Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LSVMTG-Đạo Giáo

Đạo giáo, hình thành vào thế kỷ II sau Công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo gia – triết thuyết do Lão Tử đề xướng và Trang Tử hoàn thiện

Trong Tam giáo thì Nho giáo và Đạo giáo (Taoism) là hai hệ thống tín ngưỡng/tôn giáo bản địa của Trung Quốc, còn Phật giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Riêng về Đạo giáo, chính tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng Đế - Lão Tử) hay tư tưởng Đạo gia, vu thuật (shamanism), và khát vọng trường sinh bất tử đã dẫn đến sự hình thành tôn giáo này. Bài viết sau đây nhằm tìm hiểu tính chất của sự hình thành các tông phái của Đạo giáo, cơ cấu và hoạt động của các tông phái xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, đồng thời mô tả sự ảnh hưởng của Đạo giáo đối với triều đình (giai cấp thống trị) và quần chúng bình dân (giai cấp bị trị). Sau cùng, bài viết giới thiệu sơ lược ba giáo phái tiêu biểu, xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, đó là: Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo, và Bạch Gia Đạo.

Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tông phái (tức giáo phái). Thuật ngữ tông và phái đồng nghĩa nhau và Đạo giáo hay dùng lẫn lộn phái và tông để đặt tên. Người Tây phương thường dùng chữ sect để dịch chữ phái và chữ school để dịch chữ tông. Thực tế, tuy tông và phái đồng nghĩa nhau, nhưng Phật giáo có xu hướng dùng chữ tông và Đạo giáo có xu hướng dùng chữ phái. Trong vài chục tông phái của Đạo giáo Trung Quốc, ngoài thuật ngữ tông và phái, thuật ngữ đạo và giáo cũng được dùng. Nhưng các thuật ngữ này được dùng không theo quy tắc nào cả và cũng không hề có sự so sánh về qui mô lớn nhỏ giữa các thuật ngữ ấy. Cho nên bài viết này dùng thuật ngữ giáo phái, tức là một thuật ngữ phổ thông, có thể dùng cho một tôn giáo bất kỳ.

Giáo phái đầu tiên là Ngũ Đấu Mễ Đạo  , xuất hiện vào đời Đông Hán (25-220), triều vua Thuận Đế (126-144). Sau đó, giữa những năm Kiến Ninh và Hi Bình (168-177) dưới triều Hán Linh Đế (168-189), Thái Bình Đạo được hình thành. Cho đến đời Đông Tấn (317-420) và Nam Bắc Triều (420-589), có thêm nhiều giáo phái xuất hiện như Thượng Thanh Linh Bảo , Lâu Quán v.v... Đến đời Nam Tống (1127-1279) và đời Kim (1115-1234), phía Bắc xuất hiện Toàn Chân Đạo Chân Đại Đạo, Thái Nhất Đạo, v.v... và phía Nam xuất hiện Thiên Tâm Phái Thần Tiêu Phái, Thanh Vi Phái, Đông Hoa Phái Tịnh Minh Đạo v.v... Đó là giai đoạn phát triển cực thịnh của Đạo giáo.

Trong lịch sử phát triển của Đạo giáo, người ta thấy rằng tùy theo sự biến thiên của xã hội mà nhiều giáo phái suy vong, thì lại có tân giáo phái ra đời. Có khi do hoàn cảnh xã hội, một giáo phái nhỏ sáp nhập với một giáo phái khác, hoặc một giáo phái lớn bị phân hoá thành chi phái nhỏ hơn. Đó là hiện tượng hưng - suy- phân - hợp trong lịch sử phát triển khoảng 2000 năm của Đạo giáo Trung Quốc.

CÁCH ĐẶT TÊN CỦA GIÁO PHÁI

1. Lấy tên của bộ tổ kinh làm tên của giáo phái

Người sáng lập các giáo phái có nhiều cách để thu hút quần chúng. Ngay từ thuở đầu tiên, các giáo chủ đều lấy kinh điển (tương truyền do thần tiên giáng cơ bút) để thu hút quần chúng:

2. Lấy khẩu quyết luyện đan để đặt tên giáo phái

3. Lấy tên của tổ sư làm tên giáo phái

4. Lấy tên của khu vực địa lý làm tên giáo phái

TÊN GỌI CÁC GIÁO PHÁI

Số lượng các giáo phái rất nhiều, do bởi quá trình hưng-suy-phân-hợp. Người ta có thể kể ra một số giáo phái lớn thôi. Sau đây là 38 giáo phái, phân biệt theo tên gọi (gồm 14 đạo, 16 phái, 7 tông, 1 giáo):

+14 giáo phái tên gọi có chữ Đạo:

+16 giáo phái tên gọi có chữ Phái:

+7 giáo phái tên gọi có chữ Tông:

+1 giáo phái tên gọi có chữ Giáo:

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIÁO PHÁI

Cho dù các giáo phái đã phát khởi thế nào, tên gọi dị biệt ra sao, nhưng tất cả đều giống nhau ở tín ngưỡng cơ bản và mục đích tu luyện. Tín ngưỡng cơ bản của họ là Đạo (theo quan niệm của Lão Tử) và mục đích tu luyện là trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Từ quan niệm nền tảng là Đạo, các giáo phái đã kế thừa và phát triển để biến nó thành một thứ thế giới quan triết học (hay phương pháp luận) của bản môn, mà từ đó họ thiết kế một phương pháp tu luyện phù hợp. Đó là tính chất chung  của các giáo phái; nhưng ngoài ra, mỗi giáo phái cũng có tính chất riêng của mình.

Về mặt tín ngưỡng cơ bản, các giáo phái như Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo, Bạch Gia Đạo, Lý Gia Đạo, v.v... cũng có sự dị biệt. Các giáo phái này sáng lập vào giai đoạn ban đầu của Đạo giáo; giáo nghĩa (ý nghĩa của giáo phái) và giáo quy (nội quy của giáo phái) không hoàn bị, mang tính chất mù quáng

Các giáo phái một mặt ảnh hưởng qua lại với nhau, một mặt hấp thu tinh túy của Nho và Phật giáo

Về mặt cơ cấu tổ chức, các giáo phái có cơ cấu hoàn bị và tự trị; nhưng càng về sau thì chịu sự giám sát, quản lý của triều đình

Ở Việt Nam hiện nay, Đạo giáo như một tôn giáo đã tàn lụi từ lâu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #giao#đào