lonely llnnpl
Câu 1: khái niệm và bản chất nhà nước.( câu 6 T21)
a. Khái niệm:Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong xã hội chủ nghĩa.
b. Bản chất của nhà nước:Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mac – LeNin, nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt: có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
bản chất của nhà nước thể hiện dưới hai đặc tính cơ bản:
- tính giai cấp của nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ quyền lợi của giai cấp nào?
Trong các xã hội bóc lột ( xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên ba mặt: KT, chính trị và tư tưởng.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm bảo vệ lợi ích của chính giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.
Vì vậy, nhà nước tồn tại với hai tư cách: một là, bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, hai là, tổ chức quyền lực công – tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật, vừa là người bảo đảm các quyền của công dân được thực thi.
- Tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế – xã hội của nhà nước.
Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn thể xã hội, ví dụ:
+ Nhà nước giải quyết các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường; phòng chống thiên tai, địch hoạ; về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác...
+ Bảo đảm trật tự chung – bảo đảm các giái trị chung của xã hội để tồn tại và phát triển.
Như vậy, vai trò về kinh tế – xã hội là thuộc tính khách quan, phổ biến của nhà nước. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cụ thể và thực hiện vai trò đó không giống nhau giữa các nhà nước khác nhau.Vai trò và phạm vi hoạt động của nhà nước phụ thuộc váo từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của mỗi nhà nước, song phải luôn tính đến hiệu quả hoạt động của nhà nước.
-Để hoạt động có hiệu quả, nhà nước phải chọn lĩnh vực hoạt động nào là cơ bản, cần thiết để tác động. Bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước sẽ mang lại hậu quả xấu cho xã hội. Vì vậy, vai trò của nhà nước chỉ nên hoạt động và quản lý trên 5 lĩnh vực sau đây:
+ Ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật;
+ Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô và điều tiết, điều phối các chính sách kinh tế xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường;
+ Đầu tư, cung cấp hàng hoá và các dịch vụ xã hội cơ bản ( cấp phép, kiểm dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực....)
+ Giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và rễ bị tổn thương trong xã hội ( người già, trẻ em, người tàn tật,... )
+ Hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông; phòng chống thiên tai, bão lụt...
+ ngày nay, các nước trên thế giới đều chú ý quan tâm nhiều đến vai trò xã hội của nhà nước, vì sự tồn vong của cộng đồng xã hội.
Câu 2: những đặc trưng cơ bản của nhà nước ( câu 7 T23 )
Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản;
a. Nhà nước phân chia lãnh thổ theo các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ.
Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính - lãnh thổ, quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo....
b. Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế ( quân đội, cảnh sát, nhà tù...) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quyền lực này như: tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc... ( Việt Nam )
c. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình;
- Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài.
d. nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo:
- nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế;
- Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí toàn xã hội, buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo;
- Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành và áp dụng pháp luật;
e. nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
- Để duy trì bộ máy nhà nước .
- Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Giải quyết các công việc chung của xã hội.
Qua năm đặc trưng trên nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khác ( đảng phái chính trị, đoàn thanh niên, hiệp hội... ), đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc ( trong công xã nguyên thuỷ ). Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có được.
Câu 3 vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị. ( Câu 36 T62 )
Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị
Hệ Thống chính trị
ĐCSVN
Nhà Nước
Tổ chức chính trị – xã hội
( Mặt Trận Tổ Quốc )
Lập Pháp
( Quốc Hội )
Hành Pháp
( Chính Phủ )
Tư Pháp
(Toà án, Viện kiểm sát)
- ĐCVN là hạt nhân của hệ thống chính trị;
- Nhà nước – là tổ chức quyền lực của toàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội;
- Mặt trận tổ quốc – là liên minh chính trị của các tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Câu 4. Nhà nước pháp quyền là gì?. ( Câu 44 T72 )
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo một cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý KT – Xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật, mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước.
Điểm qua tư tưởng của một số học giả về nhà nước pháp quyền trong lịch sử:
+ Thời cổ đại hy lạp đã xác lập thiết chế nhà nước dân chủ nhân daanmang tính pháp quyền. Tổ chức bộ máy nhà nước lúc đó gồm: Đại hội nhân dân; hội đông 400 ( ở Aten lúc bấy giờ tồn tại 4 bộ tộc, mỗi bộ tộc cử 100 Đại biểu vào hội đồng ) và toà án nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều đảng cấp;
+ Platon ( năm 427 – 374 trước công nguyên ) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật và cho rằng nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu toà án không được tổ chức một cách thoả đáng;
+Aristote ( năm 384 – 332 trước công nguyên ) thì khẳng định yếu tố cơ bản cấu thành phẩm chất chính trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền;
+Cieron ( năm 106 – 43 ) yêu cầu tất cả mọi người đều phải dưới hiệu lực của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo luật do con người làm ra phair phù hợp với quyền tự nhiên của con người;
+ Locke ( năm 1632 – 1704 ) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ quyền lực nhà nước là của nhân dân. Ông luận giải; nguồn gốc và bản chất của nhà nước, quyền lực của nhà nước xuất phát từ quyền tự nhiên của con người, quyền con người là quyền tối cao và bất khả xâm phạm. Quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu là những giá trị chủ đạo của quyền con người. Để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, mọi người sống trong xã hội thoả thuận lập ra chính quyền có quyền lực chung để bảo vệ quyền tự nhiên của con người. Chính quyền chính là sự uỷ quyền của mọi thành viên trong xã hội.
Locke đưa ra 3 kết luận:
Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân ;
Nhà nước – Xã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một “ khế ước xã hội “ trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho quyền lực nhà nước;
Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xaxc định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước .
Montesquieu ( những năm 1698 -1755 ) đã khẳng định: nếu như quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan thì con người sẽ không có tự do. Nếu quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì toà án sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị huỷ diệt.
Ngoài ra còn có nhiều nhà tư tưởng về nhà nước pháp quyền khác như Roussou ( năm 1712 – 1778 ); Kant ( 1724 – 1804 ); Heeghen ( 1770 – 1831 ) và tiếp đó là nhà tư tưởng vĩ đại là C.Mac và Ph.Anghen.
Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin ( tháng 9 – 1991 ) với sự tham gia của 40 nước, đã đưa ra 1 quan niệm chung về nhà nước pháp quyền: “ nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người và bảo đảm cho công dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoài hiến pháp và pháp luật đã quy định.
Trong hệ thống pháp luật thì hiến pháp giữ vị trí tối cao và nố phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tự do và quyền công dân”. Qua khái niệm trên, có thể thấy nhà nước pháp quyền gồm hai yếu tố:
+ Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
+ Pháp luật phải xuất phát và bảo đảm các quyền của công dân
Câu 5. Nội dung cơ bản của vấn đề xây dụng nhà nước pháp quyền Việt Nam. ( Câu 46 T77 )
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn gắn chặt với nhau. Nói đến tư tưởng nhà nước pháp quyền thường nói đến hai bộ phận chính:
§ Sự hiện diện của một tổ chức công quyền và nó phải dựa trên nền tảng pháp luật để duy trì công quyền.
§ Pháp luật được công quyền thừa nhận, sử dụng như một công thức cai trị, quản lý có giá trị phổ biến và có hiệu lực bắt buộc.
Tư tưởng coi pháp luật là một phương thức cai trị đã hình thành từ thời cổ đại. Ngày nay học thuyết về nhà nước pháp quyền đã có một nội dung rất phong phú.
Nhà nước pháp quyền là một chế độ nhà nước trong đó pháp luật có vai trò thống trị, là một phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị và những mối quan hệ qua lại giữa nó với các cá nhân trong xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật, song không phải nhà nước đứng trên pháp luật. Ngược lại, nhà nước ( bộ máy nhà nước ) phải tuân thủ pháp luật trong toàn bộ các hoạt động của mình.
Một nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi có những tiêu chuẩn sau:
· Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai trò tối cao. Mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phải tuân thủ pháp luật và bình đảng trước pháp luật, pháp luật phải công bằng, phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động;
· Công dân có trách nhiệm với nhà nước và ngược lại nhà nước cuãng có trách nhiệm đối với công dân;
· Trong một nhà nước mà các quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng, có mối liên hệ và kiểm tra lẫn nhau;
· Nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện tận tâm các cam kết, các nghĩa vụ xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó tham gia ký kết hay gia nhập. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt kinh tế – văn hoá – xã hội bằng pháp luật.
Mọi chủ thể ( kể cả nhà nước ) đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Học thuyết về nhà nước pháp quyền là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phù hợp với điều kiện khách quan của xã hội Việt Nam và xu thế chung của thế giới nhằm mục đích:
+ Chuyển nền kinh tế việt nam sang nền kinh teesthij trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; mở rộng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng mối quan hệ bình đằng, qua lại giữa nhà nước và công dân.
+ Mở rộng việc giáo lưu, hợp tác mọi mặt với nước ngoài.
Câu 6. Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác( pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính ytrij, pháp luật với đạo đức) Được thể hiện như thế nào. ( Câu 51 T84 )
- Pháp luật với kinh tế.
§ Pháp luât thuộc một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng.
§ Cũng như nhà nước, pháp luật sinh ra trên cơ sở của hạ tầng, do cơ sở ạ tầng quyết định. Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật: quy định nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật. Do đó, pháp luật không thể cao hơn trình độ kinh tế hiện có.
§ Pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế: pháp luật sinh ra từ các điều kiện, tiền kinh tế và được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội thì sẽ tác động tích cực đến sự phát triển và sự vận hành của cả nền kinh tế. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế hoặc làm triệt tiêu nền kinh tế.
- Pháp luật với chính trị:
§ Pháp luật phản ánh các yêu cầu của kinh tế không trực tiếp mà thông qua chính trị, bởi vì:
§ Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp dân tộc trong tổ chức hoạt động của nhà nước ( phương hướng, nhiệm vụ, hình thức, nội dung hoạt động ):
Chính trị thể hiện ở đường lối, chính sách cương lĩnh của các tổ chức, đảng phái, trong đó quan trọng nhất là đường lối của đảng cầm quyền cũng như đường lối chính trị có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Ngược lại pháp luật làm cho đường lối, chinh sách của đảng cdaamf quyền trở thành ý chí của nhà nước, của các tầng lớp giai cấp khác, cho nên chính trị là sự biểu thị các mối quan hệ giai cấp.
Vì vậy, trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện ý trí của giai cấp cầm quyền và cũng vừa là hình thức biểu hiện của chính trị ( ghi nhận yêu cầu, nội dung chính tri). Có thẻ nói chính trị ( đường lối, chính sách của đảng ) là linh hồn của pháp luật. Pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách của đảng cầm quyền thành ý chí của nhà nước .
- Pháp luật với đạo đức:
§ Đạo đức là hệ thống những quy phạm mang tính chất đánh giá của một giai cấp, một dân tộc về những giá trị tinh thần của con người trong xã hội như: thiện, ác, tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, sự công bằng, lẽ phải, khen chê… vì thế, các quy phạm đạo đức tồn tại thành văn, mà không mang tính quyền lực chính trị. Cho nên, những hành vi vi phạm đạo đức chỉ bị phê phán về mặt xã hội, mà không phải thực hiện sự cưỡng chế nhà nước .
§ Pháp luật là chuẩn mực lý tưởng và bắt buộc hành vi, tồn tại dưới dạng thành văn, mang dấu hiệu quyền lực chính trị ( do nhà nước ban hành ). Do vậy, đạo đức và pháp luật là mối quan hệ bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, có những nhóm quan hệ thuộc sự điều chỉnh của pháp luật mà không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm đạo đức, song cũng có nhiều quy phạm đạo đức đồng thời là quy phạm pháp luật. Pháp luật luôn luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền.
§ Tuy nhiên, pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các quy phạm đạo đức khác trong xã hội. Ngoài những mối quan hệ trên, pháp luật còn có mối quan hệ với các quy phạm khác như: với các tập quán xã hội, các quy phạm của các tổ chức xã hội khác…
Câu 7. Hình thức pháp luật (Hinhf thức bên trong, hình thức bên ngoài). ( Câu 52 T86 )
- Hình thức pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là phương thức tồn tại thực tế của pháp luật.
- Hình thức pháp luật: có hai dạng
+ Hình thức cấu trúc ( hình thức bên trong ) là những bộ phận cấu thành bên trong của hệ thống pháp luật), bao gồm;
· Các nguyên tắc chung,
· Hệ thống pháp luật,
· Các ngành luật,
· Các chế định pháp luât,
· Các quy phạm pháp luật: là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên hệ thống pháp luật. Ngoài ra còn có phân ngành luật.
+ Hình thức bên ngoài ( còn gọi là nguồn của pháp luật ); là những cái chứa đựng bên ngoài của pháp luật, là sự thể hiện ra bên ngoài, dạng tồn tại trong thực tế của các quy phạm pháp luật.
- Hình thức bên ngoài ( nguồn của pháp luật) có các dạng sau:
§ Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được nhà nước thừa nhận và được nâng lên thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Hình thức này tồn tại ở nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản. Ở Việt Nam không coi tập quán pháp là nguồn của pháp luật.
§ Tiền lệ pháp, án lệ: là các quyết định, cách giải quyết của cơ quan hành chính, hoặc các cơ quan xét xử, được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu để giải quyết cho những vụ việc tương tự về sau.
Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản. Đặc biệt những quốc gia theo hệ thống luật án lệ như mỹ, Anh. Ở Việt Nam hiện nay, tiền lệ pháp không coi là nguồn gốc của pháp luật.
§ Văn bản pháp luật: là hình thức pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước .
Tóm Lại: trong mỗi hệ thống pháp luật của từng quốc gia có quan điểm riêng về nguồn của pháp luật và về giá trị của từng nguồn. Những quốc gia theo hệ thống luật châu âu lục địa, nguồn pháp luật chủ yếu là các văn bản pháp luật, tiền lệ pháp và án lệ chỉ được áp dụng khi thiếu quy định pháp luật. Những quốc gia theo hệ thống pháp luật tôn giáo ( hệ thống luật đạo hồi, Iran, Irac, Oman,... ) coi kinh thánh Coản là một loại nguồn quan trọng củ pháp luật.
Câu 8. Trình bày khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của quy phạm pháp luật. lấy ví dụ để chỉ rõ các bộ phận của quy phạm pháp luật ( Câu 61 + 62 T96...T98)
a. Quy phạm pháp luật là bộ phận nhỏ nhất của pháp luật, là quy tắc xử sự chung và mang tính bắt buộc, do cơ quan nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước.
b. đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Quy phạm pháp luật là các quy tắc, hành vi có tính chất bắt buộc chung;
- Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung và được thể hiện dưới hình thức xác định;
- Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền ban hành hay thừa nhận;
- Quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước.
c. cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu ( bộ phận ) bên trong của quy phạm hay các yếu tố cấu thành của quy phạm pháp luật. quy phạm pháp luật gồm 3 bộ phận:
+ Giả định: là bộ phận quy định về địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế - là việc xác định môi trường tác động của quy phạm pháp luật. ví dụ: khoản 2 điều 85 Bộ luật lao động năm 1994 quy định: “ sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan cấp tỉnh biết. Đoạn sau khi xa thải… là phần giả định quy định tình hình đang xảy ra.
+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm – là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước buộc mọi người phải thực hiện.
Ví dụ: đoạn “ người sử dụng lao động phải báo cho …… biết “ là bộ phận quy định.
+ Chế tài: là phần chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với người thực hiện không đúng hay không thực hiện quy phạm pháp luật.
Vi dụ: điều 11 khoản 1 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “đối với mỗi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm phải chị một trong các hình thức sử phạt sau…” là phần chế tài.
· Pháp luật Việt Nam quy định các loại chế tài sau:
§ chế tài hình sự ( tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn…)
§ chế tài hành chính ( cảnh cáo, phạt tiền…)
§ chế tài kỷ luật ( cảnh cáo, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động…)
§ chế tài dân sự, kinh tế ( bồi thường thiệt hại, huỷ bỏ hợp đồng …)
· có loại quy phạm pháp luật chỉ gồm hai bộ phận:
- giả định:
- quy định.
VD: quy phạm của luật hôn nhân và gia đình (điều 34) chỉ gồm 2 bộ phận là giả định, quy định mà không có phần chế tài, ví dụ cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái. điều luật này không quy định chế tài, nếu cha mẹ không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái.
· Quy phạm pháp luật trong luật tư pháp quốc tế gọi là quy phạm xung đột gồm hai bộ phận:
- phần phạm vi: tức là phần quy định rõ quy phạm xung đột cụ thể sẽ được áp dụng đối với nhóm quan hệ xã hội cụ thể nào.
- phần hệ thuộc: là phần chỉ rõ hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ xã hội đã được xác định ở phần phạm vi.
VD: “ trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn”. Đoạn “ trong việc kết hôn giữa công dân việt Nam với người nước ngoài” là phần phạm vi, còn đoạn “ mỗi bên tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn” là phần hệ thuộc. Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc trưng của tư pháp quốc tế, nó không giải quyết trực tiếp, dứt khoát, toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật, mà chỉ xác định pháp luật quốc gia nào cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các bên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro