CHƯƠNG 2: CÓ CÂU "CHỊU THIỆT LÀ PHÚC" CƠ MÀ
"Bạn không cần đặt mình quá thấp.
Thứ thuộc về bạn, phải tích cực giành lấy;
Thứ không thuộc về bạn, hãy quyết đoán từ bỏ".
HIỆN THỰC TÀN KHỐC NHƯ THẾ, LẤY GÌ ĐỂ GIẢ VỜ VÔ TỘI
Cuộc sống chính là yêu hận đan xen "không lo lắng chuyện này" thì phải "lo lắng chuyện kia"
Bạn đừng bấu víu, đừng tạm bợ, đừng gò ép. Bình lặng yêu nhau, âm thầm thương tưởng.( Trích trong bài "Gặp hay không gặp"của Trát Tây Mỗ Đa Đa).
Cô luôn tin rằng mình tốt bụng, không ham muốn gì cao xa – ngoại trừ hi vọng người nhà mình cưng chiều theo cách mình muốn, bạn trai có thể làm chỗ dựa cho mình. Dù sao thì, "đàn ông mà, nên ra ngoài phấn đấu, nuôi vợ nuôi con." Những cô gái xung quanh cũng đều mong muốn sau đám cưới sẽ làm bà nội trợ toàn thời gian, chăm lo cho chồng con. Sống như vậy có thể khiến bản thân tách rời xã hội ư, cô nghĩ, chẳng phải còn Internet sao! Bản thân hoàn toàn có thể thông qua mạng để nắm bắt chuyện xã hội, không cần tham gia vào màn "đấu đá tranh giành", cô cũng không muốn cả ngày lao lực vì công việc.
Theo cô thấy, xã hội quá phức tạp, công sở quá khó khăn, trong khi cô chỉ mong cuộc sống đơn giản, có đi làm hay không không quan trọng, bất kể thế nào cô cũng không muốn vì cơm áo gạo tiền mà khom lưng. Đương nhiên, trên đời này cũng có người giống như cô, có thể gặp được những điều tốt đẹp và hạnh phúc hiếm hoi.
Chồng cô xuất thân danh giá, vẻ ngoài tuấn tú, ăn nói khéo léo, là quản lý cấp cao của một ngân hàng, có mấy căn hộ ở Bắc Kinh. Tuy cô gia cảnh bình thường, cũng không đến độ giai nhân tuyệt sắc, nhưng hai người từ khi bắt đầu qua lại đã vô cùng thắm thiết. Kết hôn nhiều năm, ra ngoài vẫn mười ngón tay đan nhau, như hình với bóng. Cô thật sự sống cuộc sống rủng rỉnh tiền bạc, tiêu xài thoải mái, hơn nữa người nhà chồng cô cũng rất ít khi để cô đi làm. Trong cuộc sống có gì khó khăn, cô chỉ cần nói với anh là chẳng cần gì lo lắng nữa, vì anh sẽ che chắn tất cả mưa gió.
Thế nhưng , xác suất gặp được người như vậy có lẽ còn thấp hơn cả mua vé số trúng giải độc đắc.
Đương nhiên chúng ta đều muốn gặp đúng người vào đúng thời điểm, sống cuộc sống mà mình mong muốn, song cái thật sự diễn ra trong hiện thực thường là những màn kịch tàn khốc nối tiếp.
Có lẽ đây là thời kỳ đen tối nhất trong cuộc đời bạn: cha mẹ vừa qua đời, bạn còn chưa nguôi nỗi đau buồn thì con ốm, chồng cũng bàn chuyện ly hôn...
Có lẽ đây là cuộc đời ảm đạm mà bạn buộc phải đối mặt: không được thăng chức, khám sức khỏe thì ra bệnh thận, sau khi chật vật làm xong phẫu thuật, lại phát hiệ người già trong nhà mắc bệnh hiểm nghèo...
Có lẽ đây là mớ xui xẻo đang xảy ra với bạn: vừa mới vay tiền đóng học phí cho con thì "thằng con trời đánh" không hiểu chuyện lại bị nhà trường đuổi học vì đánh nhau với bạn, trong cơn tức tối bạn chạy xe gặp tai nạn cần người chăm sóc, song người nhà hoàn toàn bỏ mặc...
Không cần liệt kê thêm, chúng ta đã đại khái thấy được cảnh ngộ khó khăn và tuyệt vọng mà con người ta phải đối mặt trong cuộc sống. Khi bạn khó khăn nhất, rất có thể chẳng ai đưa tay ra giúp đỡ cả, dù là người gần gũi nhất. Bạn không chỉ một mình chống chọi với sinh ly tử biệt không thể xoay chuyển, mà còn phải xốc lại tinh thần để chiến đấu với cuộc sống không thể lường trước, không thể nói trước, nếu bạn vẫn còn muốn sống tiếp.
Hiện tại, sau khi đã hiểu về nhân tính, chắc hẳn bạn sẽ không còn khờ khạo tán thành "sự có lý đơn thuần". Cuộc sống chính là một cuộc chiến của bản thân, ta cũng phải đối mặt với sự tàn nhẫn của nhân sinh. Giống như This War of Mine – game sinh tồn của một hãng indie, trong một cảnh sống đặc biệt, có lẽ bạn buộc phải một mình đối mặt với tình trạng bị phong tỏa tin tức, đồ dung thiếu thốn, giữa hoàn cảnh ấy con người mới bộc lộ ra hết hai mặt sáng tối.
Tất cả trải nghiệm của bạn, thậm chí cả cái chết cũng đều có thể bất ngờ, ngẫu nhiên, vượt ngoài dự đoán, nằm ngoài kiểm soát, không thể xoay chuyển, bạn không có cách nào cũng không thể đặt mình bên ngoài sự việc. Đây có lẽ mới là bộ mặt thật của cuộc đời mà rất nhiều người buộc phải đối mặt vào một thời khắc nào đó.
Hy vọng được đối xử tốt, chăm sóc dịu dàng, đương nhiên không có gì sai cả. Nhưng hy vọng kiểu ấy không đủ giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với cuộc sống.
Đàn ông đã kết hôn còn ra ngoài tán gái, hại một phụ nữ vô tội bị bà vợ ghen tuông của anh ta xem là bồ nhí đuổi đánh, một chàng trai vừa nói với bạn gái rằng anh mãi mãi yêu em, lại copy câu này gửi cho mấy cô gái đẹp khác. Tấn bi kịch này thường xuyên xảy ra.
Nếu bạn trông chờ đem ấm ức, nhân nhượng đổi lấy một người thay bạn gánh vác tất cả nguy cơ trong cuộc sống, thì chỉ có thể nói rằng bạn quá ngây thơ.
Người thật sự có lương tâm, không cần bạn van xin, anh ấy ( cô ấy) cũng sẵn lòng dốc hết mọi thứ của mình cho bạn.
Trong một cuốn tiểu thuyết của Diệc Thư, có người hỏi một người đàn ông tại sao tốt với bạn gái như thế, câu trả lời của anh ta là, nghĩ đến việc trong tương lai cô sẽ sinh con đẻ cái cho anh, phải chịu biết bao cơ cực, anh lại không khỏi muốn đối tốt với cô nữa. Có thể nghĩ và làm như vậy, mới là người đàn ông có lương tâm.
Có lần, khi nhắc đến cuộc hôn nhân của mình, Cát Ưu từng nói: "Lúc ấy chúng tôi rất nghèo, không ai toan tính gì với ai. Sau này có gặp người tốt hơn cô ấy hay không à? Hẳn là có. Nhưng chúng tôi đã đồng cam cộng khổ từ lúc chưa nổi tiếng, tôi không làm nổi mấy chuyện thay vợ đổi chồng được"
Hiềm nỗi, cuộc sống chính là yêu hận đan xen "không lo lắng chuyện này" thì phải "lo lắng chuyện kia". Cho dù bạn vô cùng may mắn, giống như cô gái ở đoạn trước thật sự gặp được một người đàn ông không nỡ long để bạn chịu khổ, nhưng nếu anh ấy tài hèn thì sao?Nếu anh ấy sa sút thì sao? Nếu anh ấy bất ngờ qua đời thì sao? Nếu không chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với cuộc sống thực, đột nhiên gặp phải sự tàn nhẫn của thế gian, bạn biết làm thế nào?
Chúng ta không có cơ hội chờ đợi lòng tốt của ai đó chống chọi rủi ro hộ mình. Bất kể thế nào, đều nên chung sống và yêu thương người khác trên cơ sở có thể tự lập. Có lẽ bạn sẽ phải trả giá rất nhiều, nhưng nhờ đó mà bạn có thể đạt được khả năng chiến thắng nghịch cảnh trong đời, đối mặt với cuộc sống ung dung hơn. Nếu không, mọi biểu hiện của bạn chỉ là đang "vờ vô tội", mượn danh nghĩa "tôi muốn sống cuộc sống đơn giản" hoặc "ở hiền gặp lành" để nuông chiều sự ngây thơ kém cỏi của bản thân.
Dốc sức đạt tới cảnh giới cao minh mà vẫn một lòng dưỡng trung dung, chỉ bậc đại trí mới có thể đơn thuần mà bình hòa.
Người xưa có câu người tài trí gỉa như ngu dốt, có thể đối xử nhân thế hồn nhiên mà thấu suốt như một đứa trẻ sơ sinh, không lấn cấn, không tự chuốc khổ, binh đến tướng ngăn, nước dâng đất lấp.
Không trông chờ vào người khác, sống cuộc sống của mình một cách điềm đạm mà cứng cỏi, đây mới là chuyện đáng làm trong thế giới tàn khốc này
Yêu và hận hợp sức, xoay chuyển bánh xe số phận, đến cuối cùng, khổ sở cố chấp cũng chẳng gượng nổi qua muà thu. Do đó bạn đừng bấu víu, tạm bợ, gò ép. Bình lặng yêu nhau âm thầm thương tưởng.
CỐNG HIẾN CỦA BẠN CHƯA HẲN ĐÃ NHƯ BẠN TƯỞNG
Nếu mọi người xung quanh đều đóng chặt cửa với bạn, rất có thể do trong lòng bạn xưa nay chưa từng dung nạp người khác.
Tổn thương do vô ý mang lại thường đau đớn hơn, cưỡng ép kiểu ràng buộc đạo đức là hành vi tội ác.
Thuở bé gia đình nghèo khó nên Trương Nhất Nhất ra ngoài làm công từ rất sớm. Nhiều năm sau, cuối cùng cô đã mua được một căn nhà lớn ở thành phố mình đang làm việc. Sau khi sinh con gái, cô muốn đón cha mẹ đã chịu khổ cả đời lên thành phố hưởng phúc, cũng có thể nhờ họ giúp trông con
Vì mẹ phải chăm sóc em trai bị ốm nên cha đến nhà cô trước. Cô nghĩ cha chỉ cần cô giúp cô trông cháu, làm ít việc nhà, cuộc sống hẳn rất nhẹ nhàng. Thời gian làm việc nghỉ ngơi của cha cực kỳ nghiêm ngặt, hằng ngày hơn sáu giờ sáng ông phải thức dậy, nấu bữa sáng cho cả nhà. Khi bữa sáng xong, ông bắt đầu rửa mặt, mặc áo cho đứa cháu gái, rồi gọi cả nhà dậy ăn.
Cha vốn là người đàn ông gia trưởng truyền thống. Ông luôn cho rằng giặt đồ, nấu cơm là việc của phụ nữ - mẹ cô ôm đồm hầu hết việc nhà. Nhưng khi đến nhà Trương Nhất Nhất, ông lại bắt đầu làm việc nhà. Tất bật xong bữa sáng, chưa bao lâu lại phải đi mua thức ăn. Mua xong trở về dẫn cháu đi loanh quanh, lại phải nấu bữa trưa. Sau bữa trưa ông ngủ trưa với cháu, rồi lại đến màn dọn dẹp vệ sinh. Sau đó bắt tay vào chuẩn bị bữa tối.
Từ sau khi cha đến, Trương Nhất Nhất gần như không có ý thức làm việc nhà, điều này khiến ông vô cùng thất vọng. Thế là cha bắt đầu soi mói cô không giữ vệ sinh, bắt bẻ thói lười nhác của cô, rồi to tiếng mắng cô không chăm nom con mình.
Trương Nhất Nhất thấy tủi thân hết sức, để cha mẹ và người nhà sống no đủ hơn, bản thân cô phải bận rộn từ sáng đến tối, lấy đâu thời gian và sức lực làm việc nhà, chăm sóc con cho xuể? Sau khi mâu thuẫn với cha bộc phát, cô thường hay khóc nức nở giữa đêm. Cô luôn nghĩ mình đã đưa đủ sinh hoạt phí cho cha, cũng không khăng khăng bắt ông nấu cơm cho mình mà! Trước khi cha đến nhà, cô vốn không ăn sáng, buổi trưa cơm hàng cháo chợ, buổi tối cháo chợ cơm hàng. Sau khi cha đến cô chỉ ăn một bữa tối ở nhà. Nhưng cha lại không muốn ăn ở ngoài, lại cực kì bất mãn với việc ở nhà nấu cơm. Thật là làm sao cũng không phải.
Trương Nhất Nhất chẳng có cách nào khiến cha hài lòng, đành để cha về nhà chăm sóc em trai, đón mẹ lên. Nào ngờ , người mẹ trước giờ rất dễ chung sống cũng không hòa hợp với cô, chưa được một tháng đã gây gổ ầm ĩ đòi về. Cô tủi thân đến mực cực điểm, nghĩ bụng "Con đón bố mẹ lên thành phố sống sung sướng, mua quần áo mới cho bố mẹ... Vì sao bố mẹ không chịu sống sung sướng cùng con, lại đòi về quê làm nông dân vất vả?"
Chồng Trương Nhất Nhất đề nghị mời cô chị đến, người cùng thế hệ có tiếng nói chung, dễ chung sống hơn. Trương Nhất Nhất cảm thấy có lý, bèn bảo chị nghỉ việc đến nhà trông con, làm chút việc vặt trong nhà. Nhưng đến một tuần chị cũng khóc lóc bỏ đi.
Chuyện đến nước này, hiển nhiên là bản thân Trương Nhất Nhất có vấn đề, song cô lại không ý thức được sự nghiêm trọng của sự việc.
Hơn nửa năm sau, người chồng thề non, hẹn biển với cô cũng đề nghị ly hôn. Trương Nhất Nhất xưa nay luôn " kiên cường" trong phút chống suy sụp, gào khóc "Vì sao em tận tụy vì mọi người như thế, vì sao hết người này đến người khác lại muốn rời xa em ?"
"Em tự nghĩ xem, em có thể chung sống tử tế bên ai? Ở bên em, chuyện gì cũng phải ngheo theo em, không làm theo yêu cầu của em, em liền nổi cáu. Anh phải nghe lời em, người nhà anh phải nghe lời em, người nhà em phải nghe lời em. Còn không ăn hết hai quả trứng, em bèn quát mắng như mụ điên.
"Mẹ anh đến giúp chúng ta trông con , em không thích, anh tưởng là do mẹ chồng nàng dâu khó hòa hợp, nên đã tiễn mẹ về. Cứ nghĩ cha mẹ em đến sẽ không có vấn đề gì, nhưng trên thực tế thì sao? Vì là cha mẹ mình, em càng không chút kiêng dè.
"Anh biết em rất tốt, em tận tụy vì gia đình, thế nhưng những cống hiến của em lại gây áp lực tinh thần vô hạn cho họ, thì còn có ý nghĩa không?"
Trương Nhất Nhất hết sức tủi thân: "Mọi người làm sai, em cũng không the nói vài câu sao? Vì sao em phải làm việc bạt mạng như thế, còn khồn phải vì muốn tốt cho cả nhà à!"
Chồng cô đáp: "Nếu anh thỏa mãn mọi nhu cầu về vật chất của em, nhưng sáng sớm vừa thức dậy đã cằn nhằn em, buổi trưa nhìn thấy liền quát mắng em, thỉnh thoảng còn đánh một trận, em cảm thấy cuộc sống như vậy có thỏa mãn không? Chẳng ai có thể vin vào cơn cáu khỉnh của mình để làm tổn thương người khác. Em xem, ngay cả mẹ đẻ của em cũng khóc lóc bỏ đi. Anh thực sự không chịu nổi cuộc sống mà tất cả mọi người đều phải xoay quanh em nữa...Vì em hoàn toàn không hiểu cách chung sống cơ bản nhất"
Dứt lời, chồng cô liền thu dọn đồ đạc đến khách sạn ở, suốt một tháng không về nhà lần nào.
Trương Nhất Nhất ấm ức đi khắp nơi tìm kiếm sự an ủi, ban đầu tôi cho rằng đó là do người nhà cô vô ơn. Một cô gái hy sinh toàn bộ tuổi trẻ cho gia đình, vậy mà lại không được trân trọng như thế? Nhưng sau đó trò chuyện thêm tôi mới vỡ lẽ - những căn cứ cô vin vào để trói buộc người nhà bằng tình cảm hay đạo đức, chẳng qua chỉ là chút cho đi của bản thân mà cô tưởng là ý tốt.
Cô nhớ mình từng giúp một người chị một nghìn tám trăm tệ, lại không nhớ những gì chị cô cho cô còn nhiều hơn. Cô nhớ khi mình bị trầm cảm không ai chăm sóc, nhắc đi nhắc lại rằng không giữ gìn sức khỏe khi ở cử nên sức khỏe kém, nhưng không nhớ sức khỏe của cha mẹ và em trai còn kém hơn.
Cảm giác bản thân đã cho đi quá nhiều và thất vọng vì không được đáp lại như mong muốn khiến cô lấn cấn ghê gớm: Mình đã dâng hiến mọi thứ , vì sao mọi người không hiểu lòng tốt của mình. Chuyện ở cữ, cô đã cằn nhằn với chồng suốt ba bốn năm, trong khi năm xưa chị cô cũng từng sinh mổ, không ai chăm sóc, thì cô lại chưa từng nghĩ đến.
Cảm giác cống hiến của cô quá mạnh mẽ, hơn nữa cô cho rằng người nhà nên thay đổi thái độ trước thì tâm trạng cô mới chuyển biến tốt được. Vì cô cho rằng điểm xuất phát của mình là tốt, là thiện ý, người khác nên chấp nhận toàn bộ.
Xung quanh chúng ta luôn có những người phụ nữ "ấm ức" kiểu này, họ bụng dạ hiền lành, luôn đóng vai trò mà họ tưởng là dâng hiến. Nhưng "cống hiến" to lớn, chỉ đổi lại sự xem nhẹ hoàn toàn không xứng với mong đợi, có cảm giác rất ít người thấu hiểu lòng tốt của họ. Thế là họ ấm ức, họ tức giận, song lại không thể ngừng hành động mà họ cho là thiện ý. Để rồi nỗi đau vì không được thấu hiểu và thất vọng vì không thể bày tỏ đã biến thành phán xét, chỉ trích và trách móc không dứt. Khi năng lượng tiêu cực đầy ứ ra ở họ, những người xung quanh bèn lần lượt ra đi.
Thật ra, niềm mong mỏi của họ chỉ là được khẳng định và khen ngợi, họ cũng sẵn lòng chịu vất vả, dốc hết khả năng dâng hiến thật nhiều cho người nhà, nhưng họ hoàn toàn không biết là mình đang dùng phương pháp hoàn toàn ngược lại để bày tỏ thiện ý.
Nỗi ấm ức dạng này nhất định sẽ dẫn tới hành vi tồi tệ nhất – ép đối phương thừa nhận sự tận tụy của họ. Họ sai lầm ở chỗ hành vi cưỡng ép này là một tội ác cực lớn.
Bắt người khác làm theo ý nguyện của họ, thực chất alf bắt người khác tự sỉ nhục chính mình, bắt người khác tự chà đạp chính mình, khiến người khác bị ép phải làm trái với lòng mà tự rẻ rúng, tự sám hối, sửa đổi lỗi lầm không hề có căn cứ.
Tôi rất hiểu sự im lặng và phản kháng của những người chịu áp bức tinh thần kiểu này. Tổn thương do vô ý mang lại còn đau đớn hơn.
Kẻ có hành vi cực đoan không phải là hạng "ác ma" ngang ngược khác hẳn với chúng ta, trái lại thường là hạng người bình thường này, bao gồm cả bản thân chúng ta trong đó. Chẳng qua có lúc, hành vi mà chúng ta tưởng là cống hiến, là thiện ý, khi chiếu lên người khác, thật ra không hề giống như chúng ta nghĩ.
Chồng ra đi khiến Trương Nhất Nhất tổn thương sâu sắc, tuy cô vẫn đi khắp nơi kể khổ, ép buộc người khác thừa nhận mình là một " người dâng hiến" vĩ đại, nhưng cô cũng lờ mờ cảm nhận bản thân có vài chỗ không đúng. Nếu mọi người xung quanh đều đóng chặt cánh cửa với mình, thì rất có thể do trong lòng mình xưa nay chưa từng dung nạp người khác. Thế là cô liên lạc với một chuyên gia tâm lí, tiếp nhận mọi liệu pháp nhận thức đặc biệt. Sau đó, Trương Nhất Nhất xin chồng mình cơ hội nửa năm để điều chỉnh bản thân. Nếu sau nửa năm vẫn không chung sống hòa thuận, cô đồng ý ly hôn.
Trương Nhất Nhất nói thay đổi là bắt đầu thay đổi. Đầu tiên, cô chủ động mang quà đi thăm mẹ chồng, thành khẩn nhận lỗi với bà, đồng thời bày tỏ chỉ cần mẹ chồng bằng lòng, cô luôn chào đón bà dọn đến nhà họ bất cứ lúc nào. Cô còn không quên bộc bạch năm đó mình quả thật bất mãn với mẹ chồng như thế nào và mình chỉ là khác biệt về thói quen do thế hệ khoảng cách, hiện nay cô đã hiểu rõ ý tốt của mẹ chồng.
Sau đó cô cũng liên lạc với cha mẹ ruột, chân thành xin cha mẹ tha thứ cho thói ngang ngược của mình.
Cô đã học được cách chấp nhận với sự khác biệt của người ta, không còn lăn tăn với chuyện tủn mủn , cũng học được cách kiềm chế cơn cáu kỉnh của mình.
Do có sự thay đổi ở cô, cha mẹ đã thay đổi thái độ, ngay cả khách hàng và nhân viên cũng bắt đầu trở lại yêu mến cô, việc làm ăn vốn không khỏi sắc ngờ đâu lại dần dần khấm khá lên, lợi nhuận thu về nhiều hơn....
Nửa năm sau, cô hỏi chồng còn muốn ra đi nửa không, chồng cô cười: "E rằng , mẹ anh không đồng ý đâu. Hiện giờ mẹ thích em lắm, hôm qua còn hào hứng kể với anh chuyện em đắp mặt nạ cho mẹ.
CHỈ DÀNH LÒNG TỐT CHO NGƯỜI ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẠN.
Có một số hành vi, mãi mãi chỉ có thể bày tỏ sự cảm thông, chứ không thể nhân nhượng và dung túng.
Bất kể là sách sống đẹp hay sách trau dồi trí tuệ , đều nhắc nhở chúng ta, khi gặp đau khổ thay vì oán trách người khác không đối tốt với mình, chúng ta nên học cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà nghĩ cho họ, học cách cảm thông cho người khác, phải tin tưởng "Ở hiền gặp lành", "người tốt sẽ được đền đáp", nếu bản thân trở nên tốt hơn thì thế giới sẽ trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, tôi muốn hỏi, vì sao cứ một mực yêu cầu chúng ta cảm thông cho người khác? Nếu bản thân chúng ta bị thương thì làm sao mà nghĩ cho người khác được? Nếu bản thân chúng ta còn chưa bò dậy nổi sao có thể dìu người khác?
Xưa nay, xã hội chỉ ra sức dạy chúng ta làm thế nào để chạy nước rút một trăm mét, làm một người tốt kiên cường, nhưng chưa ai dạy chúng ta: khi té ngã, làm thế nào té ngã một cách có tôn nghiêm, khi đầu gối bị té rách thịt chảy máu, làm thế nào để rửa sạch vết thương; khi trái tim mong manh như thủy tinh vỡ nát, làm thế nào để thu nhặt.
Bạn bị quật bê xê lết, nuốt vào cả máu lẫn nước mắt, lấy gì đối tốt với người làm tổn thương mình? Bạn ngã lộn cả, cõi lòng chảy máu, lấy gì giữ được sự bình tĩnh nơi cõi lòng.
Có một cô gái khi nhắc đến cha, luôn đầm đìa nước mắt. Cô nói trong mắt người khác, cha cô là một người rất tốt bụng. Ông nhận nuôi chó hoang, mùa đông lạnh giá sợ chó rét lạnh, nửa đêm thức dậy tận mấy lần để đắp chăn cho chó. Mẹ cô gọi điện nói chó chạy ra ngoài bị đụng, ông tức tốc chạy về nhà đưa chó đi bác sĩ. Nhìn thấy chó lên bàn phẫu thuật, ông đau lòng đến rơi nước mắt.
Nhưng về đến nhà, cha vì chuyện chó bị thương mà cãi nhau gay gắt với mẹ một trận. Trong lúc giận dữ, cha bất cẩn đẩy mẹ ngã xuống đất, eo mẹ va vào góc giường bị thương. Thời gian mẹ nằm viện cha chưa từng đi thăm mẹ lần nào.
Giọng mẹ the thé, nói năng lại ào ào, chuyện nhỏ xíu mà bà cũng mắng sa sả. Điều này khiến cô trở nên thích yên tĩnh một cách thái quá, cực kì ghét những người nói chuyện bên cạnh. Có một khoảng thời gian tiếng chuông điện thoại ở chỗ làm quả thực là ác mộng với cô, nhưng lại thường xuyên có điện thoại gọi đến. Mỗi lần tiếng chuông vang lên, cô đều giật mình run rẩy.
Chuyện này kéo theo phản ứng của đồng nghiệp nam bên cạnh. Cô cho rằng tiếng chuông cũng làm anh ta giật mình, ai ngờ anh ta nói: "Không phải bị tiếng chuông làm cho giật mình, mà phản ứng của cô làm tui giật mình."
Chúng ta không thể tưởng tượng tuổi thơ của một cô gái như vậy có gì vui. Do đó khi người khác hoài niệm tuổi thơ, cô đều lấy làm may mắn vì cuối cùng mình đã trưởng thành. Đối với cô, bất cứ nơi nào ấm áp hơn gia đình không có tình yêu thương, không có ơn nghĩa ấy nhiều.
Biết nỗi khổ của người khác thì đơn giản, nhưng làm sao biết người ta đã trải qua nỗi khổ ấy như thế nào?
Tôi nhớ có câu nói như thế này: một người từ bé thiếu thốn tình thương là người tốt bụng nhất, cũng dễ mắc lừa nhất. Bởi chỉ cần đối tốt một chút, người đó sẽ cam tâm tình nguyện trao cả tính mạng.
Bạn đối với người khác như thế nào, sẽ quyết định người khác đối với bạn như thế đó. Nếu sống chết sướng khổ của bạn bị tôi khinh rẻ, thế thì sống chết sướng khổ của bạn cũng chẳng mảy may ảnh hưởng đến tôi. Cô gái kia cũng từng cố gắng, nhưng cô không làm được. Cho dù người nhà đối xử với cô như thế nào, song cô cũng không thể tảng lờ họ.
Sau đó theo kì vọng của người nhà, cô tìm cơ hội tìm một tấm chồng giàu có, thực hiện ước mơ của nàng lọ lem. Đáng tiếc cuối cùng cô lại yêu một chàng trai nghèo. Những điều mà thâm tâm khao khát nhất như được che chở, được cưng chiều, được khoan dung, được tôn trọng, vân vân, đều đạt được ở anh. Cô không dám tưởng tượng hóa ra mình có thể được yêu, được che chở, được tôn trọng, thậm chí có quyền phát ngôn. Cảm giác ấy mới cực kì kinh ngạc, chấn động và thỏa mãn nhường nào. Vì thế, trong khoảng thời gian cực kì gian khổ sau này, cô vẫn không chịu chia tay chàng trai nghèo đó.
Vào lúc một người khó khăn vẫn lựa chọn không rời bỏ, điều này có vẻ "tử tế" biết mấy! Nhưng sự thật trần trụi sau câu chuyện là bạn trai cô cực kì là một tên khốn; một sự thật khác là, sự "tử tế" của cô không phải xuất phát từ tình yêu say đắm dành cho anh ta mà chỉ vì cô tìm thấy ở anh ta cái cảm giác bản thân là một người tôn nghiêm, không bị nhục mạ, hay luân lí đạo đức ép làm một kẻ "hạ đẳng" nhẫn nhịn chịu đựng.
Cô "tử tế" chẳng qua vì xưa nay chưa từng được đối xử tử tế, do đó cô xem việc thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất của mình trước tiên là tội ác, mà không biết rằng còn có lựa chọn thông minh, chính đáng hơn kiểu "tử tế" này.
Thật ra cô không có khả năng trao đi tình yêu và lòng tốt một cách đúng đắn. Chặt đứt đôi chân của một người bình thường, thì chớ trách người đó không thể đi đứng bình thường. Có lẽ, người có vẻ ngoài rạng rỡ như bạn cũng vậy. Trương Tiểu Nhàn từng nói, cho dù là tình thân thì cũng không bình đẳng. Nếu bạn có cha mẹ yêu thương thì cho dù bạn phung phí đi tình yêu này, họ vẫn một lòng yêu ban.
Thế nhưng khi con cái cần tình yêu thương của cha mẹ mà bị nhẫn tâm vứt bỏ, nhiều năm về sau muốn yêu thương lại đứa con ấy, chưa chắc được như ý nguyện, bởi cõi lòng của đứa con đã nguội lạnh.
Thứ tình thân, trong những đêm trường khi con cần nhất, khi con non nớt đơn côi lén nuốt nước mắt anh không cho nó, thì không thể hy vọng chuộc lại nó được.
Xưa nay tôi không phản đối tốt bụng, nhưng khi kể chuyện về cô gái này, tôi kiên quyết phản đối kiểu tử tế tự cho là đúng ấy.
Xin lỗi tôi chỉ thích những người thích tôi, chỉ đối xử tốt với những người đối xử tốt với tốt. Có một số hành vi, mãi mãi chỉ có thể bày tỏ lòng cảm thông, chứ không thể nhân nhượng và dung túng,đặc biệt là đối với những kẻ tự cho là tốt với tôi hoặc tốt cho tôi mà đối xử với tôi một cách cưỡng ép và thô bạo.
Lòng tốt thật sự, là để người bên cạnh tự sống vui mỗi ngày, vào lúc cần giúp đỡ thì hết sức giúp đỡ. Không ai có quyền áp đặt "ý tốt" của mình hoặc cưỡng ép người khác tuân theo "bổn phận đạo đức" mà mình cho là đúng cả. Tôi không muốn vi phạm "tội tốt bụng" kiểu này với bản thân và với người khác nữa.
Cuộc đời này có đủ kiểu cảnh ngộ, bất kể đó là chuyện tốt hay chuyện xấu, bất kể đó là người tốt hay người xấu, bạn cũng sẽ phải gặp vào một thời điểm nào đó.
Nếu bạn không thể gánh vác thì không ai có thể gánh vác thay bạn, nhưng tôi vẫn mong bạn biết rằng, những chuyện này khó mà có thể tránh khỏi, bạn không thể tranh luận cùng kẻ khăng khăng giữ quan điểm cá nhân làm tổn thương bạn, điều bạn chỉ thể làm là cố gắng để mình không bị đánh gục.
Dù bạn chịu được tổn thương ấy, cũng không cần ép mình tha thứ cho kẻ đã làm tổn thương bạn. Nếu một ngày kia bạn vượt qua mọi nỗi đau, trở nên kiên cường, cũng không cần nói với ai đó rằng vì ai đó từng làm tổn thương bạn sâu sắc nên mới tạo nên bạn của ngày hôm nay. Hiện tại bạn xuất sắc nhường ấy hoàn toàn là vì bản thân bạn mạnh mẽ, năm xưa không bị họ đánh gục thôi.
Có lúc, người phạm lỗi không hề biết mình đang làm tổn thương bạn hay thậm chí là huỷ hoại bạn, sau đó còn trách bạn kém cỏi, không nên thân. Nếu lỡ gặp phải người xấu chuyện xấu, chúng ta đành một mình chịu đựng mọi đau khổ, nhưng những điều này không dạy bạn bi quan, mà dạy bạn cách đối nhân xử thế.
Bạn phải tin rằng, khi không có khả năng, bạn chỉ nên đối tốt với người tốt với mình thôi. Khi bạn có khả năng, thì thế gian này chẳng ai không đối xử tốt với bạn, mà cũng chẳng ai bạn không đối xử tốt được cả.
DANH NGHĨA TÌNH YÊU CŨNG CHẲNG QUA ĐỂ THỎA MÃN DÃ TÂM CỦA BẠN.
Con người ta đến thế gian này không phải để sống cả đời theo cách người khác.
Tổn thương dễ gây nên nhất trên danh nghĩa tình yêu, là tước đoạt quyền lựa chọn của người khác.
Nhiều lúc, người thânhay người yêu của chúng ta sẽ yêu thương chúng ta theo cách mà họ tự cho làđúng đắn.
Họ sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình hùng hồn khuyên bảo chúng ta, phải sống thếcho thích hợp.
Họ sẽ dựa vào khát vọng của mình ân cần mách bảo chúng ta, phải có những gì mớihạnh phúc.
Họ quên mất một điều con người ta đến thếgiới gian này, không phải để sống cả đời theo cách của người khác.
Thế là, rất nhiều người lẩn quẩn trong khổ đau, trong mãu thuẫn, còn cảm thấytủi thân vô hạn, thường nói những lời đại loại như "Tôi muốn tốt cho A mà", "Tôisợ A chịu khổ mà", "Tôi sợ A bị tổn thương mà".
Thật ra, cái "sợ" ấy chỉ là cảm giác coi mình làm trung tâm. Họ cho rằng, tốtnhất cho người khác nên sống cả đời theo cách mà họ nhận định.
Kỳ thực, thứ họ theo đuổi chỉ là bản thân hài lòng vừa ý. Họ không biết rằng,yêu một người thì nên tôn trọng lựa chọn của người ấy, để người ấy sống theocách mình thích, huống chi có lúc, chọn chịu khổ cũng là quyền của người ta.
Tổn thương dễ gây nên nhất trên danhnghĩa tình yêu là tước đoạt quyền lựa chọn của người khác. Nếu yêu chỉ là mộtbên khăng khăng không làm theo ý mình thì có lẽ rất nhiều người đều thà rằng tìnhyêu như thế không tồn tại.
Có một cô gái, từ bé đã sống trong cảnh nghèo túng nên nguyện vọng lớn nhất lúclớn lên chính là giàu có. Hoàn cảnh đưa đẩy, sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô đến mộtthành biển làm công. Để kiếm tiền cho gia đình xây nhà, để dành dụm tiền cho emtrai cưới vợ, chưa đến hai mươi tuổi, cô phải nổ lực, phấn đấu, cố sống cố chếtgánh vác gia đình.
Đầu tiên cô làm công nhân dây chuyền lắp ráp ở nhà máy, nhận lương theo giờ.Lúc đó lương cơ bản của cô hơn tám trăm đồng, tiền làm thêm giờ là hai mươi đồngmột giờ. Để kiếm thêm chút tiền, gần như ngày nào cô cũng tăng ca. Sau mộttháng, cô kiếm được hơn ngìn tệ, nhưng chỉ lại rất ít để mua đồ dùng hàng ngày,còn lại gửi hết về nhà.
Sống như vậy tròn hai năm, cô gặp người chị bỏ nhà ra đi tại một thành phố xa lạ,sau khi ngọt nhạt khuyên lớn, hai chị em tiếp tục phấn đấu vì gia đình nghèo khổấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro