long den do treo cao
Den' long' do treo cao _ Part I
Vừa tròn 19 tuổi, cô Liên đã lên kiệu về nhà lão Trần. Một buổi tối, khi bốn chàng trai lực lưỡng vừa hạ kiệu trước sân, nàng vén rèm bước xuống, và với bộ váy đầm nữ sinh khoác trên người, nàng đã gây sự tò mò của đám gái hầu đang giặt đồ bên giếng. Tưởng rằng đó là cô Ức Huệ - con gái rượu của lão Trần từ Đh Bắc Kinh trở về thăm nhà, các cô hầu ríu rít ra chào hỏi, nhưng nhìn kỹ không fải, họ đành cụt hứng, đứng chết bộ. Trước mặt họ là một cô gái tóc cắt ngắn, gương mặt đầy đặn, tuy chẳng son fấn gì, nhưng xinh đẹp, duyên dáng. Cô gái sững sờ nhìn cây cối trong vườn đang rung lên xào xạc, rồi đột ngột xách chiếc va ly đi lại bên giếng. Nhìn cô hầu tên Nhi đang giặt đồ, nàng lên tiếng:
- Múc cho tôi thùng nước, đã ba ngày nay tôi chưa được rửa mặt!
Thùng nước vừa đặt bên cạnh, nàng đã ngồi thụp xuống, úp mặt lên mặt nước sóng sánh, rửa thoả thích.
- Cô dùng xà bông không? - Cô hầu hỏi, nhưng nàng không trả lời.
- Nước có lạnh lắm không? - Cô hầu lại hỏi, nàng vẫn không trả lời.
Một lát, nàng đột ngột ngẩng mặt lên, thấy cô hầu đang tủm tỉm cười, liền cất giọng gay gắt:
- Cười cái j vậy? Ta dùng xong rồi đó, đổ thùng nước đi!
Như bị chọc tức, cô hầu càng cười lớn:
- Gớm! Làm gì mà fách lối dữ vậy! Bà là ai?
Cô hầu vừa dứt lời, liền bị nàng cho một cái tát nảy lửa:
- Không được hỏi. Ta là ai à? Sớm muộn rồi ngươi cũng sẽ biết!
Không đợi lâu la gì, sáng hôm sau, tất cả gia nhân lão Trần đều biết cô gái này tên Liên, về làm vợ bé thứ tư cho lão già dê này, với danh xưng mới: Dì tư Liên. Nàng được ở trong một fòng riêng, sát vách với người vợ bé thứ ba, tên là Mai San. Thật trớ trêu, cô hầu Nhi lại được cắt cử chuyên lo việc fục dịch cho bà bé vừa rước về nhà này.
Khi cô Nhi với dáng vẻ khép nép, run sợ, cúi đầu ra mắt nàng, Liên vẫn thản nhiên như chưa hề nhận ra đây là người mà mình đã ban cho một cái tát ở bên giếng, lúc nàng vừa xuống kiệu. Nàng kéo Nhi đến gần, nhấc cằm cô lên, xoay qua xoay lại ngắm nghía một hồi, rồi nói với lão Trần:
- Coi diện mạo cũng không đến nỗi nào!
Nàng ra lệnh:
- Mày quỳ xuống cho ta coi một chút tóc tai của mày!
Sau khi mái tóc của cô hầu bị tay nàng xốc lên như thể người ta xốc rơm ra fơi, nàng chau mày lại, hỏi lớn:
- Đầu mày như có mùi gì ghê ghê, ta chịu không nổi. Lấy xà bông mà kỳ cọ ngay đi!
Cô hầu đứng dậy, định lui bước, nhưng liền bị nàng kêu giật lại:
- À, đầu mày có chấy không? Nên nhớ là ta sợ chấy lắm đó!
Thấy cô hầu ko trả lời, cứ đứng lặng như bị trời trồng, lão Trần quát lớn:
- Mày có nghe không thì bảo! Vâng lời dì Tư đi gội ngay đi!
- Dạ... thưa, hồi tối con đã gội!
- Không được lắm lời! Bảo gội là gội!
Bị lão Trần xua đuổi, Nhi tức anh ách bỏ ra phía sau vườn gội tóc. Nhìn lên bộ váy đầm của bà chủ mới bay fần fật trước gió, trên dây fơi giữa hai ngọn hải đường, cô hầu cảm thấy ngứa mắt. Quan sát thấy bốn bề không có ai, cô lao tới nhổ hai bãi nước bọt lên ngay bộ váy đầm, rồi rút êm.
Ngày Liên đến đây, lão Trần đã tới tuổi gần đất xa trời, việc đưa nàng về làm thiếp thứ tư được lão sắp xếp bí mật, ngay đến người vợ chánh là bà cả Như cũng chỉ mới biết. Khi lão đưa Liên đến trình diện, bà Cả đang niệm phật. Vừa chạm mặt người đẹp, bà đột nhiên rùng mình, khiến chuỗi hạt cầm trên tay bị đứt, hạt văng tứ tung trên nền đất. Bà vừa hớt hải cúi xuống lượm, vừa làu bàu trong miệng: "Đắc tội! Đắc tội!". Liên định ngồi xuống lượm fụ với bà, liền bị bà đẩy ra, miệng bà vẫn không quên làu bàu: "Đắc tội! Đắc tội!". Khi ra khỏi fòng bà Cả, Liên nắm lấy tay lão Trần, hỏi khẽ:
- Bà ấy già quá, chắc là đã lên trăm tuổi?
Lão Trần không nói không rằng, chỉ thở dài.
- Tại sao bà ấy tụng kinh niệm Phật? - Liên bấm mạnh tay lão gặng hỏi - Tại sao bà ấy không tu ở chùa mà tu ở trong nhà?
- Tu tiết gì cái bà chằn này! Chẳng qua là do ở không rửng mỡ, mụ mới bày ra cái trò này!
Điều bất ngờ đối với Liên là khi đến trình diện bà Hai, danh xưng là hai Vân, nàng được người đàn bà này đón tiếp nhiệt tình, trọng thị. Bà sai cô hầu bày bánh kẹo, hột dưa, hột quỳ ra bàn mời khách và khoe rằng, đó là loại hột quý mới mua từ Tô Châu về, phải là khách đặc biệt lắm, bà mới đem ra mời. Ngồi với bà Hai chẳng bao lâu, Liên đã đâm chán và cảm thấy khó chịu trước cái miệng "thơn thớt nói cười" của người đàn bà lắm lời này. Nàng khẽ véo tay lão Trần, ra hiệu cho lão rút lui, nhưng coi bộ lão còn dùng dằng không muốn rút. Liên đoán có lẽ người đàn bà này được ông nhà sủng ái nhất. Cũng fải công bằng thừa nhận, dung mạo của bà Vân vẫn còn trẻ trung, duyên dáng, dù rằng bà đã cố gắng bôi nhiều son fấn để xoá nhưng vẫn không xoá hết những đường nhăn ẩn hiện trên má, và lớp da bị nhão đang bọc khắp châu thân. Liên nghĩ, loại đàn bà như bà hai Vân dễ được đàn ông ưa thích, chiều chuộng, riêng đối với nàng, tiếp xúc với bà này cũng thấy dễ chịu hơn so với bà Cả.
Bà ba Mai San ở liền vách với Liên, nhưng do thứ bậc, nàng fải đến thăm cuối cùng. Được biết người đàn bà này có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nàng háo hức muốn được gặp ngay, nhưng bị lão Trần từ chối với lý do bà ấy ở sát một bên, thăm lúc nào mà chẳng được. Liên tiết lộ với lão:
- Tôi đến fòng bà Mai San rồi, nhưng bị cô hầu của bà chặn lại trước cửa, không cho vào, bảo là bà bị bệnh.
- Vờ vịt đấy thôi! Lúc nào không thích là cáo bệnh! - Lão Trần cằn nhằn - Bà ấy thiếu điều leo lên đầu tôi mà cỡi.
- Bà ấy đã cỡi được chưa? - Liên hỏi vặn lại.
Lão xua tay lia lịa:
- Đừng nhắc tới mụ ấy nữa, ta nhức đầu lắm! Nhưng cho cô biết, với lão Trần này, không dễ gì đội đít đàn bà đâu nhé!
Sau khi về lại fòng mình, Liên rón rén tới gần bức rèm màu hồng giăng trước cửa sổ căn fòng của bà Mai San, nghe mùi dầu thơm quý fái xông ra ngào ngạt. Nàng đứng lặng một lúc, rồi do tính tò mò kích thích, nàng rém vèn lên, nhìn vào. Bà Mai San đã đứng chực sẵn sau bức rèm, nên khi tia mắt hai người chạm vào nhau, Liên cảm thấy chân tay bủn rủn. Nàng vội quay mặt đi để tránh cái nhìn sắc lạnh của bà
--------------------------------------------------------------------------------
girasol18-05-07, 11:51 AM
Den long do treo cao... Part II
Trời vừa sập tối, lão Trần đã mò vào fòng của Liên. Nàng định khoác cho lão già tấm áo ngủ, nhưng lão từ chối với lý do thích ở truồng cho tiện. Sợ lão ta bị cảm lạnh, nàng nằng nặc đòi lão mặc, nhưng lão một mực từ chối, rồi cười khì:
- Ta biết em không ngại ta bị cảm lạnh, mà xấu hổ thấy ta ở trần!
Lời nói sàm sỡ này, khiến Liên vội quay đi để giấu đôi má đỏ lên như gấc.
Lần đầu trong đời trinh nữ, fải đối diện với cái cơ thể già nua, còm cõi, khẳng khiu từ trên xuống dưới của lão Trần, nàng ngao ngán thở dài:
- Tại sao ông ra nông nỗi này?
- Có gì mà ko hiểu - lão ấp úng - Tại mấy bà đêm ngày luân phiên nhau... rúc rỉa ta!
Vừa nói, lão vừa kéo tấm mền phủ vội lên người.
Liên thò tay định tắt đèn, nhưng liền bị lão giữ tay lại:
- Đừng tắt, ta cần được chiêm ngưỡng cơ thể của em. Đã tắt là không thấy gì hết!
Như từ trên cao rơi xuống vực thẳm, Liên cảm thấy đau đớn rồi ngây ngất trong cuộc truy hoan đầu tiên trong đời con gái với lão Trần. Điều lạ lùng là hình bóng Mai San luôn ám ảnh nàng với khuôn mặt kiêu sa ấy, với ánh mắt sắc lạnh ấy...
- Người đàn bà này thật kỳ cục!
- Em nói ai vậy?
- Bà Mai San chứ còn ai nữa, hình như bà ấy đang nấp sau tấm rèm nhìn trộm!
- Không có đâu, em đừng nghi oan cho bà ấy!
Ngay lúc đó, có tiếng gõ cửa đột ngột. Liên giật mình vùng dậy, tắt đèn, rồi lắng tai nghe ngóng.
Một lát, tiếng động từ bên ngoài lại vang lên lần nữa. Lão Trần thót khỏi giường, la lớn:
- Đứa nào làm j ngoài đó!
Một giọng con gái run run vọng vào:
- Bẩm ông, bà Ba bị bệnh, sai con mời ông đến!
- Chỉ được cái nói láo! Về cho bà ấy biết ta đã ngủ say rồi!
- Bẩm ông, bà bệnh nặng lắm, bà bảo không thể không thấy mặt ông trong giờ fút bà sắp lìa đời!
Lão Trần làu bàu trong miệng một hồi, rồi thở dài. Thấy vẻ khó xử của lão, Liên liền hích vai lão:
- Ông đi đi, rủi bà ấy có bề gì là nguy to!
Đêm đó, lão Trần ra đi không thấy trở lại, mặc dù Liên nằm thức đợi lão. Bên ngoài, trời đất yên lặng như tờ, lâu lâu mới nghe vọng lại tiếng ríu rít của con chim tri canh trên cành thạch lựu cuối vườn.
Sáng hôm sau, Liên dậy sớm. Nàng vội lấy gương lên soi, thấy chỉ qua một đêm, đời nàng đã rẽ sang bước ngoặt: từ trinh nữ biến thành đàn bà, với quầng đen lộ ra khá rõ dưới đuôi mắt. Đầu óc nàng bồng bềnh, lơ lửng, như trôi trên gió, trên mây. Dẫu thừa biết bà ba Mai San bày ra trò gì, nhưng khi gặp lão Trần từ nơi đó trở lại với mình, nàng tỏ vẻ lo lắng hỏi:
- Bệnh tình của bà ấy ra sao rồi? Có cần mời thầy thuốc đến không?
Lão Trần không nói không rằng, ngán ngẩm lắc đầu rồi nắm lấy tay Liên vuốt nhẹ. Chỉ chừng ấy thôi, nàng đã rõ sự thật.
Sau khi học hết năm thứ nhất đại học, Liên lên kiệu về làm vợ bé lão Trần. Đó là lúc xưởng trà của bố nàng bị fá sản, cuộc sống nhà nàng lâm vào ngõ cụt. Khi vừa từ trường về đến cổng, nàng thấy hàng xóm đứng đầy nhà, vừa qua lại tất bật, vừa kêu la inh ỏi. Nàng ném cặp sách, lao nhanh vô bếp, thấy bố nằm bất động bên chậu tắm, máu loang đỏ cả mặt nước. Người ta bảo bố đã tự vận bằng cách lấy dao cứa đứt mạch máu. Đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực, nàng đứng chết trân, không còn nước mắt để mà khóc nữa! Sau khi chôn cất bố, người mẹ kế vạch ngay cho nàng hai con đường để tự chọn lựa: Một là đi ở đợ, hai là đi lấy chồng.
- Con đi lấy chồng! - Nàng trả lời dứt khoát.
- Mày muốn lấy người loại nào? Người giàu có chịu không?
- Sao cũng được, tuỳ mẹ!
- Nhưng ngặt một cái, là mày fải làm bé người ta, mà người ấy cũng đã già!
- Làm bé à? - Liên kinh ngạc hỏi.
- Ờ... mà đã làm bé thì danh phận bị lép, bị thua thiệt...
Liên nhìn mẹ kế, cười nhạt:
- Danh fận à! Nó có nghĩa gì đâu đối với con lúc này! Coi như mẹ đem con đi bán, có điều, nếu còn chút tình nghĩa với bố, mẹ bán cho người nào đàng hoàng một chút!
Hôm lão Trần đến nhà coi mắt, Liên đóng kín cửa không tiếp, nàng nói vọng ra:
- Tôi chỉ tiếp ông tại tửu lầu!
Vì nghĩ đối xử với nữ sinh viên đại học có khác với người bình dân, lão Trần vội vã đi tìm một nhà hàng sang trọng, đặt hai chỗ ngồi, rồi chờ Liên đến.
Hôm đó, trời đổ mưa lớn. Nhìn mưa giăng đầy trời ngoài khuôn cửa kiếng, lão Trần có cảm giác vừa lạ lẫm, vừa thích thú vì chuyến đi hỏi vợ của lão lần này không giống với ba lần trước. Khi Liên vừa xếp cây dù lụa hồng, xuất hiện trước cửa nhà hàng, lão Trần thấy hoa cả mắt và lảo đảo như người say rượu, vì trong cuộc sống trác táng của mình, ít khi lão gặp được một bóng hồng vừa trẻ trung, vừa xinh đẹp đến cỡ này.
Vừa ngồi xuống ghế, Liên lấy trong túi ra một bịch đèn cầy đặt lên bàn, rồi nhìn lão Trần:
- Ông kêu cho tôi một ổ bánh bông lan!
Khi ổ bánh được bày ra trước mặt, Liên lặng lẽ cắm lên đó cả thảy 19 cây đèn cầy.
- Hôm nay là sinh nhật của cô?
Lão Trần ngạc nhiên hỏi, nhưng Liên không trả lời, đôi mắt chỉ thẫn thờ nhìn từng quầng sáng của các ngọn đèn cây sau khi được nàng thắp lên. Ngồi thừ một lát, nàng thổi tắt tất cả, rồi đưa tay lên lau nước mắt:
- Thế là hết! Xin vĩnh biệt tuổi 19 trong trắng, thơ mộng!
Vẻ đẹp đầy quyến rũ của Liên như thỏi nam châm hút hết hồn vía của lão Trần. Là một người đàn ông có thừa kinh nghiệm chăn gối, lão ngất ngây tận hưởng mọi lạc thú do Liên đem lại cho lão. Không biết do thiên fú của nàng hay do nàng đóng kịch, nhưng rõ ràng sau nhiều lần được ân ái với nàng, lão thật sự mãn nguyện và luôn ao ước đêm ngày được nằm mãi với nàng trên giường. Liên được lão chiều chuộng nhất nhà là điều dễ hiểu, và điều này cũng không giấu được con mắt tò mò của các bà và các đám gia nhân.
Ở cuối vườn có một loài cây nở đầy bông tím, nhất là khi thời tiết đã chớm sang thu. Một buổi chiều, Liên đến nơi này và phát hiện dưới vườn hoa tím có một cái giếng loạn sâu thẳm và quanh thành rong rêu fủ đầy, cỏ dại mọc um tùm. Liên nhìn xuống, thấy nước ngả màu đen, khuôn mặt mình chập chờn giữa những cánh hoa tơi tả nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Cảnh thê lương, thảm đạm đó làm đậm thêm nỗi buồn vốn chất chứa nặng trĩu giữa lòng nàng. Bất giác nàng thảng thốt kêu lên, không ngờ âm thanh vừa fát ra, được lòng giếng đón nhận với âm lượng khuếch đại, nghe ngân dài và sâu hun hút. Tình cờ, một cơn gió lạnh lướt qua lùm cây rậm tối, khiến những đoá hoa tím ngát rũ rượi, nghiêng ngả, rồi rụng đầy mặt đất, mặt giếng...
--------------------------------------------------------------------------------
girasol18-05-07, 11:52 AM
Den Long Do Treo Cao... Part III
Khi Liên rời khỏi nơi này trở lại fòng mình, thì gặp ngay bà hai Vân đang ngồi chờ nàng. Thấy sắc mặt Liên nhợt nhạt, xanh xao, bà gặng hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Liên lắc đầu, bà lại hỏi lần nữa, nàng cười ngượng ngịu:
- Đã tới kỳ em có bệnh!
- Hèn chi...
- Sao hả chị?
- Hèn chi đêm qua ông nhà đã mò sang giường chị!
Bà Hai cười hồng cả đôi má, rồi mở hộp giấy ra khoe Liên:
- Lụa Tô Châu đấy! Đẹp không?
- Rất đẹp!
- Chị tặng em để may một bộ mà chưng diện với người ta!
Liên xua tay giẫy nẩy>
- Em không dám nhận đâu! Là fận làm em, lẽ ra em fải có quà cho chị mới fải!
- Thích em, chị mới đem cho! - Bà hai chợt trợn mắt trừng trừng nhìn về fía bên kia vách- chớ như cái mụ thối tha trắc nết kia đừng có hòng!
Liên sửng sốt:
- Giữa hai người đã xảy ra chuyện j rồi sao?
- Thôi đi, nói chi cho phí lời!
Chợt nhớ chuyện mình tình cờ chạm mặt với bà ba Mai San, nàng dè dặt lên tiếng:
- Em thấy tính khí bà ấy cũng hơi thất thường, nhưng phải thừa nhận, dung nhan bà ấy thật quyến rũ, thật đẹp!
- Đẹp cái khỉ khô! Mỗi ngày mụ đã đổ lên đó không dưới nửa ký phấn!
Liên cười rũ rượi, và trong không khí đang vui, nàng thổ lộ mọi chuyện thấy được khi ra giếng loạn.
Vừa nghe xong, bà Hai kinh ngạc:
- Em nói cái j? Em lại ra cái giếng "tử thần" ấy à? Không được đi! Nhớ là không được đi!
Liên xanh mặt:
- Tại sao vậy chị? Tại sao gọi đó là giếng "tử thần'?
- Còn tại sao nữa! Hèn chi khi gặp, chị thấy mặt em ủ dột như tàu lá héo. Nhà này có ba người bị dìm chết dưới giếng rồi đó!
- Trời ơi là trời! - Liên hoảng hốt kêu lên - Người nào vậy hả chị?
- Người của kiếp trước nhà này. Đều là đàn bà cả đấy!
Liên tò mò muốn hỏi thêm bà Hai về chuyện động trời này, nhưng bà ngoai ngoải lắc đầu, rồi nghiêm mặt lại, răn đe:
- Nhớ đây là chuyện bí mật mà bấy lâu nay lão Trần cố bưng bít. Em mà xì ra là chị chối đấy nhé!
Trong khuôn viên nhà lão Trần có một khu vực dành riêng cho các cậu ấm, cô chiêu ở. Khi Liên đến nơi đây, thấy hai bé gái bày trò đào hang ếch giữa sân. Nhìn thoáng qua, nàng đoán biết đó là hai cô con gái của bà hai Vân vì gương mặt chúng giống mẹ như đúc. Và tính khí cũng rất giống bà, vì đều là loại người ranh ma lắm lời.
Hai đứa thường gây gổ, chửi bới nhau với những lời lẽ tục tĩu, khiến Liên nghe phát ngượng, nhưng lại được mẹ chúng tán dương hết lời:
- Con Ức Dung, Ức Vân nhà chị nết na, hiền dịu, dễ thương lắm! Em gặp thằng Phi Lan, cục cưng của con quỷ Mai San ấy, thì biết. Nó hung dữ như con chó dại, hễ thấy người là cắn!
Thực ra, cậu ấm này, dưới mắt nàng không đến nỗi nào. Sáng sáng, nó thường đứng tựa cửa, vừa ăn bánh mì vừa fóng mắt nhìn ra trời cao đất rộng, dường như trong lòng nó đang mơ màng, khao khát điều gì. Liên cảm thấy thích nó và mong sớm có một đứa con trai giống nó. Có con trai bao giờ cũng thích hơn con gái, nàng nghĩ bụng như vậy.
Trong nhà này, chỉ còn hai người con của bà cả Như là Liên chưa được gặp. Nghe nói cậu ấm tên là Phi Phố, do làm ăn xa nên ít khi ghé về thăm mẹ. Còn cô Ức Huệ thì lại đang dùi mài kinh sử ở tận đại học Bắc Kinh.
Không dằn được tính tò mò, một hôm, Liên dò hỏi cô hầu:
- Phi Phố là người thế nào?
- Là một chàng trai tuyệt vời!
- Thật à?
- Dạ thật, cả nhà này đều dựa vào cậu, ai cũng kính nể cậu.
- Còn cô Ức Huệ?
- Đó là một tiểu thư xinh đẹp, đài các, nết na. Nói tóm lại, các mặt công, dung, ngôn, hạnh đều vẹn toàn!
- Sao mày lắm lời thế! - Liên tự dưng bực bội - Mày học ai mà lắm lời thế!
Đối với Liên, lúc nào con hầu Nhi cũng như cây gai nhọn trước mắt. Nàng ghét nhất là cái thói hay lui tới phòng bà Mai San để cà kê dê ngỗng, ra về lúc nào mặt mày cũng tươi roi rói, còn khi gặp nàng, nàng đưa đồ đi giặt, mặt nó nhăn nhúm như cái bị rách.
- Nếu mày không muốn, thì đừng hầu hạ ta nữa - Liên lên tiếng cảnh cáo - Ta không muốn nhìn thấy cái mặt khó ưa của mày!
Cô hầu bốp chát:
- Con làm gì có mặt!
Chịu không nổi sự xúc xiểm của cô hầu, Liên ném mạnh cái lược vào mặt nó, rồi chỉ tay về phía bên kia vách, quát lớn:
- Cút! Muốn hầu người ta, mày qua đó mà hầu. Ta không cần mày nữa!
Liên suy nghĩ mãi vẫn không hiểu tại sao con hầu lại có thành kiến với mình. Chỉ gần đây thôi nàng mới chợt hiểu. Nó có một nhan sắc không tồi, nhất là bộ ngực vồng lên đầy sức khêu gợi. Một lần tình cờ đi bên ngoài trở lại phòng, nàng bắt gặp lão Trần đang ôm siết cô hầu vào lòng, nắng nót hai bầu vú để trần, căng tròn của nó. "Rõ ràng nó đã có chỗ dựa, mình phải thận trọng với nó mới được", Liên luôn tự nhủ mình như vậy.
Một hôm, Liên đang thưởng ngoạn mấy chậu cúc ở ngoài vườn, chợt thấy một chàng trai, vận âu phục bảnh bao, sang trọng bước vào cổng, được đám gia nhân reo lên mừng rỡ:
- Cậu ấm Phi Phố đã về!
Tuy đứng rất gần, nhưng vì giữ ý, Liên không đến chào, nàng ngắt vài đoá hoa cúc, rồi lặng lẽ đi về hướng cuối vườn. Chỉ đến khi ngồi bên mâm cơm, sau khi bà Cả nói thầm thì với cậu, nàng trực nhìn lên, mới gặp ánh mắt của cậu hướng về phía mình, cái gật đầu bặt thiệp và nụ cười tươi tăn của cậu. Nhìn cậu, nàng cảm thấy dễ chịu, thích thú, vì đó là một chàng trai có diện mạo khôi ngô, tuấn tú, cùng trang lứa với mình và tỏ ra là người có học.
Sáng hôm sau, nàng lại ra vườn, thấy gia nhân đã xếp các chậu cúc với các màu sắc khác nhau, thành bốn chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Hỉ làm cho khuôn viên nhà lão Trần vốn âm u, tẻ lạnh bừng lên sức sống.
Ngay lúc đó, Phi Phố xuất hiện. Nhìn Liên như một thiếu nữ đài các đang dạo chơi giữa hội hoa xuân, cậu ấm tự nhiên thấy lòng mình rạo rực, vội rảo bước tới gần, rồi khi chạm mặt nàng, cậu vui vẻ reo lên:
- Chào Liên!
Liên rất đỗi kinh ngạc trước cách xưng hô thoải mái của cậu, liền nghiêm mặt quở trách:
- Theo vai vế hiện thời trong nhà này, cậu không được phép kêu không tên tôi như vậy!
- Gọi là "dì Tư" à? - Phi Phố chợt sa sầm nét mặt - Ai lại gọi thế, nghe ngượng lắm, tôi đoán biết Liên nhỏ hơn tới mấy tuổi.
- Nhỏ mấy tuổi cũng mặc!
Nói xong, Liên bỏ mặc cậu đứng đó, tiếp tục đi sâu vào vườn cúc. Khi nàng định cúi xuống nâng cánh hoa lên tay ngắm nghía, chợt nghe tiếng cậu vang lên ở phía sau lưng mình:
- Liên..., à quên, dì Tư có vẻ thích thú hoa cúc quá! Sáng nay tôi định dậy thật sớm để ra vườn cúc thưởng ngoạn, không dè dì lại đến đây trước tôi!
- Tôi thích hoa cúc từ thuở nhỏ, không phải đợi đến nhà này tôi mới thích nó!
- Dì thích loại cúc nào?
- Loại nào cũng thích! Trừ loại cúc "càng cua".
- Vì sao?
- Nó có vẻ phô trương, làm phách!
Phi Phố phì cười:
- Cũng hay đấy nhỉ, rất tiếc đó là loại cúc tôi ưa thích nhất!
- Tôi biết - Liên liếc nhìn câu - tôi biết thể nào cậu cũng thích loại đó!
- Vì sao?
- Vì sao à? Hoa không chỉ là hoa, người không chỉ là người. Hoa là người, mà người cũng là hoa, cậu rõ rồi chứ?
Vừa nói dứt lời, Liên nhìn thẳng vào mắt Phi Phố, nhận ra đáy mắt của cậu sâu thẳm và sáng long lanh; đồng thời cũng nhận ra rằng với chàng trai trẻ này, nàng thừa sức chinh phục, bất cứ lúc nào.
Phi Phố đến đứng bên cạnh mấy chậu cúc "càng cua", rồi đột nhiên nhìn Liên, cất giọng buồn rầu:
Tôi sẽ tiêu diệt sạch sành sanh loại cúc đáng ghét này!
Chưa đợi Liên nói gì, cậu ta đã khệ nệ bưng các chậu hoa ấy vứt ra ngoài, và thay vào đó là các chậu cúc mà sáng nay, Liên ngắm nghía lâu nhất.
Thực ra từ đáy lòng mình, Liên chưa hề có ý nghĩ thích hay không thích loại cúc "càng cua". Nhờ cuộc "đùa chọc" vậy mà nàng thêm hiểu lòng người. Mỗi lần nhớ lại cái cảnh diễn ra giữa vườn ấy, Liên cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm, thanh thản. Con nhện đã bắt đầu giăng tơ chắp nối cho quan hệ giữa hai người này rồi chăng?
Một đêm, sau khi ái ân với lão Trần, Liên vùng vằng hỏi:
- Trong bốn người đàn bà nhà này, ông thích ai nhất?
- Dĩ nhiên là em!
- Đối với bà cả Như thì sao?
- Mụ ấy đã là con lợn sề...
- Còn bà hai Vân?
- Còn tạm xài được, nhưng da thịt mụ đã nhão!
Người mà Liên quan tâm nhất vẫn là bà Mai San. Cái tên có vẻ hoa mỹ ấy luôn kích thích trí tò mò của nàng. Nàng hỏi lão:
- Bà ba Mai San là người ở đâu ra vậy?
- Người ở đâu ra à? - Lão Trần chợt thở dài - Ta không biết, mà ngay mụ ấy cũng không biết.
- Là đứa con rơi, ông lượm về từ nhà thương thí có fải không?
- Không phải. Bà ấy vốn là đào hát, tài sắc từng lừng danh một thời. Vì mê bà ấy, đêm nào ta cũng đi coi hát và thường nấp sau cánh gà sân khấu nhìn trộm. Sau đó, ta tìm cách làm quen, mời bà đi ăn vài ba bận, rồi "dính" nhau luôn!
Liên tát nhẹ vào má trái của lão:
- Ý ông nói là bà ấy mê ông?
- Mới đúng một nửa - lão Trần phân bua - còn một nửa là bà ấy mê tiền!
Liên bẹo má lão, rồi nguýt dài:
- Ông trả lời cũng đúng có một nửa. Phải thừa nhận rằng, người giàu như ông vừa ham tiền vừa ham gái, mà đã ham gái là bất chấp tất cả!
--------------------------------------------------------------------------------
anh_Chip_pro18-05-07, 11:53 AM
Trừ 1 điểm danh vọng vì truyện chưa dài đủ mức cần thiết ;))
--------------------------------------------------------------------------------
girasol18-05-07, 11:53 AM
Den long do treo cao. Part IV
Trong đêm đó, lúc Liên đang ngủ vùi, chợt thức giấc vì nghe tiếng hát véo von, đầy sức quyến rũ từ bên ngoài vọng vào. Nàng lay lão Trần thức dậy, rồi hỏi khẽ:
- Có phải bà Mai San đang hát?
- Không phải mụ ấy còn ai nữa! Ôi cái mụ đàn bà chết tiệt, vui thì hát, không vui thì khóc, y như một con điên!
Liên vội tung mền, rời giường, ra đứng áp mặt vào khuôn cửa kiếng nhìn ra ngoài, thấy thấp thoáng bóng người đàn bà mà lão Trần cho là đồ chết tiệt ấy đang đứng hát giữa vườn hoa, tuyết phủ mịt mù.
Liên khoác áo ấm, mở cửa đi ra vườn. Đó là lúc tiếng hát của Mai San đang vang lên những giai điệu nao lòng nhất, thê lương nhất, tiếng hát ấy là cho nước mắt của Liên đổ xuống đôi má lúc nào cũng chẳng hay biết.
- Cô khóc đấy ư? Đang sống hạnh phúc như vậy, vì lẽ gì mà cô khóc?
Khi chạm mặt Liên, bà Mai San ngạc nhiên hỏi nàng. Liên khẽ lắc đầu, rồi đưa tay quệt nước mắt:
- Em cũng không biết nữa! Chị hát bài gì mà buồn quá vậy?
- "Người đàn bà treo cổ", cô thích bài này lắm sao?
- Em không biết. Em chỉ biết là nghe chị hát, ruột gan em như đứt từng đoạn!
Lúc bà Mai San cúi xuống sửa lại xiêm y, Liên lén nhìn bà và liền nhận ra rằng gương mặt bà đầy sức quyến rũ và rất đỗi phúc hậu. Một tình cảm mới chợt nhen lên giữa lòng nàng. Bà ba Mai San nói:
- Phiền muộn vì một tiếng hát mà làm gì hả cô? Hát hay thì lừa người ta được, còn hát tồi thì chỉ tự lừa mình, cô hiểu chứ?
Ngay lúc đó, trong nhà vọng ra tiếng ho khục khặc của lão Trần, khiến Liên có vẻ bối rối. Bà ba Mai San nói với nàng:
- Chắc là lão già ra hiệu cho cô vào mặc quần áo cho lão!
- Không còn là con nít nữa, ông ấy tự mặc lấy!
- Vậy là cô có phúc! Còn với tôi, ông ấy bắt fải làm đủ thứ, từ mặc áo, xỏ giày, lau mặt cho ông ấy, cực ơi là cực!
Từ trong fòng của Liên chợt vọng ra giọng nói hách dịch của lão Trần:
- Mai San! Vào đây hát hầu ta một lúc!
Nghe tới đó, đôi lông mày lá liễu của Mai San tự nhiên dựng ngược. Bà cười nhạt, rồi te te đi vào phòng mình, đóng sầm cửa lại:
- Đừng có hòng, "tới tết" ta mới hát hầu lão, cái đồ già dê ba trợn!
Sau đêm đó, khoảng cách giữa Liên và bà Mai San được rút ngắn lại. Mỗi lần bà chơi bài đều lôi nàng tham gia, có khi chơi từ sẩm tối đến tận nửa đêm mới nghỉ. Thật ra, lúc đầu Liên đã từ chối với lý do không biết chơi. Nhưng bà Ba cố lôi nàng đi cho được. Bà tuyên bố rạch ròi:
- Cô bị thua thì tôi sẽ trả thay cô. Còn thắng, cô được lấy trọn tiền bỏ túi!
- Chẳng fải vì chuyện tiền nong đâu, thực ra là em không biết chơi!
Mai San trừng mắt:
- Cứ vờ vịt mãi, nói thẳng ra là cô không dám xa lão Trần nửa bước. Tôi không hiểu vì sao cái lão già hom hem, cái thây ma hôi thối ấy lại có sức cám dỗ cô mạnh mẽ đến thế!
Chỉ có lời nói độc địa này mới khuất fục được Liên, nàng đành mặc tình cho bà ba Mai San sai khiến, đưa đẩy vào sòng bạc.
Trong phòng bà Mai San đã ngồi sẵn hai người. Một là ông quản gia, một là người khách lạ. Liên được bà cho biết, đó là một ông bác sĩ, người này đeo kính gọng vàng, da ngăm đen, môi hồng chúm chím như môi con gái. Quan sát một hồi, Liên mới chợt nhớ ra nàng đã thấy người này vào phòng Mai San mấy lần, không biết để làm gì.
Mai San nói với nàng:
- Em ngồi ở đây không chỉ chơi bài, mà chính là làm công việc từ thiện, nhân đạo đối với mụ hai Vân. Em chịu cực để con mụ rửng mỡ ấy mượn lão già của em một đêm, xem ra cũng chẳng bị thiệt thòi gì nhiều.
Liên cười ngượng ngiụ:
- Chị giỏi pha trò, không biết khi nói ra điều này trong lòng chị đang cười hay đang khóc đấy!
Trong khi chơi bài, Liên để ý bà Ba và vị bác sĩ thường liếc mắt đưa tình. Đó mới chỉ là cảm nhận ban đầu, sau đó, trong một lần cúi xuống lượm bài rơi trên nền đất, nàng phát hiện đùi của hai người này đang tréo trả quặp vào nhau, nổi bật nhất là cặp đùi để trần, no đầy và trắng lốp của bà đào hát.
Chẳng bao lâu, mùa thu đã đến. Rất nhiều đêm, Liên nghe tiếng mưa rơi rả rích và tiếng gió chạy rong trên các lùm cây ngoài vườn. Chẳng hiểu sao, mỗi lần nghe những âm thanh ấy, nàng cảm thấy rạo rực, thèm khát được làm tình. Có điều, lão Trần không hiểu nàng muốn gì, lão vẫn nằm trơ trơ ra đó như cây củi mục.
Lão phân bua với nàng:
- Lực bất tòng tâm, nhưng ta sẽ cố gắng!
Lão ôm siết nàng thật chặt, đưa bàn tay khô gầy ve vuốt làn da trắng mịn và những nơi nhạy cảm nhất trên tấm thân ngà ngọc của nàng, sau đó, lão vùi đầu lên bộ ngực tròn đầy của nàng. Chưa ra đâu vào đâu, lão đã bắt đầu thở hổn ha hổn hển, trong khi lửa tình đang cháy ngùn ngụt trên khắp cơ thể nàng. Liên mở mắt, thất vọng rên rỉ, rồi nhìn ra cửa sổ, nói bâng quơ:
- Trông hạt mưa rơi như hạt cườm!
- Cái j? - Lão Trần ngơ ngác hỏi - Em muốn có xâu cườm fải không?
Liên ậm ừ cho qua chuyện, không dè được lão hưởng ứng sôi nổi:
- Em muốn loại nào, dù tốn kém mấy ta cũng lo cho em được, miễn là em làm cho ta thoả thích. Yên tâm đi. Có điều, em giữ kín chuyện này, không cho mấy bà biết, lôi thôi lắm!
Nghe tới đó, Liên hất mền, ngồi thẳng dậy, nói như hét:
- Lúc nào mở miệng ra là mấy bà, mấy bà! Ông có sợ thì hãy đến với mấy bà ấy đi, tôi cóc cần!
Nói xong nàng vội vã mặc bộ đồ lót vào người, đi ra ngoài hè. Mưa càng nặng hạt. Cả khu vườn âm u, ẩm ướt bày ra trước mắt. Nhìn về hướng cuối vườn, Liên giật mình nhìn thấy giữa vườn hoa tím đung đưa, thấp thoáng những cánh tay trần trắng muốt hướng lên trời cao, lắc qua lắc lại như cầu cứu. Liên chợt nhớ đến cái giếng loạn. Hoảng sợ quá, nàng vội vã đi vào, rồi hổn hển nói với lão Trần:
- Ngoài vườn nhà này như có bóng ma!
- Ma quỷ gì đâu, em đừng nói bậy!
- Không, có ma thật đấy, ở ngoài cái giếng loạn kia! Đã có mấy người bị ném xuống đó, họ là ai, ông biết không?
Lão Trần kinh ngạc, hỏi lắp bắp:
- Làm sao em biết chuyện này?
- Ông không cần hỏi, chỉ biết là tôi đã biết!
- Ồ... chẳng qua là chuyện đời xưa, nghe nói có hai ba người đàn bà nào đó nhảy xuống giếng này! Mà ai ném họ đâu, họ tự nhảy xuống đấy chứ!
- Có phải là các bà thiếp không?
Lão Trần càng hốt hoảng, cố vặn hỏi Liên cho được:
- Ai nói với em chuyện này? Khai ra ngay!
Liên cười giả lả cho qua chuyện:
- Chẳng ai cả, chính tôi ra giếng loạn, tôi thấy hai người đàn bà nổi lên trên mặt nước, một người giống tôi, người kia cũng rất giống tôi!
- Em điên thật rồi, điên thật rồi! - Lão quay phắt lại, răn đe nàng - Từ nay về sau, ta cấm em đi ra đó. Nhớ đấy!
Liên vờ nũng nịu:
- Dù ông cấm cản, tôi vẫn fải đi. Đi để hỏi các bà vì sao mà nhảy xuống giếng?
Không biết do nguyên cớ gì, qua câu chuyện nghe buồn thăm thẳm ấy, lão Trần tự nhiên bị kích thích dữ dội, cả người lão nóng ra như lửa đốt, lão muốn được làm tình với nàng ngay lúc này.
Lão vội vã ôm nàng, rờ rẫm, nắn bóp mọi nơi mọi chỗ, rồi nằm đè lên người nàng, vừa thở dốc vừa cười hể hả:
- Được rồi, phen này ta thắng rồi, thắng lớn rồi!
Ngay lúc đó, Liên nghe có tiếng động ở bên ngoài, nàng thò tay lấy lọ dầu thơm ném mạnh ra cửa. Bị Liên làm gián đoạn giữa chừng cuộc truy hoan hào hứng chưa hề có, lão Trần đâm ra cáu ghét, nói làu bàu trong miệng:
- Em làm cái gì lạ vậy? Ta đang trên đà...
- Nó lén nhìn ta kia kìa!
- Nó là ai?
- Con hầu Nhi chứ ai nữa!
Lão Trần bật cười:
- Có gì đáng nhìn đâu, với lại cửa nẻo đóng kín mít thế này làm sao nó thấy được!
- Ông cứ bao che cho nó! Tôi nằm ở đây mà vẫn nhận ra mùi mồ hôi của nó, không là nó, thì còn ai nữa!
Tags: | Edit Tags
Den long do treo cao Part V
Có rất nhiều buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, trong vườn lão Trần luôn réo rắt tiếng sáo trúc của Phi Phố. Cậu ấm ăn vận phong lưu, lịch sự, thả hồn theo tiếng sáo vi vút, giữa bốn bên là bạn bè, thường là những người cùng làm ăn, buôn bán với cậu và đám gia nhân lão Trần.
Nghe tiếng sáo này, lòng Liên luôn dằn vặt, đau khổ, nhiều lúc không cầm được nước mắt. Nàng khao khát được ngồi lẫn trong đám gia nhân, bạn bè để được ở gần cậu ấm, dù trong phút chốc. Tiếng sáo của Phi Phố đã đưa nàng trở lại thời sinh viên sôi nổi, hồn nhiên, thơ mộng với những cuộc hẹn hò, những kỷ niệm mờ mờ ảo ảo như tranh thuỷ mạc của mối tình đầu.
Nàng nhớ lại là mình cũng có một ống sáo như vậy, còn để trong va ly. Đó là di sản duy nhất do bố nàng trao lại. Liên cúi xuống mở valy ra lục lọi, nhưng vẫn không tìm ra ống sao.
Nàng réo gọi cô hầu:
- Nhi, vào đây ta bảo!
Vừa chạm mặt cô hầu, nàng tra hỏi:
- Mày có mở valy của ta không?
- Dạ có, hôm trước bà dặn con xếp quần áo đã giặt ủi vào đó!
- Mày có thấy ống sáo không?
- Con không thấy!
- Mày đừng già mồm, có lấy, trả lại đây lập tức!
- Con không lấy thiệt mà, thưa bà!
Liên không đối chất với con hầu nữa, nàng lôi nó xăm xăm đi xuống fòng ở của nó, đạp chân lên cái rương gỗ, rồi đe doạ:
- Nếu mày không chịu nói ra, tao sẽ đập bể cái rương này cho coi!
Nhi xanh mặt, cúi xuống nắm chân Liên:
- Thưa bà, con nói là con không lấy, bà đừng làm bể cái rương của con tội nghiệp, con lạy bà!
Thấy con hầu có vẻ xuống nước, lập tức Liên lấy búa bổ đôi cái rương, rồi cúi xuống ném các thứ đồ đạc của nó ra nền đất. Không đi tìm được ống sáo, nhưng Liên đã fát hiện ra một vật đáng sợ, qua cuộc khám xét này. Đó là một cái hình nhân bằng vải, ở trước ngực găm ba mũi kim. Nhìn kỹ, cái hình nhân ấy có hình thù rất giống nàng, lật ra phía sau, nàng fát hiện chữ "Liên" được viết bằng mực đen. Như chính bị ba mũi kim đâm thủng ngực mình, Liên hét lên, rồi hầm hầm đi tới gần cô hầu đang lẩn trốn ở góc tường. Nàng túm lấy tóc của nó, rồi vừa tông liên tục đầu nó vào tường, vừa thở dốc:
- Cho mày rủa bà chết, cho mày rủa bà chết này!
Cô hầu Nhi vô phương chống đỡ, đành khóc lóc thảm thiết, rồi cúi lạy, van xin nàng tha tội. Đến độ này, sức Liên cũng đã cạn, nàng thở hổn ha hổn hển, rồi buông tay, ngồi bất động như người đã chết. Chính trong phút ấy, nàng mới chợt nhớ ra là con Nhi không biết chữ nên chữ đó không thể là của nó. Vậy thì ai? Đồng lòng trắc ẩn, nàng xích lại vỗ nhẹ vai nó:
- Thôi đừng khóc nữa. Cái gì đã qua coi như qua rồi. Lần sau nhớ không được tái phạm. Có điều, mày cho ta biết, chữ này do ai viết?
Cô hầu Nhi vẫn khóc rấm rức, một lát, nó lắc đầu:
- Con không nói đâu! Con không nói đâu!
Liên lựa lời dỗ dành:
- Mày đừng sợ, ta hứa là không làm lớn chuyện. Chỉ cần mày nói ra cho ta biết, ta sẽ giữ kín. Có phải bà cả Như không?
Cô Nhi lắc đầu.
- Vậy là bà hai Vân?
Cô hầu Nhi yên lặng, mặt mày càng đờ đẫn, ủ dột và xanh như tàu lá.
- Rõ rồi! - Liên đứng thoắt dậy, hét lớn - Thế là đã rõ rồi. Ta đã tiên liệu về trò ranh ma của mụ phù thuỷ này rồi!
Khi lão Trần mò vào phòng, thấy Liên nằm vật vã trên giường, đôi mắt sưng húp, trên tay đang vò nát hoa cúc đã tàn héo.
- Em vừa mới khóc, phải không?
- Không có, ông đối xử với tôi tốt như vậy, làm sao tôi có thể khóc được!
Lão Trần an ủi nàng:
- Nếu em thấy buồn bực trong lòng, ta đưa em ra vườn hoa thưởng ngoạn cho khuây khoả, nếu cần, ta ăn cơm tối ở ngoài đó!
Liên ném hoa cúc đã vò nát ra cửa, rồi hỏi lão:
- Ông giấu cái ống sáo của tôi ở đâu?
Lão ngồi lặng một lúc, rồi mới nhỏ nhẹ:
- Ta sợ em thay lòng đổi dạ, nên đã vứt nó lâu rồi!
Liên cười chua chát:
- Ông giở trò ghen tuông ấy à?
- Em hãy nói thật với ta - Lão Trần nhìn thẳng vào đôi mắt Liên, rồi gặng hỏi - Cái ống sáo ấy là vật kỷ niệm của chàng trai nào vậy?
- Nó không phải là vật kỷ niệm, mà là di vật của bố tôi trao lại cho tôi trước khi qua đời! Ông không có quyền động tới nó!
- Thế à! - Lão trở nên ngượng ngập, lúng túng, nói ríu cả lưỡi - Ta vẫn nghĩ rằng đó là quà kỷ niệm của cậu sinh viên nào đó trao cho em. Ta thành thật xin lỗi...
Lão Trần định nắm tay Liên an ủi, liền bị nàng gạt mạnh ra, khiến lão suýt ngã.
- Tôi không cần lỗi phải gì hết. Ông trả ngay ống sáo ấy cho tôi; nó là của riêng tôi, ông không được xâm fạm!
- Rất tiếc là ta đã bỏ vô bếp, đốt nó thành tro lâu rồi!
- Trời ơi là trời! - Liên kêu lên đau đớn, rồi nằm vật xuống giường.
Lúc bấy giờ trong fòng tối đen như mực. Lão Trần bật đèn lên, thấy Liên nằm bất động như một xác chết, nước mắt trào ra lai láng hai bên má.
Đêm đó, đối với hai người là một đêm đặc biệt. Liên nằm xa lão Trần và được che chắn cẩn thận bằng tấm mền phủ kín từ đầu đến chân. Không ngăn được cơn thèm khát, lão cố lật tấm mền ra, lấy tay ve vuốt nàng, nhưng đều vô hiệu. Lão càu nhàu:
- Em quá lắm, em còn muốn gì nữa?
- Ông đừng có nói gì hết. Hôm nay tôi không được khoẻ!
- Ta rất chán khi phải nghe những lời như vậy!
- Chán à? - Liên tung mền vùng dậy hét lớn - Để không chán, ông mò tới giường mụ hai Vân đi!
Nghe tới đó, lão Trần ở truồng như nhộng, vội thót xuống giường, khoác áo ngủ lên người, hùng hục đi ra cửa.
- Đi thì đi! Ta còn thiếu gì người! Ngay ở sát vách này, bà ba Mai San đang chờ ta đến đấy!
Sáng hôm sau, bà hai Vân đến phòng Liên khá sớm. Thấy nàng nằm liệt trên giường, bà đi tới rờ đầu, rờ chân, rồi lay nàng dậy:
- Khí trời đang u ám nặng nề, nằm mãi một chỗ không bệnh cũng sanh bệnh đấy cô em!
Liên tuy giận bà này lắm, nhưng vẫn trả lời tỉnh bơ:
- Dậy cũng chẳng làm gì, cứ nằm dài cho thoả thích!
- Không, chị đến để nhờ em!
- Nhờ gì?
- Em cắt tóc cho chị như kiểu của em, kiểu nữ sinh đại học ấy mà!
- Đầu tóc của chị đang đẹp như vậy, cắt làm gì, vả lại, em không biết cắt!
- Em giấu nghề làm gì, chị tin là em cắt được!
Tuy Liên cầm kéo, lấy lược chải đầu cho bà Hai, nhưng nàng vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy, bà giục nàng:
- Suy nghĩ gì nữa! Cắt đi!
Tiếng kéo bắt đầu kêu loạt soạt, từng lọn tóc đen dài của bà Hai rơi vung vãi trên nền đất. Bà đang hết lời ca ngợi tài nghệ của nàng, đột nhiên bà rùng mình hét lên như bò rống, rồi nằm vật xuống nền đất:
- Cô làm cái j vậy? Cắt đứt một bên tai tôi rồi!
Bà ôm mặt khóc, trong lúc máu cứ tuôn xối xả, ướt đẫm cả vai áo và nhỏ xuống từng giọt. Mặc cho Liên đứng chết trân vì hoảng sợ tột độ, bà đẩy cô ra, rồi đưa tay bịt tai, chạy ù ra vườn. Kẻ ăn người ở trong nhà nghe bà vừa chạy vừa la thét inh ỏi, cũng nhốn nháo chạy theo sau lưng bà, ngơ ngác nhìn cái đầu tóc lạ lẫm của bà.
Người không quan tâm đến sự rủi ro của bà hai là bà ba Mai San. Khi Liên đang quét gom tóc lại và lòng buồn rười rượi vì sự bất cẩn của mình, thì bà Ba dắt con đi vào nhìn nàng, cười tủm tỉm:
- Chị cười gì vậy? - Liên ngơ ngác hỏi.
- Chị ấy à? - Bà nói dõng dạc - Một khi đã thù ghét ai, chị liền cắt đứt tai người ta, rồi liệng cho chó gặm!.
Liên rất đỗi kinh ngạc:
- Chị nói cái j vậy, em thật sự không hiểu!
Bà Ba cười nhạt:
- Có trời mới hiểu nổi em!
- Ý chị muốn nói là tôi cố ý phải không?
Thấy bà Ba vẫn cười, nàng tức quá, vội nằm soài xuống giường, rồi lấy mền phủ kín. Lòng Liên đang nóng như lửa đốt, nàng tự trách móc tại sao lại nhận lời làm việc này, tại sao mình vô ý để gây ra tai hoạ. Ngoài nàng ra, trong nhà này liệu còn có ai tin vào lòng thành của mình?
Trong lúc Liên tự dày vò mình, bà Ba vẫn không buông tha nàng:
- Cái mụ Vân ấy lòng lang dạ sói, em ân hận làm j cho khổ thân. Mụ bị trừng trị như vậy cũng chưa đáng gì so với tội ác của mụ. Em biết không, khi chị và mụ đều mang bầu ba tháng, mụ sai người bỏ thuốc truỵ thai vào chén thuốc của chị, nhưng mạng chị lớn lắm, nên chị không chết và cái thai vẫn lớn. Rồi khi sắp sanh con, vì muốn được sanh con trước, mụ liền bỏ tiền mua thuốc kích thích để chích, nhưng cuối cùng tiền thuốc ấy cũng đi toi: cái thằng Phi Lan con nhà chị ra đời trước con Ức Dung của mụ trên ba tiếng đồng hồ!
Suốt cả ngày hôm đó, Liên đóng chặt cửa. Khi cô hầu Nhi mang trà tới, nàng bảo không cần. Một mình ngồi thừ bên bàn, nàng ngắt từng cánh hoa cúc vò nát, rồi ném xuống đất, nhưng lại sợ dơ nhà, nàng nhặt lên, đem cất vào tủ. Bên ngoài, gió vẫn thổi mạnh. Qua khuôn cửa kiếng, nàng thẫn thờ nhìn ra lùm hoa tím cuối vườn, thấy hoa lá chao đảo, nghiêng ngả. Có tiếng gõ cửa. Tưởng là cô hầu Nhi đem trà lên, nàng bảo không cần, nhưng lại nghe giọng đàn ông vọng vào. Nàng nhận ra tiếng nói của Phi Phố. Có việc gì cậu ta đến đây vào lúc này? Nàng mở cửa, rồi tựa lưng vào tường thở dốc!
- Nghe nói dì bệnh, tôi đến thăm dì!
Vừa nói dứt lời, cậu ngồi fịch xuống ghế, rồi quan sát căn phòng.
- Tôi nghĩ rằng chỗ dì ở có rất nhiều sách, đúng không?
- Một quyển cũng không có, mà cần chi, sách vở đối với tôi bây giờ trở nên vô dụng!
Lại lặng yên kéo dài. Phi Phố đột ngột lên tiếng:
- Dì thích nghe thổi sáo thì phải?
- Trước đây, tôi cũng có một ống sáo trúc - Liên cất giọng buồn rầu - rất tiếc, nó đã mất rồi!
- Dì biết thổi sáo chứ?
- Không biết, định học, nhưng xui xẻo, ống sáo đã bị mất!
Phi Phố an ủi:
- Không sao, tôi sẽ mời bạn mang sáo đến đây dạy dì, dì nghĩ thế nào?
- Cảm ơn, nếu vậy thì còn gì bằng!
Cô hầu Nhi bưng lên hai ly trà, trao tận tay Phi Phố một ly, còn ly kia đặt lên bàn, rồi lặng lẽ rút lui. Liên kêu giật lại:
- Nhi ở lại đây, cậu ấm muốn nói chuyện với mày!
Nàng nhìn Phi Phố mỉm cười, khiến cậu ta đỏ cả mặt:
- Coi bộ dì ác quá!
- Chớ cái cô hầu có vừa gì - Liên phân bua - Lúc nào nó cũng như thám báo, chuyên rình rập, nghe trộm... Một khi có ai vào phòng tôi, nó thường lẩn quất đâu đây để đánh hơi...
Phi Phố cảm thấy Liên hôm nay không được vui bèn kiếm chuyện nói cho khuây khoả.
- Dì à, tôi từ bé rất thích ăn ngọt. Bàn bè tôi nói, phụ nữ cũng thích ăn ngọt.
Liên vẫn không ừ hử, nói năng gì, nàng chỉ cúi đầu, thỉnh thoảng ngẩng lên, nhìn ra ngoài với ánh mắt thẫn thờ, xa vắng. Phi Phố nhắc nàng:
- Dì có nghe tôi nói j không?
Nàng định thần trở lại:
- Ờ, có, có nghe. Cậu nói phụ nữ thích ăn ngọt, đàn ông thích ăn mặn!
- Trời ơi là trời! Đầu óc của dì đang để ở đâu đâu, nên chẳng nghe tôi nói j. Thực sự tôi không hiểu lòng dì nghĩ những gì?
- Tôi cũng vậy, tôi vẫn nghĩ chưa ra những gì đang diễn ra trong lòng cậu?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro