Chap 2: Trung Thu
"Cả nhà ơiiii! Cuối tuần Trung Thu rồi đó! Đi cháy phố đi!"
Sài Gòn phấn khích nói, đôi mắt long lanh hy vọng nhìn anh chị em của mình. Cơ mà ai cũng đáp lại cậu bằng ánh mắt "Trời ơi đón Trung Thu mấy trăm năm chưa chán hả?"
"Thôi tắc đường lắm! Đi lên phố chắc chỉ ngồi trên xe chứ chả xuống được đâu" Đà Nẵng nói xong rồi lại nhìn vào chiếc điện thoại
"Chưa kể có chỗ chời cũng phải chen chúc nữa mệt lắm" Huế tiếp lời
"Mọi người! Sao không ai có tinh thần gì hết trơn dậy!" Sài Gòn nằm bò ra sàn, lăn lộn "Đi lên phố đi mà mọi người ơi!!!"
"Hay là cả nhà về quê ha!" Hà Nội bất thình lình xuất hiện
"Ôi má ơi! Chị làm em giật cả mình!" Sài Gòn nghe thấy tiếng Hà Nội liền bật dậy, vuốt vuốt ngực để điều lại nhịp thở sau cơn giật mình mà bà chị hai quý hoá đem lại
"Trung thu về quê hả chị?" Đà Nẵng và Huế đồng thanh
"Lâu lắm rồi không về đó á chị" Đà Nẵng háo hức
"Trung Thu về vùng quê ngắm trăng ngắm sao mới đẹp" Huế gật gù "Ở đây phố sáng trưng à! Thấy mỗi trăng chứ chả thấy sao đâu"
"Nếu trung thu về quê thì em cũng về" Đà Lạt nghe thấy hai chữ "về quê" thì chạy ngay từ vườn vào trong nhà "Dạo này ở đây nóng quá, về quê cho mát mẻ!"
"Vậy là về quê hả? Em cũng đi" Tiếp đó là Hải Phòng trên tay đang bế Cần Thơ, cũng hưởng ứng theo ý kiến của cô chị cả.
"Mới về đã nghe thấy mọi người bàn chuyện về quê rồi! Lần này mang nhiều đồ về chút nướng cho sướng!" Quảng Ninh vừa đi làm về cũng nhảy ngay vài bàn chuyện với mọi người
"Thế thì để chị nhắn cho mẹ xem mẹ có về sớm được không, mai cả nhà đi luôn cho kịp Trung Thu" Hà Nội cầm điện thoại lên bấm gửi tin nhắn
Cả nhà ai ai cũng bán tán về chuyến đi ngày mai phải mang gì mua gì, Sài Gòn vẫn cố gắng nài nỉ dụ dỗ mọi người ở lại thành phố để đi chơi cho đã, chứ về đó chưa lắp wifi, 3G hay 4G đều yếu. Nếu về thật cậu chết vì chán mất
"Được rồi! Chốc nữa anh chị sẽ đi mua đồ, mai lên đường luôn!"
Vâng! Giấc mơ chơi bời của Sài Gòn đã tan tành mây khói, bao nhiêu công sức thúc giục mọi người của cậu đã đổ sông đổ bể, cậu đành phải chấp nhận số phận đau thương đó là phải về quê một nơi hẻo lánh không có wi-fi, 3G không bắt được
"Trời ơi! Em muốn đi cháy phố anh chị ơi!" Sài Gòn lại nằm thu lu dưới sàn
'Bó tay luôn' Đó là ý nghĩ trong đầu mọi người bây giờ
____________________
Ngày hôm sau đã đến,
"Thế mẹ đâu hả chị?" Cần Thơ kéo kéo vạt áo của Hà Nội, hỏi
"Mẹ bảo chị là không về kịp Trung Thu rồi, nhưng mẹ sẽ mua quà về ha"
Hà Nội nói và không quên một câu dỗ dành để Cần Thơ không buồn. Hà Nội bế cô bé lên rồi đi kiểm tra mọi thứ trong xe
"Hương ơi mọi thứ đủ hết chưa?" Hà Nội quay ra hỏi Hạ Long, lúc này đang chất thùng đồ ăn cuối cùng lên xe
"Em nghĩ cũng hết rồi đó" Hạ Long phủi tay rồi vươn vai một cái "Cùng lắm mình thiếu gì thì mình đi mua sau cũng được mà"
"Oke vậy cả nhà mình xuất phát thôi ha! Đi nhanh không muộn anh cả chờ nào" Hà Nội để Cần Thơ ngồi ngay ngắn trên xe, không quên đưa cho cô bé một túi đồ ăn vặt để mọi người đi đường cùng ăn. Rồi cô quay ra mấy đứa em của mình bắt đầu phân công và chia xe
"Nam với Minh hôm nay cầm lái nhé. Rồi hai xe cứ chia đôi sĩ số ra!"
"Long ơi mày có thôi đi không! Đi ra xe nhanh lên!"
"Không! Em không về đâu! Noooooooooooooooooooo!"
Sài Gòn gào thét um tỏi cả khu phố, hàng xóm đi qua ai cũng phải ngó vào. Đà Nẵng và Hải Phòng cố gắng hết sức để kéo Sài Gòn ra khỏi nhà, nhưng có vẻ không hiệu quả. Cậu vẫn luôn miệng kêu gào ở quê không có mạng, cậu sẽ chết vì chán ở đấy mất
"Mấy chú cứ lên xe đi để chị xử thằng này"
Hà Nội khoanh tay nghiêm mặt nhìn Sài Gòn đang tỏ vẻ dỗi hờn, rõ là do nó cứng đầu mà cứ làm như mình đang bắt nạt nó vậy đó, em với chả út. Năm phút nữa mày không leo lên xe thì tao không phải chị mày
"Thật ra thì mày không về quê cũng được"
Sài Gòn nhìn Hà Nội với ánh mắt loé sáng rực rỡ
"Thật ạ?!" Và cái đuôi ngoe nguẩy ngoe nguẩy
"Cơ mà mày ở nhà một mình chị không an tâm lắm, nên như thế này đi"
Hà Nội ghé tai Sài Gòn thì thầm mấy câu, da gà da vịt trên người cậu trai nổi hết cả lên, rùng mình ớn lạnh một cái. Không chờ Hà Nội nói tiếp Sài Gòn ôm chiếc balo lật đật trèo lên xe ngồi
"Chị làm kiểu gì mà hay vậy?"
Hạ Long và Huế ngạc nhiên khi Hà Nội mới có mấy câu đã có thể khiến thằng nhóc cứng đầu kia tự giác lên xe như thế
"Chỉ cần nói là gửi sang Nga cho chú Ivan trông nom là được mà" Hà Nội cười như không cười và nói "Thằng này một tay chị chăm nó lớn, chị lạ gì nó nữa"
_________________________
"Về đến nơi rồi!!!! Không khí trong lành ghê!" Đà Lạt nhanh nhảu nhảy tót xuống xe, ngồi trên xe hơn một tiếng làm cậu tê hết cả người, phải vươn tay vươn chân một chút cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái mới được
"Anh Đạt ơi! Cõng em! Cõng em" Cần Thơ lon ton theo sau Đà Lạt và nhảy tót lên lưng cậu
"Nào hai anh em mình về nhà trước!" Thế rồi, Đà Lạt cõng Cần Thơ trên vai chạy về nhà trước, để mặc mấy ông anh trai ở phía sau bê đồ cho mấy bà chị
"Thằng này chạy nhanh thật, trốn bê đồ luôn" Hải Phòng ngao ngán nói
"Tối cho nó rửa bát là được, không sao đâu anh" Sài Gòn
"Hôm nay đứa nào tỉnh đứa đấy rửa bát, rào trước rồi nhé" Đà Nẵng
"Hôm nay bọn mình về nhưng anh cả cũng đi công tác mất rồi" Hà Nội thở dài "Được mấy hôm cả lũ về chơi mà đi suốt thôi"
"Ụa thế ai mở cổng nhà cho bọn mình ạ?" Huế thắc mắc
"Chắc là chìa khoá ở chỗ cũ thôi, ông í giấu chỗ đấy suốt mà" Hạ Long lấy nốt hộp đồ cuối cùng ra khỏi xe rồi đóng cốp "Mua bao nhiêu đồ cho ông í mà lại không ở nhà, tồi thật đấy!"
"Thôi đi thôi, tối rồi lên nhà còn nấu cơm"
Mỗi người một thùng đồ bê về căn nhà gỗ ở sườn núi, bà con xung quanh nghe náo nhiệt liền biết cả nhà cô Liên về chơi nên ra chào hỏi mấy câu, bác trưởng xóm còn bảo mai trong xóm có tổ chức trung thu cả nhà qua chung vui cho có không khí.
"Mai xóm tổ chức thì để cháu mang bánh kẹo hoa quả sang cho đám trẻ phá cỗ nha bác, chứ lũ nhà cháu lười chảy thây ra ấy, mãi mới lôi được bọn nó về đây mà" Hà Nội cười nói vui vẻ với ông bác già, không thèm để ý lũ em trai em gái đang bĩu môi ở đằng sau, riêng Sài Gòn thì hơi nhột nhẹ
"Kệ đám thanh niên đi, con bé Nhi vẫn còn ham chơi, tối mai cho nó qua đây phá cỗ với các bạn ha" Ông bác già cười tít mắt "Mấy chị em ở đây chơi vui nhé, chả mấy khi về đến đây mà"
"Vâng chúng cháu cảm ơn bác nhé, tối mai cháu đưa cái Nhi qua phá cỗ với lũ trẻ sau nha"
Mấy chị em tạm biệt ông bác rồi tiếp tục di chuyển về nhà, phải đi nhanh lên thôi chắc hai đứa kia đợi đến mốc ở trước cổng nhà rồi
__________________________
Vẫn như mọi buổi sáng thường ngày, mỗi tội không có tiếng gọi của người mẹ thân thương, ông anh cả cũng đi công tác, nên chả ai gọi đám nam thanh nữ tú này dậy hết. Bình thường sẽ là Hà Nội gọi cả lũ dậy, nhưng hôm nay đến cả tiếng chuông báo thức cũng vô hiệu với cô, cái điện thoại đáng thương ra sức reo lên từng hồi chuông nhưng đều bị chủ nhân của nó "chặn họng", quá tam ba bận nên nó quyết định không kêu nữa, nó quá mệc mỏi rồi
Thời gian dần trôi cho đến lúc thành viên đầu tiên trong gia đình mở mắt tỉnh dậy, cô bé Cần Thơ đảo mắt nhìn xung quanh, Huế và Hạ Long vẫn đang ngủ, Hà Nội vẫn đang ôm chặt cô bé. Cần Thơ dám cá mấy ông anh trai cũng chưa thèm dậy đâu.
Rồi là đi chơi dữ chưa
"Chị Yến ơi! Dậy đi!" Hà Nội vẫn bất tỉnh
"Chị Hương ơi! Chị An ơi!" Hạ Long và Huế vẫn bất tỉnh
Cần Thơ đứng dậy, nhảy thật mạnh ba cái. Ba chị gái kia lúc này mới giật mình tỉnh giấc, ngơ ngơ ngẩn ngẩn hỏi nhau bây giờ là mấy giờ
"Quá trời! Ngủ tít quá 10h sáng mẹ rồi!" Hà Nội vội lăn xuống giường, vớ cái kẹp tóc để bới gọn tóc lên, rồi bế sốc Cần Thơ lên tính quay ra vác nốt hai đứa em gái còn lại của mình
"Ấy! Không cần! Em lớn rồi oke?" Hạ Long lùi lại một chút né xa bàn tay cuả bà chị hai
"Ấy ngủ dậy muộn quá lỡ mất chợ phiên rồi" Huế tiếc nuối nói
"Sang gọi mấy thanh niên dậy thôi, đằng nào cũng gần trưa rồi ăn cơm xong rồi đi chùa vậy"
Nói xong Hà Nội bế Cần Thơ ra khỏi phòng. Ngay lập tức mùi thơm của đồ ăn khiến hai chị em chú ý, cả hai theo hương thơm đi xuống gian bếp, liền thấy ba thanh niên đeo tạp dè cặm cụi nấu nướng. Mỗi người một việc tay làm thoăt thoắt, tự dưng khiến người làm chị như Hà Nội có chút xung sướng trong lòng.
May quá mình ngủ dậy muộn nhưng ba đứa này dậy sớm
"Chị Yến giờ mới dậy đó hả? Sớm ghê hôn" Sài Gòn chớp thời cơ cà khịa bà chị mình
Hà Nỗi bĩu môi một cái rồi đáp trả thằng em trời đánh
"Ở đây thời tiết dễ chịu nên chị mới ngủ quá giấc thôi, chứ bình thường thử xem chị đuổi mày mấy vòng quanh nhà"
Cô chị hai không thấy em mình nói gì nữa, cũng yên lặng ngồi nhìn xung quanh nhà một lượt. Gian bếp ở đây là một gian bếp mở, từ chỗ nhà ăn có thể nhìn thấy hồ cá cùng vườn cây xanh mởn, thi thoáng còn nghe thấy tiếng chim kêu ríu rít trên nhưng vòm cây, tiếng nước chảy róc rách từ hồ cá nho nhỏ ở góc vườn, tiếng lá cây xào xạc mỗi lần có làn gió nhẹ đi qua. Khung cảnh này quả thực rất dễ chịu, cảm giác như mọi gánh nặng mà mỗi người trong gia đình này gánh vác trên vai đều có thể tạm thời buông xuống, ít nhất là khi mọi người còn ở trong ngôi nhà này, để cùng nhau quây quần tận hưởng khoảng khắc thư thái hiếm có trong cuộc đời họ. Đó cũng là một phần lí do Hà Nội muốn đưa cả nhà về đây
"Sáng nay ai đốt trầm à?" Hà Nội hỏi
"Bình thường anh cả ở nhà hay đốt trầm, sáng em thắp hương cúng rằm xong tiện đốt luôn" Hải Phòng trả lời
Hà Nội vẫn ôm Cần Thơ trong tay, cô bé con có dấu hiệu lim dim muốn ngủ tiếp. Ngoài trời có tiếng chim hót, tiếng nước chảy, trong nhà có tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ quả lắc cũ kĩ thêm mùi hương trầm nhè nhẹ. Tự dưng cô chả muốn đi đâu nữa, chỉ muốn ở đây mãi thôi
"Cơm canh xong hết rồi á chị hai, em gọi chị Hương với cái An xuống nhé" Đà Nẵng khẽ lay người cô
"Đạt đi đâu rồi? Sao chị không thấy nó" Hà Nội thấy thiếu một hình dáng quen thuộc mỗi buổi sáng của mình, liền quay ra hỏi Đà Nẵng
"Đạt nó ra vườn hái rau rồi chị, nó vào bây giờ ấy mà" Đà Nẵng chỉ về hướng vườn quả phía hơi xa xa, thấy Đà Lạt đang cặm cụi hái mấy khóm xà lách với rau thơm làm đồ ăn kèm.
Hôm nay cả nhà có bún thịt nướng cho bữa trưa, thịt được ướp vừa phải, nướng hơi xém một chút để dậy lên mùi thơm ấm nóng của bếp lửa, ăn kèm với rau sống tươi mát chan lên là nước mắm chua ngọt. Dù ăn món này không dưới trăm lần, nhưng lần nào ăn cả nhà cũng suýt xoa ai nấu mà khéo thế, lúc này nhưng thanh niên đứng bếp được khen nên sướng phổng cả mũi. Cả nhà ai cũng biết nấu ăn, lại còn là những người rất sành miệng, mỗi lần đứng bếp không khác cuộc thi master chef là mấy, từ nguyên liệu cho tới công đoạn nấu ăn đều phải thật chính xác và tỉ mỉ. Nếu có gì khác nhau thì có lẽ là chỉ khác nhau ở khẩu vị, các anh chị miền bắc thường hay nấu thanh thanh và trung hoà các vị. Mấy anh em miền trung sẽ thiên về vị cay mặn, nhất là mỗi lần Huế đứng bếp cả nhà thường là sẽ tốn rất nhiều nước vì cô nấu khá là cay so với khẩu vị của mọi người, dù cô cũng đã cố gia giảm nha. Về mấy thanh niên miền nam thì lại thích trong món ăn có độ ngậy béo, đặc biệt Sài Gòn là đứa cực kì hảo ngọt, đối với cậu món nào cũng nên có một chút vị ngọt thanh thì món đó mới ngon. Khác nhau về khẩu vị là vậy cơ mà cả nhà đều sẽ tuyệt đối tôn trọng người đứng bếp hôm ấy, không bao giờ có chuyện bắt bẻ món này quá mặn, món kia quá nhạt trên bàn ăn gia đình. Dù sao khẩu vị vùng miền cũng là thứ cấu thành nên văn hoá ẩm thực của quốc gia này mà
_______________________
Dọn rửa xong suôi thì đã quá giờ trưa, nắng gắt ngay đỉnh đầu nên mấy anh chị em cũng chả đi đâu nữa. Cả nhà quây quần cạnh nhau trước hiên nhà hóng gió, vừa kể cho nhau mấy câu chuyện vụn vặt ở chỗ làm vừa nhâm nhi tách chè sen mà Huế tự tay ủ, vừa thưởng thức mẻ bánh trung thu cả nhà cùng làm hôm qua
"Để đây nói cho nghe! Đợt vừa rồi chị bay qua Hàn để đi họp với mẹ ấy" Hạ Long uống cạn tách trà như để hạ hoả "Má chị lại chạm mặt cái thằng mập mờ cũ đấy!"
"Trời ơi cái mặt nó hãm cành cạch mấy đứa ơi! Chắc ngày xưa tao mắt mù hay sao í!"
"Nhưng mập mờ cũ của mày là thằng nào đã, chứ tao thấy mày hơi nhiều mập mờ đấy" Hải Phòng cắn hạt dưa hóng truyện của con chị lớn hơn mình mấy phút
"Chắc bả nói thằng Seoul đấy anh" Sài Gòn nhanh nhảu đáp, mấy cái thứ tình trường của bà chị ba cậu biết rõ lắm
"Trong lúc nó tán tao nó tán thêm mấy đứa nữa chúng mày ạ! Có chấp nhận được không!" Hạ Long nghiến râng ken két, đến bây giờ cô vẫn không chấp nhận được bị một thằng nhãi ranh kém mấy trăm tuổi cho làm lốp dự phòng "Cha nó chứ! Không phải là trong phòng họp thì tao tẩn nó lâu rồi"
"Đang uống chè sen mà chúng mày toàn nói cái chuyện gì không ấy" Hà Nội nheo mắt phán xét từng đứa một
"Đây đợi em, hm!" Đà Lạt hắng giọng một cái, ngồi thẳng lưng, cậu nâng ấm trà lên, một tay đỡ ấm một tay đỡ nắp, trở thành một chàng trai thanh tao lịch lãm
"Thưa chị hai, em có chuyện muốn thưa chị, chị vừa thưởng trà vừa nghe em thưa chuyện ạ"
Hà Nội mím môi nhịn cười, nhưng làm sao không đáp lại cậu em ngoan hiền cho được
"Chuyện là, em thấy đã lâu các chị các anh trong nhà mình không thấy động tĩnh gì, chị gái thì chăm chăm ở nhà, anh trai lấy cớ bận bịu" Nói đến đây Đà Lạt thở dài một cái tượng trưng "Chị xem bao giờ mới yên bề gia thất được đây"
Hà Nội phụt cười một cái, thằng này giỏi, dám khịa anh chị nó là đồ ế chỏng chơ
"Chị thấy, cậu Đạt nói chí phải" Hà Nội nhẹ nhàng cầm tách trà lên nhấp nhẹ một ngụm, thuận theo Đà Lạt mà diễn trò "Mà thân là người lớn trong nhà, cũng là người chăm nom các em, chị sẽ dốc sức để không để mẹ phải nhọc lòng"
"Chị hai" Huế cười khúc khích "Em thấy đang ra chị phải là người yên bề gia thất trước mới phải, để chúng em có một tấm gương sáng để noi theo đúng không ạ?"
"Chị hai làm chúng em chờ hơi lâu rồi đó ạ" Đà Nẵng phụ hoạ theo
"Các em đừng nói thế" Hải Phòng hơi hắng giọng "Biết đâu mai chàng trai xứ Nga nào đó lại đến cướp chị chúng mình đi thì phải làm sao đây"
Hải Phòng nói xong cả lũ cười phá lên, bà chị hai của cả nhà yêu lâu lắm rồi mà chưa cưới, năm nào mẹ cũng giục, các em thì cố mà đẩy thuyền, nhưng từ năm này qua năm khác vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả
Hà Nội lắc đầu cười trừ với mấy đứa em
"Chuyện cưới xin đâu thể vội vã được đúng không nào?"
"Chị ơi em ước có người mà sẵn sàng yêu thương chị vô điều kiện như anh rể đó chị biết không!!!" Hạ Long chạy sang ôm lấy Hà Nội tỏ vẻ tủi thân đồ đó
"Chuyện đó cũng qua lâu rồi, nếu ổng không ngỏ lời thì chị ngỏ lời trước đi?" Đến lượt Đà Lạt chạy đến ôm Hà Nội "Chúng em cũng mong mà"
"Chúng mày mong chị lấy chồng là để được tự do tác oai tác quái trong cái nhà này đúng không?" Hà Nội cười rồi liếc nhìn hai đứa đang ôm mình "Chị lại đi guốc trong bụng chúng mày đấy!"
Đúng là câu chuyện lấy vợ lấy chồng không phải là của riêng ai, đến cả người đại diện kia cũng đâu có thoát được câu hỏi quen thuộc mỗi mùa lễ tết
Chạy đâu cho trời khỏi nắng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro