ls k11
Đáp án Môn lịch sử kinh tế quốc dân
( Ngày thi 1-11-2009)
Câu 1: Lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích ngắn gọn (5 điểm)
1.Chính sách điều chỉnh kinh tế Mỹ giai đoạn sau năm 1982 là:
$ a/ Coi trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân
b/ Điều chỉnh vai trò điều tiết của nhà nước theo quan điểm của Keynes
c/ Tăng cường chi tiêu cho quốc phòng
d/ Cả a, b, c
e/ Cả a, b
2.Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ kinh tế Mỹ giai đoạn 1865 - 1913 là:
a/ Do sự thủ tiêu chế độ nô lệ đồn điền ở phía Nam
b/ Do Mỹ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch
c/ Do sự phát triển nhanh chóng của các công ty độc quyền
$ d/ Tất cả các nguyên nhân trên
3.LSKTQD nghiên cứu quan hệ sản xuất vì:
a/ Là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau giữa các thời kỳ phát triển
$ b/ Là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội
c/ Cả a, b đều đúng
4.Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh của CNTB giai đoạn 1951- 1973 là:
a/ Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước
b/ Giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chú trọng phát huy vai trò hiệu quả của thị trường
c/ Đẩy mạnh liên kết với các nước đang phát triển
d/ Cả a và c
$ e/ Cả b và c
5.Trong giai đoạn 1871 - 1913 hệ thống TBCN đã:
a/ Có sự phát triển không đồng đều giữa các nước
b/ Nước Anh trở thành trung tâm của thế giới
c/ Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới
d/ Cả a, b
$ e/ Cả a, c đúng
6.Cải cách ruộng đất thời kỳ Minh Trị có đặc điểm:
a/ Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
b/ Người dân không được quyến mua bán ruộng đất
$ c/ Người dân được quyền mua bán ruộng đất
d/ Không câu nào đúng
7.Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh của Nhâth Bản giai đoanh 1951 - 1973 là:
a/ Thực thi chính sách tuyển dụng lao động với chế độ làm việc suốt đời
b/ Chú trọng cơ chế điều tiết của thị trường
c/ Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước
d/ Cả a, b
$ e/ Cả a, c
8.Nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn sau năm 1982 có đặc trưng:
a/ Hình thành các hình thức khoán
$ b/ Hoàn thiện các hình thức khoán tới hộ
c/ Xây dựng các hợp tác xã
d/ Thực hiện chế độ phân phối bình quân
9.Nền kinh tế Nhật giai đoanh 1951 - 1973 có đặc trưng:
a/ Phát triển chậm và rơi vào suy thoái
b/ Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới
c/ Thực hiện chính sách quản lý kinh tế theo quan điểm của Keynes
d/ Cả a, c
$ e/ Cả b, c
10. Thời kỳ 1966 -1976 Trung Quốc thưch hiện
a/ Chính sách phân phối bình quân
b/ Xã hội hóa sức lao động
c/ Đưa tri thức và sinh viên về nông thôn lao động
d. Cả a, b
$ e/ Cả a, b, c
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc giai đoạn trước năm 1978. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình CNH - HDH đất nước.
Gợi ý:
Phần 1: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc giai đoạn trước năm 1978 ( 2 điểm)
Nguyên nhân chính là do tư tưởng chủ quan nóng vội của Mao Trạch Đông và nhà nước Trung Quốc (Phần này mọi người có thể tham khảo trong tập đề ở cổng trường mình bán, I không viết lại nữa. OK).
Phần 2: Rút ra bài học kinh nghiệm cho VN (3 điểm)
Bố cục như sau
1/ Mục tiêu của quá trình CNH - HDH
_ Mục tiêu tổng quát: Là mục tiêu lâu dài, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.
_ Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
>< Nền kinh tế VN đang có những bước đi đúng hướng, nhưng mục tiêu khó đạt được là do:
_ Nguồn nhân lực_ Sự lạc hậu về công nghệ_ Khả năng cạnh tranh kém
Để đạt được mục tiêu ngay bây giờ, chúng ta phải có một cuộc cách mạng thực sự từ tư duy đến hành động.
2/ Đi sâu phân tích 1 vấn đề (1 điểm yếu) đã nêu ở trên)
Ví dụ 1: Vấn đề nguồn nhân lực
_ Để khắc phục Tình trạng thừa thầy thiếu thợ: giảm tương đối chỉ tiêu đầu vào các trường đại học so với các trường dạy nghề, thực hiện chính sách nới lỏng đầu vào, thắt chặt đầu ra.
¬_ Để khắc phục tình trạng Người học không có thông tin, họ đổ xô vào học một số ngành nhưng ra trường lại không có việc làm, làm việc không đúng chuyên môn đào tạo => Cần công bố công khai tỉ lệ tìm được việc làm ở các ngành nghề để người học có định hướng. Lập kế hoạch dự báo nguồn nhân lực trong 2 - 3 năm tới. Định hướng việc làm,nghề nghiệp cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế các trường phổ thông.
_ Khắc phục tình trạng yếu về chất: Bài toán trở nên không đơn giản khi yêu cầu mới trong thời hội nhập đòi hỏi ngày càng gay gắt nguồn nhân lực chất lượng cao, khó đáp ứng được yêu cầu của từng dn =>gắn đào tạo với các doanh nghiệp
+ Nhà nước: tăng chi phí đào tạo tại các trường đại học, tăng cơ sở vật chất bằng cách bộ sẽ xúc tiến xin cơ chế dành 3%-5% thuế của doanh nghiệp hỗ trợ cho GD-ĐT.
+ Đối với doanh nghiệp: hỗ trợ tài chính, các doanh nghiệp khi thuê người lao động phải đóng góp chi phí hàng tháng , đổi lại sinh viên sau khi ra trường sẽ làm việc cho doanh nghiệp 1 vài năm + tham gia vào quá trình đào tạo, xây dựng môi trường cho sinh viên thực tập_ vd: dn tuyển nv công nghệ thông tin thì cung cấp các phần mền vi tính cho các trường đh...
+ Đối với trường đh: có chương trình đào tạo chất lượng cao theo mức học phí mới.Tham khảo ý kiến doanh nghiệp trong việc hình thành chương trình đào tạo. Các trường phải có tổ quan hệ doanh nghiệp trực thuộc phòng đào tạo để lắng nghe những phản hồi về sản phẩm mình đào tạo ra cũng như những yêu cầu mới từ các doanh nghiệp
2/ Các nhà khoa học
_ Tuy về số lượng người làm khoa học ở nước ta chưa nhiều, nhưng cái chúng ta thiếu nhất không phải là số lượng, mà là chất lượng.Thay vì muốn có thêm 20 ngàn tiến sĩ trong vòng 10 năm ( theo dự án gần đây của chính phủ), tại sao chúng ta không quyết tâm sao cho các tiến sĩ mới ở Việt Nam đều đạt chuẩn mực quốc tế và có lương tối thiểu.
Việt Nam cần khắt khe hơn trong các yêu cầu về khoa học, và đồng thời đầu tư nhiều tiền của hơn cho các nhà khoa học, xây dựng một chế độ đãi ngộ hợp lý hơn, tăng lương cho các nhà khoa học để họ tích cực nghiên cứu. Trong điều kiện ngân sách có hạn giải pháp tối ưu là thắt chặt việc xét duyệt bằng cấp phong GS, PGS, TS làm giảm số lượng bằng cấp giả, chỉ tập trung đầu tư đào tạo các nhà khoa học cho các ngành mang tính trọng điểm
3/ Theo quan điểm là người học thì các bạn có yêu cầu gì với nhà trường ?
Ví dụ 2: Khả năng cạnh tranh
Đối với Việt Nam hiện nay, khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thì áp lực cạnh tranh là rất khốc liệt do phải nhanh chóng tự do hoá thương mại, phải cạnh tranh sòng phẳng với các nước đi trước phát triển hơn khi chưa được chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Tìm "chìa khóa" mở thị trường
Để phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thành công, phải chú ý đến cả hai mặt: NTD và nhà sản xuất. Thị trường chỉ phát triển khi cân đối cả cung và cầu. Không thể bảo NTD hãy dùng hàng nội trong khi hàng nội không thể dùng được hoặc không có để dùng; còn hô hào nhà sản xuất hãy sản xuất tốt để bán ở thị trường nội địa cũng khó. Do vậy, phải có biện pháp phát động cả hai phía.
1/ DN
_ Phải nhận thức được con đường tối ưu là phát triển thị trường trong nước trước khi nói tới thị trường xuất khẩu để xây dựng chiến lược mục tiêu về thị phần, sản phẩm và giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Trong đó, ưu tiên định vị thị trường mục tiêu; tính đa dạng của hàng hóa, chất lượng sản phẩm, hướng đến sản phẩm hàm lượng chất xám cao, giữ chặt và phát huy sở trường trong chiến lược sản phẩm...
_Vấn đề đầu tư : công nghiệp chế tạo máy = quả tim của công nghiệp nặng: CN chế tạo ô tô, xe máy, đóng tàu... ( thực trạng: chưa chế tạo được bộ phận máy)
_ Tăng khả năng cạnh tranh: => đành thuế cao vào hàng nhập khẩu
+ Chứng minh hàng độc hại
+ Chứng minh bán phá giá
Cải tiến sản phẩm_ đào tạo phát triển nguồn nhân lực_ nâng cao trình độ công nghệ_ xúc tiến thương mại_hoàn thiện hệ thống phân phối
_ Phải nhanh chóng cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, giảm giá bán hàng hóa sản xuất trong nước bằng hoặc thấp hơn hàng nhập khẩu. DN chỉ nên đặt lợi nhuận kỳ vọng thấp vì phải mất 3 - 5 hoặc 10 năm mới chiếm lĩnh được thị trường.
_ Phải tập trung xây dựng đạo đức kinh doanh: Hướng đến NTD, bỏ kiểu làm ăn kinh doanh chụp giật. Đạo đức kinh doanh sẽ giúp DN thu lợi lâu bền, đạt lợi nhuận cao. Thực tế đã chứng minh đạo đức kinh doanh cộng với tính chuyên nghiệp sẽ làm nên thương hiệu.
_ Nên cải thiện mẫu mã bao bì, cải tiến chất lượng sản phẩm, nhạy bén nắm bắt nhu cầu NTD kết hợp với hoạt động quảng cáo, khuyến mãi; tránh tuyên truyền "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" suông mà phải thuyết phục khách hàng bằng chính những ưu thế của sản phẩm.
_Điểm cuối cùng và cũng mang tính quyết định là yếu tố con người. DN muốn giành lại sân nhà thì phải có đội ngũ lãnh đạo có tài, xây dựng được quy trình quản trị ISO...
2/Đối với NTD
Trước tiên là cơ quan tiêu dùng Nhà nước, cần làm gương trong mọi hành vi mua sắm, xây dựng - chỉ mua sắm hàng ngoại khi trong nước chưa sản xuất được. Cá nhân NTD và hộ gia đình cần xem việc lựa chọn hàng VN là biểu hiện của tinh thần yêu nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro