Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Lòng dạ đàn bà

Phần dẫn thứ nhất

Giá Rai, Bạc Liêu, năm 1946.

Giữa đêm thanh vắng, mọi vật như đang chìm trong giấc ngủ say, bỗng dưng tiếng chó sủa huyên náo làm nhiều người giật mình tỉnh giấc.

Ông Thuận nghe tiếng chó sủa đằng xa, rồi gần dần và cả con Mực nhà nuôi cũng gầm gừ thì thấy làm lạ.

- Giờ này mà còn ai tới tìm, chắc cũng không phải chuyện gì lành, không phường trộm cướp cũng kiếm chuyện sanh sự.

Ông quay qua nhìn bà vợ đang nằm ngủ ngon lành cạnh bên.

- Thiệt cái thứ đàn bà vô tâm, có cháy nhà đến nơi cũng chẳng biết.

Tiếng chó sủa ngày một rối rít hơn, rồi lộc cộc, lộc cộc, tiếng ai đó gõ vào cánh cửa gỗ, vẳng xa xa như vọng về từ cõi hư vô. Ông Thuận nuốt nước miếng đánh ực, miệng lầm rầm đọc câu “nam mô a di đà phật” tự trấn an mình. Ông lay vợ.

- Bà… dậy coi. Có ai gõ cửa thì phải.

Bà Hồng mắt nhắm mắt mở, giọng cáu cẳng vì bị đánh thức khi đang say giấc, quay qua nhằn chồng.

- Ai đâu mà gõ cửa giờ này. Đàn ông gì mà nhát như thỏ đế.

Rồi tiếng chó sủa lại rền vang, lọt thỏm trong đó là tiếng cửa gỗ kêu lộc cộc, lẫn tiếng người nghe mơ hồ lắm.

- Có… có người kêu cửa kìa ông. Tui vừa nghe tức thời. Ông ra coi sao đi ông…

Mặc dầu vẫn đang còn hoảng sợ, nhưng cái câu “đàn ông nhát như thỏ đế” của vợ lại thúc ông xuống giường, lọ mọ ra khỏi phòng rồi bước xuống phòng khách.

Con Mực nghe tiếng chân chủ, vội quay đầu lại, chạy tới gần bên ông, vừa sủa, vừa hướng về phía cửa nhà như báo hiệu có người ngoài đấy.

- Mực! Im coi, để tao nghe có ai gọi không.

Ông căng tai ra nghe ngóng, con Mực vô tri vẫn cứ sủa rền, kiểu mừng rỡ vì vừa lập công, báo tin cho chủ biết có kẻ lạ đến nhà.

Có tiếng đàn bà đang kêu, nhỏ, nhưng ma mị.

- Làm ơn… mở cửa cho tôi… làm ơn.

Đúng là có người ngoài đấy, dù sợ, ông Thuận vẫn ráng lại cửa, lộc cộc mở khóa, kéo cây gỗ chắn ngang để ghé mắt nhìn ra ngoài. Trong ánh sáng nhờ nhợ của ánh trăng soi, một người đàn bà tóc tai rũ rượi, sũng nước đang đứng dựa vào cửa, thần sắc ra chiều mệt mỏi, thảm thương.

- Ông… làm ơn mở cửa cho tôi vào, tôi bị cướp…

Nói được nhiêu đó thì người đàn bà ngất xỉu, nằm sóng soài trước thềm cửa nhà ông.

Những năm binh biến, nạn cướp bóc hoành hành, không ít người đi đường trở thành nạn nhân của chúng. Vài năm trước vợ chồng ông cũng đã gặp trường hợp tương tự, nên biết mình cũng chẳng phải gặp ma quỷ gì, ông Thuận gọi với lên lầu kêu vợ xuống, phụ một tay dìu người đàn bà bất hạnh vào nhà chăm sóc.

Ngoài đường ánh trăng soi thứ ánh sáng vằng vặc xuống cả con đường mòn đầy sỏi đá. Tiếng chó sủa đã dừng, thay bằng tiếng tru kéo dài trong đêm thê lương.

Phần dẫn thứ nhì

Con bé đương ngồi lui cui trong phòng, chăm chú viết lên cuốn tập nhỏ dưới cái ánh sáng tù mù của cây đèn hột vịt.

Ngoài cửa có tiếng bước chân tới gần.

Nó đưa mắt nhìn người đàn bà đang ngồi ở góc phòng, cầu cứu.

Nhưng bà ta cũng vội quay mặt đi.

Con bé như một thói quen hoảng loạn, vội vã đưa tay che lấy vùng kín của bản thân.

Tiếng cửa kẽo kẹt mở ra, gã bước vào, ngon ngọt.

- Lại đây rồi lát tao cho tiền mua kẹo ăn.

Con bé sợ hãi, bất động.

Gã lại tiến tới gần hơn, đưa tay vuốt dọc sống lưng nó, làm nó gai lạnh.

Người đàn bà quay mặt đi, tránh nhìn những gì đang xảy ra trước mắt.

Khốn nạn quá!

Hồi sau, bà ta nghe tiếng gã hì hục ở phòng bên.

Nước mắt bà rơi.

Nước mắt con bé cũng rơi dưới sức nặng của gã đương đè lên người đó.

Đêm oằn người vì tiếng thở dài và những giọt nước mắt.

Còn t

iếp

TẶNG QUÀ GỬI LỜI CẢM ƠN

anhnam21  - Cấp 1 [ được Cảm Ơn 0 lần trong 3 Bài Viết ] Thời Gian: Thứ 3, 11/12/2012, 14:10 | Bài Thứ 2

Chương 1 : Lan

Sài Gòn, tháng Giêng năm 1964.

Tôi im lặng ngồi trên chiếc xe lambretta lambro vẫn còn 3, 4 chỗ trống, tranh thủ ngắm nghía những đại lộ đô hội của đất Sài Gòn.

Sài Gòn đẹp, khác hẳn với vùng đất Bạc Liêu nơi sống 18 năm đầu đời. Ở Bạc Liêu, ngoài gia đình những hương thân, chức sắc giàu có nứt tiếng như công tử Ba Huy , hay công tử Gioóc Phước dưới miệt Mỹ Tho gần đó, thì đa phần dân đen đều nghèo tơi tả. Bao nhiêu ruộng đất, điền trạch đều vào tay người giàu, dân muốn có ăn chỉ có nước thuê ruộng rồi làm tá điền cho chủ cả đời để sống.

Tay nắm chặt cái giỏ đệm, trong có quần áo, giấy tờ và vài thứ đồ dùng cá nhân, nhớ lời dặn của mấy người thân trước lúc lên xe. “Lên đó nhớ cẩn thận, Sài Gòn móc túi ghê lắm.”

Người đàn ông ngồi đối diện chừng ngoài năm mươi cũng đương nhìn ngó xe chạy ngoài kia, chợt buông lời hỏi, bắt chuyện cho chuyến đi bớt phần chóng vánh.

- Cô người ở đâu lên đây?

- Dạ, tôi ở Bạc Liêu.

- Dưới đó không sống được sao mà lên Sài Gòn? Thời này binh biến liên miên, thân gái một mình nhắm sống đặng không?

- Cảm ơn bác đã quan tâm, tôi có người quen trong khu Chợ Lớn, giờ vào đó xin việc rồi ở lại nhà người ta làm công.

- Vậy thì tốt, chớ tưởng cô đi một mình, tôi lo giùm.

Chiếc lambretta lại lịch xịch chạy qua vài đại lộ mới, tới một ngã tư, thấy có nhiều lính tuần, tôi thắc mắc thì được ông bác giải thích.

- Ngã tư vừa rồi là Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng , cách đây vài tháng có một vị hòa thượng tự thiêu tại đó để phản đối chính quyền đàn áp. Kể lại mà tôi còn nghe mùi da thịt khét, ghê lắm. Không biết chừng nào mới thật sự tự do…

Xe chạy dọc ra Trần Hưng Đạo, rẽ vào đại lộ Đồng Khánh đã bắt đầu thấy nhịp sống người Hoa in đậm nơi này. Những mái chùa cổ kính với hình long, phượng cong vút, những dãy phố với lồng đèn đỏ treo cao ngoài cửa và những người phụ nữ mặc áo xẩm đang ngồi một bên sau chiếc mobylette còn bóng nước sơn.

- Cô quen ai trong này, nói coi thử tôi biết không.

- Tôi tới nhà ông Thành.

- Ông Thành nào? Không lẽ ông Thành chủ hiệu buôn Phát Đạt trên đại lộ Khổng Tử gần chợ Bình Tây?

- Dạ phải.

- Trời mẹ ơi, cô là người quen của ông bá Thành sao? Dân Chợ Lớn này ai mà không biết ông Thành. Giàu lắm! Kìa, đằng trước, căn nhà 4 tầng có cánh cửa gỗ màu đỏ là nhà ông Thành, cô chuẩn bị xuống xe đi.

***

Tôi bước xuống xe, nhẹ mỉm cười từ biệt người bạn đường hiếu khách phương xa. Đứng lóng ngóng trước cửa căn nhà 4 tầng cổ kính, cảm giác choáng ngợp vì sự bề thế trước mặt khiến tôi chần chừ không dám gọi cửa. Nhưng rồi cũng định tâm để nhấn chuông, trước sau gì cũng phải gặp mặt người ta thưa chuyện.

Kíng coong…

Hồi chuông cửa kéo dài, vang vọng vào bên trong, lúc sau, một người đàn bà khoảng ngoài năm mươi tuổi, dáng người đầy đặn bước ra chào.

- Cô kiếm ai?

- Chào bà, tôi tên Lan, ba má tôi là người quen dưới Bạc Liêu của ông Thành. Tháng trước má tôi có biên thơ lên, xin phép ông Thành cho tôi lên làm công cho nhà và đã được ông Thành chấp thuận, nay tôi tới nhận việc.

- Cô đợi cho một lát, tôi vào báo lại với ông chủ đã. - Bà ta quay lưng vào nhà, không quên khép cánh cửa gỗ lại, để tôi tần ngần đứng đấy. Nhà người ta giàu, đề phòng cũng đúng.

Đặng vài phút sau, người đàn bà quay ra, gật đầu mỉm cười rồi mời tôi vào nhà. Khép nép đi phía sau, tôi được dẫn vào căn phòng khách rộng rãi, chính giữa để một bộ bàn ghế sơn mài bóng lưỡng, chạm trỗ tinh hoa cầu kì, thứ chỉ thấy trong nhà những người giàu có lúc còn ở Bạc Liêu.

- Cô may mắn đó, vì thường ngày cậu hai hay ra hiệu buôn làm việc, hôm nay chẳng hiểu sao lại mệt trong người nên ở nhà, nhờ vậy mà cô có dịp gặp, không phải đợi chờ. – Người đàn bà nói trong khi để tôi ngồi chờ tại phòng khách.

Đặng chừng vài phút sau, trong nhà có người đàn ông bước ra thưa chuyện. Người đó tầm trung niên, tuổi chừng ngoài bốn mươi, mặc bộ đồ vest đen bằng vải tuýt được cắt may rất khéo, ông gật đầu chào rồi hỏi chuyện tôi bằng chất giọng trầm, ánh mắt chậm rãi, có phần như đang dò xét đối phương.

- Cô tên là Lan, con của chú Thuận và cô Hồng dưới Bạc Liêu?

- Dạ thưa phải.

- Lần trước chắc có gặp cô tại đám ma chú Thuận rồi, nhưng lu bu quá, nên không chuyện vãn dăm ba câu cho biết nhau được. Xin tự giới thiệu, tôi tên Nhân, là con trai trưởng của ông Thành.

- Nhìn ông, con cũng nhớ mạng mạng là có thân quen, chắc cũng có chạm mặt tại đám tang cha, chỉ là, đông người quá nên không sao nhớ hết.

- Hai tháng trước, má cô có biên thơ xin cha tôi đặng cho cô lên đây làm việc và ở lại nhà.

- Dạ thưa đúng.

- Có việc này tôi muốn nói với cô, mấy năm gần đây, sức khỏe cha tôi không tốt, nên tôi đứng ra quản việc làm ăn lẫn việc trong gia đình. Cha có đưa lá thơ cho tôi coi, dặn dò rất kỹ rằng chú Thuận là người ơn của cha năm xưa, phải đối đãi với cô như con cháu trong nhà, không được có điều gì thất lễ. Nói như vậy, nhưng khi bước chân vào làm việc và sống ở đây, cô phải biết giữ mình và tuân theo gia quy, nếu không, tôi cũng phạt như bất kỳ một người làm công nào khác.

- Dạ, con hiểu thưa ông.

- Không cần gọi tôi là ông, cứ gọi là cậu Nhân được rồi. Cô học hành đến đâu?

- Dạ năm rồi tôi vừa đỗ tú tài hai, thành tích cũng khá.

- Tính toán cộng trừ nhơn chia, chắc không làm khó được cô?

- Dạ không, thưa cậu.

- Thế thì lạ, con gái ở quê mà học cao như cô cũng không nhiều, thường thì toàn lo thành gia lập thất, kiếm tấm chồng tốt đặng gả vào, nương nhờ.

- Con chỉ nghĩ, là đàn bà thì cũng nên học để biết chuyện, có về nhà chồng, mình thuộc thành phần trí thức, nhà người ta cũng trân trọng, cả nể mình hơn. Huống hồ chi xã hội cách tân, nam nữ bình quyền, đàn bà cũng có thể đi làm lụng, kiếm tiền như cánh đàn ông. Sài Gòn này có nhiều madam là đàn bà nhưng làm vị trí cao đâu kém cạnh đấng mày râu.

Cậu Nhân nghe tôi nói rành rọt, nhíu đôi lông mày rậm lại một chút rồi giãn ra.

Còn tiếp

TẶNG QUÀ GỬI LỜI CẢM ƠN

anhnam21  - Cấp 1 [ được Cảm Ơn 0 lần trong 3 Bài Viết ] Thời Gian: Thứ 3, 11/12/2012, 14:12 | Bài Thứ 3

- Có ăn học đúng là có khác, khôn lanh thì tôi dạy việc, giao việc cũng dễ hơn. Nghỉ ngơi vài ngày đi xong tôi sắp xếp cho ra hiệu buôn phụ, ban đầu làm việc lặt vặt cho cho quen, sau này tính tiếp. Giờ không còn sớm nữa, cô về phòng cất đồ đạc, tối ăn cơm với mọi nhà. – Đoạn, cậu Nhân quay vào trong gọi. – Dì Linh à, ra dẫn Lan về phòng giúp tôi.

Bà Linh, người phụ nữ lúc nãy mở cửa, nhanh nhẹn bước vào, quệt tay vô chiếc áo bà ba sẫm màu rồi đứng nghe cậu Nhân dặn việc.

- Dì Linh dẫn cô Lan vào căn phòng khách nhỏ ở nhà dưới, giữa buồng ngủ của dì và con Sen, từ đây Lan sẽ ở đó. Dì chỉ Lan chỗ tắm rửa, thay đồ luôn thể.

Bà Linh gật đầu rồi quay qua tôi, mỉm cười bảo đi theo bà. Chúng tôi ra khu nhà sau khá rộng rãi, gồm nhà bếp và 3 phòng ngủ nhỏ. Cả ba phòng đều hướng về một khoảng sân dùng làm nơi đậu xe ô-tô. Vừa đi, bà Linh vừa dạy tôi vài chuyện liên quan đến gia đình ông Thành.

- Nhà này có bốn tầng, tầng trệt bên dưới là chỗ ở của tôi và đám người làm, tầng hai phòng của cậu út Trí và vợ chồng cậu tư Nghĩa, trên tầng ba thì có phòng của cậu hai Nhân, vợ chồng cậu ba Lễ, còn tầng cao nhất là của ông Thành và bà Hương, vợ sau của ông.

Bà Linh mở cửa căn phòng nhỏ.

- Phòng này từ đây là phòng của cô, phòng tôi kế bên, có chuyện cần giúp thì cứ kêu. Cô nghỉ ngơi đi, có đi tắm thì nói tôi dẫn. Giờ tôi đi chuẩn bị cơm chiều cho cả nhà, từ giờ phải tập làm quen thêm 1 phần cơm cho cô.

- Dạ, tôi cảm ơn dì, trăm sự sau này, có điều chi chưa phải phép, mong dì đừng để bụng mà giúp tôi sửa chữa thêm.

Nhìn quanh căn phòng nhỏ mình mới bước vào, mặc dù không lớn, nhưng đây là căn phòng sáng sủa với một cửa sổ nhìn ra sân sau. Trong phòng bày biện đơn sơ với một tủ gỗ nhỏ dùng làm nơi cất quần áo, tư trang, một chiếc bàn đặt sát vách phòng cùng hai ghế nhỏ. Trong góc phòng là chiếc giường đơn trên có trải chiếu hoa và đặt sẵn chăn gối đã xếp ngay ngắn. Bàn làm việc còn có vài tờ nhật trình đã cũ, chắc là để khách đọc lúc rỗi rãi. Đúng là nhà giàu, người ta luôn chuẩn bị mọi thứ thật sẵn sàng để đón tiếp khách khứa, tránh để điều tiếng không hay về cách đối nhân xử thế của mình mà ảnh hưởng đến việc thương buôn.

Đặt quần áo vào tủ xong, tôi ngồi xuống giường, nhìn lại một lượt chung quanh căn phòng sau này mình sẽ sống. Vậy là bắt đầu từ ngày hôm nay, cuộc sống của tôi sẽ gắn liền với căn nhà này cùng những người trong đó. Những năm tháng không bao giờ có thể quên.

***

Lan tắt vòi nước, dùng khăn bông trắng tinh vừa được đưa cho để lau cơ thể. Làn da con gái trắng ngần không kém gì chiếc khăn đang ve vuốt trên đấy. Thứ hương thơm thoang thoảng của bánh savon đắt tiền bám riết trên cơ thể khiến cô có cảm giác thật lạ. Cảm giác của sự giàu sang mà mười mấy năm qua Lan chưa một lần trải nghiệm. Bước ra khỏi phòng tắm, ngày đầu tiên sống tại gia đình giàu có, tiếng tăm và quyền lực được xếp nhất nhì khu Chợ Lớn cũng không có gì đặc biệt. Cả buổi chiều cô ngồi trong phòng đọc qua mấy tờ nhật trình cũ, người ta viết gì đó về biểu tình, về cách tân, về thay đổi trong chính quyền sau đảo chính năm rồi. Thứ ấy, với những người đàn bà như Lan, có lẽ không hấp dẫn bằng mẫu tin phấn son mới nhập về ở một tiệm buôn nào đó.

Khoảng chạng vạng, trước giờ cơm chiều, bà Linh sang phòng Lan, bảo cô đi cùng đem cơm lên cho ông Thành, sẵn tiện để ông gặp hỏi chuyện. Đấy là ý của cậu hai.

Bà Linh bưng mâm cơm nhỏ, trên có ba món ăn, một chén cơm và một đôi đũa lên tầng cao nhất của ngôi nhà. Nhìn thấy cách bày trí trên mâm cơm, Lan hỏi.

- Sao ông Thành không ăn cùng mọi người bên dưới?

- Ông Thành mắt đã kém, sức khỏe lại yếu, đi đứng không tiện nên mỗi ngày tôi đều đem cơm lên tận phòng cho ông.

- Vậy sao ông Thành không ở dưới đất, mà lại ở trên cao, mắc công mỗi lần dì Linh lại phải đem lên tận mấy tầng lầu?

- Đấy là ý ông Thành.

Khi tới căn phòng cuối cùng trên tầng bốn, bà Linh gõ vào cánh cửa gỗ.

- Anh Thành, tôi đem cơm chiều lên cho anh.

- Linh vào đi. – Bên trong vọng ra tiếng đàn ông trả lời. Giọng trầm và hơi yếu, thoạt nghe qua rất giống giọng cậu Hai.

Vừa chạm chân vào cửa phòng, Lan nghe xộc vào khứu giác mùi nhang trầm nồng nặc. Trước mặt cô là căn phòng rộng, góc phòng đặt chiếc giường ngủ làm bằng gỗ, nước gỗ sáng bóng, bên trên có lót nệm. Cạnh giường là chiếc tủ nhỏ hai ngăn kéo có một chiếc máy hát đĩa than bên trên, loại máy mà chỉ những người giàu có, lắm tiền thừa của mới dám sắm trong nhà vào thời đó. Chính giữa có bộ bàn ghế kiểu Trung Hoa, được trạm trổ công phu, khảm lên những hình thù long phụng quấn quanh chân bàn, ghế, nhìn đẹp mắt vô cùng.

Ngồi tại một trong bốn chiếc ghế đặt quanh bàn, là người đàn ông ngoài sáu mươi, tóc bạc hơn nửa đầu, thân hình vừa phải, ông mặc bộ đồ Tàu màu trắng, tay vịn chiếc gậy long đầu. Mặt hơi cuối xuống nên nhìn không rõ dung nhan.

- Dạ, con chào ông Thành.

Nghe tiếng Lan chào, ông Thành ngẩng mặt lên nhìn cô, lúc này đây, Lan mới có thể thấy rõ diện mạo ông, da dẻ hồng hào, khuôn mặt phúc hậu. Nhưng khi nhìn vào mắt ông, Lan giật mình vì những gì trong thấy. Đôi mắt ông Thành chỉ có một màu trắng đục như màn sương mờ ảo, nhìn kỹ lắm mới thấy bên trong có hai nhãn cầu màu đen vẫn chầm chậm di chuyển. Ông Thành đưa đôi mắt mờ đục của mình hướng về phía Lan.

- Con là Lan phải không?

- Dạ phải, thưa ông.

- Lần trước, khi cha con mất, sức khỏe ông yếu quá, không về dự đám ma được, nên đã nhờ thằng hai Nhân về dự và thưa chuyện với má con. Má con vẫn mạnh khỏe chứ.

- Dạ nhờ ơn Trời, sức khỏe má vẫn tốt, nhưng dạo này trái gió trở trời, lâu lâu bà cũng hay nhức đầu, cảm mạo thông thường.

- Con ráng dặn má giữ gìn sức khỏe. Khi nhận được thơ của má con biên cho, nói muốn xin cho con lên đây làm, ông đã có ý mời má con lên đây sống luôn, nhưng bà nhất quyết không chịu, muốn ở lại lo hương hỏa, mộ phần của cha con. Cha và má con là người ơn của ông, nếu ngày đó họ không cứu ông thì chắc chắn không có ông Thành của ngày hôm nay. Lúc đó ông bị cướp trên đường đi buôn, bị đâm một nhát rồi giựt toàn bộ tiền hàng chạy mất. May nhờ có hai người mở cửa cho ông vào vào nhà và chăm sóc, không thì ông đã bỏ mạng giữa đồng không mông quạnh.

Ông Thành chớp chớp đôi mắt, như cố nhớ về những ngày tháng xưa cũ, khi vẫn còn đích thân đi buôn từng chuyến hàng kiếm chút tiền còm lo cho gia đình. Ấy vậy thắm thoát đã hơn ba mươi năm trời. Ông hỏi thăm Lan thêm vài chuyện dưới quê rồi bảo cô xuống nhà ăn cơm cùng mọi người, còn ông ở lại bên mâm cơm đơn quạnh và mớ kỷ niệm xa xưa.

Khi Lan rời khỏi, vừa lúc quay mặt lại, Lan mới thấy trong phòng còn có thêm một chiếc bàn thờ đang nghi ngút khói hương, do được đặt sát vách tường có cửa ra vào nên ban nãy Lan không nhìn thấy. Mùi nhang trầm mà cô ngửi cũng từ đấy mà phát ra. Chiếc bàn thờ cổ kính, trên đặt bộ lư đồng, một bình hoa vẫn còn tươi thắm và chỉ có một bức di ảnh duy nhất, hình một người phụ nữ sang trọng, có khuôn mặt thanh tao, hiền lành. Lan đoán đó là bà chủ trước, vợ lớn ông Thành.

Nhìn vào ảnh người quá cố, Lan bỗng thấy sống lưng gai lạnh. Cô quay lại nhìn, thấy chiếc rèm cửa màu đỏ như máu bên cửa sổ đang phất phơ bay, dù trời đứng gió. Ánh mắt người trong ảnh như vẫn dán chặt vào Lan. Trên đường xuống nhà dưới, bà Linh nói cho nghe vài chuyện về ông Thành.

- Mắt của ông chủ bị kéo màn. Bây giờ ông nhìn cái gì cũng mờ mờ. Bệnh tuổi già thôi. Tội cái ông mới ngoài sáu mươi, nhưng do hồi trẻ làm lụng vất vả để gầy dựng cơ ngơi này nên bây giờ sức khỏe kém lắm. Còn cái bàn thờ đó, là bàn thờ của bà chủ quá cố, bà Dung. Mặc dù cô Dung mất đã gần hai mươi năm nay, nhưng chưa có ngày nào ông quên cô. Ông muốn đặt bàn thờ cô trong phòng mình để cảm thấy lúc nào cô cũng bên ông, và nhất quyết không chịu dọn đi căn phòng nào khác ngoài căn phòng trước đây hai người từng sống.

Đọc Tiếp Tại :

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: