Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Luật GD 2005 sửa đổi, bổ sung 2009


Số: 44/2009/QH12 Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009LUẬT GIÁO DỤC(Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Số: 38/2005/QH11 (đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họpthứ 7 ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006) đã được Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 6ngày 25/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010.. 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đượcsửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 củaQuốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số38/2005/QH11. 

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 

Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dụckhác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt độnggiáo dục. 

Điều 2. Mục tiêu giáo dục 

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của côngdân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục 

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dântộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng. 

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáodục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kếthợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 

Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân 

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: 

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; 

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; 

c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạotrình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. 

Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục 

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và cóhệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyềnthống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp vớisự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. 

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. 

Điều 6. Chương trình giáo dục 

1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹnăng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạtđộng giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗicấp học hoặc trình độ đào tạo. 

2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất,tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiệncho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo vàhình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáodục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 

3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dụcphải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệugiảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáokhoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. 

4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dụcmầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đốivới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học mộtchương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn họchoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngànhnghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo caohơn.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dụctheo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quảhọc tập môn học hoặc tín chỉ. 

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy vàhọc tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ 

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dụckhác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướngChính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sởgiáo dục khác. 

 2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viếtcủa dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinhngười dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sởgiáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiệntheo quy định của Chính phủ. 

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổbiến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáodục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả. 

Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ 

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốtnghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp caođẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. 

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhậnkết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghềnghiệp. 

Điều 9. Phát triển giáo dục 

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoahọc, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mởrộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sửdụng. 

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốcgia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng đượchọc hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiệnđể những người có năng khiếu phát triển tài năng.Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ởvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sáchưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thựchiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. 

Điều 11. Phổ cập giáo dục 

1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học vàphổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảođảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dụcphổ cập. 

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độtuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 

Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục 

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và củatoàn dân. 

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đadạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạođiều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. 

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phốihợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh và an toàn. 

Điều 13. Đầu tư cho giáo dục

 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạtđộng đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. 

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

 Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. 

Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục 

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chươngtrình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống vănbằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấpquản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. 

Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo 

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. 

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. 

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ,bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò vàtrách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinhnghề dạy học. 

Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục 

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điềuhành các hoạt động giáo dục. 

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chấtđạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. 

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảmphát triển sự nghiệp giáo dục. 

Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục 

Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thựchiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dụckhác.  

Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nướcvà đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bốcông khai để xã hội biết và giám sát. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chấtlượng giáo dục. 

Điều 18. Nghiên cứu khoa học 

1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiêncứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa họcvà sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâmvăn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước. 

2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học,cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biếnkhoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơsở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác 

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sởgiáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. 

Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục 

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, phápluật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽkhối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, pháhoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xãhội. 

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. 

Chương II HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 

Mục 1.GIÁO DỤC MẦM NON 

Điều 21. Giáo dục mầm non 

Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ batháng tuổi đến sáu tuổi. 

Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non 

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vàohọc lớp một. 

Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non 

1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lýcủa trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thểcân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ,thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồnnhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. 

 2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạtđộng vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên,khích lệ. 

Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non 

1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóacác yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổchức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. 

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm nontrên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non. 

Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non 

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: 

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; 

2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; 

3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từba tháng tuổi đến sáu tuổi. 

Mục 2.GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 

Điều 26. Giáo dục phổ thông 

1. Giáo dục phổ thông bao gồm: 

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm.Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; 

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớpchín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mườimột tuổi; 

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đếnlớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cótuổi là mười lăm tuổi. 

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trướctuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối vớihọc sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộcthiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, họcsinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định củaNhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp,học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớpmột. 

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựngtư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơbản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. 

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết banđầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểubiết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhânđể lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặcđi vào cuộc sống lao động. 

Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông 

1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứatuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. 

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tựnhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thóiquen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹthuật. 

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểuhọc, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịchsử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. 

Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ởtrung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằmbảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi họcsinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứngnguyện vọng của học sinh. 

2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh. 

Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa 

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy địnhchuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phươngpháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đốivới các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. 

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quyđịnh trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông,đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông;duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhấttrong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoabằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt,trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thôngvà sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáodục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạtđộng, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm địnhchương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trìnhgiáo dục phổ thông và sách giáo khoa. 

Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông 

Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: 

1. Trường tiểu học; 

2. Trường trung học cơ sở; 

3. Trường trung học phổ thông; 

4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;

 5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. 

Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốtnghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông 

1. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong họcbạ việc hoàn thành chương trình tiểu học. 

2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệptrung học cơ sở. 

3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giámđốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung làcấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. 

Mục 3.GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 

Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp 

Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 

1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với ngườicó bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốtnghiệp trung học phổ thông; 

2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từmột đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

 Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp 

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷluật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khảnăng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. 

Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thựchành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụngcông nghệ vào công việc. 

Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có nănglực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. 

Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp 

1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghềnghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầuđào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. 

2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hànhvới giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghềnghiệp theo yêu cầu của từng công việc. 

Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp 

1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quyđịnh chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp,phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mônhọc, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liênthông với các chương trình giáo dục khác. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chươngtrình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyênnghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời giangiữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vàochương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo củatrường mình. 

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm địnhngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghềđược đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học và các kỹnăng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từngngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chươngtrình dạy nghề của cơ sở mình. 

2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹnăng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độđào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghềnghiệp. 

Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn hoặc tổchức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục nghề nghiệp để sử dụng làm tài liệu giảng dạy,học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồngthẩm định giáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lậpđể bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạynghề theo thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụnggiáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn vàduyệt giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 

Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 

a) Trường trung cấp chuyên nghiệp; 

b) Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạynghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề). 

2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác. 

Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp 

1. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡngnâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được Thủ trưởng cơsở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề. 

2. Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì đượcHiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. 

3. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều kiện theoquy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếuđạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề. Sinhviên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định củaThủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầuthì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề. 

Mục 4.GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 

Điều 38. Giáo dục đại học

Giáo dục đại học bao gồm: 

1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngànhnghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệptrung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấpcùng chuyên ngành;2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngànhnghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệptrung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấpcùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệpcao đẳng cùng chuyên ngành; 

 3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người cóbằng tốt nghiệp đại học; 

4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằngtốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trườnghợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài hoặc rút ngắn theoquy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáodục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung theo quy định tại khoản nàyđể hoàn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất một năm theo họctập trung liên tục. 

5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâucho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt." 

Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học 

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạođức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệptương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc. 

2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năngthực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đượcđào tạo. 

3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹnăng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết nhữngvấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. 

4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thựchành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết nhữngvấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. 

5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thựchành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đềmới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyênmôn. 

Điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học 

1. Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấuhợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thứcchuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa vàphát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chungcủa khu vực và thế giới. 

Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa họccơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và nănglực thực hiện công tác chuyên môn. 

Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa họccơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoahọc; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.  

Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng caonhững kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ nănglực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành củamình. 

Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng caokiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên môn; có đủ năng lực tiến hànhđộc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn. 

2. Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồidưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duysáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiêncứu, thực nghiệm, ứng dụng. 

Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hìnhthức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thựchành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. 

Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tựnghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thóiquen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết nhữngvấn đề chuyên môn. 

Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học 

1. Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy địnhchuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương phápvà hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngànhhọc, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chươngtrình giáo dục khác. 

Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáodục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từngngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung cácmôn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lýthuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng,trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức, kết cấuchương trình, luận văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. 

2. Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năngquy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạocủa giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục đại học. 

Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựachọn; duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chínhthức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệutrưởng thành lập để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định,duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chứcbiên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng và các trường đạihọc. 

Điều 42. Cơ sở giáo dục đại học 

1. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm: 

a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng; 

b) Đại học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo trình độcao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đàotạo trình độ thạc sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép." 

2. Trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ khibảo đảm các điều kiện sau đây: 

a) Có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đủ số lượng, có khả năng xây dựng,thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức hội đồng đánh giá luận án; 

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiếnsĩ; 

c) Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học; đã thực hiện những nhiệmvụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nướchoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao được công bốtrong nước và ngoài nước; có kinh nghiệm trong đào tạo bồi dưỡng những người làmcông tác nghiên cứu khoa học. 

3. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định. 

Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học 

1. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếuđạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởngtrường cao đẳng hoặc trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng. 

2. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảovệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học. 

Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư; của ngành kiếntrúc là bằng kiến trúc sư; của ngành y, dược là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, bằng cử nhân;của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với cácngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học. 

3. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện thì được bảovệ luận văn và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thìđược Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ.

 4. Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thìđược bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học cấpbằng tiến sĩ. 

5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp vănbằng của cơ sở giáo dục đại học trong nước quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật nàykhi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. 

6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chonhững người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngànhchuyên môn đặc biệt." 

Mục 5.GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 

Điều 44. Giáo dục thường xuyên 

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đờinhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghivới đời sống xã hội. 

 Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục chomọi người, xây dựng xã hội học tập. 

Điều 45. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên 

1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây: 

a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; 

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹnăng, chuyển giao công nghệ; 

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệpvụ;d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. 

2. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằngcủa hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:a) Vừa làm vừa học; 

b) Học từ xa; 

c) Tự học có hướng dẫn. 

3. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sảnxuất, công tác và chất lượng cuộc sống. 

Nội dung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều nàyphải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độđào tạo quy định tại các điều 29, 35 và 41 của Luật này. 

4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai tháckinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phươngtiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. 

5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vềdạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa,tài liệu giáo dục thường xuyên. 

Điều 46. Cơ sở giáo dục thường xuyên 

1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:-

 a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;

 b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

 c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập. 

2. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dụcphổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng. 

3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thườngxuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dụcđể cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tậpcộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1Điều 45 của Luật này. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dụcquy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học. 

4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học. 

Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên 

1. Học viên học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 

Trừ trường hợp học viên học hết chương trình trung học cơ sở quy định tại khoản này, học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 củaLuật này nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp: 

a) Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở cấp học và trình độ tương ứng; 

b) Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập trong chương trình và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục thường xuyên được quy định như thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục quy định tại các điều 31, 37 và 43 của Luật này. 

2. Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và c khoản 1Điều 45 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #law