ly luan 2
CHƯƠNG V
NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Vào khoảng thế kỷ XV, XVI, một số nước Phong kiến Tây Âu do sự phát triển
của lực lượng sản xuất với nền sản xuất hàng hoá đã làm cho chủ nghĩa phong kiến
bước vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Trong các nước này đã xuất hiện hàng loạt
công trường thủ công và nhiều thành thị - là các trung tâm thương mại lớn. Tầng lớp
thị dân ngày càng trở nên đông đúc, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ ngày xuất hiện
càng nhiều, giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đây
chính là những nhân tố dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến.
Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất phong kiến tỏ
rõ sự lỗi thời và bất lực trong việc quản lý nền kinh tế, trở thành yếu tố kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là
sự ra đời của lực lượng xã hội mới: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản sau khi chiếm vị
trí chủ đạo trong kinh tế đã nhanh chóng dành quyền lực trong lĩnh vực chính trị nhằm
thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới,
tiến bộ, vượt qua sự khủng hoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển.
Nhiệm vụ trên đặt ra trước giai cấp tư sản một sứ mạng cao cả là phải tiến
hành cách mạng xã hội, thay thế hình thái kinh tế xã hội cũ bằng hình thái kinh tế xã
hội mới, thiết lập hệ thống quan hệ sản xuất mới, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát
triển. Qua cuộc cách mạng tư sản, quyền lực chính trị chuyển từ tay giai cấp thống trị
cũ sang giai cấp thống trị mới, tức là chuyển từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang
tay giai cấp tư sản.
Cách mạng tư sản ở từng nước khác nhau diễn ra dưới những hình thức khác
nhau, phụ thuộc và những yếu tố: chính trị, kinh tế, truyền thống dân tộc... của từng
quốc gia. Tựu chung cách mạng tư sản được tiến hành dưới các hình thức cụ thể sau:
1. Khởi nghĩa vũ trang: hình thức này là hình thức cách mạng triệt để nhất, nó
loại bỏ mọi tàn dư của xã hội phong kiến, thiết lập các nguyên tắc cơ bản của nền
dân chủ tư sản. Vì thế, hình thức này chỉ diễn ra ở những quốc gia có giai cấp tư sản
lớn mạnh, đủ sức để đối đầu với giai cấp địa chủ phong kiến, lãnh đạo được cách
mạng một cách độc lập (Cách mạng Hà Lan vào thế kỷ 16, cách mạng tư sản Pháp
thế kỷ 18).
2. Cải cách tư sản: là hình thức cách mạng diễn ra dưới sự thoả hiệp giữa giai
cấp tư sản với giai cấp quý tộc phong kiến, sử dụng vị trí của giai cấp mình trong nghị
viện để loại bỏ dần những đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc phong kiến, thâu
tóm dần quyền lực chính trị về tay giai cấp mình. Hình thức này thường được sử dụng
ở những nước mà ở đó giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để giành quyền lực một cách
kiên quyết và triệt để, nhanh chóng (Đức, Nhật, Tây Ban Nha)
3. Chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc áp đặt nhà nước tư sản lên đất đai và
cư dân những miền đất “thuộc địa mới” vốn là thuộc địa của các nước Tư sản phát
triển (Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Canada, Ôxtrâylia). Phần lớn hình thức này diễn ra ở các vùng đất trước đây là thuộc địa của Anh, Vào thế kỷ 18, 19, sau khi cách mạng ở Anh nổ ra, giai cấp tư sản ở những thuộc địa này hình thành từ số dân di cư từ Châu
Âu, hợp thành giai cấp thống trị, dùng cơ chế nhà nước lấn áp và tiêu diệt thổ dân với
chế độ thị tộc của họ, thiết lập nhà nước tư sản.
Nhà nước tư sản ra đời là kết quả của cách mạng Tư sản, với sự ra đời của
nhà nước tư sản các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc phong kiến đã bị loại bỏ,
giai cấp tư sản tuyên bố các quyền bình đẳng, tự do, bác ái, nhân quyền... Nhà nước tư
sản mới tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước phong kiến trước đó mà nó đã thủ tiêu.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản đã đánh dấu
một bước phát triển mạnh mẽ và tiến bộ, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong
lịch sử nhân loại. Mặc dù vậy, nhà nước tư sản vẫn không vượt khỏi bản chất nhà
nước bóc lột, nhà nước tư sản xét về bản chất nó vần là nhà nước bóc lột dù giai cấp
tư sản ra sức tuyên truyền cho cái gọi là (Nhà nước phúc lợi chung).
Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội Tư
sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng .
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên
chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất ( chủ yếu dưới dạng nhà máy, hầm mỏ,
đồn điền...), được thực hiện thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có
hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu
sản xuất của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội. Giai cấp vô sản là bộ
phận đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chúnh trong xã hội. Về
phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là
người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản.
Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã hội
khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức...
Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ - đa
nguyên, nhưng trên thực tế luôn tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư
sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trong lịch sử phát triển của mình, nhà nước tư sản đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài và phức tạp. Nhìn chung có thể khái quát quá trình phát triển của Nhà
nước tư sản từ khi ra đời cho đến nay thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ thời kỳ thắng lợi của cách mạng tư sản thế kỷ 16 - 18 đến
cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và Công xã Pa - Ri.
Đây là giai đoạn nhà nước tư sản trong quá trình hình thành và củng cố. Thời
kỳ này do phải đấu tranh chống lại các tàn dư của chế độ phong kiến tuy đã bị đánh
đổ nhưng vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội nên nhà nước tư sản đã ra sức tuyên
truyền và củng cố các thiết chế của nền dân chủ Tư sản như đảng phái, nghị viện tư
sản, chế độ bầu cử tự do...
Đây là giai đoạn nhà nước tư sản cạnh tranh tự do, nhà nước chưa can thiệp
vào kinh tế mà chỉ đóng vai trò là người “lính gác đêm”, đảm bảo cho các điều kiện
cạnh tranh tự do, giữ gìn trật tự xã hội tư sản.
Giai đoạn 2:
Từ 1871 đến 1917. Ở giai đoạn này chủ nghĩa tư bản chuyển
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Đặc trưng của thời kỳ này là
sự cấu kết chặt chẽ giữa các tập đoàn tư bản tài phiệt và nhà nước tư sản. Nhà nước
tư sản trở thành uỷ ban quản lý các công việc của các tập đoàn tư bản độc quyền, tài
phiệt và bắt đầu can thiệp vào kinh tế. Bộ máy nhà nước trở nên cồng kềnh, quân sự
và bạo lực. Chế độ đại nghị bị lâm vào tình trạng khủng hoảng, thay vào đó là chủ
nghĩa quân phiệt với đặc trưng là sự cầm quyền của giới quân sự trong bộ máy nhà
nước, Nghị viện bị thu hẹp quyền lực, nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực nhà
nước.
Giai đoạn 3: Từ 1917 đến nay. Giai đoạn này chia thành hai thời kỳ:
Từ 1917 đến 1945 là thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Nhà nước
độc quyền được thiết lập ở hầu hết các nước tư sản. Nhà nước can thiệp mạnh mẽ
vào kinh tế. Bộ máy nhà nước là sự thống nhất giữa quyền lực kinh tế và quyền lực
chính trị, ngày càng trở nên quân phiệt, quan liêu, độc tài quân sự. Một số nhà nước tư
sản chuyển thành nhà nước phát xít.
Từ 1945 đến nay là thời kỳ nhà nước tư sản có những bước phát triển mới. Sau
chiến tranh nhiều nước tư sản đã ra khỏi khủng hoảng, nhà nước can thiệp vào kinh
tế ở tầm vĩ mô, đồng thời tập trung vào quản lý hành chính và thực hiện chức năng xã
hội. Chính vì thế, bộ mặt xã hội của nhiều nước tư sản có sự phát triển đáng kể, các
thiết chế dân chủ tư sản được phục hồi, vai trò của pháp luật được đề cao để ngăn
ngừa hiện tượng lạm quyền và xoa dịu sự đấu tranh của nhân dân lao động.
Như vậy, qua các giai đoạn phát triển phức tạp, bản chất của nhà nước tư sản
vẫn không thay đổi nó vẫn là công cụ thực hiện chuyên chính tư sản. Tuy nhiên, đánh
giá bản chất của nhà nước tư sản cần phải xem xét nó trong tiến trình lịch sử cụ thể,
khách quan của từng giai đoạn phát triển.
II. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Bản chất của nhà nước tư sản thể hiện thông qua các chức năng đối nội và đối
ngoại của nó. Chức năng của nhà nước tư sản chính là những phương diện hoạt động
cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống nhà nước và xã hội.
Qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản các chức năng của
nhà nước tư sản có những thay đổi đáng kể, tuy vậy khi xem xét ta thấy tựu chung nhà
nước tư sản có các chức năng đối nội và đối ngoại sau:
1. Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản
Chức năng này bao hàm những nội dung sau:
- Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản
Tất cả các nhà nước tư sản đều coi quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm. Thông qua pháp luật các nhà nước tư sản đã thiết lập và bảo vệ
quyền tư hữu cùng với sự giúp đỡ của tất cả bộ máy bạo lực và các biện pháp khác.
Song ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhà nước tư sản đã thực hiện chức năng
này cũng khác nhau, thích ứng với hoàn cảnh kinh tế của mỗi giai đoạn. Trong thời kỳ
chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của toàn bộ giai cấp tư sản. Hiện nay, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của những nhóm tư bản độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: chuyển sở hữu của nhóm tư bản
độc quyền đang bị đe doạ sang sở hữu nhà nước, tạo cho nó những độ quyền trong
đầu tư hoặc khai thác tín dụng, giúp đỡ trường ra bên ngoài... các nhóm tư bản độc quyền mở
- Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị
Đây là hoạt động thường xuyên của nhà nước tư sản nhằm bảo vệ địa vị thống
trị về chính trị của giai cấp tư sản. Tuy vậy hoạt động này cũng có những biểu hiện
khác nhau. Trong giai đoạn đầu, để bảo vệ địa vị thống trị của mình, nhà nước tư sản
thướng sử dụng bộ máy bạo lực đàn áp trực tiếp các phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước tư sản vẫn duy trì
sự đàn áp chính trị nhưng dưới những hình thức, phương pháp ngụy trang tinh vi hơn,
như: quy định các hình thức, thể thức ứng cử, bầu cử...
- Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng
Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên,
nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm
mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá
những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực
tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Chức năng kinh tế
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chức năng này chưa được
chú trọng. Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước tư sản từng
bước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, và khi chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì sự can thiệp này được tăng cường và làm
nảy sinh chức năng mới - chức năng kinh tế.
Mục đích của chức năng này nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất,
kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn
tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư bản, ngăn ngừa và khắc phục
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Để thực hiện chức năng này, nhà nước tư sản sử dụng hàng loạt các hình thức
và phương pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể
hiện trong các tác động mang tính hành chính - kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh
tế.
Sự biểu hiện của chức năng này thể hiện:
+ Nhà nước tư sản căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng và đưa ra
các chương trình kinh tế cụ thể.
+ Nhà nước thông qua chương trình đầu tư tài chính nhằm phục vụ trực tiếp
cho các chương trình và mục tiêu kinh tế.
+ Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách
thuế, chính sách thị trường thích hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế.
+ Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ nền sản xuất trong nước trước
sức ép của thị trường kinh tế quốc tế.
3. Chức năng xã hội
Nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội
như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ
xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội...Chính sách xã hội và việc thực
hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan các lực lượng
chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và trong từng quốc gia cụ
thể.
4. Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong
trào cách mạng thế giới
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa là chức năng
đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do.
Các nhà nước tư sản tìm mọi cách xâm lược các vùng đất mới hoặc gây chiến tranh
với nhà nước tư sản khác để chia lại thế giới, xác định quyền thống trị hay mở rộng
vùng ảnh hưởng của mình.
Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập, chức năng đối ngoại chủ yếu
của các nhà nước tư sản là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đe doạ,
chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc.
5. Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi vì thế nhiều nhà
nước tư sản có sự thay đổi tích cực trong quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề
quốc tế thông qua đối thoại với những chính sách đối ngoại mềm dẻo. Bên cạnh đó,
các nhà nước tư sản tăng cường mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong nhiều
lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế, văn hoá - xã hội, môi trường, khoa học - kỹ
thuật, các vấn đề nhân đạo... với các nước có chế độ chính trị khác nhau.
III. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Các nhà nước tư sản dù được tổ chức dưới hình thức chính thể nào thì vẫn đều
có chung một cách thức tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở thuyết phân quyền nhằm
chống lại sự độc đoán chuyên quyền của chế độ chuyên chế phong kiến, giải quyết
những vấn đề thuộc nội bộ của giai cấp tư sản và che đậy bản chất thực của mình
trước quần chúng nhân dân lao động.
Nội dung của thuyết phân quyền là sự phân chia quyền lực nhà nước thành 3
nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba nhánh quyền này phải được giao cho
ba cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ trên một cơ chế kìm chế, đối trọng nhau
nhưng độc lập với nhau, yếu tố chủ đạo của học thuyết là “dùng quyền lực để hạn
chế quyền lực”.
Trên cơ sở của nguyên tắc phân chia quyền lực, về cơ bản bộ máy nhà nước tư
sản bao gồm những bộ phận sau:
1. Nghị viện
Về hình thức, nghị viện tư sản là cơ quan quyền lực cao nhất, nắm quyền lập
pháp. Về cơ cấu tổ chức nghị viện tư sản cớ thể được tổ chức theo cơ cấu 1 viện
cũng có thể được tổ chức theo cơ cấu nhiều viện nhưng phần lớn các nước có cơ cấu
2 viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Với nghị viện có cơ cấu 2 viện về nguyên
tắc thượng nghị viện có ít quyền hơn so với hạ nghị viện và được hình thành bằng
nhiều hình thức khác nhau: bầu, bổ nhiệm, thừa kế... Hạ nghị viện được hình thành
bằng hình thức bầu cử.
Quyền lực của nghị viện tư sản ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà
nước tư sản cũng hết sức khác nhau. Ơ giai đoạn đầu của nhà nước tư sản vai trò của
nghị viện là hết sức lớn. Đây chính là chế định dân chủ nhất trong cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước tư sản, là cơ sở hợp pháp để giai cấp tư sản đấu tranh gạt bỏ đặc
quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, điều này hoàn toàn đúng với câu nói: “nghị
viện Anh có thể làm được mọi việc trừ việc biến đàn bà thành đàn ông”. Chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chế độ nghị viện mất dần vai trò là trung tâm quyền lực
chính trị, ảnh hưởng của nghị viện trong đời sống nhà nước bị giảm sút do xu hướng
tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan hành pháp. Hiện nay, việc xem xét sự phát
triển của nghị viện tư sản là hết sức phức tạp và khó khăn, bởi lẽ nghị viện tư sản
hiện nay không đơn thuần chỉ là cơ quan lập pháp mà đóng vai trò quan trộng đối với
quá trình phát triển dân chủ (đặc biệt ở những nước mà các đảng cánh tả nắm được
đa số ghế trong nghị viện).
2. Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia là người người đớng đầu nhà nước, đại diện cho các
quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.
Chức vụ này trong các nhà nước có các hình thức chính thể khác nhau, sự hình
thành và thẩm quyền cũng hết sức khác nhau. Trong các nhà nước có hình thức chính
thể quân chủ lập hiến nguyên thủ được hình thành bằng con đường truyền kế, và
được nhìn nhận như là biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc (Nhật
Bản, Vương quốc Anh...).
Ở các nước có chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia được hình thành thông
qua con đường bầu cử. Tuy nhiên thẩm quyền của họ cũng hết sức khác nhau ở các
loại hình chính thể khác nhau. Nếu như trong chính thể cộng hoà tổng thống quyền
lực của nguyên thủ là hết sức lớn, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người
đứng đầu cơ quan hành pháp (Mỹ, Mêxicô, Philippin...), thì trái lại ở những nước có
chính thể cộng hoà đại nghị cũng giống như các nước có chính thể quân chủ lập hiến,
nguyên thủ quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức. Tuy nhiên, nguyên
thủ quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc thành lập chính phủ hoặc trong
một số vấn đề khác nhờ sử dụng sứ mạng đạo đức và là biểu tượng của vị đứng đầu
đầu nhà nước (Đức, Ý, Nhật Bản...).
3. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp trong nhà nước tư sản. Chính phủ
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước. Trên
thực tế, chính phủ tư sản quyết định phần lớn các chính sách đối nội và đối ngoại của
nhà nước tư sản.
Cách thức hình thành chính phủ trong các nhà nước tư sản cũng hết sức khác
nhau . Đối với những nước có chính thể cộng hoà tổng thống, chính phủ được thành
lập không phụ thuộc vào nghị viện, đứng đầu chính phủ là tổng thống, những nước
này không đặt ra chức vụ thủ tướng. Đối với các nước có chính thể cộng hoà đại nghị
hoặc quân chủ đại nghị, chính phủ được thành lập trên cơ sở của đảng chính trị nắm
đại đa só ghế trong nghị viện. Thủ tướng chính phủ và các thành viên chính phủ có thể
do tổng thống bổ nhiệm (Italia, Pháp, Nhật), có thể do tổng thống kết hợp với nghị
viện bầu (Đức).
4. Toà án
Toà án tư sản nắm quyền tư pháp, Toà án có vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản.
Các thẩm phán của nhà nước tư sản thường có tính chuyên nghiệp cao, chủ
yếu được bổ nhiệm với nhiệm kỳ dài, thậm chí ở một số nước là nhiệm kỳ suốt đời,
nếu bảo đảm sức khỏe và không phạm tội.
Tuy nhiên ở các hệ thống pháp luật khác nhau, thẩm quyền và phương thức
hoạt động của toà án cũng khác nhau, đặc biệt là giữa hệ thống pháp luật Ăng lô - Xắc
xông và Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.
Bên cạnh hệ thống toà án cổ điển, nhà nước tư sản còn thiết lập các toà án
khác như: toà hành chính, toà thương mại, toà vị thành niên, toà bảo hiến...
III. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hình thức nhà nước tư sản gồm: Hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể tư sản
Nhà nước Tư sản có hai dạng chính thể cơ bản là chính thể quân chủ lập hiến
và chính thể cộng hoà.
- Chính thể quân chủ lập hiến
Trong các nhà nước có chính thể quân chủ lập hiến có hai dạng biến dạng
chính là chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị.
Chính thể quân chủ nhị nguyên thể hiện tính song phương quyền lực giữa nhà
vua và nghị viện. Vua chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp mà không bị hạn chế
trong lĩnh vực hành pháp. Các đạo luật do nghị viện thông qua phải có sự phê chuẩn
của nhà vua.Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhà vua. Hình thức này chỉ tồn tại ở nhà
nước tư sản trong giai đoan đầu (Nhà nước Phổ thời kỳ đệ nhị đế quốc, 1871 - 1918
và nhà nước Nhật theo Hiến pháp Minh Trị 1889).
Hình thức quân chủ đại nghị thể hiện tính hình thức của quyền lực nhà vua.
Nhà vua, với tính cách là nguyên thủ quốc gia chỉ là người đại diện tượng trưng chứ không nắm quyền hành thực tế. Trên thực tiễn, nhà vua không nắm quyền lực trên cả lĩnh vực hành pháp và lập pháp. Các đạo luật do nghị viện thông qua và nhà vua không
có quyền phủ quyết. Chính phủ do nghị viện thành lập và phải chịu trách nhiệm trước
nghị viện (Anh, Nhật bản theo Hiến pháp1946...).
- Chính thể cộng hoà tư sản
Đây là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản hiện nay. Ở Hình
thức này có hai biến dạng chủ yếu là cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị.
Ở chính thể cộng hoà tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia là rất quan
trọng. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính
phủ, do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại biểu cử tri bầu ra. Các thành viên
của chính phủ
do tổng thống lựa chọn và bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng
thống. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của nghị viện. Nghị viện không có
quyền giải tán chính phủ trừ trường hợp tổng thống phạm tội nghiêm trọng bị hạ viện
khởi tố và thượng viện xét xử theo thủ tục đặc biệt ( thủ tục đàn hạch).
Ở chính thể cộng hoà đại nghị, vai trò của nghị viện là rất lớn, nghị viện là
thiết chế quyền lực trung tâm trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Nghị viện
bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống) và đảng chính trị nắm đa số ghế trong nghị
viện có quyền thành lập chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện và có
thể bị nghị viện giải tán, vai trò của tống thống không lớn (Liên bang Đức, Ý, Áo).
Ngoài chính thể cộng hoà tổng thống và chính thể cộng hoà đại nghị, hiện nay
còn xuất hiện và tồn tại hình thức cộng hoà hỗn hợp giữa cộng hoà tổng thống và
cộng hoà đại nghị (Pháp, Bồ đào Nha). Trong hình thức chính thể này, những đặc điểm
của cộng hoà đại nghị được bảo lưu nhưng bên cạnh đó lại tăng cường quyền lực của
tổng thống. Tổng thống được tuyển cử qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Chính phủ
do tổng thống bổ nhiệm, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng nhưng tổng thống
vẫn có quyền điều hành hoạt động đối với chính phủ. Trong trường hợp cần thiết,
tổng thống có quyền giải tán cả nghị viện.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản
Nhà nước Tư sản có các hình thức cấu trúc sau: Hình thức liên bang và hình
thức đơn nhất.
Hình thức cấu trúc liên bang là sự hợp thành từ nhiều bang thành viên, song mỗi
thành viên của liên bang không có đầy đủ các dấu hiệu của một nhà nước độc lập.
Mặc dù mỗi thành viên đều có lãnh thổ riêng, hiến pháp riêng, hệ thống chính quyền
riêng song bang không có chủ quyền quốc gia riêng (không là chủ thể của luật pháp
quốc tế). Nhà nước liên bang có hiến pháp riêng, hệ thống pháp luật riêng, có giá trị
tối cao so với hiến pháp và pháp luật của các bang thành viên. Đồng thời trong nhà
nước liên bang tồn tại một chế độ hai quốc tịch đối với mỗi công dân. Trong hình thức
cấu trúc nàh nước liên bang, về mặt nguyên tắc, các thành viên không có quyền tách
khỏi nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc phổ biến của các nhà nước tư sản.
Nhà nước đơn nhất có những dấu hiệu đặc trưng:
- Có hiến pháp và hệ thống pháp luật thống nhất;
- Hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thống nhất (cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp);
- Có chủ quyền lãnh thổ thống nhất;
- Có quốc tịch thống nhất;
- Các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức và hoạt động theo quy định
chung của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, khi xem xét hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất tư sản cần chú ý
một số biểu hiện cụ thể trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước địa phương.
Trong một số nước, xu hướng tập trung quyền lực về trung ương được coi trọng. Các
cơ quan chính quyền địa phương phục tùng tuyệt đối quyền lực nhà nước trung ương.
Nhà nước cử đại diện của mình về địa phương trực tiếp quản lý mọi mặt hoạt động
ở đây. Hoặc một số nước mặc dù có bầu ra các cơ quan chính quyền địa phương bên
cạnh đại diện của trung ương, song hoạt động của các cơ quan này đặt dưới sự kiểm
soát của các đại diện do trung ương cử về. Hình thức này tồn tại ở Nhật Bản và Pháp.
Một số
nước lại thực hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ
chức thực hiện
quyền lực nhà nước ở địa phương. Tại các nước này xuất hiện dấu hiệu sự tự trị của
chính quyền địa phương. Cơ quan quyền lực địa phương do nhân dân bầu ra hoạt động
theo nguyên tắc tự quản. Nhà nước gián tiếp kiểm soát hoạt động của các cơ quan địa
phương, hình thức này được áp dụng ở một số địa phương của Anh, Tân Tây Lan,
Pháp, Tây Ban Nha.
Ngoài hai hình thức cấu trúc trên, trong lịch sử của nhà nước tư sản còn tồn tại
một kiểu cấu trúc nhà nước khác là liên minh giữa các quốc gia, như liên minh ở Mỹ
từ 1776 - 1787, Đức đến 1867, Thụy Sỹ 1848; nhà nước liên minh là sự kết hợp các
quốc gia có chủ quyền, nhằm giải quyết một số vấn đề nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định. Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, nhà nước liên minh có cơ cấu tổ
chức không chặt chẽ và chỉ gây ảnh hưởng mang tính quyền lực đối với các nước
thành viên trong một số lĩnh vực nhất định. Hiện nay, đáng chú ý là Liên minh Châu
Âu.
3. Chế độ chính trị của nhà nước tư sản
Chế độ chính trị của nhà nước tư sản được hiểu là toàn bộ các phương pháp,
thủ đoạn mà giai cấp tư sản sử dụng để thực hiện nền chính trị tư sản. Chế độ chính
trị của nhà nước tư sản được phản ảnh qua các phương pháp hoạt động của hệ thống
cơ quan nhà nước, địa vị pháp lý của công dân cùng các tổ chức chính trị xã hội và
những biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho công dân. Chế độ
chính trị tư sản là một cơ chế năng động, linh hoạt, ở các giai đoạn phát triển khác
nhau của nhà nước tư sản, cũng như ở từng quốc gia cụ thể biểu hiện của nó là hết
sức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy nhà nước tư sản hoặc có chế độ chính
trị dân chủ hoặc chế độ phản dân chủ. Việc xác lập chế độ chính trị nào là tuỳ thuộc
vào tương quan chính trị trong nước, vai trò tiến bộ hay phản động của bộ phận cầm
quyền, tình hình chính trị quốc tế.
Trong các chế độ chính trị nói trên thì chế độ dân chủ tư sản là chế độ chính trị
tốt nhất của nhà nước tư sản, nó được biểu hiện bằng các dấu hiệu:
- Có sự thừa nhận sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật;
- Khả năng người dân được sử dụng rộng rãi các quyền tự do dân chủ;
- Có sự cùng tồn tại của các đảng chính trị, kể cả đảng của phái đối lập bên
cạnh đảng cầm quyền;
- Hệ thống các cơ quan đại diện được hình thành bằng con đường bầu cử
theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu;
- Nguyên tắc pháp chế tư sản được bảo đảm.
Tuy nhiên, với chế độ chính trị dân chủ tư sản bộ mặt nhà nước tư sản đã co
sự thay đổi đáng kể, song thực chất nó vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của một nhà
nước bóc lột, như V.I LêNin đã nhận xét: “xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những
điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều
hoàn bị trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy tựu chung vẫn bị bó
trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, và do đó, thực ra, nó tựu
chung vẫn là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng
bọn giàu có mà thôi”1.
Chế độ phản dân chủ là cơ chế sử dụng bạo lực của các nhóm tư sản phản
động lũng đoạn ttrong việc thực hiện chuyên chính tư sản. Đặc trưng của chế độ này
là mọi quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tới mức tối đa, hoặc bị xoá bỏ hoàn toàn; các
đảng phái chính trị đối lập, các tổ chức chính trị - xã hội độc lập bị đặt ra ngoài vòng
pháp luật và bị đàn áp dã man, các thể chế dân chủ bị vô hiệu.
Biến dạng cao nhất của chế độ phản dân chủ là chế độ phát xít. Chế độ phát
xít với tính chất cực đoan đã xoá bỏ hoàn toàn các thể chế dân chủ tư sản, cấm mọi tổ
chức, đảng phái đối lập hoạt động, công khai sử dụng bạo lực và các biện pháp khủng
bố, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc. Ngày nay chế độ phát xít không còn tồn
tại với đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của nó. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có khuynh
hướng phục hồi chủ nghĩa phát xít ở đây đó với những luận điệu mới cùng với sự phục hồi của những đảng tân phát xít trong một số nhà nước tư sản, và vì thế nguy cơ tiềm ẩn yếu tố đe doạ nền dân chủ tư sản vẫn luôn là có thật ở một số quốc gia.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro