Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Luận về Cổ Long

                                      Luận về Cổ Long                                                 

 

 

 

 Mục Lục

 

Contents

Luận về Cổ Long. 1

Mục Lục. 1

CỔ LONG.. 1

(1). 2

(2). 7

(3). 11

(4). 14

(5). 18

CỔ LONG LUẬN CỪU HẬN.. 22

CỔ LONG LUẬN VỀ TÌNH BẠN.. 23

CỔ LONG LUẬN VỀ TỊCH MỊCH.. 26

CỔ LONG BÀN VỀ TÀI PHÚ VÀ KHOÁI LẠC.. 27

CỔ LONG BÀN VỀ UỐNG RƯỢU.. 28

CỔ LONG LUẬN VŨ HIỆP. 30

CỔ LONG LUẬN VỀ THỐNG KHỔ VÀ TỬ VONG.. 33

CỔ LONG NHÂN SINH LUẬN.. 36

CỔ LONG LUẬN VỀ NHÂN TÍNH.. 38

CỔ LONG LUẬN VỀ NAM NỮ.. 47

CỔ LONG BÀN SÁCH LƯỢC. 56

KHÔNG CA BÀI CA BUỒN.. 57

(1). 57

ÔN THỤY AN.. 62

(2). 71

KIM DUNG - CỔ LONG - LƯƠNG VŨ SINH.. 74

LƯƠNG VŨ SINH.. 77

 

     

                                 CỔ LONG

                                               (1)

Cổ Long tên thật là Thái Diệu Hoa (Xiong Yaohua [Hung Yiu-Wah]), quê gốc ở Giang Tây - Trung Quốc. Ông sinh tại Hongkong năm 1937, đến năm 13 tuổi thì theo gia đình sang định cư ở Đài Loan.

Suốt quãng đời niên thiếu Cổ Long sống tại Ruifang, một thị trấn cổ xưa thuộc Đài Bắc. Ngồi ghế nhà trường đại học, Cổ Long không chú ý lắm đến những môn học khô khan khoa bảng. Ông luôn mang theo sách vở đến trường, nhưng đó là những cuốn sách giải trí chứ chẳng phải những bộ giáo khoa đồ sộ.

Chàng sinh viên Cổ Long đặc biệt yêu thích nhưng tiểu thuyết Âu Mỹ ngày ấy. Từ những cuốn tiểu thuyết thời sinh viên, Cổ Long đã hấp thu phong cách sáng tác phương Tây hiện đại, là nền móng cho những tác phẩm võ hiệp sau này.

Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên đều lao vào tìm việc làm trong những ngành nghề phù hợp chuyên môn. Riêng Cổ Long thì không. Chàng thanh niên mang hơi hướng "cá nhân nổi loạn" này hầu như chẳng bận tâm gì đến việc có một công ăn việc làm ổn định. Thay vào đó Cổ Long trở về nhà bắt đầu viết truyện, sống một cuộc đời ẩn dật như Đào Uyên Minh. Kỳ thực, Cổ Long không tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chẳng phải vì biếng lười. Mà ông muốn giành toàn bộ thời gian và tinh lực cho mục tiêu của đời mình: viết văn.

Cổ Long bắt đầu viết tuyện tư rất sớm, từ khoảng 1, 12 tuổi và nhận được tiền nhuận bút đầu tiên vào năm 19 tuổi. Chủ đề chính trong những "tác phẩm" của Cổ Long khi ấy là tình yêu. Tuy nhiên, Cổ Long đã chẳng tạo nên tiếng tăm gì, cho đến khi những người bạn của ông khuyên ông hãy chuyển hướng sang lĩnh vực tiểu thuyết kiếm hiệp.

Tình trường

Cây bút, bầu rượu cùng những mối tình sầu cùng vẽ nên những nét chính trong cuộc đời Cổ Long. Đám cưới hai lần và đều kết thúc bằng cuộc ly hôn tan vỡ... Hai cuộc hôn nhân ấy đem lại cho nhà viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng bậc nhất Đài Loan ba người con cùng với một vết thương lòng khôn nguôi.

Sự phóng túng, ưa chinh phục mà cũng nhanh cạn niềm đam mê là nguyên nhân chính dẫn đổ vỡ trong những mối tình của văn nhân. Học trò của tiên sinh, Ding Qing đã có lúc thừa nhận tính tình phóng khoáng nghệ sĩ của nhà văn khiến ông không bao giờ nằm yên trong chiếc nệm hôn nhân êm ái...

Dù chịu những đắng cay trong hai cuộc hôn nhân, Cổ Long không bao giờ thiếu những bóng hồng trong đời mình. Giới văn nhân Đài Loan khi ấy cảm thấy ngạc nhiên và tò mò bởi sự hấp dẫn phụ nữ đến kỳ lạ từ một người đàn ông có vẻ ngoài tầm thường ấy.

Có những người cho rằng vì Cổ Long giàu. Nhưng Ding Quing, một người thấu hiểu được Cổ Long nhận định khả năng chinh phục phụ nữ của Cổ Long đến từ vẻ cô đơn lãng tử không dễ ai có được.

Những phụ nữ thân cận với Cổ Long đều cảm được rằng Cổ Long đeo đuổi nghiệp văn chương để lấp đầy những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn người nghệ sĩ. Văn nhân theo đuổi những bóng hồng của đời mình như đeo đuổi một cái đẹp xa vời... Yêu nhiều nhưng không bao giờ có mối quan hệ dài lâu với ai.

Cổ Long, dù không thể sống mà không có một người phụ nữ bên cạnh, ông vẫn thường xuyên bỏ rơi những người phụ nữ yêu thương mình mà kiếm tìm thứ tình cảm khác - tình bằng hữu.

Cổ Long luôn tìm được những bóng hồng mới cho mình, nhưng một bằng hữu tri kỷ với ông dường như thật khó với. Điều này khiến bao người đàn bà đến với ông đã phải khóc hận và cho rằng ông không có sự nghiêm túc trong tình cảm.

Hai người phụ nữ phải rút khỏi cuộc hôn nhân với Cổ Long. Những phụ nữ khác thân thiết một thời với văn nhân một lúc nào cũng tìm đến sự chia tay và không bao giờ tha thứ cho trái tim lãng mạn nhưng băng giá ấy.

Rượu chè cũng là một thứ vũ khí âm thầm làm suy yếu văn nhân cùng với bao cuộc tình thâu đêm suốt sáng của những người nguyện hiến dâng cho nhà văn -Cổ Long không bao giờ ép ai phải làm điều mà họ không muốn. Học trò của ông cũng từng được ông khuyên điều mà ông không thực hiện được: hãy đối xử tốt với những phụ nữ đến với mình.

Hiểu rằng không thể thay đổi cá tình của bản thân, Cổ Long không muốn những học trò, bằng hữu của mình đi vào con đường ấy. Văn nhân biết rằng mình đã nợ rất nhiều món ân tình chẳng bao giờ có thể hoàn trả.

Văn nghiệp

Đầu những năm 60 Cổ Long, 23 tuổi, chính thức đi vào con đường sáng tác truyện kiếm hiệp. Khi ấy phong trào đọc và sáng tác kiếm hiệp thịnh hành khắp Đài Loan, Hương Cảng cũng như trong cộng đồng Hoa kiều vùng Đông Nam Á. Sáng tác kiếm hiệp, Cổ Long đã chấp nhận đối đấu với những thách thức, cạnh tranh khốc liệt của thị trường văn chương.

Nhu cầu đọc truyện chưởng tăng mạnh. Các nhật báo cạnh tranh nhau để đăng các tác phẩm mới nhất. Đài Loan có trên 100 cây bút chuyên về kiếm hiệp để phục vụ cho nhu cầu to lớn ấy. Trong bối cảnh văn chương thành hàng hóa bán ngoài chợ, Cổ Long trở thành một nhà văn lớn với bút lực sâu sắc và cách thổi hồn mình vào trang văn.

Cổ Long, cùng với Zhu Qingyun [Got Ching-Wan], Wo Longsheng [Ngo Lung-Sang] và Si Maling [Si Ma-Ling], là bốn tác giả nổi tiếng nhất trong làng tiểu thuyết võ hiệp của Đài Loan ngày ấy. Không giống như những đồng nghiệp khác, Cổ Long có tính cách khá lập dị: ông chỉ quan tâm đối thoại với những người quen thân với mình. Ngoài ra, để tạo nguồn hứng khởi trong sáng tác, Cổ Long hầu như không lúc nào rời bầu rượu trên ay mình. Với các thư xã, nhà xuất bản, Cổ Long là người không dễ mến chút nào. Nhà văn luôn đòi ứng trước khoản tiền bản quyền thật lớn để rồi chậm trễ trong việc hoàn thành bản thảo. Tuy nhiên, không muốn làm phật lòng một cây bút tài năng đang độ hái ra tiền, các nhà xuất bản vẫn luôn vui vẻ o bế các điều kiện và tính cách gàn của văn nhân.

Cổ Long có thói quen cắt tỉa móng tay trước khi hạ bút sáng tác. Một bằng hữu thân cận của ông tiết lộ rằng trong khi cắt móng tay, Cổ Long đã xây dựng lên những chi tiết, hoàn cảnh của câu truyện.

Đôi khi, Cổ Long không sáng tác trên bàn viết của mình. Thay vào đó, nhà văn ngồi trên sàn nhà và viết trên một tấm bảng đen. Văn nhân tin rằng cảm hứng sẽ đến trong tư thế sáng tác ấy.

Khói thuốc cũng là chất men tạo hứng khởi của Cổ Long. Mỗi đêm, dưới ngọn đèn sáng tác, trung bình ông đốt đến hai gói thuốc cho tâm hồn theo hơi khói mà thành những kiệt phẩm sau này...

Đoản mệnh

Nổi tiếng vào ban mai của cuộc đời, Cổ Long cũng sớm ra đi vài ngày 21/09/1985 ở tuổi 48. Tàn phá con người Cổ Long không khác hơn là rượu chè. Cổ Long chẳng thể vui vẻ được nếu không có rượu chung vui.

Ly rượu như một tri kỷ không bao giờ rời văn nhân, qua thăng trầm, nếm trải những ngọt ngào cũng như cay đắng. Nhưng ly rượu cũng là kẻ thù, mang về chứng đau gan nặng giết chết nhà văn.

Vào giữa đời mình, sức khỏe Cổ Long trở nên tệ hại bởi lao động quá sức và lối sống buông thả của mình. Mỗi khi gặp những trắc trở, khó khăn, văn nhân tìm đến rượu để quên đi những trái đắng cuộc sống ấy.

Cuộc "hôn nhân bền vững" với rượu cuối cùng cũng hạ gục cơ thể mạnh khỏe của Cổ Long qua chứng xơ gan. Với sự động viên từ người thân, bạn bè, Cổ Long nằm viện một thời gian và thay đổi thói quen ăn uống vô độ của mình. Nhà văn cũng ly thân với rượu được một năm. Khi những bè bạn vui trong men cay, ông cũng góp mặt với những tách trà, cùng vui vẻ cười đùa. Có lúc người ta đã nghĩ đến một Cổ Long lột xác khỏe mạnh.

Tuy nhiên, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Ngay khi sức khỏe hồi phục, Cổ Long lại quay về lối sống phóng túng ngày trước, bắt đầu uống lưa thưa, rồi nhanh chóng đạt tửu lượng như xưa. Một lần nữa cuộc sống chung với rượu tạm ngưng ở bệnh viện, với một buồng gan không còn hoạt động. Nhà văn chỉ tỉnh lại sau mấy ngày điều trị khẩn cấp. Nữ y tá tốt bụng và tận tâm đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi thấy văn nhân mở mắt và mỉm cười.

Trước ngày rời bệnh viện, sau một tháng sống chung với thuốc men, Cổ Long tìm đến bác sĩ hỏi rằng mình có còn uống rượu được hay không? Vị đại phu khuyên ông nếu dừng được thì tốt, bằng không thì một ly mỗi ngày là quá đủ cho nhà văn. Song, như làn trước, ngay khi rời khỏi bệnh viện, Cổ Long đã uống ít nhất 7 hay 8 ly rượu mỗi ngày, bất chấp những lo lắn, khuyên can từ người thân, bè bạn.

Văn nhân dùng rượu vô độ để chiến đấu với cái chết, để xua đi nỗi cô đơn đeo đẳng và như để lấp đầy những khoảng trống vô tận trước sự ra đi mà ông linh cảm sắp đến gần.

Một lần nữa, bệnh viện là điểm dừng của Cổ Long, trong sự ngạc nhiên và bất nhẫn của những y tá bệnh viện. Lần này rượu đã phá hỏng đường thực quản của Cổ Long. Bằng ý chí như không bao giờ lụi tàn, Cổ Long vật lỗn với cơn đau, những đợt chảy máu.

Trong một đêm yên tĩnh bên giường bệnh, có người bằng hữu thân nhất của Cổ Long là Ding Quing. Chợt, Cổ Long hơi ngập ngừng hỏi bạn mình: liệu có ai khóc khi tôi qua đời? Giọng nhà văn trùng xuống gây xúc động lớn, nhưng ngay sau đó ông lại phì cười làm như đang pha trò. Không ai tin Cổ Long, cây bút kiếm hiệp vĩ đại lại ra đi như vậy. Có ai ngờ, câu hỏi nhức nhối của Cổ tiên sinh như ngọn đèn dầu vụt lóe lên trước lúc tắt.

Cổ Long chìm vào một cơn mê khác vào ngày 21/09/2985. Và lời cuối cùng từ văn nhân người ta nghe được: "Tại sao không có người bạn gái nào đến thăm tôi?"

Chiều hôm ấy, 6.06pm, Cổ Long giã từ cuộc sôngcúa mình, giã từ làng văn, giã từ tất cả... Hầu như tất cả mọi người, đặc biệt hàng triệu độc giả say mê những tác phẩm võ hiệp Cổ Long bàng hoàng khi tin ông ra đi được lan truyền sau đó. Tại buổi tang lễ, trong khi các bằng hữu thân cận của ông nức nở trong nước mắt, người ta không thấy một họ hàng nào của văn nhân, kể cả hai người vợ cũ một thời yêu thương, một thời đau khổ vì nhà văn...

Có lẽ, một trong những điều nuối tiếc nhất trong đời Cổ Long là những đứa con của ông không ai mang họ cha. Người con cả sống tại Đài Loan, người con thứ tại Hoa Kỳ và cậu con trai nhỏ nhất mới lên 9 tuổi khi ông qua đời.

Bài điếu văn trước quan tài Cổ Long do Ngai Hong viết có đoạn: "Cổ Long đã đi xa, nhưng ông luôn sống mãi trong tim chúng ta". Một đoạn khác trong bài bi văn của nhà thơ Đài Loan Qiao Qi viết: "Tiểu Lý Phi Đao trở thành bất tử, thế giới vĩnh viễn không còn Sở Lưu Hương". Khi các tờ báo bắt đầu đăng tải những thông tin xung quanh cái chết của Cổ Long, rất nhiều những giáo sư và đồng nghiệp của ông đã gửi đến những chia buồn và hồi ức về văn nhân.

Ngai Hong cho rằng, độc giả cũng như các nhà nghiên cứu coi Kim Dung là một chuẩn mực cho tiểu thuyết võ hiệp hiện đại. Và chỉ có sự xuất hiện của Cổ Long mới có thể phá vỡ được khuôn mẫu của Kim Dung để thiết lập nên một trường phái khác, trường phái truyện Cổ Long.

Những người họat động trong lĩnh vực truyền hình và điện ảnh nhận định những kiệt phẩm của Cổ Long là sự đột phá trong lịch sử văn chương võ hiệp. Họ cũng có những nhận xét xác đáng về sáng tác của Cổ Long trong giai đoạn cuối đời: nhà văn đã hạn chế những nhân cách vô độ, phóng túng trong tác phẩm của mình, như một cách để hướng độc giả ra khỏi những hình tượng lãng mạn nhưng dễ gây ảnh hưởng không hay ấy.

Cổ Long hiện an táng tại Đài Bắc. Trong phần mộ của nhà văn, bằng hữu của ông đặt 48 chai Hennessy XO brandy, như không muốn nhà văn coi rượu như một phần của cuộc đời này phải khát, dẫu dưới suối vàng.

Cổ Long mãi bất diệt bởi những tác phẩm của ông vẫn sống mãi. Phong cách truyện hiện đại của ông đưa đến cho chúng ta những khuynh hướng thẩm mỹ cũng như cách nhìn nhận sự việc mới mẻ, không ai có được.

Độc giả của Cổ Long thường nhận thấy thấp thoáng cuộc đời tác giả trong cuộc đời các nhân vật. Nhân đọc Lục Tiểu Phụng hệ liệt, tạm trích một đoạn suy nghĩ tưởng như khoảng lặng rất nhỏ của cuộc đời nhiều biến động của chàng. Nhưng, như Cổ Long viết, :"những cảm giác đó thế nào, chỉ người đã trải qua mới hiểu rõ".

....(Tôn Tú Thanh hỏi)


"Còn công tử thì sao? Bao giờ mới mời bọn ta uống rượu mừng?"

Lục Tiểu Phụng ngắm nhìn khuôn mặt dịu dàng của Âu Dương Tình, trong lòng cũng tự hỏi: "Thật ra ta đã nên lập gia đình chưa?"

Dĩ nhiên, bây giờ vẫn còn quá sớm, nhưng một khi nam nhân đã có suy nghĩ này thì ngày tháng thực hiện không còn xa nữa.

Lá rụng về cội, con người cuối cùng cũng phải có gia đình. Hơn nữa, chàng đã phiêu lãng quá lâu rồi, đã hoàn toàn trở thành lãng tử không bị ràng buộc chút nào. Tuy chàng thường xuyên vui vẻ, nhưng sau những niềm vui đó là cô đơn và chống rỗng. Rất ít người chịu được hai thứ đó. Cũng rất ít người hiểu được cảm giác mất ngủ những đêm dài, cảm giác vắng lặng sau cuộc vui vừa tàn, cảm giác bủn rủn khi say vừa tỉnh... Những cảm giác đó như thế nào, chỉ người đã trải qua mới hiểu rõ."

(Quyết chiến tiền hậu)

Lục Tiểu Phụng thoáng nghĩ mà độc giả tưởng như Cổ Long trút tâm sự của mình qua trang viết võ hiệp.

                                       CỔ LONG

                                              (2)

Để hiểu thêm về quan niệm về viết truyện của Cổ Long

Cổ Long có quan điểm riêng của mình trong việc sáng tác tiểu thuyết võ hiệp. Trước tiên, ông cho rằng tiểu thuyết võ hiệp đương đại không nên đi vào lối mòn của tiểu thuyết võ hiệp truyền thống mà phải "cách tân" phải "cách biến".

Ông nói: "Tiểu thuyết võ hiệp đã rơi vào một kết cấu cố định, cứ theo cái kết cấu cố định ấy mà viết thành ra sáo mòn như một công thức." "Ai quy định tiểu thuyết võ hiệp phải viết thế này thế kia mới gọi là tiểu thuyết võ hiệp chính tông ? Tiểu thuyết võ hiệp cũng như các loại hình tiểu thuyết khác, chỉ cần anh thu hút được độc giả, làm cho độc giả cảm được các nhân vật và cốt chuyện của anh, vậy là anh đã thành công rồi!"

Còn việc "cách tân" và "cách biến" thế nào, Cổ Long cũng có nêu ra cái nhìn riêng của mình. "Viết tiểu thuyết võ hiệp không nên viết "thần thánh" viết "ma đầu" nữa mà nên bắt đầu viết về con người, những con người bằng xương bằng thịt! Nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp nên có các ưu điểm và khuyết điểm đời thường, có tình cảm như những con người trong cuộc sống thường nhật mà chúng ta vẫn thấy hằng ngày."

"Tình tiết trong tiểu thuyết võ hiệp nếu đã không thể cải biến thế thì tại sao không đưa các tình của cuộc sống vào, viết về tình cảm con người, viết về các mâu thuẫn trong cuộc sống để từ đó tạo ra các đỉnh điểm mâu thuẫn?"

Ông còn cho rằng: "Nhân tính là cái không thể thiếu trong bất kỳ loại hình tiểu thuyết nào. Nhân tính, tất nhiên không chỉ có phẫn nộ, cừu hận, bi ai và hoảng sợ; trong đó còn phải có tình yêu và tình bạn, hiệp nghĩa và khảng khái, hài hước và đồng cảm. Tại sao chúng ta chỉ chú trong đến mặt ác mà thôi?" Ông viết tiểu thuyết võ hiệp ngoài mục đích khắc họa nhân vật và sự kiện làm động lòng người đọc, còn có mục đích "giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc sống hiện tại".

Về vấn đề này, Cổ Long đã từng nói: "Tiểu thuyết võ hiệp tuy kể chuyện xưa, nhưng không phải là không chú trọng đến quan điểm mới của tác giả đối với cuộc sống hiện tại." "Việc miêu tả sự kiện trong tiểu thuyết võ hiệp phải nên đơn giản, ngắn gọn mà mạnh mẽ, phải sinh động chứ không nên sáo mòn. Phải tạo ra cho được các mâu thuẫn, tích tụ các mâu thuẫn thành cao trào, tạo ra được không khí căng thẳng sát phạt, dùng cái không khí ấy hỗ trợ thêm cho các mâu thuẫn. Tiểu thuyết võ hiệp không phải là văn học chính thống, nó không có tác dụng giáo dục con người, nó không dạy người ta đánh giết lẫn nhau, máu và bạo lực tuy có sức hấp dẫn rất lớn, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng.

Những quan điểm trên đây của Cổ Long có thể thấy rải rác ở lời tựa của các tác phẩm của ông. Chính những quan điểm này là cơ sở lý luận để Cổ Long sáng tạo nên các tác phẩm của mình, đồng thời cũng là cơ sở để người đọc hiểu thêm về tác phẩm và con người ông.

(La Lập Quần - Giang Hồ Nhất Quái Hiệp; Dịch giả Vô Nại Thư Sinh)

Cổ Long và tình bằng hữu

Cổ Long luôn khẳng định ông là người coi trọng tình bạn hơn những mối quan hệ tình cảm nam nữ. Lý do bởi ông đã trải nghiệm thế nào là nỗi cô độc.

Văn nhân hiểu rằng tìm được một bằng hữu tri kỷ vô cùng khó khăn. Tình bạn rất đáng quý bởi hiếm khi có được sự chân thành. Với Cổ Long, tri âm khó tìm hơn tình cảm nam nữ nhiều. Tình cảm nam nữ có thể bắt đầu bởi hai người không hề đồng cảm với nhau. Sự quyến rũ của tình cảm nam nữ có thể vì một ánh mắt, sự gợi cảm hay hấp dẫn ngoại hình. Do vậy luôn có sự ích kỷ toan tính trong mối quan hệ ấy. Ngược lại, tình bằng hữu với Cổ Long là sự cống hiến tất cả vì bạn bè, ngay cả khi bản thân mình còn túng thiếu.

Trong đời mình, Cổ Long có được hai hai mối tri giao như vậy: Đinh Tình (Ting Qing) và Nghê Khuông (Ni Kuang).

Đinh Tình là học trò của Cổ Long. Vô công rỗi nghề, bốn chữ chính xác nhất để tả Đinh Tình. Bị đuổi khỏi trường trung học bởi đánh nhau với bạn học, nổi tiếng với trò tán tỉnh những nữ sinh, không bao giờ có một công việc đàng hoàng và rượu chè be bét, Đinh Tình dường như bị cả thế giới khinh miệt. Riêng Cổ Long lại có cái nhìn khác với chàng thanh niên này: ông đã cất công tìm hiểu nguyên nhân nào khiến Đinh Tình hành động như thế. Văn nhân tuyên bố cuộc đời này còn nhiều đau thương và cô độc bởi thế nhân thường không chịu tìm hiểu và cảm thông cho nhau.

Cổ Long đưa Đinh Tình về nhà giúp đỡ. Dần dà, gã hư hỏng vô công rỗi nghề ngày nào đã tỏ ra say mê với học hỏi, đọc qua tất cả những sách quý Cổ Long có được. Sau cùng, Đinh Tình với sự giúp đỡ của Cổ Long đã tìm được việc làm ở một xưởng phim và được khuyến khích để trở thành một người viết truyện. Chính ông là người viết bộ Biên Thành Đao Thanh (Bian Cheng Dao Shen) năm 1983, phần cuối cùng của serie truyện về Tiểu Lý Phi Đao.

Một bằng hữu tri giao khác của Cổ Long là Nghê Khuông. Nghê Khuông được biết đến với vai trò một tiểu thuyết gia ở Hương Cảng. Ông đã có công trình biên khảo năm tập về truyện kiếm hiệp Kim Dung. Đồng thời, Nghê Khuông còn nổi danh như một người viết nhiều chữ Trung Hoa nhất trong lịch sử nhân loại (ông viết trung bình 40,000 từ mỗi ngày trong suốt hơn 20 năm qua)...

Nghê Khuông từ Mông Cổ xuống Hồng Kông, Đài Loan để theo đuổi nghiệp bút nghiên. Tác phẩm đầu tiên của ông lại viết về chuyện tình cảm lãng mạn kiểu Quỳnh Dao: Hu Lun Qi De Wei Po (không biết phiên âm). Đó cũng là truyện theo thể loại tình cảm duy nhất của nhà văn, với số lượng phát hành chỉ trên dưới ... 10 bản.

Bấy giờ ở Đài Loan nổi lên phong trào viết truyện kiếm hiệp với hàng loạt các cây bút danh tiếng: Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân, Tư Mã Linh, Tư Mã Tử Yên, Thượng Quan Đỉnh và Cổ Long. Hòa vào "dòng thời đại", Nghê Khuông cũng viêt truyện võ hiệp. Lý thú một điều dù Cổ Long và Nghê Khuông cùng làm việc cho một nhà xuất bản ở Đài Loan, họ không bao giờ gặp mặt nhau cho đến mãi sau này. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nghê Khuông bao gồm Lục Chỉ Cầm Ma ("Liu Zhi Qin Mo" (Sixth-Fingered Lyre-Playing Demon)). Ông cũng viết lại tác phẩm của Hoàn Châu Lâu Chủ : "Zu Mountain Saga" (bản của Nghê Khuông có tên là "Zhi Qing Shuang Jian Lu").

Nhiều năm sau này, Cổ Long gặp Nghê Khuông tại một cuộc hội thảo văn học. Lúc này, Cổ Long đã thành danh trên văn đàn như một bậc thầy vể tiểu thuyết trong khi Nghê Khuông được biết đến với những lời bình luận đặc sắc về tác phẩm Kim Dung. Cổ Long và Nghê Khuông biết nhau qua sự giới thiệu của một người bạn. Vị bằng hữu này hỏi vì sao Nghê Khuông không khảo luận về truyện Cổ Long như đã làm với Kim Dung. Nghê Khuông cho biết ông không quen với kết cấu tiểu thuyết Cổ Long. Trong những lần đầu tìm đến truyện Cổ Long, nhà văn cảm thấy trong trang viết là một mớ hỗn loạn và cốt truyện khó nhớ vô cùng. Sau lần gặp mặt trực tiếp với Cổ Long, nhận ra văn nhân là một người chân thành nồng hậu, Nghê Khuông quyết định đọc lại truyện Cổ Long một cách tỉ mỉ và nghiêm túc.

Về nhà, Nghê Khuông bắt đầu đọc Đa tình kiếm khác vô tình kiếm (Tiểu lý phi đao phần 1). Nhà văn hết sức ngạc nhiên với phong cách viết hết sức đặc biệt của Cổ Long. Các nhân vật đều được khắc hằn rõ nét với những cá tính riêng biệt lồng vào những lời luận sâu sắc thâm trầm. Những yếu tố trên được Cổ Long đưa vào trang sách của mình tự nhiên uyển chyển không chút gò ép.

Sau đó, Nghê Khuông vùi đầu vào những cuộc phiêu lưu trong Sở Lưu Hương và Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, trải qua những cuộc kỳ án thú vị. Nghê Khuông có lúc ngỡ như mình là một nhân vật, bước vào trang sách để tìm tòi, suy ngẫm, điều tra. Ông phát hiện ra rằng Cổ Long là một bậc thầy trong việc dựng nên những điều bí ẩn, tâm lý hành động của nhân vật, những động cơ sâu sa...

Nghê Khuông liên lạc với Cổ Long liền sau đó và cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân. Thực tế, những nhân vật trong truyện Nghê Khuông sau này đều phảng phất dáng hình của Sở Lưu Hương hay Lục Tiểu Phụng trong truyện Cổ Long.

Ngay trước khi chết, Cổ Long đã viết bài tiểu luận về tình bằng hữu . Tựa đề bài tiểu luận là "Không phải bạn tôi". Trong bài viết, Cổ Long nói rằng Nghê Khuông không phải bạn của ông. Tình bạn, như người ta thường hiểu không phải là mối quan hệ quen biết giúp đỡ nhau. Nghê Khuông cũng không phải là người anh hay người "đồng chí". Nghê Khuông đơn giản là người đối xử rất tốt với văn nhân, rất thấu hiểu mình và với tấm lòng chân tình, nồng hậu. Cổ Long là một người rất mực cô đơn, dường như lạc lõng trong xã hội - chỉ có ít người mới hiểu được hết bản thân ông. Nghê Khuông là một trong số ít người như vậy.

Nghê Khuông đã viết bản cáo phó cho Cổ Long. Đến tận bây giờ, nỗi tiếc nuối lớn nhất của Nghê Khuông là không biết đến Cổ Long sớm hơn cũng như ông chưa thể hoàn thành tập khảo luận về truyện Cổ Long như đã làm với Kim Dung. Dù cả hai đã từng hợp tác viết cuốn: "Lịch sử võ hiệp tiểu thuyết" - nhưng trong thực tế hai người đã làm việc riêng rẽ (phần Cổ Long viết nằm trong phần phụ lục của bản in Thất Chủng binh khí đầu tiên).

Trong truyện Cổ Long, tình bằng hữu tri kỷ luôn gây nên những xúc động sâu lắng trong lòng người đọc. Đó là Lý Tầm Hoan với Tiểu Phi, Lục Tiểu Phụng và Tây Môn Xuy Tuyết, Sở Lưu Hương cùng Hồ Thiết Hoa,... Hiểu và thể hiện những mối chân tình đặc sắc như vậy, phải chăng không thể thiếu những gì Cổ Long từng trải nghiệm trên trường đời, với những tình bạn đời thường của người lãng khách cô đơn này?

* Kim Dung viết thư cho Cổ Long, chuyện như sau :

Lục Tiểu Phụng truyền kỳ viết vào năm 1972, là năm mà Kim Dung tuyên bố phong bút với Lộc Đỉnh ký. Lúc ấy Kim Dung viết thư cho Cổ Long, hy vọng Cổ Long viết tiểu thuyết để đăng trên Minh báo, để Minh báo khỏi xuất hiện khoảng trống. Kim Dung hẹn Cổ Long gửi bản thảo. Đây không chỉ là sự đặt hàng của ông chủ tòa báo với một tác gia, mà là biểu hiện của sự chọn lựa người kế thừa Võ lâm minh chủ của Kim Dung. Theo Vu Đông Lâu, cộng sự của Cổ Long bấy giờ, lúc ấy Cổ Long hừ hững nhờ Vu bóc thư xem thằng cha nào từ Hồng Kông gửi đến. Hóa ra là Kim đại hiệp, Kim minh chủ. Cổ Long đọc thư xong còn không dám tin, nằm dài trên ghế hồi lâu. Điều này chứng tỏ : Cổ Long đã được Kim Dung thừa nhận, Cổ Long rất vui mừng vì được sự tin cậy của Võ lâm minh chủ, viết Lục Tiểu Phụng truyền kỳ để đăng liên tục trên Minh báo của Kim Dung (từ năm 1972 đến 1976 thì xong) và tất nhiên là viết rất nghiêm túc mới xứng đáng với lòng tin của Kim Dung và với danh tiếng của Cổ Long.

Đàm Hiền Mậu trong cuối "Cổ Long truyện" đã viết:

"Cổ Long tướng mạo tầm thường, vì thế trong lòng ông có mặc cảm nặng nề nhưng vốn kiêu ngạo nên không để lộ ra điều ấy. Ông chỉ cao 1.56m, theo như cách nói chế giễu thì vừa "đạt tiêu chuẩn tàn phế". Một "chú lùn" như thế thì chẳng có gì để khoe mẽ. Nếu đứng bên một người đàn bà đẹp Cổ Long không khỏi cảm thấy xấu hổ. Thân hình thấp bé đã đành, đầu lại to như cái đấu, mắt nhỏ miệng rộng, đến tuổi trung niên người lại mập ra. Người hâm mộ Cổ Long thường đùa vui "thân hình béo lùn đầy hấp dẫn".

Vẻ mặt tầm thường, vóc dáng béo lùn ấy lẽ ra chẳng ảnh hưởng gì đến tài năng và sáng tác của ông, thế nhưng trên thực tế chưa chắc đã vậy. Chí ít điều ấy cũng ảnh hưởng đến quan hệ của ông với đàn bà, từ đó mà gián tiếp ảnh hưởng đến tầng sâu tâm lý của ông. Cổ Long cực kỳ thông minh, tài hoa và nhạy cảm, chính vì thế vóc dáng và tướng mạo của ông khiến ông đầy tự ti và mặc cảm, đương nhiên ảnh hưởng đến sáng tác.

..cơ bản vì tự ti mà thích cao lớn, mạnh mẽ. Nếu không thế Cổ Long đã không cố gắng tự kiếm sông từ khi chưa đến tuổi thành niên, cũng không sớm bỏ học, dấn thân vào xã hội như thế. Nghiện rượu, háo sắc là biểu hiện bên ngoài, khao khát cao lớn, mạnh mẽ lại là ước nguyện thầm kín bên trong. Càng khao khát càng thất vọng khiến Cổ Long lao vào sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, cố gắng tìm tòi cách tân để trở nên nổi tiếng, vượt qua cái mặc cảm tự ti về ngoại hình, đem cái xuất sắc của tài năng mà bù đắp những khiếm khuyết của dung mạo.

Khi chất của nhà văn cộng với động lực nội tâm sâu sắc đã tạo nên những tuyệt phẩm, đem lại danh tiếng lẫy lừng cho văn nhân.

(Trần Mặc - Trích theo Đa tình kiếm khách vô tình kiếm - Dịch giả Đông Hải - Cty Phương Nam)

                                                  CỔ LONG

                                                 (3)

Wikipedia

Cổ Long (tiếng Hoa: 古龍, dịch ra tiếng Việt là Hùng Diệu Hoa; 1937-1985) là một nhà văn viết tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng, quê quán tại Giang Tây (Jiangxi) ở Trung Quốc. Ông sinh năm 1937 tại Hồng Kông. Năm 13 tuổi, ông định cư tại thành phố Đài Bắc (lúc bấy giờ là quận) thuộc Đài Loan.

Cổ Long (古龍) là nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng ở Đài Loan. Ông tên thật là Hùng Diệu Hoa (熊耀华). Năm sinh chưa được xác định, có tài liệu nói ông sinh vào năm 1936, có tài liệu nói ông sinh năm 1937. Có tài liệu nói ông sinh tại Hong-Kong, có tài liệu nói ông sinh ở Trung Quốc Đại lục. Tuy nhiên, quê quán (Tổ tịch) của ông là ởGiang Tây (江西, Jiangxi), Trung Quốc. Lúc mới được sáu tuổi (1942) Cổ Long theo cha mẹ di cư sang Đài Loan sinh sống. Thời thơ ấu, Cổ Long luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc. Do hoàn cảnh khó khăn, ông thường phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, gây gổ với nhau. Đến năm mười sáu tuổi (1952), gia đình ông tan vỡ, cha mẹ chính thức ly dị. Bởi lý do đó mà ông bỏ nhà, sống một mình tại Trấn Thụy Phương, ở ngoại ô Huyện Đài Bắc (台北县瑞芳镇), tự lực tìm cách sinh nhai và học hành. Ngay từ thuở nhỏ, Cổ Long đã đọc và rất yêu thích các tác phẩm võ hiệp cổ điển của Trung Quốc. Sau đó mấy năm, ông còn đọc thêm các bộ tiểu thuyết cận đại của Nhật Bản, các tác phẩm văn học của Tây phương.

Cổ Long bắt đầu viết văn từ rất sớm. Từ khi học năm thứ hai ở Bộ Sơ trung, Trường Cao cấp Trung học, phụ thuộc Đại học sư phạm Đài Loan 師大附中初中部 (tương đương lớp 7 ở nước ta), ông đã bắt đầu phiên dịch các tác phẩm văn học ngắn của Tây phương. Bản dịch đầu tiên của ông đã gửi đăng ở tạp chí Thanh niên Tự do (自由青年) và kiếm được một ít tiền nhuận bút. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Cổ Long chính thức bắt đầu là vào thời gian cuối cấp II. Năm 1956, Cổ Long đã viết Bài văn "Từ miền Bắc đến miền Nam" (從北國到南國) gửi đăng ở tạp chí "Ánh mai" (tức "Thần quang" 晨光) do Ngô Khải Vân chủ biên (吳凱云主編) và nhận được khoản nhuận bút kha khá. Bắt đầu từ đó, Cổ Long tiếp tục viết thêm nhiều bộ tiểu thuyết và văn xuôi, tuy nhiên các tác phẩm thuở ấy chỉ thuần về văn học và chủ yếu là viết về tình yêu trai gái.

Sau khi tốt nghiệp Cấp III tại trường Trung học Thành Công (成功中學). Năm 1957, Cổ Long thi đậu vào Trường Cao đẳng dân lập chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang" (淡江私立高等英語專科學校, ngôi trường này thành lập từ năm 1950, đến 1980 được nâng thành Trường Đại học Đạm Giang淡江大學). Tuy nhiên, sang đến năm thứ hai thì Cổ Long nghỉ học, chính thức sống bằng nghề viết văn. Năm 1960, qua sự động viên và ủng hộ của bạn bè, Cổ Long đã viết bộ "Thương khung thần kiếm" (苍穹神剑). Đây là bộ truyện mở đầu cho sự nghiệp tiểu thuyết võ hiệp của ông vì vậy kỹ thuật viết không hay, nó giống như là thuật lại sơ lược một câu chuyện.

Trong thời gian 1960-1964, Cổ Long viết được hơn chục bộ truyện võ hiệp nhưng hầu hết đều ở mức trung bình. Chỉ đến năm1965 thì sự nghiệp mới bắt đầu chín mùi, lúc đó ông có thể viết cùng lúc hai ba bộ tiểu thuyết với nội dung đặc sắc và luôn giao bản thảo sớm hơn thời gian qui định. Mười năm sau, không biết có phải sức khoẻ suy thoái do tửu sắc mà các tác phẩm võ hiệp của ông dần dần mất đi những ý tưởng độc đáo (Năm 1977 ông đã phát hiện mình mắc bệnh viêm gan, sức khoẻ ngày càng suy giảm nhưng vẫn cứ tiếp tục uống rượu). Năm 1980, trong khi ăn tiệc ở nhà hàng "Ngâm tùng Các" (吟松阁), không biết ông gây xích mích rồi ẩu đã như thế nào mà bị người ta chém. Vết thương khá nặng, làm cho ông mất máu khá nhiều, nghe nói đến 2 lít. Khoảng thời gian đó đến cuối đời, Cổ Long bắt đầu sa sút, luôn nhận tiền nhuận bút trước của các nhà xuất bản nhưng thuờng giao bản thảo trễ hạn. Hoặc tác phẩm mở đầu thì khá nhưng về sau có lẽ do viết tháu để nộp bài cho kịp, vì vậy mà câu chuyện đầu voi đuôi chuột (Hổ đầu xà vĩ). Có đôi lúc Cổ Long lại bỏ dỡ nữa chừng, nhà xuất bản buộc phải tìm những Sinh viên Đại học có khả năng để viết tiếp phần cuối. Lúc ấy trên lĩnh vực tiểu thuyết võ hiệp xuất hiện bút danh "Thượng Quan Đỉnh" (上官鼎), đó tuyệt không phải là bút danh của một nhà văn nào mà chính là nhiều Sinh viên Đài Loan, người này tiếp nối người kia để viết bổ sung cho tác phẩm của Cổ Long. Việc làm này đưa đến một sự kiện dở khóc dở cười là ở tác phẩm "Kiếm độc Mai Hương" (劍毒梅香), Thượng Quan Đỉnh viết phần cuối càng về sau càng trật bản lề, dẫn đến việc độc giả lo âu nghiêm trọng. Ngay cả Cổ Long, khi xem lại phần viết thêm của Thượng Quan Đỉnh cũng cảm thấy muốn té xỉu. Để sửa sai, Cổ Long phải chấp bút viết lại phần cuối của bộ sách này.

Trong suốt cuộc đời của Cổ Long, có lẽ bị ảnh hưởng từ gia đình mà ông rất sợ cô độc. Bởi thiếu thốn tình yêu thương trong gia đình, ông giao thiệp với bạn bè rất rộng và đối xử với họ rất tốt. Ông uống rượu nhiều và thường kết giao với bạn bè qua bàn rượu, vì vậy mà quan hệ bạn bè của Cổ Long khá phức tạp. Những người bạn cùng học với ông ở Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang" kể lại rằng ông có quan hệ tốt với bạn học và cũng rất quí trọng tình bạn. Vì vậy mà trong rất nhiều tác phẩm của Cổ Long, tên của các bạn học thời ấy đã được Cổ Long sử dụng làm tên nhân vật, thậm chí là mô tả tướng mạo, tính cách đều rất sát với con người thật.

Cổ Long yêu gái đẹp và quan hệ với rất nhiều cô. Ngay từ thời học sinh đã sống chung với vũ nữ Trịnh Lợi Lợi (鄭莉莉), có với cô này một đứa con trai. Rồi ông lại say mê vũ nữ Diệp Tuyết (葉雪), cũng có với cô này một đứa con trai. Sau đó, ông kết hôn với Mai Bảo Châu, là nữ sinh học Cấp III (高中生梅寶珠). Do không chịu được tính khí của Cổ Long, dù đã có với ông một đứa con trai, Mai Bảo Châu đã ly hôn với ông. Cuối cùng, Cổ Long kết hôn với Vu Tú Linh (于秀玲) và ở với nhau cho đến cuối đời. Ngoài những mối tình chính thức kể trên, Cổ Long cũng âm thầm quan hệ với nhiều người phụ nữ khác.

Tương truyền bút danh "Cổ Long" của ông cũng có liên quan đến một người con gái. Trong khi theo học tại Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang", lớp của ông có tất cả là 36 học sinh, tuy nhiên trong số đó chỉ có 4 nữ. Trong số 4 nữ sinh ấy, có một cô tên "Cổ Phụng" là đẹp nhất nhưng lại tỏ ra cô độc, rất hiếm khi chuyện trò với các bạn cùng học. Các bạn trai trong lớp thường hay trêu chọc cô gái này, họ đã đặt cho cô ta biệt hiệu là "Chim" (鳥). Hùng Diệu Hoa cảm thấy yêu thích Cổ Phụng, vì vậy mà chủ động tiếp cận, làm quen. Tuy nhiên, với vóc người lùn thấp (khoảng 1,56 mét), đầu thì to như quả dưa, miệng rộng, mắt hí (các bạn học đặt cho Hùng Diệu Hoa biệt hiệu "Đầu to" 大頭), Cổ Phụng không thèm để mắt đến anh chàng này. Sau đó một thời gian, cha của Cổ Phụng qua đời. Hùng Diệu Hoa hay được tin, mặc dù lúc ấy đang mưa to như thác đổ, cũng vội tìm đến nhà Cổ Phụng để an ủi. Lúc Hùng Diệu Hoa đến nhà thăm viếng, vì Cổ Phụng không có người thân nào bên cạnh nên rất xúc động, sà vào lòng của anh ta mà khóc nức nở. Hùng Diệu Hoa cũng liên tưởng đến hoàn cảnh đáng thương của gia đình mình nên cùng khóc theo cô nàng. Lát sau, Cổ Phụng bớt đi đau thương thì chợt thấy mình đang tựa vào lòng của Hùng Diệu Hoa, vì vậy mà vội xê người ra và lên tiếng mời Hùng Diệu Hoa rời khỏi nhà mình. Hùng Diệu Hoa cố gắng giải bày, nói rõ tình cảm của mình đối với Cổ Phụng là chân thành và sâu sắc, tuy nhiên Cổ Phụng vẫn không chấp nhận. Hùng Diệu Hoa bèn lập lời thề là nếu không được sống chung với Cổ Phụng, ông sẽ làm cho cô ta mãi mãi nhớ đến mình. Từ đó, Hùng Diệu Hoa bắt đầu sử dụng bút danh "Cổ Long" (Không rõ có phải vì câu chuyện này mà Hùng Diệu Hoa bỏ học vào năm thứ hai ở Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang").

Khoảng thời gian 1984-1985, sức khoẻ của Cổ Long sa sút trầm trọng. Ông mất vào lúc 18 giờ 3 phút ngày 21 tháng 9 năm 1985 vì biến chứng của bệnh sơ gan, làm cho khối u ở thực quản vỡ ra, xuất huyết trầm trọng. Trong đám tang của Cổ Long, những người phụ nữ từng quen biết hoặc quan hệ với ông trước đây đều không có ai đến viếng (Người ta kể rằng : câu nói cuối cùng của Cổ Long trước lúc qua đời là "Sao chẳng có người bạn gái nào đến thăm tôi cả ?"). Lúc hạ huyệt, bạn bè của ông lần lượt đem rượu đến đặt bên quan tài. Có lẽ họ đã bàn bạc với nhau từ trước, vì vậy mà người ta đếm được có tất cả 48 chai rượu loại XO (là loại rượu Cổ Long thích uống nhất khi còn sống), tương ứng với số tuổi mà Cổ Long hưởng dương (dựa theo chi tiết này thì Cổ Long sinh vào năm 1937).

 

 

                                           CỔ LONG

                                                 (4)

Truyện của Cổ Long

1. 1960 Cangqiong Shen Jian (Divine Sky Sword): Càn Khôn Thiên Kiếm

2. 1960 Yue Yi Xing Xei (Eerie Moon and Evil Star): Nguyệt dị tinh tà

3. 1960 Jian Qi Shu Xiang (The Aura of the Sword and the Fragrance of the Book): Kiếm khí thư hương (Đoản kiếm thù)


4. 1960 Xiang Fei Jian (Lady Xiang's Sword): Tương Phi Kiếm

5. 1960 Jian Du Mei Xiang (The Poisonous Sword and the Fragrant Plum Blossom): Độc kiếm mai hương

6. 1960 Guxing Zhuan (The Lonestar Swordsman): Cô Tinh Kiếm Khách

7. 1961 Shi Hun Yin (The Story of the Lost Soul) Thất hồn dẫn

8. 1961 You Xia Lu (The Tale of a Wandering Swordsman) Du hiệp lục

9. 1962 Hu Hua Ling (Flower-Guarding Bell)Hộ hoa linh

10. 1962 Cai Huan Qu (Tune of the Colourful Ring)Thái hoàn khúc

11. 1962 Can Jin Que Yu (Broken Gold and Incomplete Jade) Tàn kim khuyết ngọc

12. 1963 Piao Xiang Jian Yu (Lingering Fragrance in the Rain of Sword): Nhất Kiếm Ðộng Giang Hồ

13. 1963 Jian Xuan Lu (The Tale of a Remarkable Sword) Kiếm huyền lục

14. 1963 Jianke Xing (The Journey of a Swordsman)Kiếm khách hành (Thiên Phật Quyển)

15. 1964 Huan Hua Xi Jian Lu (The Tale of Refining the Sword Like Cleansing the Flower) Cán hoa tẩy kiếm lục (Ân thù kiếm lục )

16. 1964 Qingren Jian (The Lover's Sword) Tình nhân tiễn

17. 1965 Da Qi Yingxiong Zhuan/Tie Xie Da Qi (The Legend of the Passionate Daqi Hero): Ða Tình Hiệp

18. 1965 Wulin Wai Shi (A Fanciful Tale of the Fighting World): Võ Lâm ngoại sử (Võ lâm tuyệt địa )

19. 1966 Ming Jian Fengliu (A Graceful Swordsman)Danh kiếm phong lưu(Huyết sử võ lâm )

20. 1967 Jueidai Xuang Jian (The Remarkable Twins): Tuyệt Ðại Song Kiêu (Giang Hồ Thập Ác)

21. 1967: Chu LiuXiang Chuanqi (The Legend of Chu LiuXiang): Sở Lưu Hương

22. 1968 Xie Hai Piao Xiang Lingering(Fragrance in the Sea of Blood): Sở Lưu Hương truyền kỳ - Huyết hải phiêu hương

23. 1969 Da Shamo (The Great Desert): Sở Lưu Hương truyền kỳ -Đại sa mạc

24. 1970 Huamei Niao (The Thrush) họa mi điểu, Sở Lưu Hương truyền kỳ -Họa mi điểu
( tên bản dịch của 3 truyện 22, 23 ,24 là Long Hổ PHong Vân )

25. 1970 Chu LiuXiang (Sequel to Chu LiuXiang): Sở Lưu Hương

26. 1970 Gui Lian Xia Qing (The Love Story of a Ghost and a Swordsman) Quỉ luyến hiệp tình

27. 1971 Bianfu Chuanqi (The Legend of the Bat): Lưu Hương Ðạo Soái - Biển bức truyền kì

28. 1972 Taohua Chuanqi (The Legend of the Peach Blossom): Sở Lưu Hương -Đào hoa truyền kì

29. 1978 Xin Yue Chuanqi (The Legend of the New Moon): Sở Lưu Hương

30. 1979 Wuye Lanhua (The Orchid at Midnight) Dạ lan hoa

31. 1970 Duoqing Jianke Wuqing Jian (The Sentimental Swordsman and the Ruthless Sword): Tiểu Lý Phi Ðao(Đa tình kiếm khách-Vô tình kiếm)

32. 1974 Jiuyue Ying Fe (The Eagle Flying in September): Tiểu Lý Phi Ðao-Huyết Tâm Lệnh

33. 1971 Huanle Yingxiong (A Merry Hero) Hoan Lạc anh hùng (Giang hồ tứ quái)

34. 1971 Da Renwu (A Big Shot) Đại nhân vật

35. 1973 Xiao Shiyi Lang (The Legend of the Deer-Carving Sabre aka Treasure Raiders)Tiêu thập nhất lang

36. 1976 Huopin Xiao Shiyi Lang (The Sequel to The Deer-Carving Sabre aka Treasure Raiders) Hoả Tính TTNL

37. 1973 Liuxing, Hudie, Jian (Shooting Star, Butterfly, Sword)Lưu tinh hồ điệp kiếm

38. 1973 Qi Zhong WuQi (Seven Kinds of Weapons): Thất chủng binh khí

39. 1974 Changsheng Jian (Longevity Sword)Trường sanh kiếm

40. 1974 Biyu Dao (Jade Sabre) Bích ngọc đao

41. 1974 Kongque Ling (Peacock Feather) khổng tước linh

42. 1974 Duoqing Huan (Sentimental Ring) Ða tình hoàn

43. 1975 Bawang Ciang (King Spear) Bá vương thương

44. 1978 Libie Gou (Parting Hook) Ly biệt câu

45. 1976 Quantou (Fists) Quyền đầu

46. 1975 Tianya, Mingyue, Dao (The End of the World, The Bright Moon, The Sabre) Thiên nhai minh nguyệt đao

47. 1975 Qi Shashou (Seven Assassins) Thất sát thủ

48. 1975 Jian, Hua, Yianyu, Jiang Nan (Sword, Flower, Misty Rain, South of the Yangzi River) Kiếm hoa yên vũ giang nam

50. 1975 San Shaoye De Jian (The Sword of the Third Little Master) Tam thiếu gia đích kiếm (Yến Thập Tam )

51. 1975 Lu XiaoFeng Chuanqi (The Legend of Lu XiaoFeng): Lục Tiểu Phụng

52. 1976 Lu Xiaofeng Chuanqi (The Legend of Lu Xiaofeng): Lục Tiểu Phụng

53. 1976 Xiuhua Da Dao (The Bandit Who Did Needlework): Lục Tiểu Phụng, (Ðại Ðạo Thêu Hoa)

54. 1976 Juezhan Qian Hou (Before and After the Final Duel): Tiền Chiến Hậu Chiến

55. 1977 Yin Gou Dufang (Silver-Hook Gambling House): Ngân câu đổ phường

56. 1977 Youling Shanzhuang (Phantom Manor) U Linh sơn trang

57. 1978 Feng Wu Jiu Tian (The Phoenix Dancing on the Ninth Level of the Heaven): Phụng vũ Cửu Thiên

58. 1976 Bian Cheng Langzi (The Black Sabre): Biên thành lãng tử

59. 1976 Xie Yingwu (The Bloody Parrot) Huyết ảnh vũ

60. 1976 Bai Yu Laohu (White-Jade Tiger) Bạch ngọc lão hổ

61. 1976 Dadi Fei Ying (Land of the Condors) Đại địa phi ưng

62. 1977 Yuan Yue Wan Dao (Full Moon Curved Sabre): Viên Nguyệt Loan Ðao

63. 1977 Bi Xie Xi Yin Ciang (Green-Blood Silver-Cleansing Spear) Bích huyết tẩy ngân thương

65. 1978 Yingxiong Wu Lei (A Hero Without Tears) Anh hùng vô lệ

66. 1978 Qi Xing Long Wang (Seven-Star Dragon King) Thất tinh long vương

67. 1980 Feng Ling Zhong Di Dao Sheng (The Sound of the Sabre Accompanied by Wind Chimes) Phong linh trung đích đao thanh

68. 1981 Bai Yu Diao Long (White-Jade Carved Dragon) Bạch ngọc điêu long

69. 1981 Jian Shen Yi Xiao (The Smile of the Sword God) Thần kiếm nhất tiếu

70. 1982 Nu Jian Kuang Hua (Furious Sword and Mad Flowers): Nộ Kiếm Cuồng Hoa

71. 1982 Na Yi Jian De Fengqing (The Subtle Touch of the Sword) Na nhất kiếm đích phong tình

72. 1983 Bian Cheng Dao Sheng (The Sound of the Sabre in a Border Town) Biên thành đao thanh

                                                       CỔ LONG

                                            (5)

Nesaver - www.nhanmonquan.net

 

Có quá nhiều bài viết , có quá nhiều cuộc bàn luận so sánh giữa truyện kiếm hiệp của Kim Dung và Cổ Long . Nhưng theo tớ thì dù có tranh cãi thêm 1 nghìn năm nữa thì người thích Cổ Long thì thấy truyện Kim Dung nhạt , còn người thích Kim Dung thì coi truyện Cổ Long chỉ là thứ truyện thị trường . Ở đây , tớ sẽ tránh việc so sánh đó thêm một lần nữa mà sẽ đánh giá để nổi bật lên những cái ưu điểm của Cổ Long dựa trên cái nền của Kim Dung (thẳng thắn , tớ khoái truyện Cổ Long hơn truyện Kim Dung ) .

Mở đầu tớ muốn nói một phát hiện của riêng tớ , đó là : Khi đặt 2 tên của 2 tác giả kiếm hiệp này cạnh nhau , bạn thấy gì đó là : Cổ Kim ( trong hán việt : Cổ là xưa cũ , Kim là ngày nay ) . Tớ không hiểu đó là sự ngẫu nhiên , hay là cố ý , nhưng điều này có mối liên hệ mật thiết đến phong cách của 2 tác giả này . Bạn có thể hình dung ra phong cách của Cổ Long và phong cách của Kim Dung bằng sự so sánh sau : truyện Cổ Long mang tính chất dân gian của những ca dao , tục ngữ thời xưa (Cổ ) còn truyện của Kim Dung mang tính chất của văn chương hiện đại ( Kim ) . Phân tích kĩ hơn một chút thì : truyện Cổ Long nếu phân loại theo văn chương thì thuộc thể loại văn học bình dân , với ngôn ngữ bình dị , mang âm hưởng dân dã , không nhiều sự chau chuốt ; truyện tập trung vào những triết lí về cuộc sống , một cuộc sống mang âm hưởng của thời xưa cũ , với khung cảnh tịch mịch ( số lượng nhân vật trong truyện Cổ Long rất ít ) , hơi sầu và đầy oán hận ( có lẽ do cuộc đời của tác gia này có quá nhiều đau khổ ) ; tình yêu trong truyện thì nhợt nhạt và tập trung vào sự thuỷ chung hoặc cực kì thiếu chung thuỷ (có lẽ do một cuộc sống đầy khó khăn thì tình yêu khó có cơ lãng mạn được -> khá thực tế ) ; vì vậy nếu bạn muốn tìm những đoạn văn chương bay bổng , những tình yêu lãng mạn thì không nên đọc truyện Cổ Long ( vì nguyên nhân này nên con gái mà thích kiếm hiệp thì thường khoái Kim Dung hơn , vì Kim Dung xét về phương diện tình ái thì hơi giống Quỳnh Giao với những kẻ si tình ). Truyện Kim Dung thì ngược lại , nó thuộc thể loại văn chương bác học , ngôn ngữ trong truyện mang nét hiện đại với sự chau chuốt tỉ mỉ , dùng từ gợi hình ảnh , đặc biệt trong những đoạn tả cảnh , tả cuộc sống con người ( nếu bạn muốn biết về phong cảnh đất nước và con người Trung Quốc thì nên đọc Kim Dung ) , tả những thú vui tao nhã ( văn , hoạ , nhạc ) ; cuộc sống là một cuộc sống ồn ào , đô thị ( rất nhiều tuyến nhân vật , và trong một khung cảnh cũng ồn ào không kém ) , tươi vui ; tình yêu trong truyện Kim Dung thì mang tính lãng mạn với những anh chàng đào hoa và rất si tình . Đây có lẽ là nguyên nhân mà nước Trung đưa môn Kim Dung học vào nhà trường , bởi thực sự qua truyện Kim Dung đất nước và con người Trung Quốc được phản ánh , và trong truyện mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng hơn rất nhiều .


Vẫn tiếp tục với sự phân loại ở trên thì đây là những điểm cực kì khác nhau giữa Cổ Long và Kim Dung , tớ sẽ thường chỉ nêu Cổ Long còn Kim Dung thế nào thì bạn suy ngược lại ( vì nó trái ngược nhau hoàn toàn ) .


+ Về bối cảnh truyện : truyện Cổ Long chẳng gắn với bất kì một thời đại nào , hoặc 1 thời đại trong tưởng tượng , nhưng nếu bạn nhìn sâu vào nó bạn sẽ thấy nó quen thuộc với cuộc sống sung quanh bạn (nếu bạn thấy sự quen thuộc đó thì tôi tin là bạn rồi sẽ thích truyện Cổ Long còn nếu không thì bạn đừng cố đọc làm gì cho mất công ).


+ Về nhân vật : truyện Cổ Long xây dựng những nhân vật có tính cách phức tạp . Có tốt , có xấu , có trung thành , có phản bội , có chân thật , có lừa dối ... và nhiều khi tất cả các nét đó tồn tại ngay trong một nhân vật , theo tớ điều này giống đời thật hơn vì quả thật con người ngoài đời làm gì có ai tốt hoàn toàn , mà cũng chẳng có ai xấu hoàn toàn , nói theo Mác thì đó là " tổng hoà của các mối quan hệ phức tạp " . Nhược điểm là xây dựng quá nhiều những nhân vật chính giống nhau như : Lục Tiểu Phụng quá giống Sở Lưu Hương , Diệp Khải Nguyên quá giống Lý Tầm Hoan ,...Ưu điểm là xây dựng được một số hình mẫu khá lý tưởng ( nếu truyện mà quá giống đời thật thì thành phóng sự mất : ) ) với những tính cách mà chỉ có kiếm hiệp mới có như : Hoa Mãn Lâu ( bị mù nhưng vẫn ngắm hoàng hôn ) , Tây Môn Xuy Tuyết , Lý Tầm Hoan ... nét đặc sắc là nếu bạn nhìn sâu vào những cái kì quặc của các tính cách đó , bạn sẽ " ngộ " ra được khá nhiều điều ví như cách thưởng thức cuộc sống của Hoa Mãn Lâu trong nghịch cảnh ( bị mù ) , cách chấp nhận cuộc sống như nó vốn có của Lý Tầm Hoan ....Còn Kim Dung thì ngược lại , đó đúng là một tác phẩm đậm chất giáo dục với tuyến nhân vật rõ ràng ( tốt thì cực tốt , mà xấu thì cực xấu ) , nói thật trong tâm tớ nghĩ những nhân vật của Kim Dung một là đem để dạy trẻ con ( như kiểu truyện cổ tích thì rất tốt ).


+ Về đánh nhau : trong truyện Cổ Long đánh nhau hơn thua không bằng chiêu thức mà chỉ hơn thua bằng " Tâm và Trí ". Theo Cổ Long thì " tâm phải bình lặng , trí phải sáng suốt thì dù võ công có kém hơn vẫn tìm được cửa sinh trong cõi tử " . Theo tớ thì điều này là hợp với cuộc sống và tính giáo dục cao nhất của Cổ Long . Nếu bạn đam mê đá bóng bạn sẽ hiểu rằng câu nói " Phong độ là nhất thời , đẳng cấp là mãi mãi " chỉ là lời bào chữa , đội hình dù xịn , dù truyền thống đến đâu mà không có tinh thần thì vẫn thua đều ( Real chẳng hạn ). Quay trở lại , lúc đầu tớ đọc Cổ Long có cảm giác đây không phải là truyện kiếm hiệp vì cực kì ít các tình huống bất ngờ như : " rơi xuống vực tự nhiên có được bí quyết để trở thành cao thủ , như kiếm được bí truyền rồi do trí tuệ siêu phàm mà tập luyện được " (cái này có nhiều ở truyện Kim Dung :P) , mà thay vào đó luôn là sự nỗ lực , sự luyện tập cực khổ của các nhân vật để đạt được võ công ( ví như : Tiểu Phi , Phó Hồng Tuyết ... ) ; theo tớ đó mới là cuộc sống , đó mới là sự giáo dục cụ thể , bạn đừng nghĩ là vận may đến với mình + trí tuệ phi phàm của bạn thì bạn sẽ thành công ( nếu đọc nhiều truyện cổ tích và truyện Kim Dung chắc chắn bạn có tư tưởng như thế :P ) , đến Edison còn phải nói : thành công chỉ có 1 % thông minh , và 99 % là môi hôi , nước mắt ( tớ chẳng nhớ rõ nên trích dẫn theo đại ý ) nữa là .


+ Về triết lý : trong truyện Cổ Long giàu tính triết lý về cuộc sống , về tình bạn và về cách đối xử giữa con người với nhau , những triết lý này có nhược điểm là thường không được tác giả phân tích kĩ càng + lời lẽ hơi khó hiểu , phải thực sự đọc kĩ và suy ngẫm mới có thể " ngộ " được , ví như : nhân vật Trương Tam (trong Sở Lưu Hương truyền kì ) có tài nướng cá " đệ nhất thiên hạ " chỉ đơn giản vì : " khi tôi nướng cá , toàn bộ tâm trí tập trung vào cho mỗi việc nướng cá " -> đó đơn giản là triết lý cuộc sống . Nếu bạn không thích triết một tí nào ( có một vài người cứ nghe thấy một câu triết thì nói là : " triết bẩn " , tôi tự hỏi chắc với những con người như thế thì Mác chắc là thiên tài " bẩn " :P) thì không nên đọc Cổ Long .


+ Về tình bạn : tình bạn trong truyện Cổ Long mang một vẻ lý tưởng khó kiếm , đó là thứ tình bạn cao cả hơn cả tình yêu (trong cuộc sống điều này là không tưởng ) , đó là thứ tình bạn có vẻ hơi yếu đuối và mang tính dân dã . Nhưng cách mà những người bạn đó đối xử với nhau thì rất đáng để học tập , trong đó tình bạn sâu sắc nhất theo tôi là tình bạn của 2 nhân vật chính ( tôi quên tên rồi trong Khổng Tước Linh trong bộ Thất Chủng Binh Khí ) , đó là sự hiểu nhau thực sự của những người đàn ông .


+ Về cấu trúc truyện : truyện Cổ Long mang tính phức tạp vốn có của những câu truyện mang tính trinh thám , với người tốt kẻ xấu lẫn lộn , và có một điều khá lạ là các câu truyện thường có kết thúc mở , ít khi có hậu . Đây có lẽ là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm . Ưu điểm là : nếu bạn chơi game bạn chắc chắn sẽ thấy nó khác với phim hoạt hình ở điểm là người chơi tương tác được với câu truyện chứ không bị áp đặt , kết thúc mở như truyện Cổ Long khiến mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi theo cách nghĩ của mình . Nhược điểm là : nhiều khi nó đem đến sự quá khó hiểu , và làm cụt hứng của những người đang hi vọng tìm câu trả lời . Nếu tôi là Cổ Long thì tôi sẽ đưa ra nhiều hơn 2 kết cục : 1 tốt , 1 xấu để cho người đọc chọn lựa thì sẽ hay hơn . Lại vác Kim Dung ra phê bình tiếp , đó đúng là những câu truyện trong khuôn mẫu với những kết cục như trong cổ tích : kẻ xấu bị trừng trị , người tốt được tưởng thưởng xứng đáng ( buồn cười nhất là tình yêu của Đoàn Dự với Vương Phi Yến , một thứ tình yêu gượng ép không thể tả nổi để giúp đem về kết cục có hậu :P).


+ Điều cuối cùng là về mức độ hài hước : tôi đọc Kim Dung thực sự tôi chẳng thấy nó buồn cười chút nào , có lẽ vì nó nghiêm túc quá ( nặng tính giáo dục mà ) còn Cổ Long thì có buồn cười nhưng hơi tiếc là những cái buồn cười đó chẳng sâu sắc chút nào , đọc 1 lần thì thấy buồn cười còn đọc thêm lần thứ 2 thì chẳng còn thấy buồn cười chút nào nữa , nhưng dù sao cũng mang tính giải trí cao hơn .

Dù mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng tôi sẽ so sánh thêm một lần nữa : Truyện Cổ Long không phải là truyện kiếm hiệp mà đó là bài phóng sự , một bài phóng sự khoét sâu vào cái giả dối của con người sống với nhau ( hơi bi quan một chút nhưng đó là cái tôi cảm thấy trong truyện ) , còn Truyện Kim Dung không phải là truyện kiếm hiệp mà đó là truyện cổ tích , nó ca ngợi một cuộc sống đẹp nhưng đầy giả tạo , và đem con người ra quá xa thực tế .

Vì sao tôi lại thích Cổ Long ? Tôi tự hỏi và tôi vẫn chưa có câu trả lời thích đáng . Câu trả lời có lẽ đã có ở trên tuy đó không phải là câu trả lời toàn diện nhưng có thể tóm tắt lại như sau : Tôi là một kẻ cầu tiến và tôi thích các câu truyện mang nặng triết lý về cách mà con người vươn lên , tôi là một kẻ thường triết lý ( nhưng đếm trên đầu ngón tay thì chỉ có vài người tôi thực sự yêu quí tôi mới nói triết với họ vì nói triết với tất cả mọi người thì chẳng khác nào đem " Đàn gảy tai trâu " nhất là những con trâu không thích " nhạc bẩn " nên tôi thích cái gì đó hơi triết lý , và cuối cùng là tôi thực sự ngán ngẩm với văn học chính qui , khuôn mẫu rồi , 12 năm bị đày ải , bị bắt phải suy nghĩ , phải cảm nhận văn học một cách sáo rỗng trong việc chứng minh , phân tích , bình luận những tác phẩm (tôi quen gọi là " giàu chất cổ tích " ) nên tôi thích những cái gì phá cách hơn , gần với cuộc sống hơn và hợp với tôi hơn .Còn đến một lúc nào đó khi về già rồi tôi sẽ quay lại đọc Kim Dung để tìm thấy thời thơ ấu của mình

 

                                CỔ LONG LUẬN CỪU HẬN

 

tlekhac - www.nhanmonquan.net


Nếu mình đã yêu một người nào rồi, lúc hận sẽ hận y càng sâu hơn.

Nếu trong lòng ta không có tình yêu, chỉ có cừu hận, địa ngục đang ở trong lòng ta đấy.

Nếu trong lòng mình không có tình yêu, chính mình cũng đang ở trong địa ngục.

Cừu hận cũng như mắc nợ vậy, mình hận người nào, cũng như chính mình đã mắc phải món nợ, trong lòng càng có nhiều cừu hận, thì mình sống trên đời này, vĩnh viễn không có ngày nào được sung sướng.

Cừu hận, vốn là thứ tình cảm nguyên thủy, đơn thuần.

Cừu hận là sau này, vi 'vậy mỗi người đều có thể hận sai, chỉ có tình yêu mới vĩnh viễn không bị sai.

Cừu hận đem đến cho con người, chỉ là thống khổ và hủy diệt, tình yêu mới vĩnh hằng.

Cừu hận! có lúc thậm chí ngay cả lực lượng của tình yêu cũng không bì lại với cừu hận!

Cừu hận không như tình yêu, cừu hận không phải là trời sinh ra.

Cừu hận vốn không phải trời sinh, nhưng nếu cừu hận đã mọc rễ trong lòng mình rồi, trên đời này không có thứ lực lượng nào có thể nhổ nó ra khỏi.

Cừu hận không phải là một thứ tình cảm tuyệt đối, trong ý thức của cừu hận, có lúc cũng bao gồm cả thông cảm và tôn kính. Chỉ tiếc là kẻ thù khả ái không nhiều, kẻ thù đáng được tôn kính lại càng ít hơn.

Đố kỵ và hoài hận là thứ tình cảm cường liệt nhất trên đời, nhất là ơ" trong lòng đàn bà, còn cường liệt hơn cả tình yêu nhiều. Giữa đàn bà với nhau, đố kỵ và cừu hận vĩnh viễn không thể nào tiêu giải được. Đàn bà nếu hận một người đàn bà khác, nhất định sẽ hận cả đời.

Yêu và hận không giống nhau nhất ở chỗ, yêu có thể làm người ta nhìn được tương lai, làm cho người ta có đầy hy vọng vào tương lai. Hận chỉ làm người ta nghĩ về quá khứ những điều thống khổ đã xảy ra.

Người ta thường nói, yêu càng sâu hận càng dữ. Lúc yêu sâu đậm rồi, hận không thể vò nát hai người nhập vào một khối, lúc hận dữ rồi, lại hận không thể bầm nát thi thể xương cốt thành tro.

Khoảng cách giữa hận và yêu, vốn chỉ có một đường chỉ, yêu càng đậm, hận càng cường liệt.

Đối với một người hận mình càng làm ra vẻ không để ý gì cả, thường thường càng làm cho người đó thêm phẫn hận.


Lời chú người dịch:

Những bài luận này có lẽ là đề tài của những cuốn chuyện của Cổ Long.

                            CỔ LONG LUẬN VỀ TÌNH BẠN

www.nhanmonquan.net


Cái thứ can đảm tương chiếu, sống chết một nơi, giữa đàn ông với nhau, có lúc còn vĩ đại, còn cảm động hơn cả ái tình!

Trên đời này có thứ gì còn làm người khác ấm áp hơn tình bạn sao ? Ham rượu khó kiếm, ham bạn bè càng khó hơn.

Bạn bè là bạn bè, nhất định không thể có thứ gì thay thế nổi, nhất định không thể có thứ gì hình dung nổi ... Dù cho hết cả mai khôi trên thế giới này, thêm vào đó tất cả bông hoa trên thế giới này, cũng không thể sánh được với tình bạn thơm tho và mỹ lệ.

Ông muốn kết bạn với ai, phải hiểu tính tình của y ra sao, nếu y có khuyết điểm, ông nên tha thứ cho y.

Một người đang lúc đau khổ, nếu không đem bạn bè ra hả cơn thì còn đem ai ra bây giờ ? Nếu bạn bè không thông cảm được cho y, còn ai thông cảm được cho y ?

Bạn bè là bạn bè, bạn bè không thể chia ra làm hai loại xấu tốt, bởi vì bạn bè chỉ có một loại. Nếu ông làm chuyện không phải với tôi, bán đứng tôi, ông chẳng phải là bạn bè của tôi, ông chẳng xứng nói đến hai chữ đó.

Trên đời này không những có bạn bè can đảm tương chiếu, mà còn có kẻ thù can đảm tương chiếu. Kẻ thù và bạn bè khác nhau, cũng giống như sự phân biệt giữa chết và sống.

Một người còn chịu đi kiếm rượu cho người bạn cũ uống, người đó đại khái vẫn còn thuốc chữa.

Nếu ông đã cho rằng người này là bạn của ông, thì người này vĩnh viễn là bạn của ông.

Chỉ cần mọi người chân chính hiểu được tình bạn tồn tại, thì chẳng cần phải nói gì thêm. Rượu ngon khó được, bạn hiền càng khó gặp.

Kết bạn không phải nhất định phải tìm người nào có thể hổ tương lợi dụng nhau.

Tình bạn tích lũy, tình yêu đột ngột. Tình bạn ắt phải qua một đoạn thời gian được khảo nghiệm, tình yêu thường thường phát sinh trong khoảnh khắc.

Tình nhân tuy thường thường mới mẻ thì tốt, nhưng bạn bè thì cũ mới tốt.

Con người, chỉ có trước mặt bạn bè thân nhất, mới làm những chuyện sai lầm. Bởi vì chỉ những lúc đó, tâm tình của y mới buông thả ra, không những quên đi đề phòng người khác, mà còn quên đi đề phòng chính mình.

Có những trường hợp giữa người với người, làm như là nam châm vậy, gặp nhau là khó mà phân khai ra, đại khái cũng như người ta nói duyên phận.

Sống có vui gì, chết có sợ gì, được một tri kỷ, chết cũng không uổng.

Bạn bè quý ở hiểu nhau, chỉ cần y thật lòng kết giao, mình còn thắc mắc gì đến việc y dùng tên thật hay tên giả.

Chết không chừng chẳng đau đớn gì, nhưng cái đau khổ bị bạn bè bán đứng, lại làm cho bất kỳ ai cũng không chịu nổi.

Chân chính là bạn cũng giống như chân chính là kẻ thù, bình thường không dễ gì nhận ra. Bọn họ đều là những người bình thời ông không ngờ tới.

Trên đời này chỉ có một chuyện không thay đổi, đó là tình bạn chân chính.

Bạn bè khó được, đối thủ can đảm tương chiếu lại càng khó tìm. Muốn tìm một người bạn làm mình tôn kính không phải là khó, muốn tìm một kẻ thù mình tôn kính mới là khó hết sức.

Giữa bạn bè với nhau hỗ tương tôn kính, dĩ nhiên là quý, nhưng giữa thù địch với nhau mà tôn kính, lại càng khó thấy, càng làm người ta cảm động.

Người có bạn bè quả thật giàu có hơn là người có tiền, và càng khoái lạc hơn.

Đụng vào tiền và đàn bà, rất nhiều bạn bè đều sẽ biến thành oan gia.

Hiểu một người sâu xa nhất, thường thường là kẻ thù của y!

Tại sao người ta lại hay đi lừa gạt một người tín nhiệm vào họ nhất ?

Một người thường thưỡng sẽ vào một lúc thật kỳ quái, ở một chỗ thật kỳ quái, cùng một người mình không ngờ được, biến thành bạn bè với nhau, thậm chí là chính bọn họ cũng không biết cái thứ tình cảm đó ở đâu lại.

Nếu ông muốn người khác thật lòng với mình, ông cũng phải đem thật lòng lại đổi cho người ta.

Bất kể bạn của ông là tốt hay xấu, chỉ cần y là bạn của ông, ông không nên thụi cho y một dao ở đằng sau.

Một người mà bán đứng được mình thì dĩ nhiên cũng bán đứng được người khác.

Đối thủ cao quý, so với bạn bè cao quý lại càng khó có được.

Châu quang bảo khí thịnh cực cả một thời, đã thành hoàng hoa trong một đêm, vì vậy soi sáng cả thiên cổ, chỉ có hai chữ nghĩa khí thế thôi.

Bạn bè không nhất định đều là bạn thật tình, nhưng cừu địch thì vĩnh viễn tuyệt đối là cừu địch. Vì vậy nếu kẻ thù của ông đối với ông biểu lộ tình cảm gì, tình cảm đó là thứ chân thực, không chừng còn chân thực hơn cả giữa bạn bè. Giữa bạn bè với nhau, nhất là bạn thân nhất, rất có thể chỉ có thân mật mà không có tôn kính, nhưng giữa kẻ thù địch lắm với nhau, rất có thể chỉ có tôn kính, không hề có khinh thị.

Từ bạn bè biến thành kẻ thù, đó là chuyện đáng sợ nhất, bởi vì y hiểu ta rất nhiều, thậm chí ngay cả chuyện mình đi cầu dùng bao nhiêu giấy chùi, không chừng y còn biết.

Bạn bè ty bỉ, còn đáng sợ nhiều hơn cả kẻ thù chính trực.

Người không có bạn bè, sống không phải cũng không khác gì chết bao nhiêu.

Có những người và người với nhau, như ánh sao xẹt, dù chỉ gặp nhau trong khoảnh khắc, cũng phát xuất ra tia sáng làm ngưỡi ta chói mắt.

                              CỔ LONG LUẬN VỀ TỊCH MỊCH

www.nhanmonquan.net


Tịch mịch! Tịch mịch đáng sợ. Một người đang chân chính tịch mịch lại say sưa, sẽ như đang bị chết đuối, chỉ cần vớ được cái gì có thể vớ được, sẽ nhất định không muốn buông tay ra. Nhưng cái mà y vớ phải, thường thường lại làm cho y càng chìm xuống nhanh hơn.

Cái loại tịch mịch đáng sợ nhất, chính là cái tịch mịch của người đàn bà lúc về già.

Chân chính tịch mịch sẽ ra làm sao ? Không chừng không ai nói ra được, bởi vì lúc đó mình không biết mình đang nghĩ gì.

Cô độc và tịch mịch, vốn rất thích hợp với tư tưởng.

Một người dù đã quen với cô độc và tịch mịch, nhưng có lúc cũng cảm thấy có lúc khó chịu đựng được, y bỗng hy vọng có người nào đó bên cạnh, bất kể là ai cũng tốt, càng thô tục vô tri càng tốt, bởi vì hạng người đó không đụng được tới cai thống khổ trong nội tâm sâu thẳm của y.

Cái điều đáng hận nhất trên thế giới này chính là tịch mịch.

Có lúc tịch mịch còn khó chịu đựng hơn cả cái chết, nếu không vậy, thì sao trên đời này có biết bao người đã chết vì tịch mịch ?

Tịch mịch là gì nhĩ ? Một người sống một mình, không ai ngồi uống rượu nói chuyện chơi với mình, tịch mịch muốn chết luôn. Tâm sự không ai biết, bạn bè tuy cả đám đó, nhưng lại không có ai để thổ lộ được tâm sự, tịch mịch muốn chết luôn. Đấy không phải tịch mịch, đấy chẳng qua mình cảm thấy tịch mịch thế thôi. Chân chính tịch mịch là một thứ không hư thâm nhập vào cốt tủy, một thứ không hư làm mình phát cuồng lên. Dù đang nghe có tiếng hoan hô ầm ỉ, cũng thấy trong lòng không hư, hoang mang và như mất gì.

                 CỔ LONG BÀN VỀ TÀI PHÚ VÀ KHOÁI LẠC

www.nhanmonquan.net

Tác dụng của dục vọng và tài phú trên một người, giống như giấm và nước. Nước thêm chút giấm vào nhất định sẽ chua; có dục vọng và tài sản vào, một người nhất định sẽ biến ngay.

Mình muốn kiếm nhiều tiền, phải tiêu cho nhiều vào, chỉ có người biết tiêu tiền mới kiếm được tiền.

Trên đời này nếu có một thứ tiếng nghe còn kêu hơn cả một đỉnh vàng, đó là hai đỉnh vàng.

Một người luôn luôn làm cho mình cười được, dĩ nhiên là không dễ dàng gì, nếu còn làm cho ngườikhác cười được, mới chân chính là vĩ đại.

Cười, cũng như nước hoa, không những làm cho mình thơm tho, còn làm cho người khác dễ chịu. Nếu ta có thể làm cho người khác cười một tiếng, dù có làm chuyện ngu xuẩn thì có sao đâu ?

Trên đời này, đa số người vốn sống là vì cho người khác ... có người sống vì những người mình yêu, có người vì những người mình hận ... hai hạng người này đều thống khổ như nhau. Trên đời này, vốn không có được bao nhiêu người chân chính khoái lạc.

Con người ta lúc gặp phải khốn nạn và bất hạnh, nước mắt không giải quyết được vấn đề. Chỉ có tiếng cười mới là vũ khí tốt nhất để đối phó với khốn nạn và bất hạnh.

Cười, thường thường là một thứ vũ khí, thậm chí còn sắc bén nhất nữa.

Thì ra được đau khổ vì người mình thương, cũng là một thứ sung sướng, chỉ phải là trên đời này, có mấy người hưởng thụ được cái thứ sung sướng đó ?

Sung sướng vốn là thứ gì rất kỳ quái, không hề vì mình chia cho người khác mà bị ít đi. Có lúc ta chia nó cho mọi người càng nhiều chừng nào, mình được lại càng nhiều chừng đó.

Nếu sung sướng là một người "bình phàm", thì nhất định đã quá hạnh phúc sung sướng rồi. "Bình phàm" từ thuở nào đến giờ, thượng đế đã ban cho ta cái quyền lợi đó, nhưng chúng ta lại bỏ bê nó, không muốn nó.

Sung sướng nhất trên đời này, chính là người ngu muội. Bởi vì y không phải chịu đựng cái tịch mịch mà người thông minh phải trải qua, với lại, dù y thường bị người ta đùa cợt, nhưng y không vì vậy mà mất đi gì cả, cũng như người đi trêu đùa người khác thật ra cũng sẽ không lấy được gì về cho mình vậy.

                        CỔ LONG BÀN VỀ UỐNG RƯỢU

www.nhanmonquan.net
 

Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống.

Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, uống vào cũng đắng.

Một người đàn ông khi mời người khác uống rượu mừng (hôn lễ), chính là biểu thần đời y đã bắt đầu từ từ trả nợ.

Rượu là thứ thật kỳ diệu, lúc mình càng không muốn bị uống say, mình càng bị say lẹ, đến lúc muốn say, ngược lại say không được.

Sống chết chuyện nhỏ, uống rượu chuyện lớn.

Đời sống con người bao nhiêu là chuyện bất bình, chỉ muốn say sưa không tỉnh dậy, tôi hận quá đi là hận!

Mỗi người chiến thắng xong rồi, có lúc cũng cảm thấy như ly rượu không. Rượu trong ly đã hết, người chiến thắng rồi, bao nhiêu đấu chí và dục vọng trong người, cũng như rượu trong ly, bỗng hết sạch.

Người đã uống rượu rồi, giọng nói đặc biệt lớn hơn một tý. Bọn họ cứ ngỡ mình hạ thấp giọng lắm, nhưng người khác thì bị bọn họ la thét muốn chết luôn.

Nghe nói rượu còn thêm đàn bà vào nữa, sẽ làm cho hạng người nào đó quên mất đi những thứ thông khổ nào đó.

Rượu không thể giải quyết đưỢc thống khổ của người ta, nhưng làm cho người ta tự lừa gạt được mình.

Trong phòng một người đàn ông nếu không có rượu, người đàn ông đó là thứ đàn ông gì ? Không uống rượu không thê/ là đàn ông! Dù chính y không uống, cũNg phải nên để đó cho người khác uống.

Một người uống rượu một mình vô vị hết sức. Một người biết uống rượu và một người uống một ly là say, uống rượu với nhau cũng vô vị như vậy. Một người lẩm bẩm một mình vô vị làm sao, nhưng nói chuyện với một người ăn nói vô duyên mặt mày vô vị lại càng vô thú. Trên đời này có bao nhiêu chuyện như vậy.

Bất kể uống rượu tỉnh lại rồi sẽ chán nản tiêu trầm ra sao, lúc uống rượu vẫn cứ khoái lạc.

Uống rượu với một người uống không say thật là nhạt nhẻo làm sao, bởi vì một người thích uống rượu hy vọng người khác sẽ say trước mình, như vậy mới có chuyện cười để xem, cũNg khoe tài mình tửu lượng như biển.

Đàn ông uống rượu có đàn bà bên cạnh, hình như say nhanh hơn sao đó, nhất là đàn bà đẹp.

Một người lúc muốn say thật, sẽ say rất nhanh, bởi vì y không say cũng làm bộ say. Diệu nhất là, một người nếu muốn say, thì một hồi thu=ờng thường ngay cả y cũNg không rõ mình đang giả say hay là say thật.

Rượu tuy có thể làm người ta sinh ra hào khí, cũng có thể làm người ta mất đi kình khí.

Rượu là cái vỏ, như cái vỏ trên người con ốc sên, có thể để mình chui vào đó trốn. Rồi thì dù người khác có đạp lên, mình cũNg chẳng phải thấy.

Lời nói say thường thường là lời nói thật, chỉ tiếc là người đời không thích nghe lời nói thật.

Đánh bạc, đàn bà, rượu! Ba chuyện đó bỏ vào một nơi, còn ai có thể giữ cho đầu óc tĩnh táo ?

Ngàn vàng dễ có, tướng giỏi khó cầu. Người uống rượu tuy nhiều, chân chính có thể tự xưng là đại tướng, không có bao nhiêu người.

Tôi thường cho rằng, một người còn ăn được, uống được, là người có phúc khí.

Không uống rượu, cũNg chẳng sao, chỉ bất quá thấy ngày tháng thành ra dài hơn một chút, bạn bè hình như ít hơn đi một chút.

Trên đời này chỉ có một thứ chất lỏng trân quý, đó là rượu. Chỉ có rượu mới làm người ta quên những chuyện không nên nghĩ tới. Mà cái bi ai nhất của con người là, cứ đi nghĩ những chuyện không nên nghĩ. Trừ "chết" ra, chỉ có rượu mới làm cho người ta quên được những chuyện đó.

Nếu một người có thể đem cái xúc cảm và bạn bè của mình cùng cộng hưởng, dù không có rượu cũng hứng trí lắm.

Trời nếu không thích rượu, tửu tinh không ở trên trời, đất nếu không thích rượu, đất không có tửu tuyền. Trời đất đã thích rươ,u, thì thích rượu không xấu hổ trời.

                              CỔ LONG LUẬN VŨ HIỆP

www.nhanmonquan.net

Chỉ có máu tươi mới làm khích phát lên cái dã tính nguyên thủy trong con người ... tình dục và cừu hận, những thứ khác hoặc cũng có thể, nhưng không trực tiếp như máu tươi.

Mỗi con người luyện võ, vũ công luyện đến mức đăng phong rồi, đều cảm thấy rất tịch mịch, bởi vì đến lúc đó, y khó mà tìm ra được đối thủ. Vì vậy, có người không tiếc cầu cho mình thua, bởi vì y cảm thấy, chỉ cần mình gặp được một kẻ đối thủ chân chính, dù có bị thua đi chăng nữa, cũng là khoan khái lắm.

Muốn trong tay không có vòng, trong lòng cũng không có vòng, đến mức độ vòng tức là ta, ta tức là vòng, đã không còn xa lắm. Vũ học chân chính đến mức đăng phong, là có thể hiểu được tạo hóa, đến mức không có vòng, không có ta, vòng và ta đều quên cả, đấy mới thật là vô sở bất chí, vô kiên bất tồi (không đâu là không tới, không có gì cứng mà không phá vỡ được)!

Ai quy định rằng tiểu thuyết vũ hiệp phải viết ra như vậy như vậy, mới coi là tiểu thuyết vũ hiệp chính tông ? Tiểu thuyết vũ hiệp cũng như các loại tiểu thuyết khác vậy thôi, chỉ cần mình hấp dẫn được độc giả, làm cho độc giả bị nhân vật câu chuyện làm cảm động, thì coi như ta đã thành công rồi.

Người không sợ chết, chính là người đáng sợ nhất, vũ công không sợ chết, chính là thứ vũ công đáng sợ nhất.

Từ xưa đến giờ, cao thủ vũ lâm chân chính, đều qua lại một mình, không bị ảnh hưởng một ai, một người nếu không có tính cách gì độc đáo, thì làm sao luyện được vũ công độc đáo nổi ?

Hiểu cách dùng đao giết người, cũng không có gì khó, muốn hiểu làm sao dùng đao cứu người, mới là chuyện khó.

Giá trị chân chính của một thứ binh khí, không phải ở chính bản thân nó, mà là ở chuyện nó làm được.

Đao nhìn không thấy, mới là thứ đao đáng sợ. Làm cho người khác không thấy được chân chính diện mục mình ra sao, mới là kẻ đáng sợ.

Thanh đao dọa được người ta, thường thường là thứ không thấy được. Bởi vì đợi đến lúc mình thấy nó, thì đã quá muộn.

Vũ công chân chính vĩ đại, không phải là chỉ lấy cái thông minh và chịu khó ra mà luyện được. Ta phải nhất định có một tấm lòng vĩ đại, mới luyện được vũ công chân chính vĩ đại.

Thanh danh của những tay vũ lâm đại hào, vốn là dùng máu và nước mắt đổi lấy.

Kiếm, cũng giống như đàn bà vậy, mình muốn nó phục tùng mình, mình phải nhất định toàn tâm toàn ý với nó, nếu không nó sẽ bán đứng mình. Một người bị đàn bà bán đứng hai trăm lần rồi, còn có thể tìm người đàn bà thứ hai trăm lẻ một, nhưng y bị kiếm bán đứng một lần, là chỉ có nước chết!

Tình tiết biến hóa ly kỳ, không còn có cái hấp dẫn trong tiểu thuyết vũ hiệp. Nhưng cái xung đột giữa tính tình con người vĩnh viễn có sức hấp dẫn.

Kiếm là thứ ưu nhã, thuộc về hạng quý tộc, đao thì phổ biến, được bình dân hóa. Những thứ liên quan về kiếm có thể là trong cung đình, trong thâm sơn, trên đám mây trắng. Nhưng đao thì có liên hệ thân thiết với đời sống con người. Kỳ quái là, trong lòng mọi người, đao lại tàn bạo thảm liệt hung hãn dã man cương dũng hơn kiêm.

Chiêu thức người ta không thấy được, dù gì cũng làm cho người ta không thể không bội phục.
Trong các nghề nghiệp đã từng có trong loài người, cái nghề lâu nhất miễn cưỡng nhất là nghề giết người, cũng là một nghề nguyên thủy nhất của đàn ông. Thậm chí còn cổ lão hơn cả chuyện sinh đẻ của đàn bà.

Tiền giết mướn tuy kiếm nhiều, nhưng đa số người giết mướn phải chịu nhiều bi kịch, bởi vì lúc bọn họ "làm nhiệm vụ", tùy thời tùy lúc đều có thể bị giết chết, không những vậy, còn phải chịu sống sinh họat kiểu chôn dấu tên tuổi. Có lúc gặp phải nhiệm vụ đi giết thân nhân của mình, lúc đó không những phải giết không chút ngần ngại, mà còn ngay cả lông mày cũng không chau lại một cái nữa.

Giết mướn không những phải "lục thân bất nhận" mà còn phải lãnh đạm tàn bạo vô tình. Lại càng phải tuyệt tình, không thể nào có một chút nhi nữ tư tình, cũNg không thể có tình cảm thiên luân. Tuyệt tình tuyệt nghĩa, tàn bạo ác độc máu lạnh ... những thứ đó là điều kiện phải có của kẻ giết mướn, càng trọng yếu hơn là, phải không có "ta". Không có "ta" thì không có tứ lợi, không có cừu oán ơn nghĩa, không có yêu không có hận, bao nhiêu thứ gì thuộc về "ta" đều phải đoạn tuyệt. Càng trọng yếu là cái nghề giết mướn không có chỗ kết cuộc, chỉ cần bước chân vào là, đến chết mới thôi.

Vũ công kí kíp là vật chết, thử hỏi thế gian này có mấy người vũ công từ trong những bộ bí kíp ấy học ra. Trí tuệ, nghị lực, kinh nghiệm, thêm vào đó thời cơ, mới là yếu tố chân chính để luyện thành tuyệt nghệ, chỉ bât quá người đời không biết, thường thường hay bị những thứ truyền thuyết về vũ công bí kíp làm mê hoặc thế thôi.

Giang hồ hung hiểm thế, nhưng rất công bình, chỉ cần có tài năng, là nhất định công bình.

Một người cần thành danh được, là có thể lấy được những gì mơ ước, đời sống của y sẽ hoàn toàn thay đổi, bie6'n thành huy hoàng rực rỡ, đa sắc đa dạng, huy hoàng rực rỡ, chỉ tiếc là đời sống của y thường thường ngắn như sao xẹt.
Bởi vì y là người trong giang hồ.

Chính là người đang giét người, không phải kiếm, cũng không phải thương. Tại sao người lại muốn đi giết người ?Thế giới của loài cá còn sạch sẽ hơn loài người.

Vũ công và danh khí, có lúc tuyệt đối là hai chuyện. Người có danh khí trong giang hồ, vũ công chắc gì cao hơn người không có danh khí.

Mỗi người trên thế gian này đều có cái nhược điểm của y, mỗi thứ vũ công đều có nhược điểm của nó.

Cao thủ qua lại chiêu thức với nhau, thường thường còn tàn bạo hơn kẻ tầm thường đánh nhau nhiều. Tầm thường đánh nhau, kẻ bại dù có bị thương, không chắc là chết; nhưng cao thủ qua lại mấy chiêu, kẻ bại đa số là chết. Thắng thụ của cao thủ, cũNg như quyết định giữa sống chết.

Người trong giang hồ có vũ nghệ trong người, không nhất định là sống lâu hơn kẻ bách tính tầm thường. Ngược lại là khác, người cũ công càng cao chừng nào, thường thường chết nhanh chừng đó.

          CỔ LONG LUẬN VỀ THỐNG KHỔ VÀ TỬ VONG

www.nhanmonquan.net

Nếu mình không thể không nghi ngờ người gần mình nhất, mình tin tưởng nhất, đấy thật là một chuyện thống khổ.

Thống khổ vốn có thể kích thích thần kinh con người, làm cho phản ứng của họ thêm nhạy bén, cũng có thể phát huy tiềm năng của họ ... dù là một con ngựa, lúc mình gia roi vào nó, làm cho nó đau đớn, nó cũng biết chạy cho nhanh hơn một chút. Dã thú bị thương cũng thông thường đều hung mãnh hơn lúc bình thường!

Cái thống khổ lớn nhất của con người, không chừng cũng chính là chuyện không thể khống chế được tư tưởng của mình. Mình ráng hết sức đi nghĩ đến những kỷ niệm thú vị một chút xíu, nhưng thay vì vậy cứ nghĩ đến những chuyện chua cay thống khổ, lúc đó, mình sẽ thấy trong lòng như đang có cây kim đâm vào thật nhức nhối.

Nếu một người thấy người khác còn thống khổ hơn mình, cái thống khổ của họ sẽ giảm đi.

Một người hoàn toàn không có thống khổ, làm sao chân chính thưởng thức được cái mùi vị của sung sướng.

Một người lúc chân chính thống khổ, không những họ không còn cái lực lượng và tôn nghiêm để từ chối, họ còn mất đi cái dũng khí để từ chối.

Cái thống khổ lớn nhất của con người, là cứ đi nghĩ những chuyện mình không nên nghĩ, cũng không muốn nghĩ.

Chỉ có những người chân chính vô tình, mới không có thống khổ.

Lúc không có biểu tình gì có nghĩa là một thứ biểu tình đầy thống khổ.

Chỉ lúc mình chân chính yêu một người nào đó rồi, mình mới chân chính thống khổ.

Mình không muốn chết, thông thường cũng không muốn người khác chết.
Câu này nếu nói ở một phương diện khác cũng chính xác.
Nếu mình muốn giết người ta, phải chuẩn bị sẽ bị người ta giết.

Tử vong, rất công bình. Trước mặt tử vong, người có vĩ đại bao nhiêu cũng đều biến thành bình phàm.

Những chuyện người chết có thể nói cho mình nghe được, không chừng còn nhiều hơn cả người còn sống, không những vậy còn tin cậy hơn.

Mỗi người ai ai sớm muộn gì cũng sẽ có lúc nằm xuống. Bất kể lúc trước y hiển hách ra sao, đợi đến lúc y nằm xuống rồi, xem ra cũng giống người khác.

Một người lúc đã kinh nghiệm hết bao nhiêu đó "sống" và "chết", tâm tính biến đổi ra sao nhất định không thể ai cũng tưởng tượng được ra.

Sinh mệnh mỹ hảo như vậy, một người chỉ cần còn sống đó, đã là chuyện đáng ăn mừng rồi.

Người không muốn chết, cũng sẽ chết. Người càng không muốn chết, có lúc lại ngược lại chết càng nhanh.
Chỉ cần mình chân chính yêu rồi, thống khổ cũng là đáng để chịu.

Trong những nơi hoan lạc, tại sao không có những chuyện quá khứ thống khổ ?

Nếu không có hoan lạc, làm sao có thống khổ được ?

Khoảng cách giữa thống khổ và hoan lạc, không phải chỉ là một đường chỉ hay sao ?

Dù là Thần là Phật, chỉ e không khỏi có cái thống khổ của riêng họ, khuôn mặt tươi cười của bọn họ, không chừng chỉ bất quá là cố ý đưa ra cho thế nhân thấy đó thôi.

Thống khổ trong lòng người, có lúc cũng như miệng vết thương đang làm mủ, mình càng không đi đụng vào nó, nó càng ung thối sâu thêm, nếu mình hằn học cho nó một đao, nó sẽ chảy máu chảy mủ, không chừng ngược lại nó sẽ lành.

Thống khổ chân chính, ngược lại không cho người ta có cảm giác là có thống khổ.

Trên đời này trừ thù hận ra, còn có một thứ tình cảm còn đáng sợ hơn ... thống khổ. Thù hận làm cho ta muốn hủy diệt chỉ bất quá là kẻ thù, nhưng cái thứ tình cảm này, làm cho ta muốn hủy diệt chính mình, muốn hủy diệt cả toàn thế giới.

Ngươi ta sở dĩ có thống khổ, mà vì người ta là động vật có tình cảm. Mình chỉ có ở lúc yêu người nào đó chân chính mới bị chân chính thống khổ. Đấy vốn là một trong những điều bi ai nhất của loài người.

Trong lòng mình tuy có bi ai, nhưng mình không muốn cho người khác lại chịu dùm cái bi ai và thống khổ của mình ... bi ai, vĩnh viễn chỉ thích hợp cho một mình mình tự gậm nhấm lấy.

Chết, thường thường dễ dàng hơn là sống nhiều.

Chết, không phải thống khổ, thống khổ là cái khoảng thời gian phải chờ chết.

Có những người không chừng không hề biết mình sống để làm gì thật, nhưng còn có người khác đáng thương hơn, bọn họ thậm chí còn không biết mình vì sao mà chết.

Nếu một người chuyện gì cũng ở trong ý liệu của mình, không phải y sống không khác gì đã chết rồi không ?

Một người bệnh nặng, sống hay không sống nổi, ít nhất có một nửa là phải xem chính y có muốn sống nữa nay không.

Y không để mắt vào thành bại, y mạo thị tử vong, lại càng khinh bỉ cái hư danh tài phú trên đời, nhưng y không cách nào chạy trốn được cái tình cảm ẩn tàng tự đáy lòng mình. Y có dũng khí, đối diện bất cứ chuyện gì, y có thành trường kiếm bén nhọn của mình, y tung hoành thiên hạ, nhưng y chặt không đứt tơ tình trong lòng mình.
Kẻ thù thần bí nhất tàn bạo nhất không những vậy còn không tránh né được của loài người ... tử vong.

Đối với lịch sử của sinh mệnh con người mà nói, không phải tử vong là một thứ du hí thần bí không ai suy đoán nổi. Người ta chỉ biết sơ luyến có một lần, cũng chính như tử vong cũng chỉ có một lần.

Chết, không đáng sợ, cũng không đáng bi ai. Đáng sợ đáng bi ai là những người sống trong cái thế giới "sống cũng như chết".

Trên trời dưới đất, không có chuyện gì chân thực hơn chết.

Một người sống không phải vì chính mình, thế giới này có rất nhiều người sống vì người khác. Nếu mình đã quảy gánh nặng lên, thì không nên tùy tiện bỏ nó xuống.

Chết, quý giá làm sao, chỉ có một lần, không có hai lần.

Giá trị sinh mệnh bản thân, tuyệt đối bình đẵng. Không ai có quyền cho rằng sinh mệnh của mình đáng giá để sống hơn người khác, không ai có quyền cho rằng sinh mệnh của mình quý giá hơn.

Lời nói không kinh người, chi bằng đừng nói; người không khoái hoạt, chi bằng chết quách.

Người đang sống, có lúc còn đáng thương hơn người đã chết nhiều lắm đấy.
 

 

                        CỔ LONG NHÂN SINH LUẬN

www.nhanmonquan.net

Một người nhập vào chốn giang hồ rồi, cũng giống như đang cưỡi lưng cọp, muốn xuống cũng khó lắm.

Bùn đất cũng có chỗ khả ái của bùn đất ... nó yên lặng chịu đựng mình tàn đạp, còn lấy cái ẩm ướt mềm mại của nó lại bảo vệ cho chân mình. Trên đời này không có bùn đất, hạt mầm làm sao nảy sinh ra ? Cây cối làm sao mọc rễ ? Chúng không oán, không hận, bởi vì chúng rất hiểu cái giá trị và quý giá của mình.

Trên đời này có những người không phải cũng như bùn đất vậy sao ? Bọn họ chịu đựng hết những sự vụ nhục và khinh bỉ của người khác, nhưng bọn họ không hề oán than, không hề chống đối ...

Đời người vốn có những thứ không ai có thể làm gì được hơn. Sáu chữ "không thể làm gì được hơn" xem ra rất bình thường, kỳ thực là cái bi ai lớn nhất, thống khổ nhất của đời người.

Dù cho mình có muốn thân hóa ra thành tro, vĩnh viễn xuống địa ngục, cũng không đổi được cái mà mình đã mất đi ... không chừng mình vốn chưa hề đã từng có được.

Đời người có những chuyện, mình chỉ cần gặp phải, vĩnh viễn sẽ không bao giờ còn chạy trốn khỏi.

Người ta sống, là phải cần lý tưởng, có mục đích, là phải bất cố nhất thiết phấn đấu hoài. Còn kết quả có thành công hay không, sung sướng hay không, họ không muốn để vào lòng.

Có những người không chừng cho rằng những người đó ngu xuẫn, nhưng trên đời này nếu không có những hạng người đó, thế giới này đã không biết biến thành ra cái thứ gì rồi.

Ly biệt giữa anh hùng, nhiều khi còn đứt ruột hơn cả sự chia ly của nhi nữ thường tình, bởi vì bọn họ dù có cả một trời ly biệt trong lòng, nhưng chẳng ai muốn nói ra ngoài miệng.

Đời người vốn không có chuyện gì là tuyệt đối, chỉ xem mình suy nghĩ ra sao thế thôi.

Cái lúc tối nhất trong ngày, cũng chính là lúc gần sáng nhất. Đời người cũng thế, chỉ cần mình ráng qua được cái đoạn gian khổ hắc ám đó, sinh mệnh của mình sẽ lập tức tràn đầy ánh sáng và hy vọng.

Tia sáng mặt trời cuối cùng, lúc nào cũng huy hoàng mỹ lệ nhất ... có lúc sinh mệnh cũng như vậy.

Không chọn được cách nào khác! Không làm cách gì được hơn! Hoàn cảnh bi thảm nhất của đời người không phải là sinh ly, không phải là thất vọng, không phải là thất bại. Hoàn cảnh bi thảm nhất của đời người, là đến cái lúc không thể làm gì được, không chọn được cách nào khác.

Đời người trên thế gian, chuyện bất hạnh tuy không ít, nhưng lúc vận khí lại, dù có đóng cửa lại cũng ngăn không nổi nó.

Trong thế giới này, trong cuộc đời người, không còn chuyện gì "không khoái lạc" bằng suy nghĩ, từ xưa đến nay, từ nay về sau, từ chết tới sống, đều không. Bởi vì chuyện mình suy nghĩ, thông thường đều là những chuyện mình làm không được. Đêm ngày cứ nghĩ, nghĩ đến thiếu điều muốn chết muốn sống, nghĩ đến chết xong sống lại, nghĩ muốn bòlăn bò càng, nghĩ muốn thành si luôn, nhưng mình có nghĩ được ra không ? Ha ha.

Mệnh vận con người, có lúc quả thật là kỳ diệu, nhưng cái ý trong câu "Hữu ý tài hoa hoa bất phát, vô tâm tháp liễu liễu thành âm" (Có ý vun bón hoa, hoa không chịu nở, vô ý cắm nhành liễu, liễu mọc ra um tùm), chỉ sợ chỉ có người quá tuổi trung niên mới lãnh hội được thôi, ở cái tuổi "Vi phú tân từ cưỡng thuyết sầu" (làm câu thơ mới, ráng nói sầu cho được), nhất định là không hiểu nổi.

Có những người dù còn chưa chết, cũng như đã chết rồi. Có những người chết rồi, mà vĩnh viễn vẫn còn sống, sống trong lòng người.

Dù là người biết nói dối nhất đời, con mắt cũng không biết nói dối.

Không đến lúc tất yếu, y không bao giờ nói dối ... Vì vậy y nói dối mới đặc biệt có hiệu quả.

Nói dối nguyên do đầu tiên nhất chỉ bất quá là bảo vệ chính mình, một người phải nói dối không biết bao nhiêu lần rồi, mới hiểu được làm cách nào dùng lời nói dối để gạt người khác.

Mục đích của nói dối, nếu không phải là muốn nịnh nọt người khác, thì cũng là muốn bảo vệ mình.
... Nếu mình đã không coi một người ra gì cả, thì sẽ không có lý do gì để nói dối, vậy thì hà tất phải nói dối.

                       CỔ LONG LUẬN VỀ NHÂN TÍNH

www.nhanmonquan.net

Người làm chuyện xấu, lúc nào cũng có chút giật mình, mà kẻ ác trên đời này cũng đều là tự tố cáo mình. Bởi vì bọn họ tính lấy những lý do không phải là lý do ra, để phân tán sự chú ý của người khác, để che dấu cái ý đồ chân chính của mình. Nếu kẻ ác này mà lại là đàn bà nữa, thì cô ta sẽ nhỏ thêm vài giọt nước mắt, hiệu quả có thể là càng có hiệu quả hơn.

Một người hại người khác và cũng chịu bị hại, mới là có bản sự, cũng giống như vũ công vậy, đánh người ta được cũng phải chịu nổi người ta đánh mình mới là công phu thật.

Đợi chờ là một thứ hành hạ, nhất là chờ đợi mà không biết chừng nào mới xong.

Từ lúc có loài người đến giờ, là đã có cờ bạc. Chọi đá đánh cuộc lấy đồ ăn, tỷ thí vũ lực lấy đàn bà. Phát minh ra tiền xong, tiền trở thành đơn vị tiện lợi để đánh cá. Nhưng đánh cuộc lớn nhất vẫn là đánh cuộc vào sinh mạng.

Biểu tình trên gương mặt người ta lúc đánh bạc trong sòng bài, có thể nói là hoàn toàn lộ hẳn ra: tham lam, gian trá, ích kỷ, tiếc rẻ, hối hận, thống khổ.

Những chuyến càng thú vị chừng nào càng không nên làm nhiều quá, nếu không sẽ biến thành mất hết thú vị.

Tập quán của một người, thường thường ai cũng biết, nhưng chính mình lại là người duy nhất không biết.

"Tái kiến" cái ý thường thường là tốt nhất là đừng "tái kiến".

Chỉ có những người đàn bà ngu xuẩn nhất, mới công kích người đàn bà khác trước mặt chồng mình.

Lúc nào một người không chịu nhận mình đang sợ, là lúc y sợ muốn chết đi được.

Một người nếu có bí mật trong lòng không thể nói cho ai biết được, nó sẽ biến thành một thứ thống khổ, biến thành một thứ áp lực.

Một người chỉ lúc cảm thấy trong lòng mình già lão rồi, mới thật là đã già lão.

Đời người đã có hết một phần ba thời gian là lãng phí trên giường. Vậy thì hai phần ba cuộc đời còn lại làm gì ?

Trên đời này có những chuyện xem ra rất phức tạp huyền diệu, câu trả lời thường thường lại rất đơn giản.

Ánh sáng cũng giống như bóng tối vậy, bỗng sực đến, không ai biết nó đến lúc nào, nhưng mình nhất định phải có lòng tin, nhất định phải tin là sớm muộn gì nó cũng đến.

Làm một người bình thường cũng chẳng phải là chuyện đáng bi thương hay xấu hổ. Một người đang bình phàm, nhất định phải đi làm những chuyện y không nên làm, mới là đáng bi ai.

Ánh sao còn xa xôi hơn cả quê hương, nhưng ánh sao thì còn thấy được, quê hương thì sao ?

Từ xưa đến giờ, bóng tối không phải là căn nguyên của sợ hãi sao ?

Mỗi người đều có mệnh vận của mình, nếu huy hoàng quá, thì rất có thể ngắn ngủi; ta nguyện ý làm ánh sao xẹt, hay là làm một con đom đóm ? Ánh sáng của sao xẹt tuy ngắn ngủi, nhưng cái thứ huy hoàng và mỹ lệ đó, có phải là ngàn vạn con đom đóm bì lại được đâu ?

Một người chỉ cần sao cho lòng mình được quân bình, bất cứ làm chuyện gì, cũng đều thẳng băng cả.

Nếu một người trong lòng không được bình tĩnh, sống sẽ rất khổ sở.

Có lúc liên hệ giữa người và người với nhau, cũng giống như con diều vậy, bất kể diều bay lên cao bao nhiêu, xa bao nhiêu, vẫn còn có sợi dây buộc dính.

Một người rốt cuộc sẽ ra sao, rốt cuộc sẽ làm gì, thông thường đều do chính y quyết định mà ra.

Bình thời yên lặng như một kẻ xử nữ, lúc động sẽ như con thỏ thoát thân; bình thời làm như không thấy gì, lúc động ắt phải kinh nhân.

Chỉ cần ta đã làm một kẻ giang hồ, ta sẽ vĩnh viễn là một kẻ giang hồ.

Anh hùng từ xưa đến nay, có mấy kẻ không tham bôi hiếu sắc ? Chỉ tiếc là những kẻ tham bôi hiếu sắc, hơn quá nửa đều không phải anh hùng hảo hán.

Một người làm sai chuyện gì đó, lại đem nguyên nhân phát sinh ra sai lầm đẩy qua cho người khác, mình thì chẳng những không có chút gì hối hận, ngược lại còn sinh ra thù hận, muốn đi tìm người khác báo thù. Thứ hành vi đó vốn là một trong những nhược điểm nguyên thủy nhất của con người.

Một người nếu trong lòng đầy mặc cảm tự ty, thường thường sẽ biến thành một người rất kiêu ngạo.

Một đóa hoa cũng là một sinh mệnh. Trong khoảnh khắc đóa hoa ấy nở ra, cũng chính là lúc sinh mệnh đang vùng lên. Một sinh mệnh đang vươn lên nuôi dưỡng trong trời đất, trong đó bao nhiêu biến hóa tinh vi kỳ diệu, trên đời này không có thứ gì sánh được hơn.

Mỗi người đều có một sợi giây cột vào người mình, cả đời y phần lớn thời gian là bị sợi giây ấy buộc chặt cứng. Có những người sợi giây chính là vợ con gia đình, có những người thì là tiền tài sự nghiệp trách nhiệm.

Có người tin vào mệnh vận, có người không tin. Nhưng đa số đều thừa nhận, trong cõi u minh có thứ lực lượng gì đó lãnh đạm tàn bạo vô tình thần bí. Thế giới này có những chuyện không cách nào giải thích được, nhờ vào cái thứ lực lượng ấy mà phát sinh ra.

Người ca cứ ca, người múa cứ múa, kiếm của kiếm khách, bút của văn nhân, đấu chí của anh hùng, đều như vậy cả, chỉ cần không chết, là không bỏ đi được.

Hoài nghi và đố kỵ, chính là con rắn độc trong lòng ta.

Một người đang chịu dày vặt thống khổ trên thể xác, tư tưởng sẽ ngược lại càng nhạy bén.

Nếu mình muốn gạt ai, phải nhất định nhớ rằng, lúc nói dối không được hoàn toàn nói dối hết. Ta phải nói mười câu thật, để cho người ta tin rằng mình nói thật, sau đó nói một câu dối, người ta mới chịu tin! Một người muốn làm chuyện lớn, phải không được dối trá trong các chuyện nhỏ.

Một người chân chính thông minh, nhất định không khi dễ kẻ địch, nhưng hy vọng kẻ địch khi dễ mình.

Mỗi người đều thường thường vì những người mình thích, đi làm những chuyện mình không thích.

Một người trong lòng không có gì gian dối, mới đi tin tưởng vào người khác.

Nếu mình muốn người khác tin mình, mình phải cho người ta biết mình tin người ta.

Một đứa bé làm chuyện gì xấu, cha mẹ dĩ nhiên phải đánh nó phạt nó, nhưng nếu người khác đánh nó, làm cha mẹ không những đau lòng, không chừng còn sẽ liều mạng với người đó, đấy là "thương", cái mà vĩnh viễn làm người ta không cách nào hiểu được, nhưng không ai chối cãi được nó tồn tại.

Mộng và thực rốt cuộc phân biệt rõ ràng được, đang lúc một người còn nghĩ được, thì mình đang mộng hay đang tỉnh, tám chín phần mười là không phải mộng.

(lời người dịch: I think therefore I exist )

Dục vọng của loài người cũng khó nói, có người có nhiều vô cùng, nhưng không bao giờ đủ, có người chỉ được một chút xíu là đủ quá. Loài người thật sự có thỏa mãn hay không, thật là một vấn đề rất chủ quan.

Bất kỳ người nào, nếu chỉ muốn thỏa mãn chính mình, chắc chắn sẽ đi hại người khác. Bởi vì y thường thường muốn được thỏa mãn, nhất định sẽ làm người khác không thỏa mãn. Có thể thừa nhận được mình không phải là kẻ quân tử, cũNg là một chuyện không dễ dàng gì.

Tại sao người ta phải đợi đến lúc hạnh phúc mất đi rồi, mới có thể chân chính hiểu rõ hạnh phúc là gì ?

Một người nếu chịu hy sinh thân mình đi cứu người khác, thì dù cô ta làm chuyện gì hoang đường đến đâu, ấu trĩ đến đâu, đều đáng được tôn kính. Bởi vì sự hy sinh đó mới là chân chính hy sinh, mới là cái mà người ta không chịu làm, cũng không làm được.
Một người nếu dục vọng nhiều quá, lớn quá, nhất định sẽ già đi nhanh lắm. Dục vọng là cái thống khổ lớn nhất của loài người.

Nhất thiết trong truyền thuyết, vĩnh viễn đều tốt đẹp hơn sự thật nhiều lắm.

Trên đời này không có chuyện gì mà không bỏ công ra mới lấy được, nhất là thanh danh, tài phú và quyền lực.

Trên đời này không có ai có thể bầu bạn với một người khác vĩnh viễn. Bởi vì giữa người và người với nhau, bất kể tương tụ bao lâu, tối hậu kết cuộc đều là biệt ly.

Không phải là tử biệt thì là sinh ly.

Có những chuyện mình biết không nên làm, mà cứ không làm không được, ngay cả chính mình cũng không khống chế mình nổi. Bản thân của những chuyện đó hình như vốn có cái thứ gì dụ hoặc không thể kháng cự được. Ngoài ra có những chuyện mình không nên làm mà làm, là những chuyện vì hoàn cảnh bức bách, ngay cả chạy trốn cũng chạy trốn không nổi.

Một người nếu biết chân chính hưởng thụ sinh mệnh, thì dù y chỉ sống một ngày, cũng đã quá đủ.

Một người đến lúc không còn đối thủ, sẽ thậm chí còn tịch mịch hơn cả không có bạn bè.
Dằn vặt nhìn ra được, không chừng không phải là dằn vặt thật.

Một chữ hoặc một câu nói, thường thường có thể gạt một người xoay mòng mòng.

Một ngày của người thông minh, đổi được cả một đời người ngu.

Người tự phụ gặp phải người cao minh mà không tự phụ, cái mé tự phụ đó sẽ rất dễ dàng quay ngược lại thân mình, làm cho y phát hiện ra cái chỗ sở đoản của mình.

Tư tưởng loài người sao mà khó khống chế quá, ngày nào đó nghĩ tới rồi, sẽ khó mà vức nó ra khỏi đầu.

Đại đa số chàng trẻ tuổi lập gia đình chỉ vì cái giờ phút động phòng, chân chính vì cái mục tiêu tiếp tục nối dòng hương hỏa, e rằng một trăm không có một.

Làm cho người ta tuyệt vọng nhất là mình chán ghét chính mình.

Trên đời này người nào cũng cứu được, chỉ có một hạng người không đụng vào được ... người thù hận chính mình.

Lúc hai người cách biệt nhau quá xa, ganh tỵ và thù hận thường thường sẽ không phát sinh.

Người ta chỉ cần trong lòng quang minh, sẽ thản thản đãng đãng, bởi vì cái tôn nghiêm của làoi người và trên người có y phục hay không, không có liên quan gì đến nhau.

Giữ giùm bí mật cho người ta, vốn chỉ có những người hoàn toàn thành thục mới làm được.

Lúc người khác đang suy nghĩ để quyết định chuyện gì, mình càng thôi thúc y, ép buộc y, hiệu quả thường thường là ngược lại.

Tiếng chân cũng giống như giọng nói, mỗi người đều có mỗi cái đặc biệt của riêng mình.

Chỉ có chờ, vĩnh viễn là sẽ không bị sai lầm.

Một người chỉ cần nhẫn nại, chờ được, sớm muộn gì y cũng sẽ chờ được cơ hội.

Một người lúc đang yếu đuối trống lỗng, thường thường sẽ nói ra những thứ ngay cả y cũng không ngờ mình sẽ nói ra.

Trong nội tâm sâu kín của một người thường thưỡng có những bí mật chính mình cũng không biết ... không chừng không phải là không biết, chỉ bất quá không dám đi moi móc ra thế thôi.

Một người trong bụng có nhiều bí mật quá, sẽ giống như que củi khô nhúng dầu vậy, lúc nào cũng sẽ dễ dàng bắt lữa vào người.

Một người nếu đã đi xuống rồi, bất kể là thể xác đang đi xuống hay linh hồn đang đi xuống, có muốn đi lên, cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Một người chỉ cần hiểu biết chuyện, thì trên đời này vốn không có chuyện gì đáng phiền não phàn nàn.

Một người lúc chết đến nơi, thường thường sẽ là lúc thanh tĩnh nhất trong đời của y.

Người chân chính thông minh, vĩnh viễn không bao giờ coi người khác là kẻ ngốc. Bởi vì những người coi kẻ khác là kẻ ngốc, cuối cùng sẽ phát hiện ra, kẻ ngốc chân chính chẳng phải là ai xa lạ, đấy là chính mình.

Một người trong lòng càng sợ hãi, nói chuyện càng lớn tiếng.

Giết người không khó, tha được kẻ thù mình có thể giết, mới là chuyện khó khăn.

Một người muốn giết người, vì thù hận hay tức giận ngược lại ít, mà vì sợ hãi thì nhiều.

Một người lúc muốn giết người, thường thường không phải là vì người đó hại gì y, mà là vì y muốn hại người ta. Đó cũNg là cái bi kịch lớn nhất của loài người từ xưa đến giờ.

Chỉ có người chết mới giữ được bí mật, từ xưa đến giờ, đây là một trong những động cơ mãnh liệt nhất thúc đẩu người ta giết người.

Con người vốn yếu đuối, vốn có nhược điểm, cũNg chính vì vậy, mà con người mới là con người.

Ông muốn tôi chờ ông, chính ông không phải cũng chờ tôi vậy sao!

Trên đời này vốn có nhiều chuyện giống như cây kiếm bén hai bên. Mình muốn đi hại người khác, chính mình cũng sẽ bị người khác hại như vậy. Có lúc mình bị tổn thương còn nặng hơn cả đối phương!
Nhân cách cao quý độc lập, vốn cũng như nghệ thuật độc đáo cao thượng, đáng được người ta tôn trọng như nhau.

Một người đến lúc bị xui xẻo, thì thế nào cũng có một giây chuyện xui xẻo đang chờ y.

Danh kỷ cũng giống như danh hiệp, đều là người trong giang hồ. Đều có một cái tính giống nhau, là đều không thể ai ai cũng lấy thường tình lý lẽ ra mà suy đoán. Có những lúc, danh kỷ cũng như danh hiệp, có thể bỏ sống chết vinh nhục ra ngoài không màng tới.

Muốn làm chân chính một con người đã không dễ rồi, muốn làm chân chính một nam tử hán, lại càng không phải là ba chữ "không dễ dàng" có thể hình dung được.

Một kẻ phụ thân đối với con mình quan thiết thế nào, vĩnh viễn không phải là đứa con có thể tưởng tượng ra nổi.

Xưa nay anh hùng đều đa số tịch mịch, một người lúc ở chỗ chấp, sẽ thường thường kiếm chỗ cao để đi lên, nhưng đi càng cao, người đi theo càng ít, đợi đến lúc y phát hiện ra trên cao chỉ có một mình y, muốn quay đầu lại cũng không kịp nữa.

Người ta nếu có lúc nào đắc ý quá, sẽ bị sơ hở trong chuyện phòng bị tự vệ.

Chỉ cần mình có quyết tâm, trên đời này sẽ không có chuyện gì mình không thể thật tình chịu đựng nổi.

Loài người, quả là thứ động vật kỳ quái, trong vạn vật thiên hạ, chỉ có loài người là thống khổ trong tâm linh nặng hơn trên thể xác, cũng chỉ có loài người mới có thể lấy cái thống khổ trên thể xác đi giảm bớt cái thống khổ trong tâm linh.

Một người nếu đã bị trầm mê trong chuyện gì đó, thì giống như đang làm chuyện mua bán với ma quỹ.

Một người càng nổi tiếng, người gặp được y càng ít.

Loài người có rất nhiều nhược điểm, phung phí tiền bạc khoe khoang khoác lác là một trong những nhược điểm. Vì vậy những chỗ đắt tiền, làm ăn thường rất phát đạt.

Ta có thể không thích người khác, nhưng không cách nào không để người ta thích mình.

Một người torng đời của y, ít nhất cũng đều có làm qua một hai chuyện hồ đồ mà ngọt ngào. Những thứ chuyện đó không chừng không tốt gì cho y, nhưng ít nhất cũng để cho y một kỷ niệm ấm áp, để lúc già tịch mịch y còn ngồi đó nhớ lại.
Một người nếu muốn nở mày nở mặt trong chốn giang hồ, là phải có mấy thứ khuôn mặt hoàn toàn không giống nhau, ngay cả người thân cận nhất của bọn họ đều khó mà biết mặt thật của họ rốt cuộc ra thế nào.

Không ai đáng phải chịu nhục, cũng không ai có quyền vu nhục người khác.

Bất cứ người nào, đều vĩnh viễn dũng cảm trong mộng hơn là lúc tỉnh, lại càng thật thà ngay thẳng hơn nữa.

Một người nếu đã đến lúc không thể ỷ lại vào được một thứ gì, thường thường y sẽ biến thành kiên cường ra.

Người mà mỗi người thích nhất, nhất định phải là chính y.

Ngưỡi ta không phải có lúc cũng dễ dàng đánh mất những thứ mà họ cần thiết lắm sao ? Đợi đến lúc họ mất nó đi rồi, mới biết là cái thứ đó nó trọng yếu với mình tới đâu.

Một người chân chính đáng được mình bội phục, thì chắc phải đợi đến lúc mình biết y lâu lắm rồi, mình mới biết y là hạng người thế nào.

Sòng bạc gần địa ngục nhất. Bởi vì những người thường thường đến sòng bài, rất dễ dàng trầm luân vào địa ngục.

Một người nếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng ngủ được, người này phải là tay kiêu ngạo ("thần khí") phi thường.

Tâm linh của một người dù có bị khống chế, nhưng nếu ta bắt y đi làm một chuyện y không nguyện ý làm, lý trí của y còn đang muốn làm một cuộc phấn đấu cuối cùng.

Nhừng chuyện tốt đẹp thường thường như cái chợp mắt, vừa hiện ra là biến đi, nếu ai muốn ráng giữ nó lại, thường thưỡng chỉ đổi lấy thống khổ và bất hạnh thôi.

Chỉ có kỷ niệm mới là chân chính vĩnh hằng. Bởi vì chỉ có cái ngọt ngào của kỷ niệm mới được bảo trì vĩnh viễn.

Người làm chuyện đắc ý không được người khen thưởng, cũng giống như đàn bà mặc y phục đắc ý nhất của mình đi gặp tình nhân, chàng ta ngay cả nhìn cũng không nhìn lấy một lần.

Đẹp, chỉ là cảm giác của khoảnh khắc, chỉ có chân thật mới là vĩnh hằng.

Đẹp, chỉ bất quá là một thứ cảm giác trong khoảnh khắc, chỉ có chân thực mới là vĩnh hằng.

Ta chỉ cần có thể giữ được cái đẹp trong khoảnh khắc là quá đủ, chuyện vĩnh hằng để cho vĩnh hằng, ta chẳng cần phải để ý tới.

Trên đời này khó hiểu nhất là lòng người và tính người. Tính người phức tạp còn trên cả các thứ vũ công trong thiên hạ. Nhưng nếu mình không hiểu tính người, vũ công cũng sẽ vĩnh viễn khó mà đạt đến đăng phong, bởi vì bất cứ chuyện gì, cũNg đều có liên hệ mật thiết với tính người, vũ công cũng không ngoại lệ.

Có lúc thậm chí mình biết người ta đang gạt mình, nhưng vẫn thà để bị gạt. Bởi vì mình cảm thấy chỉ cần có người nói tiếng chân thật với mình, mình có hy sinh bao nhiêu cũng là đáng.

Một người nếu thông minh quá, biết chuyện nhiều quá, không chừng sẽ từ từ biến thành người điên.
Bởi vì đến lúc đó, mình sẽ thấy làm người điên còn sung sướng hơn chút, vì vậy, có những người cái thống khổ lớn nhất của họ là y rõ ràng muốn làm người điên, mà làm không được.

Trên đời này đa số đều có một cái mặt nạ, bình thời tuy không thấy, nhưng đến lúc tất yếu, sẽ đem cái mặt nạ đó đeo lên. Có người vì muốn che dấu cái bi ai của mình; có người vì muốn che dấu cái phẫn nộ của mình; có người thì bất đắc dĩ, bất đắc dĩ phải đưa bộ mặt cười cợt ra mê người ta; có người vì muốn làm người ta sợ mình. Cũng có người vì muốn che dấu cái sợ hãi trong lòng mình.

Đại đa số người đều có vài cái mặt nạ không giống nhau, lúc bọn họ muốn thay đổi bộ mặt, sẽ giống như diễn hý trên sân khấu, thậm chí còn đơn giản hơn cả thay mặt nạ. Mặt nạ đổi nhiều quá, từ từ sẽ quên đi mất gương mặt mình vốn ra làm sao. Mặt nạ đeo lâu quá, sẽ không muốn kéo nó xuống. Bởi vì bọn họ phát giác ra, mặt nạ nhiều chừng nào, càng ít nếm phải khổ đau chừng đó.

Một người nếu không nghĩ cho chính mình, cuộc sống cũng không khỏi có đáng thương. Nhưng nếu một người lúc nào cũng nghĩ cho chính mình, cuộc sống thật tình không có gì là thú vị.

Một người nếu muốn người ta làm gì đó cho mình, tốt nhất là nên hỏi mình trước mình có thể làm gì được cho họ.

Một người đang lúc bối rối, không những không muốn cho người khác thấy dáng điệu của mình, cũng không muốn thấy người khác.

Chạy trốn tuy cũng xấu hỗ, nhưng trên đời này có ai không chạy trốn ? Có người chạy trốn lý tưởng, có người chạy trốn hiện thực, có người chạy trốn người khác, có người chạy trốn chính mình, Thật ra có lúc, chạy trốn chỉ là một thứ nghỉ mệt, để cho mình có thêm dũng khí đối diện với cuộc sống. Vì vậy nếu mình cảm thấy khẩn trương quá, cha/y trốn được một chút, cũng thật tốt, nhưng đừng có chạy trốn lâu quá, bởi vì cái vấn đề mình đang trốn, không hề vì mình chạy trốn mà được giải quyết. Mình chỉ có thể nghỉ mệt lúc chạy trốn, mình không thể "chết" trong cái chỗ mình trốn.

Nếu người ta hiểu được cách tha thứ cho người khác cũng như mình tha thứ mình, thế giới này nhất định sẽ khả ái hơn nhiều lắm. Người dễ bị kinh ngạc, thường thường gan nhỏ hơn, yếu đuối hơn, cũng thật thà hơn.

Mỗi người đôi lúc cũng nói ra những câu mình không nên nói, nếu không y không phải là con người rồi.

Mỗi người đều có đeo trên cổ cái gông của mình, trừ y ra, không ai có cách gì gỡ cho y.

Bất cứ ai cũng có thể bị gạt được, chỉ có mình là không gạt được thôi.

Tiểu nhân dưới cặp mắt của thế gian, cố nhiên chắc gì đều là tiểu nhân, quân tử dưới cặp mắt của thế gian, lại có mấy người là quân tử thật ?

Người biết nói chuyện nhất, thường thường là người không nói gì.

 

                              CỔ LONG LUẬN VỀ NAM NỮ

www.nhanmonquan.net

(Lời người dịch
Đây là bài cuối cùng trong những bài của Cổ Long, lúc bắt đầu, tôi cứ ngỡ sẽ có bài cảm tưởng sau đó, nhưng tới dây thì cảm tưởng của tôi đã hoà đồng vào trong những bài luận của ông ta. Có những chuyện tôi thấy hoặc đồng ý, hoặc phản đối, hoặc vui vui, hoặc buồn buồn ..., nhưng ông ta chẳng còn cãi cọ gì được, vì vậy thôi khỏi cảm tưởng gì cả. Mọi người đọc những bài của ông ta viết đây, chắc sẽ có một cảm tưởng riêng, và hiểu biết riêng về những ý nghĩ nằm sau lưng cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp của ông ta. )



Một người đàn ông, nếu (được) một người đàn bà yêu phải, đấy có phải là lỗi của y ? Một người đàn bà, nếu yêu phải một người đàn ông đáng cho cô ta yêu, có phải là lỗi của cô ta ? Nếu bọn họ không ai có lỗi, vậy thì lỗi của ai ?

Một người đàn ông có thể không tiêu tiền một cách tùy tiện, nhưng y nhất định không thể không biết cách tiêu tiền. Người đàn ông không biết cách tiêu tiền, nhất định là người đàn ông vô dụng. Bởi vì mình nhất định phải biết tiêu tiền rồi, mới hiểu được làm sao đi kiếm tiền.

Hôn nhân giữa nam nữ với nhau cũng giống như câu cá, cầm cần câu thường thường là đàn ông, đàn bà lâu lâu cầm một lần cũng không có gì quan hệ, bởi vì chỉ có những người bằng lòng mới chịu cắn câu. Nếu sau này bạn có câu cá, con cá đó không chừng cũng đang cho rằng nó câu bạn đấy.

Đại đa số đàn bà đều yêu con nít còn hơn cả chính mình, đó là mẫu tính, cũng là cái vinh quang của nữ tính, sinh mệnh của loài người cũng chính vì nhờ vậy mới vĩnh viễn được tiếp tục. Nhưng đứa bé còn chưa sinh ra, thì là chuyện khác hẳn. Đàn bà đối với một đứa bé chưa sinh ra , nhất định không có cảm tình gì sâu xa, tình yêu gì lớn lao. Bởi vì lúc đó, mẫu tính của cô ta còn chưa được có gì để khích phát. Không như nhân tính, mẫu tính là hoàn mỹ, chí cao vô thượng, hoàn toàn không ích kỷ, bất chấp lợi hại, bất cố nhất thiết, và cũng không yêu cầu đền đáp. Nhưng nhân tính thì có nhược điểm.

Một người đàn ông có giá trị, lúc nào cũng giữ những điều mình vốn muốn nói ra trong lòng. Người đàn ông nói gì cũng được, thường thường hay bị người ta khinh thị.

Đàn ông gặp phải đàn bà đẹp, trừ kẻ bị mù và ngụy quân tử ra, ai cũng không khỏi muốn nhìn nhìn một chút, bất quá, có người tối đa cũng chỉ nhìn nhìn thế thôi.

Chỉ có đàn ông thông minh mới hiểu được, lấy mắt nhìn thì nhiều, mở miệng ra thì ít.

Đàn bà thật kỳ quái, chưa lấy chồng, cứ hy vọng chồng mình sẽ là người vừa hào sảng vừa khẳng khái, đợi đến lúc lấy chồng rồi, bèn hy vọng chồng mình càng bủn xỉn càng tốt, tốt nhất là đừng mời khách nào cả, đem tiền đưa hết cho cô ta.

Đàn bà thấy những thứ đồ mình thích, bèn nhìn không thấy nguy hiểm nữa.

Đàn bà đều có những lúc phải nhận lấy số phận của mình ... đó là chỗ hay nhất của đàn bà.

Một người đàn ông nhất định không được nghe lời đàn bà quá, đàn ông mà nghe lời đàn bà quá, người đàn bà sẽ ngược lại coi y không ra gì cả.

Người đàn ông địa vị càng cao, càng có biện pháp, càng thích đàn bà không nghe lời, bởi vì bọn họ bình thời gặp đàn bà nghe lời nhiều quá rồi. Chỉ có những người đàn ông ít gặp đàn bà, mới thích nghe đàn bà nịnh nọt mình.

Chỉ cần là đàn ông, biết đàn bà ghen vì mình, sẽ khoan khoái lắm.

Những câu khó tin nhất trong thiên hạ, là đàn bà nói đến tuổi tác của mình. Lúc còn trẻ tuổi, hy vọng mình thành thục một chút, bèn tăng lên một vài tuổi; đợi đến lúc cô ta thành thục rồi, bèn sợ mình già quá, phải bớt đi một vài tuổi; thêm vài năm nữa, bà ta đã già thật quá rồi, nói bớt đi càng nhiều, cho đến lúc bà ta không còn chắc mình đã được bao nhiêu tuổi.

Giữa đàn ông đàn bà với nhau, có câu nói gì nhất định phải nói ra. Nếu mình không nói ra, người khác làm sao biết được ? Hiểu được ?

Người đàn ông có vợ rồi chắc đều biết, giả vờ ngủ, có lúc lại là diệu kế vô thượng để đối phó với đàn bà, đàn bà có hung dữ đến đâu, gặp chiêu đó cũng không còn đường hý diễn.

Mấy cô thiếu nữ trên đời này, đa số đều có một điểm đàn ông sánh không được, đó là cô ta thường thường biết lừa gạt được chính mình.

Cô gái nào có quật cường đến đâu, cũng có những lúc nuông chiều đàn ông Dù cô ta không thèm coi hết cả đàn ông trong thiên hạ vào trong mắt, nhưng lại chết mê chết mệt với một người.

Người đàn bà có chồng, đang lúc bà ta phát hiện mình còn ra lệnh cho những người đàn ông khác được, bà ta dĩ nhiên sẽ đắc ý lắm, và cũng dĩ nhiên có đủ tư cách để cười, cười thật khoan khoái trong lòng.

Đàn bà đẹp, bất kể là đàn ông hay đàn bà đều sẽ nhịn không nổi phải nhìn hai ba lần.

Đàn ông và đàn bà chỗ khác nhau nhất, là đàn ông có lúc thà trái lời cha mẹ, đắc tội thân nhân, cũng không chịu làm mất bạn bè.

Đàn ông không những sợ bị mất trước mặt đàn bà, lại càng sợ mất mặt trước một đám đàn ông.

Đàn ông đều có một cái tật chung, đó là rất dễ quên chuyện mình bị gạt.

Đàn bà khi giận dỗi, tốt nhất là đừng để ý tới cô ta.

Một người đàn bà làm người ta chán ghét nhất, là lúc bà ta làm những chuyện không hợp với tuổi tác của mình.

Đàn ông có thể yêu đồng thời rất nhiều đàn bà, nhưng đàn bà làm không được. Đàn bà yêu người đàn ông nào, ắt phải yêu đến phát cuồng, nhất định không đi yêu người thứ hai, nhưng đến lúc cô ta yêu người thứ hai, tình cảm của cô ta đối với người thứ nhất, đã mất hết sạch sành sanh.

Một người đàn bà muốn hận một người đàn ông, sẽ tùy thời tùy lúc tìm ra vài trăm thứ lý do.

Đàn bà xấu xí cũng có mỵ lực, có lúc thậm chí còn quyến rũ đàn ông hơn cả các cô đẹp, vì cái phong tư thái độ của cô ta, lối cười lối nói, lối cử động, đều có thể khiêu khích dục vọng của đàn ông.

Mấy cô gái là những động vật rất kỳ quái, dù lúc trước cô đối với mình chẳng có cảm tình gì chân thật, nhưng mình đã được cô ta, cô ta là của mình.

Mấy cô mà nói mình đừng lại tìm cô ta nữa, cái ý của cô ta không chừng là muốn mình lại tìm cô ta.

Mấy cô gái cũng giống như cái bóng, nếu mình theo đuổi cô ta, cô ta sẽ ở truớc mắt mình, mình mà quay lưng lại, cô ta sẽ theo dính sau lưng mình.

Đàn bà vô dụng lắm, đàn ông gặp phải chắc chắn là đau đầu; đàn bà mà năng cán lắm, đàn ông gặp phải cũng chịu không nổi.

Đẹp và trung thành, hai thứ đó rất khó mà thấy cùng một nơi ở một người đàn bà.

Trước mặt một người đàn bà mình yêu, mỗi ngưỡi đàn ông đều sẽ biến thành một kẻ ngốc.

Những người sợ vợ đa số đều không phải là người xấu. Một người nếu ngay cả bà vợ cũng sợ, làm sao còn có gan làm chuyện gì xấu.

Nước mắt của đàn bà, vĩnh viễn là thứ vũ khí hữu hiệu nhất đối phó với đàn ông.

Một người đàn bà nếu dùng mắt mình để tán tụng một người đàn ông, điều đó sẽ làm cho anh ta sung sướng hơn tất cả những lời nói gì khác.

Giữa đàn bà với nhau, tuy rất khó làm bạn bè, nhưng đàn bà thường đồng tình được với đàn bà, bởi vì bọn họ cảm thấy, chỉ cần là đàn bà, là đáng được đồng tình.

Mấy cô con gái đa số có cái tật, chuyện càng đáng sợ chừng nào, càng muốn nghe chừng đó.

Ngưo='i đẹp không ít, chỉ có người có trí tuệ mới không nhiều.

Đàn bà đều thích đàn ông thật thà, nhưng động một cái là mắng bọn họ ngu xuẫn, xem ra làm đàn ông cũng không dễ.

Trước mặt chồng mình mà gặp người ngoài, tâm cơ của mỗi người đàn bà đều sẽ biến thành thâm trầm.

Cái bi ai lớn nhất của đàn bà, không chừng là dung nhan dễ bị già nua, tuổi thanh xuân qua mau quá.

Đàn bà đã từng ở chốn phong trần lâu năm, nếu thật muốn tìm chỗ nương tựa, thường thường sẽ tìm một người thành thực.

Cái bi thảm nhất của ngưỡi đàn bà, là yêu phải một người đàn ông cô ta không nên yêu.

Cái tật lớn nhất của đàn bà là lúc nào cũng coi đàn ông không ra con người, lúc nào cũng nghĩ là đàn bà cho đàn ông chịu khổ là đáng làm, đàn ông cho đàn bà chịu khổ là đáng chết.

Con gái nói mình không nghĩ gì cả là trong lòng đang có tâm sự.

Nếu một người đàn ông tín nhiệm vào đàn bà quá, y làm chuyện gì cũng nhất định sẽ bị thất bại.

Đàn ông càng khẩn trương càng cần đàn bà, đàn ông tuổi tác càng lớn càng cần đàn bà trẻ tuổi.

Đàn ông xấu trai thường thường cảm thấy mình nam khi khí khái hơn mấy tên đẹp trai, cũng như đàn bà xấu xí thường thường cảm thấy mình thông minh hơn các cô đẹp.

Trên đời này cái kỳ quái nhất khó đoán được nhất là lòng người, đàn ông và đàn bà như nhau.

Đàn ông gặp phải đàn bà, cũng như tú tài gặp quan binh, không thể nào lý luận cho được. Tâm lý của đàn bà hình như không có hai chữ phải trái trong đó, làm chuyện gì, chỉ cần cô ta không cao hứng, mình lý luận với cô ta, lý do của cô ta vĩnh viễn còn đầy đủ hơn mình mười lần.

Lúc con gái kiếm chuyện rắc rối, đàn ông nào thông minh đều câm miệng lại.

Đàn bà có lúc giống như hột đào. Mình chỉ cần đập vỡ cái vỏ cứng bên ngoài, sẽ phát hiện ra nội tâm của cô ta mềm yếu làm sao.

Trên đời này có hạng đàn bà điên cuồng độc ác, nếu không lấy được thứ gì đó, sẽ trăm phương ngàn cách phá hoại nó đi cho được.

Trong lòng mỗi ngưỡi đàn ông, đều có một ngưỡi đàn bà không có ai có thể thay thế vào được.

Đàn ông nói chuyện trước mặt đàn bà, phải cần để ý cẩn thận, nhất là trước mặt người đàn bà thích mình.

Đàn ông chưa từng tiếp xúc với đàn bà, cũng giống như một cái đê vững chắc vô cùng, rất khó mà vỡ.

Tại sao đàn bà mặc y phục càng mỏng càng nhìn thấu qua, đàn ông ngược lại càng thấy không được.

Đàn bà thành thực không nhất định là khả ái, đàn bà khả ái không nhất định là thành thực.

Một người đàn ông có lúc trước mặt đàn bà không thể không làm bộ ngu một chút.

Đàn ông hình như trời sinh là để đàn bà gạt, nếu đàn bà không gạt y, không chừng y lại cảm thấy trong người không tự tại lắm.

Đàn bà nếu muốn đánh ông chồng, ngay cả hoàng đế lão tử cũng khuyên không nổi.

Dưới mắt đàn ông nhìn vào, bà vợ của mình lúc nào cũng đặc biệt già hơn một chút.

Đàn ông có kinh nghiệm nhìn đàn bà, thông thưỡng nhìn từ chân tay nhìn ra.

Trái tim đàn bà mà cứng lại, ngay cả cây đinh cũng khó mà đập thủng vào.

Một cô gái nếu chịu nói tên mình ra trước mặt một ngưỡi đàn ông lạ mặt, ít ra cô ta cũng có ý nói cô ta không chán ghét y gì.

Lúc một cô gái nói cô ta muốn chọc mình giận cho chết, ý cô nói thường thường là cô ta thích mình.

Nước mắt của dàn bà còn lợi hại hơn cả ám khí. Bất kê" ám khí lợi hại ra sao, ít nhất mình còn tránh né được. Nước mắt của đàn bà, ngay cả tránh còn tránh không nổi. Bất kể ám khí lợi hại ra sao, tối đa là chỉ làm ra vài cái lỗ hổng trên ngưỡi mình. Nước mắt của đàn bà có thể xé từng mảnh trái tim mình ra.

Có rất nhiều đàn bà chỉ thích đàn ông có dã tâm! Nếu mình không có dã tâm gì với cô ta, cô ta sẽ chẳng có để ý gì đến mình.

Không có ngưỡi đàn bà nào chịu nghe đàn ông khoe khoang một người đàn bà khác trước mặt mình.

Đàn ông nếu thích người đàn bà nào, y gặp người đàn bà đó, ánh mắt sẽ lộ vẻ gì đó khác người.

Nước mắt có thể làm đàn bà thoát khỏi hoàn cảnh nguy khốn, giải quyết được bao nhiêu là vấn đề của cô ta, đem chuyện vô lý biến thành hữu lý, đem cơn giận dữ của đàn ông biến thành nhu tình, thù hận biến thành thương yêu, làm được bao chuyện xem ra không thể làm được, công phá bao nhiêu thành lũy xem ra không thể nào phá nổi.

Một người đàn bà sinh ra đẹp mà lại biết cái giá trị sắc đẹp của mình, sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với đàn ông.

Đàn bà nhìn đôi chân của mình, thường thường sẽ nghĩ ngợi đâu đâu, nhất là những người có cặp chân đẹp. Chân hình như đại khái là có liên hệ gì đó thần bí với những chuyện gì đó thần bí.

Một người đàn ông nếu coi một người đàn bà thành ra bạn của mình, thường thường sẽ quên mất cô ta là đàn bà.

Người đàn bà chân chính thông minh đều biết rằng, cô ta nói chuyện với người đàn ông nào, đều nên hiểu chuyện ít hơn người đàn ông đó một chút.

Đàn ông đều là thứ "tiện cốt đầu", mình càng nóng nảy đi theo y, y sẽ càng đắc ý, nếu mình không để ý gì đến y, y ngược lại không chừng sẽ bò lại tìm mình.

Trên đời này đàn ông có thể có một trăm bảy tám mươi loại, nhưng đàn bà chỉ có một loại.

Vàng cũng có lúc biết nói, không những vậy còn đả động được trái tim người đàn bà hơn là những lời hoa ngôn xảo ngữ đã từng có trên đời này.

Một cô gái trước khi kết hôn tâm lý sẽ nghĩ ra sao ? Đối với đàn ông mà nói, đây chỉ sợ vĩnh viễn là một bí mật, vĩnh viễn không ai suy đoán ra nổi.

Mấy cô tại sao cứ thích lấy những người mà các cô không hiểu được.

Mọi chủng tộc đều có người sợ vợ, chuyện sợ vợ hoàn toàn không phân biệt chủng tộc, giai cấp.

Một người đàn bà nếu làm điệu trước mặt mình, đấy là điều chứng tỏ cô ta đang thích mình lắm.

Đối với một cô thiếu nữ, thiên hạ không còn chuyện gì mỹ diệu bằng được ý trung nhân tán tụng mình.

Đàn ông thường thường đều nhịn không nổi nói chuyện về người đàn bà của mình trước mặt bạn bè, cũng như đàn bà nhất định không thể đem áo quần đẹp đẽ của mình chôn dưới đáy rương.

Có hai cách khống chế đàn ông. Một là hết sức làm cho họ cảm thấy mình nhu nhược, để bọn họ lại chiếu cố mình, bảo vệ mình, không những vậy, còn để bọn họ lấy đó làm vinh dự. Còn cách đi thì hết sức đả kích bọn họ, tiêu hủy hoàn toàn cái oai nghiêm của bọn họ, để bọn họ không ngẩng đầu lên nổi trước mặt mình. Rồi thì mình chỉ việc đối với họ nhẹ nhàng một tý, thậm chí chỉ cần cười với họ một cái, bọn họ đã cảm thấy vinh hạnh lắm, cảm khích lắm. Nếu mình làm cho đàn ông có cảm giác như vậy, bọn họ sẽ không tiếc làm bất cứ chuyện gì cho mình.

Mọi người đều cho là cô ta sẽ nói những lời khó nghe kia ra, cô ta bỗng không nói gì cả. Bởi vì cô ta biết, bất kỳ những lời khó nghe cách mấy, cũNg không hung dữ bằng không nói gì cả.

Đây là chuyện làm cho người ta tức muốn chết dở sống dở, tức muốn điên lên. Càng tức nhất là, tuy cô ta không nói gì cả, y đã biết cô ta muốn nói gì. Lại càng tức người nữa là, y cũng biết người khác ai ai cũng biết.

Đàn ông ai cũNg thích đàn bà nghe lời, nhưng đàn ông đã thích cô nào rồi, sẽ bất tri bất giác nghe lời cô gái đó.

Bạn yêu cô ta, cô ta không yêu bạn; bán không yêu cô ta, cô ta yêu bạn. Đó là đàn bà.

Thượng đế chế tạo ra đàn ông, phát hiện ra y còn chưa đủ cô độc lắm, bèn cho y một người đàn bà làm bạn, làm cho y cảm giác rõ ràng hơn cái tịch mịch.

Đàn ông phải nên cho đúng là đàn ông, nói lời nói đàn ông, làm chuyện đàn ông.

Đan ông phát hiện ra mình bị người đàn bà mình yêu thương lừa gạt rồi, cái thứ phẫn nộ và thống khổ, trên đời này không có thứ gì khác sánh bằng!

Đàn ông lúc nào cũNg thích nhìn đàn bà làm này làm kia cho mình, bởi vì những lúc đó, y sẽ cảm thấy người đàn bà này chân chính yêu mình, không những vậy còn chân chính thuộc về mình.

Đàn bà nếu muốn làm một người nào đau lòng, thế nào cũNg sẽ tìm ra được lời nói, hình như đó là cái bản lãnh trời sinh của họ, cũNg như con rắn rung chuông có nọc độc vậy.

Trên đời này đàn ông không thích ăn rất hiếm, vì vậy đàn bà biết nấu ăn khỏi lo phiền không tìm được chồng.

Tại sao mấy cô con gái lại gạt được mấy ông già ? Thậm chí còn gạt được những lão già tinh minh hơn họ cả chục lần. Có phải vì mấy lão già quá tịch mịch, vì vậy khát vọng ái tình ngược lại thành ra mãnh liệt hơn là đám trẻ tuổi ?

Đàn bà thông minh đều biết chiến lược đối phó đàn ông hữu hiệu nhất, đó là để cho đàn ông cảm thấy họ yếu đuối.

Trên đời này không có một người đàn ông nào có thể hiểu được đàn bà, nếu có người nào cho rằng mình hiêu, y sẽ nếm khổ nhiều hơn người khác.

Một người đàn bà muốn hỗ trợ cho người đàn ông của mình, không cần phải là chết theo y, liều mạng cho y, mà là nên khi'ch lệ y, an ủi y, để cho y an tâm đi làm chuyện của y, để cho y cảm thấy mình quan trọng, không bị người nào khinh thị.

Người đàn ông thông minh, dù có yêu cô nào cực kỳ, cũNg chỉ dấu trong lòng, nhất định không hề để lộ ái tình của mình hoàn toàn ra trước mặt cô ta.

Làm nũng với đàn ông, vốn là đặc quyền của đàn bà.

Nếu bạn là một người thông minh, đừng khi nào nói thẳng ra những lời nói dối của các cô ngay trước mặt các cô, bởi vì dù bạn có nói ra, các cô cũng sẽ có lời giải thích; dù bạn có không tin những lời giải thích đó, các cô cũng không chịu thừa nhận mình đang nói dối.

Đàn bà đã muốn làm gì, cách tốt nhất, là để cô ta đi làm chuyện đó, cô ta sẽ nhận thấy tự mình rất nhanh chóng chuyện đó cũNg chẳng có gì hứng thú. Bởi vì các cô đối với bất kỳ chuyện gì sẽ không duy trì hứng thú được bao lâu, nhưng nếu bạn không để cô ta làm chuyện đó, cô ta lại càng có hứng thú muốn đi làm chuyện đó.

Đàn bà mỹ lệ nhất chưa chắc là đàn bà khả ái nhất, ngựa nhanh nhất cũNg chưa chắc là ngựa cường tráng nhất ... Đàn bà đẹp thường thường thiếu ôn nhu, khoái mã thường thường thiếu sức dai dẳng.

Trên đời này chỉ có đàn bà là thay đổi được đàn ông.

Đàn ông ai cũNg cho là đàn bà yếu đuối, ai cũNg cho rằng mình là chủ tể mệnh vận của đàn bà, nhưng không biết rằng mệnh vận của đàn ông đều nằm trong tay của đàn bà cả.

Bạn càng muốn đàn bà đừng hỏi, cô ta càng muốn hỏi.

Đàn bà thà bị người khác hận mình, còn hơn bị người khác khinh thị mình.

Một người đàn bà nếu hay đi can thiệp vào chuyện đàn ông, sớm muộn gì cũNg sẽ hối hận.

Đàn bà thật kỳ lạ, chuyện không nên biết, bọn họ đều biết cả, chuyện nên biết, bọn họ lại ngược lại không biết gì cả.

Người già nhất và người trẻ nhất, hai hạng người này thường thường hay dễ bị đàn bà gạt.

Đàn bà có thể làm cho đời sống của mình hạnh phúc như thiên đường vậy, cũng có thể làm cho đời sống của mình gian khổ như địa ngục.

 


 



 

 

                          CỔ LONG BÀN SÁCH LƯỢC

www.nhanmonquan.net

Chỗ nguy hiểm nhất chính là chỗ an toàn nhất.

Ráng sức tìm cách làm cho người ta khi dễ mình, nhưng tuyệt đối đừng khi dễ kẻ địch.

Cao thủ tương tranh chỉ đánh cú đầu mới chân chính là cú trí mệnh. Đánh một cú xong, khí thế đã suy, lòng tin tưởng nhất định giảm đi, muốn thanh thêm cũng khó.

Bất cứ người nào dù thông minh đến đâu, trong lòng thấy sợ sẽ biến thành ngu xuẫn. Vì vậy nếu ta muốn đánh ngã người nào, cách tốt nhất là làm cho y tự mình cảm thấy sợ hãi trước, như vậy chẳng cần mình ra tay, y đã tự đánh ngã mình rồi.

Nếu một người ngay cả chính mình còn khinh thị mình, thì làm sao còn mong người khác xem trọng mình được.

Vũ khí có đáng sợ hay không, chủ yếu còn xem nó nằm trong tay ai. Cao thủ tỷ thí chiêu thức, vũ công hơn thua dĩ nhiên là mấu chốt của thắng bại, nhưng lúc xuất thủ, phán đoán có chính xác hay không, lại càng là nguyên tố trí mệnh hơn.

Lấy răng đền răng, lấy máu đền máu, đấy vốn là quy luật cổ lão nhất trong giang hồ.

Kế hoạch ty bỉ, thường thường cũng dễ thành công nhất.

Có thể "hậu phát chế nhân", nhất định là đáng sợ hơn "tiên phát chế nhân".

                              KHÔNG CA BÀI CA BUỒN

                                             (1)

tlekhac-www.nhanmonquan.net

LÚC CÒN MƯỜI LĂM HAI MƯƠI TUỔI


Trên đời này có nhiều hạng người, có người thích nghĩ về quá khứ, có người thích hiểu chuyện vị lai, nhưng cũng có người cho là, hồi xưa chưa chắc đã là hay, chuyện tương lai cũng không phải là chuyện suy đoán được, chỉ có "hiện tại", là chân thực, vì vậy nhất định là dễ nắm lấy. Những hạng người ấy không phải là không có chuyện để nhớ lại, chỉ bất quá thông thường không nguyện ý đi nghĩ đến nó thế thôi.

Quá khứ như mây khói, mộng cũ khó tìm lại, cái gì mất rồi cũng đã mất rồi, làm chuyện gì sai cũng đã làm xong rồi, một người đã học được một bài học từ đó rồi, thì cần gì phải nghĩ lại ? Nghĩ lại cũng có để làm gì ?

Có điều mỗi khi bạn bè thân thiết tụ nhau lại, lúc mấy bình rượu từ từ vơi đi, lúc hào tình thuở thiếu niên bắt đầu từ từ ở dưới bụng đưa lên, bọn họ không khỏi đề cập đến thời xa xưa, những chuyện chỉ cần nghĩ đến sẽ làm người ta muốn phát điên lên trong lòng, mỗi chuyện đều đáng cho bọn họ uống ba ly nghiêng ngửa.

Những chuyện làm người ta thương tâm thất vọng thống khổ, bọn họ nhất định sẽ không nghĩ đến. Vận khí của tôi cũng còn tốt lắm, hiện giờ tôi còn có thể thường thường được gặp mặt rất nhiều bạn bè hồi xưa. Trước cái lúc tôi còn chưa biết uống rượu còn xa lắc nữa, tôi đã quen biết bọn họ.


CÁI ĐÊM Ở ĐẠM THỦY


Uống rượu dĩ nhiên là một chuyện rất thích thú, nhưng uống say dậy lại hoàn toàn là một chuyện khác. Bạn mà say nhừ một trận, sáng hôm sau tỉnh dậy, thông thường không ở bên bờ dương liễu, cũng không có gió sớm, trăng tàn. Bạn mà say nhừ một trận, sáng hôm sau tỉnh dậy, thông thường chỉ cảm thấy cái đầu của bạn lớn hơn gấp năm gấp sáu bình thường, không những vậy còn nhức muốn chết đi được, nhất là lần đầu tiên uống say lại càng chết người. Tôi đã từng trải qua cái kinh nghiệm đó.

Lúc đó tôi đang học trường Đạm Giang, tại Đạm Thủy, mấy người học cùng lớp bỗng đề nghị uống rượu, do đó mọi người đều rủ nhau đi kiếm mấy hủ rượu đem về. Đại khái có năm sáu người, tìm về bảy tám bình rượu, rượu Trung Quốc, rượu ngoại quốc, Hồng Lộ tửu, Ô Mai tửu, rượu nếp, rượu tạp nhạp đâu đó để một đống, mua chút đầu vịt, chân gà, đậu phụng, đậu hủ khô, mặt mày hứng khởi lại một gian phòng rách rưới của một người cùng lớp mướn một trăm hai mươi đồng tiền một tháng uống, uống một hồi lại chuyển qua tới bờ đê nơi gần bờ biển Đạm Thủy. Không phải bờ dương liễu, mà là bờ đê. Hôm ấy cũng không có trăng, chỉ có sao ... sao đầy trời.

Mọi người cầm bình rượu, nằm soải ra trên bờ đê lạnh ngắt như đá, nằm dưới ánh sao lấp lánh đầy trời, nằm nghe gió biển thổi sóng đánh vào bờ đê, mi đưa bình rượu cho y, y uống một ngụm, y đưa bình rưỢu cho ta, ta uống một ngụm, lại chuyền qua người khác, mọi người bắt đầu thi đánh rắm, ai đánh không ra phải phạt uống một ngụm lớn.

Muốn tùy thời tùy lúc đánh rắm không phải là chuyện dễ, trong mình ôm được tuyệt kỹ ấy chỉ có một người, y nói đánh là đánh, nhất định không có tý gì là trì nê đái thủy lôi thôi cả. Vì vậy y cứ đánh rắm liên tục, còn bọn tôi thì cứ liều mạng uống rượu. Hôm ấy, mọi người thật uống một trận đả đời, vì vậy mà ngày hôm sau, khó chịu muốn chết luôn. Có điều bây giờ ngồi nghĩ lại, cảm giác khó chịu đã mất tiêu không còn một chút gì, còn cái thứ lạc thú của tình bạn, cái đêm có sóng biển có sao trời đó, hình như đã bị Phi Đao của Tiểu Lý khắc vào trong trái tim, khắc một cái dấu sâu thật sâu.

Chuyện không được như ý có tám chín phần, kiếp người cũng có quá đủ nhiều khổ đau, tại sao còn phải đi tìm thêm sầu não ? Tôi rất hiểu cái lối suy nghĩ và tâm tình của những hạng người đó, bởi vì tôi là ha/ng người đó. Những chuyện tôi đang nói đây, mỗi khi tôi nhớ đến, lại cảm thấy như mình đang ở trong cái đêm lạnh lẽo trừ tám độ đó, mạo bão tuyết về nhà, cởi áo quần ướt nhẹp lạnh băng băng ra, chui vào trong cái mền nóng hổi.

Bạn bè và rượu đều cũ mới ngon.

Tôi cũng hiểu cái câu đó, tôi thích bạn bè, thích uống rượu, bầu bạn với một người bạn thân bao nhiêu năm nay, uống một ly Bạch Lan Địa để tám chục năm trời, cái thứ cảm giác ấy làm sao còn hình dung ra cho nổi ? Chỉ tiếc là trong xả hội hiện đại này, cái cơ hội như thế này càng lúc càng ít đi.

Xả hội càng tiến bộ, giao thông càng phát đạt, chân trời xa nhau như mấy thước, tối nay còn ở trong nhà ông uống mấy ly nói chuyện xa xưa với bạn bè, hôm sau rất có thể đã đi mãi chân trời xa.

ĐÓNG VAI THÁI BẢO VÀ BẠCH SI



Dĩ nhiên tôi không phải là cái vị trong Lưu Tinh, Hồ Điệp, Kiếm, bỗng nhiên từ Kim Đồng đổi tên thành diễn viên Cổ Long. Nhưng tôi cũng đã từng diễn kịch.

Dĩ nhiên tôi không phải là diễn viên điện ảnh, tôi là kịch sĩ, tôi đã đóng được ba lần, đóng những vở kịch trong các đoàn kịch thời còn học sinh đấy, dĩ nhiên cũng chẳng có gì gọi là hay ho. Nhưng ba cái vị đạo diễn cho những vỡ kịch đó, mỗi vị đạo diễn đều thuộc hạng siêu đẵng. Lý Hàng, Đinh Y, Bạch Cảnh Thụy, bạn xem bọn họ có phải là hạng có thớ lắm không ?

Vì vậy tôi rất khoái khoe khoang, ba vị đạo diễn này, vỡ kịch đầu tiên của người nào cũng đều có tôi trong đó.

Trong hoàn cảnh đó, làm sao tôi còn không khoe khoang cho được ? Tôi có không muốn cũng không được mà.

Lần đóng kịch đầu tiên là ở Phù Trung, lúc đó tôi là học sinh ban thứ ba mươi sáu của trường trung học sơ trung bộ phụ thuộc trường sư phạm, Lý Hàng tiên sinh còn là tổ trưởng huấn dục của chúng tôi, tiên sinh còn đang mặn nồng tình ái với vị hiện giờ là phu nhân của tiên sinh, chúng tôi đã biết chắc lúc đó là hai vị sẽ bạc đầu giai lão, trăm năm hạnh phúc đấy thôi.

Lần đó tôi đóng làm Kim Oa, là một gã khờ, đóng xong rồi, mọi người đều cho là tôi quả thật rất giống một gã khờ.

Cho đến bây giờ bọn họ vẫn còn có cảm giác đó.

Chính tôi cũng vậy.

Lần đóng kịch thứ nhì tôi đóng vai cũng không hay ho gì hơn vai đầu tiên bao nhiêu, lần đó tôi đóng vai tiểu thái bảo, một đứa bé được cha mẹ nuông chìu đến hư đốn. Lúc đó tôi đang học trường Thành Công, đến gò Phục Hưng tập, lần đầu tiên do thanh niên cứu quốc đoàn chủ biện huấn luyện. Thầy chỉ huy chúng tôi là Đinh Y tiên sinh. Hiện tại tôi vẫn còn hay gặp Đinh Y tiên sinh. Mặt ông ta có hai thứ tôi vĩnh viễn không thể nào quên được.

... Một cặp kiếng cận dày dặc và một nụ cười ôn hoà.

Tôi cũng quên không nổi gò Phục Hưng.

Hoàng hôn trên gò Phục Hưng.

Gò Phục Hưng đẹp làm sao, hoàng hôn đẹp làm sao.

Gò Phục Hưng dĩ nhiên không phải chỉ vào hoàng hôn mới đẹp. Sáng sớm, buổi tối, buổi trưa, buổi chiều, mỗi ngày mỗi lúc đều đẹp như vậy.

Sáng sớm dậy, ăn hai cái bánh bao những người sợ mập không dám đụng vào xong, bèn bắt đầu chào cờ, thể thao buổi sáng và vào lớp.

Giữa trưa ăn cơm, ăn còn hơn bình thời ở nhà ăn ít nhất là gấp bội.

Chiều lại giải trí, ai ai cũng rất thật lòng, mỗi ngày mỗi giờ đều rất thật lòng thoải mái.

Nhưng cái tôi không bao giờ quên được là hoàng hôn, hoàng hôn trên gò Phục Hưng.

- Đến hoàng hôn, những lời anh nói sao hay quá, nghe như tiếng nhạc.

Có một cô gái hơn tuổi tôi một chút, cặp mắt nho nhỏ, cái mủi nho nhỏ, cái miệng nho nhỏ, đến hoàng hôn, là cứ thích hát cái bài đó.

Cô ta hát, tôi nghe.

Tan học, tắm rửa xong xuôi, thân hình bao nhiêu mồ hôi mồ hám mất sạch, cái nóng của ban ngày cũng vừa tiêu đi, ráng chiều cũng vừa hiện ra thật là tráng lệ, gió chiều mát mẻ cũng vừ từ dãy núi xa xa bên kia thôi lại, gió đem theo mùi thơm của cây cỏ.

Tôi đi với cô ấy trên con đường nhỏ đến gò Phục Hưng, tôi nghe cô ấy ca, tiếng ca nho nhỏ. Cô ca không phải chỉ là bài ca, mà là điều làm người ta không bao giờ quên nổi. Bây giờ nhớ lại, hình như là chuyện đã bảy tám chục thế kỷ về trước, mà lại như là chuyện hôm qua.

Cho đến bây giờ tôi còn không biết lúc đó tình cảm của tôi đối với cô ấy rốt cuộc ra sao, tôi chỉ biết lúc đó tôi rất sung sướng, chúng tôi cùng không có mục đích gì, cũng không có đòi hỏi gì, chúng tôi chẳng làm chuyện gì cả, thậm chí có lúc còn không nói gì cả.

Nhưng giữa chúng tôi, ai cũng biết người kia trong lòng đang rất sung sướng. Diễn kịch được ba ngày, ngày cuối cùng, hạ màn rồi, dưới đài ai ai cũng đã ra về, trên đài người ta cũng bắt đầu đi.

Chúng tôi đến từ các trường học khác nhau, đết từ các địa phương khác nhau, cùng cộng đồng sinh hoạt với nhau trong năm ngày, hiện giờ, kịch đã diễn xong, chúng tôi nằm dài một hàng trên đài, đối diện với những hàng ghế trống phía dưới.

Trong một khoảnh khắc trước đó, nơi đây còn là chỗ nhiệt náo biết bao nhiêu, nhưng bỗng dưng kịch tàn người tan, chúng tôi mỗi người cũng sẽ chia tay nhau mỗi người mỗi ngã.

... Những người bạn nằm trên đài bên cạnh tôi tối hôm đó ơi, trong lòng các bạn đã cảm thấy gì lúc đó ?

Hôm đó ngay cả chúng tôi không chừng cũng không biết trong lòng mình đang có cảm giác gì. Nhưng từ hôm chia tay nhau đó. mỗi người hình như đã trưởng thành đi rất nhiều lắm.

Lần diễn kịch thứ ba là ở trường Thành Công, người tổ trưởng huấn luyện chúng tôi là Triệu Cương tiên sinh, nhưng đạo diễn thì được mời từ trường khác lại, chính là vị "Tề công tử Tiểu Bạch" hiện giờ.

                               ÔN THỤY AN

maihoatrang.com

Nói đến tiểu thuyết kiếm hiệp, người ta thường biết đến Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân,... nhưng ít ai biết đến một đại gia trẻ tuổi khác là Ôn Thụy An.

Chưởng môn trẻ tuổi ÔN THỤY AN

Ôn Thụy An là nhà văn trẻ tuổi nhất trong các tác gia ưu tú của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, cũng có thể nói là tác gia ưu tú nhất trong các tác gia võ hiệp thế hệ trẻ. Và, từ giữa thập kỷ 80 về sau, kể từ Kim-Lương gác bút, Cổ Long qua đời, Ngọa Long Sinh suy yếu, Ôn Thụy An trở thành tác gia gánh vác đại cục sau Cổ Long (Lời của nhà văn Nghê Khuông).
Từ thập kỷ 90 về sau, Ôn Thụy An trở thành điểm nóng. Có người nói Ôn Thụy An có thể sánh với Cổ Long, có người nói thậm chí còn có thể sánh với Kim Dung. Đối với người cực lực ca ngợi hoặc hoàn toàn chê bai Ôn Thụy An, ông trở thành một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc cuối thập kỷ 90.

Vô luận là ở Hồng Kông, Đài Loan hay Đại lục, dù là ở thời kỳ suy thoái của tiểu thuyết võ hiệp, sách của Ôn Thụy An vẫn rất đắt khách trên thị trường. Đến năm 1992, tác phẩm của Ôn Thụy An đã xuất bản đến 382 bộ. Đây là con số khiến người ta khó tin, mà lúc ấy Ôn Thụy An mới 38 tuổi. Đến nay, tác phẩm của Ôn Thụy An có lẽ đã vượt qua con số 400. Các độc giả tiếng Hoa ở Singapore, Malaysia đã coi Ôn Thụy An là người hùng của họ.
Còn có một việc đáng để Ôn Thụy An tự hào là tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiến Triều Tiên, được báo chí Hàn Quốc đăng tải liên tục. Đây là tác gia tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc đầu tiên được đăng ở báo Hàn Quốc.
Có người, nhất là các độc giả ở đại lục, cho rằng mãi đến những năm 80 Ôn Thụy An mới sáng tác tiểu thuyết võ hiệp. Thực ra từ năm 1974, lúc vừa tròn 20 tuổi, tác phẩm đầu tay "Tứ đại danh bổ hội kinh sư" (Bốn tay bắt cướp hội ngộ ở kinh thành-Sách đã dẫn) của Ôn Thụy An đã gây chấn động giới võ hiệp. Trước đó, Ôn gia cũng không phải là hoàn toàn vô danh mà đã là nhà thơ, nhà phê bình khá nổi tiếng, thậm chí đã đăng một số luận văn về tâm lý học hiện đại và sử học Trung Quốc, nên có thể coi là lão tác gia trẻ tuổi.
Cuộc đời và thành tựu của nhà văn này xứng đáng là câu chuyện truyền kỳ hiện đại.

Ôn Thụy An nguyên tên là Ôn Lương Ngọc, nguyên quán ở huyện Mai,tỉnh Quảng Đông được sinh ra trên đầu máy xe lửa tại Tích Lịch Châu, nước Mã Lai vào đúng ngày Tết Nguyên Đán năm 1954.
Năm 1973, Ôn Thụy An đến Đài Loan để bắt đầu sự nghiệp. Ông cứ đi lại giữa Malai và Đài Loan, và bắt đầu nổi tiếng ở Đài Loan. Năm 1980, Ôn Thụy An cùng bạn gái bị nhà đương cục Đài Loan bắt giam với tội danh nghi ngờ làm loạn, sau đó phải bôn ba phiêu bạt một thời gian, cuối cùng đến cư trú ở Hồng Kông và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp ở đây. Vậy thì, Ôn Thụy An là nhà văn của huyện Mai Trung Quốc, của Malaysia, của Đài Loan hay Hồng Kông?. Ôn Thụy An và các vị có thể lựa chọn : cố hương là huyện Mai, quốc tịch là Malaysia, Đài Loan là nơi ông bắt đầu nổi tiếng và có những tác phẩm quan trọng, còn Hồng Kông là nơi sự nghiệp thăng hoa và là nơi cư trú hiện nay.
Kỷ lục truyền kỳ của Ôn Thụy An không chỉ có vậy mà còn :
+ 9 tuổi : bắt đầu đăng tác phẩm và thành lập văn xã.
+ 13 tuổi : sáng lập Lục châu kỳ san.
+ 15 tuổi : chủ biên Trung Hoa nguyệt san.
+ 17 tuổi : cùng một số người thành lập Thiên lang tinh thi xã gồm hơn 10 phân xã ở địa phương với 135 hội viên, đây là hội văn học lớn đầu tiên trên văn đàn Singapore-Malaysia lúc bấy giờ(1971).
Trong khoảng thời gian 06 năm ở Đài Loan, ông đã chủ trì Thần châu xã, Thanh niên Trung Quốc tạp chí, Thần châu văn tập, sáng lập Thiên lang tinh thi san, quản lý Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện ban, tổ chức Trường Giang văn xã và nhiều công ty xuất bản văn hoá, thành viên có lúc lên đến mấy trăm người, kết nghĩa anh chị em ở các địa phương lên đến hơn trăm người. Lúc bấy giờ ở Đài Loan mà làm nhiều việc như vậy rõ ràng là Nho dùng văn làm loạn pháp luật, hiệp dùng võ phạm cấm, vì vậy mà phải vào tù, bị trục xuất là điều không thể tránh khỏi, còn anh em kết nghĩa cũng vì thế mà ly tán.
Trãi qua bao gian khổ, nửa đời lận đận, tính tình Ôn Thụy An vẫn không hề thay đổi, sau khi đến Hồng Kông vẫn làm như vậy, sáng lập Phòng công tác bạn bè để tự thành lập một phái, dưới trướng có đến hơn hai chục người.
Điều kỳ lạ là Ôn Thuỵ An có nhiều hoạt động xã hội như vậy, trãi qua bao nhiêu nỗi vất vả long đong nhưng không hề xao lãng việc sáng tác. Tác phẩm của ông nhiều đến mức khó tin, mà phạm vi sáng tác rộng rãi khiến người ta phải kinh ngạc. Ông không những là tác gai võ hiệp kiệt xuất, sáng tác tiểu thuyết văn chương, nhà phê bình văn học. Mà lĩnh vực nào cũng có thành tựu khả quan, có sách làm chứng :
1. Tập thơ của Ôn Thụy An có : Tướng quân lệnh (1975), Sơn hà lục (1979), Sở Hán (1990),...
2. Tập tản văn có : Cuồng kỳ (1977), Long khốc thiên lý (1977),...
.....
3. ...
4) Tập phê bình tiểu luận có : Hồi thủ mộ vân viễn (1977), Đàm Tiếu ngạo giang hồ (1984), Phân tích Tuyết Sơn phi hồ, Uyên ương đao (1985), Thiên long bát bộ hân hưởng (1986),...

Về phân kỳ, trên đại thể sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của Ôn Thụy An có thể chia làm 03 giai đoạn :
1. Thời kỳ đầu : 1974-1981, thời kỳ này Ôn Thụy An sáng tác trên đất Đài Loan, khí thế đang hăng, khuynh hướng lý tưởng hóa khá rõ và dấu vết mô phỏng Cổ Long cũng khá rõ.
2. Thời kỳ giữa : 1982-1986. Thời kỳ này Ôn Thụy An di cư đến Hồng Kông, sau khi gặp nạn, thể nghiệm nhân sinh thêm sâu sắc, sáng tác cũng bước vào thời kỳ tìm tòi phong cách riêng. Giọng điệu của tiểu thuyết trở nên thâm trầm, nghệ thuật sáng tác cũng chín dần,nhìn tổng thể, đây là giai đoạn quá độ.
3. Thời kỳ gần đây : 1987 đến nay. Sau khi Cổ Long qua đời, Ôn Thụy An ý thức được trách nhiệm mình phải gánh vác, tinh thần trách nhiệm càng cao, hơn nữa lúc này ông đã vững chân ở HK, hùng tâm tráng trí lại bùng lên thế là ông đề xuất khẩu hiệu sáng tác tiểu thuyềt võ hiệp siêu tân phái và đưa khẩu hiệu này vào thực tiễn, quyết tâm đổi mới.

Ở thời kỳ thứ nhất, Ôn thụy An sáng tác phần Hội kinh sư trong chùm tác phẩm Tứ đại danh bổ, chùm tác phẩm Bạch y Phương Chấn My và chùm tác phẩm Thần châu kỳ hiệp truyện. Ba chùm tác phẩm này đã khẳng định vị trí của Ôn Thụy An trên văn đàn võ hiệp, được coi là hậu sinh khả úy.
Có thể nói thời kỳ này Ôn Thụy An đang ở giai đoạn mô phỏng tiểu thuyết Cổ Long. Chứng cớ là nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông mang bóng dáng của nhân vật tiểu thuyết Cổ Long. Chẳng hạn như Lãnh Huyết trong Tứ đại danh bổ hội kinh sư, vô luận hình tượng, khí chất đến hành vi nhỏ (thích đứng không thích ngồi) đều giống nhân vật A Phi trong Đa tình kiếm khách vô tình kiếm của Cổ Long, thậm chí đến kiếm và kiếm pháp của họ đều như cùng một lò mà ra. Ở nhân vật Phương Chấn My, Ngã Thụy Thùy, Thẩm Thái Công trong Bạch y Phương Chấn My chúng ta dễ dàng nhận ra dáng dấp của Sở Lưu Hương, Hồ Thiết Hoa, Cơ Băng Nhạn trong Sở Lưu Hương truyền kỳ dưới ngòi bút Cổ Long.
Rồi sự quen biết và phương thức biểu đạt tình bằng hữu, cách cắt nghĩa và biểu hiện mâu thuẩn giữa hiệp nghĩa và vương pháp cho đến quan niệm và sự thể hiện tình yêu cũng gần gũi với Cổ Long.
Về hình thức và thủ pháp nghệ thuật dấu vết mô phỏng càng rõ hơn : câu văn ngắn gọn, tiết tấu nhanh, sự tiếp nhận hình thức, thủ pháp nghệ thuật, thủ pháp của tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết suy lý phương Tây; nhấn mạnh cảm nhận hiện thực hiện đại và làm mờ bối cảnh lịch sử, trực tiếp bày tỏ tình cảm,... Có nhiều đoạn, nếu không đề tên Ôn Thụy An thì chắc nhiều người cho là của Cổ Long.
Điều này cũng cũng dễ hiểu. Văn thể mới mẻ được mô phỏng cũng là điều thường thấy trong văn học. Huống hồ Cổ Long lúc ấy đang như mặt trời giữa trưa, dẫn đến trào lưu thời thượng; lại thêm khí chất của Ôn Thụy An rất gần Cổ Long, cũng là tác gia kiểu tài tử, thông minh hơn người, có tài cơ biến linh xảo.
Đương nhiên, Ôn Thụy An không phải là Cổ Long thứ hai. Một mặt, Ôn Thụy An không có cái sắc bén của Cổ Long, không sánh được Cổ Long về sự cơ trí, lời thoại cũng không sinh động hài hước như Cổ Long. Nói cho cùng cũng chỉ là mô phỏng.
Mặt khác, tiểu thuyết của Ôn Thụy An cũng có chỗ khác với Cổ Long. Ôn Thụy An thích Cổ Long nhưng còn thích Kim Dung hơn và cũng đã nghiên cứu Kim Dung một cách cẩn thận và viết ba chuyên luận bình phẩm tiểu thuyết Kim Dung. Chỉ có điều Ôn Thụy An sớm nổi tiếng, tài tứ mẫn tiệp, khó tránh khỏi khiếm khuyết về nội lực, khó luyện được thứ nội công dương cương, khéo như vụng của Hàng long thập bát chưởng, Ám nhiên tiêu hồn chưởng của Kim Dung. Họ Ôn chỉ mới rành kiếm chiêu mà chưa có được kiếm ý, dù đã có được kiếm ý mà chưa đủ nội lực thì cũng khó luyện thành. Dù vậy, Ôn Thụy An cũng có được những thành tựu khả quan.


Trên đại thể, tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Ôn Thụy An được ông phân thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau, có loại gọi là tiểu thuyết võ hiệp, có loại gọi là võ hiệp mới, lại có loại gọi là võ hiệp siêu tân phái, và võ hiệp hiện đại- có thể phân thành 10 hệ thống (hệ liệt-chùm tác phẩm):
- Tứ đại danh bổ hội kinh sư
- Thần Châu kỳ hiệp
- Bạch y Phương Chấn My
- Thần tướng Lý Bố Y
- Sát Sở
- Thất đại khấu
- Thuyết anh hùng, thùy mị anh hùng
- Du hiệp Nạp Lan
- Võ hiệp văn học
- Hiện đại võ hiệp
Đã gọi là hệ liệt tất nhiên không chỉ một hai bộ, mà ít là 5,6 bộ, nhiều thì mười mấy hoặc mấy mươi bộ. Lại còn từ cành sinh nhánh, từ nhánh nẩy ra lá, khiến cho các các hệ liệt lại liên kết lại, thậm chí sinh ra hệ liệt.
Do chỗ số lượng quá nhiều và cành nhánh rườm rà như thế nên có nhiều tác phẩm chưa được hoàn thành.

Ôn Thụy An:
- thần châu kỳ hiệp hệ liệt:
kiếm khí trường giang
lưỡng quảng hào kiệt
giang sơn như hoạ
anh hùng hảo hán
sấm đãng giang hồ
thần châu vô địch
tịch mịch cao thủ
thiên hạ hữu tuyết
đại tôn sư
tiêu dao du
dưỡng sanh chủ
nhân thế nhàn
đại hiệp truyền kỳ
- tứ đại danh bộ hệ liệt:
hội kinh sư
khô lâu hoạ
nghịch thuỷ hàn
sát sở
toái mộng đao
thiếu niên truy mệnh
thiếu niên thiết thủ
tung hoành
phong lưu
đả lão hổ
chấn quan đông
đấu cương thi
- thuyết anh hùng, thuỳ thị anh hùng:
nhất nộ bạt kiếm
triều thiên nhất côn
ôn nhu nhất đao
kinh diễm nhất thương
quần long chi thủ
thương tâm tiểu tiễn
thiên hạ hữu địch
- thần tướng lý bố y:
sát nhân đích tâm khiêu
diệp mộng sắc
đao ba ký
thiên uy
thần y lại dược nhi
- thất đại khấu hệ liệt:
sấm tướng
chiến tướng
thê thảm đích đao khẩu
tế kiếm
phong tướng
- vũ hiệp văn học hệ /kế /kích liệt:
sát nhân giả đường trảm
đao tùng lý đích thi
thôn hoả tình hoài
hiệp thiếu
- bạch y phương chấn my hệ liệt:
long hổ phong vân
tiểu tuyết sơ tình
trường an nhất chiến
lạc nhật đại kỳ

maihoatrang.com

Lương Vũ Sinh, cùng với Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh và Ôn Thuỵ An được liệt vào hang ngũ đại gia tiểu thuyết võ hiệp tân phái.

Lương Vũ Sinh (Leng Wu Sheng) tên thật là Trần Văn Thống, sinh năm 1922, lớn hơn Kim Dung 2 tuổi. Ông vốn là người huyện Mông Sơn, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Sau ngày đó chuyển đến Quảng Châu học ngành kinh tế đối ngoại ở "Lĩnh Nam đại học". Năm 1949 ông định cư tại Hongkong, đầu tiên làm việc ở "Đại công báo", về sau chuyển công tác về "Tân vãn báo". Lương Vũ Sinh thuộc dòng dõi thư hương, học nhiêu biết rộng, viết văn hay, vốn văn chương vững chắc, rất có phong độ danh sĩ.

Việc đến với tiểu thuyết kiếm hiệp của Lương Vũ Sinh thật tình cờ, và nguyên do chính là vì lý do thương mại. Năm 1953, ở Hongkong có hai vị võ sư nổi tiếng là Ngô Công Nghi, truyền nhân phái Thái Cực và Trần Khắc Phu, truyền nhânphái Bạch Hạc, vì màu cờ sắc áo đã xảy ra sự xung đột. Không thể bút chiến như văn sĩ, ngôn ngữ chẳng thể giải quyết được mâu thuẫn của con nhà võ, hai người bèn hẹn nhau tỉ võ, quyết định dung quyền cước để phân định thư hùng. Trận đấu sớm kết thúc, phần thắng nghiêng về truyền nhân phái Thái Cực. Nhưng trận đấu đã nuôi sống vài chục tờ báo khi ấy. Người ta thêu dệt mọi chuyện liên quan quanh trận đấu, từ võ công, thế võ, nội lực, thêm mắm dặm muối vào và xem đó như những trận ác đấu như kiểu võ lâm ngày xưa. Nắm được tâm lý độc giả như vậy, La Phù, chủ "Tân vãn báo" đã nhanh chóng cho ra đời chuyên mục "Võ hiệp tiểu thuyết liên tải" để thu hút bạn đọc.

Người mà La Phu tìm đến đầu tiên là Lương Vũ Sinh, bởi ông thường thích "luận võ thuyết kiếm", hơn nữa lai say mê võ hiệp. "Oán thì thổi sáo, cuồng thì luận kiếm" là sự thể hiện phong độ danh sĩ". Nhận được sự ủng hộ từ tòa soạn, Lương Vũ Sinh bắt tay viết tiểu thuyết kiếm hiệp. Và tác phẩm ông cho đăng báo đầu tiên là "Long hổ đấu kinh hoa", được đăng suốt hai năm, tạo tiếng vang lớn, số lượng báo in tăng vọt, bằng hữu bốn phương đều hâm mộ.

Các tờ báo khác thất vậy tranh nhau đặt hàng Lương Vũ Sinh, ông không thể đáp ứng xuể nhu cầu ấy. Người mà Lương Vũ Sinh mời giúp đỡ chính là Kim Dung. (tác phẩm đầu tiên của Kim Dung là "Thư kiếm ân cừu lục" (1955 - 1956) ra đời theo đơn đặt hang này)

Ở ngoài đời, Lương Vũ Sinh và Kim Dung vốn là đôi bạn. Kim Dung gọi Lương Vũ Sinh là "Lương huynh". Họ là bạn văn chương, cũng là bạn cờ. Khi rảnh rỗi lại hay đem chuyện võ nghệ ra bàn luận.

Trở lại chuyện Lương Vũ Sinh. Sở dĩ nhà văn lấy bút danh Lương Vũ Sinh này vì ông đã từng lấy bút danh "Lương Tuệ Như" khi viết tùy bút lịch sử, bèn dung lại họ "Lương". Ông rất thích Bạch Cung Vũ và tác phẩm "Thập nhị kim tiền tiêu" của tác giả này, thế là có thêm một chữ "Vũ". "Lương" thêm "Vũ" thế "Sinh" ra "Lương Vũ Sinh".

--------------------------------------------------------

Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển. Theo thứ tự trong Lương Vũ Sinh hệ liệt, 35 bộ đó là:

Long hổ đấu Kinh hoa

Thảo mãng long xà truyện

Bạch phát ma nữ truyện

Tái ngoại kỳ hiệp truyện

Thất kiếm hạ thiên sơn

Giang hồ tam nữ hiệp

Hoàn kiếm kỳ tình lục

Bình tung hiệp ảnh lục

Tán hoa nữ hiệp

Liên kiếm phong vân lục

Băng phách hàn quang kiếm

Vân hải ngọc cung duyên

Băng xuyên thiên nữ truyện

Hiệp cốt đan tâm

Phong lôi chấn cửu châu

Băng hà tẩy kiếm lục

Nữ đế kỳ anh lục

Đại đường du hiệp truyện

Long phượng bảo thoa duyên

Tuệ kiếm tâm ma

Phi phượng tiềm long

Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ

Minh đích phong vân lục

Quảng lăng kiếm

Phong vân lôi diện

Hãn hải hùng phong

Du kiếm giang hồ

Mục dã lưu tinh

Đạn chỉ kinh lôi

Tuyệt tái truyền phong lục

Kiếm võng trần ti

Huyễn kiếm linh kỳ

Võ lâm tam tuyệt

Võ lâm thiên kiêu

Vũ Đương nhất kiếm

maihoatrang.com

Đây là đoạn so sánh về phong cách viết truyện giữa Kim Dung - Cổ Long - Lương Vũ Sinh, do La Lập Quần viết. Dịch giả: Vô Nại Thư Sinh.


Luận về nội dung tác phẩm, Lương Vũ Sinh và Kim Dung chú trọng đến việc thể hiện hoàn cảnh lịch sử, từ đó phát triển ra hư cấu nên những câu chuyện kết nối nhau. Cũng từ việc sử dụng các tư liệu lịch sử ấy, nhưng giữa Lương Vũ Sinh và Kim Dung cũng có sự khác biệt. Lương Vũ Sinh hư cấu nhân vật và sự kiện đặt thẳng vào trong bối cảnh lịch sử, dùng nó để nhấn mạnh không khí lịch sử; trong khi Kim Dung thì lấy hẳn nhân vật lịch sử đặt vào võ lâm, biếm một nhân vật lịch sử thành một nhân vật tiểu thuyết, hư cấu thêm các sự kiện, khiến cho người đọc đôi khi không còn biết đâu là lịch sử đâu là hư cấu nữa. Hai người đều vận dụng lịch sử, đánh giá và nhận thức lại lịch sử. Tuy nhiên nếu xét về hàm lượng lịch sử trong tác phẩm thì có thể nói Kim Dung cao hơn Lương Vũ Sinh một bậc. kỹ xảo sáng tác cũng cao minh hơn nhiều. Tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long thì hầu như quẳng lịch sử sang một bên, không chịu bất kỳ sự câu thúc nào, cứ theo cảm xúc mà viết, dựa vào cảm nhận của mình mà kiến tạo nhân vật cũng như tình tiết. Tiểu thuyết của Cổ Long không chú trọng đến việc nhìn lại lịch sử, mà chú trọng đến con người hiện tại. Tình cảm và quan niệm của người hiện đại trong tác phẩm khiến cho tiểu thuyết của Cổ Long vừa khoáng đạt lại vừa thâm trầm.

Chỉ nói riêng về khuynh hướng chủ đạo của nhân vật, nhân vật trong tác phẩm của Lương Vũ Sinh mang nặng sắc thái đạo đức, chính tà phân minh, nội hàm xã hội trong nhân vật phong phú, như tính cách nhân vật lại đơn nhất, gần như là được nâng lên thành khái niệm thành công thức. Các nhân vật của Kim Dung thì tính cách phức tạp, có vẻ như hơi trái ngược với cách viết truyền thống, nhân vật lúc chính lúc tà, bị treo lơ lửng trên sợi dây đạo đức nhưng không bị rơi xuống, tính cách phức tạp và mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự phức tạp và mâu thuẫn trong tư tưởng và tính cách của các nhân vật này lại có nguồn gốc từ sự phức tạp và mâu thuẫn của cuộc sống như vậy, tính cách của nhân vật đã mang đậm tính cách xã hội. Tác phẩm của Cổ Long lại chú trọng đến sự thể nghiệm tính cách nhân vật, ông thường dùng bút pháp tinh tế để miêu tả những tình cảm vi diệu và phức tạp của nhân vật, thường dùng các phạm trù đối lập nhau như sinh và tử, hạnh phúc và khổ đau để khắc họa tính cách cao quý, được nhìn thấy qua diễn biến trong nội tâm của nhân vật, dùng nó để vạch ra ý nghĩa của cuộc sống và chân lý của nhân sinh. Trong tiểu thuyết của Cổ Long, thường thấy sự mâu thuẫn giữa ngoại mạo và nội tâm, các nhân vật chính thường có bề ngoài quái đản, thần bí, hành sự cố chấp, tính khí cao ngạo nhưng lại là kẻ chí tình, thậm chí đa tình. Những biểu hiện này có liên quan mật thiết đến thân thế, tâm cảnh và cuộc sống của Cổ Long.

Nói đến tình tiết trong tác phẩm, tiểu thuyết của Cổ Long, Lương Vũ Sinh và Kim Dung cũng có sự khác biệt lớn. Ba vị đại gia này đều giỏi về hư cấu cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm của họ đều khúc chiết, biến đổi khó lường, như một mạch nước ngầm vươn xa vạn dặm, các tình tiết liên kết chặt chẽ với nhau. Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh thì đầu voi đuôi chuột, mở đầu tình tiết rất hấp dẫn, nhưng càng về sau càng nhạt dần, như không đủ hơi đủ sức vậy. Tiểu thuyết của Kim Dung thì ngược lại, bao giờ cũng vậy, tiểu thuyết mở đầu bình bình, tình tiết ngày càng phát triển, nhân vật cũng theo đó xuất hiện, tình tiết đan xen phức tạp, cấu tứ chặt chẽ, bố cục ngụy dị, người đọc không thể biết trước việc gì sẽ xảy ra. Tình tiết trong tiểu thuyết của Kim Dung như một nồi nước trên lò lửa, lửa càng ngày càng mạnh, nước cũng càng lúc càng sôi cuồn cuộn. Tiểu thuyết của Cổ Long như đàn được khảy ở âm vực cao vút từ đầu đến cuối, tình tiết kỳ biến trong cái kỳ biến, xảo diệu trong cái xảo diệu, trong cái tất nhiên bỗng đan xen một sự kiện ngẫu nhiên, trong kế còn có kế, thực giả đan xen, biến ảo khôn cùng. Chiều hướng phát triển của cốt truyện hầu như không thể đoán biết trước được, kinh hiểm liên miên, khiến người đọc hồi hộp đến nín thở, cả tác phẩm kết cấu chặt chẽ không có một tình tiết bất hợp lý nào đó là điểm khiến cho người ta phải khâm phục Cổ Long. Luận về tình tiết, tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long có thể xưng là nhất tuyệt.
Về việc miêu tả võ công, cả ba đại gia đều có phong cách riêng. Lương Vũ Sinh miêu tả võ công hư ảo nhưng lại rất thực, mỗi chiêu mỗi thức đều rất rõ ràng, rất thực. Võ công trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có khuynh hướng đạo đức, võ công có chính có tà; võ công chính phái nhu hòa tượng trưng cho cái thiện cái nhân, chỉ công địch phòng vệ, lại có ích cho việc tu tâm dưỡng tánh; võ công tà phái thì tàn độc bá đạo, tượng trưng cho cái tà cái ác, ví như "Tu La Âm sát công", "Lôi Thần chưởng", "Ðộc chưởng"...Võ công chính phái luyện tập khó khăn, rất chậm tiến nhưng lại có căn cơ vững chắc; võ công tà phái luyện mau thành tựu nhưng cũng dễ tẩu hỏa nhập ma, tàn hại cả đời. Tất cả những cái đó tạo nên một phong cách võ công riêng của Lương Vũ Sinh. Võ công trong tác phẩm của Kim Dung càng khiến cha người ta thán phục. Võ công của Kim Dung và văn học nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Trung Hoa hòa làm một. Cầm kỳ thi họa, cửu cung bát quái, y đạo, dụng độc...đều có thể hóa thành tuyệt thế thần công, đồng thời đem tinh thần Nho, Thích, Ðạo truyền thống của TQ hóa thành các cảnh giới cao nhất của võ học. Kim Dung còn bỏ công miêu tả việc luyện công khó nhọc và kiên trì như thế nào, các nhân vật chính bao giờ cũng trước tiên là gặp họa sau đó mới được phúc, nhờ vào sự kiện ngẫu nhiên nào đó, hay ở chỗ là các miêu tả này đều rất sống động, tự nhiên và có mức độ. Ngoài ra võ công của Kim Dung còn có một đặc điểm là rất hoạt kê, khiến cho trận đấu căng thẳng kịch liệt cũng trở nên nhẹ nhàng nhờ những tiếng cười.

Phong cách võ công của Cổ Long thì khác hẳn mọi người, võ công của ông thắng người ta ở "quái chiêu". Võ công của Cổ Long trọng tinh thần, không trọng chiêu thức, như "Phi đao tuyệt kỹ" của Diệp Phi trong "Biên Thành Ðao Thanh":
"Xưa nay chưa từng có ai biết được phi đao của hắn giấu ở đâu, cũng không ai biết đao được phóng ra như thế nào. Trước khi phóng đao ra khỏi tay, không một ai tưởng tượng nổi tốc độ và oai lực của nó...Ðao nhất định phải nằm ở nơi mà nó phải được phóng tới!...Nếu không hiểu được tinh thần ấy, không thể nào phóng được ngọn đao kinh thiên động địa như vậy! Phi đao! Phi đao chưa nằm trong tay nhưng tinh thần đã tồn tại! Ðó không phải là sát khí, nhưng nó còn khiến cho người sợ hơn cả sát khí!"

Trích đoạn miêu tả phi đao ở trên đã không còn là thứ võ công thuần túy nữa, nó đã trở thành nhân cách, tinh thần, là lòng nhân từ và bác ái của Lý Tầm Hoan. Võ công của Cổ Long chú trọng ở chỗ "công tâm" (đánh vào tâm lý đối phương), mọi thứ thuộc về con người, từ tính tình, tình cảm cho tới y phục và cả nét mặt đều có thể có ảnh hưởng tới việc phát huy võ công, cao thủ quyết đấu, không được có bất kỳ sơ suất nào từ thế đứng cho tới thần thái đều phải hoàn mỹ. Trong tình huống như vậy thì võ công chẳng cần đến lộ số, chỉ một chiêu là có thể phân thắng bại. Võ công của Cổ Long còn được thể hiện dưới góc độ thiền. Lấy kiến tính làm tông chỉ, trong khi đối địch, cao thủ phải đạt đến cảnh giới vong ngã, bởi chỉ có vong ngã mới vượt qua được giới hạn của nhận thức, mới có thể nhận ra nhược điểm của đối phương một cách nhanh chóng và chính xác. Cảnh giới vong ngã đạt được là do sự huấn luyện qua thời gian, mới có thể thu phát tùy ý. Trong trạng thái vong ngã ấy, võ sĩ trở thành một người không có ý thức, trong lòng không còn tồn tại cái ta nữa mà chỉ còn tồn tại binh khí trong tay và địch nhân. Trong trạng thái ấy, thân kiếm hợp nhất, võ sĩ mới có thể phát huy hoàn toàn oai lực của võ công, chỉ bằng một chiêu là đã đủ hủy diệt đối phương. Cũng chính vì võ công của Cổ Long có những quái chiêu như vậy mà phong cách võ công của ông có một điểm rất riêng: không chiêu không thức, ngắn gọn mạnh mẽ, trọng ở tinh thần, một chiêu kiến hiệu.

Văn phong kỹ xảo của Cổ Long cũng có phong cách độc đáo của riêng mình. Lương Vũ Sinh văn phong bay bướm, trong truyện thường dùng đến thi từ ca phú, dân ca tục ngữ làm cho tác phẩm tăng thêm mỹ ý. Kim Dung tài trí như biển trời, văn phong hào sảng thoát tục, hoạt kê nhẹ nhàng, tác phẩm tuy là tiểu thuyết nhưng lại có thi tình họa ý, đồng thời cũng có vận dụng kỹ xảo tiểu thuyết phương Tây đi sâu vào chân lý của cuộc sống và vận mệnh con người. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Cổ Long ngắn gọn, cú pháp đa dạng, đơn giản, gọn gàng mà thoát tục. Cổ Long thuật chuyện thường tránh cách thuật chuyện theo một mạch suốt từ đầu đến cuối, hành văn liên tục gián đoạn nhưng không vì thế mà rời rạc. Nếu nói Lương Vũ Sinh giữ chặt điển cố, không làm mất phong độ của một võ lâm đại gia thì Kim Dung gồm thâu bách gia, dung hòa kỹ xảo tiểu thuyềt Ðông Tây, có điển nhã cũng có mộc mạc, đa dạng trong cái thống nhất, đã khai sáng nên một phong cách tiểu thuyết võ hiệp độc nhất vô nhị, là một tuyệt đỉnh cao thủ trong võ lâm! Còn Cổ Long bạo gan phóng túng, không giữ bất kỳ khuôn thước nào, vai mang kiếm lưng giắt bầu rượu tiếu ngạo giang hồ, đúng là một võ lâm quái kiệt.
 

 

                                             (2)

tlekhac-www.nhanmonquan.net

ĐỘC GIẢ LÝ TƯỞNG


Bạch Cảnh Thụy tiên sinh không những chỉ dẫn tôi đóng kịch mà còn chỉ tôi môn hội họa, vẽ trên bình bông và hoa quả, bình bông cuối cùng không biết về đâu, điều duy nhất xác định được là, hoa quả không thể nào bị người ta nuốc chửng vào bụng, bởi vì những thứ đó đều làm bằng sáp, ăn không được.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn gọi Bạch tiên sinh là thầy, có thể nói giữa chúng tôi không hề có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Lúc tôi viết bộ tiểu thuyết vũ hiệp đầu tiên, ông ta còn làm ký giả ở tờ báo Tự Lập, ở trọ trong nhà của Lý Kính Hồng tiên sinh, thường thu=ờng bởi vì về trễ nên về không được, lúc đó tôi ở trong phòng trên dãy lầu phía sau nhà ông ta ở, tôi viết bộ tiểu thuyết đầu tiên, vừa xong hai ba vạn chữ, ông ta bỗng đêm hôm khuya khoắt lại chơi, do đó, tự nhiên trở thành người dộc giả đầu tiên của tôi.

Hai năm trước, ông ta bỗng dưng lại đi đọc truyện của tôi, trước sau có tới mười tám năm dài, đối với một người viết tiểu thuyết vũ hiệp mà nói, độc giả như thế này, chỉ cần một người cũng đã đủ để mình cảm thấy quá sung sướng.


TỪ HỘI HỌA ĐẾN NGÀY HÔM NAY

Trước kia chưa viết tiểu thuyết vũ hiệp, tôi cũng như Nghê Khuông và các tác giả khác, đều rất ghiền tiểu thuyết vũ hiệp, không những vậy đều bắt đầu từ những cuốn chuyện tranh nhi đồng ("tiểu nhân" thư). Truyện tranh nhi đồng là chuyện kể bằng tranh liên hoàn, đại khái là tương đương như video recorder (?) bây giờ, một cuốn chừng vài trăm tờ, một bộ chừng hai ba chục cuốn, nội dung bao la vạn tượng, đủ khắp thứ trên cỏi đời, trong đó có vài vị danh gia như Triệu Hùng Bản, Triệu Tam Đảo, Trần Quang Ích, Tiền Tiếu Phật, cho đến bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng rất rõ.

Trần Quang Ích thích sẽ chuyện vui cười, bắt đầu từ con gà trong lồng bay ra, bay đi, trứng bể, chó sủa, người nhảy, chén bể, canh đổ, làm bọn con nít chúng tôi xem cười muốn vỡ cả bụng ra.

Tiền Tiếu Phật thì chuyên vẽ về chuyện dạy đời, nói đến nhân quả báo ứng, khuyên người ta làm điều thiện. Triệu Hùng Bản và Triệu Tam Đảo thì vẽ vũ hiệp chính tông, Triển Chiếu và Âu Dương Xuân trong Thất Hiệp Ngũ Nghĩa, Ưng Trảo Vương và Phi Đao Viêm Ngũ do Trịnh Chứng Nhân sáng tác, những chuyện đó đến tay bọn họ, đều biến thành như những người thật. Lúc đó trong cặp của bọn học sinh, nếu không có mấy cuốn tranh nhi đồng, mới là chuyện không thể tưởng tượng được.

Nhưng không biết rồi đến lúc nào đó, những đứa học sinh nhỏ bé đã lớn lên, chuyện nhi đồng không còn đủ sức hấp dẫn bọn chúng tôi, thần tượng của chúng tôi bèn từ Triệu Hùng Bản chuyển qua Trịnh Chứng Nhân, Châu Trinh Mộc, Bạch Vũ, Vương Độ Lư và Hoàn Châu Lâu Chủ, tác giả tiểu thuyết vũ hiệp lúc ấy được mọi người yêu chuộng nhất chính là năm vị đó. Sau đó thì là Kim Dung.

Tiểu thuyết của Kim Dung kết cấu rất tinh vi, văn chương gọn ghẽ điêu luyện, hỗn hợp từ văn pháp của Hồng Lâu Mộng và phương tây, thành ra một hình thức mới mẽ, phong cách tân thời. Nếu trong tay tôi có mười tám bộ tiểu thuyết của Kim Dung, chỉ xem mười bảy bộ rưỡi, tôi nhất định sẽ không ngủ được yên giấc.

Vì vậy tôi cũng bắt đầu viết. Động cơ đầu tiên thúc đẩy tôi viết tiểu thuyết vũ hiệp, không phải là lý do gì đường hoàng oai vệ cho lắm, mà chỉ là muốn kiếm tiền thế thôi.

Lúc ấy tôi mới có mười tám mười chín tuổi, bộ đầu tiên tên là Thương Cùng Thần Kiếm. Đó là bộ chuyện rách nát, nội dung rườm rà lôi thôi, viết thiếu này thiếu kia, bởi lúc ấy tôi không hề xem đó là chuyện đứng đắn.

Nếu ngay cả người viết chuyện còn không xem trọng tác phẩm của mình, thì còn ai coi trọng nó ?

Viết được mười năm, tôi mới từ từ bắt đầu có tý quan niệm nhận thức mới mẻ về tiểu thuyết vũ hiệp, bởi vì đến lúc đó, tôi mới có thể tiếp xúc được cái tinh thần hàm súc trong đó. Cái tinh thần "hữu sở tất vi" (Phải làm là làm) của bậc nam tử hán, cái ý chí phấn đấu không bao giờ chịu khuất phục, cái quyết tâm có bẻ mấy cũng không gãy.

Cái tinh thần chiến đấu "tuy thiên vạn nhân ngô vãng hỷ". (Tuy ngàn vạn người, xông vào tôi cũng xông)

Những cái tinh thần đó làm cho người ta phấn khởi vùng lên, làm cho người ta hứng khỏi quật cường, nhất định không làm người ta nản chí tiêu trầm, không làm cho người thấy xong muốn đâm đầu tự tử.

Do đó tôi cũng bắt đầu từ từ biến đổi, bắt đầu nhìn chính chắn lại hình thức tiểu thuyết tôi viết, hy vọng người khác cũng nhìn nó chính chắn như tôi vậy.

Tiểu thuyết vũ hiệp cũng là một loại tiểu thuyết, nó còn tồn tại được tới bây giờ, dĩ nhiên là có cái giá trị cho nó tồn tại. Mấy năm gần đây, học giả nước ngoài từ từ đã bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của nó, từ từ đã bắt đầu có phê bình khách quan và công bằng về lối hành văn, kết cấu, tư tưởng cá tính xung đột của các nhân vật trong truyện.

Hai năm nay, độc giả ở Đài Loan đã từ từ thay đổi lối nhìn vào tiểu thuyết vũ hiệp, đấy dĩ nhiên là kết quả của các tác giả tiểu thuyết vũ hiệp cùng nhau nổ lực mà tạo nên. Nhưng tiểu thuyết vũ hiệp bị người ta phỉ báng, cũng không phải là hoàn toàn không có căn cứ, trong đó có những chuyện quá hoang liêu, quá cũ kỹ, nhân vật quá bị thần thoại hóa, bố cục quá lỏng lẻo, văn chương quá sơ sài, đều là những chỗ chúng ta nên phải sữa đổi.

Muốn cho tiểu thuyết vũ hiệp được cái địa vị xứng đáng của nó, điều cần nhất là mọi người đều phải cùng nhau nổ lực.

Từ Thương Cùng Thần Kiếm tới Ly Biệt Câu, đã qua một quá trình dài dẳng gian khổ. Một cậu con trai mười tám mười chín tuổi, đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm gian khổ, học được bao nhiêu bài học quý giá.

Nhưng hiện tại mỗi lần nghĩ đến, những thứ đó đều có giá trị vô cùng của nó, bất kể bỏ ra bao nhiêu công sức cũng đều rất xứng đáng.

Bởi vì chúng ta ai ai cũng đều trưởng thành qua gian nan khốn khổ.

Một người chỉ cần còn sống đó, đã là một chuyện sung sướng rồi, huống gì còn được tiếp tục không ngừng những giây phút tiếp tục trưởng thành.

Vì vậy chúng ta được một bài học nào, bài học đó sẽ đáng cho chúng ta trân trọng giữ lấy. Bài học nào cũng làm cho người ta phấn khởi tinh thần, tự cường bất tức .

Nếu một người kúc nào cũng đều nghĩ như vậy, trong lòng y làm sao còn có thể có những kỹ niệm làm cho mình thương tâm thất vọng thống khổ hối hận cho được ?

 


                                                 ---------------
                                             Cổ Long 21/6/1967



 

 

                         KIM DUNG - CỔ LONG - LƯƠNG VŨ SINH

maihoatrang.com

Đây là đoạn so sánh về phong cách viết truyện giữa Kim Dung - Cổ Long - Lương Vũ Sinh, do La Lập Quần viết. Dịch giả: Vô Nại Thư Sinh.


Luận về nội dung tác phẩm, Lương Vũ Sinh và Kim Dung chú trọng đến việc thể hiện hoàn cảnh lịch sử, từ đó phát triển ra hư cấu nên những câu chuyện kết nối nhau. Cũng từ việc sử dụng các tư liệu lịch sử ấy, nhưng giữa Lương Vũ Sinh và Kim Dung cũng có sự khác biệt. Lương Vũ Sinh hư cấu nhân vật và sự kiện đặt thẳng vào trong bối cảnh lịch sử, dùng nó để nhấn mạnh không khí lịch sử; trong khi Kim Dung thì lấy hẳn nhân vật lịch sử đặt vào võ lâm, biếm một nhân vật lịch sử thành một nhân vật tiểu thuyết, hư cấu thêm các sự kiện, khiến cho người đọc đôi khi không còn biết đâu là lịch sử đâu là hư cấu nữa. Hai người đều vận dụng lịch sử, đánh giá và nhận thức lại lịch sử. Tuy nhiên nếu xét về hàm lượng lịch sử trong tác phẩm thì có thể nói Kim Dung cao hơn Lương Vũ Sinh một bậc. kỹ xảo sáng tác cũng cao minh hơn nhiều. Tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long thì hầu như quẳng lịch sử sang một bên, không chịu bất kỳ sự câu thúc nào, cứ theo cảm xúc mà viết, dựa vào cảm nhận của mình mà kiến tạo nhân vật cũng như tình tiết. Tiểu thuyết của Cổ Long không chú trọng đến việc nhìn lại lịch sử, mà chú trọng đến con người hiện tại. Tình cảm và quan niệm của người hiện đại trong tác phẩm khiến cho tiểu thuyết của Cổ Long vừa khoáng đạt lại vừa thâm trầm.

Chỉ nói riêng về khuynh hướng chủ đạo của nhân vật, nhân vật trong tác phẩm của Lương Vũ Sinh mang nặng sắc thái đạo đức, chính tà phân minh, nội hàm xã hội trong nhân vật phong phú, như tính cách nhân vật lại đơn nhất, gần như là được nâng lên thành khái niệm thành công thức. Các nhân vật của Kim Dung thì tính cách phức tạp, có vẻ như hơi trái ngược với cách viết truyền thống, nhân vật lúc chính lúc tà, bị treo lơ lửng trên sợi dây đạo đức nhưng không bị rơi xuống, tính cách phức tạp và mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự phức tạp và mâu thuẫn trong tư tưởng và tính cách của các nhân vật này lại có nguồn gốc từ sự phức tạp và mâu thuẫn của cuộc sống như vậy, tính cách của nhân vật đã mang đậm tính cách xã hội. Tác phẩm của Cổ Long lại chú trọng đến sự thể nghiệm tính cách nhân vật, ông thường dùng bút pháp tinh tế để miêu tả những tình cảm vi diệu và phức tạp của nhân vật, thường dùng các phạm trù đối lập nhau như sinh và tử, hạnh phúc và khổ đau để khắc họa tính cách cao quý, được nhìn thấy qua diễn biến trong nội tâm của nhân vật, dùng nó để vạch ra ý nghĩa của cuộc sống và chân lý của nhân sinh. Trong tiểu thuyết của Cổ Long, thường thấy sự mâu thuẫn giữa ngoại mạo và nội tâm, các nhân vật chính thường có bề ngoài quái đản, thần bí, hành sự cố chấp, tính khí cao ngạo nhưng lại là kẻ chí tình, thậm chí đa tình. Những biểu hiện này có liên quan mật thiết đến thân thế, tâm cảnh và cuộc sống của Cổ Long.

Nói đến tình tiết trong tác phẩm, tiểu thuyết của Cổ Long, Lương Vũ Sinh và Kim Dung cũng có sự khác biệt lớn. Ba vị đại gia này đều giỏi về hư cấu cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm của họ đều khúc chiết, biến đổi khó lường, như một mạch nước ngầm vươn xa vạn dặm, các tình tiết liên kết chặt chẽ với nhau. Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh thì đầu voi đuôi chuột, mở đầu tình tiết rất hấp dẫn, nhưng càng về sau càng nhạt dần, như không đủ hơi đủ sức vậy. Tiểu thuyết của Kim Dung thì ngược lại, bao giờ cũng vậy, tiểu thuyết mở đầu bình bình, tình tiết ngày càng phát triển, nhân vật cũng theo đó xuất hiện, tình tiết đan xen phức tạp, cấu tứ chặt chẽ, bố cục ngụy dị, người đọc không thể biết trước việc gì sẽ xảy ra. Tình tiết trong tiểu thuyết của Kim Dung như một nồi nước trên lò lửa, lửa càng ngày càng mạnh, nước cũng càng lúc càng sôi cuồn cuộn. Tiểu thuyết của Cổ Long như đàn được khảy ở âm vực cao vút từ đầu đến cuối, tình tiết kỳ biến trong cái kỳ biến, xảo diệu trong cái xảo diệu, trong cái tất nhiên bỗng đan xen một sự kiện ngẫu nhiên, trong kế còn có kế, thực giả đan xen, biến ảo khôn cùng. Chiều hướng phát triển của cốt truyện hầu như không thể đoán biết trước được, kinh hiểm liên miên, khiến người đọc hồi hộp đến nín thở, cả tác phẩm kết cấu chặt chẽ không có một tình tiết bất hợp lý nào đó là điểm khiến cho người ta phải khâm phục Cổ Long. Luận về tình tiết, tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long có thể xưng là nhất tuyệt.
Về việc miêu tả võ công, cả ba đại gia đều có phong cách riêng. Lương Vũ Sinh miêu tả võ công hư ảo nhưng lại rất thực, mỗi chiêu mỗi thức đều rất rõ ràng, rất thực. Võ công trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có khuynh hướng đạo đức, võ công có chính có tà; võ công chính phái nhu hòa tượng trưng cho cái thiện cái nhân, chỉ công địch phòng vệ, lại có ích cho việc tu tâm dưỡng tánh; võ công tà phái thì tàn độc bá đạo, tượng trưng cho cái tà cái ác, ví như "Tu La Âm sát công", "Lôi Thần chưởng", "Ðộc chưởng"...Võ công chính phái luyện tập khó khăn, rất chậm tiến nhưng lại có căn cơ vững chắc; võ công tà phái luyện mau thành tựu nhưng cũng dễ tẩu hỏa nhập ma, tàn hại cả đời. Tất cả những cái đó tạo nên một phong cách võ công riêng của Lương Vũ Sinh. Võ công trong tác phẩm của Kim Dung càng khiến cha người ta thán phục. Võ công của Kim Dung và văn học nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Trung Hoa hòa làm một. Cầm kỳ thi họa, cửu cung bát quái, y đạo, dụng độc...đều có thể hóa thành tuyệt thế thần công, đồng thời đem tinh thần Nho, Thích, Ðạo truyền thống của TQ hóa thành các cảnh giới cao nhất của võ học. Kim Dung còn bỏ công miêu tả việc luyện công khó nhọc và kiên trì như thế nào, các nhân vật chính bao giờ cũng trước tiên là gặp họa sau đó mới được phúc, nhờ vào sự kiện ngẫu nhiên nào đó, hay ở chỗ là các miêu tả này đều rất sống động, tự nhiên và có mức độ. Ngoài ra võ công của Kim Dung còn có một đặc điểm là rất hoạt kê, khiến cho trận đấu căng thẳng kịch liệt cũng trở nên nhẹ nhàng nhờ những tiếng cười.

Phong cách võ công của Cổ Long thì khác hẳn mọi người, võ công của ông thắng người ta ở "quái chiêu". Võ công của Cổ Long trọng tinh thần, không trọng chiêu thức, như "Phi đao tuyệt kỹ" của Diệp Phi trong "Biên Thành Ðao Thanh":
"Xưa nay chưa từng có ai biết được phi đao của hắn giấu ở đâu, cũng không ai biết đao được phóng ra như thế nào. Trước khi phóng đao ra khỏi tay, không một ai tưởng tượng nổi tốc độ và oai lực của nó...Ðao nhất định phải nằm ở nơi mà nó phải được phóng tới!...Nếu không hiểu được tinh thần ấy, không thể nào phóng được ngọn đao kinh thiên động địa như vậy! Phi đao! Phi đao chưa nằm trong tay nhưng tinh thần đã tồn tại! Ðó không phải là sát khí, nhưng nó còn khiến cho người sợ hơn cả sát khí!"

Trích đoạn miêu tả phi đao ở trên đã không còn là thứ võ công thuần túy nữa, nó đã trở thành nhân cách, tinh thần, là lòng nhân từ và bác ái của Lý Tầm Hoan. Võ công của Cổ Long chú trọng ở chỗ "công tâm" (đánh vào tâm lý đối phương), mọi thứ thuộc về con người, từ tính tình, tình cảm cho tới y phục và cả nét mặt đều có thể có ảnh hưởng tới việc phát huy võ công, cao thủ quyết đấu, không được có bất kỳ sơ suất nào từ thế đứng cho tới thần thái đều phải hoàn mỹ. Trong tình huống như vậy thì võ công chẳng cần đến lộ số, chỉ một chiêu là có thể phân thắng bại. Võ công của Cổ Long còn được thể hiện dưới góc độ thiền. Lấy kiến tính làm tông chỉ, trong khi đối địch, cao thủ phải đạt đến cảnh giới vong ngã, bởi chỉ có vong ngã mới vượt qua được giới hạn của nhận thức, mới có thể nhận ra nhược điểm của đối phương một cách nhanh chóng và chính xác. Cảnh giới vong ngã đạt được là do sự huấn luyện qua thời gian, mới có thể thu phát tùy ý. Trong trạng thái vong ngã ấy, võ sĩ trở thành một người không có ý thức, trong lòng không còn tồn tại cái ta nữa mà chỉ còn tồn tại binh khí trong tay và địch nhân. Trong trạng thái ấy, thân kiếm hợp nhất, võ sĩ mới có thể phát huy hoàn toàn oai lực của võ công, chỉ bằng một chiêu là đã đủ hủy diệt đối phương. Cũng chính vì võ công của Cổ Long có những quái chiêu như vậy mà phong cách võ công của ông có một điểm rất riêng: không chiêu không thức, ngắn gọn mạnh mẽ, trọng ở tinh thần, một chiêu kiến hiệu.

Văn phong kỹ xảo của Cổ Long cũng có phong cách độc đáo của riêng mình. Lương Vũ Sinh văn phong bay bướm, trong truyện thường dùng đến thi từ ca phú, dân ca tục ngữ làm cho tác phẩm tăng thêm mỹ ý. Kim Dung tài trí như biển trời, văn phong hào sảng thoát tục, hoạt kê nhẹ nhàng, tác phẩm tuy là tiểu thuyết nhưng lại có thi tình họa ý, đồng thời cũng có vận dụng kỹ xảo tiểu thuyết phương Tây đi sâu vào chân lý của cuộc sống và vận mệnh con người. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Cổ Long ngắn gọn, cú pháp đa dạng, đơn giản, gọn gàng mà thoát tục. Cổ Long thuật chuyện thường tránh cách thuật chuyện theo một mạch suốt từ đầu đến cuối, hành văn liên tục gián đoạn nhưng không vì thế mà rời rạc. Nếu nói Lương Vũ Sinh giữ chặt điển cố, không làm mất phong độ của một võ lâm đại gia thì Kim Dung gồm thâu bách gia, dung hòa kỹ xảo tiểu thuyềt Ðông Tây, có điển nhã cũng có mộc mạc, đa dạng trong cái thống nhất, đã khai sáng nên một phong cách tiểu thuyết võ hiệp độc nhất vô nhị, là một tuyệt đỉnh cao thủ trong võ lâm! Còn Cổ Long bạo gan phóng túng, không giữ bất kỳ khuôn thước nào, vai mang kiếm lưng giắt bầu rượu tiếu ngạo giang hồ, đúng là một võ lâm quái kiệt.
 

                                                     LƯƠNG VŨ SINH

maihoatrang.com

Lương Vũ Sinh, cùng với Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh và Ôn Thuỵ An được liệt vào hang ngũ đại gia tiểu thuyết võ hiệp tân phái.

Lương Vũ Sinh (Leng Wu Sheng) tên thật là Trần Văn Thống, sinh năm 1922, lớn hơn Kim Dung 2 tuổi. Ông vốn là người huyện Mông Sơn, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Sau ngày đó chuyển đến Quảng Châu học ngành kinh tế đối ngoại ở "Lĩnh Nam đại học". Năm 1949 ông định cư tại Hongkong, đầu tiên làm việc ở "Đại công báo", về sau chuyển công tác về "Tân vãn báo". Lương Vũ Sinh thuộc dòng dõi thư hương, học nhiêu biết rộng, viết văn hay, vốn văn chương vững chắc, rất có phong độ danh sĩ.

Việc đến với tiểu thuyết kiếm hiệp của Lương Vũ Sinh thật tình cờ, và nguyên do chính là vì lý do thương mại. Năm 1953, ở Hongkong có hai vị võ sư nổi tiếng là Ngô Công Nghi, truyền nhân phái Thái Cực và Trần Khắc Phu, truyền nhânphái Bạch Hạc, vì màu cờ sắc áo đã xảy ra sự xung đột. Không thể bút chiến như văn sĩ, ngôn ngữ chẳng thể giải quyết được mâu thuẫn của con nhà võ, hai người bèn hẹn nhau tỉ võ, quyết định dung quyền cước để phân định thư hùng. Trận đấu sớm kết thúc, phần thắng nghiêng về truyền nhân phái Thái Cực. Nhưng trận đấu đã nuôi sống vài chục tờ báo khi ấy. Người ta thêu dệt mọi chuyện liên quan quanh trận đấu, từ võ công, thế võ, nội lực, thêm mắm dặm muối vào và xem đó như những trận ác đấu như kiểu võ lâm ngày xưa. Nắm được tâm lý độc giả như vậy, La Phù, chủ "Tân vãn báo" đã nhanh chóng cho ra đời chuyên mục "Võ hiệp tiểu thuyết liên tải" để thu hút bạn đọc.

Người mà La Phu tìm đến đầu tiên là Lương Vũ Sinh, bởi ông thường thích "luận võ thuyết kiếm", hơn nữa lai say mê võ hiệp. "Oán thì thổi sáo, cuồng thì luận kiếm" là sự thể hiện phong độ danh sĩ". Nhận được sự ủng hộ từ tòa soạn, Lương Vũ Sinh bắt tay viết tiểu thuyết kiếm hiệp. Và tác phẩm ông cho đăng báo đầu tiên là "Long hổ đấu kinh hoa", được đăng suốt hai năm, tạo tiếng vang lớn, số lượng báo in tăng vọt, bằng hữu bốn phương đều hâm mộ.

Các tờ báo khác thất vậy tranh nhau đặt hàng Lương Vũ Sinh, ông không thể đáp ứng xuể nhu cầu ấy. Người mà Lương Vũ Sinh mời giúp đỡ chính là Kim Dung. (tác phẩm đầu tiên của Kim Dung là "Thư kiếm ân cừu lục" (1955 - 1956) ra đời theo đơn đặt hang này)

Ở ngoài đời, Lương Vũ Sinh và Kim Dung vốn là đôi bạn. Kim Dung gọi Lương Vũ Sinh là "Lương huynh". Họ là bạn văn chương, cũng là bạn cờ. Khi rảnh rỗi lại hay đem chuyện võ nghệ ra bàn luận.

Trở lại chuyện Lương Vũ Sinh. Sở dĩ nhà văn lấy bút danh Lương Vũ Sinh này vì ông đã từng lấy bút danh "Lương Tuệ Như" khi viết tùy bút lịch sử, bèn dung lại họ "Lương". Ông rất thích Bạch Cung Vũ và tác phẩm "Thập nhị kim tiền tiêu" của tác giả này, thế là có thêm một chữ "Vũ". "Lương" thêm "Vũ" thế "Sinh" ra "Lương Vũ Sinh".

--------------------------------------------------------

Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển. Theo thứ tự trong Lương Vũ Sinh hệ liệt, 35 bộ đó là:

Long hổ đấu Kinh hoa

Thảo mãng long xà truyện

Bạch phát ma nữ truyện

Tái ngoại kỳ hiệp truyện

Thất kiếm hạ thiên sơn

Giang hồ tam nữ hiệp

Hoàn kiếm kỳ tình lục

Bình tung hiệp ảnh lục

Tán hoa nữ hiệp

Liên kiếm phong vân lục

Băng phách hàn quang kiếm

Vân hải ngọc cung duyên

Băng xuyên thiên nữ truyện

Hiệp cốt đan tâm

Phong lôi chấn cửu châu

Băng hà tẩy kiếm lục

Nữ đế kỳ anh lục

Đại đường du hiệp truyện

Long phượng bảo thoa duyên

Tuệ kiếm tâm ma

Phi phượng tiềm long

Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ

Minh đích phong vân lục

Quảng lăng kiếm

Phong vân lôi diện

Hãn hải hùng phong

Du kiếm giang hồ

Mục dã lưu tinh

Đạn chỉ kinh lôi

Tuyệt tái truyền phong lục

Kiếm võng trần ti

Huyễn kiếm linh kỳ

Võ lâm tam tuyệt

Võ lâm thiên kiêu

Vũ Đương nhất kiếm

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: