Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Lop tau tuan duong County

Xưởng đóng tàu:Fairfield, Govan.Vickers-Armstrongs, Barrow in Furness.Xưởng Hải quân Hoàng gia, Portsmouth.Xưởng Hải quân Hoàng gia, Chatham.Xưởng Hải quân Hoàng gia, Devonport.John Brown & Company, Clydebank.Hawthorn Leslie & Company, Hebburn.William Beardmore & Company, Dalmuir

Bên sử dụng: Hải quân Hoàng gia Anh-Hải quân Hoàng gia Australia

Lớp con:Kent, London, Norfolk

Thời gian đóng:1924-1930

Thời gian hoạt động:1928-1959

Dự tính:15

Hoàn tất:13

Hủy bỏ:2

Bị mất:3

Nghỉ hưu:10

Đặc điểm khái quát Lớp phụ Kent

Kiểu:Tàu tuần dương hạng nặng

Trọng tải choán nước:10.400 tấn (tiêu chuẩn)14.150 tấn (đầy tải)

Độ dài:179,8 m (590 ft) (mực nước)192 m (630 ft) (chung)

Sườn ngang:20,8 m (68 ft 3 in)

Mớn nước:5,3 m (17 ft 3 in) (tiêu chuẩn)6,6 m (21 ft 6 in) (đầy tải)

Động cơ đẩy:4 × turbine hơi nước hộp số Parsons,(Brown-Curtis trên Berwick)8 × nồi hơi ống nước Admiralty đốt dầu,4 × trục,công suất 80.000 mã lực (59,7 MW)

Tốc độ:58,3 km/h (31,5 knot)55,6 km/h (30 knot) (đầy tải)

Tầm xa:14.000 km ở tốc độ 18,5 km/h(8.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

4.260 km ở tốc độ 55,6 km/h(2.300 hải lý ở tốc độ 30 knot)

Tầm hoạt động:3.450 tấn dầu đốt

Thủy thủ đoàn đầy đủ:784 thời chiến

Thủy thủ đoàn:685

Vũ trang:8 × pháo BL 203 mm (8 inch)/50 caliber Mark VIII (4×2),4 × pháo QF 102 mm (4 inch)/45 caliber Mark V (4×1),8 × pháo QF 2 pounder (40 mm)/caliber 39 Mark VIII (2×4),(ngoại trừ Berwick; 16 ×, 2×8),8 × súng máy Vickers 12,7 mm (0,50 inch)/50 caliber Mark III (2×4),8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×4) (tháo dỡ từ 1935)

Máy bay mang theo:3 × máy bay, tháo dỡ 1942

Thiết bị bay:1 × máy phóng, tháo dỡ 1942

Đặc điểm khái quát :Lớp phụ London

Trọng tải choán nước:9.840 tấn (tiêu chuẩn)13.315 tấn (đầy tải)

Độ dài:181 m (595 ft) (mực nước)192,9 m (630 ft 9 in) (chung)

Sườn ngang:20,1 m (66 ft)

Mớn nước:5,2 m (17 ft) (tiêu chuẩn)6,6 m (21 ft 6 in) (đầy tải)

Tốc độ:59,7 km/h (32,25 knot)57,4 km/h (31 knot) (đầy tải)

Thủy thủ đoàn đầy đủ:852 thời chiến

Thủy thủ đoàn:700

Vũ trang:8 × pháo BL 203 mm (8 inch)/50 caliber Mark VIII (4×2),4-8 × pháo QF 102 mm (4 inch)/45 caliber Mark V (4-8×1),4 × pháo QF 2 pounder (40 mm)/caliber 39 Mark VIII (4×1),8 × súng máy Vickers 12,7 mm (0,50 inch)/50 caliber Mark III (2×4),8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×4)

Đặc điểm khái quát :Lớp phụ Norfolk

Trọng tải choán nước:10.300 tấn (tiêu chuẩn)13.775 tấn (đầy tải)

Thủy thủ đoàn đầy đủ:819 thời chiến

Thủy thủ đoàn:710

Vũ trang:8 × pháo BL 203 mm (8 inch)/50 caliber Mark VIII (4×2),8 × pháo QF 102 mm (4 inch)/45 caliber Mark XVI (4×2) (từ 1937),16 × pháo QF 2 pounder (40 mm)/caliber 39 Mark VIII (2×8)

Lớp tàu tuần dương County là một lớp tàu tuần dương hạng nặng được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong những năm giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Chúng là những tàu tuần dương đầu tiên của Hải quân Hoàng gia được chế tạo sau chiến tranh, và được thiết kế trong những giới hạn được quy định bởi Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922. Những con tàu này, với giới hạn trọng lượng rẽ nước ở mức 10.000 tấn và dàn pháo chính ở cỡ nòng 203 mm (8 inch) thường được gọi là "tàu tuần dương hiệp ước" (thuật ngữ "tàu tuần dương hạng nặng" chưa được định nghĩa cho đến Hiệp ước Hải quân London năm 1930.Mười lăm chiếc lớp County được chế tạo trong ba lớp phụ khác biệt: Kent, London và Norfolk. Chúng là những tàu tuần dương 10.000 tấn và pháo 8 inch duy nhất, hay còn gọi là tàu tuần dương "A", mà Hải quân Hoàng gia chế tạo.Những chiếc County được ghi nhớ với đặc trưng ba ống khói và đã phục vụ trên mọi chiến trường trong Thế Chiến II.Trong một nỗ lực nhằm có thể đóng được nhiều tàu chiến hơn trong cùng một giới hạn tải trọng của hiệp ước,Hải quân Hoàng gia có kế hoạch đóng những tàu tuần dương "B" với trọng lượng rẽ nước 8.250 tấn, và như thế có thể đóng sáu chiếc "B" thay cho năm chiếc lớp County.Trong trường hợp này, hoàn cảnh kinh tế và chính trị trong thời bình đã ngăn trở nên chỉ có hai chiếc tàu tuần dương kiểu "B" được chế tạo, một thiết kế lớp County cải tiến với 6 khẩu pháo trở thành lớp York.

Thiết kế và phát triển

Tàu tuần dương hiệp ước với tải trọng 10.000 tấn là kiểu tàu chiến đầu tiên được chế tạo theo những giới hạn được sự đồng ý của quốc tế.Những giới hạn này đặt ra đặt ra những thách thức về kỹ thuật và bắt buộc các nhà thiết kế phải có sự thỏa hiệp để có thể có được sự cân bằng tốt nhất giữa tốc độ, vũ khí và sự bảo vệ.Hải quân Hoa Kỳ áp dụng một thiết kế với tháp pháo ba nòng, cho phép rút ngắn chiều dài của thân tàu, và nhờ đó tiết kiệm được trọng lượng để dành cho việc bảo vệ. Tuy nhiên cách tiếp cận này đòi hỏi phải trang bị một hệ thống động lực với công suất lớn hơn, vì tốc độ của con tàu là một hàm thuận với tỉ lệ giữa chiều dài con tàu và độ rộng của mạn thuyền. Hải quân Hoàng gia có nhu cầu về một kiểu tàu chiến để bảo vệ các tuyến đường thương mại thuộc địa,vốn cần một tầm hoạt động đường trường xa và tốc độ tốt. Điều này đã xác định việc cần có một lườn tàu dài và sử dụng các tháp pháo nòng đôi, trong khi nọi trọng lượng còn lại được dành cho sự bảo vệ.Thiết kế lớp County tỏ ra khá thận trọng, đặc biệt là khi so sánh với thiết kế của lớp thiết giáp hạm Nelson đương thời cùng được chế tạo để thỏa mãn những giới hạn của cùng hiệp ước.Lườn tàu dài đến 192 m (630 ft), có dạng ngang thẳng cũng như có phần nổi cao, và được chế tạo chắc chắn. Điều này cung cấp độ ổn định cao,góp phần vào việc bảo vệ con tàu.Chỗ dành cho hệ thống động lực tiếp nối cách sắp xếp truyền thống đặt các nồi hơi phía trước các phòng động cơ, được ngăn cách bởi một hầm đạn giữa tàu.Hai phòng nồi hơi được cho thoát khí thải vào bốn ống thoát, trong đó cặp ở giữa được kết hợp vào một ống khói lớn hơn ở giữa.Thiết kế ba ống khói trông đẹp mắt,nhưng ở cách nào đó tỏ ra không thực tế ở khía cạnh sử dụng các chỗ trống bên trong.Như đã được thử nghiệm trên chiếc tàu tuần dương thời chiến HMS Emerald mà việc hoàn tất bị trì hoãn cho đến sau chiến tranh, những chiếc County có một kiểu thiết kế mới về cấu trúc thượng tầng phía trước bao gồm cầu tàu dẫn đường, phòng lái, các bệ tín hiệu và la bàn cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực được bố trí trong một khối duy nhất.Tiến bộ này hợp lý hóa một cách đáng kể việc có một tháp điều khiển bọc thép riêng biệt và vô số sàn tàu và bệ trên những thiết kế cũ hơn. Việc tháo bỏ các thiết bị điều khiển hỏa lực khỏi cột buồm chính đã loại trừ nhu cầu cần có một cột buồm ba chân nặng nề, và một cột ăn-ten nhẹ là đủ cho nhu cầu thông tin tín hiệu cũng như để giăng các ăn-ten vô tuyến.

Vũ khí trang bị

Dàn pháo chính được trang bị là kiểu hải pháo BL 203 mm (8 inch)/50 caliber, được bố trí đồng đều trên các tháp pháo nòng đôi bắn thượng tầng phía trước và phía sau.Thiết kế các tháp pháo tỏ ra phức tạp một cách không cần thiết[2][4] so với yêu cầu ban đầu khi đặt ra khả năng làm hỏa lực phòng không, và do đó có một góc nâng tối đa lên đến 70°, cho dù nó không có khả năng xoay và nâng đủ nhanh để dò theo các mục tiêu trên không, và hoàn toàn thiếu sót một hệ thống điều khiển hỏa lực phù hợp.Dàn pháo hạng hai bao gồm bốn khẩu đội QF 102 mm (4 inch)/45 caliber Mark V trên các tháp pháo HA Mark III nòng đơn được nạp đạn từ hầm đạn giữa tàu; và hai ống phóng ngư lôi bốn nòng đạt giữa tàu, một bộ mỗi bên mạn. Các khẩu pháo 102 mm (4 inch) Mark V nòng đơn sau đó được thay thế bằng kiểu Mark XVI trên các bệ nòng đôi.Trong một nỗ lực vô vọng nhằm giữ cho con tàu bên trong những giới hạn tải trọng, kiểu Mark XVI được tháo dỡ để tiết kiệm trọng lượng, và được thay thế bằng kiểu Mark XVII, một việc được mô tả là "vụn vặt một cách lố lăng"Chúng sau đó được cải biến ngược trở lại thành kiểu Mark XVI.Thiết kế ban đầu dự định trang bị bốn khẩu đội phòng không QF 2 pounder Mk.VIII pom-pom tám nòng, nhưng do các biện pháp giảm trọng lượng được áp dụng, chúng không được trang bị, và các khẩu đội QF 2 pounder Mark II được bố trí thay thế trên bốn bệ pháo nòng đơn.Thiết kế cũng dành chỗ cho một máy phóng xoay được và một cần cẩu dành cho hoạt động của máy bay, cho dù một lần nữa chúng không được cung cấp.

Sự bảo vệ

Thiết kế ban đầu chỉ dành ra ít trọng lượng phân phối cho sự bảo vệ, đặc biệt là dưới sự khó tính của các nhà thiết kế muốn tuân thủ từng câu chữ của hiệp ước.Vì vậy, đai giáp hông theo truyền thống bị loại bỏ,và lớp bọc bên hông lườn tàu dày 1 inch (25 mm) chỉ đủ để bảo vệ chống lại mảnh đạn pháo.Một sàn tàu bảo vệ dày 32 mm (1,25 inch) được đặt bên trên các khoang động cơ, và các "hộp thành trì" bảo vệ các hầm đạn;bệ pháp pháo dày 64 mm (2,5 inch) và các mặt hông dày 102 mm (4 inch), được đóng lại bởi các vách ngăn dày 64 mm (2,5 inch). Hộp thành trì phía sau được giảm bớt độ dày ở hai đầu,và ở giữa tàu được làm mỏng đi khi chúng được bố trí trong phạm vi sàn tàu bọc thép và lớp bọc bên hông.Một vòng cung dày 38 mm (1,5 inch) bố trí bên trên bánh lái được đóng lại bằng một vách ngăn dày 25 mm (1 inch).Các tháp pháo và ụ tháp súng chỉ được bảo vệ bằng lớp mỏng chống mảnh đạn pháo, cũng như là các bệ hoa tiêu dẫn đường.Một bầu bên ngoài được sử dụng để bảo vệ chống lại ngư lôi.

Sự khác biệt và các cải biến

Lớp phụ Kent

Bảy chiếc đầu tiên trong lớp: Berwick, Cornwall, Cumberland, Kent và Suffolk của Hải quân Hoàng gia cùng Australia và Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia hình thành nên lớp Kent. Tất cả đều được đặt hàng vào năm 1924 và đưa ra hoạt động vào năm 1928. Người ta nhanh chóng nhận ra cần phải nâng thêm chiều cao con tàu khoảng 4,5 m (15 ft) để khói thải không che khuất cấu trúc thượng tầng phía sau. Ống khói của các con tàu Australia và Canberra của Australia còn được nâng thêm 0,9 m (3 ft). Từ năm 1930 đến năm 1933 máy bay và máy phóng được bổ sung, cũng như các bộ điều khiển hỏa lực góc cao HACS cho các khẩu pháo 102 mm (4 inch). Kent được bổ sung thêm một cặp pháo 102 mm (4 inch) vào năm 1934, và nó cùng với Berwick và Cornwall đều được bổ sung một cặp súng máy Vickers 12,7 mm (0,50) bố trí phía trước ống khói trước.Vào giữa những năm 1930, đến lúc lớp Kent cần được hiện đại hóa.Tuy nhiên, chỉ còn lại một ít trọng lượng dành cho các nhà thiết kế; chúng ở trong khoảng từ 150 đến 250 tấn bên dưới giới hạn của hiệp ước, và người ta ước lượng có thêm khoảng 200 tấn được tiết kiệm từ nhiều biện pháp giảm trọng lượng khác nhau.Một đai giáp rộng 1,8 m (6 ft), dày 114 mm (4,5 inch), được bổ sung phía giữa tàu, kéo dài từ sàn tàu bọc thép đến 0,3 m (1 ft) bên dưới mực nước. Cumberland và Suffolk có cấu trúc thượng tầng phía sau được san bằng thay thế bằng một sàn chứa lớn dành cho hai máy bay và một máy phóng cố định chéo qua con tàu. Một cần cẩu được bố trí bên mạn tàu cạnh ống khói phía sau,trong khi các vị trí dẫn đường và kiểm soát được tái bố trí bên trên nóc sàn chứa.Những khẩu 2 pounder nòng đơn được tháo dỡ thay bằng tháp pháo Mark VII bốn nòng bổ sung hai bên cầu tàu. Các khẩu đội 102 mm (4 inch) được bố trí lại, và cặp bệ pháo Mark XVI sau cùng được thay thế bằng bệ Mark XIX nòng đôi. Để giữ cho trọng lượng bên trong giới hạn cho phép, lườn tàu được cắt bớt một sàn phía sau tháp pháo Y.Berwick và Cornwall cũng được nâng cấp tương tự, nhưng do có sẵn nhiều trọng lượng dư thừa, lườn tàu đã không bị cắt; tất cả bốn tháp pháo 102 mm (4 inch) đều là kiểu nòng đôi, và các khẩu đội 2 pounder là kiểu tám nòng. Đến năm 1939, các ống phóng ngư lôi được tháo bỏ trên cả bốn con tàu.Kent chỉ có ít trọng lượng để nâng cấp, và do đó nó không được hiện đại hóa triệt để. Nó giữ lại máy phóng kiểu xoay và cấu trúc thượng tầng phía sau, được bổ sung các vị trí kiểm soát hỏa lực bố trí trên một cấu trúc thanh giằng đặc trưng. Dàn hỏa lực phòng không cũng được cải tiến giống như những tàu chị em, nhưng các khẩu đội 2 pounder và bộ điều khiển của chúng được bố trí phía sau trên một cấu trúc thanh giằng.Nhà sử học hải quân H. Trevor Lenton ước lượng rằng cho dù đã có những nỗ lực hết mức, không có chiếc nào thực sự nằm trong giới hạn tải trọng của hiệp ước; trọng lượng rẽ nước của lớp Kent khi đầy tải là 14.197 tấn, cho thấy nó có trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn khoảng 10.600 tấn.Lenton nêu lên sự nghi ngờ rằng liệu Bộ Hải quân có từng thông báo cho Chính phủ về tình trạng vượt mức này không, vì với viếc chiến tranh đang đến gần,"họ đang chịu đựng những áp lực đòi hỏi về thời gian".

Lớp phụ London

Nhóm thứ hai thuộc lớp London với bốn chiếc Devonshire, London, Shropshire và Sussex tiếp nối gần gũi với thiết kế của lớp Kent.Bầu chống ngư lôi bên ngoài được loại bỏ,làm giảm bề rộng mạn thuyền 0,6 m (2 ft), và chiều dài của lườn tàu được kéo dài thêm 0,84 m (2 ft 9 in), giúp gia tăng tốc độ thêm được 1,4 km/h (¾ knot). Để đền bù lại cho sự bảo vệ của bầu chống ngư lôi, một lớp vỏ thứ hai bên trong được trang bị để mang lại hiệu quả tương tự. Cầu tàu được bố trí lui về phía sau để giảm thiểu hiệu ứng của tiếng nổ từ tháp pháo B khi bắn qua mạn tàu. Ống khói được nâng cao ngay từ khi chế tạo.Máy bay và máy phóng được trang bị từ năm 1932.Trên mọi con tàu ngoại trừ chiếc Sussex,bốn khẩu pháo 102 mm (4 inch) được bổ sung trên các bệ nòng đơn đặt ngang với các ống khói. Các khẩu đội 2 pounder nòng đơn được tháo dỡ, và được bổ sung hai khẩu đội súng máy 12,7 mm (0,5 inch) Vickers bốn nòng. Shropshire có được một bộ kiểm soát hỏa lực phòng không. Vào đầu chiến tranh, các khẩu pháo 102 mm (4 inch) bổ sung được tháo dỡ, trong khi các khẩu pháo nguyên thủy được nâng cấp lên bệ Mark XVI nòng đôi.Các khẩu pháo 2 pounder tám nòng dự định khi thiết kế cuối cùng cũng được trang bị.Từ năm 1938 đến năm 1941, London được trang bị nâng cấp trọn gói.Toàn bộ thiết kế thượng tầng được tháo dỡ, thay bằng những cấu trúc hoàn toàn mới phía trước và phía sau,cùng hai ống khói thẳng đứng hiện đại tương tự như của lớp Crown Colony đương thời. Khối cấu trúc thượng tầng phía trước bao gồm một hầm chứa máy bay lớn mở ra một máy phóng đặt chéo qua lườn tàu giữa các khối cấu trúc thượng tầng.Có một máy phóng ở mỗi bên mạn tàu phía sau ống khói.Các khẩu pháo phòng không 102 mm (4 inch) được thay thế bởi các bệ nòng đôi và được tái bố trí ở cấu trúc thượng tầng phía sau, cùng với các thiết bị ngư lôi một tầng bên dưới. Các khẩu pháo 2 pounder được đặt trên nóc hầm chứa máy bay, và các bệ súng máy Vickers nhiều nòng được bố trí một khẩu đội trên mỗi nóc tháp pháo B và X. Một đai giáp dày 89 mm (3,5 inch), rộng 2,4 m (8 ft), được bổ sung bên cạnh các khoang động cơ,mở rộng lên trên cho đến sàn tàu bọc thép.Tuy nhiên,lườn tàu nguyên thủy được thiết kế cẩn thận để giúp làm giảm trọng lượng nhờ sự sắp xếp ban đầu; nên việc cải biến của London với những trọng lượng nặng được đặt bên trên phía trước và phía sau tàu,đưa đến một lườn tàu chịu áp lực quá tải đáng kể;các vết nứt và các đinh tán bị long ra bắt đầu xuất hiện trên các sàn tàu phía trên.Sàn tàu trên được gia cố, nhưng lại đẩy áp lực tải xuống lườn tàu bên dưới, và các vết nứt lại xuất hiện bên dưới mực nước.Cần đến các biện pháp gia cố bên dưới mực nước, và công việc tái trang bị kéo dài cho đến năm 1943 để sửa chữa tình trạng này.Vào những năm 1930,ba chiếc cuối cùng của lớp London trải qua các cải biến tương tự như với lớp Kent,tháo dỡ tám ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) và một tháp pháo 203 mm (8 inch) nòng đôi,cho dù London giữ lại nó.Riêng Shropshire giữ lại tháp pháo "X" cũng như các ống phóng ngư lôi và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Australia vào đầu năm 1943 để thay thế chiếc Canberra.

Lớp phụ Norfolk

Hai chiếc thuộc lớp County sau cùng Norfolk và Dorsetshire hình thành nên lớp Norfolk.Việc đặt hàng thêm hai chiếc nữa Northumberland và Surrey cho những chương trình chế tạo của các tài khóa 1927-1928 và 1928-1929 bị hoãn lại, và không bao giờ được đặt lườn.Đó là do việc Tổng tuyển cử năm 1929 đưa đến một Chính phủ thuộc phe thiểu số của Đảng Lao động dưới quyền Thủ tướng Ramsay Macdonald, đã hủy bỏ kế hoạch chế tạo các con tàu như là một biện pháp kinh tế, cũng như là một hành động thiện chí cho Hội nghị Hải quân London sắp diễn ra.Chúng là sự lặp lại những thiết kế của lớp London với những thay đổi nhỏ.Cầu tàu và cấu trúc thượng tầng phía sau được hạ thấp.Các tháp pháo 203 mm (8 inch) được trang bị kiểu Mark II với dự định làm giảm trọng lượng,nhưng cuối cùng lại nặng hơn so với kiểu Mark I!Các khẩu đội 102 mm (4 inch) được tái bố trí ra phía trước để không che khuất máy phóng và máy bay, vốn được gắn thấp hơn so với những chiếc dẫn trước.Trong năm 1937,các khẩu pháo 4 inch được thay thế bằng kiểu nòng đôi,các khẩu đội 2 pounder tám nòng được bổ sung phía sau cấu trúc thượng tầng và các khẩu nòng đơn phía trước được tháo dỡ.Các cải tiến này đã đẩy trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn vượt quá 10.400 tấn.Trong chiến tranh, các dàn phóng rocket ban đầu được bổ sung, nhưng sau đó được tháo dỡ cùng với các khẩu súng máy Vickers.Chúng được thay thế bằng kiểu pháo phòng không Oerlikon 20 mm hữu ích hơn.Một bộ điều khiển hỏa lực dành cho các khẩu pháo 102 mm (4 inch) được bổ sung,và các cột ăn-ten được thay thế bằng kiểu ba chân để chịu đựng trọng lượng nặng thêm của các hệ thống điện tử bổ sung. Một đợt tái trang bị năm 1944 dành cho Norfolk,lúc đó là chiếc duy nhất còn lại của lớp phụ này, tháo dỡ máy bay, máy phóng và tháp pháo X.Chỗ trống có được dành để trang bị bốn khẩu đội 2 pounder bốn nòng cùng các bộ kiểm soát hỏa lực của chúng,và bốn khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm. Một cụm cấu trúc thượng tầng bổ sung phía sau để mang bộ điều khiển hỏa lực phòng không, được trang bị radar Kiểu 283, để cuối cùng cho phép dàn pháo chính có thể phục vụ trong vai trò phòng không được dự định từ đầu.

HMS Berwick (65) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc dẫn đầu cho lớp County thuộc lớp phụ Kent. Berwick đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

Berwick được chế tạo bởi hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company tại Govan, Scotland, được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 7 năm 1927.

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất, Berwick được gửi đến China Station, nơi nó ở lại đây cho đến khi được tạm thời tách ra để chuyển đến Địa Trung Hải vào năm 1936. Sau khi được tái cấu trúc trong những năm 1937 và 1938, nó phục vụ tại Hoa Kỳ và quần đảo Tây Ấn cùng với Hải đội Tuần dương 8 cho đến năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu,nó phục vụ trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương, rồi sau đó tham gia hình thành nên "Lực lượng F" cùng với tàu tuần dương HMS York, khi các nhóm tìm diệt được hình thành để truy đuổi các tàu chiến cướp tàu buôn Đức. Nó không gặp phải tàu chiến đối phương nào, nhưng đã ngăn chặn các tàu buôn Wolfsburg và Uruguay đang tìm cách vượt qua sự phong tỏa tại eo biển Đan Mạch vào tháng 3 năm 1940.Vào ngày 9 tháng 4 năm 1940, nó tham gia Chiến dịch Na Uy, và vào ngày 10 tháng 5 năm 1940 đã tham gia cuộc Chiếm đóng Iceland. Sau đó nó được phân về "Lực lượng H" tại Gibraltar,đến nơi vào ngày 7 tháng 11. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1940, Berwick hộ tống chiếc tàu sân bay HMS Illustrious trong cuộc không kích thành công nhắm vào hạm đội Ý tại cảng Taranto. Cuối tháng đó, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Ai Cập và Hy Lạp.Vào ngày 24 tháng 11 năm 1940, Berwick được lệnh đi đến Freetown cùng với chiếc tàu tuần dương chị em Norfolk hộ tống chiếc tàu sân bay Formidable khi chúng hình thành nên "Lực lượng K" để truy đuổi chiếc tàu tuần dương hạng nặng Đức Admiral Scheer,nhưng vào ngày 27 tháng 11 những mệnh lệnh trên được thay đổi để huy động nó vào việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Trong khi đi ngang qua Gibraltar, một hải đội Ý bao gồm các thiết giáp hạm Vittorio Veneto và Andrea Doria tìm cách đối đầu với các tàu chiến Anh, đưa đến Trận chiến mũi Spartivento.Trong quá trình đấu pháo với các tàu tuần dương Ý Bolzano, Trento và Trieste,lúc 12 giờ 22 phút Berwick trúng phải một phát đạn pháo 203 mm (8 inch) vào tháp pháo "Y",khiến 7 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương, và đến 12 giờ 35 phút thêm một phát nữa trúng vào phòng sĩ quan.Vào ngày 25 tháng 12 năm 1940, Berwick đụng độ với chiếc tàu tuần dương hạng nặng Admiral Hipper ngoài khơi quần đảo Canary khi nó nằm trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải WS-5A, một chuyến đi chuyển binh lính đến Trung Đông.Berwick đối đầu với kẻ tấn công nhưng phải gánh chịu thiệt hại nặng nhất trong trận này, chịu đựng hư hại đáng kể cho dù chỉ trúng phải một ít đạn pháo 203 mm (8 inch) (hầu hết đều đi xuyên qua con tàu) và 104 mm (4,1 inch). Bốn thành viên thủy thủ đoàn của nó thiệt mạng trong trận này, và nó phải quay về Anh Quốc để sửa chữa, và công việc này kéo dài cho đến tháng 6 năm 1941.Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, Berwick gia nhập Hạm đội Nhà,và trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc chiến, nó tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải đi ngang biển Bắc Cực đến Nga và hoạt động tại khu vực phía Bắc của Bắc Hải.Trong tháng 2 năm 1942, nó hộ tống các tàu sân bay tấn công chiếc thiết giáp hạm Tirpitz tại nơi thả neo của nó ở Altenfjord. Nó lại hộ tống hai tàu sân bay chống lại chiếc Tirpitz vào năm 1944 và một lần nữa vào năm 1945. Vai trò cuối cùng của Berwick là hộ tống các tàu sân bay không kích lên bờ biển Na Uy vào năm 1945.Sau chiến tranh nó được bán cho BISCO vào ngày 15 tháng 6 năm 1948 để tháo dỡ, và đi đến Hughes Bolkow, Blyth, vào ngày 12 tháng 7 để tháo dỡ.

HMS Cumberland (57) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc thuộc lớp County thuộc lớp phụ Kent. Cumberland đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và như một tàu thử nghiệm vũ khí trong thập niên 1950 cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1959.

Thiết kế và chế tạo

Cumberland được chế tạo bởi hãng Vickers-Armstrong tại Barrow in Furness, được đặt lườn vào ngày 18 tháng 10 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 2 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Nam Đại Tây Dương

Cumberland phục vụ tại China Station Cùng với Hải đội Tuần dương 5 từ năm 1928 đến năm 1938, và quay trở về Anh Quốc vào tháng 3 năm 1935 để tái trang bị.Đến năm 1938, nó gia nhập Hải đội Tuần dương 2 và hoạt động tại khu vực Nam Mỹ.Vào lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai vào năm 1939, Cumberland được phân về Hải đội Tuần dương 2 thuộc "Lực lượng G" tại khu vực Nam My.Vào đầu tháng 12 nó bị buộc phải tự bảo trì tại Quần đảo Falkland, và vì vậy đã khiến thiếu hụt tàu chiến có khả năng nhất của "Lực lượng G".Không có nó, các chiếc HMS Exeter, Ajax và Achilles đối đầu với thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee,một tàu chiến tham gia chiến tranh cướp tàu buôn, trong Trận River Plate vào ngày 13 tháng 12.Cumberland nhận được tin tức về việc phát hiện ra đối phương và đã lên đường hướng lên phía Bắc để hỗ trợ, đi đến Río de la Plata lúc 22 giờ 00 ngày 14 tháng 12 sau khi di chuyển suốt 34 giờ. Admiral Graf Spee bị buộc phải rút về cảng trung lập Montevideo và bị mắc kẹt tại đây,khi Cumberland cùng với Ajax và Achilles (Exeter đã bị hư hại) tuần tra bịt kín lối ra vào cửa sông, đưa đến việc Admiral Graf Spee bị chính thủy thủ đoàn của mình tự đánh đắm vào ngày 17 tháng 12.

Nam Phi

Sau đó Cumberland khởi hành đi Simonstown, Nam Phi, trải qua giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 cho một đợt tái trang bị. Sau đó nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại dọc theo bờ biển Châu Phi, hướng sang khu vực Trung Đông. Trong tháng 7 nó lại được tái bố trí cùng với con tàu chị em HMS Cornwall trong nhiệm vụ truy đuổi chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Thor. Trong khi trên đường tuần tra, nó ngăn chặn và đánh chìm chiếc tàu buôn Poitiers thuộc phe Pháp Vichy đang vận chuyển đạn dược đến Bờ biển Ngà.Cuối tháng đó, nó tham gia tấn công Dakar, và chịu đựng hư hại bởi một khẩu đội pháo phòng thủ duyên hải Pháp. Một quả đạn pháo 239 mm (9,4 inch) duy nhất đã xuyên thủng lườn tàu ngay bên trên đai giáp, hệ thống động lực của nó ngừng hoạt động do không được cung cấp nước đến các nồi hơi, và nó bị buộc phải quay về ụ tàu ở Simonstown để sửa chữa, và công việc kéo dài cho đến tháng 11.Sang tháng 12,một lần nữa Cumberland đi săn đuổi chiếc tàu cướp tàu buôn Thor,nhưng việc truy tìm thất bại.

Hộ tống đoàn tàu vận tải Bắc Cực

Trong tháng 10 năm 1941, Cumberland gia nhập Hải đội Tuần dương 1 thuộc Hạm đội Nhà, tiến hành hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực cho đến tháng 1 năm 1944.

Viễn Đông

Sau đó Cumberland được điều sang Viễn Đông trong thành phần Hải đội Tuần dương 4 thuộc Hạm đội Viễn Đông. Trong tháng 7 nó tham gia cuộc bắn phá Sabang, và trong tháng 9 nó tiến hành bắn phá khu vực phía Bắc Sumatra. Đến tháng 10 Hạm đội Viễn Đông được sử dụng như một lực lượng nghi binh tấn công quần đảo Nicobar, để cuộc đổ bộ lên Leyte có thể diễn ra suôn sẻ, nhưng không may là đòn tấn công phân tán đã không thành công. Vào ngày 7 tháng 2 năm 1945, Cumberland quay trở lại Simonstown để sửa chữa bánh lái. Sang tháng 4, trong khi hoạt động tại Ấn Độ Dương, Cumberland tham gia cuộc bắn phá Sabang, và đến tháng 5 nó bắn phá Nicobar và Port Blair thuộc quần đảo Andaman. Vào ngày 3 tháng 9, cùng với tàu tuần dương HMS London,nó cho đổ bộ lên bờ các phân đội thủy quân lục chiến tại Sabang thuộc Sumatra sau khi Nhật Bản đầu hàng ngày hôm trước.Nó đi đến Jakarta vào ngày 15 tháng 9 cùng với một tàu hộ tống và bốn tàu quét mìn Australia. Do các cuộc bạo loạn trên bờ giữa những người Quốc gia Indonesia và quân đội Nhật, một tiểu đoàn lính Anh đã không đổ bộ lên Batavia cho đến ngày 29 tháng 9.

Sau chiến tranh

Cumberland quay trở về Anh Quốc vào ngày 12 tháng 11 năm 1945 và tham gia vào việc vận chuyển binh lính cho đến tháng 6 năm 1946, khi nó được đưa về lực lượng dự bị cho đến năm 1949. Nó được cho tái trang bị tại Xưởng hải quân Devonport trong giai đoạn 1949-1951 như một tàu tuần dương thử nghiệm, với các cột ăn-ten dạng thanh giằng,các hệ thống điều khiển mới và các chỗ nghỉ ngơi bổ sung. Dàn vũ khí nguyên thủy được tháo dỡ toàn bộ, nhưng các loại vũ khí nhẹ được bổ sung lần lượt trong từng giai đoạn để thử nghiệm, và kiểu tháp pháo tự động nòng đôi bắn nhanh 152 mm (6 inch) Mark 26 dành cho lớp tàu tuần dương Tiger được thử nghiệm trên tháp pháo B của nó, và nó cũng từng trải qua các thử nghiệm với bụi phóng xạ. Vào tháng 4 năm 1955, sợi thủy tinh, một vật liệu mà ngày nay được sử dụng trong viếc chế tạo tàu cho đến 700 tấn, bắt đầu được sử dụng, khi một kiểu xuồng đa năng dài 8,8 m (29 ft) làm bằng vật liệu này được đưa lên Cumberland để bắt đầu được thử nghiệm vào mùa Hè năm đó tại Địa Trung Hải.Vào tháng 8 năm 1956, vào lúc bắt đầu vụ Khủng hoảng kênh đào Suez,Cumberland được bố trí để tăng cường lực lượng đến đảo Cyprus. Đến tháng 11 năm 1959,Cumberland rời Malta quay trở về Barrow-in-Furness.Cumberland được cho tháo dỡ tại Cashmore, Newport, bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 1959.

HMS Cornwall (56) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và thuộc lớp phụ Kent. Cornwall đã tham gia hoạt động trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị máy bay từ tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh chìm ngày 5 tháng 4 năm 1942 ở cách 370 km (200 hải lý) về phía Tây Nam Ceylon.

Thiết kế và chế tạo

Cornwall được chế tạo bởi Xưởng hải quân Devonport tại Portsmouth, được đặt lườn vào ngày 9 tháng 10 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 5 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất vào năm 1928, Cornwall được điều đến China Station.Đến năm 1936 Cornwall hoàn thành lượt nghĩa vụ phục vụ và rời China Station quay trở về Anh Quốc để được tái trang bị trong năm tiếp theo.Vào năm 1938, sau khi hoàn thành việc tái trang bị, Cornwall gia nhập Hải đội Tuần dương 2.Năm 1939, một lần nữa Cornwall được điều đến China Station, gia nhập Hải đội Tuần dương 5.Vào tháng 9 năm 1939, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, chiếc tàu tuần dương được chuyển sang Ấn Độ Dương như một thành viên của "Lực lượng I" vừa mới được thành lập đặt căn cứ tại Ceylon. Vào ngày 5 tháng 10, nó tham gia vào việc truy tìm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee.Từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 14 tháng 2 năm 1940, Cornwall được cho vào ụ tàu Selborne tại Simonstown thuộc Nam Phi để bảo trì. Sang tháng 8, nó được triệu tập từ Nam Đại Tây Dương để đảm trách vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Freetown.Vào ngày 25 tháng 8, đoàn tàu vận tải WS-2 đi đến Nam Phi với các binh lính tăng cường bao gồm ít nhất ba trung đoàn thiết giáp của Sư đoàn Thiết giáp 7 tại Trung Đông. Cùng đến nơi còn có Lữ đoàn Tây Phi 2 trên đường đi từ Mombassa để tham gia Chiến dịch Abyssini. Đoàn tàu vận tải được tách thành WS-2A đi đến Cape Town và WS-2B hướng đến Simonstown, bao gồm 14 tàu. Vào tháng 9, tại khu vực Trung tâm Đại Tây Dương,một lực lượng hải quân viễn chinh Pháp bao gồm các tàu tuần dương hạng nhẹ Georges Leygues, Montcalm và Gloire cùng các tàu khu trục lớn Le Fantasque, Le Malin và L'Audacieux được gửi đến để tái lập chủ quyền của chính phủ Pháp Vichy.Chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Primauguet cùng tàu chở dầu Tarn được phái đi phía trước lực lượng chính của Pháp đến Libreville để cung cấp nhiên liệu,nhưng bị Cornwall và HMS Delhi chặn lại và hộ tống đi đến Casablanca.Cornwall trải qua tháng 1 năm 1941 trong ụ tàu tại Selborne để sửa chữa bánh lái. Vào tháng 5, đang khi tuần tra tại Ấn Độ Dương,con tàu cướp tàu buôn Đức Pinguin bị phát hiện gần quần đảo Seychelles và bị đánh chặn.Không may là 200 tù binh cùng với 332 thủy thủ Đức đã bị mất cùng với con tàu.Cornwall tìm cách cứu được 60 thủy thủ và 22 tù binh vốn là thủy thủ đoàn của 32 chiếc tàu buôn bị con tàu Đức chiếm hoặc đánh chìm.Trong trận chiến, Cornwall bị bắn trúng vào đuôi tàu. Nó phải quay trở về Durban để sửa chữa, và công việc hoàn tất vào ngày 10 tháng 6.Ngày 25 tháng 11, Cornwall chặn chiếc tàu buôn Surcouf của phe Vichy ngoài khơi bờ biển phía Đông Somalia và đưa nó đến Aden. Surcouf đang trên đường đi đến Djibouti chở đầy lương thực.Đến tháng 1 năm 1942, Cornwall đi đến Đông Ấn thuộc Hà Lan tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải giữa Ceylon và eo biển Sunda, tiếp tục vai trò này cho đến tháng 3. Ngày 29 tháng 3, Đô đốc Somerville, Tổng tư lệnh Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc, nhận được những báo cáo về một cuộc tấn công của quân Nhật vào Ceylon sắp xảy ra, Cornwall cùng với tàu chị em HMS Dorsetshire được điều động để hình thành nên "Lực lượng A", và được phái đến Colombo.Vào đầu tháng 4, Cornwall cùng với Dorsetshire được cho tách khỏi hạm đội để hộ tống chiếc tàu sân bay HMS Hermes đi đến Trincomalee thuộc Ceylon để sửa chữa.Vào ngày 4 tháng 4, hạm đội tàu sân bay Nhật Bản bị phát hiện, nên hai chiếc tàu tuần dương rời khỏi cảng; và sau khi được tiếp nhiên liệu vội vã trên biển, chúng lên đường không lâu sau nữa đêm hướng đến đảo san hô Addu.Ngày 5 tháng 4,hai chiếc tàu tuần dương Anh bị một máy bay quan sát xuất phát từ tàu tuần dương Nhật Tone phát hiện ở cách 370 km (200 hải lý) về phía Tây Nam Ceylon.Máy bay ném bom lập tức được cho xuất phát từ các tàu sân bay Nhật để tấn công hai tàu chiến Anh, trong một trận chiến được đặt tên Cuộc không kích Chủ nhật Phục sinh.Cornwall bị đánh chìm trong vòng 12 phút bởi chín quả bom từ 250 đến 550 pound cùng sáu quả ném suýt trúng.Tất cả các nồi hơi và động cơ đều bị ngừng hoạt động chỉ trong vài phút, nên đã không thể cung cấp điện cho các máy bơm và thiết bị chữa cháy. Dorsetshire cũng bị mất trong trận này.Có 1.120 người là thành viên thủy thủ đoàn của cả hai con tàu còn sống sót, và được vớt bởi tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Enterprise cùng các tàu khu trục HMS Paladin và HMS Panther.Chiếc huy hiệu của con tàu tuần dương hiện vẫn đang được trưng bày tại ụ tàu Selborne ở Simonstown, Nam Phi.

HMS Kent (54) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và là chiếc dẫn đầu cho lớp phụ Kent.Nó đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

Kent được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu Chatham tại Chatham, Medway, được đặt lườn vào ngày 15 tháng 11 năm 1924.Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 25 tháng 6 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Giữa hai cuộc thế chiến

Năm 1928, Kent được Nữ bá tước Stanhope đưa vào hoạt động như là soái hạm của Hải đội Tuần dương 5 tại China Station, đi đến Hong Kong sáu tuần sau khi bắt đầu hoạt động. Vào năm 1937, Kent quay trở về Chatham trải qua một đợt tái trang bị lớn,bao gồm việc bổ sung một đai giáp bê tông dày 114 mm (4,5 inch) được mở rộng 1,8 m (6 ft) bên dưới mực nước,và một lớp giáp trong dày 102 mm (4 inch) tăng cường cho các ngăn của phòng nồi hơi.Các khẩu pháo phòng không QF 2 pounder (40 mm) pom-pom được thay bằng tháp pháo bốn nòng.Sau khi tái trang bị, vào năm 1938, chiếc tàu tuần dương trở lại Viễn Đông.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Vào tháng 12 năm 1939, Kent được chuyển sang Hải đội Tuần dương 4, tiến hành các cuộc tuần tra chống cướp tàu buôn tại khu vực Đông Ấn rồi được chuyển sang nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Ấn Độ Dương vào đầu năm 1940.Sau khi Italy tuyên chiến, chiếc tàu tuần dương được bố trí đến Hạm đội Địa Trung Hải, đi đến Alexandria vào tháng 8 năm 1940 cùng với Hải đội Tuần dương 3. Ngày 17 tháng 8 năm 1940 Kent cùng với mười hai tàu khu trục tiến hành bắn phá cuác vị trí của Ý chung quanh pháo đài Bardia.Ngày 15 tháng 9 năm 1940, Kent cùng với thiết giáp hạm HMS Valiant,tàu sân bay HMS Illustrious và bảy tàu khu trục rời Alexandria.Ngày hôm sau, trong khi ngoài khơi phía nam đảo Crete, lực lượng được tăng cường thêm các tàu tuần dương phòng không HMS Calcutta và HMS Coventry. Lực lượng này di chuyển về phía Benghazi,và trong đêm 16-17 tháng 9 năm 1940, máy bay của Illustrious đã thả mìn xuống cảng Benghazi.Chúng cũng tấn công các tàu bè trong cảng bằng ngư lôi. Phía Ý bị mất hai tàu khu trục và ai tàu buôn.Trong khi quay trở về căn cứ sau cuộc tấn công này,Kent và hai tàu khu trục được cho tách ra để bắn phá Bardia. Trong đêm 17-18 tháng 9 năm 1940,Kent bị trúng một ngư lôi vào phía đuôi tàu bởi những máy bay ném bom-ngư lôi dẫn đầu bởi Carlo Emanuele Buscaglia. Nó được các tàu khu trục kéo trở về căn cứ với rất nhiều khó khăn.Nó trải qua các sửa chữa tạm thời tại Alexandria vào ngày 19 tháng 9 cho phép nó có thể quay trở về Anh Quốc.Công việc sửa chữa rộng rãi được thực hiện tại Xưởng tàu Devonport,và tình hình càng tệ hại hơn khi Kent trúng phải một quả bom đang khi trong ụ tàu.Công việc sửa chữa hoàn tất kịp lúc cho nó hoạt động trở lại vào tháng 9 năm 1941,khi nó gia nhập Hải đội Tuần dương 1 như một phần của Hạm đội Nhà để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến miền Bắc nước Nga.Từ đó cho đến năm 1944,nó tuần tra lại các lối vào Đại Tây Dương từ phía Bắc và hộ tống hơn 18 đoàn tàu vận tải đến Nga.Vào năm 1944, chiếc tàu tuần dương tham gia nhiều hoạt động ngoài khơi bờ biển Na Uy,trước tiên là nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của Hitler khỏi khu vực Normandy. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1944, hoạt động như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Rhoderick McGrigor, cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Bellona và các tàu khu trục HMS Myngs, HMS Zambesi, HMS Verulam và HMCS Algonquin,Kent đánh phá các tàu bè đối phương phía Đông Nam Egersund, Na Uy.Lực lượng đã đánh chặn một đoàn tàu vận tải Đức ngoài khơi vũng biển Lister,bốn tàu hàng được hộ tống bởi M.416,M.427,Uj.1221,Uj.1223,Uj.1713 và một chiếc Uj khác không xác định.Bắt đầu khai hỏa lúc 23 giờ 00, họ đã đánh chìm hai tàu hàng và tất cả các tàu hộ tống ngoại trừ chiếc không được xác định.Chiến thắng này là hoạt động tác chiến cuối cùng của con tàu.Vào cuối năm 1944, Kent va chạm với một tàu chở dầu. Sau khi được sửa chữa tại Clydeside,nó được giữ lại Gareloch như soái hạm của lực lượng dự bị.Vào tháng 10 năm 1946, nó được chuyển đến Chatham đảm trách vai trò soái hạm của lực lượng dự bị tại đây.Vào mùa Hè năm 1947,vũ khí của nó được tháo dỡ và nó được sử dụng trong thử nghiệm mục tiêu.Cuối cùng, nó được bán cho BISCO vào ngày 22 tháng 1 năm 1948,và được cho kéo đến Troon vào ngày 31 tháng 1 để được tháo dỡ bởi hãng West of Scotland Shipbreakers.

HMS Suffolk (55) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và thuộc lớp phụ Kent. Suffolk đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

Suffolk được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu Portsmouth tại Portsmouth, được đặt lườn vào ngày 15 tháng 11 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 25 tháng 6 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Giống như các tàu chị em với nó, Suffolk từng được cử sang phục vụ tại China Station và được giữ lại để tái trang bị, và tiếp tục hoạt động cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.Nó quay trở về vùng biển nhà vào năm 1939, rồi được phân công tuần tra tại eo biển Đan Mạch từ tháng 10 năm 1939. Vào tháng 4 năm 1940, Suffolk tham gia Chiến dịch Na Uy.Vào ngày 13 tháng 4 năm 1940 chiếc tàu tuần dương đi đến Tórshavn thực hiện việc chiếm đóng quần đảo Faroe. Ngày 14 tháng 4 năm 1940, Suffolk đánh chìm chiếc tàu chở dầu Đức Skagerrak ở phía Tây Bắc Bodø, Na Uy.Vào ngày 17 tháng 4 năm 1940, Suffolk tiến hành bắn phá sân bay và cơ sở thủy phi cơ tại Căn cứ Không quân Sola,Stavanger,phá hủy bốn máy bay đối phương và làm hư hại các cơ sở, nhưng cũng bị hư hại bởi bom ném từ máy bay ném bom Đức Ju88 thuộc Liên đội II./KG 30, khi hầm đạn của tháp pháo X bị phá hủy. Con tàu đã rất may mắn khi sống sót qua cuộc thử thách này,và nó rất khó khăn để có thể quay trở về Scapa Flow vào sáng hôm sau với đuôi tàu bị cuốn trôi.Cho đến khi con tàu về đến cảng, phía Đức vẫn cho rằng họ đã đánh chìm được nó.Chiếc tàu tuần dương được cho mắc cạn tại Scapa Flow để ngăn ngừa bị chìm.Suffolk bị loại khỏi vòng chiến từ tháng 4 năm 1940 cho đến tháng 2 năm 1941 khi nó được sửa chữa tại Clyde.Trong tháng 5 năm 1941, Suffolk tham gia Trận chiến eo biển Đan Mạch và việc đánh chìm thiết giáp hạm Bismarck của Đức.Suffolk đã đối đầu cùng chiếc thiết giáp hạm đối phương hai lần trong trận đánh,bắn nhiều loạt đạn pháo nhắm vào nó.Sử dụng radar, Suffolk đã có thể dõi theo Bismarck qua suốt eo biển Đan Mạch và duy trì sự tiếp xúc với đối phương đủ lâu để các đơn vị khác hướng về đường đi của Bismarck.Sau khi được sửa chữa, Suffolk phục vụ cùng với Hạm đội Nhà Anh Quốc tại vùng biển Bắc Cực cho đến cuối năm 1942, rồi sau đó trải qua một đợt tái trang bị từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 4 năm 1943.Sau khi hoàn tất,con tàu được lệnh gia nhập Hạm đội Viễn Đông,hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương cho đến cuối cuộc chiến tranh.Suffolk được bán cho BISCO vào ngày 25 tháng 3 năm 1948 và được cho tháo dỡ tại hãng J. Cashmore ở Newport,Wales; bắt đầu vào ngày 24 tháng 6 năm 1948.

HMAS Australia (D84) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County, được chế tạo tại Anh Quốc thuộc lớp phụ Kent, để hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Australia. Australia đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được tin là chiếc tàu chiến đầu tiên bị hư hại bởi hoạt động tấn công cảm tử kamikaze của Nhật Bản, và giữ kỷ lục ngang bằng với tàu khu trục Mỹ USS Laffey về số lần bị "kamikaze" đánh trúng là 6 lần. Sau chiến tranh nó tiếp tục phục vụ như là tàu huấn luyện cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1955.

Thiết kế và chế tạo

Australia được chế tạo bởi hãng đóng tàu John Brown tại Clydebank thuộc Scotland, được đặt lườn vào ngày 26 tháng 8 năm 1925. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 3 năm 1927, và đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 4 năm 1928, hai tháng trước con tàu chị em HMAS Canberra.

Lịch sử hoạt động

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, "The Aussie" (như được nội bộ Hải quân Hoàng gia Australia gọi một cách thân mật) khai hỏa các khẩu pháo chính 203 mm (8 inch) lần đầu tiên ngoài khơi bờ biển Dakar vào cuối năm 1940, khi nó tham gia Chiến dịch Menace. Australia đã gây hư hại chiếc tàu khu trục L'Audacieux của phe Vichy Pháp, khiến nó bị mắc cạn vào ngày 23-24 tháng 9; tuy nhiên, Australia cũng trúng phải đạn pháo từ các khẩu đội phòng thủ duyên hải, và chiếc thủy phi cơ trinh sát Supermarine Seagull V của nó, được cho tách ra từ Phi đội 9 Không quân Hoàng gia Australia, bị các máy bay Curtiss Hawk của phe Vichy Pháp bắn rơi.Trong năm 1941, Australia hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra tại Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Sau khi xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng mở màn cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, Australia được tái bố trí đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, thoạt tiên trong thành phần của Hải đội ANZAC và sau đó là Lực lượng Đặc nhiệm 44. Vào tháng 5 năm 1942, trong trận chiến biển Coral, chiếc tàu tuần dương sống sót qua một cuộc tấn công ngắn nhưng ác liệt của máy bay ném bom-ngư lôi Nhật Bản. Từ ngày 26 tháng 8 năm 1942 đến giữa năm 1944,Australia nằm trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 61, thực hiện bắn pháo hỗ trợ và và bảo vệ cho các lực lượng Đồng Minh trên bờ trong các trận chiến trên bộ,bao gồm cuộc chiếm đóng Guadalcanal và chiến dịch New Guinea, kể cả cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên New Britain.Ngày 21 tháng 10 năm 1944,trong Trận chiến vịnh Leyte,Australia bị đánh trúng bởi một máy bay Nhật Bản mang theo một quả bom 200 kg (441 lb) trong cuộc tấn công cảm tử kamikaze lần đầu tiên.Chiếc máy bay đâm trúng cấu trúc thượng tầng bên trên cầu tàu, nhiên liệu và mảnh vụn tung tóe trên một khu vực rộng lớn.Điều còn may mắn là quả bom đã tịt ngòi; nếu không, chiếc tàu tuần dương đã có thể bị phá hủy.Ít nhất 30 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn trong cuộc tấn công này, trong đó bao gồm Thuyền trưởng chỉ huy con tàu, Đại tá Hải quân Emile Dechaineux; trong số những người bị thương có Thiếu tướng Hải quân John Collins,tư lệnh lực lượng Australia.Vào ngày 25 tháng 10, Australia lại bị đánh trúng một lần nữa và bị buộc phải rút lui về New Hebrides để sửa chữa.Chiếc tàu tuần dương quay trở lại chiến đấu vào tháng 1 năm 1945;và cho đến khi chiến tranh kết thúc,nó bị máy bay kamikaze đánh trúng trong sáu dịp khác nhau, khiến có tổng cộng 86 người thiệt mạng. Australia vẫn còn đang sửa chữa những hư hại do lần bị đánh trúng sau cùng khi Nhật Bản đầu hàng.

Sau chiến tranh

Sau khi chiến tranh kết thúc, Australia phục vụ như một tàu huấn luyện.Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 8 năm 1954, và được bán cho hãng BISCO để tháo dỡ vào ngày 25 tháng 1 năm 1955.Nó rời Sydney bằng tàu kéo vào ngày 26 tháng 3 năm 1955,và được tháo dỡ tại xưởng tàu của Thomas W. Ward tại Barrow-in-Furness vào năm 1956.

HMAS Canberra (I33/D33), tên được đặt theo thủ đô Canberra của Australia, là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County, được chế tạo tại Anh Quốc thuộc lớp phụ Kent,để hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Australia. Được chế tạo tại Scotland vào giữa những năm 1920, con tàu được đưa vào hoạt động năm 1928, và trải qua giai đoạn đầu của quãng đời phục vụ chủ yếu tại vùng biển Australia, thỉnh thoảng được bố trí hoạt động tại China Station.Vào lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai,Canberra thoạt tiên đảm trách các vai trò tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải.Vào tháng 7 năm 1940, nó được giao nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải di chuyển giữa Western Australia, Sri Lanka và Nam Phi; và trong giai đoạn này, vốn kết thúc vào giữa năm 1941, Canberra tham gia nhiều cuộc săn đuổi các tàu chiến cướp tàu buôn Đức. Chiếc tàu tuần dương tiếp nối các hoạt động tại vùng biển Australia, nhưng khi Đế quốc Nhật Bản tham gia chiến tranh, nó nhanh chóng được tái bố trí vào các nhiệm vụ hộ tống vận tải chung quanh khu vực New Guinea, xen kẻ với các hoạt động tại vùng biển Malay và Nhật Bản.Sau đó Canberra gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 44, và đã tham gia chiến dịch Guadalcanal và cuộc đổ bộ lên Tulagi.Ngày 9 tháng 8 năm 1942, Canberra đối đầu với lực lượng Nhật Bản trong trận chiến đảo Savo, bị bắn trúng ngay vào lúc mở đầu trận đánh và bị hư hại nặng. Không thể di chuyển, chiếc tàu tuần dương bị bỏ lại và bị đánh đắm trong eo biển Đáy sắt bởi hai tàu khu trục Mỹ. Một chiếc tàu tuần dương của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp Baltimore sau đó đã được đặt cái tên Canberra để vinh danh chiếc tàu tuần dương Australia anh dũng, và đó là chiếc tàu chiến Mỹ duy nhất trong lịch sử được đặt tên theo tên một thủ đô của nước ngoài.

Thiết kế và chế tạo

Chế tạo

Vào năm 1924, Chính phủ Australia đặt mua hai tàu tuần dương thuộc lớp Kent để thay thế cho các tàu tuần dương hạng nhẹ đã cũ HMAS Sydney và HMAS Melbourne.Những chiếc này được đặt tên HMAS Australia và HMAS Canberra, cả hai đều được chế tạo bởi hãng John Brown & Company tại xưởng đóng tàu của họ ở Clydebank,Scotland.Canberra được đặt lườn vào ngày 9 tháng 9 năm 1925.Với ký hiệu của ụ tàu là 513,Canberra được hạ thủy vào ngày 31 tháng 5 năm 1927 bởi Công chúa Mary.Nó hoàn tất vào ngày 10 tháng 7 năm 1928, một ngày sau khi được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Australia.Việc chế tạo Canberra tốn kém khoảng hai triệu Bảng Australia.

Thiết kế

Là một tàu tuần dương được chế tạo theo kiểu lớp phụ Kent thuộc thiết kế của lớp County,Canberra có chiều dài 179,8 m (590 ft) ở mực nước và dài 192 m (630 ft) tối đa, với một mạn thuyền rộng 20,8 m (68 ft 3 in) và tầm nước tối đa 6,5 m (21 ft 4 in).Nó có trọng lượng rẽ nước 9.850 tấn lúc rỗng, và 10.000 tấn tiêu chuẩn. Lớp phụ Kent được chế tạo để thích ứng với những giới hạm của Hiệp ước Hải quân Washington, với một sự giảm bớt vũ khí và sự bảo vệ so với lớp gốc County. Canberra được vận hành bởi tám nồi hơi Yarrow, cung cấp hơi nước cho bốn turbine hộp số Brown-Curtis để có được công suất 80.000 mã lực (59,7 MW) dẫn động bốn trục chân vịt.Chiếc tàu tuần dương có thể đạt được tốc độ 58 km/h (31,5 knot), và duy trì tốc độ này trong 5.300 km (2.870 hải lý); mặc dù nó có thể di chuyển đến 24.400 km (13.200 hải lý) ở tốc độ đường trường tiêu chuẩn 22 km/h (12 knot) hiệu quả hơn.Trước Thế Chiến II, thủy thủ đoàn thông thường của nó là 690 người (49 sĩ quan, 641 thủy thủ); và con số này tăng lên 710 khi nó hoạt động như một soái hạm.Trong hoạt động thời chiến, số lượng phát triển lên 751 người (61 sĩ quan, 690 thủy thủ), và vào lúc nó bị mất, có 819 người trên tàu.

Vũ khí trang bị

Dàn pháo chính của Canberra bao gồm tám khẩu hải pháo BL 203 mm (8 inch) Mark VIII trên bốn tháp pháo nòng đôi.Dàn pháo hạng hai bao gồm bốn khẩu hải pháo QF 102 mm (4 inch) Mark V góc cao (được tăng gấp đôi lên tám khẩu trên bốn bệ nòng đôi trong Thế Chiến II), và bốn hải pháo QF 2 pounder "pom-pom".Một hỗn hợp các dàn súng máy 0,303 inch được dùng để phòng thủ gần: thoạt tiên bao gồm bốn súng máy Vickers và mười hai súng máy Lewis, mặc dù sau đó bốn súng máy Lewis được tháo dỡ.Bốn khẩu pháo QF 3 pounder Hotchkiss được sử dụng làm pháo chào, và hai bộ ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) bốn nòng được trang bị. Mìn sâu cũng được mang theo để chống tàu ngầm và được bố trí trên các đường ray phía đuôi tàu.Chiếc tàu tuần dương mang theo một thủy phi cơ;ban đầu là một chiếc Supermarine Seagull III, nhưng sau đó được nâng cấp lên chiếc Supermarine Walrus

Lịch sử hoạt động

Những năm giữa hai cuộc thế chiến

Canberra rời Plymouth vào ngày 4 tháng 12 năm 1928 sau nhiều tháng hoạt động chạy thử máy, và về đến Fremantle, Western Australia vào ngày 25 tháng 1 năm 1929.Chiếc tàu tuần dương mới hoạt động chủ yếu tại vùng biển Australia trong mười năm tiếp theo sau, và trong một số giai đoạn là soái hạm của Hải quân Hoàng gia Australia.Vào tháng 9 năm 1931,Canberra viếng thăm New Caledonia và Fiji, rồi sau đó hoạt động tại China Station của Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1932 đến năm 1937.Trong năm 1934,chiếc tàu chiến được phân công hộ tống con tàu chị em Sussex đưa Công tước Gloucester viếng thăm Australia

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Trong chín tháng đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai,Canberra đảm trách các vai trò tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển chung quanh Australia.Vào tháng 5 năm 1940, Canberra là một tronh số các tàu chiến Australia được phân công hộ tống đoàn tàu vận tải Anzac US 3 vượt Ấn Độ Dương đi đến Châu Âu.Những con tàu này được cho chuyển hướng đi đến mũi Hảo Vọng sau khi có những lo ngại rằng Italy sẽ tham chiến, và đi đến Scotland vào ngày 14 tháng 5. Được Chính phủ Australia trao cho Hải quân Hoàng gia Anh, Canberra được gửi đến Nam Phi và được phân công đến Ấn Độ Dương hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Fremantle,Colombo và Cape Town.Trong tháng đầu tiên của lượt bố trí này, chiếc tàu tuần dương đã nỗ lực không thành công trong việc truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Atlantis.Sang tháng 11,Canberra cứu vớt 27 người sống sót từ chiếc SS Port Brisbane, vốn đã thoát khỏi bị bắt giữ sau khi tàu của họ bị chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Pinguin tấn công.Một cuộc truy tìm không thành công khác cũng được nó thực hiện. Vào tháng 2 năm 1941,Canberra tham gia các nỗ lực nhằm truy tìm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Scheer.Vào đầu tháng 3, Canberra đụng độ với hai tàu buôn; một tàu chở dầu đang tiếp tế cho một chiếc có thể là tàu cướp tàu buôn, cả hai đã tách ra và tháo chạy sau khi nhận được lệnh phải dừng lại.Canberra đuổi theo chiếc tàu cướp tàu buôn, khai hỏa ở tầm bắn tối đa nhằm tránh bị bắn trả, trong khi chiếc thủy phi cơ Walrus tìm cách ngăn chặn chiếc tàu chở dầu bằng cách thả nhiều quả bom.Cả hai con tàu đối phương, tàu tiếp liệu cho tàu cướp tàu buôn Coburg và chiếc tàu chở dầu Na Uy bị chiếm giữ Ketty Brovig, đã tự đánh đắm sau khi chịu đựng đợt tấn công đầu tiên từ những kẻ săn đuổi,nhưng họ vẫn tiếp tục nổ súng: chiếc Walrus sử dụng hết những quả bom mang theo,trong khi Canberra bắn hết 215 quả đạn pháo, hầu hết đều bị trượt.Một cuộc phân tích sau chiến đấu cho thấy nếu Canberra tiếp cận trước khi nổ súng, nó đã có thể gây ra hư hại tương đương với hao phí đạn pháo ít hơn nhiều, và đã có thể chiếm giữ một hoặc cả hai con tàu.Canberra được bố trí trở về Australia vào tháng 7, hoạt động trong khu vực chung quanh bờ biển phía Tây và phía Nam.Chiếc tàu tuần dương đã có mặt tại Sydney vào tháng 12 năm 1941 khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Canberra nhanh chóng được bố trí nhiệm vụ hộ tống vận tải chung quanh New Guinea, xen kẻ với các hoạt động tại vùng biển Malay và Nhật Bản.Vào tháng 1 năm 1942, Canberra và tàu khu trục Vampire hộ tống chiếc tàu chở hành khách Aquitania, chở binh lính tăng cường cho lực lượng trú đóng tại Singapore.Trong chuyến đi trở về ngang qua Đông Ấn thuộc Hà Lan, chiếc tàu tuần dương được bố trí đến hải đội ANZAC.Một đợt tái trang bị thực hiện tại Sydney từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1942, trong đó Canberra trở thành tàu chiến Australia đầu tiên được trang bị radar: một bộ radar Kiểu 241 dò tìm mặt đất, và một bộ A290 cảnh báo trên không.Chiếc tàu tuần dương đã thả neo bên trong cảng Sydney vào lúc xảy ra vụ tấn công cảng Sydney bằng tàu ngầm bỏ túi của Nhật Bản vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6.Mặc dù không bị hư hại, lúc 04 giờ 40 phút, Canberra ghi nhận quân Nhật có thể đã bắn ngư lôi nhắm vào nó.Đây có thể là một trong nhiều vụ báo động nhầm diễn ra trong suốt đêm đó; tuy nhiên, một trong những chiếc tàu ngầm bỏ túi đã tìm cách phóng ngư lôi vào mục tiêu, nhưng chúng đã không phóng ra được do những hư hại phải chịu vào lúc xâm nhập vào bên trong cảng.Quan sát viên bên trên chiếc Canberra có thể đã trông thấy các bọt khí từ khí nén dùng để phóng ngư lôi.Chiếc tàu tuần dương hướng lên phía Bắc vào ngày hôm sau cuộc tấn công bằng tàu ngầm để gia nhập Hải đội ANZAC,vốn được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm 44.Trong tháng 6,Canberra tham gia các cuộc tuần tra tấn công trong suốt khu vực biển Coral, và từ tháng 7 nó được bố trí trong Chiến dịch Watchtower;giai đoạn mở màn của Chiến dịch Guadalcanal.Chiếc tàu tuần dương đã hộ tống cho lực lượng đổ bộ lên Tulagi từ ngày 5 tháng 8;và trong quá trình đổ bộ trong các ngày 7 và 8 tháng 8, chiếc tàu tuần dương chỉ vấp phải sự kháng cự không đáng kể.

Tổn thất

Xế chiều ngày 8 tháng 8,một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản do Phó Đô đốc Gunichi Mikawa chỉ huy, bao gồm năm tàu tuần dương và một tàu khu trục, bắt đầu tiếp cận phía Nam đảo Savo, với ý định tấn công lực lượng hải quân hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Guadalcanal và tại Tulagi.Đề phòng một cuộc tấn công của lực lượng tàu nổi đối phương sẽ tiếp nối nhiều cuộc không kích của các máy bay Nhật Bản đặt căn cứ từ đất liền,Chuẩn Đô đốc Anh Victor Crutchley,tư lệnh lực lượng hải quân của Đồng Minh,đã cho tách lực lượng của mình ra làm hai vòng quanh đảo Savo:Crutchley bên trên chiếc HMAS Australia dẫn trước Canberra, USS Chicago và hai tàu khu trục tuần tra vùng biển phía Nam.Đến 20 giờ 45 phút, Crutchley được triệu tập để hội ý khẩn cấp với Đô đốc Mỹ Richmond K. Turner, vị chỉ huy chung của cuộc đổ bộ.Cho dù Chicago là chiếc tàu cấp trên sau khi Australia rời đi,Canberra lại dẫn đầu đội hình.Vào khoảng 01 giờ 00 phút ngày 9 tháng 8, người ta nghe thấy tiếng động cơ của máy bay trinh sát từ những con tàu của Mikawa, nhưng do không nhận được cảnh báo từ các nhóm khác, người ta cho đó là lực lượng bạn.Lúc 01 giờ 45 phút, tàu khu trục Mỹ USS Patterson phát hiện các tàu chiến của Mikawa và đã gửi tín hiệu báo động cho lực lượng Đồng Minh.Canberra đã né tránh được loạt ngư lôi Nhật Bản đầu tiên vào đầu trận đánh, nhưng nó bị trúng hỏa lực hải pháo từ các tàu tuần dương Nhật Bản.Hai loạt đạn pháo đầu tiên đã giết chết hay làm bị thương nhiều sĩ quan Australia cao cấp của con tàu, làm hỏng cả hai phòng động cơ, và khiến phải làm ngập nước các hầm đạn để tránh nổ.Trong vòng hai phút, chiếc tàu tuần dương bị đánh trúng 24 phát; nó bất động, mất điện, và bị nghiêng sang mạn phải,với nhiều đám cháy bùng phát bên trong, và có khoảng một phần năm thủy thủ đoàn thiệt mạng hay bị thương.Ít nhất một quả ngư lôi được ghi nhận đã đánh trúng trong cuộc tấn công của Nhật Bản, cho dù không có quả nào trong số 19 ngư lôi nhắm vào Canberra từ các tàu tuần dương Nhật được ghi nhận trúng mục tiêu.Nhiều người trên Canberra tin rằng một tàu chiến Mỹ, nhiều khả năng là tàu khu trục USS Bagley,đã tình cờ phóng ngư lôi vào nó.Trong tổng số 819 thành viên thủy thủ đoàn của con tàu, 84 người bị giết và 109 người khác bị thương trong trận đánh.Lúc 03 giờ 30 phút, USS Patterson tiến đến gần để truyền đạt mệnh lệnh của Chuẩn Đô đốc Turner:Nếu Canberra không thể di chuyển vào lúc 06 giờ 30 phút, nó sẽ phải bị bỏ lại và bị đánh chìm.Chiếc tàu khu trục bắt đầu cứu vớt những thủy thủ Australia sống sót, nhưng đến 04 giờ 30 phút,Patterson phát hiện một tàu chiến đang đến gần.Chiếc tàu khu trục cơ động để khảo sát, và cùng lúc đó con tàu lạ nổ súng, nên Patterson bắn trả.Người ta nhanh chóng nhận ra kẻ tấn công là USS Chicago, vốn nhầm lẫn Canberra là một tàu chiến Nhật bị hư hại, và cả hai ngừng bắn.Patterson quay trở lại tiếp tục công việc cứu vớt, và được sự trợ giúp của tàu khu trục chị em USS BlueĐộng cơ của Canberra đã không thể sửa chữa, và đến 08 giờ 00 phút, chiếc tàu tuần dương bị đánh ngư lôi từ tàu khu trục Mỹ USS Ellet và chìm ở tọa độ.Nó là một trong những tàu chiến đầu tiên bị đánh chìm ở một nơi mà sau này được được đặt tên là "Eo biển Đáy sắt" (Ironbottom Sound), do số lượng lớn tàu chiến của tất cả các bên bị đánh chìm trong khu vực nhỏ này

Diễn biến tiếp theo

Đại tá Hải quân Howard Bode, thuyền trưởng trên chiếc USS Chicago, bị chính thức khiển trách do hành động trong trận đánh, đặc biệt là đã không dẫn đầu đội hình sau khi HMAS Australia được tách ra, và đã không cảnh báo cho lực lượng phía Bắc về việc lực lượng Nhật Bản đang đến gần.Để ghi nhận sự dũng cảm của chiếc tàu chiến Australia cùng thủy thủ đoàn của nó, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt mong muốn tưởng nhớ sự mất mát của HMAS Canberra bằng cách đặt tên một tàu chiến Mỹ nhằm tôn vinh nó.Con tàu được lựa chọn, một tàu tuần dương hạng nặng đang được chế tạo thuộc lớp Baltimore tên gọi Pittsburgh, đã được đổi tên thành USS Canberra (CA-70).Con tàu được hạ thủy vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 bởi Lady Alice C. Dixon, phu nhân của Đại sứ Australia tại Hoa Kỳ Sir Owen Dixon; và là chiếc tàu chiến Hoa Kỳ duy nhất được đặt tên theo thủ đô của một nước ngoài.Cùng trong khoảng thời gian đó, Chính phủ Anh thông báo chiếc tàu tuần dương hạng nặng HMS Shropshire, một tàu chị em với Canberra nhưng thuộc lớp phụ London,sẽ được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Australia như một quà tặng.Cho dù Vua George VI đã thông báo rằng con tàu sẽ được đổi tên thành Canberra,việc trùng lặp tên với một tàu chiến của Hải quân Mỹ mâu thuẩn với chính sách của Hải quân Australia.Cho dù người ta cho rằng phía Australia có thẩm quyền lớn hơn đối với cái tên này,Chính phủ Australia đã quyết định giữ lại cái tên cũ Shropshire, sau khi biết rằng đề nghị của Mỹ được đưa ra bởi chính Tổng thống Roosevelt.Nhiều thủy thủ Australia được bố trí trên chiếc HMAS Shropshire vào đầu năm 1943 là những người còn sống sót của chiếc Canberra

Tái khám phá

Xác tàu đắm của Canberra được khám phá và khảo sát vào tháng 7 và tháng 8 năm 1992, hầu như đúng năm mươi năm kể từ khi nó bị đánh đắm. Nó nằm ở tư thế thẳng đứng dưới đáy biển,ở độ sâu khoảng 760 m (2.500 ft), với những dấu hiệu rõ ràng của đạn pháo bắn trúng và hư hại do hỏa hoạn ở giữa tàu.Đúng như lúc nó tham gia trận chiến ngắn ngũi nhưng khốc liệt với lực lượng Nhật Bản trong trận chiến đảo Savo, các tháp pháo "B","X" và "Y" của Canberra đều xoay qua mạn trái, trong khi tháp pháo "A" hướng sang mạn trái trước mũi.Khi nó được tái khám phá vào năm 1992, cấu trúc thượng tầng phía trước đã đổ sụp sang mạn phải; thêm vào đó, nóc tháp pháo "B" đã hoàn toàn bị mất.

HMS Devonshire (39) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và thuộc lớp phụ London. Devonshire đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó, cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1954.

Thiết kế và chế tạo

Devonshire được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu Portsmouth, được đặt lườn vào ngày 16 tháng 3 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 10 năm 1927, và đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 3 năm 1929.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Khi được đưa vào hoạt động, Devonshire đã phục vụ cùng với Hải đội Tuần dương 1 tại Địa Trung Hải cho đến năm 1932. Nó đã chịu đựng một tai nạn vào ngày 26 tháng 7 năm 1929: trong khi đang tham gia một cuộc thực tập tác xạ trong biển Aegis ngoài khơi đảo Skiathos, khẩu pháo bên trái của tháp pháo "X" đã bị tịt. Người vận hành khóa nòng đã không nhận ra điều đó và đã mở khóa nòng. Liều thuốc phóng bên trong nòng súng đã phát nổ và còn làm kích nổ liều đạn tiếp theo bên trong tháp pháo, làm phá hủy toàn bộ tháp pháo và làm thiệt mạng 17 người. Devonshire phải quay về Anh để sửa chữa trong tháng 8. Do hậu quả của tai nạn này, một Khóa liên động mới được trang bị nhằm ngăn ngừa người vận hành có thể mở khóa nòng cho đến khi khẩu súng đã được bắn hoặc được đặt lại bằng tay bởi một người vận hành khác bên trong tháp súng.Devonshire tiếp đó phục vụ tại China Station cho đến năm 1933, rồi quay trở lại Địa Trung Hải cho đến năm 1939.Trong năm đó, trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, việc đảo Minorca đầu hàng được ký kết bên trên con tàu, và sau đó Devonshire đã tham gia di tản những người Cộng hòa Tây Ban Nha anh dũng.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Mang cờ hiệu của vị Thứ trưởng Hải quân tương lai John H. D. Cunningham, Devonshire đã tham gia Chiến dịch Na Uy, và đã giúp vào việc di tản Hoàng gia Na Uy và các viên chức Chính phủ khỏi Tromsø, Na Uy vào ngày 7 tháng 6 năm 1940, hai tháng sau khi bị Đức Quốc Xã xâm chiếm. Trên tàu có 461 hành khách và 49 tấn vàng, và chiếc tàu tuần dương đã di chuyển chỉ cách 50 dặm nơi mà chiếc tàu sân bay HMS Glorious và hai tàu khu trục theo hộ tống bị tấn công và đánh chìm bởi các tàu chiến-tuần dương Đức Scharnhorst và Gneisenau.Devonshire nằm trong thành phần tham gia bắn phá Dakar trong tháng 8 năm 1940 trong chiến dịch Menace, khi nó bắn phá tàu bè và các khẩu đội phòng thủ duyên hải trong và chung quanh cảng. Khi cuộc tấn công bị hủy bỏ, nó được sử dụng trong các hoạt động chống lại các lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của phe Vichy Pháp dọc theo bờ biển xích đạo Châu Phi, phong tỏa Cameroons và Gabon. Chiếc tàu tuần dương đã tham gia truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Kormoran tại Nam Đại Tây Dương, và trong thời gian hoạt động ngoài khơi Nam Phi dưới quyền chỉ huy của Đại tá R. D. Oliver, nó đã chiếm giữ trọn một đoàn tàu vận tải của phe Vichy Pháp ở về phía Đông mũi Hảo Vọng vào ngày 2 tháng 11 năm 1940. Sau đó nó phục vụ cùng với Hạm đội Nhà ngoài khơi Na Uy và nước Nga cho đến tháng 9 năm 1941.Ngày 21 tháng 11 năm 1941, dưới sự trợ giúp của chiếc máy bay trinh sát Supermarine Walrus của nó,Devonshire phát hiện và sau đó đánh chìm một tàu cướp tàu buôn Đức,chiếc tàu tuần dương phụ trợ Atlantis,ở khoảng cách 14-15 km.Bảy thủy thủ Đức đã thiệt mạng trong trận này.Devonshire trải qua một đợt tái trang bị tại Norfolk, Virginia từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942. Sau đó nó phục vụ cùng Hạm đội Viễn Đông trong Ấn Độ Dương cho đến tháng 5 năm 1943, tham gia cuộc đổ bộ lên Madagascar trong tháng 5 năm 1942,cũng như bảo vệ các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính trong khối ANZAC từ Suez đến Australia.Nó trải qua một đợt tái trang bị khác cho đến tháng 3 năm 1944, rồi được điều về phục vụ cùng Hạm đội Nhà ngoài khơi Na Uy,nơi nó bảo vệ cho các cuộc tấn công bằng tàu sân bay xuống bờ biển Na Uy cho đến năm 1945.Devonshire là soái hạm của Hải đội Tuần dương 1 đã đưa Vua Haakon VII của Na Uy quay trở về đất nước đã được giải phóng của mình, về đến Oslo vào ngày 7 tháng 6 năm 1945.Sau chiến tranh,Devonshire được cải biến thành một tàu huấn luyện học viên mới của Hải quân Hoàng gia vào năm 1947,và tiếp tục phục vụ trong vai trò này cho đến năm 1953.Cuộc sống bên trên nó trong giai đoạn phục vụ này được ghi lại trong tác phẩm của John Winton: We Joined the Navy.Devonshire bị bán để tháo dỡ vào ngày 16 tháng 6 năm 1954,và được cho kéo đến Newport vào ngày 12 tháng 12 năm 1954 nơi nó được tháo dỡ bởi Cashmore.

HMS London (69) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và là chiếc dẫn đầu cho lớp phụ London. Nó đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó, cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1950.

Thiết kế và chế tạo

London được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu Portsmouth, được đặt lườn vào ngày 23 tháng 2 năm 1926. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 9 năm 1927, và đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 1 năm 1929.

Lịch sử hoạt động

Những năm giữa hai cuộc thế chiến

London phục vụ cùng với Hải đội Tuần dương 1 cho đến tháng 3 năm 1939, và đảm trách vai trò soái hạm của Đô đốc Max Horton trong giai đoạn ông chỉ huy Hải đội 1.Chỉ huy của nó trong giai đoạn này là Đại tá Hải quân Henry Harwood. London đã cùng với con tàu chị em Shropshire đã giúp vào việc di tản hàng ngàn thường dân từ Barcelona trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Từ tháng 3 năm 1939, nó bắt đầu một đợt tái cấu trúc rộng rãi, và có dáng vẽ bên ngoài thay đổi đáng kể. Việc thay đổi hệ thống động lực cho nó từng được xem xét, nhưng sau đó bị hủy bỏ.Nó có được một cấu trúc thượng tầng hoàn toàn mới bên trên sàn tàu chính, và trong nhiều khía cạnh trông giống như một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Colony.Ngoài ra, nó còn được trang bị một đai giáp bê tông dày 3½ inch được mở rộng 2,4 m (8 ft) bên dưới sàn tàu bọc thép chính, che chở cho các ngăn động cơ.Trọng lượng thêm vào do cấu trúc cầu tàu mới và vũ khí hạng hai đã tạo áp lực quá tải lên lườn tàu,gây ra một số vấn đề cho đến khi nó được gia cố thêm.Công việc tái cấu trúc cuối cùng cũng kết thúc vào tháng 3 năm 1941.Việc cải tạo này được vạch kế hoạch để áp dụng cho những chiếc khác trong lớp County,nhưng do chiến tranh đan lan rộng đến cao trào, không có chiếc nào khác được cải tạo.

Đại Tây Dương - Nam Phi - Bắc Cực

London đã từng tham gia vào việc săn đuổi thiết giáp hạm Đức Bismarck vào tháng 5 năm 1941. Sau đó nó được phân công hoạt động ngoài khơi bờ biển Nam Phi.Vào ngày 5 tháng 6 năm 1941 London cùng với tàu khu trục HMS Brilliant đánh chặn các tàu chở dầu tiếp liệu Đức Esso Hamburg và Egerland tại khu vực tiếp tế ngoài khơi con đường hàng hải Freetown-Natal. Các tàu chở dầu bị chính thủy thủ đoàn của chúng đánh đắm.Đến ngày 26 tháng 6, nó lại ngăn chặn chiếc tàu chở dầu Đức Babitonga, được giao nhiệm vụ tiếp tế cho chiếc tàu cướp tàu buôn Atlantis. Một lần nữa, thủy thủ của Babitonga lại đánh đắm nó.Sau đó London phục vụ trong vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải đến Nga. Vào tháng 9 năm 1941, nó thực hiện nhiệm vụ đưa một đoàn đại biểu Anh-Mỹ,trong đó có Lord Beaverbrook và W. Averell Harriman, từ Scapa Flow đến Archangel để gặp gỡ Chính phủ Xô Viết tại Moscow.Nó quay trở về Scapa Flow vào ngày 30 tháng 9 cùng với một đoàn tàu vận tải quay trở về bao gồm mười bốn tàu buôn.Đến tháng 10, có những biểu hiện cho thấy trọng lượng bổ sung trong quá trình tái cấu trúc đã tạo áp lực quá tải lên lườn tàu, và các hoạt động tại Đại Tây Dương đã gây ra những hư hại đáng kể cho lườn tàu, nên nó bị buộc phải quay trở vào ụ tàu để sửa chữa.Vào tháng 1 năm 1942, London đi vào hoạt động trở lại. Từ tháng 4 đến tháng 5,nó hoạt động trong thành phần hộ tống gần cho các đoàn tàu vận tải Bắc Cực; và từ tháng 6 đến tháng 7 nó tiếp tục vai trò này cùng với tàu tuần dương chị em HMS Norfolk và các tàu tuần dương Mỹ USS Tuscaloosa và USS Wichita dưới quyền chỉ huy chung của Chuẩn Đô đốc Hamilton. Đến tháng 9 nó hoạt động cùng các tàu chị em HMS Norfolk và Suffolk dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Bonham-Carter. Sang tháng 11 nó phục vụ cùng với HMS Suffolk vẫn trong vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực.Đến tháng 12, sức ép lên lườn tàu của nó sau những tháng dài hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng cực đã bộc lộ ra những vấn đề, và nó lại phải vào ụ tàu để sửa chữa.

Viễn Đông

Vào tháng 1 năm 1943, HMS London được cho ngừng hoạt động để tái trang bị tại Tyne Middledock.Một năm sau đó vào tháng 1 năm 1944, London hoàn tất việc chạy thử máy sau sửa chữa.Đến tháng 3, nó được chuyển sang phục vụ cùng Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc đặt căn cứ tại Trincomalee, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc James Fownes Somerville. Vào tháng 4, nó hộ tống các tàu sân bay trong cuộc không kích xuống Sabang trong Chiến dịch Cockpit. Vào tháng 5, nó tham gia cuộc tấn công bằng tàu sân bay xuống Soerabaya, và cùng với HMS Suffolk hộ tống các tàu tiếp liệu cho lực lượng đặc nhiệm. Trong tháng 10, Hạm đội Viễn Đông được sử dụng như một lực lượng nghi binh phân tán tấn công vào quần đảo Nicobar để cho cuộc đổ bộ lên Leyte có thể diễn ra suôn sẽ.Vào tháng 4 năm 1945, London vẫn đang hoạt động tại Ấn Độ Dương và đã tham gia vào việc bắn phá Sabang (Chiến dịch Sunfish). Từ tháng 5 đến tháng 7,nó vào ụ tàu Selborne ở Simonstown thuộc Nam Phi để sửa chữa bánh lái. Đến tháng 8, nó quay trở lại Ấn Độ Dương,nơi Chuẩn tướng Hải quân Poland thả neo nó ngoài khơi Sabang.Các đại biểu quân sự Nhật Bản đã mang đến những tài liệu chỉ ra vị trí của các bãi mìn đồng thời đảm bảo thiện ý hòa bình của họ; và vào cuối tháng,Phó Đô đốc Hirose của Hải quân Đế quốc Nhật Bản lên chiếc London để đầu hàng nhân danh các lực lượng trú đóng tại Sumatra. Sau đó London cho đổ bộ các đơn vị thủy quân lục chiến.

Sau chiến tranh và sự kiện Amethyst

Sau Thế Chiến II, là chiếc tàu tuần dương mang pháo 203 mm (8 inch) duy nhất được hiện đại hóa của Hải quân Hoàng gia, London được cho tái trang bị để tiếp tục phục vụ.Khi hoàn tất, nó lên đường đi sang Viễn Đông vào năm 1946 và phục vụ tại đây trong ba năm tiếp theo.Vào ngày 25 tháng 4 năm 1949, Phó Đô đốc A. Madden, phó tư lệnh Hạm đội Viễn Đông, vốn đang đặt cờ hiệu của mình trên chiếc HMS London, và sau khi được tin chiếc tàu hộ tống HMS Amethyst bị vây chặt trên sông Dương Tử,đã quyết định đi ngược dòng sông để trợ giúp vào việc giải cứu cùng với tàu hộ tống HMS Black Swan.Madden hy vọng rằng sự có mặt của chiếc tàu tuần dương đủ để giải quyết được vấn đề,nhưng sau đó nhận ra là những người Cộng sản Trung Quốc không dễ bị dọa nạt.Trong vòng mười phút kể từ khi bắt đầu đi ngược dòng sông, London bắt đầu chịu đựng hỏa lực đạn pháo 105 mm và 37 mm.Nó đáp trả bằng dàn pháo chính và pháo hạng hai 102 mm (4 inch), nhưng bị bắn trúng nhiều phát kể cả vào cầu tàu và phải rút lui.Cả hai dàn pháo phía trước của London đều bị loại khỏi vòng chiến, và một trong các tháp pháo phía sau của nó bị hư hại.Nó đã tiêu phí 132 quả đạn pháo 203 mm (8 inch), 449 quả 102 mm (4 inch) và trên 2.000 đạn pháo phòng không hạng nhẹ.Tổn thất của nó là 13 người thiệt mạng và 30 người bị thương.Đến tháng 6 năm 1949,nó khởi hành từ Hong Kong quay trở về Anh Quốc sau khi được thay phiên bởi tàu tuần dương HMS Kenya và được cho bỏ không tại River Fal.London bị bán để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 1 năm 1950.Nó được cho kéo đến Barrow-in-Furness vào ngày 22 tháng 1 năm 1950 để bắt đầu được tháo dỡ bởi hãng T.W. Ward tại Barrow.

HMS Shropshire (73) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, thuộc lớp phụ London. Hoàn tất vào năm 1929, Shropshire đã phục vụ cùng với Hải quân Hoàng gia cho đến năm 1942, khi nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Australia sau tổn thất của con tàu chị em HMAS Canberra. Được đưa vào hoạt động dưới tên gọi HMAS Shropshire, nó phục vụ cùng Australia cho đến năm 1949, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1954.

Thiết kế và chế tạo

Shropshire được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng William Beardmore and Company Ltd. ở Dalmuir thuộc Scotland vào ngày 24 tháng 2 năm 1926. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 7 năm 1928 bởi Nữ nam tước D'Arcy de Knayth và hoàn tất vào ngày 12 tháng 9 năm 1929. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Anh được đặt theo tên của thành phố Shropshire.

Lịch sử hoạt động

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh

Shropshire phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải Anh Quốc cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939.Thoạt tiên nó phục vụ tại khu vực Nam Đại Tây Dương bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải. Ngày 9 tháng 12 năm 1939,nó chặn chiếc tàu buôn Đức Adolf Leonhardt, vốn bị chính thủy thủ đoàn đánh đắm. Sau đó Shropshire quay trở về Anh để được tái trang bị trước khi hướng đến Ấn Độ Dương,nơi nó làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Cape Town, Durban, Mombassa và Aden. Nó cũng tham gia chiến dịch chống lại Somaliland thuộc Ý, bắn phá cả Mogadishu lẫn Kismayu trong cuộc tiến quân của Đạo quân Nam Phi từ Kenya đến Abyssinia, và đánh chìm chiếc tàu Ý Pensilvania ngoài khơi Mogadishu vào ngày 13 tháng 2.Nó tiếp tục ở lại Nam Đại Tây Dương, trải qua một đợt đại tu tại Simonstown từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1941, rồi quay trở về nhà vào tháng 10 năm 1941 cho một đợt tái trang bị rộng rãi tại Chatham từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942 trước khi quay trở lại Nam Đại Tây Dương.

Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Australia

Sau khi chiếc tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoàng gia Australia HMAS Canberra, một chiếc khác cũng thuộc lớp County, bị mất trong Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Chính phủ Anh Quốc thông báo sẽ chuyển HMS Shropshire cho Australia như một quà tặng để thay thế.Nó được gọi quay trở về từ Nam Đại Tây Dương,và được cho ngừng hoạt động tại Căn cứ Hải quân Hoàng gia Chatham vào tháng 12 năm 1942,để tái trang bị nhằm phục vụ cho Australia.Cùng trong khoảng thời gian đó,Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt mong muốn tưởng nhớ sự mất mát của HMAS Canberra bằng cách đặt tên này cho một tàu chiến Mỹ nhằm tôn vinh nó,nên một tàu tuần dương hạng nặng đang được chế tạo thuộc lớp Baltimore, chiếc Pittsburgh,đã được đổi tên thành USS Canberra (CA-70).Shropshire được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Australia vào ngày 20 tháng 4 năm 1943 tại Xưởng hải quân Chatham dưới tên gọi HMAS Shropshire.Cho dù Vua George VI đã thông báo rằng Shropshire sẽ được đổi tên thành Canberra,việc trùng lặp tên với một tàu chiến của Hải quân Mỹ mâu thuẩn với chính sách của Hải quân Australia.Cho dù người ta cho rằng phía Australia có thẩm quyền lớn hơn đối với cái tên này,Chính phủ Australia vẫn quyết định giữ lại cái tên cũ Shropshire, sau khi biết rằng đề nghị của Mỹ được đưa ra bởi chính Tổng thống Roosevelt.Nhiều thủy thủ Australia được phân công trên chiếc HMAS Shropshire vào đầu năm 1943 là những người còn sống sót của chiếc Canberra.

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Australia

Sau đó nó đã tham gia hoạt động trong trận chiến eo biển Surigao trong khuôn khổ Trận chiến vịnh Leyte và trong Trận chiến vịnh Lingayen.HMAS Shropshire đã hiện diện trong vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, lúc diễn ra buổi lễ ký kết văn kiện Nhật Bản đầu hàng bên trên thiết giáp hạm USS Missouri.

Sau chiến tranh

Shropshire tiếp tục phục vụ cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 10 tháng 11 năm 1949. Nó được bán cho hãng Thomas W. Ward Limited tại Sheffield ở Anh thay mặt cho hãng BISCO vào ngày 16 tháng 7 năm 1954 để tháo dỡ. Shropshire được kéo khỏi Sydney bởi chiếc tàu kéo Hà Lan Oostzee trong tháng 10 năm 1954, và bắt đầu được tháo dỡ tại xưởng tàu Dalmuir của hãng Arnott Young từ ngày 20 tháng 1 năm 1955.

HMS Sussex (96) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp phụ London của lớp tàu tuần dương County được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, và được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ vào năm 1950

Thiết kế và chế tạo

Sussex được đặt lườn bởi hãng R. and W. Hawthorn, Leslie and Company, Limited tại Hebburn-on-Tyne vào ngày 1 tháng 2 năm 1927, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 2 năm 1928 và hoàn tất vào ngày 19 tháng 3 năm 1929.

Lịch sử hoạt động

Địa Trung Hải, Australia và Nội chiến Tây Ban Nha

Sussex phục vụ tại Địa Trung Hải cho đến năm 1934, cùng với Hải đội Australia cho đến năm 1936, và một lần nữa hoạt động tại Địa Trung Hải cho đến năm 1939.Trong lượt hoạt động sau, nó tham gia bảo vệ các tàu bè trung lập dọc theo bừ biển Tây Ban Nha trong những ngày cuối cùng của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, hỗ trợ cho các tàu khu trục HMS Intrepid và HMS Impulsive.Nó giúp vào việc giải thoát cho ít nhất bốn tàu hàng Anh Quốc bị phe Quốc Gia bắt giữ,nhưng đã không thể ngăn cản việc bắt giữ chiếc tàu hàng Stangate đăng ký tại cảng London bởi chiếc tàu buôn vũ trang Mar Negro thuộc phe Quốc gia ngoài khơi Valencia vào ngày 16 tháng 3 năm 1939.

Đại Tây Dương

Vào tháng 9 năm 1939, nó hoạt động cùng với "Lực lượng H" tại khu vực Nam Đại Tây Dương trong hoạt động truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Admiral Graf Spee.Vào ngày 2 tháng 12, nó cùng với chiếc tàu chiến-tuần dương HMS Renown ngăn chặn chiếc tàu chở hành khách Đức Watussi. Trước khi con tàu Đức có thể bị chiếm giữ, nó đã bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm. Sau khi Graf Spee bị đánh đắm vào tháng 12 năm 1939, nó quay trở về Anh Quốc và phục vụ cùng với Hạm đội Nhà Anh Quốc trong Chiến dịch Na Uy. Nó trải qua đợt tái trang bị tại Glasgow, và trong khi công việc này còn đang tiến hành, nó bị ném trúng bom vào ngày 18 tháng 9 năm 1940, gây ra các đám cháy nghiêm trọng, bị phá hủy phần sau đuôi, và nó mắc cạn xuống đáy cảng và nghiêng nặng. Nó bị hư hại nghiêng trọng đến mức việc sửa chữa phải kéo dài cho đến tận tháng 8 năm 1942.Đợt bố trí tiếp theo là tại Đại Tây Dương, và sau đó là với Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc tại Ấn Độ Dương.Vào ngày 26 tháng 2 năm 1943, nó ngăn chặn chiếc tàu tiếp liệu Đức Hohenfriedberg ở về phía Tây quần đảo Azores. Con tàu Đức tự đánh đắm sau khi bị săn đuổi, và cùng lúc đó Sussex suýt trúng một loạt ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức U-264 vốn đi cùng với con tàu tiếp liệu.

Thái Bình Dương

Sussex trải qua năm 1944 tại Thái Bình Dương, hỗ trợ cho các hoạt động tại Đông Ấn thuộc Hà Lan sau khi ngừng bắn.Vào ngày 26 tháng 7 năm 1945, lực lượng đặc nhiệm của nó bị hai máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" hoạt động như những máy bay tấn công cảm tử kamikaze tấn công.Một chiếc bị tàu sân bay hộ tống HMS Ameer bắn rơi,và chiếc thứ hai bởi chính Sussex.Tuy nhiên, chiếc thứ hai bị nảy tung lên khỏi mặt biển và va chạm vào lườn chiếc tàu tuần dương bên trên mực nước, gây một vết móp rộng 2½ m.Cuối ngày hôm đó, Sussex còn bắn rơi thêm một máy bay đối phương. Vào ngày thứ tư,5 tháng 9 năm 1945 lúc 11 giờ 30 phút, HMS Sussex tiến vào cảng Singapore,treo cờ hiệu của Chuẩn Đô đốc Cedric Holland.Tướng Seishirō Itagaki,tư lệnh lực lượng Nhật Bản đồn trú tại Singapore được đưa lên tàu, nơi ông ký vào văn bản đầu hàng của lực lượng dưới quyền, và do đó kết thúc Chiến dịch Tiderace,kế hoạch của phe Đồng Minh nhằm tái chiếm Singapore.

HMS Dorsetshire (40) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, thuộc lớp phụ Norfork. Nó được đặt tên theo hạt Dorsetshire (ngày nay gọi là Dorset). Dorsetshire đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị máy bay từ tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh chìm ở cách 370 km về phía Tây Nam Ceylon vào ngày 5 tháng 4 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

Dorsetshire được chế tạo bởi Xưởng hải quân Portsmouth, được đặt lườn vào ngày 21 tháng 9 năm 1927. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 1 năm 1929, và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1930

Lịch sử hoạt động

Những năm giữa hai cuộc thế chiến

Khi hoàn tất, Dorsetshire trở thành soái hạm của Hải đội Tuần dương 2. Vào năm 1931, nó nằm trong thành phần Hạm đội Đại Tây Dương khi xảy ra vụ binh biến Invergordon nhưng sự kiện đã được dập tắt trước khi thủy thủ của nó có thể tham gia vụ nổi loạn.Từ năm 1933 đến năm 1936, nó phục vụ tại Africa Station.Đến năm 1936, nó trải qua một đợt tái trang bị, và vào năm sau đó gia nhập China Station.

Đại Tây Dương và Nam Phi

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Dorsetshire dưới quyền chỉ huy của Thuền trưởng,Đại tá Hải quân Augustus Agar, huân chương Chữ Thập Victoria.Vào tháng 12 năm 1939, vài tháng sau khi ciến tranh nổ ra, cùng với các tàu chiến Anh khác,Dorsetshire được gửi đến Uruguay để săn đuổi thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee sau khi diễn ra trận River Plate.Dorsetshire rời Simonstown thuộc Nam Phi vào ngày 13 tháng 12, và vẫn đang trên đường đi vào ngày 17 tháng 12 khi người Đức đánh đắm chiếc Graf Spee.Nó hoạt động tại Đại Tây Dương trong một thời gian ngắn,và trong tháng 2 năm 1940,đã ngăn chặn chiếc tàu chở hàng tiếp liệu Đức Wakama, vốn lập tức bị thủy thủ đoàn đánh đắm. Vào ngày 2 tháng 3, Dorsetshire rời quần đảo Falkland với những thủy thủ bị thương của tàu tuần dương HMS Exeter, hướng đến Cape Town ngang qua Tristan da Cunha, nơi những người dân trên đảo được cung cấp hàng tiếp liệu.Vào ngày 11 tháng 3,những người bị thương và tù binh của chiếc tàu hàng Đức được đưa lên bờ.Sau đó Dorsetshire quay lại Anh, về đến Plymouth vào ngày 25 tháng 5;nhưng chỉ trải qua không đầy một tuần tại đây trước khi lại lên đường hướng đến Freetown vào cuối tháng. Sang tháng 6, nó rời Freetown dõi theo chiếc thiết giáp hạm Pháp Richelieu,vốn đã rời Dakar hướng đến Casablanca. Richelieu sau đó nhận được lệnh của Đô đốc François Darlan quay trở lại Dakar.Dorsetshire tiếp tục giám sát Hải quân Pháp ngoài khơi Dakar trong suốt tháng 7.Ngày 4 tháng 9 nó vào ụ tàu ở Durban,và vào ngày 20 tháng 9 nó quay lại Simonstown.Nó lên đường đi Sierra Leone ngày hôm sau.Giờ đây hoạt động tại Ấn Đô Dương, trong tháng 11 nó bắn phá Zante ở Somaliland thuộc Ý. Đến tháng 12,nó quay trở lại ụ tàu tại Simonstown trước khi lên đường vào cuối tháng truy tìm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Scheer, vốn trước đó đã đánh chìm một tàu hàng đông lạnh Anh tại Nam Đại Tây Dương. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1941,nó bắt giữ chiếc tàu hàng Mendoza thuộc phe Vichy Pháp và áp giải nó đến Takaradi. Đến tháng 3,một lần nữa nó lại ở Simonstown.

Bismarck và Singapore

Vào cuối tháng 5 năm 1941, Dorsetshire là một trong những tàu chiến đã đối đầu với thiết giáp hạm Bismarck tại Bắc Đại Tây Dương. Vào ngày 27 tháng 5, Dorsetshire được lệnh phóng ngư lôi vào Bismarck, lúc này đã bị phá hỏng toàn bộ bởi các cuộc không kích và tấn công liên tục. Dorsetshire đã phóng ngư lôi vào con tàu Đức, vốn sau đó bị chìm nhanh chóng, có thể do những hư hại phải chịu trước đó hoặc do chính thủy thủ đoàn của Bismarck tự đánh đắm. Dorsetshire chỉ cứu vớt được 110 người của Bismarck trên mặt biển, trước khi bị buộc phải rời đi để tránh nguy cơ bị U-boat tấn côngVào tháng 9,Dorsetshire rời Freetown hộ tống đoàn tàu vận tải WS-10X gồm năm chiếc, vốn đã rời Anh chuyển binh lính đến Nam Phi trên đường đến Trung Đông.Trong tháng 11 -tháng 12,một đoàn tàu vận tải bao gồm 10 chiếc chở binh lính khởi hành từ Halifax, Canada hướng đến Bombay, Ấn Độ.Ngày 9 tháng 12, đoàn tàu vận tải WS-12X đi đến Cape Town, rồi lại khởi hành có sự hộ tống của Dorsetshire. Đoàn tàu vận tải này được đặt tên là "12X" thay vì "13" để chiều theo sự mê tín trong hàng hải mà không có cơ sở nào.Toàn bộ Sư đoàn 18 đã đổ bộ lên Singapore, nhưng hầu như không còn thời gian để tham gia chiến đấu trước khi Singapore thất thủ.Các đơn vị có liên quan bao gồm các lữ đoàn 53, 54 và 55.

Hạm đội Viễn Đông và bị đánh chìm

Dorsetshire được bố trí vào ngày 11 tháng 11 trong việc truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Atlantis ("Raider C") vốn đã cướp bóc các tàu bè Đồng Minh. Dorsetshire còn tình cờ bắt gặp tàu tiếp liệu Đức Python vào ngày 1 tháng 12, vốn đang tiếp nhiên liệu cho các tàu ngầm U-boat ở Nam Đại Tây Dương.Những chiếc U-boat đã lặn xuống và thoát đi,và một trong số chúng đã phóng ngư lôi vào Dorsetshire nhưng bị trượt. Thủy thủ đoàn của Python đã tự đánh đắm tàu của mình.Đầu năm 1942, Dorsetshire được bố trí đến Hạm đội Viễn Đông tại Ấn Độ Dương.Vào đầu tháng 4, Dorsetshire cùng với tàu chị em Cornwall được cho tách khỏi hạm đội để hộ tống chiếc tàu sân bay HMS Hermes đi đến Trincomalee thuộc Ceylon để sửa chữa.Vào ngày 4 tháng 4,hạm đội tàu sân bay Nhật Bản bị phát hiện, nên hai chiếc tàu tuần dương rời khỏi cảng; và sau khi được tiếp nhiên liệu vội vã trên biển, chúng lên đường không lâu sau nữa đêm hướng đến đảo san hô Addu.Ngày 5 tháng 4, hai chiếc tàu tuần dương Anh bị một máy bay quan sát xuất phát từ tàu tuần dương Nhật Tone phát hiện ở cách 370 km (200 hải lý) về phía Tây Nam Ceylon.Máy bay ném bom lập tức được cho xuất phát từ các tàu sân bay Nhật để tấn công hai tàu chiến Anh, trong một trận chiến được đặt tên Cuộc không kích Chủ nhật Phục sinh.Dorsetshire bị đánh trúng 10 quả bom và bị chìm với đuôi chìm trước vào khoảng 13 giờ 50 phút. Cornwall cũng bị đánh trúng tám quả bom và bị chìm với mũi chìm trước chỉ 10 phút sau đó. Trong số thủy thủ đoàn của Dorsetshire, 234 người đã thiệt mạng trong trận tấn công; có hơn 500 người còn sống sót trên mặt biển hay trên các bè cứu sinh. Họ được tàu tuần dương HMS Enterprise và các tàu khu trục HMS Paladin và HMS Panther cứu vớt vào ngày hôm sau.Đại tá Agar nằm trong số những người sống sót.

HMS Norfolk (78) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và là chiếc dẫn đầu cho lớp phụ Norfork, cùng chung với chiếc HMS Dorsetshire (40) trong một kế hoạch dự định bao gồm bốn chiếc. Norfolk đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó, cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1950.

Thiết kế và chế tạo

Norfork được chế tạo bởi hãng Fairfield Shipbuilding & Engineering Co. Ltd tại Govan,được đặt lườn vào ngày tháng 7 năm 1927. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 12 năm 1928, và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 4 năm 1930.

Lịch sử hoạt động

Những năm giữa hai cuộc thế chiến

Vào tháng 9 năm 1931, thủy thủ trên Norfolk đã tham gia vào một cuộc nổi loạn mà sau này được biết đến dưới tên gọi Cuộc binh biến Invergordon.Sau đó nó phục vụ cùng Hạm đội Nhà Anh Quốc cho đến năm 1932 rồi đi sang Châu Mỹ phục vụ cùng West Indies Station từ năm 1932 đến năm 1934.Từ năm 1935 đến năm 1939,nó phục vụ cho East Indies Station trước khi quay trở về nhà để tái trang bị vào năm 1939,và vẫn đang trọng ụ tàu khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Vào cuối năm 1939, Norfolk được bố trí cùng Hải đội Tuần dương 18 thuộc Hạm đội Nhà, và đã tham gia vào việc săn đuổi các tàu chiến-tuần dương Đức Gneisenau và Scharnhorst cùng thiết giáp hạm Admiral Scheer. Nó nhiều lần được sửa chữa do những hư hại trong chiến đấu, cùng những cải biến cần thiết cho con tàu. Lần sửa chữa đầu tiên được thực hiện tại Belfast, sau khi nó suýt trúng một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-47, chiếc đã từng đánh chìm thiết giáp hạm Royal Oak tại Scapa Flow. Không lâu sau đó,Norfolk lại bị hư hại bởi bom ném trong một trận không kích nặng nề, buộc nó phải vào ụ tàu để sửa chữa, lần này là tại Clyde. Sau khi hoàn tất, Norfolk đi đến Xưởng đóng tàu Tyne để được trang bị một dàn radar.Vào tháng 12 năm 1940, nó được lệnh đi đến khu vực Nam Đại Tây Dương làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải,hoạt động từ Freetown trong thành phần của "Lực lượng K",tham gia săn đuổi chiếc Admiral Scheer, và vào tháng 1 năm 1941 là với chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Kormoran.Đến tháng 2, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực, rồi đến tháng 5 quay trở lại vùng biển Iceland. Norfolk là chiếc tàu chiến thứ nhì trông thấy chiếc Bismarck,khi nó cùng con tàu chị em Suffolk tiếp tục bám sát chiếc thiết giáp hạm Đức, và nằm trong lực lượng cùng với Rodney và King George V đánh chìm con tàu Đức.Từ tháng 9,nó hoạt động như một tàu hộ tống cho các hoạt động vận tải Bắc Cực.Norfolk nằm trong thành phần lực lượng tuần dương hộ tống cho đoàn tàu vận tải JW55B khi nó đối đầu với Scharnhorst vào ngày 26 tháng 12 năm 1943. Nó ghi được ba phát trúng đích vào chiếc tàu chiến Đức,buộc đối thủ phải rút lui, và sau đó bị thiết giáp hạm HMS Duke of York cùng các tàu hộ tống bắt kịp và đánh chìm.Tuy nhiên,nó cũng chịu đựng những hư hại trong cuộc đối đầu này,nên phải cho quay về Tyne để sửa chữa,và đã không thể tham gia vào cuộc Đổ bộ Normandy lịch sử.Khi chiến tranh sắp kết thúc, Norfolk rời Plymouth cho một đợt tái trang bị cần thiết tại Malta, sau khi đưa Hoàng gia Na Uy quay trở về Oslo sau 5 năm lưu vong tại London.

Sau chiến tranh

Nó tiếp nối quãng đời phục vụ tại Đông Ấn như là soái hạm của Tổng tư lệnh East Indies Station.Vào năm 1949, Norfolk quay trở về Anh Quốc và được đưa về lực lượng dự bị.Nó được bán cho BISCO vào ngày 3 tháng 1 năm 1950 để tháo dỡ.Vào ngày 14 tháng 2 năm 1950, nó được cho kéo đến Newport, và được bắt đầu tháo dỡ vào ngày 19 tháng 2.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro