo yêu cầu  ( Letter of Demand Guarantee ) và đặc điểm vận dụng?

50.1 Khái niệm

Phương thức bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu là một phương thức quy định Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng phát hành một thư bảo lãnh trong đó sẽ cam kết bồi thường một số tiền nhất định cho người hưởng lợi, nếu người yêu cầu không thanh toán đúng hạn như quy định trong thư bảo lãnh, với điều  kiện là người hưởng lợi phải xuất trình một bản tuyên bố về sự vi phạm không thanh toán và hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành  phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh .

50.2 Đặc điểm vận dụng

URDG 458 1992 ICC ( Quy tắc thống nhất bảo lãnh theo yêu cầu ) là tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu .

Người yêu cầu phát hành bảo lãnh phải ký quỹ 100% trị giá thư bảo lãnh và dành quyển cho ngân hàng phát hành giải ngân tiền ký quỹ vô điều kiện nếu các chứng từ của người hưởng lợi xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh

Tính chất độc lập và không thể huỷ bỏ của thư bảo lãnh .

Phương thức này chỉ có lợi cho người xuất khẩu . Vì vậy, người nhập khẩu không muốn áp dụng , nếu có, chỉ áp dụng trong lĩnh vực phi thương mại .

51. Tỷ giá hối đoái là gì ? Các loại ngoại hối quy định  trong Quy chế quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?

51.1 Khái niệm :

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa các tiền tệ của các nước với nhau hoặc giá cả của tiền tệ nước này thể hiện bằng một số tiền tệ nước kia hoặc ngược lại .

a/ Quan hệ so sánh giữa các tiền tệ với nhau trong thời đại ngày nay là so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau ( 3 PPP ) .

b/ Đơn vị so sánh sức mua giữa các tiền tệ là rổ hàng hoá và dịch vụ và rổ tiền tệ cùng với giá vàng quốc tế .

51.2 Các loại ngoại hối gồm có

a/ Ngoại tệ ( Foreign Currency ) ;

b/ Các phương tiện lưu thông tín dụng ghi bằng ngoại tệ : Check , Bill of Exchange , Promissory Note , Credit Card ...

c/ Các loại chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ : Stock , Bond , Derivative Documents ...

d/ Vàng được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế ;

e/ Nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ .

52. Trình bầy các loại tỷ giá hối đoái nếu phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế (Tỷ giá T/T , M/T , Séc , Hối phiếu .. )?

Tỷ giá chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer Exchange Rate ): là tỷ giá bán ngoại

tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng

phương tiện điện tín .

Đặc điểm  :

- Tốc độ chuyển tiền nhanh ,

- Chi phí cao ;

- Là tỷ giá cơ sở để tính ra các loại tỷ giá khác .

Tỷ giá chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer Exchange Rate) là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện thư tín .

Đặc điểm :

- Tốc độ chuyển tiền chậm ,

- Chi phí rẻ ;

Tỷ giá séc ( Check Exchange Rate) là tỷ giá bán séc ngoại tệ cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Người hưởng lợi séc muốn thu tiền séc phải nhờ ngân hàng thu hộ , do vậy tốc độ thu tiền rất chậm ;

- Tỷ giá séc bằng tỷ giá T/T trừ đi số tiền l'i phát sinh trong thời gian kể từ khi mua séc đến lúc séc nhận được tiền .

Ví dụ :

+ Tỷ giá T/T Việt Nam - Hoa Kỳ (USD/VND) = 15.600/15.680

+ Lãi suất huy động của NHTM Việt Nam = 10% năm

+ Thời gian chuyển séc Việt Nam - Hoa kỳ = 1 tháng .

Tỷ giá séc 1 USD = 15.680 - [( 15.680 x 0,10):12] = 15.549,33 VND.

Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay( At sight Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán "hối phiếu trả tiền ngay ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Người hưởng lợi hối phiếu phải xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định để thu tiền .

- Cách tính giống như tỷ giá séc , tuy nhiên lãi suất để tính tỷ giá là lãi suất huy động ngoại tệ .

Tỷ giá hối phiếu kỳ hạn ( Usance Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán "hối phiếu  kỳ hạn ngoại tệ" cho khách hàng .

Đặc điểm :

- Tốc độ thu tiền chậm hơn hối phiếu trả ngay . Thời hạn tính lãi bằng kỳ hạn hối phiếu cộng với thời hạn chuyển hối phiếu

53. Tiền tệ tự do chuyển đổi là gì , phân loại và h'y giới thiệu những tiền tệ tự do chuyển đổi mà Việt Nam thường sử dụng ?

53.1 Khái niệm

là tiền tệ mà luật của nước phát hành đồng tiền đó cho phép những ai có thu nhập đồng tiền này đều có quyền yêu cầu ngân hàng của nước đó đổi ra các ngoại tệ khác một cách tự do, không cần phải có giấy phép đổi tiền .

53.2 Các loại tiền tệ tự do chuyển đổi

Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần ( Total Free Convertible Currency ) là tiền tệ tự do chuyển đổi không phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú .

Các tiền tự do chuyển đổi toàn phần : USD , EURO , GBP , JPY , AUD , ATS , CAD , SGD , SEK , MYR ...

Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần ( Partial Free Convertible Currency ) là tiền tệ tự do chuyển đổi phụ thuộc vào hạn ngạch chuyển đổi hoặc nguồn thu nhập tiền tệ hoặc

người chuyển đổi là cư trú hay phi cư trú .

Các tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần : PHP , KRW , TWD , IDR , THB , EGP.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: