ly hop
Câu 10: Ly hợp
I.Hư hỏng:
1.Ly hợp bị trượt: là hiện tượng mômen của động cơ không truyền được ra phía sau do tải trọng quá lớn.
-Trên bề mặt làm việc của tấm ma sát, đĩa ly hợp dính dầu mỡ.
-Đĩa ma sát mòn nhô đinh tán gây cào xước các đĩa ép và bánh đà.
-Lò xo ép giảm tính đàn hồi, sức căng không đều nhau.
-Hành trình tự do của bàn đạp không có vòng bi tỳ luôn tiếp xúc với đòn ép, ly hợp bị mở.
2.Ly hợp cắt không dứt khoát:
-Các đĩa ma sát bị cong vênh hoặc các đinh tán lỏng.
-Điều chỉnh các đòn phân ly không đều nhau.
-Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn.
3.Ly hợp bị rung giật khi nối chuyển động:
-Rãnh theo hoa của trục ly hợp và mayo tấm ma sát bị mòn.
-Đinh tán của tấm ma sát bị hỏng.
-Lò xo giảm chấn của tấm ma sát bị yếu, gãy.
4.Ly hợp có tiếng kêu:
-Lò xo ép bị gãy.
-Lò xo giảm chấn bị gãy.
-Đòn mở ly hợp bị gãy.
-Khi ly hợp ở trạng thái mở.
-Vòng bi tì bị mòn, khô, kẹt do thiếu mỡ, trục ly hợp không đồng tâm với trục cơ.
II.Sữa chữa các chi tiết:
1.Trục bộ ly hợp:
a.Hư hỏng:
-Trục bị mòn nơi lắp ghép với vòng bi do tháo lắp nhiều lần.
-Trục bị mòn hỏng rãnh then hoa do va đập với moayo của tấm ma sát, gây rung rật khi đóng ly hợp.
b.Kiểm tra và sửa chữa:
-Đầu trục nơi lắp vòng bi bị mòn, hàn đắp rồi gia công lại.
-Kiểm tra độ mòn của rãnh then hoa bằng trục hoặc moayo của đĩa ma sát mới.
-Nếu bị mòn nhiều thì phải thay trục mới.
2.Đĩa bị động (đĩa ma sát):
a.Hư hỏng:
-Bề mặt của tấm ma sát bị dính dầu mỡ.
-Bề mặt của tấm ma sát bị chai cứng, cháy xám, nứt vỡ.
-Lò xo giảm chấn yếu, gãy.
-Lỗ then hoa moayo bị mòn hỏng do va đập với trục.
b.Kiểm tra, sửa chữa:
-Quan sat bề mặt của tấm ma sát mòn ít, có dầu mỡ thì dùng xăng rửa sạch rồi lấy giấy nhám đánh lại.
-Gõ vào tấm ma sát để phát hiện nếu đinh tán nào bị lỏng thì tán lại.
-Dùng trục mới để kiểm tra rãnh then hoa của moayo, nếu bị mòn nhiều thì phải thay mới.
-Bề mặt của tấm ma sát mà nhô đinh tán thì pahir thay tấm ma sát mới.
3.Đĩa chủ động (đĩa ép):
a.Hư hỏng:
-Bề mặt làm việc bị mòn, cào xước thành rãnh do ma sát với tấm ma sát hoặc do đinh tán bị nhô lên cao.
-Bề mặt bị cháy xám, rạn nứt do bị trượt sinh ra nhiệt độ cao.
b.Kiểm tra, sửa chữa:
-Bề mặt bị cháy xám ít, vết xước nhỏ thì dùng giấy nhám đánh lại.
-Bề mặt bị cào xước nhiều thì phải cho đi mài, láng lại mặt phẳng hoặc thay mới.
-Khi mài lại đĩa ép bà bánh đà phải tăng thêm lò xo của đĩa ép cho phù hợp.
4.Đòn mở ly hợp:
a.Hư hỏng:
-Bị mòn đầu đòn mở chỗ tiếp xúc với vòng bi tỳ.
-Chỗ lắp với chốt nối đĩa ép bị mòn.
-Loại đòn mở bằng lò xo màng thường bị biến dạng nứt gãy.
-Do ma sát với vòng bi tỳ, bi tỳ hỏng, kẹt và chịu nhiệt độ cao khi trượt.
-Lỗ lắp chốt bi bị mòn do làm việc lâu ngày.
b.Kiểm tra, sửa chữa:
-Đầu đòn bị mòn thì hàn đắp rồi gia công lại.
-Loại đầu đòn có bulong điều chỉnh nếu mòn thì thay bu lông mới.
-Loại tấm thép dập bị biến dạng thì nắn lại. Nứt gãy thì thay mới.
-Lỗ lắp chốt bị mòn thay chốt lớn hơn.
5.Vòng bi tỳ:
•Hư hỏng: chủ yếu là vỡ, khô, kẹt, bị mòn đầu tiếp xúc với đầu đòn mở.
•Nguyên nhân: do làm việc lâu ngày, không thực hiện đúng chu kỳ bảo dưỡng, điều chỉnh không có hành trình tự do của bàn đạp.
•Tác hại: làm cho tốc độ mòn các chi tiết nhanh và có tiếng kêu khi cắt ly hợp.
•Kiểm tra, sửa chữa: phải thường xuyên bơm mỡ cho đầy đủ, nếu vòng bi bị hỏng thì thay mới.
6.Xylanh tổng côn và xyanh công tác:
a.Hư hỏng:
-Bề mặt xylanh bị xước, rỗ, mòn côn, ô van do làm việc lâu ngày.
-Cúppen bị mòn, hỏng, mất tính đàn hồi.
-Piston bị kẹt, lò xo mất đàn hồi, gãy.
-Các đầu nối bị hở.
b.Kiểm tra, sửa chữa;
-Dùng mắt quan sát vết cào xước, tróc rỗ, ôxi hóa nhẹ dùng giấy nhám đánh sạch dùng lại. Nếu nặng thay mới.
-Dùng pamme, thước cặp kiểm tra độ mòn của xylanh, piston nếu lớn hơn quy định phải thay mới.
-Cúppen bị mòn hỏng, chảy dầu phải thay mới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro