Chap 4: Thư phòng bí ẩn và...
Và một tuần sau sự kiện chấn động "toàn quốc" mang tên "Chị hai lấy chồng" sảy ra. Hôm nay, Huế chính thức dựng tất cả anh chị em dậy, để sửa sang và tân trang nhà cửa theo sắc lệnh tối cao của mẹ yêu Trần Hoàng Liên
"Bộ trường kỉ này cũ lắm rồi! Đặt mới"
"Sơn tường ngoài rêu cũng bám đầy rồi! Sơn lại"
"Ơ kìa em cảm giác cái rèm này sẽ không hợp màu sơn nữa... Mua!"
Và rất nhiều thứ nữa
Đà Nẵng nhìn danh sách những thứ cần mua mà toát cả mồ hôi, nó dài như sớ luôn bà con ơi, anh cảm tưởng Huế thiếu điều thuê nguyên một đội xây dựng hơn trăm người để phá và xây lại nguyên căn biệt thự này trong sáu ngày vậy
"An ơi, mình sửa sang nội thất thôi chứ không phải xây lại nhà đâu..." Đà Nẵng sợ hãi nói
"Không được! Đây là chuyện hệ trọng! Mọi thứ không được xảy ra một tí sơ xuất nào hết" Huế mặc kệ lời can ngăn của Đà Nẵng, tiếp tục ghi thêm một mục mới vào tờ danh sách. Xếp đống giấy nối đuôi nhau chắc cũng gần 2m rồi đấy. Ai đó cứu cả nhà này đi!
"An ơi anh xin mày, mình sửa nhà thôi mà! Tiền đâu ra mà mua được đống này bây giờ?" Hải Phòng đi từ trên nhà xuống, trên tay anh nắm chặt một xấp giấy cũng dày không kém của Đà Nẵng là bao, anh thề anh đau đầu với phương án cải tạo của bé năm Huế lắm, nhưng đây là mệnh lệnh tối cao từ mẹ, nên anh đành chấp nhận và cố gắng không để Huế thật sự có ý nghĩ phá cả nhà đi xây lại
"Mẹ bảo rồi, tổng số tiền cá cược hồi đầu tuần đó cho vào quỹ cải tạo nhà hết!" Huế mỉm cười
Ôi lòng đau như cắt
Nước mắt đầm đìa
Tiền ơi
Hải Phòng và Đà Nẵng khóc thầm trong lòng nhiều chút, tất cả là tại Hạ Long, bả không gạ thì hai người cũng đâu xòe tiền đâu
"An ơiiiiiii! Chị xin mày! Mày thêm vào nữa thì mấy trăm triệu anh chị em bỏ ra cũng không đủ mất" Người than tiếp theo là Hạ Long, cô túm lấy người Huế lắc qua lắc lại, trong tay vẫn cầm một xấp giấy rất quen mà chắc ai cũng đoán được đó là gì. Ôi chao ôi... không biết Huế nó ghi cái gì mà lắm khiếp hồn
"Mày ghi nữa là thành đập đi xây lại đó em yêu ơi!" Hạ Long vẫn chưa dừng lại việc lắc lư Huế để cô tỉnh người ra, Huế đắm chìm vào công cuộc tân trang này quá rồi, cái gì cũng muốn thay, nhìn đến bộ chén bát trong nhà cũng muốn bỏ đi mua mới, chắc mấy món đồ được tha duy nhất trong nhà là mấy món đồ cổ mấy trăm mấy chục năm không thể thay thế được thôi, chứ nhìn sơ qua cái danh sách Huế ghi ra thì đúng là cô muốn cải tạo lại gần 90% ngôi nhà luôn
"Không đập đi xây lại được đâu" Hải Phòng nhéo nhéo mi tâm cho đỡ đau đầu, cái tầm này đúng là chỉ ước có Hà Nội hay mẹ ở nhà, Hà Nội hơi kiểu... người ta hay gọi là gì nhỉ... gia trưởng, đúng rồi đó gia trưởng, nhưng cũng dễ hiểu thôi chứ trải qua cả nghìn năm ở với một đám em út láo nháo thì không vậy mới lạ. Ít ra khi có Hà Nội ở đây, thì cái việc cải tạo nhà sẽ không loạn cào cào như thế này. Như kiểu nghìn năm kinh nghiệm ấy mọi người, Hà Nội sắp xếp công việc rất nhanh gọn, đâu ra đấy. Ví dụ như nếu mà có cải tạo nhà thật, mà Hà Nội phụ trách việc này ấy, thì công việc nó vừa nhanh gọn lẹ vừa tiết kiệm ngân sách. Và quan trong nhất là...
"Một là mẹ đang là người đứng tên sổ đỏ đất này, hai là bây giờ xây lại rất mệt vì ở dưới còn nguyên cái phòng to đùng chứa đủ thứ nữa" Hải Phòng
"Tao bảo thế thôi chứ có đập đi xây lại thật đâu! Giờ ảnh hưởng đến cái hầm đấy cả lũ trôi sông Hồng luôn đấy! Ngu gì mày" Hạ Long
"Anh chị nói em mới nhớ cái hầm đấy đấy! Em chỉ nhớ lối vào ở cái kệ sách, chứ không nhớ nó là kệ nào nữa" Đà Nẵng
"Thế thì mần chi nữa! Loay hoay đúng vào cái hầm là cả lũ trôi sông thật đấy" Huế
Sài Gòn, Đà Lạt, Cần Thơ trở về trùng hợp đúng lúc bốn ông anh bà chị đang cãi nhau um tỏi lên, trong đống từ ngữ chui ra từ miệng mấy ông bà, lọt vào tai ba đứa út chỉ có "Cái hầm", chẳng biết tại sao nữa, chắc do nghe nó vui tai mà cũng rất kích thích. Kích thích trí tò mò đó
"Nghe cái hầm này có vẻ vui nha mấy đứa" Sài Gòn kéo tay áo Đà Lạt
"Chưa biết dưới đấy có gì nhưng mà nghe cũng căng phết đấy" Đà Lạt vỗ vỗ vai Cần Thơ
"Em có cảm giác nếu mình xuống đấy sẽ bị chị Yến cho ăn đòn, nhưng nghe cũng vui" Cần Thơ vuốt vuốt cằm như thể con bé có chỏm râu như Gia Cát Lượng.
Còn bốn thành phố kia vẫn đang cãi nhau om tỏi lên vì nhiều thứ, nhưng nhiều thứ ấy vẫn liên quan đến cái hầm không biết Hà Nội giấu gì bên trong nhưng rất là quan trọng và việc động chạm vào nó là một thứ rất hệ trọng mà không một đứa nào trong nhà này dám liều kể cả là thằng liều nhất trong nhà này là Hải Phòng
"Bây giờ nhé, tìm được cái bản thiết kế thi công của nhà này đã, mình phải xem là cái cửa hầm nó ở khu nào trong nhà trước để mà né nó ra" Hạ Long
"Chục năm trời rồi chắc nó lẫn ở đâu trong phòng làm việc ấy" Hải Phòng vuốt mặt "Giờ mà lật hết đám tài liệu lên chắc mất cả ngày"
"Em nghĩ là bản thiết kế có khi ở cùng với đống giấy tờ đất đai ấy" Huế
"Gọi hỏi mẹ xem để đâu rồi" Đà Nẵng
Đúng là dù có lớn đến đâu đi nữa thì lúc chúng ta cần tìm cái gì vẫn phải gọi điện hỏi mẹ, các đại diện thành phố hàng trăm tuổi đời cũng không hề có ngoại lệ
'Bản thiết kế nhà... chị mấy đứa bảo là để ở nhà riêng bên Hoàng Diệu rồi' Giọng Việt Nam cất lên từ bên kia đầu dây
"Mẹ đưa điện thoại cho chị Yến đi, để con hỏi cụ thể nó ở đâu" Đà Nẵng là người phụ trách việc gọi điện để hạn chế hết sức những câu chuyện buôn hơi xa lề
'À...' Sau tiếng à có thêm một tiếng cười khúc khích 'Chị mấy đứa bận việc rồi, nhưng bản thiết kế để ở ngăn kéo có khóa ở bàn làm việc tầng hai nhé'
"Ơ kìa có khóa thì chúng con lấy kiểu gì giờ?" Đà Nẵng gãi đầu gãi tai
'Mật khẩu ngăn kéo là sinh nhật của mẹ' Giờ mới nghe thấy giọng Hà Nội 'Làm gì thì làm đừng có loạn nhà lên nhé mấy đứa'
Vừa nói xong Hà nội cúp máy cái rụp, nhanh gọn lẹ như tác phong chục năm nay của bả. Ai nói Hà Nội không vội được đâu? Chứ Đà Nẵng thấy bà chị mình dạo này không có chill chút nào nhé
"Sao rồi Minh?" Hải Phòng hỏi
"Giờ phân công nhiệm vụ thôi" Đà Nẵng cất điện thoại vào túi quần "Em với anh Nam đi sang Hoàng Diệu lấy bản vẽ, còn chị Hương vs An đi ngắm đồ đạc đi"
"Vậy giao cho ba đứa út xếp gọn đồ trong nhà lại nhé" Huế quay sang nhìn ba thân ảnh đang định chuồn đi khi được nhắc tên
"Ụa chị ơi???" Sài Gòn mếu máo
"Bắt đầu từ phòng làm việc chung nhé Long, mày với chị Yến hay ở trong phòng đấy nhất nên cũng biết rõ nhất mà" Hạ Long vỗ vai Sài Gòn
Khoảng mười lăm phút sau, chỉ còn lại Sài Gòn, Đà Lạt, và Cần Thơ ở nhà
"Giời đất ơi" Sài Gòn ôm mặt "Tuần trước vừa họp Trung Ương xong"
"Rồi luôn, tới công chuyện nè" Đà Lạt vuốt mặt
"Biết thế nãy em nhõng nhẽo chị An cho đi cùng" Ý Nhi nằm xuống sàn, thở dài một hơi "bình thường phòng làm việc là chỗ dọn mệt nhất đấy"
Phòng làm việc chung hoặc phòng họp chung là phòng rộng nhất trong căn biệt thự của nhà Việt Nam. Như cái tên thì đây vừa là chỗ để các thành phố làm việc với nhau, và cũng là chỗ họp hành để Việt Nam phân công, bàn giao nhiệm vụ tới từng thành phố. Tất nhiên là với quy mô lớn như vậy thì, khoảng 80% thời gian, căn phòng này sẽ tràn ngập đủ các thể loại công văn từ các ban nghành, đoàn thể. Giấy tờ trong phòng cứ phải gọi là chất cao như núi, từng tệp một xếp chồng lên nhau, rồi cứ khoảng vài chục chồng giấy như thế xếp quanh khu bàn tròn ở chính giữa. Nghĩ đến thôi mà phát nản
"Được rồi mình chia nhau ra vậy, Nhi xếp khu miền Bắc, Đạt xếp khu miền Trung, còn anh xếp khu miền Nam nhé" Sài Gòn
"Long ạ" Đà Lạt nói "Em nhớ có đợt anh với chị hai, ở trong cái phòng này cả tháng trời không ra. Sợ thật"
"Nghĩ mà xem, một người là thủ đô, một người là trung tâm kinh tế" Sài Gòn nhún vai, mà không biết nhớ lại cái gì mà ngay lập tức rùng mình "Em cứ thử nghĩ kiểu, cái việc gì Trung Ương cũng sẽ lôi đầu mình lên ấy! Nhất là mấy đợt ngoại giao lớn lớn là y rằng, ăn ngủ nghỉ trong phòng này cả tháng luôn"
"Em căng lắm vào đây ngồi hai ngày đã thấy ớn lắm rồi á anh Long" Cần Thơ tay thoăn thoắt sắp xếp từng tài liệu liên quan đến nhau vào trong ngăn kéo, nhưng chắc chắn không quên việc hóng hớt sự đau khổ của anh trai mình
"Anh cũng ớn lắm á bé Nhi" Sài Gòn thở dài "Chưa kể mấy cái dở hơi còn phải cãi nhau om tỏi với bà Yến, bả luôn mồm bảo anh là suốt ngày nhìn vào cái lợi kinh tế trước mắt, nghĩ xa hơn đi!"
Đà Lạt và Cần Thơ cười phá lên khi nghe Sài Gòn nhại lại giọng Hà Nội
"Chị Yến mắng đúng thế còn gì nữa" Đà Lạt
"Eo oi chính trị mệt óc quá trời quá đất, muốn làm con giun ở dưới đất cho nó lành á" Sài Gòn thở dài
"Chộ ôi thôi em thương nè! Cố lên nè!" Đà Lạt chạy ra ôm trêu trêu
"Thôi ớn quá mài! Bỏ nghe mài! Bé Nhi nhìn học theo bây giờ!" Cậu giai Sài Gòn nhảy dựng lên, né xa thằng em mình ba mét
Cần Thơ tiếp tục việc đang dở mặc kệ hai ông anh mình nô đùa đằng sau, cô bé xếp đã đầy hết vào các ngăn tủ chia ra các tỉnh thành rồi, giờ còn mỗi tài liệu quan trọng chưa xử lý và xét duyệt, chắc cô bé để vào trong ngăn kéo ở bàn tròn để các anh chị về làm sau vậy.
"Ụa...?" Cần Thơ nhíu mày, ngăn kéo chỗ làm việc của Hà Nội không mở được, ngăn kéo tại bàn tròn không có khóa, nên chắc chắn không thể rơi vào trường hợp nó bị khóa được. Có thể trường hợp thứ hai là ngăn kéo bị kẹt, cô bé cố lay và kéo nó ra, mà cũng không có dấu hiệu muốn nhúc nhích
"Kì lạ thật đấy" Cần Thơ đứng suy nghĩ một lúc, bất chợt có một linh cảm
'Cái hầm...'
"Anh Long! anh Đạt! Lại đây" Cần Thơ gọi hai chàng trai vẫn đang mải đùa nhau kia lại gần chỗ cô bé "Em nghĩ đây là cơ quan để mở cửa cái hầm đấy đấy"
Sài Gòn quan sát kĩ chiếc ngăn kéo
"Nhìn giống ngăn kéo bình thường thật, nhưng đây lại là hàng trang trí thôi, mà nom đơn giản lắm" Sài Gòn đặt tay lên phần tay nắm "Loại núm tròn như này ấy, thường sẽ là xoay hoặc kéo ra"
"Nãy em kéo không được rồi!" Cần Thơ
"Vậy thì chỉ có một đáp án duy nhất thôi" Sài Gòn từ từ xoay núm gỗ cho đến khi nghe tiếng 'khậc' như kiểu mối ghép khi khớp vào nhau, theo sau đó là tiếng 'két két' giống mấy cánh cửa lâu rồi không tra dầu
Thì ra cửa mật đạo dẫn đến 'cái hầm' trong truyền thuyết nó ở đây, ngay chính giữa chiếc bàn tròn trong phòng. Cửa vừa xuất hiện cái là đèn bên dưới đã được bật, kèm theo một đống bụi bay lên. Có vẻ lâu lắm rồi cũng chẳng có ai xuống dưới này thì phải
"Eo nhìn sợ thế" Đà Lạt đẩy đẩy Sài Gòn "Anh mình xuống trước đi"
"Vãi mày xuống trước đi tau sợ!" Sài Gòn lại đẩy Đà Lạt lên trước
Cần Thơ ngao ngán, cô bé trèo qua bàn rồi đứng trước cửa mật đạo, rồi quay ra nhìn hai ông anh một cách khinh bỉ
"Hai ông con giai cao tồng ngồng. Mà sợ!"
Hai ông con giai được sướng tên nhục quá, leo đẽo theo sau cô em gái đi xuống bên dưới, bảo là có đèn, nhưng thật sự nó cũng lờ mờ, và đường đi khá dốc và hẹp nữa, thật sự làm Sài Gòn liên tưởng đến mấy khu vực trưng ẩn ẩn ở bảo tàng lịch sử chỗ anh
"Ầu mai gọt"
Cả ba thốt lên khi vừa xuống được đến nơi
"Ôi má ơi!" Đà Lạt run rẩy "Nhà mình có kho báu kìa"
Vàng bạc châu báu hàng thật 100%, sáng lóa cả mắt, đao kiếm cung tên, đủ thể loại vũ khí cứ phải gọi là treo đầy tường. Rồi cả bản đồ, rất nhiều bản đồ từ cái thời lâu lắm rồi, làm bằng da nên vẫn còn trong tình trạng khá tốt, chứ không có lẽ là nó cũng không được treo ở đây. Trục tre cả sách cổ thì cũng phải gọi là không khác đống giấy tờ trên kia là mấy, ở gian này hiện tại có tầm chục kệ dài, thì kệ nào cũng đầy ắp giấy vở
"Ghi chép thế kỉ XX - thập niên 70" Sài Gòn lấy một quyển trông mới nhất lên xem, thì ra đây là thư phòng lưu trữ mọi sự kiện lịch sử đã diễn ra, một nghìn năm lịch sử của đất nước Việt Nan được giữ gìn tại đây
"Không chỉ có ghi chép đâu" Đà Lạt cầm đống vàng bạc lên hít lấy hít để như lấy vía "Cả gia tài của má ở đây nè"
"Ôi bảo sao thi thoảng trong nhà lại thấy mấy cái bình gốm bình hoa lạ hoắc"
Đến lượt Sài Gòn khinh bỉ
"Toàn để ý cái gì không vậy? Mấy quyển ghi chép này không phải lúc nào cũng đọc được đâu!"
Sau một hồi khám phá, tổng kết lại thì, căn hầm này có ba gian chính. Gian thứ nhất, cũng là gian đầu tiên ba anh em bước vào là nơi lưu trữ chính các sự kiện lịch sử quan trọng. Gian thứ hai là đủ các thể loại văn chương cổ đại, bản gốc hẳn hoi, rồi nào là gốm sứ, vải vóc, trang sức được để gọn trong các rương to nhỏ khác nhau, thậm chí là vũ khí cũng được treo đầy tường trong gian này. Thật sự không khác nào bảo tàng thu nhỏ cả.
Gian phòng thứ ba rất đặc biệt, nhất là đối với những người con của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ những phần ký ức đã rất mơ hồ trong cuộc đời dài đằng đẵng của từng đại diện. Nhìn tờ khế ước trên tay, Sài Gòn mới nhớ lại ngày mình đến với gia đình như nào, rồi nhận ra đã mấy trăm năm trôi qua từ ngày đó, đúng thật là hoài niệm. Cái ngày mà mẹ cõng cậu trên lưng, đưa cậu đi gặp các anh chị trong nhà, bập bẹ vài câu tiếng Nôm mới học không lâu để chào mọi người
"Ôi má oi, tự dưng nhớ lại thấy mất mặt quá đi mất thôi" Sài Gòn ôm mặt lăn lộn, cứ tưởng đã có thể quên rồi, tự dưng lại phải nhớ lại. "Muốn tự đào cái hố để chui xuống quá!!!"
"Cái gì vậy cha nội??" Đà Lạt nhìn ngứa mắt đá yêu cho thằng anh mình mấy phát
"Làm như là quá khứ đen tối lắm vậy á?" Giờ đến lượt Cần Thơ
"Ụa bé Nhi?! Cô bé ngoan xinh yêu hàng ngày của anh đâu rồi?" Sài Gòn mếu máo
Ba anh em Sài Gòn, Đà Lạt, Cần Thơ ở dưới này cũng hơn một tiếng, nhưng thứ muốn xem đã xem hết, những thứ muốn chôm thì cũng đã chôm. Đang có dự định đi lên thì cô bé Cần Thơ kéo tay hai người anh của mình lại, chỉ về cái kệ không mấy nổi bật trong góc
"Ở kia có bộ quân phục mà trông lạ lắm"
Đúng là lạ thật, vì hầu hết quân phục và quân trang của mấy anh chị em vẫn giữ cẩn thận trong tủ, thi thoảng vẫn đem ra giặt rồi ngắm nghía một lúc lâu, thời kì kháng chiến vẫn là một thời kì khó quên với tất cả mà. Cho nên sự xuất hiện của một bộ quân phục ở đây là quá lạ.
Đà Lạt lấy bộ quân phục được gấp gọn ra, phủi cho bớt bụi bên trên bề mặt, rồi đặt xuống sàn giở ra xem là quân phục của ai mà lại để đây. Bất ngờ nữa là, bên trong có một cuốn nhật kí
"Đây là dạng quân phục của Liên Xô" bỗng có một giọng nam cất lên
"Hm!" Kèm thêm một tiếng hắng giọng quen thuộc
"Áaaaaaaaa!" Sài Gòn và Đạt Lạt ôm nhau hét toáng lên, Cần Thơ cũng giật mình đôi chút nhưng không có phản ứng mạnh mẽ như hai ông anh kia
"Ối giồi ôi anh Nam ơi là anh Nam" Sài Gòn khóc không ra nước mắt
"Anh Minh ơi là anh Minh!!! Huhu" Đà Lạt thì khóc ra nước mắt thật
Hải Phòng trừng mắt
"Bọn mày gan thật đấy! Còn dám cả xuống đây chơi"
Đà Nẵng thì nhìn ba đứa với anh mắt quan ngại
"Không làm lộn xộn gì gian dòng chảy lịch sử là được, không má đánh nát mông mấy đứa đấy"
"Tư ơi Tư... không ai dọa nạt một cách bình thản như Tư hết á" Cần Thơ bữu môi nhìn Đà Nẵng "Bọn em vô tình xuống đây thôi á, xem xong cũng để lại về chỗ cũ mà"
"Thôi nhanh cất bộ quân phục với nhật ký này lại chỗ cũ đi, rồi đi lên" Hải Phòng lúc nhắc đến hai vật kia cũng có chút trùng xuống, giống như hơi tiếc nuối vậy
"Hai anh không tò mò trong này có gì sao?" Sài Gòn thắc mắc
"Tao biết trong nhật ký đấy có gì mà! Haiz" Hải Phòng vuốt mặt một cái. Anh tiến đến cầm cuốn sổ lên, ngón cái mân mê trên mặt bìa bọc da đã sờn cũ, ánh mắt anh hiện lên một nỗi buồn khó tả
Mấy đứa em không hẹn mà im lặng, chờ đợi một câu chuyện từ phía Hải Phòng
"Thật ra chuyện cũng không liên quan đến anh, chuyện của bà Yến là chính"
"Đây là di vật, đúng nghĩa đen, của Anton. Anh biết chúng mày định bảo Anton vẫn còn đó mà, nhưng đây đúng là di vật, nhưng của một Anton không còn tồn tại nữa"
"Đúng thật sự tiếc, chị chúng mình có thể đã thoát ế được mấy chục năm nếu không có sự kiện đó xảy ra"
Rồi Hải Phòng mở cuốn sổ, lấy ra một tấm ảnh đen trắng cũ kỹ, đưa cho từng đứa em của mình xem. Trong ảnh là Hà Nội, được bế trên tay một anh chàng người Nga cao lớn, nhìn thì ai cũng nhận ra anh chàng này chính là Moskva hay Anton như mọi người trong nhà vẫn hay gọi. Trong ảnh cả hai nở nụ cười tươi, trông vô cùng hạnh phúc, xung quang còn có những đồng chí cán bộ như hò reo chúc mừng
"Đây là đám cưới đầu tiên của bà Yến đó, cái vụ này là do Hương thối đầu têu. Gọi là đám cưới thì trông như này đơn sơ quá, nhưng thời đấy có chủ hôn là đủ rồi , cũng chẳng đi đâu mà kiếm cho ra một bộ áo dài cả một bộ com-lê được"
"Đúng ra khi kết thúc chiến tranh và hòa bình rồi thì cả hai sẽ đám cưới chính thức đó. Mà thời thế không cho phép"
Vừa dứt câu, Hải Phòng đem bộ quân phục và cuốn sổ trở lại chỗ cũ để cất
"Anh kể chuyện chán thế! Khúc đầu với khúc sau đâu??" Đà Lạt chống nạnh nhìn về phía Hải Phòng
"Muốn biết thì mấy ngày nữa bảo bà Yến kể cho, lầm này bả dẫn chồng sắp cưới về theo đấy" Hải Phòng phủi phủi tay cho đỡ bụi, ròi ngoắc đầu ra hiệu cho mấy đứa em "Được rồi đi lên mau lên, dưới này bụi quá"
"Sau đừng có đi xuống đây tùy tiện nữa nghe chưa"
"Cửa hầm sập cái là không ai biết mà cứu đâu"
"Anh Nam nói như là mẹ trẻ ấy"
"Tạo đạp cho mày cái bây giờ"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro