Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LTTD

1.Anh, chị hãy chứng minh TDTT ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người

Nguồn gốc: (từ lao động). Chứng minh được TDTT bắt nguồn từ lao động

TDTT được hình thành thông qua các hoạt động văn hóa con người từ xa xưa. Minh chứng

Quá trình phát triển thể dục thể thao gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Minh chứng

Nguyên thủy

Chiếm hữu nô lệ

Phong kiến

Chiến tranh và sau hòa bình

Hiện tại

Trong xã hội hiện nay, thể dục thể thao đã và đang trở thành một vấn đề thu hút được nhiều sự chú ý. Nó được biết tới với sự ra đời và phát triển gắn liền với xh loài người.

Để chứng minh cho điều này đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của TDTT. TDTT bắt nguồn từ lao động. Tổ tiên chúng ta để tồn tại đã phải hái lượm săn bắn, những kỹ năng đòi hỏi sự dẻo dai dũng mãnh của con người. Họ nhận ra sự càn thiết của việc rèn luyện cơ thể để bảo vệ bản thân mình khỏi thú dữ và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, theo đó tìm kiếm thức ăn để nuôi sống mình cũng như gia đình người thân. 

Tiếp đó, TDTT được hình thành thông qua các hoạt động văn hóa con người Khi XH phát triển hơn, họ sáng tạo ra các tập tục, trò chơi mang tính chất văn hóa cạnh tranh lành mạnh. Từ các môn thể thao đầy dân dã như đấu vật đua ngưa, đua thuyền, nhảy múa, ném còn trong các dịp lễ hội văn hóa để thể hiện bản thân và cầu mong cho năm tới mạnh khỏe sung túc, tất cả đều đòi hòi con người phỉa có một quá trình rèn luyện thể chất và thành thạo trò chơi, từ đó nâng cao sức khỏe, chống chọi bệnh tật

Thêm vào đó, quá trình phát triển của TDTT còn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Minh chứng cho việc này được thể hiện rất rõ ràng qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Ở xã hội nguyên thủy khi con người được sinh ra đã tồn tại những hoạt động được coi là TDTT khi con người lúc đó rèn luyện thân thể để tồn tại. Đến giai đoạn chiếm hữu nô lệ, hoạt động này phát triển hơn khi TDTT không còn đơn thuần để làm tăng sự dẻo dai và khả năng thích ứng của con ng với thiên nhiên. Trong giai đoạn ấy, giai cấp chủ nô cần có đội quân tinh nhuệ với mục đích chinh phạt và đánh bại, chiếm lấy ruộng đất, tài sản của người khác. Vì thế đây trở thành mục đích chính của TDTT thời kì này-đáp ứng nhu cầu của chế độ chủ nô.

Xã hội phong kiến điều tương tự cũng xảy ra nhưng theo quy mô lớn hơn, rộng hơn. Trong giai đoạn chiến tranh và sau hòa bình TDTT trở thành 1 nhân tố cực kỳ cần thiết trong quá trình giữ gìn và bảo vệ đất nước. Vì việc cần thiết là sự khỏe mạnh và sáng suốt của chiến sĩ nên mỗi cá nhân đều coi trọng việc luyện tập TDTT, cho dù đây chưa trở thành một nền tảng cơ bản. XHVN sau hòa bình vì nền kinh tế còn yếu kém, KHKT chưa phát triển nên vấn đề TDTT cũng không được coi trọng.

Trong thời bình hiện tại, TDTT đã trở thành một ngành GD quan trọng không thể thiếu trong việc nuôi dưỡng và rèn luyện con người nhờ tầm quan trọng của nó. TDTT trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội và là một môn học bắt buộc trong trường học, hơn thế nữa, bản thân nhiều người cũng tự giác luyện tập TDTT do nhìn thấy sự cần thiết cyar TDTT. TDTT không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn mà còn giúp đầu óc minh mẫn trong công việc và học tập đạt kết quả cao. Nó cũng trở thành một hoạt động ngoài giờ bổ ích cho bất cứ ai có nhu cầu do những ảnh hưởng tích cực của nó đến sự phát triển tốt đẹp của con người cả về thể chất tinh thần và các mặt khác. 

Vì thế, ta có thể thấy TDTT gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. 

2. Vì sao người tham gia tập luyện thường xuyên lại có sức khỏe tốt hơn so với người không tập luyện tdtt? Hãy chứng minh điều đó theo quan điểm về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới.

Sức khỏe là một phần quan trọng tất yếu trong cuộc sống con người. Vì thế, tổ chức y tế thế giới WHO đã nêu quan điểm về sức khỏe: “Sức khỏe là trạng thái hài hòa về thể chất tinh thần và xã hội mà không chỉ có nghĩa là không có bệnh tật hay thương tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được khả năng lao động lâu dài và lao động có kết quả.” Tập luyện tdtt thường xuyên có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất con người, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện.

Cơ thể con người là một khối thóng nhất. Tất cả các hệ thống, cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Khi ta vận động thì không những cơ bắp hoạt động mà tim, phổi, hệ thần kinh, hệ bài tiết,.... đều tăng cường hoạt động và chịu ảnh hưởng rõ rệt.

Tập luyện TDTT có tác dụng làm cho các tổ chức cơ quan trong cơ thể thay đổi hình thái và nâng cao năng lực vận động. Hai mặt đó luôn liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau. (cấu trúc thay đổi dẫn đến chức năng thay đổi)

Tập luyện TDTT sẽ gió phần khắc phục sửa chữa được một số khuyết tật của cơ thể và những hiệu quả tiêu cực của hoạt động lao động và học tập gây ra (cong vẹo cột sống, bẹt bàn chân), phòng chống bệnh nghề nghiệp và góp phần quan trọng vào việc điều trị, hồi phục tích cực các cơ quan vận động và một số bệnh lý khác.

Thông qua hoạt động thể dục thể thao một các có hệ thống sẽ nâng cao được khả năng trao đổi chất trong cơ thể, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể phát triển tự nhiên cân đối hài hòa về thể chất, nâng cao được cường độ hoạt động, khả năng thăng bằng, độ linh hoạt, khả năng phân tích-tổng hợp của hệ thần kinh, từ đó nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể đối với những thay đổi của thời tiết, khí hậu và hoàn cảnh, tạo điều kiện thích nghi với môi trường sống. ngoài ra TDTT còn giúp cho ng tập có tinh thần sảng khoái, nâng cao năng lực trí tuệ giảm stress.

Về thể chất, ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ có lượng hồng cầu trong máu cao hơn so với người thường, từ đó khả năng vận chuyển ô xy đến các tổ chức cơ quan tốt hơn nên có khả năng duy trì hoạt động lâu hơn và không bị xuất hiện hiện tượng choáng trọng lực trong vận động, trong khi người bình thường chỉ có thể vận động trong thời gian ngắn hơn và dễ bị choáng. Hơn nữa, lượng bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể cũng tăng lên trong vận động giúp chống lại stress do các kích thích quá mức của vận động gây ra cho cơ thể người tập tăng sức bền. 

Tim: ng thường: 70-80 l/p

tối đa: 200-220 l/p

Lưu lượng Tim co: ng thường: 60-70ml/lần

                  Vđv: 200ml nam và 160ml nữ

Lưu lượng phút của tim: ng thường: 4-5 l/p

   Vđv: 32-34 l/p

-> lưu thông máu để vận chuyển các chất đến mô, cơ quan nhờ vào máu để duy trì sự sống

Làm thay đổi cơ bản trạng thái chức năng của hệ hô hấp.

Nghỉ ngơi: thường: 16-20 lần/p

Vđv: 9-10 lần/p

Khi vận động, tần số hô hấp tăng tối đa để phù hợp với nhu cầu o2 mà cơ thể đòi hỏi.

-> vận chuyển ô xy từ bên ngoài vào cơ thể và đào thải co2 của quá trình trao đổi chất ra ngoài.

Dung tích sống: lượng không khí tối đa mà 1 ng hít vào khi cố hết sức

Thường 3,5 l

Vđv: 6-7 l

Phổi: thường: 8-9 l/p

Tối đa   Vđv: 140-160 l/p

Thường: 100 l/p

Thông khí phổi tăng dần để thỏa mãn nhu cầu O2 trong vận động.

Bài tiết: đào thải sản phẩm phân hủy cuối cùng mà cơ thể không sử dụng được nữa, đảm bảo sự ổn dịnh, cần bằng về cấu tạo và tính chất của môi trường bên trong cơ thể. 

Lượng máu vào thận giảm -> lượng nước tiểu giảm, thành phần nước tiểu cũng thay đổi. 

Tiêu hóa: tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng. 

Xương: chắc hơn, nặng hơn, sần sùi, sức chịu đựng tốt hơn, dẻo hơn, hạn chế bệnh về xương

Cơ:  Khối lượng và thể tích cơ vân tăng lên đáng kể.

Cung cấp máu cho cơ cải thiện.

Săn chắc

Khả năng trao đổi chất của cơ tăng.

Làm cơ hưng phấn và khoái hoạt

Khớp linh hoạt, dây chằng khỏe, đàn hồi tốt 

Hiệu quả làm việc:tăng năng lực của não, phát triển tốt phản xạ của cơ thể -> phản ứng nhanh với các tình huống, nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc, hạn chế hiện tượng stress do căng thẳng về thần kinh. Nâng cao khả năng phán đoán, nhạy cảm.

Tinh thần: sảng khoái, yêu đời, lạc quan, dẻo dai, chịu đựng được các khắc nghiệt của môi trường

Xã hội: hiệu quả làm việc tốt, não tốt -> cơ hội tìm được việc làm có mức thu nhập cao. Phản ứng nhanh, minh mẫn -> giải quyết tốt các vấn đề trong công việc -> .... An ninh xã hội được đảm bảo: sống trong một môi trường lành mạnh có lợi cho sức khỏe và tinh thần, không liên quan đến các tệ nạn.

-> thoải mái trong mối quan hệ với bạn bè, người thân, ....

Môi trường: Có xu hướng thân thiện với môi trường: thích không khí trong lành, dậy sớm. Tổ chức các sự kiện vì môi trường

3. Hãy phân tích mối quan hệ của các nguyên tắc trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

Nêu khái quát các nguyên tắc 

Phân tích mối quan hệ của các nguyên tắc và có minh chứng

Các nguyên tắc trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao có quan hệ mật thiết tới nhau, trong đó bao gồm các nguyên tắc : tự giác và tích cực, trực quan, hệ thống (tính thường xuyên trong luyện tập và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, tính tuần tự trong tập luyện và mỗi quan hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện), tăng dần yêu cầu (thích nghi thừa ra), toàn diện (cân đối), phù hợp đặc điểm cá nhân (cấu tạo giải phẫu khác nhau. vừa sức, phù hợp đặc điểm cá nhân)

4. Theo anh chị tập luyện thể dục thể thao như thế nào để được hiệu quả tốt nhất?

Nguyên tắc: trên

Cấu trúc buổi tập: 

Chuẩn bị: tạo tâm thế cho ng tập làm cho người tập có trạng thái sẵn sàng nhất (chuẩn bị dụng cụ sân bãi, khởi động)

Cơ bản: phần quan trọng của buổi tập.

Học động tác mới: làm quen-học sâu-hoàn thiện

Phát triển tố chất thể lực: bài tập tốc độ, sức mạnh, sức bền

Kết thúc: giúp cơ thể hồi phục sau vận động. động tác nhẹ nhàng thư giãn

Các bệnh thường gặp: Choáng trọng lực: về đích ngã xuống mất tri giác tạm thời. Không dừng đột ngột, hít sâu thờ đều

Say nắng: rối loạn sinh lý điều hòa thân nhiệt của cơ thể do nắng nóng. 

Đau bụng: tuân thủ nguyên tắc, không ăn no uống nước trc tập. Khởi động kỹ

Chuột rút: cơ co, không co duỗi đc. Khởi động kỹ, ăn uống đảm bảo.

Hạ đường huyết: ốm, mệt đói -> không tham gia cường độ lớn, thời gian dài. Trc khi tập bổ sung đường. 

Chế độ sinh hoạt: Dinh dưỡng + nước (bột đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng). Nước 500ml trước tập. bù nước trong vòng 2 h sau tập. 2 lít/ ngày.

Ngủ: 7-8 tiếng. ngủ trưa.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Giữ vệ sinh thân thể

6 nguyên nhân gây chấn thương: 

Phương pháp tiến hành giờ học không đúng, không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện., tăng dần độ khó, lượng vận động không quán triệt các đặc điểm lứa tuổi, giới tính, thiếu bảo hiểm khi thực hiện bài tập, không khởi động.

Tổ chức luyện tập không tốt, tổ chức các nhóm tập luyện không hợp lý. 

Không đảm bảo các yêu cầu an toàn của trang thiết bị và sân bãi như sân bãi quá chật hẹp, đường chạy không bằng phẳng, phòng tập tối, ẩm thấp, dụng cụ không đúng quy định.

Điều kiện thời tiết khí hậu không thích hợp như mưa gió lớn, trời quá nóng hoặc quá lạnh.

Vi phạm các quy định kiểm tra y tế như phân nhóm sức khỏe không đúng, cho tập luyện quá sớm sau khi bị ốm đau hoặc chấn thương.

Ý thức kỷ luật của người tập kém, vi phạm các quy định và luật thi đấu thể thao như có các hành hi xấu trong tập luyện và thi đấu và không có ý thức thực hiện các động tác.

6. Phân biệt TDTT, GDTC và TT 

TDTT: Nghĩa hẹp: là 1 bộ phận của nền văn hóa xã hội, 1 loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện

Nghĩa rộng: là toàn bộ những thành tự của XH trong quá trình sáng tạo những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm pháp huy khả anwng thích nghi của thế hệ trẻ và người trưởng thành.

GDTC:Là 1 bộ phận của TDTT, là 1 mặt của GD toàn diện như các mặt GD khác nhưng có:

Đặc trưng chung: quá trình dạy học có thầy và trò

Đặc trưng cơ bản: chuyên biệt

Là dạy học vận động

Tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất vận động.

Góp phần GD toàn diện nhân cách người học

TT: Nghĩa hẹp: là 1 trò chơi, 1 hình hức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng vào sự vận động thể lực, nhằm phát huy năng lực chuyên môn riêng biệt đẻ đạt được thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.

Nghĩa rộng:là chuẩn bị cho nó những quan hệ chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt động này. Trong luyện tập và thi đấu thể thao con người luôn phấn đấu đạt tới đỉnh cao nhất của thành tích thể thao, vượt qua giới hạn năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và qua thành tích đạt được mà nâng cao uy tín danh dự quốc gia, tập thể, địa phương và cả từng VĐV

5. Anh chị cho biết vì sao GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc trong hệ thống GD Quốc dân ở VN. Môn học GDTC đc thực hiện ở trường anh/ chị ntn? Hãy cho biết trách nhiệm của sv đối với môn học GDTC

Minh chứng cho mục đích, vai trò, nhiệm vụ

Sức khỏe đối với con người, đặc biệt sv

Minh chứng quan điểm đường lối của đảng và nhà nước đối với GDTC

Nêu được 1 môn học GDTC ở trường anh chị ntn

Nêu trách nhiệm sv với GDTC 

Mục đích Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước có thể chất cường tráng, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách con người việt nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường

Vai trò: Là một mặt giáo dục toàn diện cho sv.

GDTC có vai trò chủ động nâng cao sức khỏe, thể chất, năng lực vận động cho sv, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn, nghiệp vụ

GD thể chất góp phần xây dựng đời sống VH tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạng XH, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường các ngành nghề và các vùng. Mở rộng khả năng hòa nhập với sv các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ: GD cho sv về đạo đức và nhân cách con người VN

Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của 1 số môn thể thao và trang bị cho sv những tri thức chuyên môn

Phát triển cơ thể hài hòa, cân đối, củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực đạt trình độ thể lực quy định của quốc gia về lứa tuổi. 

Trách nhiệm của sv: Tham gia đầy đủ các buổi học GDTC theo thời khóa biểu và kế hoạch dạy học của nhà trường

Kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ

Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về TDTT tạo ĐK tiếp thu những kiến thức về lý luận và phương pháp GDTC

Có chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.

Thường xuyên luyện tập TD buổi sáng, thể dục giữa giờ và tự tập luyện để phát triển tăng cường thể lực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: