Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Love Story

Truyện trên báo

Mây bằng lăng

Hạ hối hả về đổ nắng xối xả trên từng con phố. Những con phố ngợp nắng đỏ rực hoa phượng, tím sẫm bằng lăng cháy khát khao của tuổi học trò. Tuổi thơ tôi tím biếc những cánh bằng lăng chở đầy ước mơ trong những bước nước rút của đời học trò. Hạ hối hả về đổ nắng xối xả trên từng con phố. Những con phố ngợp nắng đỏ rực hoa phượng, tím sẫm bằng lăng cháy khát khao của tuổi học trò. Tuổi thơ tôi tím biếc những cánh bằng lăng chở đầy ước mơ trong những bước nước rút của đời học trò. Khi mà chồng sách ôn cứ một ngồn ngộn lên, giấc ngủ chỉ là một chút thư giãn giữa hai môn học cũng là lúc bằng lăng khẽ khàng đến như một người bạn tri giao. Bằng lăng là loại cây có tán, thích hợp với vùng đất đồi, đất tạp, có khả năng chống được gió bão cao nên được chọn để trồng khá nhiều ở Hà Nội. Hoa bằng lăng mọc thành từng chùm dài và vươn về phía mặt trời bao trùm lêm khắp tán lá xanh rì vốn có nên từ xa nhìn nó như một đám mây màu tím tinh nghịch đang sà xuống thấp chỉ cần khẽ vươn tay là chạm cả vào màu hy vọng.

Công việc cứ cuốn con người ta theo vòng quay đều đều tẻ ngắt, căn phòng máy lạnh, cơm hộp khiến người ta không muốn thò mặt ra đường, trở về nhà với sự mệt mỏi, mọi thứ xung quanh bỗng trở nên xa lạ. Chiều nay cơn mưa rào ngắn ngủi gọi hơi nóng hầm hập, mùi đất ngai ngái chợt đánh thức kỷ niệm. Sau cơn mưa cây cối bỗng xanh hơn và cái màu tím ấy càng sáng lấp lánh. Đám bạn bè thân thuộc ba gái một trai ngày nào còn chung niềm mơ ước cùng thi vào một trường, một khoa thế rồi ra trường mỗi người một ngả chẳng ai làm đúng với ngành học. Lại thêm một người nữa bước lên xe hoa. Chắc chẳng bao giờ còn cảnh cả hội kéo nhau đi hái hoa bằng lăng để rồi khi mất cặp kính cận tìm nháo nhào mới phát hiện nó đang lấp loá bên một chùm hoa vừa nở. Mà cũng lạ loài hoa này chỉ đẹp khi ở trên cây, khi hái xuống người ta chợt thấy tiếc...Chuyện ngày nào dường như chỉ là tiếng đồng vọng xa xăm.

Mà kể cũng lạ, dường như với tôi những con phố màu tím, đám mây màu tím ấy luôn có mặt cạnh nhau trong những lúc cô đơn, hay khó nhọc trước một quyết định một lựa chọn. Có những cuộc gặp ngỡ liên tục thường xuyên chẳng mang lại điều gì mới mẻ, thế nhưng có những khi chỉ một lần gặp mà làm người ta day dứt khôn nguôi để rồi rất nhiều năm sau vẫn phải ân hận vì chỉ cần một câu nói đã làm mọi sự khác đi rồi. Cũng có những việc đã qua rất lâu nhưng vẫn không thể tự trả lời được mình làm đúng hay sai. Ngoài kia trời vẫn mưa, chú sáo già thỉnh thoảng lại ré lên gọi tên ai một cách mơ hồ. Sau hai năm mọi thứ khác đi nhiều, mỗi người đều có những bước ngoặt, quyết định quan trọng có thể với người này người khác nó là sự bất hạnh nhưng còn đó là sự thể cái tôi của mình. Mạnh mẽ và can đảm, không ân hận khi đã lựa chọn không phải ai cũng làm được.

Băng lăng vẫn tím như lòng tôi. Mọi chuyện cũng như bài toán người ta sẽ tìm được lời giải chỉ có điều cách giải đó có chấp nhận được không. Mỗi lần đứng ngắm bầu trời sao tôi lại nhớ hai vì sao lấp lánh trong những đêm trăng xa thẳm ấy. Cuộc sống chẳng thể đi xa hơn nếu không vượt qua được chính mình và phải biết sử dụng kỉ niệm như một nguồn năng lượng thúc đẩy con người vươn tới những gì tốt đẹp hơn. Lảng tránh cuộc sống và lảng tránh nhau không khó nhưng đối mặt để vượt qua nó, vượt qua chính mình là một thử thách, sát hạch vô cùng khắc nghiệt.

Những đám mây bằng lăng vẫn tím màu khát khao. Có những lúc mải chạy theo những điều hư vô mà người ta quên mất những điều mình đang có, đang hiện hữu đập tan nó để tìm một ảo ảnh giữa đời thường

(Trần Dương)

Hương sấu

Chiều. Nắng đổ xiên trên phố vắng. Gió ùa qua để lại trên vỉa hè, trên đường một thảm lá vàng óng lấp lóa trong ánh chiều chạng vang. Sấu đang mùa thay áo. Thấp thoáng trong đám lá non mởn mởn là những chùm hoa li ti màu trắng ngà. Ly cà phê đắng đánh thức cả một vùng tuổi thơ. Đâu đó trong miệng còn phảng phất vị chua chua ngòn ngọt của những chiếc lá sấu non.

Sấu. Không hiểu ai đặt tên cho loài cây này, phải chăng nó bắt nguồn từ lớp vỏ ngoài sần sùi xấu xí hay vì một lẽ nào khác. Nhưng ngược với cái tên không đẹp ấy nó lại là một thứ gia vị quen thuộc trong mùa hè oi ả của cả người Bắc. Tùy theo quả sấu non, vừa, hay chín mà chế biến các món ăn khác nhau, để lại những hương vị khác nhau. Mỗi mùa sấu về chị tôi thường chọn mua những quả sấu non cỡ ngón tay cái con trẻ, quả sấu mà cái hạt của nó vẫn còn chưa kịp cứng về ngâm.

Bữa cơm ngày hè có bát nước rau muống, luộc đánh sấu, vài bìa đậu Mơ rán chấm mắm sấu ăn cơm không biết chán. Cái vị chua rôn rốt, làm cho bát nước mắm không còn gắt, ngay cả quả sấu quắt queo kia cũng đủ khiến ai nếm thử một lần còn nhớ mãi. Lâu rồi từ khi chị chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống không ai làm cho ăn nữa. Vẫn biết cách làm đơn giản một cân sấu, một lít nước mắm ngon, nhưng rồi công việc cứ ào ào cuốn ta theo vòng xoáy để khi nhớ ra cũng là lúc một mùa sấu đã đi qua. Bỗng lại thấy thương mẹ, thương chị cũng đang vắt dần sức lực cho gia đình giữa bộn bề khó nhọc của cuộc đời. Cái màu vàng của lá giữa chiều hè nhức nhối quá, có bao điều mình đã bỏ phí có bao điều muốn làm không biết có làm được không đây...

Căn phòng làm việc nhìn ra phố Hai Bà Trưng lúc nào cũng ồn ào tiếng nhạc, tiếng xe bên cạnh những hàng sấu già mốc meo thân thuộc quá. Một ngày không đi làm cũng thấy nhớ, nhớ cả những cành cây khô trắng trơ trọi giữa đám lá xanh. Thành phố vẫn lớn lên từng ngày, những ngôi nhà cổ cứ thu hẹp dần, cây cối cũng trở nên nhỏ nhoi giữa các tòa cao ốc. Tất cả sẽ ra sao nếu một ngày kia hàng cây kí biến mất. Nhiều chiều mưa đứng ngắm hàng cây vặn mình trong gió lại nhớ cái thuở trèo me, trèo sấu bị bắt vừa mếu máo xin tha, vừa tìm cách giấu chứ không chịu bị thu hết. Có những chiều trốn học đi chơi, gặp mưa sấu rụng thế là chiếc áo may ô mới cũng thành chiếc túi đựng.. Bị bố đánh, rơi túi làm sấu ộc cả ra đường lăn lông lốc như bi ve, xe đi qua cán lên kêu rôm rốp...vừa tiếc lại vừa sợ.

Cứ trước mỗi mùa mưa bão thành phố lại tỉa cành cho cây. Nhiều khi carnhuwgnx xành to bằng bắp đùi cũng bị ngả xuống không thương tiếc mặc cho những ròng ròng cháy. Thôi thì vì cái này phải hy sinh cái khác cũng đã đành nhưng nhiều khi gặp những cây bị xé làm đôi mà chẳng biết vì sao để lại một khoảng trống nhức ngối trong lòng bao người. Lại nhớ mẹ vẫn bảo cây cối cũng giống như con người, nó cũng biết đau, đối xuer ác với chúng có ngày chúng sẽ trả thù đấy. Chợt thấy buồn khi chỉ vì hay ba mét vuông đất mà người ta tước vỏ, chôn vôi vào gốc tìm mọi cách cho cái cây chết. Nghe nói người ta có một dự án mở đường và như thế sẽ có không ít hàng cây cổ thục quáy hiếm sẽ mất đi, chẳng hiểu nên buồn hay vui nữa...

Mùa hè mẹ tôi thường nấu chè sấu. Vẫn đường, vẫn gừng, vẫn sấu nà bát chè sấu đậm đà khác hẳn ở hàng. Mỗi buổi trưa ngủ dậy trước khi đi làm ngồi ăn một ly chè sấu mẹ để phần sẵn trong tủ lạnh chợt thấy tỉnh táo hơn, dường như cái vị chua, cay, ngọt ấy xộc vào từng mạch máy li ti làm bừng dậy cả những tế bào nhỏ nhất. Mùa sấu này mẹ đang ở viện, ai nấu chè đây? Có thời gian ngồi nhâm nhi ly chè sấu mà nghiền ngẫm mọi chuyện qua các vị của chè của mỗi người nấu khác nhau ấy cũng chính là lý do những gì họ đã trải qua chắt lọc lên.

Nhớ những lần cùng đám trẻ hàng xóm hì hụi trèo lên mái nhà bằng đường ống nước nhặt những quả sấu chín vàng rơi rìa máng nước để rồi ngồi cắn chung với nhau cùng ngắm phố vừa kể những ước mơ của mình. Và còn biết bao trò nghịch ngợm cảu con trẻ lại ùa về mỗi khi rùng mnhf bắt gặp vị chua của sấu nhắc mình sống sao cho có ích hơn. Đâu rồi cái buổi chiều ngồi thách nhau ăn sấu chín sau trận ốm dây. Những quả sấu vàng xuộm, giòn giòn, chua chua chấm muối ớt cay xé lưỡi cứ tưởng như thay cơm được. Hơn ca cân sấu chín trong chốc lát chỉ còn là một đống vỏ bà hạt. Kẻ tháng thì ruột gan cồn cào răng buốt đến tận óc thề cạch đến già, người thu thì hậm hực vì không được ăn mà còn phải ngồi gọt. Sau cái buổi ấy mỗi đứa cũng tứ tán một nơi, ngay cả họp lớp cũng chẳng bao giờ đủ, nhiều người tự ti vì số phận hẩm hiu của mình đã đành. Nhiều kẻ thành đạt cũng chẳng tới có lẽ sợ đến rồi lại bị nhờ vả? Có người không đến mà cũng chẳng biết vì sao không đến...

Mưa đã tạnh. Em chậm rãi bước xuống phố trên mái tóc ướt nước mưa còn vương cả những bông hoa sấu hăng hăng, chua chua. Một chùm sấu non bằng đầu đũa đung đưa trong ánh hoàng hôn. Một mùa sấu nữa lại về. Và bao công việc mới, bao điều hải làm mới đang chờ ở phía trước, cũng bắt đầu từ hương sấu...

Khi cơn gió cuốn tung những cụm lá giao mùa, hơi ẩm và mưa phùn loang ra trong không khí, kéo thành một sợi chỉ mảnh nối dài trời - đất, cũng lúc ấy nắng đầu hạ giống như một cái khăn voan vàng nhạt nhẹ nhẹ, rơi ngang lưng trời báo hiệu một cuộc hân hoan của hoa và lá! "Hàng cây thắp nến lên hai hàng, gọi nắng đi vào trong mắt em... Thực ra, lúc đó, cả Hà Nội đã ướp xanh màu của lá non tơ. Trong lần áo mỏng thoảng lạnh, tôi có cảm tưởng như đã nhìn thấy những phù thủy vẩy cây chổi vừa nhúng vào chậu màu và vung lên không khí, nhát bút dừng ở đâu, ở đấy loang xanh rất nhanh. Và cứ như thế! Những búp bàng ong đỏ như màu của ngọn nến đã bung ra, chuyển sang xanh mướt, xòe rộng và vươn cao. Những lộc bằng lăng chúm chím như môi xinh của nàng cũng chuyển sắc, đổi gam khi ánh nắng vô tình chạm vào. Và xà cừ rung rinh như vẫy gọi, và lá sưa rì rào, rì rào... Trên xanh thắm! Dưới ngọc ngà! Cả đất trời thắm lên màu của lá mới! Những chị hàng hoa, hàng nối hàng, đứng dài cả góc phố, đứng bình lặng bên cạnh những ngược xuôi hối hả. Giữa những đỏ, thắm, vàng, cam, hồng, tía nổi bật lên một màu xanh trong, nhẹ, mát mắt hơn cả của hoa loa kèn hay huệ tây... Là hoa hay là lá vậy? "Bàn tay trắng muốt em cầm. Một cành hoa nối mùa xuân mùa hè... Tôi bỗng nhớ một ngày nắng hoa mắt thành từng cơn, chúng tôi chao đảo bước vào nhà người bạn. Trong thứ ánh sáng chiếu xuyên từ tầng thượng, qua lớp kính của giếng trời, chúng tôi thấy một luồng sáng vây khung quanh một bình hoa trắng xanh, từng lớp cánh sáng lên một cách lạ kỳ, cảm tưởng như có thể thấu tỏ từng thớ gân xanh mỏng tang. Cảm giác đó chưa bao giờ từng đặc biệt đến thế! Trong phút giây ngắn ngủi ấy, tôi gần như bàng hoàng, trong trí chỉ toàn phủ một màu xanh và những mong ước, mai sau, ngôi nhà của tôi, dù có bé đến mấy cũng sẽ có rất nhiều cây, và tất nhiên không thể thiếu một bình hoa xanh chiếu tỏa một thứ ánh sáng non nhạt, kỳ lạ và nhiều mơ ước đến thế! Dường như, chưa có thứ hoa nào khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ thuần khiết, nhân hậu, trong sáng, giản dị và thanh cao như loài hoa ấy. Dù tôi, có nhắm mắt trăm hay nghìn lần, chưa từng một khi nào lại không thấy như trước mắt bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sỹ Tô Ngọc Vân. Kể như trước nay và mãi về sau sẽ chẳng có một ai có thể đem sánh loài hoa này với hình tượng khác của người phụ nữ. Có ai về ngang phố, chụp cho tôi một ít hoa xanh... Gửi cho tôi một chút mong manh...

Chan chát vị sung xanh

Một ngày lành lạnh cuối năm, mấy gã trai rủ nhau vào quán lẩu dê giữa lòng Hà Nội nhậu một bữa. Bắt gặp những chiếc lá sung xanh nằm chen lẫn giữa những đinh năng, mơ tam thể, củ sả, kinh giới, rau ngổ,... Bỗng dưng thèm những quả sung tròn tròn, nho nhỏ, xanh xanh chấm muối trắng. Cái vị chan chát rất riêng ấy cứ chập chờn hư hư, thực thực. Bây giờ còn có ai muối sung nữa không? Những quả sung tròn xoe, xanh ngan ngát. Cây sung tẻ, sung nếp mọc đầy bên các bờ ao, bờ chuôm nơi chốn quê. Có lẽ không thôn làng ở miền Bắc Việt Nam mà thiếu cây sung. Những cây sung cổ thụ, thân nhẵn bóng vì thời gian nằm nghiêng nghiêng soi bóng xuống ao làng, như đang ngẫm ngợi về những năm tháng đã qua.Mùa hè nắng như đỏ lửa. Lũ trẻ thường tụ tập dưới gốc sung, gốc gáo chơi khăng, chơi quay rất mê mải. Thú vị nhất là trò chơi pháo đập. Móc đất sét xanh dưới gốc sung bờ ao lên trộn cho thật nhuyễn thật dẻo rồi nặn thành từng viên pháo giống như chiếc bát con. Giơ thật cao rồi ném úp xuống đất phát ra tiêng nổ đanh. Pháo hay phải là tiếng kêu phải giòn, đanh rõ ràng, thủng một lỗ to ở chính giữa. Cây sung thường mọc cạnh bờ ao. Nước dưới ao trong leo lẻo, có thể nhìn thấy rõ từng chiếc lá sung, quả sung rụng chìm dưới đáy. Những con cá đuôi cờ, rô ron lượn lờ nhàn nhã. Thỉnh thoảng có một chú cá quả cụ liều lĩnh phóng vút ra rồi lại biến mất dưới bóng tối đầy rễ bèo tây. Đám trẻ con chơi chán rồi trèo lên cây, hái sung ăn rồi ném lũm tũm xuống dưới ao rất thích thú.Chị người hàng xóm có vóc người dong dỏng, khi cười hiện hai núm đồng tiền rất xinh. Vào mùa sung ra quả, chị hái từng rổ, rửa sạch rồi cho vào vại muối. Quả sung chị chọn thường là sung bánh tẻ. Quả sung non quá cũng hỏng mà già quá cũng không đạt. Bàn tay chị thật trắng với các ngón tay dài dài, thanh mảnh như múa khi muối sung. Bốc mấy vốc sung để ráo nước, thả vào vại. Sau đó, dải lên một lớp muối trắng. Cứ lần lượt lớp sung, lớp muối. Đầy chiếc vại sành, chị cài chiếc vỉ tre lên trên cùng, nén cho chặt rồi rót vào vài ba bát nước con nước đun sôi để nguội. Chỉ ba ngày sau là có sung muối để ăn. Vị sung muối không giống như cà muối, xu hào muối. Nó giòn giòn, chua dìu dịu và hơi mằn mặn. Có thể ăn lo sung muối mà không chán miệng, xót ruột.Quả sung muối xuất hiện trong mâm cơm của nhà nông nghèo, làm phong phú thêm bữa cơm thanh đạm. Vài ba con cá rô, cá diếc kho tương, bát canh rau tập tàng, dền gai hái được trong vườn nhà và một đĩa sung muối thay cà. Nhưng có lẽ độc chiêu nhất là sung muối ăn với canh riêu cua. Bát canh cua trong, gạch cua nâu vàng nổi từng đám. Vài ba cọng hành xanh mềm mại và sợi mùi tàu thả lên trên. Chan cơm trắng gắp quả sung muối màu nâu nhạt. Cắn quả sung giòn tan, vị thơm ngon hoà quyện vào nhau. Đã có nhiều cụ ông, cụ bà khẳng định canh riêu cua phải ăn với sung muối mới đúng bài bản.Quả sung xanh đã len chân vào các nhà hàng đặc sản với tư cách như một gia vị.Một ngày lành lạnh cuối năm, mấy gã trai rủ nhau vào quán lẩu dê giữa lòng Hà Nội nhậu một bữa. Bắt gặp những chiếc lá sung xanh nằm chen lẫn giữa những đinh năng, mơ tam thể, củ sả, kinh giới, rau ngổ,... Bỗng dưng thèm những quả sung tròn tròn, nho nhỏ, xanh xanh chấm muối trắng. Cái vị chan chát rất riêng ấy cứ chập chờn hư hư, thực thực. Bây giờ còn có ai muối sung nữa không?

Attached image(s)

Tiếng lá rơi nơi thềm phố cổ

Vào khuya. Tiếng người rao hàng đã hết, hết hẳn những cụ già bày bán chè chén dưới gốc sấu già. Chợt trong đêm vắng lại nghe tiếng lá rơi nơi thềm phố cổ, rơi vội vã như cơn gió thốc ùa qua và thật sớm, khi sương còn đông, nhịp chổi ràn rạt của người quát đường thay cho tiếng tàu điện leng keng vòng vọng. Thật lâu, đến hai mươi năm, tôi mới trở lại những đêm phố cổ Hà Nội. Nhớ chuyến ra Bắc đầu tiên lúc trời chớm rét, phong phanh trong chiếc áo miền Nam, đi dọc theo những con đường nhỏ, có đoạn ngắn đến ngỡ ngàng từ Hàng Gà sang Hàng Điếu, Hàng Vải. Đi để biết ba sáu phố phường và ngồi trầm tư dưới gốc sấu già bên chén chè nóng mong xua bớt cái lạnh vào khuya. Người phố cổ lúc ấy, như những căn nhà đóng kín cửa và câu nói còn ngập ngừng như còn đọng chút rêu phong bám trên các mảng tường phố cổ. Những ngọn đèn tròn đỏ quạch chập chờn, lung linh trong gió heo may, chút sáng tối đọng trên vai người phu xe kịp khuất sang một ngõ phố. Ở đó, nơi tôi đi qua, chút hương hoa sữa còn đọng bên thềm.

Những chuyến sau có dịp ra Hà Nội, tôi lại ở khu phố khác. Nơi có những căn hộ tập thể ồn ào, náo nhiệt, có bạn bè, có những chiếc cốc đổ ngập rượu mơ, có điếu cày hút sòng sọc, có một tiết trời chớm thu mang vẻ dịu dàng, nhưng tôi vẫn thèm nghe tiếng tàu điện leng keng trong mờ sương trôi dần về phía Bờ Hồ. Mỗi sáng, muốn thấy lại người soát vé già ẩn hiện nếp nhăn trên mặt dưới vành nón cối cùng hành khách đầu tiên trong tinh mơ Hà Nội với quang gánh, thúng mủng và giọng nói Bắc Hà để chợt nhớ quê nhà xa xôi, nơi ấy phía ngã ba sông, cùng những buổi sớm cuồn cuộn sương trôi, chiếc xe ngựa rời bến sông để vào phố thị, mang theo giọng nói miền Trung cùng quang gánh, thúng mủng có vịt gà,rau cỏ...... Lần này.Về lại phố cổ. Trời Hà Nội đột nhiên trở lạnh, lại phong phanh trong chiếc áo miền Nam. Bạn bè ùa đến đem theo chiếc áo len Dệt Kim ấm sực như trong vòng tay bạn bè. Lại lang thang thang đi trong phố cổ, còn thật ít những căn nhà nhỏ cùng rêu phong phủ mờ. Hàng hoá, nhà hàng, khách sạn rộng cửa với ánh điện đủ màu, tây ta trộn lẫn chen vai trong từng con đường nhỏ. Có còn chăng là phố Thuốc Bắc đượm thơm mùi thuốc, phố Hàng Mã bày hàng cõi âm và phở, có thật nhiều những quang gánh trên đôi vai các chị từ những vùng quê tất tả mang theo phiên chợ di động khắp ba sáu phố phường. Vào khuya. Tiếng người rao hàng đã hết, hết hẳn những cụ già bày bán chè chén dưới gốc sấu già. Chợt trong đêm vắng lại nghe tiếng lá rơi nơi thềm phố cổ, rơi vội vã như cơn gió thốc ùa qua và thật sớm, khi sương còn đông, nhịp chổi ràn rạt của người quát đường thay cho tiếng tàu điện leng keng vòng vọng. Buổi sáng, đường phố sạch bong, nhịp điệu hối hả ngày thường trong dãy phố vào thời mở cửa mang một nụ cười rất mới, còn đâu, những vết rêu phong trên nền phố cổ......

Huỳnh Thạch Thảo

Trong vòng hơn nửa thế kỷ nay, chưa bao giờ tuyết rơi nhiều như năm nay, đài nói như thế. Tuyết ngập hết đường đi. Cái xe Jeep đậu dưới bãi bị tuyết phủ trông như cái mả vôi. Khi Bảo ý thức được hiểm nguy thì không lấy xe được nữa, không chạy kịp nữa. Lúc đầu thằng con trai, Titu, còn khoái chí vì cảm giác phiêu lưu, sau hoảng hốt vì sợ bị bỏ rơi trên núi, bị vùi dưới tuyết không ai tìm thấy. Tuy vậy đầu óc thằng bé tò mò vẫn còn nghĩ được tới... khoa học, hỏi mẹ: "Nếu mình bị chết ở đây xác được ướp đá, tới ngày 17 tháng 5* chưa thúi, phải không má?" "Con đừng nói dại. Chết làm sao được! Ba sẽ lên cứu mình. Không thì cũng có Ðội Cứu Nạn." "Má gọi cho ba nữa đi." "Má gọi cả trăm lần rồi. Ðiện thoại mobil của ba tắt rồi." "Má đưa cho con gọi!" Titu cũng không hơn gì máÔ. Mấy ngày đầu, kể cả khi chớm bão tuyết, Bảo vẫn còn liên lạc được với chồng. Từ tối hôm qua, chỉ nghe giọng nữ của công-ty Telenor nhắn không mệt mỏi: "Ðiện thoại tắt hoặc nằm ngoài tầm phủ sóng." Bảo nổi giận ngang: "Gọi ba con làm gì nữa. Ông ấy mắc lo cho người khác..." "Người khác là ai vậy má?" "Mấy cô ca sĩ từ Mỹ qua." Bảo tức khi nghĩ Vinh cho vợ con lên núi trước vì anh bận đi đón hai cô ca sĩ sinh đôi Vân Hà, Vân Hương từ Mỹ sang. Ðúng là đem con bỏ chợ! "Qua thăm nhà mình?" "Ai thèm tiếp mà thăm. Qua hát thí cho chùa ấy mà." "Thí là gì, má?" "Là hát không lấy tiền. Mấy ca sĩ hát dở thì đi hát thí." "Sao má không đi hát... thí?" Bảo phì cười, cú đầu con, đứng lên hát một câu 'Trông kìa con voi nó đứng rung rinh... ' ' rồi hỏi: "Vầy mà dở à?" "Dở!" Bảo mở tủ lạnh coi, thấy có đủ thực phẩm cho vài tuần. Chị nhìn nửa nải chuối nghĩ nó mọc ở mãi Châu Phi, bây giờ bị kẹt trong bão tuyết, và vặt một trái đưa cho Titu. "Con chê má thì... đi theo mấy cô đó đi!... Bố nào con đó." "He he... má ghen!" Câu nói quá bất ngờ từ mồm miệng con trẻ khiến Bảo bối rối. Thằng bé đâu có ngờ nó bắn trúng boong một tâm điểm trong bóng tối của mẹ. Nhưng bên ngoài Bảo không thừa nhận điểm tối đó, cả với con lẫn với chính mình. "Con nói bậy! Ba thương má nhất, việc gì má phải ghen? Máchỉ không thích ba bỏ má con mình trên núi đi đón người dưngỳ, vậy thôi." Thằng bé làm thinh, có vẻ như nó đã bị mẹ thuyết phục. Nhưng Bảo lại không bị thuyết phục bởi chính mình, trong thâm tâm chị cho rằng chồng không coi mình là 'nhất trên đời', giới răn số một, nhân quyền tối thượng. Anh có thể bỏ mạng sa trường vì nhiều người đàn bà khác, kể cả một ca sĩà hát thí. Nhưng không bao giờ thèm làm việc gì chiều ý vợ. Cái tivi cũng chết, có lẽ bão tuyết làm hư cái chảo tiếp vận hoặc cột ăngten nhà hư. Bảo biết là tình trạng tồi tệ thêm. Mẹ con chị vây khốn, trong một hoàn cảnh không ai nhận sự đầu hàng. Nghĩ tới lúc Vinh tìm được xác mẹ con chết rữa trên chòi, Bảo sướng quá. Tuy nhiên, chị vẫnà sợ chết. Củi trong lò sưởi tàn, chị không chêm thêm nữa, để phòng trường hợp đứt điện. Chị bảo con nướng cái kẹo đường xốp cuối cùng trước khi than tàn, nhưng nó ngồi yên ngước mắt nhìn vào góc cái cửa sổ chưa bị phủ tuyết ố nó muốn để dành cục kẹo cuối cùng, hay nó không còn tha thiết gì nữa, người mẹ không đoán được. Chỉ đau lòng. Bảo điện thoại về cho một người quen trong ban tổ chức văn nghệ để hỏi xem Vinh ở đâu, nhưng không ai trả lời. "Titu, làm cách nào để tìm sổ điện thoại trong máy cầm tay?" Titu cầm máy bấm, trả lời: "Trống trơn." "Tại hồi đó ba tính ghi cho má mà má nói không cần, bây giờ cần thì không có." Bảo tiếc những việc nho nhỏ của chồng mà chị cho là bầy đặt. Cả số điện thoại cấp cứu Bảo cũng không buồn nhớ. Ðể cho Vinh lo, trong thâm tâm Bảo nghĩ như thế. "Số 113, má!" "Giống bố cái tính này đôi khi cũng được việc," Bảo nghĩ thầm. Nhưng nói: "Rồi làm sao nói cho họ biết được mình ở đâu?" "Ba có cái máy GPS." "Là cái gì?" "Cái máy cho biết mình ở đâu, ba mới mua. Mấy lần ba với con đi rừng có mang theo." Hai mẹ con không ai bảo ai, chia nhau đi lục hộc tủ, ngăn kéo, kệ sách để tìm cái máy định tọa độ. Cái máy không nằm trong tủ hay kệ mà nằm ngay trong vali hành lý. Vinh nhét vào lúc nào Bảo không hay. Ðội Cấp Cứu bảo họ bị tràn ngập công tác. Tình trạng của hai người chưa nguy kịch, họ ưu tiên cứu những người nguy kịch hơn, rồi sẽ cứu hai mẹ con sau. Nghe vậy Bảo cũng yên tâm. May mà vừa nói xong thì điện thoại hết pin. Chị đi dọn dẹp những đồ đạc mà hồi nãy đã vung vãi ra trong lúc lục cái máy GPS. Chị mân mê những tấm ảnh gia đình mà chồng chụp mỗi lần đi chơi, từ lúc chưa có Titu tới tuần nghỉ Lễ Phục Sinh mới đây với tấm hình Titu câu được con cá hồi 950 gr. Và chị giấu vội tấm hình khỏa thân Vinh chụp mình trong rừng ố trong một lúc hoang thú. "Cái gã dâm tặc này cũng biếtà nghệ thuật!" Bảo nói thầm, và người chị nóng ran lên như buổi trưa hè hôm đó. Chị giật mình nghe con gọi: "Má! Cuốn sách này đẹp lắm, má coi đi!" Bảo lại bên con kê đầu đọc. Ðó là một cuốn sách tranh thiếu nhi. Trang bên trái là hình vẽ kiểu như bích họa trong hang động, cực kỳ tinh xảo, linh động. Trang bên phải là chữ viết tay rất đẹp. Yên tâm sẽ được cứu, không sớm thì muộn, Bảo đốt lại lò sưởi và cùng con đọc lại từ đầu: Con Linh Dương Ngày xưa tại Nambia, Nam Phi Châu Nơi có nhiều núi cao rừng sâu Và hoang thú thảnh thơi Bên suối đồng xa chân trời

Mùa thu lều cạn lương Ðoàn người lên rừng săn linh dương Mũi tên dài lao trúng Con linh dương khờ khạo nhất, vào bụng

Con vật khốn khổ không chết Triền núi nhấp nhô vừa chạy vừa lết Chân nọ đá chân kia Xiêu vẹo như người say

Những người đi săn bỗng thấy hay hay Như coi màn kịch múa may Họ vừa cười vừa bắt chước Chân nọ đá chân kia

Chân kia đá chân nọ Miệng cười, chân đá vô tội vạ Ðến khi mình đầy vết thương Như con linh dương

Từ đó những người đi săn bảo nhau Con linh dương nó biết đau.

Cuối sách có lời chú thích: "Phỏng theo bích họa tìm thấy trong một hang động tại Nam Phi. Và được người thế kỷ sau chấm là truyện cười hay nhất thế giới."

Thấy con trai nghi ngờ, Bảo hỏi: "Con thấy hay không?" Thằng bé lật cuốn sách khổ lớn, dừng lại ở một trang, đọc lại, miệng tủm tỉm cười, trả lời mẹ: "Con thấy con linh dương chạy cà tưng, chân nọ đá chân kia thì tội nghiệp chứ không có gì đáng buồn cười. Nhưng mấy ông đi săn tự đá vào chân mình bị thương thì ố thằng bé phì cười ố tức cười quá!" Bảo đồng ý với con. Nhưng còn một điều thắc mắc mà chị không muốn ố đúng ra là không dám ố đặt ra cho con, sợ nó không trả lời được, hỏi lại thì chị cũngà bí. Chị sẽ hỏi chồng điều này, và sẽ hỏi anh mua cuốn sách này hồi nào mà không đưa cho Titu coi.

Chiều hôm sau Ðội Cứu Nạn bốn người tới bới tuyết và đưa mẹ con Bảo ra khỏi chòi nghỉ mát. Họ chở mẹ con bằng xe scooter trượt tuyết ra đường cái, rồi đưa lên xe cứu thương chớ không chở ra bến xe cho về Oslo. Khi thấy xe đi vào con đường tới bệnh viện Trysil, Bảo ngạc nhiên, vịn vai cô y tá ngồi bên. "Cám ơn quí ông bà," Bảo nói. "Nhưng chúng tôi khỏe mạnh cả, không cần vô bệnh viện đâu." "Có một người đang ở trong bệnh viện, chắc bà muốn thăm," cô y tá trả lời. Bảo giật mình: "Ai vậy?" "Chồng bà." "Trời ơi! Anh ấy ở trong bệnh viện? Có sao không?" "Qua khỏi rồi." "Anh ấy bị sao vậy?" "Bị tệ hơn bà và cháu đây nhiều. Ông ấy bị tuyết vùi trên đường tới với bà, chỉ cách mấy trăm mét thôi." "Nhưng sao các vị biết được mà cứu?" "Nhờ bà cho tọa độà hơi sai." "Con tôi đọc theo máy." "Máy GPS cho tọa độ sai từ 10 tới 50 mét là thường. Chúng tôi lại tính sai một chút. Nhờ thế mà tìm ra ông. Ðó là một tình cờ may mắn lớn." Cô vuốt ve con chó Bernard, tiếp: "Và chú này." Vinh đã tỉnh táo. Anh nằm ôm vợ con vào lòng nghe họ khóc hạnh phúc. Kết quả khám nghiệm xác nhận Vinh hoàn toàn lành mạnh và bình phục. Dù là sáu giờ chiều tối mịt, Vinh xin xuất viện và bác sĩ chấp thuận để anh về với vợ con. Trên chuyến xe buýt cuối cùng về Oslo, Bảo cầm tay chồng hỏi: "Anh còn nhớ cuốn sách về câu truyện săn linh dương ở Nam Phi không?" "Nhớ. Sao?" "Anh thấy truyện đó thế nào?" "Em đọc rồi à?" "Titu chỉ cho em đọc, lúc bị kẹt trên chòi." "Tốt. Ðó là truyện cho Titu, truyện thiếu nhi. Nhưng cũng là truyện người lớn. Truyện được coi là truyện cười hay nhất thế giới." "Ðó chính là điều em muốn hỏi anh. Truyện tuy ý vị thiệt, nhưng không thể coi là hay nhất thế giới được." Titu nghênh đầu lên chờ câu trả lời của ba. Vinh cúi xuống con: "Nó hay ở cái chỗ vừa cười vừa khóc. Tất cả các truyện hay là những truyện vừa cười vừa khóc. Ông giẳng ông giăng ông giằng búi tóc ông khóc ông cười. Trong vài hình ảnh câu truyện này vừa làm người ta cười vừa có thể khóc. Con hiểu không?" Rồi quay sang vợ anh nói: "Hài kịch nằm trong bi kịch. Và ngược lại. Thế là hết ý!" "Triếtà như vậy," Bảo bẻ giọng ẻo và kéo dài chữ 'triết' "à tại sao lại đưa vào thành truyện thiếu nhi, anh?" "Bởi vì cuộc đi săn đó tóm lược con đường mòn chông gai nhưng kỳ thú nhất để trẻ con thành người lớn." "Như thế nào, anh?" "Biết đặt mình vào địa vị người khác." Còn câu hỏi mua sách hồi nào mà không đưa cho con coi mà lại giấu trên chòi, Bảo quên hỏi. Cũng chẳng quan trọng, đằng nào chị và con cũng được đọc rồi.

Tâm Thanh

• Chú thích: 17 tháng 5 là ngày lễ Quốc Khánh Na-uy, trẻ em mong chờ chỉ thua Lễ Giáng Sinh và sinh nhật của chính chúng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro