Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Các công ty đã sử dụng lối nói nước đôi như thế nào?

Lối nói nước đôi là một tệ nạn trong ngôn ngữ, sử dụng chúng trong giao tiếp rõ ràng là cố tình lừa lọc đối tác. Mặc dù là như vậy, lối nói nước đôi vẫn liên tục là công cụ ưa thích của nhiều công ty, tổ chức. Dưới đây là một số cách họ vẫn dùng để đánh lạc hướng tâm trí của bạn.

Trên các tem nhãn bao bì thực phẩm: chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhãn sản phẩm đề: tự nhiên naturally, không chất béo chuyển hóa no trans fat, tốt cho sức khỏe healthy, ít calo less calories, làm ngọt tự nhiên sweetened naturally... Tất cả đều được sử dụng lối nói nước đôi không rõ ràng để khiến người tiêu dùng hiểu nhầm rằng sản phẩm của họ tốt cho sức khỏe. Ví dụ như sữa Milo của Nestle được tuyên truyền là bữa sáng dinh dưỡng cho trẻ em nhưng thực chất 40% thành phần chính sản phẩm này lại là đường.

Trong các quảng cáo tiếp thị: Trong một chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm thân thiện với môi trường, Innisfree Hàn Quốc đã phải xin lỗi công chúng vì lọ tinh chất được làm bằng giấy của họ hoá ra lại là lọ nhựa được che giấu bằng một lớp giấy dày bên ngoài (*). Hoặc nhiều quảng cáo điện thoại Samsung đều tuyên bố Galaxy S7 có thể sử dụng được dưới hồ bơi và biển nhưng thực tế không phải như vậy (**).

Trong chính công ty của bạn: khi sếp của bạn thông báo "cắt chi tiêu" thực chất điều này sẽ đồng nghĩa với cắt lương hoặc phúc lợi hay tệ hơn là sa thải bớt nhân sự.

Trong các tin tức về khoa học: đôi khi bạn đọc được nhiều mục tin có kiểu viết như thế này "theo một nghiên cứu gần đây cho thấy trà xanh có tác dụng chống ung thư" Hay "trong một thí nghiệm của trường xyz sử dụng kem chống nắng có thể bị ung thư". Tất nhiên bạn sẽ không tin hoàn toàn nhưng cảm xúc của bạn về sản phẩm được nhắc tới sẽ bị chi phối và kết quả dễ thấy là bạn sẽ mua nhiều hơn hoặc tránh xa một loại hàng hoá nhất định.

Trong các hợp đồng: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên môn khó hiểu, hoặc các điều kiện hợp đồng không rõ ràng kết hợp với in cỡ chữ siêu nhỏ gây nhầm lẫn cho người đọc. Điều này đặc biệt dễ gặp trong các hợp đồng mua bán nhà đất, hợp đồng sử dụng sản phẩm trí tuệ. Nổi tiếng nhất là sự vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ của hoạ sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị.

https://youtu.be/0DGBxX_QTVk

(*)https://malaysia.news.yahoo.com/k-beauty-brand-innisfree-apologises-090751936.html

(**)https://edition.cnn.com/2019/07/04/tech/samsung-australia-lawsuit/index.html

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro