Phần Không Tên 5
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người được coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để lựa chọn, thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có lỗi thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tất cả các tội quy định trong .
chia lỗi thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng vì lỗi là một trong những yếu tố để xem xét người đó phạm tội gì và quyết định hình phạt. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi để phân biệt chúng với nhau là một công việc rất cần thiết.
Về lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin, quy định như sau:
- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp có đặc điểm sau:
+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
+) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Lỗi vô ý vì quá tự itn có đặc điểm sau:
+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.
+) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.
Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hại mà hành vi của mình có thể gây ra và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản, đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra và tin rằng hậu quả không xảy ra.
Các yếu tố lỗi trong luật hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Để phân biệt được dấ hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm, xin đưa ra những phân tích sau đây:
Khái niệm về lỗi trong luật hình sự:Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ýMột hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
– Hành vi trái pháp luật hình sự.
– Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó hay không, ta cần xác đinh tính có lỗi của tội phạm. Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội đủ hai điều kiện:
– Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
– Đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành.Phân tích về lỗi trong luật hình sựCác hình thức lỗi:
Nội dung cơ bản cùa lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản là lý trí và ý chí. Sự kết hợp khác nhau giữa lý trí và ý chí tạo nên các hình thức lỗi khác nhau:
Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 1999)Về lý trí: Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể hoặc tất yếu xảy ra.Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy raVí dụ: A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B với mong muốn giết B để trả thù.Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 Điều 9 Bộ Luật hình sự 1999)Về lý trí:Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Về ý chí:Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi của mình.Ví dụ: ô tô của A bị hỏng phanh tuy nhiên A vẫn điều khiển ô tô của mình tham gia giao thông và đã gây tai nạn khiến chị B tử vong.Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)Về lý trí:Người phạm tội nhận thức rõ thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.Về ý chí:Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, "nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được". Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các biện pháp mình áp dụng, cách thức, phương tiện thực hiện, các điều kiện chủ quan, khách quan khác mà hậu quả tác hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được...nhưng hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.Ví dụ: trong khi đi chơi A bơi giỏi và biết B không biết bơi nhưng A đã cố tình đẩy B xuống nước để chêu đùa và nghĩ rằng mình có thể cứu B. Tuy nhiên do mải đùa cợt A đã không để ý dẫn đến việc B bị chết đuối.Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)Về lý trí:người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù người đó có trách nhiệm phải thấy trước hậu quả hoặc có thể thấy trước hậu quả xảy ra.Về ý chí:Vì không thấy trước được hậu quả xảy ra nên người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy raVí dụ: A do tức giận đã ném viên đá ra đường, chính lúc ấy B chạy xe máy ngang qua và bị viên đá văng trúng đầu dẫn đến tai nạn tử vong.
Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.
Quy phạm pháp luật là những , chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả , có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là , đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm Quy phạm pháp luật, , và . Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
Giả định: là bộ phận quy định , , , các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các hình thức như , và (Luật tục)
Chế định pháp luật hay định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
Hỏi: chế định và chế tài khác gì nhau ạ?
Trả lời:
_Chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật.Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật, mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập.
VD Trong luật Hiến pháp có Chế định Chủ tịch nước, Chế đinh Quốc hội, Chế định Ủy ban nhân dân.....tất cả các chế định đó hợp thành ngành luật hiến pháp.
_Còn chế tài là một trong ba bộ phận hợp thành quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận quy định hình thứ trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm các quy tắc xử sự được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
VD. K1 Điều 111 ''Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm'' thì phần bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm là phần chế tài.
Tương tự pháp luật là khi xét xử một vụ việc mà chưa có văn bản nào quy định cụ thể vấn đề đó chỉ có văn bản quy định một vấn đề tương tự như vậy và tòa án áp dụng quy định đó đề giải quyết.
Còn tiền pháp là một vụ vệc chưa có văn bản quy định đãdược một tòa án xét xử và khi có những vụ việc tương tự như vậy thì các toàn án khác lấy đựa vào phán quyết dó để xét xử.
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó.
Với khái niệm đó chúng ta có thể thấy áp dụng pháp luật tương tự là tổng hợp những quy định mà pháp luật có sẵn, cộng thêm bổ sung những quy định mới áp dụng cho các trường hợp vi phạm pháp luật khác nhau. Nếu như áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó.
Đối với cuộc sống biến hóa khôn lường như ngày nay thì áp dụng pháp luật tương tự là một việc làm mang tính cấp thiết. Sự ra đời của áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục chỗ trống của pháp luật, điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật,... Nó cần thiết không chỉ cho riêng một quốc gia nào vì với điều kiện phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội thì khó có hệ thống pháp luật của quốc gia nào đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, kể cả khi có trình độ phát triển tương đối cao.
Ngoài ra, áp dụng pháp luật tương tự còn có tác dụng khác nữa là tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, đồng thời trên cơ sở đó có thể đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Các hình thức áp dụng pháp luật tương tự
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chỉ được tiến hành khi có điều kiện:
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc, nghĩa là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trưc tiếp điều chỉnh vụ việc đó.Áp dụng tương tự pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật.
Điều kiện thực hiện áp dụng tương tự pháp luật:
Chủ có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Mình nghĩ là sai.
theo mình hiểu thì áp dụng pháp luật tương tự là trường hợp áp dụng pháp luật khi mà không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh về một quan hệ nào đó, khi đó người ta sẽ viện dẫn một quy phạm pháp luật khác có tính chất tương tự, gần giống với quan hệ cần được áp dụng để áp dụng vào (đương nhiên là quy phạm đó nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam rồi, tôi không biết các nước khác quan niệm về tương tự pháp luật ra sao), điều này rất có ý nghĩa để lấp những chỗ trống của pháp luật mà nhà làm luật chưa dự liệu được. áp dụng nhiều trong lĩnh vực dân sự, ko cho áp dụng trong lĩnh vực hình sự.
Tiền lệ pháp thì là một hình thức nguồn của pháp luật bên cạnh pháp luật thành văn (các bộ luật ta thường thấy), các tập quán pháp (những tập quán đc nhà nước thừa nhận nâng làm pháp luật), tiền lệ pháp ta thường hiểu là sử dụng những án lệ, những vụ việc đã đc nhà nước giải quyết từ trước, áp dụng vào những vụ việc sau này có tính chất tương tự, cái này có nhiều ở luật các nước âu mỹ. (các bản án thậm chí cách cả 300 năm mà vẫn còn đc áp dụng theo kiểu tiền lệ pháp này). thường thì thấy rằng tiền lệ pháp bao gồm nhiêu lĩnh vực, dân sự, hình sự ... nó có ý nghĩa j thì tôi cũng khó nói nhưng nhìn chung thì không phải là để lấp chỗ trống trong pháp luật như trong áp dụng tương tự mà dùng để giải quyết nhanh chóng, một cách thống nhất, ko thiên vị cảm tính với các vụ án giống nhau.. cái khác nữa là Việt nam không sử dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp (nhà nước không thừa nhận chính thức) Nhưng theo một số học giả thì tiền lệ pháp hay án lệ vẫn được thể hiện trong công tác xét xử thực tế với một mức độ nhất định : đó là các hướng dẫn, nghị quyết tổng kết xét xử của hội đồng thẩm phán, được các tòa tham khảo và áp dụng nếu có vụ việc tương tự.
Trên đó ta thấy được sự khác nhau giữa 2 khái niệm này, một bên là nguồn một bên là hình thức áp dụng, chúng có chức năng ý nghĩa khác nhau. trong đầu ai cũng nghĩ có một mối liên hệ j đó, theo tôi đó là việc sử dụng quy phạm này áp dụng vào một trường hợp không có pháp luật điều chỉnh. các bạn nghĩ sao
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro