Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Lý thuyết của DJ..Căn bản

I.What is a DJ?

DJ là từ viết tắt của Disc jockey, được hiểu nôm na là người chỉnh nhạc. Hiện nay có 3 dạng DJ chính đó là Radio DJs, Mobile DJs Club DJs. Cả 3 dạng DJ này đều có một mục đích chung là mang lại sự giải trí cho một nhóm người hoặc một đám đông bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên âm nhạc là phương tiện chính.

Công việc chính của một DJ là sự kết hợp tất cả những nhân tố cần thiết cho buổi trình diễn của họ thành một dạng thức biến đổi sao cho khán/thính giả của anh ta có thể dễ dàng chấp nhận thưởng thức. Đối với một vài DJ công việc này có thể là cách nói chuyện giao lưu với khán giả, trong khi đối với những DJ khác thì đó là cách chơi hoặc quay (spinning) những đĩa nhạc mới nhất hay nhất do anh ta chọn lọc để trình diễn cho đám đông khán giả. Một DJ giỏi là một người vừa có khả năng sáng tác chơi nhạc vừa có khả năng giao lưu với khán giả, tạo nên sự đê mê hưng phấn hoặc phê li xi tê cho đám đông.

- Mobile DJs là dạng phổ biến nhất. Họ thường là những người trình diễn trong các buổi Party hoặc những sự kiện đặc biệt(đám cưới, sinh nhật…). Công việc của họ thường là đáp ứng nhu cầu giải trí cho một nhóm người gồm nhiều lứa tuổi sở thích khác nhau, đặc điểm của họ là rất cơ động đúng với cái tên Mobile (cũng có thể coi một MC là một DJ trong trường hợp này)

- Radio DJs kém phổ biến hơn. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo không bao giờ để xảy ra những khoảng thời gian chết(lặng) bằng cách nói chuyện với khán giả hoặc chơi nhạc.

- Club DJs cũng gần giống như Mobile DJs, tuy nhiên họ hướng vào một nhóm lứa tuổi riêng(thường là những người trẻ tuổi) được đám đông chờ đợi chơi những track nhạc mới nhất hay nhất trong suốt buổi trình diễn. Những DJ này thường đòi hỏi phải biết cách chơi trộn nhạc theo phong cách riêng để tạo nên tên tuổi cho anh ta cho club mà anh ta chơi nhạc.

II.Dj''s equipment

Công cụ cần thiết để một DJ có thể chỉnh nhạc bao gồm:
- (Dành cho DJ sử dụng Vinyl) 2×Turntables + 2×SlipMats(miếng lót đĩa giúp cho việc scratching trơn tru hơn) + 2 x Cartridges and Needles(kim đọc đĩa vinyl)
- (Dành cho DJ sử dụng CD) 1 or 2× CD Decks
- 1× Mixer
- 1 tai nghe headphone
cùng với một số đồ nghề khác để chỉnh tín hiệu (Stereo, Amplifier, Speaker...)

III. Terminology-Các thuật ngữ

+ Mixhối các bản nhạc lại với nhau tạo thành 1 bản Non-stop, 1 DJ giỏi là một chuyển sang một bài mới.

+ Remix: Phối lại phong cách/thể loại của một bài hát đã được biết đến từ trước...VD : Motorcycle - As The Rush Comes (Gabriel & Dresden Chill Mix) có thể hiểu là bài As The Rush Comes do nhóm Motorcycle sáng tác được Gabriel & Dresden mix lại theo phong cách Chill.

+ Orginal Mix:Bản mix gốc, là bản mix đầu tiên của một bài do một DJ nào đó sáng tác, nếu bài đó hay sẽ được các DJ khác lựa chọn để remix hoặc chọn để chơi trong complation mix của mình.

+ Extended Mix: Bản mix có độ dài dài hơn bản Original Mix( đầy đủ Intro/Outro

+ Vocal Mix: Bản mix ́có lời hát của ca sĩ (thường là giọng nữ trong các bài Vocal Trance)

+ Instrumental Mix:Bản mix đã được tách lời, chỉ còn âm thanh của các nhạc cụ.

+ Dub: là bản Instrumental remix (ko có phần lời) và được thêm vào một số hiệu ứng âm thanh khác.

+ Edit: chỉnh sửa lại bản nhạc theo mục đích riêng của từng DJ

+ Radio Edit: được chỉnh sửa lại để phù hợp với việc phát sóng trên đài phát thanh, thường ngắn hơn bản thu gốc

+ Bootleg : một bản nhạc ko chính thức hoặc chưa bao giờ được phát hành bởi các hãng đĩa, nói nôm na là nó không mang tính thương mại...VD trong set của Armin Van Buuren tại Sensation White 2005 có sử dụng Sting / Police sample Message in a Bottle (bootleg) mà hoàn toàn không phải trả tiền hoặc xin bản quyền của Sting cũng như hãng đĩa đã phát hành bài hát này. Một bản bootleg thường được chọn là một bài hit cũ đã từng nổi tiếng VD : Bang bang (Marco V bootleg) hoặc trộn lẫn 2 hoặc nhiều bài thành một bài nhưng vẫn phải để tên đầy đủ hoặc rút gọn của các bài đó ở tiêu đề.

+ Compilation Album :là một Album trong đó các bài được 1 DJ lựa chọn mix với nhau, thường theo một chủ đề nào đó. Độ dài từ 12-15 bài thời lượng 60-90p. VD : In Search Of Sunrise mixed by DJ Tiesto.

+ Artist Album :là một Album tổng hợp các bài của do chỉ một DJ sáng tác, để phát hành Artist Album ko phải là chuyện dễ dàng bởi vì thường DJ đó phải nổi tiếng có nhiều bài hit...độ tuổi thường thấy của một DJ khi phát hành Artist Album là 28-30 tuổi trở lên, sau khi đã sáng tác biểu diễn ở rất nhiều club trên thế giới...thì họ mới nghĩ đến chuyện phát hành Artist Album . VD: Artist Album của Armin Van Buuren - Shivers trong đó gồm toàn những bài do AVB phối hợp với một số nghệ sĩ nữa sáng tác.

+ Vinyl: đĩa than, đọc bằng kim (Needle) tiếp xúc vào các rãnh đĩa, âm thanh Analog, có độ dài trung bình từ 7 đến 15 phút nên ghi được 1 hoặc tối đa 2 bản nhạc, Mix, chất lượng âm thanh tốt hơn so với CD, tuy nhiên dung lượng thấp,và rất dễ hỏng nếu bị xước. Vinyl có 3 loại : 12" 10"(cho LP Longplay) 7''''(cho Single)

+ Promo Vinyl :là đĩa Promotion của DJ, không phát hành rộng rãi ngoài thị trường, thường là bản thu thử nghiệm phát̉ cho các DJ bạn bè, người nghe để lấy phản hồi. Nếu nhiều người yêu thích và có phản hồi tốt thì Single sẽ được phát hành....còn nếu không thì chỉ coi như là bản thu nháp. Những Promo Vinyl là những bản Mix mới nhất của DJ đó..

+White Label : Mặt đĩa chỉ có màu trắng, thường được phát hành để nghiên cứu thăm dò thị trường, được bán rộng rãi nhưng số lượng hạn chế.

+ EP : Viết tắt của Extended Play, là tên thường gọi của một Vinyl hoặc một CD mà bài hát trong đó quá dài cho một Single nhưng lại quá ngắn đối với một Album. Một

IV. DJ Technnique:

- Pitch control: Chức năng dùng để thay đổi nhịp độ của một bài hát. Rất quan trọng trong beatmixing
- Pitch lock: Chức năng dùng để thay đổi nhịp độ của một bài hát mà không làm ảnh hưởng đến tiết tấu. Chức năng này cho phép bạn đẩy nhanh tốc độ của bài hát cùng với lời mà không gây hiệu ứng “chipmunk” (các tiếng chít chít như lúc bạn tua nhanh băng cassette)
- Pitch bend: thay đổi tạm thời tiết tấu bài hát để thu được nhưng nhịp beat theo khoảng thời gian nhất định. Vinyl DJs thường sử dụng các ngón tay để tăng tốc hoặc làm giảm âm thanh phát ra trên đĩa bằng cách dí/kéo trên bề mặt đĩa. CD DJs thì có 1 nút trên decks cho phép thực hiện chức năng này. Khi DJ ngừng kéo thì đĩa sẽ quay trở về trạng thái được đặt lúc đầu, điều này rất cần thiết khi DJ cùng chạy 2 bản nhạc có cùng nhịp độ, nếu ko dùng chức năng này thì nhịp độ của 2 đĩa sẽ bị lệch nhau. Bằng cách kéo mặt đĩa theo từng khoảng thời gian ngắn nhất định, các nhịp beats sẽ phát ra theo từng pha đều đặn và DJ ko phải lăn tăn để điều chỉnh lại pitch control nữa.
- Tempo: nhịp độ của một bài hát, thường được đo bằng BPM(Beats Per Minute)
- BPM: số lượng các nhịp beat đập trong 1 phút của một bài hát.
- Cueing: sử dụng headphone để tìm ra điểm dừng phù hợp của bài bài kế tiếp để beat-match, cueing thường xảy ra ở thời điểm cuối bài hát đang chơi bắt đầu của bài kế tiếp.


Cố gắng mà học nha...! nếu người biết ....thì xẽ thank..
Túc tiếp học tiếp nha anh em..!
Bước 1: Bắt CUE (Lấy nhịp)
1. Cue có chức năng để ghi nhớ lại một điểm bất kì nào đó trong bài nhạc. Khi ta Cue một điểm nào đó trên một bài nhạc đang Play, tức là ta đã đánh dấu để nhớ lại vị trí đó. Khi bài nhạc đã Play qua nhưng ta lại muốn bài nhạc Play lại ngay từ đoạn mình định đánh dấu thì ta thực hiện chức năng Cue.
Tóm lại: Cue là chức năng dùng để ghi nhớ lại một điểm trên một bài nhạc (đối với DJ Mixing, Cue có thể hỗ trợ DJ trong việc bắt nhịp).
2. Các bước để lấy Cue trên CDJ:
Đối với các hãng Sx máy CDJ khác nhau thì các chức năng Cue có thể thực hiện theo vài cách khác nhau.
VD: Các hãng Pioneer, Citronic, American Audio …v…v… Thì Cue được thực hiện theo các bước sau:

3. B1: Play bài nhạc và chọn đúng điểm cần Cue nhấn Play lại lần nữa.
4. B2: Quay Bend điều chỉnh điểm cần Cue trở về vị trí đầu tiên của nó (âm thanh nhỏ nhất đầu tiên được phát ra của vị trí cần Cue)… Sau đó ta nhấn nút Cue để nhớ lại vị trí đó.
5. B3: Sau khi thực hiện Cue ta chỉ cần nhấn Play là nhạc sẽ được phát từ vị trí Cue đó trở đi.. Khi cần trở lại vị trí cần nhớ đã được Cue ta chỉ cần nhấn Cue.
Còn đối với CDJ các hãng Numark, Gemini … Thì cách thức Cue phải thêm một bước nữa ở bước 2. Ở bước 2 thay vì sau khi điều chỉnh Bend chọn vị trí cần nhớ rồi nhấn Cue là xong. Thì ở đây lại là điều chỉnh Bend chọn vị trí cần Cue. Đến đúng vị trí cần Cue ta lại nhấn Play rồi mới nhấn Cue (thay vì chỉ nhấn Cue như các CDJ của hãng Pioneer).

Bước 2: Phân đoạn TEMPO
1. Đối với nhạc EDM (Electronic Dance Music) thì các dòng nhạc được tạo ra đều có một chỉ số BPM nhất định và tuân thủ theo những chuẩn mực khuông khổ (Bar) nhất định.
Mỗi khuông nhạc (Bar) gồm 4 nhịp và đối với các dòng nhạc House, Trance, Techno thì cứ sau 8 Bar (32 nhịp) thì nhạc sẽ chuyển sang phân đoạn khác.

2. Đối với DJ để mix được nhạc thì phải hiểu rõ và nắm bắt những dấu hiệu của sự chuyển đoạn trong bài nhạc hay sự chuyển tấu của nhạc, thì người chơi DJ mới nắm được đâu là nhịp để mình có thể mix nhạc vào và chuyển bài cho tốt được.
3. Một bài nhạc gồm rất nhiều phân đoạn khác nhau. Nhưng mỗi phân đoạn đều có kết cấu gồm 8 Bar (32 nhịp) và có chỉ số BPM nhất định không đổi (BPM là số nhịp đập trong vòng 1 phút).
4. Nhờ có kết cấu và chỉ số BPM ổn định như trên mà người chơi DJ có thể nắm bắt kết cấu, nhịp và Tempo một cách chuẩn xác để mix những phân đoạn của bài nhạc này vào phân đoạn của những bài nhạc khác một cách chính xác.
5. Để có thể mix được nhạc thật nhanh và chuẩn đòi hỏi người nghe nhạc và chơi DJ phải có khả năng cảm nhận và phán đoán được chỉ số BPM giữa 2 bài nhạc.Từ đó người DJ mới có thể nắm bắt được Tempo của bài nhạc nào nhanh hơn hay chậm hơn để từ đó mà có thể xử lý cho tiệm cận đến mức chính xác tuyệt đối chỉ số BPM giữa 2 bài nhạc cần mix.
6. Người chơi DJ phải phán đoán BPM từng bài một rồi so sánh chúng với nhau. Với cách so sánh BPM như thế thì người chơi DJ sẽ tiếp cận và nắm bắt Tempo 2 bài nhạc một cách nhanh nhất. Khi người chơi DJ có thể phán đoán sự nhanh chậm giữa 2 bài tốt thì đã giúp họ giảm mất hơn 70% thời gian phải canh và điều chỉnh Tempo giữa 2 bài nhạc (đây là một bước quan trọng của quá trình Mixing).

Bước 3: Xử lý BPM 2 bài nhạc tiệm cận với nhau
1. Việc xử lý chỉnh sửa và điều chỉnh BPM 2 bài nhạc cho chúng tiệm cận với nhau đòi hỏi phải dựa trên những chức năng chuyên dụng trên các dàn máy chuyên nghiệp của DJ (DJ Package)
Một dàn DJ Package thường gồm 1 DJM (Mixer DJ) và 2 CDJ (đầu CD chuyên dùng cho DJ) hoặc 2 Turn Table (đầu đọc đĩa than Vynil chuyên dùng cho DJ). Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng 1 bộ DJ Package gồm 1 DJM với nhiều Channel khác nhau (gồm nhiều CDJ hoặc nhiều Turn Table). Trên DJM chuyên dùng cho DJ có 2 nguồn tín hiệu là Phono và CD. Nguồn tín hiệu Phono thường được kết nối với Turn Table và nguồn tín hiệu CD thì thường được kết nối với CDJ.
2. Người chơi DJ muốn xử lý được BPM 2 bài phải nắm rõ được chức năng của Bend và Pitch. Bend (mâm xoay) có chức năng thay đổi tốc độ Tempo tạm thời nhằm giúp cho người chơi DJ có thể đuổi bắt được Tempo với bài nhạc khác.
3. Nên lưu ý là Tempo với BPM là khác nhau. Tempo là tốc độ sự nhanh chậm của bài nhạc, còn BPM là chỉ số nhịp đập trong vòng phút của 1 bài nhạc.
4. Bend xoay theo chiều kim đồng hồ có tác dụng tăng nhanh tốc độ Tempo (chỉ tăng tốc độ Tempo chứ không làm thay đổi chỉ số BPM. Người chơi DJ nên lưu ý là Tempo với BPM là khác nhau. Tempo là tốc độ sự nhanh chậm của bài nhạc, còn BPM là chỉ số nhịp đập trong vòng phút của 1 bài nhạc).Khi xoay ngược chiều kim đồng hồ có tác dụng làm giảm tốc độ Tempo tạm thời. Người chơi DJ có thể nắm chức năng của Bend mà điều chỉnh để 2 bài nhạc khớp Tempo với nhau một cách chính xác. Việc xử lý Bend chỉ để DJ điều chỉnh Tempo 2 bài nhạc một cách tạm thời nên ta cần phải kết hợp với việc điều chỉnh Pitch + và Pitch – để tăng giảm chỉ số BPM cho bài nhạc này trùng khớp với chỉ số BPM của bài nhạc kia. Pitch + có hướng kéo về phía người chơi DJ đứng trước bàn Mix, và Pitch – có hướng kéo ra xa người chơi DJ (Chức năng Pitch +, Pitch – nằm trên các CDJ và Turn Table).
5. Việc xử lý Bend, Pitch một cách khéo léo và chuẩn xác sẽ giúp người chơi DJ có thể Mixing 1 cách chính xác nhất.
Bước 4: Mix nối 2 bài nhạc vào với nhau
1. Để có thể Mix nhạc tốt DJ phải canh chuẩn được Tempo, nắm chắc được nhịp, khuông khổ và cả hưng phấn đoạn chuyển đoạn. DJ cần phải nắm được caû những âm hưởng và những tiết tấu hay giai điệu sắp chuyển đến của 2 bài nhạc ra sao thì lúc đó mới có thể Mix tốt được cả nền nhạc, âm hưởng được tiếp nối 1 cách liên tục và hài hòa khi đó người nghe mới không cảm thấy hụt hẫng mà sẽ cảm thấy nguồn cảm hứng bất tận theo từng bài nhạc, theo từng thể loại, theo từng âm hưởng, theo từng tiết tấu mà DJ là người dẫn dắt họ trước tiên nhất.
2. Nhưng để làm được nhiều điều trên DJ chơi nhạc cần phải có được một khả năng cảm nhận, đam mê và nhạy cảm trong âm nhạc (điều này một phần cũng đòi hỏi về năng khiếu cũng như khả năng cảm nhận của mọi người chơi DJ)
Và sau đây là những caên baûn cần phải nắm trong quá trình Mix nối 2 bài nhạc lại với nhau:
A. Phân đoạn và nắm bắt những phân đoạn mình cần phải mix vào của cả 2 bài nhạc (Đòi hỏi phải biết chờ đợi, nắm bắt, quyết đoán và xử lý thật chính xác)
1. Trước khi Mix 1 bài nhạc này vào 1 bài nhạc khác DJ cần phải nắm chắc được mở đoạn của bài nhạc mình cần Mix vào gồm những tiết tấu gì? Bài nhạc đang hát (Play) đang chuẩn bị chuyển đến những tiết tấu nào? Sắp kết thúc Melody hay Vocal hay chưa (để tránh tình trạng khi Mix 2 bài nhạc lên thì Melody hay Vocal 2 bài nhạc mâu thuẫn nội dung và tiết tấu với nhau).
2. Đối với 1 DJ đẳng cấp họ thường Mix 2 bài nhạc với Melody hay Vocal bài này vừa dứt thì sẽ tiếp nối ngay Melody và Vocal hay những hiệu ứng âm hưởng của bài khác.Vì khi Mix như vậy DJ sẽ tạo được sự liên tục tối đa của những âm hưởng khác nhau của các bài nhạc. Ngoài ra còn tạo được những cảm giác thăng hoa, trầm bổng, dìu dắt người nghe một cách dồn dập đi từ những cảm giác này đến những cảm giác khác bất tận trong 1 đêm Nonstop.
Đối với Nonstop của một DJ đẳng cấp là Nonstop của những cảm giác thăng hoa trầm bổng, Nonstop của những giai điệu và tiết tấu … Chứ không phải như những Nonstop bình thường khácchỉ có nghĩa là không ngừng nhạc …)
3. Để Mix được như vậy DJ cần phải có khả năng cảm nhận tốt, phân đoạn và xử lý chính xác, quyết đoán. Vì nếu không phân đoạn hay xử lý chính xác thì sẽ xảy ra trường hợp như DJ Mix vào quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng Melody hay Vocal, hay bài nhạc mâu thuẫn nhau về âm hưởng và tiết tấu cũng như nội dung, hoặc Mix vào trễ thì sẽ không tạo được sự chuyển tiếp tính liên tục của những âm hưởng, Melody.
4. (Đối với những DJ chưa đủ khả năng nắm bắt, phân đoạn và cảm nhận tốt thì nên tránh tình trạng Mix vào quá sớm để không đi mâu thuẫn lời nhạc, Melody hay nội dung của bài nhạc)
Tóm lại: đối với những DJ căn bản thì tuyệt đối tránh tình trạng Mix nối nhạc khi bài nhạc đang Play còn Melody hay Vocal (chỉ áp dụng đối với những DJ căn bản).
B. Xử lý vào nhịp chuẩn xác và nắm bắt nhịp khuông để Mix vào (Đòi hỏi khả năng xử lý Bend và nắm bắt chuyển đoạn tốt)
1. Người chơi DJ cần phải vào đúng nhịp, đúng phân đoạn mình muốn Mix và đồng thời xử lý Bend làm sao cho 2 bài nhạc thật khớp nhau. Ngoài ra DJ cần phải điều chỉnh âm lượng (Volume) 2 bài sao cho tai ta nghe được cả 2 bài mà không bài nào lớn hơn hay nhỏ hơn (bài sắp Mix lên có thể nhỏ hơn 1 chút nhưng sau khi đã Mix lên thì phải tăng Gain lên cho đều nhau).
2. Sau khi vào nhịp và xử lý thật khớp với nhau rồi thì phải đợi thời điểm sắp đến đoạn chuyển tiếp thì ta mới đẩy Line nhạc bài cần Mix lên. Nhưng khi đẩy Line lên cần chú ý các nút Low, High, Mid. Trong đó Low tương ứn với những âm hưởng của Bass và Sub bao gồm Kick Bass và các Effect hay âm thanh có âm hưởng trầm … Mid gồm 1 phần của Bass và tiếng Trung như lời nhạc, giai điệu và cả những phần có âm hưởng của Bass như Guitar Bass, Drum Bass …High gồm 1 phần của tiếng Trung và tiếng Treble bao gồm 1 phần Melody và Drum của tiếng Trung (Mid) và những âm Treble …


3. Do đó khi Mix nhạc lên DJ cần phải nắm rõ những tác dụng, chức năng của các nút Low, High, Mid. Khi đã nắm chắc được tác dụng của nó thì DJ khi Mix mới có thể nối tốt và hài hòa được. Khi Mix DJ cần tránh tình trạng để cộng hưởng âm thanh 2 bài với nhau vì khi đó cường độ âm thanh 2 bài cộng hưởng lại sẽ phát ra loa (Speaker) là rất lớn. Low và Mid có độ cộng hưởng âm thanh rất lớn trong đó đáng kể nhất là Low (bao gồm những âm hưởng trầm gồm Bass và Sub. Trong đó dân âm thanh thường gọi Sub là Bass mềm và Bass còn lại được gọi là Bass cứng … Đối với nhạc Electronic Dance Music thì Sub Bass âm thanh phải vào đến ngực và không nên lên đến tai và đầu. DJ cần phải nắm thêm 1 ít về âm thanh để điều chỉnh cho bài nhạc mình ra thêm được hay hơn …)
Tóm lại: Sau khi đã vào nhịp và xử lý chính xác Bend cho 2 bài nhạc thật khớp. DJ khi Mix cần phải điều chỉnh Low, High, Mid của bài cần Mix 1 cách hợp lý để tránh cộng hưởng âm thanh từ 2 bài nhạc. Đối với những DJ căn bản thì nên để Gain của Low ở mức 9h, Mid ở mức 11h30, High ở mức 11h30. Sau đó phải đợi thời điểm sắp chuyển tiếp đến phân đoạn mới của bài nhạc đang Play ta mới đẩy Line bài nhạc cần Mix lên đến khoảng 95% ở mức Maximum của Line.
C. Xử lý phối âm bằng các chức năng Low, High, Mid và điều chỉnh Bend hợp lý (khi 2 bài chưa thật khớp)
1. Sau khi đã đẩy Line bài cần Mix lên DJ cần lưu ý phải xử lý Bend để điều chỉnh cho 2 bài nhạc thật khớp nhịp (Beat). Vừa xử lý Bend, DJ khi Mix còn có thể điều chỉnh xử lý Pitch để cho BPM 2 bài nhạc tiệm cận với nhau (Nếu như BPM 2 bài chưa thật trùng khớp với nhau).
Khi đã xử lý và điều chỉnh cho 2 bài nhạc thật trùng khớp Beat với nhau thì DJ mới thực hiện đến công đoạn phối nhạc của mình.

2. Việc phối 2 bài nhạc đều dựa trên các chức năng Low, High, Mid như đã nói ở trên. Để phối nhạc thật hài hòa DJ khi Mix cần chú ý nhất là Low, khi Mix DJ cần phải cảm nhận và canh âm Bass khi chuyển từ Low của bài này sang Low của bài kia một cách uyển chuyển tránh tình trạng cộng hưởng Bass 2 bài hoặc hút Bass.
3. Thường đối với những DJ căn bản sau khi đã đẩy Line bài cần Mix lên với mức Gain của Low, Mid, High ở các vị trí 9h, 11h30 và 11h30. Khi phối Low ta cứ đợi sau mỗi khuông (Bar … 1 Bar = 4 nhịp (Beat) ta lại nhích Gain thêm 30 phút đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc đang Play theo mức tương ứng.
Ví dụ: Low ở mức 9h sau mỗi Bar (4 nhịp) ta lại nhích đến mức 9h 30 đồng thời giảm Gain Low bài đang Play thường ở mức 12h xuống mức còn 11h 30.
Cụ thể cách phối nhạc đối với những DJ căn bản qua xử lý các nút chức năng Low, Mid, High như sau:

Sau Bar 1: (khuông đầu = 4 nhịp đầu của phân đoạn): Low ở mức Gain 9h tăng đến mức Gain 9h 30 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc bên kia với mức tương ứng).
Sau Bar 2: Low mức Gain 9h 30 tăng đến mức 10h 00 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 3: Low mức Gain 10h 00 tăng đến mức 10h 30 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 4: Low mức Gain 10h 30 tăng đến mức 11h 00 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 5: Low mức Gain 11h 00 tăng đến mức 11h 30 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 6: Low mức Gain 11h 30 tăng đến mức 12h 00 (đồng thời giảm Gain Low của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 7: High mức Gain 11h 30 tăng đến mức 12h 00 (đồng thời giảm Gain High của bài nhạc kia với mức tương ứng).
Sau Bar 8: Mid mức Gain 11h 30 tăng đến mức 12h 00 (đồng thời giảm Gain Mid của bài nhạc kia với mức tương ứng).
- Như vậy sau 8 Bar (32 nhịp) thì ta sẽ hoàn tất công đoạn chuyển hết nền nhạc của bài nhạc này sang bài nhạc kia nhưng vẫn giữ lại âm hưởng của bài nhạc kia với 2 mức Gain của Mid và High ở mức Gain 11h 30.
- DJ có thể giữ lại âm hưởng của bài nhạc kia nếu muốn theo ý mình nhưng phải kết thúc nó theo nguyên tắc (8 Bar cấp số nhân với phân đoạn mà DJ muốn để theo ý mình).
- Khi qua bài DJ cần phải dứt khoát và xử lý đúng khuông khổ chuyển đoạn trong bài nhạc.
Hãy làm theo nhưng điều bạn học và hãy học theo những điều bạn biết... Thân DJ bEn

thay đổi nội dung bởi: DJ bEn, 05-20-2009 lúc 09:35 AM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: