LSVMTG Nho giáo
Nho giáo. một tông giáo bản địa sản sinh ra đã vài ngàn năm trên đất Trung Quốc
Nho Giáo,là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể không nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử. Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một học giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ sau chúa Giê-xu, Thính-ca-mâu-ni...trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử. Đối với người Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất. Mỗi con người ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử.
Khổng Tử là người sáng lập học thuyết nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá...mà còn thể hiện trong hành vi và phương thức tư duy của mỗi con người Trung Quốc. Có học giả nước ngoài thậm chí coi tư tưởng nho giáo là tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc. Trong thực tế, trường phái nho giáo chỉ là một chi trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung Quốc, nó là một tư tưởng triết học chứ không phải là tôn giáo, chẳng qua là do được coi là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn 2 nghìn năm ở Trung Quốc và có ảnh hưởng tới một số nước ở châu Á. Bởi vì người Hoa và Hoa kiều có mặt trên toàn thế giới, có thể nói sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đã không còn giới hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa.
Nho giáo từ khi ra đời cho đến trong suốt thời gian tồn tại là một học thuyết, học thuyết chính trị-đạo đức. Ra đời vào thời Xuân thu-Chiến quốc cực loạn ly, Nho giáo là một học thuyết chống loạn cứu đời, mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa của thời đại.
Luân lý Nho giáo nhằm đào tạo con người thích hợp với thể chế lấy gia đình, họ hàng làm nền tảng và nếp sống trong một xã hội tổ chức giống gia đình. Cho nên, đức tính gốc là hiếu đễ. Suy từ đó ra mà kính trọng người trên, và trung với vua. Trong quan hệ với người khác thì giữ gìn lễ nghĩa, biết nhường nhịn, không tranh giành, khiêm tốn, cẩn thận. Chỗ phân biệt con người với cầm thú là ở chỗ có đức mà căn bản của đức là nhân nghĩa. Con người là con người của cộng đồng cho nên sống vì cái chung (gia đình, họ hàng, làng nước) chống lại việc mưu lợi riêng. Nghĩa đối lập với lợi, nhân đi ngược lại với làm giàu. Mỗi một người, cao nhất là thiên tử, thấp nhất là dân thường, ai cũng phải tu dưỡng đạo đức như vậy. Chức trách của nhà nước chủ yếu cũng là giáo dục con người đạt đến có đức như vậy.
Nho giáo là một tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, là một học thuyết chính trị đạo đức. Với những chủ trương vừa kể, các nhà nho tin tưởng có thể thực hiện được một xã hội trị bình – hoà mục, ổn định, trật tự và đưa con người trở về với cái "thiện" vốn là bản tính của con người.
Học thuyết Khổng Tử có nội dung phong phú, trong đó có nhiều thứ đến nay vẫn có giá trị rất cao. Trong luận ngữ có nhiều lời nói đến nay đã trở thành tục ngữ được người Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Ví dụ “trong ba người đồng hành ắt có thầy của ta”, ý nói mỗi người đều có sở trường riêng, bởi vậy giữa con người cần phải học tập lẫn nhau.
So với tư tưởng Đạo giáo thì Nho giáo là loại tư tưởng nhập thế, cứu thế, chủ trương con người xã hội, nhưng trong xã hội thì nhà Nho lại là người ít hiểu biết xã hội và nhà nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro