Chương 1: Lan (1)
Sài Gòn, tháng Giêng năm 1964.
Tôi im lặng ngồi trên chiếc lambretta lamboro vẫn còn đôi ba chỗ trống, tranh thủ ngắn nghía những đại lộ phồn hoa đôi hội của đất Sài Thành.
Sài Gòn đẹp, khác hẳn với vùng đất Bạc Liêu mơi tôi sống 18 năm đầu đời. Ở Bạc Liêu, ngoài gia đình những hương thân, chức sắc giàu có nức tiếng như công tử Ba Huy, hay công tử Gióoc Phước dưới miệt thứ Mỹ Tho gần đó, thì đa phần dân đen điều nghèo tơ tả. Bao nhiêu rộng dất, điền trạch điều vào tay người giàu, dân muốn có ăn chỉ có nước thê ruộng rồi làm tả điền cho chủ cả đời để sống.
Tay nắm chặc cái giỏ đệm, trong có quần áo, giấy tời và vài thứ đồ dùng cá nhân, nhớ lời dận của mấy người thân trước lúc lên xe: "Lên đó nhớ cẩn thận, Sài Gòn móc túi ghê lắm".
Người đàn ông ngồi đối diện cũng ngoài năm mươi cũng đương nhìn ngó xe chạy ngoài kia, chợt buôn lời hỏi, bắt chuyện cho chuyến đi bớt phần tẻ ngắt.
-Cô là người dưới miền tây lên dây?
-Dạ, tôi ở Bạc Liêu.
-Dưới đó không sống được sao mà lên Sài Gòn? Thời này binh biến liên miên, thân gái một mình nhắm sống đặng không?
-Cảm ởn bác đã quan tâm, tôi có người quen trong khu Chợ Lớn, giờ vào đó xin việc rồi ở lại nhà người đó làm công.
-Vậy thì tốt, chớ tưởng cô đi một mình, tôi lo dùm.
Chiếc Lambretta lại lịch xịch chạy qua đại lộ mới, tới một ngã tư, thấy có nhiều lính tuần, tôi thất mắt thì được ông bác giải thích:
-Ngã tư vừa rồi là Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, cách đây vàu tháng có một vị hòa thuợng tự thiêu tại đó để phản đối chính quyền đàn áp. Kể lại tôi còn nghe mùi da thịt khét, ghê lắm. Không biết chừng nào mới thật sự tự do...
Xe chạy dọc ra Trần Hưng Đạo, rẽ vào đại lộ Đồng Khánh, đã bắc đầu thấy nhịp sống người Hoa in đâm nơi này. Những mái chùa cổ kính với hình long, phượng cong vút, những dãy phố với lồng dèn đỏ treo cao ngoài cửa và những người phụ nữ mặc áo xẩm đang ngồi một bên sau chiếc mobylete còn bóng nước sơn.
- Cô quen ai trong này, nói coi thử tôi biết không.
- Tôi tới nhà ông Thành.
- Ông Thành nào? Không lẽ ông Thành chủ hiệu buôn Phát Đạt trên đại lộ Khổng Tử gần chợ Bình Tây?
- Dạ phải.
- Trời má ơi, cô là người quen của ông Thành sao? Dân Chợ Lớn này ai không biết ông Thành. Giàu lắm! Kìa, đằng trước, căn nhà bốn tầng có cánh của gỗ màu đỏ là nhà ông Thành, cô chuẩn bị xuống xe đi.
Tôi bước xuống xe, nhẹ mỉm cười từ biệt người bạn đường hiếu khách phương xa. Đứng lóng ngóng trước cửa căn nhà buốn tầng cổ khính, cảm giác choáng ngợp vì sự bề thế trước mặt khiến tôi chần chừ, khoing dám gọi cửa. Nhưng rồi cũng định tâm để nhấn chuông, trước sau gì cũng phải gặp người ta thưa chuyện.
Kính coong...
Hồi chuông của kéo dài, vang vọng bên trong, một người đàn bà khoảng ngoài năm mươi tuổi, dáng người đầy đặn bước ra chào.
-Cô kiếm ai?
-Chào bà, tôi tên Lan, ba má tôi là người quen dưới Bạc Liêu của ông Thành. Tháng trước má tôi có biên thơ lên, xin phép ông Thành cho tôi lên làm công cho nhà và đã được ông Thành chấp thuận, nay tôi tới nhận việc.
- Cô đợi tôi một lát, tôi vào báo lại với ông chủ đã. - Bà ta quay lưng vào nhà, không quên khép kính của gỗ lại, để tôi tần ngần đứng đấy. Nhà người ta giàu, đề phòng cũng đúng.
Đặng vài phút sau, người đàn bà quay ra, gật đầu mỉm cười rồi mời tôi vào nhà. Khép nép đi phía sau, rồi được dẫn vào căn phòng khách rộng rãi, chính giữa để một bộ bàn ghế sơn mài bóng lưỡng, chạm cỗ thinh xảo, cầu kỳ, thứ chỉ thấy trong nhà người giàu có lúc còn ở Bạc Liêu.
-Cô may mắn đó, vì thường ngày cậu hai ra hiệu buôn làm việc, hôm nay chẳng hiểu sao lại mệt trong người nên ở nhà, nhờ vậy mà cô có dịp gặp, khokng phải chờ. - Người đàn bà nói trong khi để tôi nguồi chờ tại phòng khách.
Đặng chừng vài phút sau, trong nhà có người đàn ông bước ra thưa chuyện. Người đàn ông đó tầm trung niên, tuổi chừng ngoài bốn mươi, mặc bộ đồ vest đen bằng vải tuýt được cắt may rất khéo, ông gật đầu chào tôi tồi hỏi chuyện tôi bằng chất giọng trầm, ánh mắt chậm rãi, có phần như đang dò xét đối phương:
- Cô tên là Lan, con của chú Thuận và cô Hồng dưới Bạc Liêu?
- Dạ thưa phải.
- Lần trước chất có gặp cô tại đám ma chú Thuận rồi, nhưng lu bu quá, nên không chuyện vãn dăm ba câu cho biết nhau được. Xin tự giới thiệu, tôi tên Nhân, là con trai trưởng của ông Thành.
- Nhìn ông con cũng nhớ mang máng là có thân quen, chắc cũng có chạm mặt tại đám tang ba con, chỉ là, đông người quá nên không nhớ hết.
- Hai tháng trước, má cô có biên thơ xin ba tôi đặng cho cô làm việc và ở lại nhà.
- Dạ thưa đúng.
- Có việc này tôi muốn nói với cô, mấy năm gần đây, sức khỏe ba tôi không tốt, nên tôi đứng ra quản việc làm ăn lẫn việc trong gia đình. Ba có đưa lá thơ cho tôi coi, dặn dò lỹ rằng chú Thuận là người ơn của ba tôi năm xưa, phải đối đãi với cô như con cháu trong nhà, không có điều gì thất lễ. Nói như vậy, cô phải biết giữa mình và tuôn theo gia quy, nếu không, tôi cũng phạt như bất kỳ một người làm công nào khác.
- Dạ, con hiêu thưa ông.
- Không cần gọi tôi là ông, cứ gọi là cậu Nhân được rồi. Vô học hành đến đâu?
- Dạ năm rồi con vừa đỗ tú tài hai, thành tích cũng khá.
- Tính toán cộng trừ nhân chia, chất không là khí được cô?
- Dạ không thưa cậu.
- Thế thì lạ, con gái ở quê học cao như cô cũng không nhiều, thường toàn thì thành gia lập thất, kiếm tấm chồng tốt đặng gả vào, nương nhờ.
- Con chỉ nghĩ, là đàn bà thì nên học để biết chuyện, có về nhà chồng, mình thuộc thành phần tri thức, nhà người ta cũng trân trọng, cả nể mình hơn. Huống hồ chi xã hội cách tân, nam nữ bình quyền, đàn bà cũng cí thể đi làm lụng, kiếm tiền như cánh đàn ông. Sài Gòn này có nhiều madam là đàn bà nhưng làm vị trí cao đâu kém cạnh đấng mày râu.
Cậu Nhân nghe tôi nói rành rọt, nhíu đôi lông mày rậm lại một chút rồi giãn ra.
- Có ăn có học đúng là có khác, khôn lanh thì dạy việc, giao việc cũng dễ hơn. Nghĩ ngơi vài ngày đi, xong tôi sắp xếp cho ra hiệu buôn phụ, ban đầu làm việc lặt vặt cho quen, sau này thính tiếp. Giờ không còn sớm nữa, cô về phòng cất đồ đạc, tối ăn cơm với nhà. - Đoạn, cậu Nhân quay vào gọi. - Dì Linh à, dẫn Lan về phòng giúp tôi.
Bà Linh, người phụ nữ lúc nãy mở cửa, nhanh nhrj bước vào, quệt tay vô chiếc áo bà ba sẫm màu rồi đứng nghe cậu Nhân dặn việc.
- Dì Lan dẫn cô Lan vào căn nhà khách nhỏ ở dưới nhà, giữa buồng nghủ của gì và con Sen, từ đây Lan sẽ ở đó. Dì chỉ Lan chỗ tấm rửa, thay đồ luôn thể.
Bà Linh gật đầu rồi quay qua tôi, mỉm cười rồi bảo đi theo bà. Chúng tôi ra khu nhà sau khá rộng rãi, gồm nhà bếp và buốn phòng nghủ nhỏ. Cả bốn phần điều hướng về một khoảng sân dùng làm nơi đậu ô tô. Vừa đi, bà Linh vùa dạy tôi vài chuyện liên quan đến gia đình ông Thành.
- Nhà này có bốn lầu, lầu trệt bên dưới là chỗ của tôi và đám người làm, lầu hai có phòng cậu út Trí và vợ chồng cậu Nghĩa, trên lầu ba thì có phòng của cậu hai Nhân, vợ chồng cậu ba Lễ, còn lầu cao nhất là của ông Thành và bà Hương, vợ sau của ông.
- Phòng này từ đây là phòng của cô, phòng tôi kế bên, có chuyện cần giúp thì cứ kiêu. Cô nghỉ ngơi đi, có đi tấm thì nói tôi dẫn. Giờ tôi đi chuẩn bị cơm chiều cho cả nhà, từ giờ phải tập quen làm thêm một phần cho cô.
- Dạ tôi cảm gì, trăm sự này, có điều chi chưa phải phép, mong gì đừng để bụng mà giúp tôi sửa chữa thêm.
Nhìn quanh căn phòng nhỏ mình mới bước vào, mặc dù không lớn, nhưng đây là căn phòng sáng sủa với một chiếc cửa sổ nhìn ra sân sau. Trong phòng bài biện đơn sơ với một cái tủ nhỏ dùm làm noie cất quần áo, tư trang, một chiếc bàn đặc sát vách phòng cùng hai ghế nhỏ. Trong góc phòng là cái giường đơn, trên có trả chiếu hoa và đặc sẵn chăn gối đã xếp ngay ngắn. Bàn làm việc còn có vài tời nhật trình đã cũ, chất là để khách đọc lúc rỗi rãi. Đúng là nhà giàu, người ta luôn chuẩn bị mọi thứ thật sẫn sàn để đón tiếp khách khứa, tránh điều tiếng không hay về cách đối nhân xử thế của mình mà ảnh hưởng đến việc hương buôn.
Đặt quần áo vào tủ xong, tôi ngồi xuống giường, nhìn lạo một lược xung quanh căn phòng này mình sẽ sống. Vậy bắt đầu từ ngày hôm nay, cuộc sống của tôi sẽ gắn liền với căn nhà này cùng những người trong đó. Những năm tháng không bao giời có thể quên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro