LTmang
Câu 1:
Hub sử dụng trong lớp vật lý (PHYSICAL)
Router sử dụng trong lớp mạng (NETWORK)
Bridge + Switch sử dụng trong lớp liên kết dữ liệu (DATA LINK)
Câu 2:
Giống:
-Cung cấp một điểm kết nối trung tâm cho tất cả máy tính trong mạng
-Sắp xếp các cổng theo cách để nếu một máy tính thực hiện truyền tải dữ liệu, dữ liệu đó phải được gửi qua dây nhận của máy tính khác .
Khác:
* về Hub : Dữ liệu được truyền trên mạng đến mọi địa chỉ qua mọi Node (Broadcats) --> chiếm lưu lượng đường truyền lâu hơn và không mang tính bảo mật thông tin. Dữ liệu bị phân tán trên toàn mạng, Hub thường rẻ tiền hơn Switch.
* Switch: Trong mạng, dữ liệu từ máy A truyền đến máy B được truyền thẳng tới địa chỉ của B --> không chiếm dụng đường truyền như HUB
Switch thực sự nâng cao được đáng kể hiệu quả của mạng. Bởi chúng loại trừ xung đột và còn nhiều hơn thế, chúng có thể thiết lập các đường dẫn truyền thông song song. Chẳng hạn khi máy tính A đang liên lạc với máy tính B thì không có lý do gì để máy tính C không đồng thời liên lạc với máy tính D
Câu 3:
ACK=1 nếu segment báo nhận.Khi đó trường Acknowledgment Number mới có hiệu lực.
RST=1 xác dịnh có lỗi và đồng thời khởi động lại kết nối .để khởi động lạo kết nối,TCP gửi đi segment có bit cờ (reset)
Câu 5:
Ý nghĩa mặt nạ mạng con là giúp máy tính xác định được địa chỉ mạng con của một địa chỉ host.Ví dụ: 172.29.32.30 / 255.255.240.0 thì 255.255.240.0 là subnet mask của địa chỉ IP trên
Dựa vào đây ta có thể biết host trên nằm trong mạng có địa chỉ là 172.29.32.0
Câu 7:
Khi 1 máy tính(thường là máy khách) muốn kết nối với máy chủ,sẽ gửi hàm CONNECT,xác định địa chỉ IP và cổng muốn truy nhập,kích thước lớn nhất của segment(mms),hoặc 1 dữ liệu khác. Hàm CONNECT gửi đi 1 TCP segment với bít cờ SYN=1 và ACK =0 sau đó chờ báo nhận từ phía bên kia
Khi segment này đến bên nhận TCP kiemre tra xem có tiến trình nào đang sử dụng hàm LISTEN ở cổng đích đã chỉ ra không.Nếu không nó sẽ trả lời với 1 segment với bit RST=1
Mỗi kết nối bắt đầu ở trạng thái CLOSED. Nó sẽ rời khỏi trạng thái đó khi chuyển sang trạng thái ở cổng thụ động(LISTEN) hoặc chủ động thiết lập kết nối (CONNECT).Nếu phía bên kia cũng đang ở chế độ tương tự kết nối được thiết lập và chuyển sang trạng thái ÉTABLISHED.Việc giải phóng kết nối cũng có thể bắt đầu từ bất cứ bên nào.Khi kết thúc mỗi bên trở về trạng thái CLOSED
Câu 9:
TCP thuộc lớp 4 -Transport LAYER (Lớp giao vận) là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ.
IP thuộc lớp 3-NETWORK(lớp mạng)
Là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói.Thực hiên nhiệm vụ cơ bản dẫn đường dữ liệu từ nguồn tới đích. IP có thể chuyển dl theo nhiều giao thức lớp khác nhau,mỗi giao thức trong đó được định danh bởi 1 số hiệu giao thức duy nhất
ARP thuộc lớp 3- NETWORK (lớp mạng) ARP là phương thức phân giải địa chỉ động giữa địa chỉ lớp network và địa chỉ lớp datalink. Quá trình thực hiện bằng cách: một thiết bị IP trong mạng gửi một gói tin broadcast đến toàn mạng yêu cầu thiết bị khác gửi trả lại địa chỉ phần cứng ( địa chỉ lớp datalink ) của mình.
ICMP thuộc lớp 3- NETWORK (lớp mạng)
Dùng để gửi thông tin chuẩn đoán về truyền dữ liệu bằng IP
HTTP thuộc lớp 7-Application (ứng dụng)
Giao thức truyền siêu văn bản dùng cổng 80
FTP thuộc lớp 7-Application (ứng dụng)
FTP thường chạy trên hai cổng, 20 và 21, và chỉ chạy riêng trên nền của TCP. Giao thức thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách
Câu 10:Cần phải chuyển đổi địa chỉ IP sang địa chỉ vật lí vì:
Địa chỉ IP chỉ được dùng để định danh các host và mạng tương ứng với lớp mạng của mô hình OSI và không phải là địa chỉ vật lí của trạm đó trên một mạng cục bộ LAN. Trên 1 mạng LAN như vậy hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lí của nhau.như vậy vấn đề đặt ra là phải có cơ chế ánh xạ giữa địa chỉ IP và địa chỉ vật lí.
Phương thức chuyển đổi: giao thức ARP(Address Resolution Protocol) được sự dụng để thực hiện điều này. Hoạt động ARP khá đơn giản :Khi trạm A (host A) muốn chuyển đổi địa chỉ IP đã biết của trạm B thành địa chỉ vật lí,A sẽ phát đi một bản tin quảng bá trên toàn mạng trong đó có chứa địa chỉ IP và vật lí của nó và địa chỉ IP của B. Tất cả các trạm đều nhận được bản tin này ,nhưng chỉ có B nhận ra địa chỉ IP của mình và sẽ trả lời lại A bằng một bản tin trong đó có chứa cả địa chỉ vật lí của B.
Câu 11
SYN: bằng 1 trong khi thiết lập kết nối
FIN: bằng 1 khi một bên TCP cần đóng kết nối
Câu 12:
Miền xung đột
HUB-----------SWITCH------------HUB-------------BRIDGE--------------BUS
Miền quảng bá
HUB-----------SWITCH------------HUB-------------BRIDGE--------------BUS
Miền quảng bá: là miền trong đó đường truyền dùng chung các thiết bị (các trạm) truyền thông tin ở dạng quảng bá. đây là một vùng mà gói tin phát tán (gói tin broadcast) có thể đi
Miền sung đột: đây là một vùng có khả năng bị đụng độ do hai hay nhiều máy tính cùng gởi tín
hiệu lên môi trường truyền thông.
+toàn bộ đường BUS là miền xung đột ,do đó trong BUS miền xung đột,quảng bá như nhau
+sử dụng Bridge chia thành 2 phân đoạn segment1 và segment 2 thì mỗi segment có 2 miền xung đột riêng nhưng nhưng chung miền quảng bá
+Switch: ví dụ trên switch có 10 cổng thì mỗi cổng có 1 miền xug đột riêng nhưng chung miền quảng bá nếu nó trùng VLAN.
VLAN là nơi quy định miền quảng bá cho Switch
Câu 13:
IP công cộng: là địa chỉ có thể sử dụng trên internet,địa chỉ này được quản lí bởi các tổ chức quốc tế và quốc gia.thông thường địa chỉ công cộng được cấp cho các khách hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ ISP ở dạng tĩnh hoặc động
IP nội bộ dùng trong mạn nội bộ,các mạng nội bộ khác nhau có thể sử dụng dải địa chỉ giống nhau mà không bị xung đột
Dùng giao thức NAT đêr chuyển đổi từ dải địa chỉ này sang dải địa chỉ khác
+static: quy tắc 1:1,1 địa chỉ bên trong tương ứng với 1 địa chỉ bên ngoài
+Dynamic: quy tắc m:n, 1 địa chỉ bên trong tương ứng với 1 dải địa chỉ bên ngoài
Địa chỉ nội bộ của các lớp:
Lớp A: 10.0.0.0 đến 10.255.255.255
Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.255.255
Lớp C:192.168.0.0 đến 192.168.255.255
Câu 14:
Miền quảng bá(Broadcast domain): là một vùng trong đó thông tin được gửi tới tất cả các thiếu bị được kết nối. Thiết bị giới hạn miền quảng bá là các Router. Và cũng chính Router tạo ra các miền quảng bá.Như vậy mỗi giao diện của router là một Broadcast domain. Một Miền quảng bá có thể gồm nhiều miền xung đột
Phạm vi của Broadcast Domains > Collision Domains hay nói cách khác , trong Broadcast Domains chứa các Collision Domains
collision domain hoạt động ở layer 1, broadcast domain hoạt động ở layer 2.
Miền xung đột (Collision domain): đây là một vùng mà gói dữ liệu có khả năng bị đụng độ do hai hay nhiều máy tính cùng gửi đi trên một phương tiện chia sẻ, đặc biệt, khi sử dụng Ethernet giao thức mạng . 1 Collision Domains được phân cách nhau bởi các thiết bị tầng 2
+toàn bộ đường BUS là miền xung đột ,do đó trong BUS miền xung đột,quảng bá như nhau
+sử dụng Bridge chia thành 2 phân đoạn segment1 và segment 2 thì mỗi segment có 2 miền xung đột riêng nhưng nhưng chung miền quảng bá
+Switch: ví dụ trên switch có 10 cổng thì mỗi cổng có 1 miền xug đột riêng nhưng chung miền quảng bá nếu nó trùng VLAN.
VLAN là nơi quy định miền quảng bá cho Switch
+ Toàn bộ Hub (hoặc Repeater) được xem là một Collision Domain (miền xung đột).
Câu 15:
Trong quá trình nhận dữ liệu,kich thước cửa sổ nhận sẽ dần bị thu hẹp.
Ban đầu bộ đệm có kich thước 4K và không chứa dữ liệu.Khi nhận 1K dữ liệu đầu tiên,kich thước cửa sổ còn lại 4-1=3K.Hai segment 1K tiếp theo đến làm kích thước cửa sổ còn lại : 3-1-1=1K .Sau đó,ứng dụng trên lớp TCP thu nhận toàn bộ dữ liệu hiện có trong bộ đệm và bộ đệm được xóa để tiếp tục nhận dữ liệu mới.
Khi nhận đc 1 segment chứa dữ liệu từ đầu cuối bên kia,phần mềm TCP bên nhận gửi lại một segment thông báo kích thước cửa sổ nhận hiện thời trong trường Window của header. Quá trình điều khiển tốc độ truyền của bên gửi sẽ được điều chỉnh theo sự cập nhật của trường Window này.
Câu 16:
Miền xung đột:
HUB-------------BRIDGE----------------BUS-----------------BRIDGE----------SWITCH
Miền quảng bá
HUB-------------BRIDGE----------------BUS-----------------BRIDGE----------SWITCH
Câu 17. So sánh mô hình OSI và TCP/IP.
Các điểm giống nhau:
- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp.
- Đều có lớp Application, mặc dù các dịch vụ ở mỗi lớp khác nhau.
- Đều có các lớp Transport và Network.
- Sử dụng kĩ thuật chuyển packet (packet-switched).
- Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần phải biết rõ hai mô hình trên.
Các điểm khác nhau:
- Mô hình TCP/IP kết hợp lớp Presentation và lớp Session vào trong lớp Application
- Mô hình TCP/IP kết hợp lớp Data Link và lớp Physical vào trong một lớp.
- Mô hình TCP/IP đơn giản hơn bởi vì có ít lớp hơn.
- Nghi thức TCP/IP được chuẩn hóa và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro