Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1

MỤC LỤCLời tựa: Tôi đọc được suy nghĩ của bạn.Lời cảm ơn 

Chương Một: Làm chủ những bí mật của giao tiếp phi ngôn từ.......................11

 Chương Hai: Những tác động từ di sản của hệ não ria.................................29

 Chương Ba: Đôi chân tiết lộ tất cả: .......................................................62Ngôn ngữ không lời của bàn chân và đôi chân 

Chương Bốn: Những tín hiệu làm lộ tẩy của thân trên: ................................95Ngôn ngữ không lời của thân trên, hông, ngực và vai 

Chương Năm: Tri thức trong tầm tay: ................................................... 121Những hành vi phi ngôn từ của cánh tay 

Chương Sáu: Đôi bàn tay tiết lộ những gì?: ............................................149Ngôn ngữ không lời của đôi tay và các ngón tay

 Chương Bảy: Tấm gương phản chiếu nội tâm: ........................................180Ngôn ngữ không lời của khuôn mặt. 

Chương Tám: Phát hiện sự dối trá: Hãy bắt đầu bằng thận trọng!.....................218 

Chương Chín: Vài chia sẻ cuối cùng.....................................................242 

 Đây là một chiến công của Joe Navarro, một con người phi thường. Ngoàiviệc lột mặt nạ tên sát nhân, ông còn được công nhận đã có thành tích trong viêcđiều tra tội phạm, kể cả việc "phát hiện gián điệp", trong sự nghiệp 25 năm làmviệc với FBI – Một sự nghiệp xuất sắc. Làm sao ông có thể đạt được điều này?Nếu bạn hỏi ông, ông sẽ trả lời nhẹ nhàng rằng: " Đó là nhờ tôi có khả năng đọcđược suy nghĩ của người khác".Trên thực tế, Joe đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để nghiên cứu, hoànthiện và vận dụng khoa học về giao tiếp phi ngôn từ - các vẻ mặt, cử chỉ, động táccủa cơ thể (nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể), khoảng cách giữa các cánhân tham gia giao tiếp (không gian giao tiếp), sự đụng chạm (xúc giác), tư thế,thậm chí trang phục – để giải mã người khác đang nghĩ gì, định hành động thếnào và lời nói của họ chân thật hay giả dối. Đây không phải tin tốt lành đối vớibọn tội phạm, khủng bố và gián điệp bởi dưới sự quan sát kỹ lưỡng của ông, cơthể chúng thường để lộ những dấu hiệu phi ngôn từ ("những sơ hở biết nói")nhiều hơn – điều này khiến những suy nghĩ và ý định của chúng được bộc lộ rõ vàdễ bị phát hiện.Tuy nhiên, đây lại là một tin tốt cho các độc giả. Bởi Joe sẽ chia sẻ với bạnnhững kiến thức về ngôn ngữ không lời – những kiến thức từng giúp ông trởthành bậc thầy "truy lùng gián điệp", thành "chuyên gia phát hiện kẻ nói dối"cũng như người huấn luyện tại FBI – để bạn có thể hiểu rõ hơn những cảm xúc,suy nghĩ và ý định của những người xung quanh. Là một tác giả và cũng là mộtnhà giáo dục nổi tiếng, Joe sẽ hướng dẫn bạn cách quan sát như một chuyên gia,cách phát hiện và giải mã những hành vi phi ngôn từ của người khác để bạn cóthể giao tiếp với họ thành công hơn. Cho dù mục đích của bạn là làm kinh doanhhay muốn làm hài lòng người khác, kiến thức này cũng sẽ giúp cuộc sống của bạntrở nên phong phú hơn.Chỉ mới mười lăm năm trước thôi, nhiều kiến thức được Joe chia sẻ trongsách thậm chí đã không được giới khoa học công nhận. Nhưng nhờ vào những Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly6tiến bộ gần đây trong kỹ thuật nội soi cắt lớp não và chụp ảnh hệ thần kinh, cácnhà khoa học đã có thể xác lập được căn cứ cho những hành vi mà ông sẽ mô tả.Tiếp thu kiến thức từ những phát hiện mới nhất trong tâm lý học, sinh học thầnkinh, y học, xã hội học, tội phạm học, những nghiên cứu về giao tiếp và nhân loạihọc (cộng với hai mươi lăm năm kinh nghiệm trong việc sử dụng hành vi phingôn từ với tư cách là nhân viên FBI), Joe là người duy nhất có đủ khả năng giúpbạn thành công trong việc hiểu được những giao tiếp phi ngôn từ. Trình độchuyên môn của ông đã được thừa nhận và đạt đẳng cấp quốc tế. Bên cạnh việcthường xuyên được phỏng vấn trong các chương trình như Today Show, CNNHeadline News, Fox Cable News của NBC và Good Morning America của ABC,ông còn tiếp tục hướng dẫn các hội thảo về giao tiếp phi ngôn từ cho FBI và CIAcũng như cho các thành viên khác của Hội đồng Tình báo. Ngoài ra, Joe còn là cốvấn cho ngành ngân hàng và bảo hiểm cũng như cho những công ty luật chuyênnghiệp tại Mỹ và nước ngoài. Ông cũng giảng dạy tại trường Đại học Saint Leovà nhiều trường y trên khắp nước Mỹ (nơi mà những kiến thức uyên bác và độcđáo của ông về giao tiếp phi ngôn từ đã được một lượng khán giả tiếp nhận, trongđó có cả những bác sĩ thiết tha mong muốn chẩn đoán cho bệnh nhân nhanh hơnvà chính xác hơn). Sự kết hợp giữa những kỹ năng học thuật và phẩm chất nghềnghiệp – cùng những phân tích bậc thầy về giao tiếp phi ngôn từ trong cuộc sốngthực tế, trong những tình huống cực kỳ căng thẳng – đã khiến ông trở nên nổi bậtvà được xếp vào vị trí hàng đầu về sự am hiểu ngôn ngữ không lời, như bạn sẽthấy trong cuốn sách này.Sau khi làm việc cùng Joe, tham dự những hội thảo của ông và vận dụngnhững ý tưởng của ông vào chính cuộc sống của mình, tôi tin chắc rằng nhữngkiến thức trong sách sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong sự hiểu biết của chúngta về mọi khía cạnh của ngôn ngữ không lời. Tôi khẳng định điều này với tư cáchmột nhà tâm lý học được đào tạo bài bản tham gia viết tác phẩm này, bởi bản thântôi đã bị cuốn hút trước công việc mang tính đột phá của Joe trong việc chiếmlĩnh tri thức khoa học về những giao tiếp phi ngôn từ nhằm đạt được những mụctiêu trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.Tôi cũng rất ấn tượng với cách tiếp cận vấn đề hợp lý và cẩn thận của ông.Chẳng hạn, trong khi việc quan sát ngôn ngữ không lời cho phép chúng ta "đọcchính xác" nhiều kiểu hành vi, Joe vẫn cảnh báo chúng ta rằng việc sử dụng ngônngữ cơ thể để phát hiện sự dối trá là một công việc đặc biệt khó khăn và đầy thửthách. Đây là một nhận định rất có ý nghĩa (mà những người không có chuyênmôn hoặc các cơ quan thi hành luật ít khi thừa nhận), nó đóng vai trò như một lời Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly7nhắc nhở cần thiết và sâu sắc rằng: bạn phải hết sức thận trọng trước khi kết luậnmột người là trung thực hay giả dối dựa vào những hành vi phi ngôn từ của họ.Không giống nhiều cuốn sách khác viết về ngôn ngữ cơ thể, thông tin đượctrình bày trong sách này dựa vào những sự kiện khoa học và các khám phá đã quathực nghiệm hơn là ý kiến cá nhân và những suy đoán suông. Ngoài ra, sách cònnhấn mạnh điều mà những ấn phẩm khác thường bỏ qua: vai trò quyết định của hệnão rìa trong việc hiểu và sử dụng một cách hiệu quả những tín hiệu phi ngôn từ.Bạn hoàn toàn có thể làm chủ ngôn ngữ cơ thể. Và quyển sách này đượcbiên soạn là dành cho bạn, dù bạn đang nghiên cứu về ngôn ngữ không lời vớimục đích muốn tiến xa hơn trong công việc hay chỉ đơn giản là muốn có mốiquan hệ tốt hơn với gia đình và bạn bè. Để có khả năng sử dụng thành thạo ngônngữ cơ thể, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những chương sau đây của cuốnsách, đồng thời phải quyết tâm dành thời gian và nỗ lực nghiêm túc để học hỏi vàvận dụng những lời hướng dẫn của Joe vào cuộc sống hàng ngày của mình.Đọc thành công ý nghĩ của người khác – Học hỏi, giải mã và vận dụng hànhvi phi ngôn từ để dự đoán hành động của họ - là điều rất đáng để bạn quan tâm,nó sẽ mang đến cho bạn những phần thưởng to lớn, xứng đáng với nỗ lực bạn bỏra. Vì thế, bạn hãy ngồi ngay ngắn lại, lật trang tiếp theo và sẵn sàng học cũngnhư theo dõi những hành vi phi ngôn từ cực kỳ quan trọng mà Joe sẽ hướng dẫn.Chắc chắn rằng sau một thời gian không lâu, chỉ cần nhìn lướt qua, bạn sẽ khámphá được thông điệp từ ngôn ngữ cơ thể của người đối diện!Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly8LỜI CẢM ƠNKhi bắt đầu viết những trang bản thảo đầu tiên của cuốn sách này, tôi nhận ra rằngmình sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành cuốn sách. Điểm xuất phát của tôi không phảilà từ niềm đam mê tìm hiểu về hành vi phi ngôn từ, không phải từ sự say mê theo đuổi nóvề mặt học thuật, cũng không phải từ công việc của tôi tại FBI. Thay vào đó, trên thực tế,công việc này bắt nguồn từ gia đình tôi từ nhiều năm trước.Tôi đã học cách đọc suy nghĩ của người khác chủ yếu từ những lời dạy bảo củacha mẹ tôi – Albert và Mariana Lopez – cũng như của bà tôi – Andelina Paniagua Espino.Từng hành vi trong cách cư xử của họ đã dạy tôi rằng có sự khác biệt về ý nghĩa và sứcmạnh của những giao tiếp phi ngôn từ. Từ mẹ, tôi đã học được rằng ngôn ngữ không lờilà thứ ngôn ngữ cực kỳ có giá trị trong giao tiếp với người khác. Mẹ dạy tôi rằng một cửchỉ tế nhị có thể giúp tránh được một tình thế khó xử hoặc có thể khiến một người cảmthấy hoàn toàn dễ chịu (bà đã vận dụng kỹ năng này trong suốt cuộc đời mà chẳng cầnphải nỗ lực). Từ cha, tôi đã học được sức mạnh của sự bộc lộ cảm xúc qua gương mặt.Chỉ bằng một ánh mắt, ông có thể bộc lộ hết sức rõ ràng rất nhiều điều. Và bằng cách đó,ông đã được mọi người tôn trọng. Còn từ bà, người mà tôi xin dành tặng quyển sách này,tôi đã học được rằng những cử chỉ nhỏ nhặt lại có ý nghĩa lớn lao: một nụ cười, một cáinghiêng đầu, một cử chỉ chạm nhẹ đúng lúc có thể chuyển tải rất nhiều điều, thậm chí cóthể hàn gắn một mối quan hệ. Những lời dạy bảo của cha mẹ và của bà hàng ngày, cùngvới những việc làm của họ, đã trang bị cho tôi khả năng quan sát thế giới xung quanh mộtcách tinh tế hơn. Bạn sẽ tìm thấy trong sách này những lời dạy của họ cũng như củanhiều người khác.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly9Khi đang theo học ở Đại học Bringham Young, J. Wesley Sherwood, RichardTownsend và Dean Clive Winn II đã dạy tôi rất nhiều điều về nghiệp vụ cảnh sát và cáchquan sát tội phạm. Sau đó, tại FBI, những người như Doug Gregory, Tom Riley, Julian"Jay" Koerner, tiến sĩ Richard Ault và David G. Major đã dạy tôi những biểu hiện tinh vitrong hành vi của giới điệp viên và phản gián. Tôi rất biết ơn họ vì họ đã giúp tôi màigiũa những kỹ năng quan sát người khác. Tương tự, tôi cũng cảm ơn tiến sĩ John Schafer,cựu nhân viên FBI đồng thời là thành viên của đội ngũ ưu tú của Cục Điều tra liên bangmang tên Chương trình Phân tích Hành vi, người đã động viên tôi viết và cho phép tôi trởthành đồng tác giả với ông trong nhiều dịp. Marc Reeser, người đã sát cánh bên tôi trongmột thời gian dài trên mặt trận truy lùng gián điệp, cũng xứng đáng để tôi nói lời cảm ơn.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp khác (trong đó có nhiều người thuộcBộ phận An ninh quốc gia của FBI) vì sự ủng hộ của tất cả các bạn.Nhiều năm qua, FBI đảm bảo rằng chúng tôi được đào tạo bởi những giáo sư nhưJoe Kulis, Paul Ekman, Maureen O'Sullivan, Mark Frank, Bella M. Depaulo, Aldert Vrij,Reid Meloy và Judy Burgoon, tôi đã tiếp thu được các nghiên cứu về giao tiếp phi ngôntừ một cách trực tiếp hoặc thông qua những bài viết của họ. Tôi cũng đã tạo được mốiquan hệ bạn bè với nhiều người trong số này, kể cả David Givens – người đứng đầuTrung tâm Nghiên cứu ngôn ngữ không lời tại Spokane, Washington (tôi cũng đã khắcghi những bài viết, bài giảng cùng những lời khuyên bảo của ông). Những nghiên cứu vàbài viết của họ đã giúp cho cuộc sống của tôi thêm phong phú, và trong quyển sách này,tôi đã trích dẫn tác phẩm của họ cũng như của những nhân vật vĩ đại khác như DesmondMorris, Edward và Charles Darwin – người đi tiên phong trong lĩnh vực này với cuốnsách có ảnh hưởng sâu sắc: Sự thể hiện cảm xúc ở con người và động vật.Trong khi những người này cung cấp nền tảng học thuật, thì những người khác đãđóng góp cho quyển sách theo cách riêng của mình, và tôi phải nói lời cảm ơn với từngngười một. Elizabeth Lee Barron – một người bạn thân của tôi tại đại học Tampa – đã cómặt thật đúng lúc khi tôi đang ở giai đoạn nghiên cứu. Tôi cũng mang ơn tiến sĩ PhilQuinn của Đại học Tampa và giáo sư Barry Glover của Đại học Saint Leo vì tình bạn lâunăm và vì đã sẵn lòng đáp ứng cho kế hoạch làm việc dày đặc của tôi.Cuốn sách này sẽ không được hoàn thiện như vậy nếu thiếu những bức ảnh, vàchính vì thế, tôi rất biết ơn công sức của nhà nhiếp ảnh danh tiếng Mark Wemple. Tôicũng xin gửi lời cảm ơn đến Ashlee B.Castle, trợ lý hành chính của tôi. Khi tôi hỏi rằngcô có vui lòng làm nhân vật minh hoạ cho cuốn sách hay không, cô chỉ đáp: "Chắc chắnrồi, tại sao không chứ?". Tất cả các bạn thật tuyệt vời. Tôi cũng muốn cảm ơn hoạ sĩ củaĐại học Tampa là David R. Andrade vì những hình ảnh minh hoạ của anh.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly10Matthew Benjamin, biên tập viên của tôi (con người luôn kiên nhẫn) tại Nhà xuấtbản HarperCollins, đã sửa chữa quyển sách này bằng cách sắp xếp các phần, và anh rấtxứng đáng để tôi khen ngợi vì vừa là một người đàn ông lịch thiệp vừa là một chuyên giarất giỏi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Tổng biên tập Toni Sciarra, người đã làm việcrất chăm chỉ để hoàn thành cuốn sách. Matthew và Toni đã làm việc với một đội ngũtuyệt vời gồm những nhân viên của Nhà xuất bản HarperCollins, kể cả biên tập viên bảnthảo Paula Cooper – người mà tôi cũng muốn nói lời cảm ơn rất nhiều. Và trước nhất, tôimuốn cảm ơn tiến sĩ Marvin Karlins vì đã đưa những ý tưởng của tôi vào cuốn sách nàymột lần nữa và vì những lời lẽ tốt đẹp của ông trong phần lời tựa.Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người bạn thân là Tiến sĩ Elizabeth A. Murray, một nhàkhoa học và nhà giáo dục chân chính. Dù bận rộn với công việc giảng dạy, bà vẫn dànhthời gian biên tập những trang bản thảo đầu tiên của cuốn sách này, đồng thời chia sẻ vớitôi kiến thức phong phú của mình về cơ thể con người.Xin cảm ơn tất cả những thành viên trong gia đình tôi (dù ở gần hay xa) vì đãthông cảm với tôi và công việc viết lách của tôi (lẽ ra tôi nên dành thời gian để nghỉ ngơicùng mọi người). Và Luca ơi, muito obrigado (*) dành cho em đấy. Tôi cũng gửi lời cảmơn tới con gái tôi – Stephanie – mỗi ngày vì tâm hồn đáng yêu của con.Tất cả những người tôi vừa kể tên đều đóng góp cho cuốn sách này theo cách nàođó. Và bạn sẽ bắt gặp trong sách những kiến thức cũng như hiểu biết sâu sắc của họ dù íthay nhiều. Tôi đã viết sách bằng sự hiểu biết nghiêm túc và nhiều người trong các bạn sẽsử dụng thông tin từ đó trong cuộc sống hàng ngày của mình. Cuối cùng, tôi đã làm việccần mẫn để trình bày một cách cẩn thận và rõ ràng cả thông tin khoa học lẫn thông tinthuộc kinh nghiệm bản thân. Nếu sách có bất cứ sai sót nào, thì chính bản thân tôi mới làngười phải chịu trách nhiệm.Ngạn ngữ Latinh cổ có câu : "Qui docet, discit" (Người nào dạy, tức là học thậtnhiều). Cho dù bằng cách nào đi nữa thì công việc viết lách vẫn không có gì khác, đó làmột quá trình học hỏi, nhận thức và cuối cùng sẽ trở thành niềm vui. Hy vọng rằng khiđọc xong cuốn sách này, bạn cũng sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc về cách giao tiếp bằngngôn ngữ không lời, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên phong phú hơn (như cuộc sống củatôi) vì bạn đã hiểu được thông điệp từ ngôn ngữ cơ thể của người đối diện.Joe NavarroPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly11LỜI NÓI CÓ ĐÁNG TIN?CHƯƠNG MỘTLÀM CHỦ NHỮNG BÍ MẬT CỦA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪMỗi khi giảng dạy cho mọi người về "ngôn ngữ cơ thể", tôi luôn nhận đượccâu hỏi: "Này Joe, điều gì đã khiến anh quan tâm nghiên cứu hành vi phi ngôn từngay từ đầu vậy?". Đây không phải là điều nằm trong kế hoạch của tôi, cũngkhông phải là kết quả của niềm đam mê lâu dài đối với đề tài này. Nó thực tế hơnrất nhiều. Sự quan tâm ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh, từ nhu cầu phải thích nghi vớilối sống hoàn toàn mới. Năm lên tám tuổi, tôi rời Cuba đến nước Mỹ như một kẻtha hương. Chúng tôi ra đi chỉ vài tháng sau sự kiện Vịnh Con Heo*, và chúng tôiđã thành thật nghĩ rằng mình chỉ ở đây trong một thời gian ngắn như những ngườitị nạn.Lúc đầu, do không thể nói được tiếng Anh nên tôi đã làm điều mà hàngngàn người nhập cư khách đến đất nước này vẫn làm. Tôi nhanh chóng biết đượcrằng để hoà nhập với những người bạn mới ở trường, tôi cần phải biết, và nhạybén với thứ ngôn ngữ "khác" xung quanh tôi – ngôn ngữ của hành vi phi ngôn từ.Tôi nhận thấy đó là một ngôn ngữ mà tôi có thể dịch ra và hiểu ngay lập tức.Trong nhận thức còn non nớt của mình, tôi xem cơ thể con người như một tấmbảng. Tấm bảng ấy truyền đạt (cho biết) ý nghĩ của một người (mà tôi có thể hiểuđược) thông qua các cử chỉ, vẻ mặt và các động tác của cơ thể. Thời gian trôi qua,hiển nhiên là tôi đã học tiếng Anh – và thậm chí còn quên mất một ít tiếng TâyBan Nha – nhưng chưa bao giờ quên ngôn ngữ không lời. Tôi đã phát hiện ngaytừ đầu rằng mình luôn có thể dựa vào những giao tiếp phi ngôn từ.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly12Tôi đã học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giải mã những thông điệp màcác bạn cùng lớp và thầy cô giáo đang cố gắng chuyển tải đến tôi cũng như nhữngcảm nhận của họ về tôi. Một trong những điều đầu tiên tôi để ý thấy là những bạnhọc sinh hay giáo viên quý tôi một cách chân thành sẽ nhướng mày (hoặc lôngmày cong lên) khi họ trông thấy tôi bước vào lớp lần đầu tiên. Mặt khác, nhữngngười không quá thân thiện với tôi sẽ khẽ liếc mắt khi tôi xuất hiện – hành vi màmột khi đã nhìn thấy thì tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Tôi đã sử dụng nhữngthông tin phi ngôn từ này, cũng như rất nhiều người nhập cư khác đã sử dụng, đểnhanh chóng đánh giá và phát triển quan hệ bạn bè, để giao tiếp cho dù có rào cảnrõ ràng về ngôn ngữ, để tránh kẻ thù và nuôi dưỡng những mối quan hệ lànhmạnh. Nhiều năm sau, tôi cũng sử dụng đúng những hành vi phi ngôn từ nói trên(những hành vi liên quan đến mắt) để phá án với tư cách là một nhân viên đặcbiệt của Cục điều tra Liên bang (FBI) (Xem khung 1).Dựa vào hiểu biết, học vấn và quá trình rèn luyện của bản thân, tôi muốnchỉ cho bạn cách nhìn thế giới như một chuyên gia về giao tiếp phi ngôn từ củaFBI nhìn nhận nó: hãy nhìn thế giới như một môi trường sống động và sôi nổi –nơi mọi giao tiếp của con người – "cộng hưởng" với thông tin, và hãy nhìn nónhư một cơ hội để sử dụng ngôn ngữ không lời của cơ thể nhằm làm phong phúvốn hiểu biết của bạn về suy nghĩ, cảm xúc và ý định của mọi người. Việc sửdụng kiến thức này sẽ giúp bạn nổi bật giữa những người khác. Nó cũng sẽ bảo vệbạn và giúp bạn hiểu thấu hành vi của con người – điều mà trước đây bạn khôngphát hiện ra.GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CHÍNH XÁC LÀ GÌ?Giao tiếp phi ngôn từ (thường được gọi là hành vi phi ngôn từ hoặc ngônngữ cơ thể) là một phương tiện truyền đạt thông tin (cũng giống như lời nói)nhưng được thực hiện thông qua các vẻ mặt, điệu bộ, sự đụng chạm (xúc giác),các động tác của cơ thể (cử chỉ), tư thế, việcKhung 1: Chỉ trong chớp mắt"Nhắm mắt" là một hành vi phi ngôn từ có thể xuất hiện khi chúng ta cảmthấy bị đe doạ và/hoặc không thích những gì mình nhìn thấy. Liếc mắt (như tôi đãđề cập ở trên về trường hợp các bạn cùng lớp của tôi) và khép hoặc che mắt lànhững hành động xuất hiện theo tuần tự nhằm giúp bộ não khỏi phải "trông thấy"những hình ảnh không mong muốn và nhằm thể hiện thái độ khinh bỉ của chúng tađối với những người khác.Là một nhân viên điều tra, tôi đã sử dụng những hành vi nhắm mắt để hỗPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly13trợ cho việc điều tra tìm thủ phạm trong một vụ hoả hoạn thảm khốc lấy đi chínmươi bảy nhân mạng tại một khách sạn ở Puerto Rico. Một nhân viên bảo vệ bịđưa vào diện nghi can trực tiếp vì ngọn lửa đã bùng cháy trong khu vực anh đượcgiao nhiệm vụ canh gác. Một trong những lý do mà chúng tôi xác định anh khôngliên quan đến việc gây ra vụ hỏa hoạn là thông qua một số câu hỏi rất đặc biệtnhư: Anh đã ở đâu trước khi vụ hỏa hoạn xảy ra, tại thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ravà anh có châm lửa hay không. Sau mỗi câu hỏi, tôi quan sát khuôn mặt có để lộbất cứ dấu hiệu sơ hở nào không. Anh chỉ nhắm mắt khi bị hỏi về việc đã ở đâukhi ngọn lửa bùng lên. Lạ thay, ngược lại, anh có vẻ không bối rối trước câu hỏi:"Anh có châm lửa không?". Điều này cho tôi biết vấn đề thực sự ở đây là anh đãở nơi nào vào thời gian xảy ra vụ hỏa hoạn chứ không phải là khả năng anh gâyhỏa hoạn. Anh đã được các nhân viên điều tra hàng đầu thẩm vấn kỹ hơn về vấnđề này. Cuối cùng anh thừa nhận đã rời khỏi vị trí bảo vệ để đi thăm cô bạn gáicũng làm việc tại khách sạn đó. Thật không may là trong lúc anh đi khỏi, nhữngkẻ gây hỏa hoạn đã vào khu vực mà lẽ ra anh phải trông chừng và châm lửa.Trong trường hợp này, hành vi nhắm mắt của anh nhân viên bảo vệ đã giúp chúngtôi hiểu thấu đáo sự việc – điều mà chúng tôi đang cần – để tiếp tục một loại câuhỏi và nhờ đó tìm được thủ phạm. Cuối cùng, ba kẻ gây ra vụ hỏa hoạn thảm khốcnói trên đã bị bắt giữ và bị kết án. Còn anh nhân viên bảo vệ, trong lúc lơ lànhiệm vụ đã phạm phải một tội khủng khiếp lại không phải là thủ phạm.Khung 2: Các hành vi tiết lộ nhiều điều hơn lời nóiCó một ví dụ đáng nhớ cho thấy đôi khi ngôn ngữ cơ thể có thể chân thậthơn lời nói, đó là vụ một phụ nữ trẻ bị cưỡng bức ở Khu Bảo tồn Thổ dân Da đỏParker thuộc bang Arizona. Một nghi can của vụ việc này đã bị đưa đến để thẩmvấn. Lời lẽ của hắn có vẻ thuyết phục và câu chuyện của hắn cũng hợp lý. Hắnquả quyết rằng mình đã không nhìn thấy nạn nhân, và trong lúc ở ngoài cánhđồng, hắn đã đi xuống phía có trồng hàng bông, rẽ trái rồi đi thẳng về nhà. Trongkhi các đồng nghiệp của tôi ghi chép thật nhanh những gì mình nghe được thì tôilại chăm chú quan sát nghi can. Tôi thấy rằng khi hắn kể đến đoạn rẽ trái và đi vềnhà, bàn tay hắn làm động tác hướng về bên phải của mình – đó chính là hướngđến nơi xảy ra vụ cưỡng bức. Nếu không quan sát hắn, chắc tôi đã không pháthiện được sự mâu thuẫn giữa lời nói ("Tôi rẽ trái") và hành vi phi ngôn từ (bàntay làm động tác hướng về bên phải) của hắn. Nhưng khi đã nhìn thấy điều đó, tôinghi ngờ hắn đang nói dối. Tôi chờ một lúc và tra hỏi hắn lần nữa. Cuối cùng,hắn đã nhận tội.làm đẹp cho cơ thể (Quần áo, trang sức, kiểu tóc, hình xăm...), thậm chí giọngnói, âm sắc và âm lượng của giọng nói (hơn là nội dung lời nói). Những hành viphi ngôn từ chiếm khoảng 60 đến 65% tất cả các giao tiếp giữa các cá nhân. Còn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly14trong lúc làm tình, nó có thể chiếm tới 100% giao tiếp giữa hai người bạn tình(Burgoon, 1994, 229 – 285).Giao tiếp phi ngôn từ cũng có thể tiết lộ những suy nghĩ, cảm xúc và ý địnhthật của một người. Vì lý do này mà đôi khi những hành vi phi ngôn từ được gọilà những sơ hở (chúng tiết lộ cho chúng ta biết tâm trạng thật của một người). Vìkhông phải lúc nào người ta cũng ý thức được là mình đang giao tiếp bằng hànhvi phi ngôn từ nên ngôn ngữ cơ thể thường trung thực hơn so với lời nói (vốn đãđược người nói cố tình nhào nặn để đạt được những mục đích của mình). (Xemkhung 2).Bất cứ khi nào việc quan sát hành vi phi ngôn từ ở người khác giúp bạnhiểu được những cảm xúc, ý định hoặc hành động của người đó (hay làm sáng tỏnhững lời nói của họ) thì bạn đã thành công trong việc giải mã và sử dụng ngônngữ không lời.Sử dụng hành vi phi ngôn từ để nâng cao cuộc sống của bạnCác nhà nghiên cứu đã khẳng định một cách chắc chắn rằng những người có khảnăng đọc và giải mã tốt giao tiếp phi ngôn từ đồng thời kiểm soát được việc những ngườikhác tiếp nhận chúng như thế nào thì trong cuộc sống, họ sẽ thành công hơn hẳn nhữngngười thiếu kỹ năng này (Goleman, 1995, 13-92). Mục tiêu của sách là hướng dẫn bạncách quan sát thế giới xung quanh và xác định ý nghĩa của những hành vi phi ngôn từ ởbất cứ hoàn cảnh nào. Những hiểu biết này sẽ có tác động mạnh mẽ, giúp bạn nâng caochất lượng các cuộc giao tiếp giữa mình với người khác và làm phong phú cuộc sống củabạn (cũng như nó vẫn giúp ích cho tôi).Khi đánh giá cao về hành vi phi ngôn từ, một trong những điều khiến mọi ngườihết sức quan tâm là khả năng vận dụng rộng rãi của nó. Nó được sử dụng ở bất cứ nơinào có sự giao tiếp của con người. Hành vi phi ngôn từ xuất hiện ở khắp nơi và đáng tincậy. Một khi biết được ý nghĩa của một hành vi phi ngôn từ cụ thể, bạn có thể sử dụngthông tin đó ở những hoàn cảnh khác nhau và trong mọi môi trường. Trên thực tế, chúng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly15ta khó có thể giao tiếp hiệu quả mà không sử dụng hành vi phi ngôn từ. Nếu bạn từngthắc mắc vì sao mọi người vẫn đáp máy bay để đến dự các cuộc họp vào kỷ nguyên củamáy vi tính, tin nhắn văn bản, thư điện tử, điện thoại và hội thảo truyền hình, thì câu trảlời chính xác chính là do nhu cầu diễn đạt và quan sát những giao tiếp phi ngôn từ củacon người. Không có cách nào hiệu quả hơn việc quan sát các hành vi phi ngôn từ thật kỹlưỡng và trực tiếp, bởi chúng có khả năng tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa. Bạn có thểvận dụng bất cứ điều gì học được từ cuốn sách này vào mọi tình huống và hoàn cảnh.Dưới đây là một ví dụ rất phù hợp với vấn đề chúng ta đang bàn (xem khung 3):Khung 3: Giúp một bác sĩ "đọc" được bệnh nhân của mìnhCách đây vài tháng, tôi đã thuyết trình ở một hội thảo và trước một nhóm ngườichơi bài poker về cách sử dụng hành vi phi ngôn từ để đọc ý nghĩa của đối thủ và thắngđược nhiều tiền hơn khi chơi bài. Vì đây là trò chơi thiên về đánh lừa và sử dụng mánhkhóe nên người chơi phải có sự say mê trong việc giải mã những sơ hở của đối phương.Đối với họ, việc giải mã những giao tiếp phi ngôn từ là yếu tố quyết định để thành công.Trong khi nhiều người rất cảm ơn vì những kiến thức mà tôi cung cấp, thì điều khiến tôingạc nhiên là có rất nhiều người tham dự hội thảo đã có thể nhìn thấy được giá trị củachúng và vận dụng hành vi phi ngôn từ vượt ngoài phạm vi của việc chơi bài poker.Hai tuần sau khi hội thảo kết thúc, tôi đã nhận được email từ một người tham gia- mộtbác sĩ ở bang Texas. Anh viết như sau : "Điều khiến tôi cảm thấy kinh ngạc nhất là nhữnggì tôi tiếp thu được trong buổi hội thảo của ông cũng giúp ích cho tôi trong nghề nghiệpcủa mình. Ông đã dạy chúng tôi những hành vi phi ngôn từ để đọc được ý nghĩ của ngườichơi poker, và những hành vi ấy cũng đã giúp tôi đọc được suy nghĩ của bệnh nhân. Bâygiờ, tôi có thể biết được khi nào họ khó chịu, tin tưởng hoặc không hoàn toàn thành thật".Bức thư của vị bác sĩ đã nói lên tính phổ biến của hành vi phi ngôn từ và giá trị củachúng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly16Làm chủ những giao tiếp phi ngôn từ đòi hỏi phải có sự hợp tácTôi tin chắc rằng bất cứ người nào có khả năng trí tuệ bình thường đều có thể họccách sử dụng giao tiếp phi ngôn từ để nâng cao vị trí của mình trong xã hội. Sở dĩ tôikhẳng định điều này là vì trong hai thập kỷ qua, tôi đã dạy cho hàng ngàn người (cũngnhư bạn) cách giải mã thành công hành vi phi ngôn từ và sử dụng thông tin đó để làmphong phú cuộc sống của mình cũng như của những người mình yêu quý, để đạt đượcnhững mục tiêu trong cuộc sống và sự nghiệp. Tuy nhiên, muốn có được kết quả vừa nêu,bạn và tôi phải tạo được sự hợp tác khi giao tiếp, trong đó mỗi bên đều có sự đóng gópđáng kể cho nỗ lực của nhau.Hãy làm theo mười lời khuyên để quan sát và giải mã thành công nhữnggiao tiếp phi ngôn từĐọc thành công ý nghĩ của người khác – tức khả năng hiểu được hành vi phi ngôntừ để nắm bắt những suy nghĩ, cảm xúc và ý định của họ - là một kỹ năng đòi hỏi sựluyện tập thường xuyên và phải được hướng dẫn đúng cách. Để hướng dẫn các bạn, tôimuốn đưa ra một số lời khuyên quan trọng nhằm giúp các bạn đạt được hiệu quả tối đatrong việc đọc ngôn ngữ không lời. Khi bạn vận dụng những lời khuyên này vào cuộcsống hàng ngày và biến chúng thành một phần trong thói quen của mình, chúng sẽ nhanhchóng trở thành bản năng của bạn, và khi cần đến, bạn sẽ không phải suy nghĩ nhiều. Nórất giống việc học lái xe. Bạn có nhớ lần đầu tiên mình lái xe không? Khi khởi động xe,nếu giống trường hợp của tôi, chắc bạn đã rất lo lắng đến mức khó có thể vừa theo dõinhững việc mình đang làm bên trong xe vừa tập trung vào những gì đang diễn ra trênđường (tức ở bên ngoài xe). Chỉ khi cảm thấy thoải mái lúc ngồi sau tay lái, bạn mới cóthể vừa lái xe vừa tập trung hơn vào việc quan sát mọi thứ xung quanh. Đó chính là cáchthức bạn sẽ thực hiện với hành vi phi ngôn từ. Một khi bạn nắm vững được cách sử dụnghiệu quả giao tiếp phi ngôn từ, nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên và bạn có thể tập trungtoàn bộ sự chú ý vào việc giải mã thế giới xung quanh mình. 17Lời khuyên thứ nhất : Hãy trở thành một người quan sát môi trường xung quanhthật giỏi. Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với bất kì ai mong muốn giải mã và sử dụngnhững giao tiếp phi ngôn từ. Thử tưởng tượng xem chúng ta sẽ thật ngớ ngẩn biết chừngnào khi cố gắng lắng nghe ai đó nhưng đồng thời nút tai lại. Chúng ta không thể ngheđược thông điệp và mọi lời nói đều không lọt được vào tai chúng ta. Vì thế, đa số nhữngngười lắng nghe chăm chú thường không phân tán tư tưởng và làm động tác nút tai lại.Tuy nhiên, khi đề cập đến việc quan sát thứ ngôn ngữ câm của hành vi phi ngôn từ, có lẽnhiều người cũng cảm thấy như đang đeo dải băng bịt mắt, như bị mù trước những tínhiệu cơ thể xung quanh mình. Bạn hãy xem xét vấn đề này. Cũng giống như việc lắngnghe chăm chú là điều quan trong để hiểu được lời nói, thì việc quan sát thật kỹ cũng làyếu tố cần thiết để hiểu được ngôn ngữ cơ thể. Bạn đừng lướt nhanh câu này nhé. Bởi nóthể hiện một nội dung rất quan trọng. Sự quan sát có phối hợp (nỗ lực) là điều vô cùngcần thiết để đọc được suy nghĩ của mọi người và phát hiện thành công những sơ hở quahành vi phi ngôn từ của họ.Vấn đề ở đây là đa số mọi người dành cuộc đời mình để nhìn nhưng lại khôngquan sát thực sự, hoặc như Sherlock Holmes – vị thám tử kỹ tính người Anh – đã nói vớingười cộng sự của mình – bác sĩ Watson : "Anh nhìn, nhưng anh lại không quan sát".Thật đáng buồn là phần đông mọi người nhìn mọi vật xung quanh nhưng lại ít chịu cốgắng quan sát. Họ không hề để ý đến muôn ngàn chi tiết đang tồn tại xung quanh mình,chẳng hạn những cử động tinh tế của bàn tay hoặc bàn chân – những cử động có thể tiếtlộ những suy nghĩ hoặc ý định của người nào đó.Trên thực tế, những nghiên cứu khoa học khác nhau đã cho thấy con người quansát thế giới của mình rất kém. Chẳng hạn, khi có một người mặc trang phục của một chúkhỉ đột đi phía trước một nhóm sinh viên trong lúc những hoạt động khác đang diễn ra,thì đến một nửa số sinh viên thậm chí đã không nhận ra chú khỉ ấy đang ở giữa nhóm củahọ (Simon & Chabris, 1999, 1059-1074)!Những người thiếu óc quan sát không có được điều mà các phi công gọi là "khảnăng nhận biết tình huống" – khả năng nhận biết mình đang ở đâu tại mọi thời điểm; họPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly18không có sự nhận thức đầy đủ và chính xác về những điều đang diễn ra xung quanh mìnhhoặc thậm trí trước mắt mình. Hãy đề nghị họ bước vào một căn phòng lại rất đôngngười, cho họ cơ hội quan sát xung quanh, sau đó yêu cầu họ nhắm mắt lại và kể ranhững điều đã nhìn thấy. Bạn sẽ kinh ngạc bởi họ không có khả năng nhớ lại ngay cảnhững đặc điểm rõ ràng nhất trong căn phòng.Tôi cảm thấy nản lòng về việc chúng ta thường và phải ai đó hoặc đọc được mẩuchuyện về một người luôn có vẻ mù tịt trước những sự kiện của cuộc sống. Những lờiphàn nàn của họ gần như luôn giống nhau :" Vợ tôi vừa mới ký vào đơn ly hôn. Tôi chưa bao giờ tìm thấy bằng chúng nào chothấy cô ấy không hạnh phúc với cuộc hôn nhân của chúng tôi"."Chuyên viên tư vấn bảo tôi rằng con trai tôi đã sử dụng cocaine được ba năm rồi.Tôi không nghĩ rằng nó đã bị nghiện.""Tôi đã cãi nhau với anh chàng này và chẳng có biểu hiện nào cho thấy anh ta lừadối tôi cả. Tôi chưa bao giờ thấy trước điều đó.""Tôi nghĩ ông chủ khá hài lòng với kết quả công việc của tôi. Tôi chẳng hề nghĩmình sẽ bị sa thải."Đó là những câu nói của những người (cả nam giới và phụ nữ) không bao giờ họccách quan sát thế giới xung quanh mình một cách hiệu quả. Thật ra, sự thiếu năng lực đókhông phải là điều đáng ngạc nhiên. Suy cho cùng, từ lúc bé cho đến khi trưởng thành,chúng ta chưa bao giờ được hướng dẫn cách quan sát những tín hiệu phi ngôn từ ở ngườikhác. Chẳng có lớp nào ở trường tiểu học, trung học hoặc đại học dạy con người nhậnbiết tình huống. Nếu bạn may mắn, bạn tự rèn luyện mình để có khả năng quan sát tốthơn. Nếu bạn không may mắn, bạn sẽ mất cơ hội có được một khối lượng rất lớn cácthông tin hữu ích – những thông tin có thể giúp bạn tránh được những rắc rối và làm chocuộc sống của bạn viên mãn hơn, những thông tin mà bạn có thể sử dụng khi hẹn hò, làmviệc hoặc quây quần bên gia đình.May mắn thay, quan sát là một kỹ năng có thể học được. Chúng ta không phảisống đến hết đời như một kẻ mù lòa. Hơn nữa, vì quan sát là kỹ năng nên chúng ta có thểPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly19phát triển nó nhờ luyện tập và được hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn bị "thử thách" về khảnăng quan sát thì đừng tuyệt vọng. Bạn có thể khắc phục điểm yếu của mình về mặt nàynếu sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực cho việc quan sát thật kỹ thế giới xung quanhmình.Điều bạn cần làm là hãy quan sát – một sự quan sát có phối hợp – cuộc sống xungquanh. Nhận biết về thế giới xung quanh mình không phải là một việc thụ động. Đây làmột hành vi có ý thức, chủ động – một hành vi mà muốn đạt được, bạn phải có sự cốgắng, nghị lực cũng như sự tập trung, và muốn duy trì, bạn phải có sự luyện tập bền bỉ.Khả năng quan sát giống như một cơ bắp. Nó trở nên khỏe hơn khi dược sử dụng và teođi nếu không được sử dụng. Hãy luyện tập "cơ bắp quan sát" của mình, bạn sẽ trở thànhmột người giải mã thành thạo hơn về thế giới xung quanh.Nhân nói đến sự quan sát có phối hợp, tôi đề nghị bạn hãy sử dụng tất cả các giácquan của mình (chứ không phải chỉ có thị giác). Mỗi khi bước vào căn hộ của mình, tôiđều hít một hơi thật sâu. Nếu có vật gì có mùi không "bình thường", tôi sẽ cảnh giác. Cólần tôi đã phát hiện được mùi khói thuốc (còn vương lại) thoảng qua khi trở về nhà saumột chuyến du lịch. Mũi tôi đã cảnh báo tôi về mối nguy hiểm có thể xảy ra ngay trướckhi mắt tôi có thể nhìn lướt qua căn hộ. Hóa ra người bảo trì căn hộ đã ghé qua để sửamột cái ống bị rò, và khói thuốc trên quần áo cũng như trên da của ông vẫn còn vương lạitrong không khí vài giờ sau đó. Thật may mắn, ông không phải là kẻ xâm nhập bất hợppháp; nhưng trong trường hợp này, rất dễ xảy ra khả năng là có một tên trộm đang nấptrong phòng bên cạnh. Vấn đề ở đây là bằng cách sử dụng tất cả các giác quan, tôi có thểđánh giá tốt hơn môi trường xung quanh cũng như góp phần mang lại sự an toàn và hạnhphúc cho chính bản thân mình.Lời khuyên thứ 2 : Quan sát gắn liền với bối cảnh là chìa khóa giúp chúng ta hiểuđược hành vi phi ngôn từ. Khi cố gắng giải mã hành vi phi ngôn từ trong những tìnhhuống của cuộc sống thực, nếu bạn càng hiểu được bối cảnh mà trong đó hành vi diễn rathì bạn sẽ càng hiểu rõ hơn ý nghĩa của nó. Chẳng hạn, sau một vụ tai nạn giao thông,điều tôi chờ đợi là mọi người sẽ sốc và hoang mang với vẻ mặt kinh ngạc. Tôi mong thấy Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly20tay họ run rẩy và thậm chí có những quyết định liều lĩnh như lao vào dòng xe cộ đangchạy tới (đây là lí do khiến cảnh sát giao thông yêu cầu bạn ngồi trong xe ôtô của mình).Vì sao tôi chờ đợi những hành vi đó? Sau vụ tai nạn, mọi người đang phải "gánh chịu hậuquả" của việc bộ não bị mất hoàn toàn – "khả năng suy nghĩ" do một khu vực của nãođược gọi là hệ não rìa gây ra. Hậu quả này bao gồm những hành vi run rẩy, mất phươnghướng, lo lắng và khó chịu. Người ta chờ đợi các hành vi vừa nêu sẽ xuất hiện trong bốicảnh này và chúng chứng minh cho tâm trạng căng thẳng do vụ tai nạn gây ra. Trongbuổi phỏng vấn xin việc, tôi mong các ứng viên sẽ lo lắng lúc đầu và sau đó sẽ bình tĩnh.Nếu họ lại lo lắng khi tôi đặt những câu hỏi cụ thể, thì tôi sẽ phải tự hỏi vì sao nhữnghành vi lo lắng đó đột nhiên xuất hiện trở lại.Lời khuyên thứ 3 : Học cách nhận biết và giải mã những hành vi phi ngôn từ phổbiến. Một số hành vi của cơ thể được xem là có tính phổ biến vì chúng được hầu hết mọingười bộc lộ giống nhau. Chẳng hạn, khi người ta khép chặt đôi môi theo kiểu làm chonó dường như mất đi, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng và phổ biến cho thấy họ đang lo lắngvà có điều gì đó không ổn. Hành vi phi ngôn từ này, được gọi là mím môi, là một trongnhững sơ hở thường gặp và sẽ được miêu tả trong những chương trình tiếp theo (xemkhung 4). Bạn càng có khả năng nhận ra và giải mã chính xác những hành vi phi ngôn từphổ biến này bao nhiêu, thì bạn sẽ càng hiểu đúng những suy nghĩ, cảm xúc và ý định củanhững người xung quanh.Khung 4 : Cách mím môi giúp hãng tàu tiết kiệm chi phíNhững sơ hở thường gặp của đôi môi đã giúp cho tôi rất nhiều trong thời gian làmcố vấn cho một hãng tàu ở Anh. Vị khách hàng người Anh đã đề nghị tôi ngồi chứng kiếnsuốt từ đầu đến cuối những cuộc đàm phán ký kết hợp đồng giữa họ với một tập đoàn đaquốc gia hùng mạnh – nhà cung cấp trang thiết bị cho tàu của họ. Tôi đã nhận lời và đềnghị họ hãy trình này bản hợp đồng dự kiến theo từng điểm một, và mỗi điều khoản nênđược thống nhất trước khi chuyển sang điều khoản tiếp theo. Bằng cách đó, tôi có thểquan sát kỹ hơn người đàm phán của tập đoàn bên kia để phát hiện bất cứ hành vi phingôn từ nào có thể tiết lộ thông tin hữu ích cho khách hàng của tôi.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly21"Tôi sẽ chuyển lời nhắn cho ông nếu phát hiện điều gì đó mà ông cần lưu ý", tôiđã nói như vậy với vị khách hàng của mình và sau đó ngồi thật thoải mái để quan sát cácbên đang xem xét hợp đồng theo từng điều khoản. Sau thời gian chờ đợi không lâu, tôi đãnhận thấy một sơ hở quan trọng. Khi một điều khoản mô tả chi tiết việc trang bị cho mộtkhu vực cụ thể của con tàu – một khâu lắp đặt trang thiết bị tốn hàng triệu đôla – đượcđọc lên, thì vị trưởng đoàn đàm phán của tập đoàn đa quốc gia mím môi lại – một dấuhiệu rõ ràng cho thấy ông không thích điều gì đó trong phần này của bản hợp đồng.Tôi đã chuyển lời nhắn cho khách hàng của mình, cảnh báo ông rằng điều khoảnđặc biệt này có khả năng gây tranh cãi hoặc khó hiểu và nên được xem lại rồi thảo luậnkỹ lưỡng khi mà mọi người vẫn còn đang thương lượng với nhau.Bằng cách xử lý vấn đề ngay lập tức (và tập trung vào các chi tiết của điều khoảngây thắc mắc), hai bên đã đạt được một thỏa thuận trực tiếp, và cuối cùng khách hàng củatôi tiết kiệm được 13.5 triệu đôla. Dấu hiệu phi ngôn từ (thể hiện sự không hài lòng) màngười đàm phán của tập đoàn kia bộc lộ chính là bằng chứng quan trọng và cần thiết giúptôi phát hiện ra vấn đề đặc biệt cũng như xử lý nó một cách kịp thời và hiệu quả.Lời khuyên thứ 4 : Học cách nhận biết và giải mã những hành vi phi ngôn từmang đặc điểm riêng của từng người. Những hành vi phi ngôn từ phổ biến tạo thành mộtnhóm tín hiệu cơ thể : chúng tương đối giống nhau ở mọi người. Tín hiệu cơ thể còn cómột loại thứ hai được gọi là hành vi phi ngôn từ riêng biệt. Đây là tín hiệu tương đối độcđáo ở từng người cụ thể.Trong nỗ lực nhận biết những tín hiệu riêng biệt, bạn sẽ muốn để ý tìm kiếmnhững kiểu hành vi của những người mình thường giao tiếp (bạn bè, gia đình, đồngnghiệp, những người cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bạn thường xuyên). Càng biếtrõ một người hoặc giao tiếp với họ càng lâu, bạn sẽ càng dễ dàng khám phá thông tin nàybởi khi đó, bạn sẽ có nhiều dữ liệu hơn để làm cơ sở cho những nhận định của mình.Chẳng hạn, nếu bạn để ý thấy cậu học trò mới lớn của mình gãi đầu và cắn môi khi sắplàm bài kiểm tra, thì đây có thể là một manh mối riêng biệt và đáng tin cậy cho biết cậuPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly22đang lo lắng hoặc thiếu sự chuẩn bị. Chắc chắn điều này đã trở thành một phần trongnhững hành vi riêng biệt của cậu và được bộc lộ khi cậu có tâm trạng căng thẳng. Bạn sẽthấy nó lặp đi lặp lại bởi: " Hành vi trong quá khứ là cơ sở đáng tin cậy nhất để dự đoánhành vi trong tương lai".Lời khuyên thứ 5 : Khi bạn tiếp xúc với người khác, hãy cố gắng xác định nhữnghành vi chuẩn mực thường thấy của họ. Để nắm được các hành vi chuẩn mực thườngthấy của những người mà bạn tiếp xúc, bạn cần lưu ý xem lúc bình thường trông họ nhưthế nào, họ thường ngồi như thế nào, họ đặt tay ở đâu và thường đặt chân ở vị trí nào, hãyđể ý đến tư thế và những vẻ mặt của họ lúc bình thường, cử chỉ nghiêng đầu của họ, vàthậm chí họ thường để hoặc giữ tài sản của mình (chẳng hạn ví tiền) ở đâu (xem hình 1và 2). Bạn cần có khả năng phân biệt được vẻ mặt "bình thường" và vẻ mặt "căng thẳng"của họ.Hình 1 - Hãy lưu ý những đặc điểm của khuônmặt khi không căng thẳng. Đôi mắt bình thảnvà đôi môi đầy đặn.Hình 2 - Một khuôn mặt căng thẳng lộ rõ tâmtrạng bồn chồn và hơi nhăn nhó, lông mày nhíulại và trán hằn những nếp nhăn.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly23Nếu không xác định được hành vi chuẩn mực thường thấy, bạn sẽ rơi vào tính thếtương tự trường hợp những ông bố bà mẹ không bao giờ nhìn vào cổ họng của con mìnhcho đến khi đứa trẻ bị ốm. Họ gọi bác sĩ và cố gắng mô tả những gì mình nhìn thấy tronghọng nó, nhưng lại không có cơ sở để so sánh bởi vì họ chẳng bao giờ nhìn vào cổ họngđứa trẻ khi nó khỏe mạnh. Như vậy, bằng cách tìm hiểu những điều bình thường, chúngta sẽ bắt đầu nhận ra và phân biệt được những điều bất thường.Thậm chí trong một cuộc gặp riêng với ai đó, bạn nên cố gắng để ý "tư thế khởiđộng" của họ ngay từ lúc bắt đầu cuộc nói chuyện. Xác định hành vi chuẩn mực thườngthấy của một người là yếu tố có tính quyết định bởi nó cho phép bạn xác định được khinào thì họ cư xử lệch chuẩn – điều này có thể rất quan trọng và cung cấp cho bạn nhiềuthông tin (xem khung 5).Lời khuyên thứ 6 : Hãy luôn cố gắng quan sát mọi người để tìm kiếm nhiều sơhở - những hành vi xuất hiện trong các nhóm cử chỉ hoặc xuất hiện liên tiếp. Bạn sẽ đọcđược ý nghĩ của người khác chính xácKhung 5 : Một câu chuyện về người họ hàngHãy tưởng tượng một chút rằng bạn là cha hoặc mẹ của một cậu bé tám tuổi. Cậuđang đứng xếp hàng để đón những người họ hàng trong cuộc họp mặt của đại gia đình.Vì đây là cuộc họp mặt được tổ chức hằng năm, nên bạn phải đứng cùng con trai mìnhtrong rất nhiều dịp và nó đợi đến lượt mình để chào hỏi mọi người. Nó chưa bao giờ dodự khi chạy tới và ôm chặt những thành viên trong gia đình một cách nồng nhiệt. Tuynhiên lần này, khi đến lúc ôm bác Harry, nó lại đứng im và chôn chân tại chỗ." Có chuyện gì vậy con?", bạn thì thầm với nó, và đẩy nó về phía ông bác đangchờ đợi.Con trai bạn không nói gì, nhưng nó rất miễn cưỡng khi đáp lại tín hiệu cơ thể của bạn.Bạn sẽ làm gì? Vấn đề quan trọng cần lưu ý ở đây là : hành vi của con trai bạn có sự khácbiệt so với hành vi chuẩn mực thường thấy của nó. Trước đây, nó chưa bao giờ lưỡng lựkhi chào đón và ôm bác. Vì sao lại có sự thay đổi trong hành vi của cậu bé? Phản ứng"chôn chân tại chỗ" của nó cho biết nó cảm thấy bị đe dọa hoặc có điều gì đó không ổn. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly24Có lẽ nỗi sợ của nó không có lý do chính đáng, nhưng người quan sát cũng như các ôngbố bà mẹ tinh ý và thận trọng sẽ lưu ý đến tính hiệu cảnh báo này. Sự khác biệt ở con traibạn so với hành vi trước đây của nó cho thấy một điều gì đó bất ổn có lẽ xuất hiện giữanó và ông bác kể từ lần gặp mặt gần đây nhất. Cõ lẽ đó là một bất đồng nho nhỏ, một vấnđề rắc rối của tuổi trẻ, hoặc một phản ứng trước việc bác nó đối xử ưu ái với những ngườikhác. Lại một lần nữa, hành vi này có thể báo hiệu điều gì đó tồi tệ hơn nhiều. Vấn đề ởđây là sự thay đổi trong hành vi chuẩn mực thường thấy của một người cho thấy có điềugì đó không ổn, và trong trường hợp cụ thể này, có lẽ cần có những sự lưu tâm đặc biệthơn.hơn khi quan sát nhiều sơ hở hoặc những nhóm hành vi (tín hiệu cơ thể) - cơ sở để bạn đưara đánh giá. Những tín hiệu này kết hợp với nhau giống như các mảnh ghép của trò chơighép hình. Bạn càng có nhiều mảnh ghép thì càng có những cơ hội tốt hơn để ghép chúnglại với nhau và thấy được bức tranh mà chúng tạo thành. Chẳng hạn, nếu tôi thấy một đốithủ kinh doanh bộc lộ hành vi căng thẳng (gồm nhiều hành vi), ngay sau đó cô ấy lại cónhững hành vi xoa dịu, thì có thể tôi càng tin rằng cô đang ở vị trí của kẻ yếu trong cuộcthương lượng.Lời khuyên thứ 7: Điều quan trọng là phải tìm kiếm những thay đổi trong hành vicủa một người. Những thay đổi này có thể báo hiệu những thay đổi trong suy nghĩ, cảmxúc, sở thích hoặc ý định của người đó. Những thay đổi đột ngột trong hành vi có thểgiúp bạn biết được cách một người đang xử lí thông tin hoặc đón nhận những sự kiện cótác động đến cảm xúc. Một đứa trẻ đang bộc lộ sự choáng ngợp và vui sướng với ý nghĩđược đến công viên giải trí sẽ thay đổi hành vi của mình ngay lập tức khi biết công viênđã đóng cửa. Người lớn cũng có phản ứng tương tự. Khi chúng ta nhận được hung tin quađiện thoại hoặc nhìn thấy điều gì đó có thể khiến mình bị tổn thương, cơ thể chúng ta sẽphản ánh sự thay đổi đó ngay lập tức.Những thay đổi trong hành vi của một người cũng có thể tiết lộ sở thích hoặc ýđịnh của họ trong một số hoàn cảnh nào đó. Việc quan sát kỹ lưỡng những thay đổi nàycó thể cho phép bạn đoán trước nhiều sự việc trước khi chúng xảy ra, và rõ ràng nó còn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly25mang lại cho bạn một lợi thế - đặc biệt nếu hành động sắp xảy ra có thể làm tổn hại đếnbạn hoặc những người khác (xem khung 6).Lời khuyên thứ 8: Học cách phát hiện những tín hiệu ngôn từ sai lệch hoặc gâynhầm lẫn cũng là điều quan trọng. Muốn có khả năng phân biệt được những tín hiệu đángtin cậy và những tín hiệu sai lệch, bạn cần phải có kinh nghiệm và sự rèn luyện. Việc nàykhông chỉ đòi hỏi sự quan sát có tính phối hợp mà còn đòi hỏi sự suy xét khá thận trọng.Trong các chương kế tiếp, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những khác biệt tinh tế trong hànhvi của một người – nhữngKhung 6 : Chỉ vì cái mũiMột trong những manh mối phi ngôn từ quan trọng nhất thể hiện suy nghĩ của mộtngười là những thay đổi về ngôn ngữ cơ thể tạo thành những tín hiệu thể hiện ý định. Đâylà những hành vi tiết lộ một người nào đó định làm gì, đồng thời giúp cho người quan sáttinh ý có thêm thời gian để chuẩn bị cho hành động đã được dự đoán trước khi nó xảy ra.Tôi xin đưa ra một ví dụ cho thấy rất rõ tầm quan trọng của việc quan sát nhữngthay đổi trong hành vi của người khác (đặc biệt khi những thay đổi đó bao gồm những tínhiệu thể hiện ý định), đó là trường hợp một người đàn ông có âm mưu cướp một cửa tiệmnơi tôi từng làm việc. Trong tình huống đặc biệt này, tôi để ý thấy một người đàn ôngđang đứng gần máy tính tiền tại quầy thu ngân. Hành vi đó thu hút sự chú ý của tôi bởidường như hắn chẳng có lý do gì để đứng đó, hắn không xếp hàng để đợi tính tiền màcũng không mua bất cứ thứ gì. Hơn nữa, hắn cứ đứng đó suốt buổi, mắt dán chặt vàochiếc máy tính tiền.Nếu hắn vẫn đứng yên ở đó thì cuối cùng, tôi sẽ mất hứng thú đối với hắn và hướngsự chú ý ra chỗ khác. Tuy nhiên, trong lúc tôi vẫn đang quan sát thì hành vi của hắn đãthay đổi. Cụ thể, lỗ mũi hắn bắt đầu phồng lên (cánh mũi nở ra), đây là bằng chứng choPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly26thấy hắn bị thiếu oxy trước khi thực hiện hành động nào đó. Tôi đã đoán được hành độngđó khoảng một giây trước khi nó xảy ra. Và một giây đó đủ cho tôi lên tiếng cảnh báo.Tôi hét lên với người thu ngân: "Hãy coi chừng!", khi đó có ba sự việc cùng xảy ra: (a)nhân viên thu ngân đã tính tiền cho khác xong, vì vậy ngăn kéo đựng tiền được mở ra; (b)gã đàn ông đứng gần máy tính tiền lao về phía trước, thọc tay vào ngăn kéo để lấy tiền;và (c) nhờ có tiếng hét cảnh báo của tôi, nhân viên thu ngân đã chộp lấy tay hắn và bẻquặt, điều này khiến "tên cướp hụt" đánh rơi tiền và chạy ra khỏi cửa hàng. Nếu tôikhông phát hiện ra dấu hiệu cho thấy ý định của hắn, tôi chắc rằng tên cướp đã thực hiệnthành công ý đồ của mình. Thật tình cờ, người thu ngân chính là cha tôi, người trông coimột tiệm kim khí nhỏ ở Miami vào lúc đó. Đó là năm 1974, khi tôi là người làm thuê choông trong dịp hè.khác biệt tiết lộ một hành vi có chân thật hay không, đồng thời giúp bạn có thêm cơ hộiđể hiểu đúng về người mà bạn đang tiếp xúc.Lời khuyên thứ 9 : Biết cách phân biệt sự thoải mái và sự khó chịu sẽ giúp bạntập trung vào những hành vi quan trọng nhất để giải mã những giao tiếp phi ngôn từ.Nghiên cứu hành vi phi ngôn từ kể từ khi trưởng thành và dành gần cả cuộc đời mình chocông việc này, tôi đã nhận ra rằng có hai vấn đề chính mà chúng ta nên tìm kiếm và tậptrung vào; đó là sự thoải mái và sự khó chịu. Đây là điều cơ bản trong cách dạy của tôivề những giao tiếp phi ngôn từ. Học cách đọc chính xác các tín hiệu (các hành vi) thểhiện cảm giác thoải mái và khó chịu ở người khác sẽ giúp bạn giải mã được thông điệpthật sự từ cơ thể họ cũng như hiểu được suy nghĩ thật của họ. Nếu bạn nghi ngờ ý nghĩacủa một hành vi, hãy tự hỏi mình rằng trông nó giống một hành vi thể hiện sự thoải mái(như mãn nguyện, hạnh phúc, dễ chịu) hay giống một hành vi thể hiện sự khó chịu (nhưsự không hài lòng, buồn bã, trầm uất, lo lắng, căng thẳng). Bạn có thể dành phần lớn thờigian để quan sát các hành vi theo một trong hai khía cạnh này (thoải mái và khó chịu).Lời khuyên thứ 10 : Khi quan sát người khác, bạn hãy quan sát một cách tế nhị.Việc sử dụng hành vi phi ngôn từ đòi hỏi bạn phải quan sát mọi người thật kỹ lưỡng vàgiải mã chính xác những hành vi phi ngôn từ của họ. Tuy nhiên, khi quan sát người khác,bạn lại không muốn bộc lộ ý định của mình quá lộ liễu. Nhiều người thường nhìn chằm Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly27chằm vào người khác khi lần đầu tiên cố gắng nhận biết những tín hiệu cơ thể. Việc quansát lộ liễu như vậy là điều không nên. Mục tiêu lý tưởng của bạn là quan sát người khácnhưng không để họ biết điều đó, nói cách khác là quan sát một cách kín đáo.Hãy hoàn thiện các kỹ năng quan sát của bạn. Những nỗ lực của bản thân sẽ giúpbạn quan sát tế nhị và phát hiện thành công các tín hiệu cơ thể. Tất cả vấn đề nằm ở sựrèn luyện và kiên trì.Giờ đây, bạn đã được giới thiệu về vai trò của mình trong mối quan hệ hợp tác củachúng ta cùng với mười lời khuyên cách làm theo để giải mã thành công giao tiếp phingôn từ. Vấn đề bây giờ là : "Tôi nên tìm kiếm những hành vi phi ngôn từ nào, và chúngtiết lộ những thông tin quan trọng nào?". Tôi sẽ trình bày vấn đề này ở phần sau.Nhận biết những hành vi phi ngôn từ quan trọng và ý nghĩa của chúngBây giờ bạn hãy suy nghĩ điều này. Đúng là cơ thể con người có khả năng tiết lộhàng ngàn "tín hiệu" hoặc thông điệp phi ngôn từ. Vậy đâu là tín hiệu quan trọng nhất vàbạn làm thế nào để giải mã chúng? Vấn đề ở đây là muốn nhận biết và giải mã một cáchchính xác những giao tiếp phi ngôn từ quan trọng, có thể bạn phải dành cả đời để quansát, đánh giá và xác lập căn cứ thật kỹ lưỡng. Thật may mắn, với sự giúp đỡ của một sốnhà nghiên cứu rất tài năng, cộng với kinh nghiệm thực tế của tôi – một chuyên gia vềhành vi phi ngôn từ của FBI, chúng tôi có thể vận dụng một phương pháp nhanh chónghơn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Tôi đã nhận biết được những hành vi phingôn từ quan trọng nhất, vì vậy bạn có thể sử dụng kiến thức độc đáo này ngay lập tức.Chúng tôi đã phát triển một mô hình hoặc khuôn mẫu giúp cho việc đọc ngôn ngữ khônglời trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí nếu không nhớ chính xác ý nghĩa của một tín hiệu cơthể cụ thể, bạn vẫn có thể giải mã nó.Khi đọc xong những trang sách này, bạn sẽ biết được một số thông tin nhất địnhvề hành vi phi ngôn từ. Những thông tin này chưa từng được tiết lộ trong bất kì văn bảnnào khác nói về ngôn ngữ cơ thể (kể cả các dẫn chứng về những tín hiệu hành vi phi ngôntừ đã được sử dụng để giải quyết những vụ án có thật của FBI). Một số thông tin sẽ khiếnbạn kinh ngạc. Chẳng hạn, nếu phải lựa chọn bộ phận "trung thực" nhất của cơ thể mộtngười – bộ phận có khả năng tiết lộ nhiều nhất cảm xúc hoặc ý định thật của người đó, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly28bạn sẽ chọn bộ phận nào? Hãy đoán xem. Một khi tôi bật mí câu trả lời, bạn sẽ biết đượcbộ phận quan trọng nhất cần quan sát khi cố gắng xác định xem đối tác kinh doanh, ngườithân, đối tượng hẹn hò hoặc một người hoàn toàn xa lại đang có cảm xúc như thế nào,đang nghĩ gì hoặc có ý định gì. Tôi sẽ giải thích cơ sở sinh lý của hành vi phi ngôn từ vàvai trò của bộ não đối với hành vi này. Tôi cũng sẽ tiết lộ sự thật về việc khám phá nhữngthủ đoạn lừa gạt – điều mà chưa một điệp viên nào từng làm trước đây.Tôi tin chắc rằng việc hiểu cơ sở sinh học của ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn hiểuđược hành vi phi ngôn từ tạo ra, được bộc lộ thế nào và vì sao chúng lại là yếu tố đáng tincậy đến vậy trong việc dự đoán những suy nghĩ, cảm xúc và ý định của một người. Vìvậy, tôi sẽ bắt đầu chương tiếp theo bằng việc nghiên cứu bộ phận tuyệt diệu đó – bộ nãocon người – và chỉ cho bạn thấy nó điều khiển mọi khía cạnh của ngôn ngữ cơ thể nhưthế nào. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều này, tôi sẽ chia sẻ một câu chuyện về sựquan sát. Nó cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để hiểu và đánh giá hành vi của conngười là việc có cơ sở.Những sơ hở giúp phát hiện đối tượng nào?Vào một ngày định mệnh năm 1963, tại Cleveland, bang Ohio, một trinh sát kỳcựu 39 tuổi tên là Martin McFadden đã theo dõi hai gã đàn ông đi đi lại lại trước cửa sổmột cửa hiệu. Chúng nhìn trộm vào trong cửa hiệu rồi đi mất. Sau nhiều lần lượn qualượn lại, hai gã này trao đổi ở cuối con phố và nhìn qua vai nhau khi nói chuyện với mộtngười thứ ba. Lo ngại rằng bọn chúng đang "bàn bạc" chuyện ăn và định cướp cửa tiệm,người trinh sát đi đến, vỗ nhẹ vào người một tên và phát hiện ra một khẩu sung ngắnđược giấu kín. Trinh sát McFadden đã bắt giữ ba tên này, nhờ đó mà ngăn chặn được mộtvụ cướp cũng như nguy cơ xảy ra án mạng.Sự quan sát kỹ lưỡng của viên sĩ quan cảnh sát McFadden đã trở thành cơ sở chomột quyết định có tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ( Đạo luật Terry v. Ohio,1968, 392 U.S 1) – một quyết định mà mọi sĩ quan cảnh sát của nước Mỹ điều biết đến.Kể từ năm 1968, đạo luật này cho phép cảnh sát chặn đường và khám xét các cá nhân màkhông cần có lệnh của công tố khi những hành vi của họ thể hiện ý định phạm tội. Vớiquyết định này, Tòa án Tối cao đã thừa nhận rằng những hành vi phi ngôn từ dự đoánPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly29được sự phạm tội nếu chúng được quan sát và được giải mã đúng. Đạo luật Terry v.Ohiođã cho thấy một bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa những suy nghĩ, ý định củachúng ta với những hành vi phi ngôn từ. Điều quan trọng nhất là quyết định này đã thểhiện sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng mối quan hệ đó tồn tại và có cơ sở vững chắc(Navarro & Schafer, 2003, 22-24).Vì vậy, lần này, nếu ai đó nói với bạn rằng hành vi phi ngôn từ chẳng có ý nghĩahoặc không đáng tin, bạn hãy nhớ đến đạo luật này bởi nó cho thấy điều ngược lại và đãđứng vững qua thử thách của thời gian.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly30Chương haiNhững tác động từ di sản là hệ não rìaPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly31Bạn hãy cắn môi mình một lát. Thật đấy, bạn hãy dành một giây và thực sự làmđiều đó. Bây giờ hãy xoa trán. Cuối cùng, bạn hãy vỗ gáy của mình. Đây là điều chúng tavẫn thường làm. Hãy dành chút thời gian để quan sát người khác, bạn sẽ thấy họ thựchiện những hành vi này rất thường xuyên.Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao họ lại làm điều đó và vì sao bạn cũng làm như vậykhông? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong một chiếc hộp – hộp sọ- nơi chứa đựng bộnão con người. Một khi biết được vì sao bộ não lại điều khiển cơ thể bộc lộ cảm xúcthông qua hành vi phi ngôn từ và điều khiển nó như thế nào, chúng ta cũng sẽ khám phára cách giải mã những hành vi này. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ hơn phần bên trong chiếc hộpnói trên và xem xét một dạng vật chất đáng kinh ngạc nhất (tuy trọng lượng chỉ có1.35kg) được tìm thấy trong cơ thể con người.Hầu hết mọi người đều cho rằng mình có một bộ não và xem bộ não đó là nền tảngcho khả năng nhận thức của mình. Trên thực tế, có đến ba "bộ não" nằm bên trong hộp sọcủa con người, mỗi "bộ não" thực hiện những chức năng riêng và phối hợp với nhau tạothành một "trung tâm chỉ huy và kiểm soát" có nhiệu vụ điều khiển mọi hành vi của cơthể. Trở lại năm 1952, một nhà khoa học đi tiên phong tên là Paul MacLean bắt đầu gọibộ não con người là bộ não ba ngôi, bao gồm "não bò sát" (não trong), "não động vật cóvú" (não rìa) và "não người" (vỏ não mới) (xem sơ đồ của não rìa). Trong sách này,chúng tôi sẽ tập trung vào hệ não rìa (MacLean gọi là não động vật có vú) bởi vì nó đóngvai trò lớn nhất trong việc biểu lộ hành vi phi ngôn từ của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tasẽ vẫn sử dụng vỏ não mới (não người hoặc não tư duy) để phân tích một cách nghiêmtúc các phản ứng của não rìa ở những người xung quanh ta nhằm giải mã những suy nghĩ,cảm xúc hoặc ý định của họ (LeDoux, 1996, 184-189; Goleman, 1995, 10-21).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly32Hình 3 - Sơ đồ não rìa với những đặc điểm chính như hạch hạnh nhân và thùyhải mã,Điều quan trọng là bạn phải hiểu được rằng bộ não kiểm soát mọi hành vi, dù làhành vi có ý thức hay thuộc về tiềm thức. Đây là cơ sở giúp chúng ta hiểu được tất cảnhững giao tiếp phi ngôn từ. Từ việc đơn giản như gãi đầu đến soạn một bản nhạc giaohưởng, không có hành vi nào (ngoại trừ một số phản xạ vô thức của các cơ) mà lại khôngphải do não điều khiển. Dựa vào logic này, chúng ta có thể sử dụng những hành vi đónhằm giải mã những thông điệp được não lựa chọn để bộc lộ ra bên ngoài.Não rìa không biết nói dốiTrong nghiên cứu của chúng ta về những giao tiếp phi ngôn từ, não rìa chính là đốitượng được tìm hiểu. Bởi bộ phần này của não phản ứng với thế giới xung quanh chúngta một cách tự động và ngay tức thì, trong một khoảng thời gian thực, mà không cần suynghĩ. Chính vì thế, nó bộc lộ một phản ứng thật trước những thông tin từ môi trườngxung quanh (Myers, 1993, 35-39). Là một bộ phận giúp duy trì sự sống của chúng ta, nãorìa không hề nghỉ ngơi mà luôn hoạt động. Nó cũng là trung tâm của cảm xúc. Từ não rìa, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly33các tín hiệu được truyền tới nhiều bộ phận khác của não, rồi đến lượt những bộ phận đóphối hợp các hành vi của chúng ta để bộc lộ cảm xúc hoặc vì mục đích sinh tồn (Ledoux,1996, 104-137). Chúng ta có thể quan sát và giải mã những hành vi này khi chúng bộc lộqua cơ thể như bàn chân, thân mình, cánh tay, bàn tay và khuôn mặt. Do những phản ứngnày xuất hiện mà không cần suy nghĩ (khác với lời nói) nên chúng rất chân thật. Vì vậy,não rìa được xem là "bộ não trung thực" khi chúng ta nghĩ đến ngôn ngữ không lời(Goleman, 1995, 13-29).Những phản ứng nói trên của não rìa – những phản ứng có liên quan đến sự sinhtồn – không chỉ bắt nguồn từ chính thời thơ ấu của chúng ta mà còn từ tổ tiên chúng tavới tư cách là loài người. Chúng được lập trình trong hệ thần kinh nên ta khó che giấuhoặc loại bỏ chúng (cũng giống như việc cố gắng giấu phản ứng giật mình ngay cả khichúng ta đoán trước được sẽ có một tiếng động lớn). Chính vì vậy, hiển nhiên, nhữnghành vi của não rìa là những hành vi trung thực và đáng tin cậy; chúng bộc lộ chân thậtnhững suy nghĩ, cảm xúc và ý định của chúng ta ( xem khung 7).Bộ phận thứ ba của não người là một bộ phận mới được bổ sung vào cấu tạo củahọp sọ trong thời gian khá gần đây. Vì thế, nó được gọi là vỏ não mới (neocortex). Bộphận này cũng được biết đến với tên gọi "não người", "não tư duy" hoặc "não trí tuệ" bởinó có liên quanKhung 7 : Chặn đứng kẻ đặt bomDo khu vực rìa của não không thể bị điều khiển theo nhận thức, nên chúng cầnđánh giá các hành vi do nó tạo ra ở một mức độ quan trọng hơn khi giải mã những giaotiếp phi ngôn từ. Bạn có thể dùng suy nghĩ để cố che giấu cảm xúc thật theo ý muốn,nhưng hệ não rìa sẽ tự điều khiển và tiết lộ nhiều manh mối. Việc quan sát những phảnứng có tính báo động này cũng như việc nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tính đáng tincậy của nó là điều cực kỳ quan trọng, thậm chí nó có thể cứu được nhiều mạng người.Có thể dẫn ra bằng chứng cho vấn đề này, đó là sự việc đã xảy ra vào tháng 12 năm1999, khi một nhân viên của hải quan Hoa Kỳ - với tính thần cảnh giác – đã ngăn chặnđược một tên khủng bố. Tên này được biết đến với biệt danh "kẻ đặt bom thiên niên kỷ".Để ý thấy Ahmed Reesa có tâm trạng lo lắng và đổ mồ hôi quá nhiều khi từ Canada vào Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly34nước Mỹ, nhân viên Diana Dean đã yêu cầu hắn bước ra khỏi xe hơi để chất vấn thêm.Lúc đó, Reesam định chạy trốn nhưng đã nhanh chóng bị bắt giữ. Các nhân viên đã tìmthấy chất nổ và thiết bị hẹn giờ trong xe hắn. Cuối cùng, Reeseam bị kết tội có âm mưuđặt bom sân bay Los Angeles.Sự lo lắng và đổ mồ hơi mà nhân viên Deam quan sát được là hành vi do não điềukhiển, nó như một phản ứng trước sự căng thẳng quá mức. Do các hành vi này của nãorìa là hành vi chân thật nên nhân viên Dean có thể tự tin bắt giữ Reeseam. Cô nhận thứcrằng bằng sự quan sát của mình, cô đã phát hiện ra dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể cho thấy cầnphải điều tra kỹ hơn. Vụ việc Reesean là một ví dụ cho thấy trạng thái tâm lý của mộtngười được biểu lộ như thế nào qua hành vi phi ngôn từ của cơ thể. Trong vụ việc này, hệnão rìa của kẻ đặt bom "hụt" (tên này rõ ràng vô cùng hoảng sợ trước nguy cơ phát hiện)đã tiết lộ tâm trạng lo lắng của hắn, dù hắn đã hết sức cố gắng và cố gắng một cách có ýthức để che giấu những cảm xúc bên trong. Chúng ta rất biết ơn nhân viên Dean vì cô đãquan sát hành vi phi ngôn từ rất tinh ý và ngăn chặn được một hành động khủng bố.đến trí nhớ và tư duy bậc cao. Nó tạo nên sự khác biệt giữa con người với các loài độngvật có vú khác nhờ phần lớn khối lượng của nó (vỏ não) được dùng cho hoạt động tư duy.Đấy là phần não giúp chúng ta đặt chân lên mặt trăng. Với khả năng tính toán, phân tích,giải mã và trực cảm ở một trình độ mà chỉ duy nhất loài người mới có, nó là phần não vôcùng quan trọng và mang tính sáng tạo. Tuy nhiên, nó cũng là bộ phận ít trung thực nhấtcủa não và vì thế nó là "bộ não biết nói dối". Do có khả năng tạo ra những suy nghĩ phứctạp nên không giống não rìa, bộ phận này có độ tin cậy thấp nhất trong ba bộ phận chínhcủa não. Nó là "bộ não" có thể đánh lừa và sự đánh lừa này diễn ra thường xuyên (Vrij,2003, 1-17).Trở lại ví dụ trên, trong khi hệ não rìa có thể bắt kẻ đặt bom thiên niên kỷ phải toátmồ hôi quá nhiều lúc bị nhân viên hải quan tra hỏi, thì vỏ não mới rất có khả năng chophép hắn nói dối những cảm xúc thật của mình. Bộ phận "phụ trách" hoạt động tư duycủa não, bộ phận điều khiển lời nói (đặc biệt là vùng Broca – vùng vỏ não vận động cónhiệm vụ "khởi động" ngôn ngữ), có thể khiến kẻ đặt bom nói rằng: "Trong xe hơi của Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly35tôi không có chất nổ", nếu nhân viên hải quan tra hỏi trong xe hắn có thứ gì, ngay cả khicâu trả lời đó là lời nói dối hoàn toàn. Vỏ não mới có thể dễ dàng cho phép chúng ta nóivới bạn mình rằng ta thích kiểu tóc mới của cô ấy trong khi trên thực tế ta không hề thích,hoặc nó có thể giúp ta dễ dàng nói một câu rất thuyết phục như: "Tôi không hề có quanhệ tình dục với người phụ nữ tên Lewinsky đó".Do vỏ não mới (não tư duy) có khả năng đánh lừa nên nó không phải là nguồnthông tin lý tưởng, không phải là nguồn cung cấp những thông tin đáng tin cậy hoặcchính xác (Ost, 2006, 259-291). Tóm lại, từ vấn đề tiết lộ các hành vi phi ngôn từ chânthật – các hành vi giúp chúng ta đọc được ý nghĩ của người khác, có thể thấy hệ não rìacó vai trò đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể. Vì thế, chúng ta muốn tậptrung sự chú ý vào khu vực này của não.Những phản ứng của hệ não rìa – Ba chữ F của ngôn ngữ không lờiMột trong những cách điển hình mà não rìa thực hiện để đảm bảo cho sự sinh tồncủa chúng ta (như một giống loài) – và tạo ra một số sơ hở phi ngôn từ đáng tin cậy trongquá trình đó – là điều khiển hành vi của chúng ta khi ta đương đầu với nguy hiểm, cho dùđó là người tiền sử đối mặt với một con quái vật thời đồ đá hay một nhân viên thời nayđối mặt với một ông sếp có trái tim sắt đá. Trải qua hàng ngàn năm, chúng ta vẫn bảo tồnnhững phản ứng thuần thục, mang tính bản năng trong những tình huống thập tử nhấtsinh – những phản ứng được kế thừa từ loài động vật. Để đảm bảo cho sự sinh tồn củachúng ta, bộ não đã có những phản ứng rất tinh tế trước hiểm nguy hoặc sự đe dọa.Những phản ứng này được thể hiện dưới ba hình thức: đứng im (freeze), chạy trốn(flight) và đấu tranh (fight). Giống như các loài động vật khác (được não rìa bảo vệ theocách vừa nêu), con người – nhờ có những phản ứng này của não rìa – vẫn tiếp tục tồn tạiđể phát triển nòi giống vì những hành vi nói trên đã được lập trình sẵn trong hệ thần kinhcủa chúng ta.Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong số các bạn đã quen với cụm từ "đánh hoặcchạy" – một thuật ngữ rất thường gặp và được sử dụng để miêu tả cách phản ứng củachúng ta trước những tình huống bị đe dọa hoặc nguy hiểm. Điều không may là cụm từnày chỉ đúng hai phần ba mà lại không phải là cách giải quyết vấn đề khôn ngoan nhất! Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly36Trên thực tế, cách phản ứng của các loài động vật (kể cả con người) trước mối nguy hiểmxuất hiện theo trình tự sau : đứng im, chạy trốn, đấu tranh. Nếu thật sự chỉ có hai phảnứng là đấu tranh hoặc chạy trốn thì đa số chúng ta sẽ hầu như bị thâm tím, bầm dập vàkiệt sức.Vì chúng ta đã bảo tồn và rèn luyện cách thức rất thành công này để đối mặt với sựcăng thẳng và nguy hiểm (và cách chính những phản ứng này tạo nên các hành vi phingôn từ - các hành vi giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc và ý định củamột người) nên chúng ta rất xứng đáng để ta dành thời gian nghiên cứu, và ta sẽ xem xéttừng phản ứng một cách cụ thể hơn.Phản ứng đứng imMột triệu năm trước, khi những nhóm người tiền sử đi qua hoang mạc châu Phi,họ đã đối mặt với nhiều động vật ăn thịt có thể chạy nhanh hơn và khỏe hơn mình. Đểgiúp người tiền sử tồn tại được, não rìa – bộ phận tiến hóa từ tổ tiên của chúng ta (loàiđộng vật) – đã phát triển những "chiến lược" để cân bằng với ưu thế về sức mạnh – điềumà những động vật ăn thịt vượt trội hơn chúng ta. "Chiến lược" đó, hay còn được gọi làsự tự vệ đầu tiên của hệ não rìa, là việc sử dụng phản ứng đứng im trước sự xuất hiện củamột con thú ăn thịt hay một mối nguy hiểm khác. Di chuyển sẽ thu hút sự chú ý, cònbằng cách đứng im ngay lập tức khi cảm thấy có mối đe dọa, não rìa đã khiến chúng taphản ứng theo cách hiệu quả nhất có thể để đảm bảo sự sống cho chính mình. Hầu hết cácloài động vật, trong đó có cả thú săn mồi, đều rất nhạy phản ứng với sự chuyển động.Khả năng đứng im này rất có ý nghĩa trong trường hợp đối mặt với nguy hiểm. Nhiềuđộng vật ăn thịt theo dõi những mục tiêu chuyển động và thực hiện chuỗi động tác "đuổibắt, vồ và cắn". Các động tác này được thể hiện ở những con vật lớn thuộc họ mèo – loàiđộng vật ăn thịt đầu tiên mà tổ tiên chúng ta phải đối mặt.Nhiều động vật không chỉ ngừng di chuyển khi bị các động vật ăn thịt đedọa mà một số thậm chí còn giả chết – phản ứng đứng im cao cấp nhất. Đây làmột "chiến lược" mà loài thú có túi sử dụng, nhưng không phải chỉ có chúng mới Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly37làm như vậy. Trên thực tế, những báo cáo về các vụ thảm sát ở các trường trunghọc Columbine và đại học kỹ thuật Virginia cho thấy các học sinh sinh viên đã sửdụng phản ứng đứng im để đối phó với những tên sát nhân cực kỳ nguy hiểm.Bằng cách nằm yên và giả chết, nhiều sinh viên đã sống sót dù chỉ cách tên sátnhân không đầy một mét. Theo bản năng, họ đã vận dụng những hành vi cổ xưa –những hành vi từng mang lại hiệu quả rất cao. Việc ngừng chuyển động có thểkhiến những người khác gần như không nhìn thấy bạn – một hiện tượng mà mọibinh lính và chỉ huy của đội đặc nhiệm điều biết.Như vậy, phản ứng đứng im đã được "di truyền" từ người nguyên thủy đếnngười hiện đại và vẫn còn tồn tại trong chúng ta ngày nay như một biện phápphòng thủ đầu tiên chống lại một mối đe dọa hoặc nguy hiểm mà ta nhận thứcđược. Trên thực tế, có thể bạn vẫn nhìn thấy phản ứng cổ xưa này của não rìatrước những con vật lớn thuộc họ mèo trên các sân khấu xiếc ở Las Vegas – nơinhững chú mèo lớn là một phần của buổi trình diễn. Khi một con hổ hoặc sư tửbước ra sân khấu, bạn có thể chắc chắn rằng đối với những người ngồi ở hàng ghếđầu tiên, cánh tay hoặc bàn tay họ sẽ không thực hiện bất cứ cử động nào khôngcần thiết. Họ sẽ ngồi yên tại chỗ. Phản ứng ngồi yên của họ không phải do lý tríđiều khiển, họ làm vậy vì não rìa đã lập trình sẵn để loài người hành động theocách đó khi phải đối mặt với nguy hiểm từ hơn năm triệu năm nay.Đến xã hội hiện đại của chúng ta, phản ứng đứng im được sử dụng mộtcách tinh vi hơn trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể quan sát được phản ứngnày khi một người bị bắt quả tang đang gian lận hay ăn trộm, hoặc thỉnh thoảngbắt gặp nó lúc họ đang nói dối. Khi con người cảm thấy bị đe dọa hoặc bị vạchtrần tội lỗi, họ sẽ có phản ứng đứng im giống như tổ tiên chúng ta từng làm từmột triệu năm trước. Không chỉ có chúng ta – với tư cách là con người – họcđược cách đứng im khi đối mặt với nguy hiểm mà mình nhìn thấy hoặc ý thứcđược, mà những người khác ở xung quanh ta cũng biết cách bắt chước hành vicủa ta và cũng có phản ứng đứng im, dù họ không nhìn thấy mối đe dọa. Việc làmtheo hoặc bắc chước (isopraxism) này đã phát triển dần bởi nó rất quan trọng đốivới sự sống còn của cộng đồng cũng như sự hòa thuận trong xã hội loài người(xem khung 8).Khung 8: Câu chuyện về những bàn tay ngừng cử động vào mộtđêm tốiPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly38Cách đây vài tuần, tôi đã ở nhà mẹ tôi, ngồi xem tivi và ăn kem với cácthành viên trong gia đình. Tối đó, khi trời đã khuya thì có ai đó bấm chuông cửa(điều rất bất thường ở khu phố của bà). Đột nhiên, giữa lúc đang ăn, bàn tay củamọi người – người lớn cũng như trẻ con – đều ngừng cử động như thể được chuẩnbị trước. Thật ngạc nhiên khi trông thấy cảnh tất cả chúng tôi đều phản ứng bằng"bàn tay bất động trong chốt lát" vào đúng một thời điểm. Hóa ra người khác đólà chị gái tôi, chị đã quên mang theo chìa khóa. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi khôngbiết chị chính là người bấm chuông. Đây là một ví dụ tuyệt vời về một phản ứngđã được lập trình ở mọi người khi nhận thức được mối nguy hiểm, và cũng là vídụ tuyệt vời về phản ứng đầu tiên của não rìa – phản ứng đứng im.Những người lính trong chiến trận cũng phản ứng theo cách này. Khi ngườiđi đầu đứng im, mọi người đều làm theo mà không cần phải có mệnh lệnh.Phản ứng đứng im này đôi khi còn được gọi là hiệu ứng "thú săn ăn đèn".Khi bất ngờ bắt gặp hoàn cảnh tiềm ẩn sự nguy hiểm, ngay lập tức chúng ta đứngim trước khi hành động. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, phản ứng nàyđược bộc lộ một cách tự nhiên. Chẳng hạn, một người đang đi xuống phố thì độtngột dừng lại, có thể anh ta còn tự đặt lòng bàn tay lên trán, trước khi xoay ngườilại và đi về phía căn hộ của mình để tắt lò sưởi. Việc dừng lại trong chốc lát cũngđủ để não bộ có sự đánh giá nào đó thật nhanh, cho dù mối đe dọa xuất hiện dướihình thức một con thú ăn thịt hoặc một suy nghĩ được nhớ lại. Dù là trường hợpnào đi nữa thì thần kinh của chúng ta vẫn phải đối mặt với tình huống tiềm ẩn bịnguy hiểm (Navarro, 2007, 141-163).Chúng ta không chỉ đứng yên khi phải đối mặt với những mối đe dọa màmình nhìn thấy và nguy hiểm đến tính mạng. Trong ví dụ vừa nêu về tiếngchuông cửa lúc nữa đêm, mối đe dọa đến từ chúng ta nghe được (những mối đedọa tác dụng đến khính giác) cũng có thể cảnh báo đến hệ não rìa. Chẳng hạn, khibị trừng phạt nghiêm khắc hầu hết mọi người đều đứng im. Chúng ta sẽ quan sátđược hành vi khi mỗi người đang bị tra hỏi về những vấn đề mà họ nhận thấy cóthể khiến mình gặp rắc rồi. Người đó sẽ trân mình như đang ngồi trên một "chiếcghế của phi công sắp bị bắn ra khỏi buồng láy vì máy bay sắp rơi" (Gregory,1999).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly39Một biểu hiện tương tự của phản ứng đứng im cũng xuất hiện trong nhữngcuộc thẩm vấn, khi người ta nín thở hoặc thở rất nông. Một lần nữa, đây là phảnứng đã có từ rất xưa khi con người đứng trước mối đe dọa. Người bị thẩm vấnkhông chú ý đến nó; tuy nhiên, đối với bất kỳ ai có chủ ý quan sát thì phản ứngnày rất dễ nhận thấy. Tôi vẫn thường phải báo người bị thẩm vấn và thoải máiphải hít thở một hơi thật sâu vào giữa buổi thẩm vấn hoặc hỏi cung, khi họ khôngnhận ra rằng mình vừa hít thở rất nông như thế nào.Tương tự nhu cầu phải đứng im khi đối mặt với một mối đe dọa, nhữngngười bị tra hỏi về một hành vi phạm tội sẽ thường đặt bàn chân trong tư thế antoàn (hai chân xoắn vào nhau phía sau chân ghế) và giữ nguyên tư thế đó trongkhoảng thời gian rất lâu. Khi nhìn thấy hành vi kiểu này tôi hiểu rằng có điều gìđó không ổn; đây là một phản ứng của não rìa và cần phải được tìm hiểu kỹ hơn.Người này có thể nói dối hoặc không, bởi chúng ta không thể nhận biết lời nóidối một cách trực tiếp. Tuy nhiên, từ những hành vi phi ngôn từ của họ, ta có thểchắc chắn rằng có điều gì đó đang khiến họ căng thẳng; vì thế tôi sẽ theo đuổiviệc tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ khó chịu thông qua việc thẩm vấn hoặc nóichuyện.Não rìa cũng sử dụng một biến thể của phản ứng đứng im theo cách khác,đó là cố gắng bảo vệ chúng ta bằng cách giúp ta hạn chế sự lộ diện của mình.Trong suốt thời gian theo dõi những tên ăn cắp giả làm khách mua hàng, mộttrong những điều kiện dễ nhận thấy là bọn trộm thường cố che dấu sự lộ diện củacơ thể bằng cách hạn chế các cử động hoặc khom người như thể đang cố gắngbiến mất. Thật mỉa mai là điều này thậm chí còn khiến chúng nổi bật hơn bởi nókhác với hành động bình thường khi đi mua sắm. Hầu hết mọi người dạo quanhcửa hàng với cánh tay luôn hoạt động và tư thế của họ là đứng thẳng thay vìkhom người. Xét về khía cạnh tâm lý, bọn ăn cắp trong cửa hàng – hoặc chínhcon bạn khi chúng lén lấy trộm một chiếc bánh quy trong tủ để thức ăn – đang cốgắng làm chủ tình thế bằng cách cố "ẩn nấp" giữa thanh thiên bạch nhật. Nói cáchkhác, người ta cố gắng giấu mình giữa thanh thiên bạch nhật bằng cách hạn chếđể lộ bộ phận đầu. Để thực hiện việc này, họ sẽ nhô vai lên và cúi đầu xuống –"tư thế con rùa". Hãy quan sát một đội bóng thua trận bước ra khỏi sân cỏ sautrận đấu, bạn sẽ nhận thấy được điều này (xem hình 4).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly40Hình 4 – "Tư thế con rùa" (vai nhô lên vềphía tai) thường thấy ở những người có vẻkhúm núm đột ngột mất tự tin.Điều thú vị và cũng thật đáng buồn là những trẻ em bị ngược đãi thườngbộc lộ những hành vi đứng im này. Trước sự có mặt của người cha, người mẹhoặc một người lớn hay ngược đãi trẻ em, cánh tay chúng ta sẽ không cử động vàđược đặt ở hai bên hông, đồng thời chúng tránh giao tiếp bằng mắt như thể điềuđó giúp chúng không bị họ nhìn thấy. Bằng cách này, chúng đang lẩn trốn giữathanh thiên bạch nhật – đây là một công cụ để sinh tồn đối với những đứa trẻ tộinghiệp này.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly41Phản ứng chạy trốnMục đích đầu tiên của phản ứng đứng im là tránh bị thú ăn thịt nguy hiểmtìm ra hoặc tránh sự phát hiện trong những tình thế hiểm nghèo. Mục đích thứ hailà giúp người bị đe dọa có cơ hội đánh giá tình huống và quyết định xem nênhành động theo cách nào là tốt nhất. Khi phản ứng đứng im không đủ khả năngloại bỏ mối nguy hiểm hoặc không phải là phương án hành động tốt nhất (chẳnghạn khi mối đe dọa ở quá gần), thì não rìa sẽ tạo ra phản ứng thứ hai là bỏ chạybằng cách sử dụng phản ứng chạy trốn. Hiển nhiên, mục đích của sự lựa chọn nàylà để thoát khỏi mối đe dọa hoặc ít nhất là để tránh xa sự nguy hiểm. Dĩ nhiênchạy trốn là một hành động có ích khi nó thiết thực, và như một cơ chế sinh tồn,bộ não chúng ta đã điều khiển cơ thể thực hiện "chiến thuật" này một cách khônngoan qua hàng ngàn năm để thoát khỏi hiểm nguy.Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, khi sống trong các đô thị chứ không phảiở miền hoang dã, chúng ta thật khó mà thoát khỏi những mối đe dọa; chính vì thế,ta sử dụng phản ứng chạy trốn để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống hiệnđại của mình. Các hành vi không được thể hiện quá lộ liễu nhưng chúng phục vụcho cùng một mục đích: giúp ta thoát khỏi hoặc tránh gặp những người hay nhữngđiều không mong muốn.Nếu nghĩ đến những cuộc tiếp xúc xã giao từng trải qua trong đời, có lẽ bạnsẽ nhớ lại một số hành động "lảng tránh" mà mình đã thực hiện để tránh sự chú ýcủa những người khác (điều mà bạn không mong muốn). Giống như một đứa trẻquay mặt đi khi nhìn thấy món ăn không thích trên bàn ăn tối và xoay bàn chân vềphía lối ra, một người có thể quay mặt đi để tránh nhìn vào người mà mình khôngưa, hoặc tránh những cuộc nói chuyện khiến mình khó chịu. Những hành vi trốntránh có thể xuất hiện dưới hình thức nhắm mắt, dụi mắt hoặc đặt bàn tay phíatrước khuôn mặt.Người đó cũng có thể tỏ ra xa lánh một ai đó bằng cách ngả người về phíasau, đặt các đồ vật (ví tiền) vào lòng mình hoặc hướng bàn chân về phía lối ra gầnnhất. Tất cả những hành vi này được não rìa kiểm soát và báo hiệu rằng ngườinào đó muốn trốn tránh một hoặc nhiều người mà mình không ưa hay bất cứ mốiđe dọa nào (mà mình nhận thức được) trong môi trường xung quanh. Một lần nữa,chúng ta thực hiện những hành vi này bởi vì hàng triệu năm qua, loài người đãtrốn tránh những điều mình không thích hoặc có thể làm hại đến mình. Vì vậy,đến ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện việc trốn khỏi một bữa tiệc tồi tệ,tránh xa một mối quan hệ xấu hoặc ngả người ra sau để tạo khoảng cách với Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly42người mà ta nghĩ rằng có thể gây phiền phức (hay thậm chí với người mà ta rấtbất đồng ý kiến) (xem hình 5).Giống như một người đàn ông có thể quay mặt tránh nhìn đối tượng hẹn hò,một người khi tham dự các cuộc đàm phán có thể quay mặt ra chỗ khác để khôngphải nhìn thấy đối tác nếu anh ta nghe thấy một lời đề nghị không lấy gì làm hấpdẫn, hoặc cảm thấy bị đe dọa khi tiếp tục thương lượng. Các hành vi trốn tránhcũng có thể được bộc lộ khi một doanh nhân nhắm hay dụi mắt, hoặc đặt bàn tayphía trước khuôn mặt (xem hình 6). Anh ta có thể ngả người về phía sau để tránhxa cái bàn hoặc người khác cũng như xoay bàn chân sang hướng khác (đôi khi làvề phía lối ra gần nhất). Đây không phải là những hành vi biểu hiện sự lừa dối,đúng hơn chúng là những hành vi báo hiệu rằng một người đang cảm thấy khóchịu.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly43Hình 5 – Theo tiềm thức, người ta ngả người về phía sau đểtránh xa nhau khi bọ bất đồng ý kiến hoặc cảm thấy khóchịu với nhau.Những hình thức này của phản ứng chạy trốn – một phản ứng đã có từ xaxưa – là những hành vi phi ngôn từ mang ý nghĩa trốn tránh. Chúng mách bảo vớibạn rằng người doanh nhân không hài lòng với những điều đang diễn ra trongcuộc đàm phán.Phản ứng đấu tranhPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly44Phản ứng đấu tranh là "chiến thuật" cuối cùng của não rìa nhằm giúp conngười sống sót sau cuộc tấn công. Khi đối mặt với nguy hiểm, nếu một ngườikhông thể tránh khỏi việc bị phát hiện bằng cách đứng im và không thể tự cứumình bằng cách tránh xa hoặc trốn thoát (phản ứng chạy trốn), thì phương án duynhất còn lại là chiến đấu.Hình 6 - Nhắm mắt là một hành vi bộc lộrất rõ sự khiếp sợ, hoài nghi và bất đồng.Trong quá trình tiến hóa với tư cách là một giống loài, chúng ta – cùng vớinhững động vật có vú khác – đã phát triển "chiến lược" biến nỗi sợ hãi thành cơnthịnh nộ để chống lại kẻ tấn công (Panksepp, 1998, 208). Tuy nhiên, trong thếgiới hiện đại, hành động dựa trên sự giận dữ có thể không thực tế hoặc không hợppháp. Vì vậy, não rìa đã phát triển những "chiến lược" khác vượt ngoài phạm vicủa phản ứng chiến đấu bằng cơ thể có từ thời nguyên thủy.Trong xã hội hiện đại, cuộc tấn công được thể hiện dưới hình thức mộtcuộc tranh luận. Mặc dù nghĩa gốc của từ cuộc tranh luận (argument) chỉ đơngiản là cuộc tranh cãi hoặc thảo luận, nhưng từ này ngày càng được sử dụng đểmiêu tả một cuộc đấu khẩu. Một cuộc tranh luận quá gay gắt về bản chất chính làmột cuộc "đấu tranh" (theo nghĩa không sử dụng cơ thể). Việc dùng những lờilăng mạ, những cách nói làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, sự phảnbác, những lời chê bai về địa vị nghề nghiệp, những lời công kích và chế nhạo, tất Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly45cả, theo cách riêng của chúng, đều là những hành vi tương đương với sự đấu tranh(nhưng được sử dụng trong xã hội hiện đại), bởi vì đó đều là những hình thức củasự tấn công. Nếu bạn nghĩ tới điều này thì những vụ kiện dân sự thậm chí có thểđược giải thích như một kiểu đấu tranh (hoặc tấn công) hiện đại và được xã hộichấp nhận, trong đó những người đi kiện tranh luận hai quan điểm đối lập nhaumột cách hung hăng.Ngày nay tuy con người ít có những hành động gây hấn nhắm vào thân thểcủa người khác so với những thời điểm trước đây trong lịch sử, đấu tranh vẫn làmột phần trong phản ứng của não rìa. Mặc dù một số người thiên về bạo lực hơnnhững người khác, nhưng phản ứng mà não rìa tạo ra vẫn được bộc lộ bằng nhiềucách chứ không chỉ là các hành vi đấm, đá và cắn. Không cần dùng đến chân taythì người ta vẫn có thể bộc lộ sự hung hăng qua thế đứng, đôi mắt, cách ưỡn ngựchoặc xâm phạm không gian riêng của người khác. Những mối đe dọa đối vớikhông gian riêng của chúng ta xuất phát từ một phản ứng của não rìa xét ở cấp độcá thể. Điều thú vị là những sự xâm phạm không gian này cũng có thể tạo ra cácphản ứng xét ở cấp độ tập thể nữa. Khi một quốc gia xâm phạm lãnh thổ của mộtquốc gia khác thì hậu quả thường là những sự trừng phạt về kinh tế, là cắt đứtquan hệ ngoại giao hoặc thậm chí là chiến tranh.Hiển nhiên, chúng ta dễ dàng nhận ra khi nào thì một người sử dụng phảnứng đấu tranh để tấn công thân thể đối phương. Nhưng ở đây tôi muốn giúp bạnnhận biết những cách thức không quá lộ liễu, theo đó các cá nhân bộc lộ một sốhành vi tế nhị hơn và có liên quan đến phản ứng đấu tranh. Cũng như chúng ta đãbiết đến những biến thể của phản ứng đứng im và chạy trốn, phép ứng xử trongthời hiện đại giúp chúng ta cố gắng kiềm chế không hành động theo khuynhhướng nguyên thủy là đấu tranh khi bị đe dọa.Nói chung, tôi khuyên mọi người nên kiềm chế thái độ gây gổ (bằng lời nói hoặcbằng cách tấn công cơ thể đối phương) như một phương tiện để đạt được mụctiêu. Giống như phản ứng đấu tranh là biện pháp cuối cùng trong việc xử lý mộtmối đe dọa (chỉ được sử dụng sau khi "chiến thuật" đứng im và chạy trốn tỏ rakhông hiệu quả). Việc tránh nó bất cứ khi nào có thể là việc bạn rất nên làm.Trong lời khuyên này, ngoài lý do dễ nhận thấy là đảm bảo sự tôn trọng pháp luậtvà an toàn tính mạng, còn có một lý do nữa là các "chiến thuật" gây hấn có thểdẫn đến sự rối loạn cảm xúc – điều này sẽ khiến bạn khó tập trung và suy nghĩmột cách sáng suốt về tình huống đe dọa sắp xảy ra. Khi chúng ta bị kích thích vềmặt cảm xúc (một cuộc "chiến đấu" dữ dội sẽ dẫn đến điều đó) thì khả năng tưduy hiệu quả của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do các khả năng nhận Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly46thức của chúng ta được huy động để não rìa có thể tận dụng tối đa tất cả cácnguồn lực sẵn có trong bộ não (Goleman, 1995, 27, 204-207). Một trong những lýdo quan trọng nhất khi nghiên cứu các hành vi phi ngôn từ là đôi khi chúng có thểcảnh báo cho bạn biết khi nào thì một người định xâm hại đến thân thể bạn, đồngthời cho bạn thời gian để tránh một cuộc xung đột có nguy cơ bùng nổ.Hành vi thoải mái/khó chịu và hành vi xoa dịu"Lời chỉ thị tối cao" của não rìa (xin mượn một cụm từ trong loạt phimtruyền hình cũ Star Trek) có mục đích đảm bảo cho sự sinh tồn của chúng ta vớitư cách là một giống loài. Nó thực hiện điều này nhờ đã được lập trình để đảmbảo an toàn cho chúng ta (bằng cách tránh sự nguy hiểm hoặc khó chịu và tìmkiếm sự an toàn hoặc thoải mái mỗi khi có thể). Nó cũng cho phép chúng ta nhớlại những trải nghiệm từ những cuộc chạm trán trong quá khứ và xây dựng hànhđộng dựa trên những trải nghiệm đó (xem khung 9). Cho đến thời điểm này,chúng ta đã biết được hệ não rìa giúp ta đối mặt với những mối đe dọa một cáchhiệu quả như thế nào. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét bộ não và cơ thể phối hợpvới nhau như thế nào để giúp ta cảm thấy thoải mái và yên tâm với sự an toàn củabản thân mình.Khi chúng ta cảm thấy thoải mái (hạnh phúc), não rìa sẽ "tiết lộ" thông tinnày dưới dạng ngôn ngữ cơ thể tương ứng với những cảm xúc tích cực của chúngta. Hãy quan sát một người đang nghỉ ngơi trên một chiếc võng vào một ngày cógió nhẹ. Cơ thể anh ta phản ánh cảm giác vô cùng thoải mái – một cảm giác mànão đã trải qua. Mặt khác, khi chúng ta cảm thấy căng thẳng (khó chịu), não rìa sẽbiểu lộ hành vi phi ngôn từ phản ảnh tâm trạng tiêu cực của chúng ta. Hãy quansát những người ở sân bay khi một chuyến bay bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Cơ thể họnói lên tất cả điều đó. Vì thế, chúng ta đều muốn học hỏi để tìm hiểu kỹ hơnnhững hành vi thể hiện sự thoải mái và khó chịu mà mình bắt gặp hàng ngày vàsử dụng chúng để đánh giá những cảm xúc, suy nghĩ cũng như ý định của ngườikhác.Khung 9: Bộ não nhớ daiNão rìa giống như một chiếc máy vi tính có khả năng thu nạp và lưu trữ dữ liệu từthế giới bên ngoài. Trong quá trình đó, nó thu thập, sắp xếp và giữ lại một danh sách cácsự kiện và trải nghiệm tiêu cực (một ngón tay bị bỏng do lò sưởi nóng, tình huống bị mộtngười hoặc một con thú săn mồi tấn công, hay thậm chí những lời nói gây tổn thương)cũng như những trải nghiệm thú vị. Nhờ sử dụng thông tin này, não rìa cho phép chúng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly47ta tồn tại trong một thế giới nguy hiểm và thường không nhân nhượng (Goleman, 1995,10-21). Chẳng hạn, một khi hệ não rìa ghi nhận rằng một con thú là đối tượng nguy hiểm,ấn tượng này sẽ in sâu trong ký ức cảm xúc của chúng ta để lần sau, khi nhìn thấy con vậtđó, chúng ta sẽ phản ứng ngay lập tức. Tương tự, nếu chúng ta gặp lại "kẻ hay bắt nạt bạncùng lớp" hai mươi năm sau, thì những cảm xúc tiêu cực vốn nảy sinh từ nhiều năm trướcsẽ lại xuất hiện một lần nữa nhờ não rìa.Sở dĩ chúng ta thường khó quên được khi bị ai đó làm tổn thương là vì trải nghiệmnày đã được lưu lại từ trước đó trong hệ não rìa – bộ phận của não chỉ có chức năng thiếtlập phản ứng chứ không có chức năng suy luận (Goleman, 1995, 207). Gần đây tôi cógặp một người mà tôi chưa bao giờ có mối quan hệ tốt với anh ta. Đã bốn năm trôi qua kểtừ khi tôi gặp người này lần cuối, tuy nhiên, các phản ứng bản năng của tôi (do não rìatạo ra" cũng tiêu cực như nhiều năm trước. Não đã nhắc nhở tôi rằng người này luôn lợidụng người khác, vì vậy nó cảnh báo tôi nên tránh xa anh ta. Hiện tượng này chính làđiều mà Gavin de Becker đã nói đến trong cuốn Món quà của sự sợ hãi (The Gift ò Fear)– một cuốn sách trình bày những hiểu biết sâu sắc của ông.Ngược lại, hệ não rìa cũng hoạt động một cách hiệu quả để ghi nhận và giữ lại danhsách những sự kiện và trải nghiệm tích cực (ví dụ: sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, lờikhen ngợi và những mối quan hệ thú vị giữa các cá nhân). Vì vậy, một khuôn mặt thânthiện hoặc quen thuộc sẽ làm nảy sinh một phản ứng tức thì – cảm giác vui thích và hạnhphúc. Khi chúng ta gặp lại một người bạn cũ hoặc nhận ra một mùi hương dễ chịu từ thờithơ ấu, cảm giác sung sướng sẽ xuất hiện bởi những trải nghiệm đó đã được ghi nhậntrong "vùng thoải mái" của ngân hàng ký ức (vốn có liên quan đến hệ não rìa).Bạn sẽ làm gì? Vấn đề quan trọng cần lưu ý ở đây là : hành vi của con trai bạn cósự khác biệt so với hành vi chuẩn mực thường thấy của nó. Trước đây, nó chưa bao giờlưỡng lữ khi chào đón và ôm bác. Vì sao lại có sự thay đổi trong hành vi của cậu bé?Phản ứng "chôn chân tại chỗ" của nó cho biết nó cảm thấy bị đe dọa hoặc có điều gì đókhông ổn. Có lẽ nỗi sợ của nó không có lý do chính đáng, nhưng người quan sát cũngnhư các ông bố bà mẹ tinh ý và thận trọng sẽ lưu ý đến tín hiệu cảnh báo này. Sự khácbiệt ở con trai bạn so với.....Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly48Tóm lại, khi não rìa đang ở trạng thái thoải mái, thì sự khỏe mạnh về tinhthần và thể chất này được phản ánh qua những hành vi phi ngôn từ biểu lộ sự thỏamãn và tự tin cao độ. Tuy nhiên, khi não rìa ở trạng thái khó chịu, ngôn ngữ cơthể tương ứng sẽ là những hành vi biểu lộ sự căng thẳng hoặc thiếu tự tin. Kiếnthức về những sơ hở hoặc "hành vi chỉ điểm" này sẽ giúp bạn xác định được mộtngười nào đó có thể đang nghĩ gì, hành động như thế nào hoặc mong đợi điều gìkhi tiếp xúc với người khác ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong công việc cũng nhưtrong các mối quan hệ xã hội.Tầm quan trọng của những hành vi xoa dịuViệc hiểu được các phản ứng đứng im, chạy trốn và đấu tranh của hệ nãorìa có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi phi ngôn từ chỉ là một phần của vấn đề.Khi nghiên cứu hành vi phi ngôn từ, bạn sẽ khám phá ra rằng mỗi khi có mộtphản ứng của não rìa xuất hiện (nhất là đối với một trải nghiệm tiêu cực hoặc cókhả năng đe dọa) thì tiếp sau đó sẽ là sự xuất hiện của các hành vi mà tôi gọi làhành vi xoa dịu (Navarro, 2007, 141-163).Những hành vi này (thường được gọi một cách văn hoá là các hành vi thíchứng (adapters)) có tác dụng làm tinh thần chúng ta dịu xuống sau khi ta gặp phảichuyện không vui hoặc vô cùng nguy hiểm (Knapp & Hall, 2002, 41-42). Với nỗlực khôi phục lại "trạng thái bình thường", bộ não đã điều khiển cơ thể thực hiệnnhững hành vi tạo cảm giác dễ chịu (xoa dịu). Vì đây là những biểu hiện bênngoài có thể nhìn thấy thực sự nên chúng ta có khả năng quan sát và giải mãchúng ngay lập thực trong hoàn cảnh chúng xuất hiện.Hành vi xoa dịu không phải chỉ có ở loài người. Chẳng hạn, loài mèo vàloài chó tự liếm lông mình và liếm lông nhau để xoa dịu. Tuy vậy, loài người vẫncó nhiều kiểu hành vi xoa dịu hơn. Một số hành vi được thể hiện rất rõ ràng,trong khi một số hành vi khác lại tinh tế hơn nhiều. Hầu hết mọi người sẽ nghĩngay đến hành vi mút ngón tay cái của một đứa trẻ khi được yêu cầu nhận diệnmột hành vi xoa dịu, nhưng họ lại không nhận thấy rằng sau khi trưởng thành vàbỏ hành vi bộc lộ sự thoải mái nói trên, chúng ta vẫn chọn những cách kín đáohơn và có thể được xã hội chấp nhận để thoả mãn nhu cầu xoa dịu bản thân (ví dụnhai kẹo cao su, cắn bút chì). Thật đáng tiếc là phần đông mọi người không chú ýđến những hành vi xoa dịu tinh tế hơn hoặc không ý thức được tầm quan trọngcủa chúng trong việc tiết lộ những suy nghĩ và cảm xúc của một người. Để đọcthành công hành vi phi ngôn từ, việc học cách nhận biết và giải mã những hành vi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly49xoa dịu của con người là vô cùng quan trọng. Bởi vì các hành vi xoa dịu tiết lộ rấtnhiều điều về trạng thái tinh thần của một người ở thời điểm hiện tại, và chúngthực hiện điều đó với một sự chính xác kỳ lạ (xem khung 10).Tôi tìm kiếm những hành vi xoa dịu ở mọi người để biết được khi nào thìhọ không thoải mái hoặc khi nào thì phản ứng tiêu cực với việc làm hay lời nóicủa tôi. Trong tình huống thẩm vấn, một biểu hiện như vậy có thể là hành vi phảnứng đối với một câu hỏi hoặc một lời nhận xét cụ thể. Các hành vi biểu lộ sự khóchịu (ví dụ ngả người về phía sau, cau mày, và cánh tay khoanh lại hoặc căng lênthườngKhung 10: Chú ý hành vi sờ tay lên cổSờ và/hoặc vuốt cổ là một trong những hành vi xoa dịu thường gặp và quan trọngnhất được chúng ta sử dụng để phản ứng với sự căng thẳng. Khi phụ nữ làm động tác xoadịu ở cổ, họ thường thực hiện bằng cách dùng bàn tay che hoặc chạm vào khuyết cảnhcủa xương ức (xem hình 7). Đây là khu vực hõm nằm giữa trái cổ và xương ức, đôi khicòn được gọi là hõm cổ. Khi một phụ nữ chạm vào vùng này ở cổ và/hoặc dùng bàn tayche nó lại, thì nguyên nhân thường là do cô ấy cảm thấy căng thẳng, bị đe doạ, khó chịu,bất an hoặc sợ hãi. Hành vi này là một manh mối khá quan trọng, chúng ta có thể dựa vàođó để phát hiện ra sự khó chịu (trong số rất nhiều điều) ở một người khi họ đang nói dốihoặc che giấu thông tin quan trọng.Có lần tôi đã tiến hành một cuộc điều tra mà chúng tôi cho rằng kẻ phạm tội (tênnày có vũ khí và rất nguy hiểm) có thể đang lẩn trốn ở nhà mẹ hắn. Tôi cùng một nhânviên khác đã đến nhà người phụ nữ đó, và khi chúng tôi gõ cửa, bà đồng ý cho chúng tôivào nhà. Chúng tôi trình thẻ nhân viên và bắt đầu chất vấn bà một loạt câu hỏi. Khi tôihỏi: "Con trai bà có trong nhà không?", bà đặt bàn tay lên khuyết cảnh của xương ức vànói: "Không, nó không có ở đây!". Tôi đã chú ý đến hành vi của bà, và chúng tôi vẫn tiếptục chất vấn. Vài phút sau, tôi hỏi: "Liệu có khả năng là khi bà đi làm, con trai bà có thểlẻn vào trốn trong nhà không? Một lần nữa, bà đặt bàn tay lên hõm cổ và trả lời: "Khôngđâu, nếu vậy thì tôi đã biết ngay mà". Lúc bấy giờ, tôi tin rằng con trai bà đang ở trongnhà, bởi vì bà chỉ đưa bàn tay lên cổ mỗi khi tôi nêu ra khả năng đó. Để hoàn toàn chắcchắn giả định của tôi là đúng, chúng tôi vẫn tiếp tục nói chuyện với bà. Đến khi chuẩn bịPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly50ra về, tôi mới hỏi câu cuối cùng: "Bây giờ tôi có thể kết thúc việc điều tra. Bà hoàn toànchắc chắn là con bà không có trong nhà, phải không?". Lần thứ ba, bà đưa bàn tay lên cổkhi khẳng định lại câu trả lời trước đó. Bây giờ thì tôi đã chắc chắn bà đang nói dối. Tôiđã xin lệnh khám xét nhà và quả đúng là con trai bà đang trốn trong một chiếc tủ để đồ,bên dưới mấy cái chăn. Bà thật may mắn vì đã không bị buộc tội cản trở người thi hànhluật pháp. Sự không thoải mái mà bà để lộ khi nói dối cảnh sát về đứa con đang lẩn trốncủa mình đã khiến hệ não rìa của bà tạo ra một hành vi xoa dịu. Và hành vi này đã điềukhiển bàn tay của bà cũng như tố cáo chủ nhân của nó.xuất hiện trước khi bộ não điều khiển bàn tay làm động tác xoa dịu (xem hình 8).Tôi tìm kiếm những hành vi này để xác định xem điều gì đang diễn ra trong tâmtrí của người mà tôi đang tiếp xúc.Tôi xin nêu một ví dụ cụ thể. Nếu mỗi lần tôi hỏi một đối tượng: "Anh cóbiết ông Hillman không?", và anh ta đáp: "Không" nhưng ngay lập tức sờ vào cổhoặc miệng mình, thì tôi biết rằng anh ta đang làm động tác xoa dịu trước câu hỏicụ thể đó (xem hình 9). Tôi không biết anh ta có nói dối hay không, bởi mọingười đều hiểu hành vi nói dối rất khó phát hiện. Nhưng tôi biết rất rõ rằng anh tađang khó chịu với câu hỏi vừa rồi, rất khó chịu đến mức phải tự xoa dịu mình saukhi nghe xong. Điều đó sẽ thúc đẩy tôi điều tra kỹ hơn khía cạnh của câu hỏi.Việc chú ý tới các cử chỉ xoa dịu là việc rất quan trọng đối với một nhân viênđiều tra bởi vì đôi khi chúng giúp phát hiện lời nói dối hoặc thông tin bị che giấu.Tôi nhận thấy rằng các biểu hiện xoa dịu đóng vai trò quan trọng hơn và đáng tincậy hơn việc cố gắng xác minh sự thật. Chúng giúp tôi xác định được những vấnđề cụ thể nào đang khiến một người lo lắng hoặc căng thẳng. Thông thường, khibiết những điều này, chúng ta có thể phát hiện được những thông tin trước đây bịgiấu kín – những thông tin có thể giúp ta có cái nhìn thấu đáo và mới mẻ hơn.Các kiểu hành vi xoa dịuCác hành vi xoa dịu có rất nhiều dạng. Khi bị căng thẳng, chúng ta có thểxoa dịu cổ bằng động tác massage nhẹ nhàng, vuốt mặt hoặc mân mê tóc. Điềunày được thực hiện một cách tự động. Khi bộ não phát đi thông điệp: "Xin hãyxoa dịu tôi ngay bây giờ", thì Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly51Hình 7 – Hành vi lấy tay che hõm cổ giúplàm dịu cảm giác bất an, khó chịu, sợ hãihoặc lo lắng ở một thời điểm nào đó.Hành vi mân mê vòng cổ cũng thườngđược thực hiện nhằm mục tiêu tương tự.Hình 8 – Hành vi xoa trán thường là một dấuhiệu đáng tin cậy cho thấy một người đang vậtlộn với vấn đề nào đó hoặc đang trải qua cảmgiác từ hơi khó chịu đến rất khó chịu.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly52Hình 9 – Hành vi sờ cổ xuất hiện khi mộtngười có cảm giác khó chịu, ngờ vực hoặcbất anHình 10 – Sờ má hoặc mặt là một cáchđể xoa dịu khi người nào đó có cảmgiác bồn chồn, tức giận hoặc lo lắngHình 11 – Thở ra đồng thời phồng má lênlà một cách tuyệt vời để giải tỏa căngthẳng và xoa dịu. Hãy lưu ý là người tarất thường thực hiện hành vi này sau khivừa "thoát nạn"Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly53tay của chúng ta đáp lại ngay lập tức, nó thực hiện một hành động giúp chúng tadễ chịu trở lại. Đôi khi chúng ta còn xoa dịu bằng cách xoa má hoặc môi từ bêntrong bằng lưỡi, hoặc chúng ta thở ra từ từ đồng thời phồng má lên để tự làm dịumình (xem hình 10 và 11). Nếu người ở trạng thái căng thẳng là kẻ nghiện thuốclá, họ sẽ hút thuốc nhiều hơn; nếu người đó nhai kẹo cao su, họ sẽ nhai nhanhhơn. Tất cả những hành vi xoa dịu này đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu của bộnão: bộ não yêu cầu cơ thể thực hiện một điều gì đó để kích thích các đầu dâythần kinh, giải phóng các chất làm dịu thần kinh trong não; vì thế bộ não có thểđược xoa dịu (Panksepp, 1998, 272).Đối với các mục đích của chúng ta, bất cứ hành vi nào trong các hành vi sờvào mặt, đầu, cổ, vai, cánh tay, bàn tay hoặc cẳng chân để phản ứng trước một tácnhân kích thích tiêu cực (ví dụ một câu hỏi khó, một tình huống khiến người tathấy xấu hổ hoặc sự căng thẳng – cảm xúc nảy sinh khi chúng ta nghe, thấy hoặcsuy nghĩ về điều gì đó) là hành vi xoa dịu. Những cử chỉ vuốt ve này không giúpchúng ta giải quyết các vấn đề nhưng giúp ta giữ được vẻ bình tĩnh khi gặp rắcrối. Nói cách khác, chúng xoa dịu chúng ta. Đàn ông thích sờ vào mặt còn phụ nữthích sờ vào cổ, quần áo, đồ trang sức, cánh tay và tóc.Khi nói đến các hành vi xoa dịu, mọi người đều có những sở thích riêng.Một số người lựa chọn việc nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, ăn nhiều hơn, liếm môi,xoa cằm, vuốt mặt, mân mê các đồ vật (bút mực, bút chì, son môi hoặc đồng hồ),kéo tóc hoặc gãi cẳng tay. Thậm chí đôi khi các hành vi xoa dịu còn được thểhiện tinh vi hơn, chẳng hạn một người vuốt vạt áo hoặc chỉnh lại cà vạt (xem hình12). Có vẻ anh ta chỉ đơn giản là đang làm đỏm; nhưng trên thực tế anh ta đanglàm dịu sự căng thẳng của mình bằng cách đưa cánh tay vắt sang người và giúpbàn tay có việc gì đó để làm. Đây cũng là những hành vi xoa dịu, chúng chủ yếudo hệ não rìa điều khiển và được bộc lộ để phản ứng với trạng thái căng thẳng.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly54Hình 12 – Đàn ông chỉnh lại cà vạt khi cócảm giác bất an hoặc khó chịu. Hành vinày cũng giúp che vùng hõm cổDưới đây là một số hành vi xoa dịu dễ quan sát và phổ biến nhất. Khi bạnnhìn thấy chúng, hãy dừng lại và tự hỏi : "Vì sao người này lại làm động tác xoadịu?". Việc liên hệ một hành vi xoa dịu với tác nhân cụ thể gây căng thẳng (đãlàm nảy sinh hành vi đó) có thể giúp bạn hiểu chính xác hơn những suy nghĩ, cảmxúc và ý định của một người.Các hành vi xoa dịu ở cổSờ và/hoặc vuốt cổ là một trong những hành vi xoa dịu thường gặp và quantrọng nhất được chúng ta sử dụng để phản ứng lại tình trạng căng thẳng. Mộtngười có thể dùng các ngón tay xoa hoặc massage gáy; người khác có thể vuốtvùng cạnh của cổ hoặc vùng ngay dưới cằm phía bên trên trái cổ, kéo mạnh vùngcó nhiều thịt ở cổ. Khu vực này có nhiều đầu dây thần kinh và khi được vuốt ve,chúng sẽ làm hạ huyết áp, giảm nhịp đập của tim và giúp làm dịu trạng thái cảmxúc của một người (xem hình 13 và 14).Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu các hành vi phi ngôn từ, tôi đã quan sát thấycó những khác biệt về giới tính trong cách sử dụng cổ để tự xoa dịu ở nam giới vàphụ nữ. Thông thường đàn ông thực hiệnPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly55Hình 13 – Đàn ông có xu hướng xoa bóphoặc vuốt cổ để làm dịu sự căng thẳng.Khu vực này có nhiều dây thần kinh (kểcả dây thần kinh phế vị). Khi được xoabóp, chúng sẽ làm giảm nhịp tim.Hình 14 – Hành vi che cổ ở đàn ôngthường được thể hiện rõ rằng hơn sovới ở phụ nữ. Hành vi này như cáchđối phó với cảm giác khó chịu hoặc bấtan.Các hành vi xoa dịu này mạnh mẽ hơn, họ dùng bàn tay nắm hoặc ôm lấyvùng cổ ngay phía dưới cằm. Điều này kích thích các dây thần kinh (đặc biệt làcác dây thần kinh phế vị hoặc các xoang động mạnh cảnh) ở cổ, nhờ đó giúp làmgiảm nhịp tim và đạt được hiệu quả xoa dịu. Đôi khi, đàn ông sẽ dùng các ngóntay để vuốt vùng cạnh của cổ hay gáy, hoặc chỉnh nút thắt cà vạt hay cổ áo (xemhình 15).Phụ nữ lại xoa dịu theo cách khác. Chẳng hạn, khi làm động tác xoa dịu ởvùng cổ, đôi khi họ sẽ sờ, xoắn hoặc kéo vòng cổ nếu đang đeo nó (xem khung11). Như đã đề cập, khi xoa dịu ở vùng cổ, phụ nữ còn có một cách thường thấykhác là dùng bàn tay che khuyết cảnh của xương ức. Phụ nữ sờ tay vào vùng nàyở cổ và/hoặc che nó khi cảm thấy căng thẳng, bất an, bị đe doạ, sợ hãi, khó chịuhoặc lo lắng. Điều thú vị là khi một phụ nữ đang mang thai, tôi đã quan sát thấybàn tay cô ta lúc đầu sẽ di chuyển về phía cổ, nhưng vào phút cuối sẽ chuyểnxuống bụng như để che chở bào thai.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly56Khung 11: Hành vi xoa dịu kiểu con lắcBạn hãy quan sát một cặp đôi khi họ ngồi nói chuyện tại bàn. Nếu người phụ nữbắt đầu mân mê vòng cổ thì rất có khả năng là cô ta hơi lo lắng. Nhưng nếu cô dịchchuyển các ngón tay đến hõm cổ (khuyết cảnh của xương ức), thì nhiều khả năng là cómột vấn đề khiến cô lo lắng hoặc cô cảm thấy rất bất an. Trong hầu hết trường hợp, nếuđang dùng bàn tay phải đặt lên khuyết cảnh của xương ức thì cô sẽ đưa bàn tay trái ômlấy khuỷu tay phải. Khi tình huống căng thẳng qua đi hoặc hai người tạm ngừng trao đổitrong cuộc nói chuyện không lấy gì làm dễ chịu đó, bàn tay phải của cô sẽ hạ thấp xuốngvà đặt một cách thoải mái lên cánh tay trái đang gập lại. Nếu tình huống trở nên căngthẳng lần nữa, bàn tay phải của cô sẽ lại đưa lên để chạm vào khuyết cảnh của xương ức.Nhìn từ xa, động tác của cánh tay phải trông giống như kim chỉ số trên mặt đồng hồ đo áplực căng thẳng, cứ chuyển động từ vị trí nằm yên (trên cánh tay) đến vị trí cổ (thẳngđứng) và được lặp lại tùy theo mức độ căng thẳng mà cô ta trải qua.Hình 15: Ngay cả việc sờ cổ thật nhanh cũng sẽ giúplàm dịu cảm giác lo lắng hoặc khó chịu. Sờ hoặc xoabóp vùng cổ là hành vi xoa dịu căng thẳng rất hiệu quảvà phổ biến.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly57Các hành vi xoa dịu ở mặtSờ hoặc vuốt mặt là phản ứng xoa dịu thường thấy ở con người để đối phó với tìnhtrạng căng thẳng. Tất cả các động tác như xoa trán; sờ, xoa hoặc liếm môi; dùng ngón taycái và ngón tay trỏ kéo hoặc xoa dái tai; vuốt mặt hoặc râu và mân mê tóc đều có thểđược người nào đó sử dụng để tự xoa dịu khi đối mặt với một tình huống căng thẳng.Như đã đề cập ở phần trước, một số người sẽ xoa dịu bằng cách phồng má lên rồi từ từthở ra. Do có vô số đầu dây thần kinh nên khuôn mặt trở thành khu vực lý tưởng của cơthể được não rìa lựa chọn để tự xoa dịu.Các hành vi xoa dịu bằng âm thanhHuýt sáo có thể là một hành vi xoa dịu. Một số người huýt sáo để tự xoa dịu khiđang đi trong một khu vực lạ của một thành phố hoặc đi trong bóng tối, trên hành langhoặc con đường vắng. Để cố gắng xoa dịu trong thời gian bị căng thẳng, một số ngườithậm chí còn nói chuyện một mình. Tôi có một người bạn (và tôi chắc chắn là tất cảchúng ta đều có một người bạn như vậy) có thể nói rất nhanh khi bồn chồn hoặc lo lắng.Một số hành vi lại kết hợp sự xoa dịu thính giác và xúc giác như gõ nhẹ bút chì hoặc gõgõ các ngón tay.Ngáp quá nhiềuThỉnh thoảng chúng ta bắt gặp những người ngáp rất nhiều khi đang trong tìnhtrạng căng thẳng. Ngáp không chỉ là hình thức "hít một hơi thật sâu" mà trong thời giancăng thẳng, khi miệng trở nên khô, ngáp có thể tạo áp suất lên tuyến nước bọt. Nhiều cấutrúc khác nhau bên trong và xung quanh miệng bị căng ra khiến các tuyến này tiết nướcbọt trong lúc người đó đang lo lắng. Trong những trường hợp này, người ta ngáp khôngphải vì thiếu ngủ mà vì sự căng thẳng.Hành vi chà tay vào chânChà tay vào chân là một hành vi xoa dịu thường không được chú ý vì nó thườngxuyên xuất hiện dưới gầm bàn (bàn làm việc hoặc bàn ăn). Trong động tác xoa dịu này, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly58một người đặt lòng bàn tay (của một hoặc hai bàn tay) lên đùi (hoặc chân) rồi đẩy chúngdọc theo đùi về phía đầu gối (xem hình 16). Một số người sẽ chỉ làm động tác "chà tayHình 16: Khi căng thẳng hoặc lo lắng, người tasẽ "chà" lòng bàn tay lên đùi để tự xoa dịu.Động tác này thường bị khuất dưới gầm bàn,nhưng lại là một dấu hiệu rất chính xác chothấy người nào đó đang khó chịu hoặc lo lắng.vào chân" một lần, nhưng thường thì nó được lặp đi lặp lại hoặc được thực hiện chỉ đơngiản là để chân được xoa bóp. Động tác này cũng có thể được thực hiện nhằm lau khôlòng bàn tay đẫm mồ hôi (do tâm trạng lo lắng gây ra), nhưng chủ yếu là để loại bỏ sựcăng thẳng. Đây là hành vi phi ngôn từ đáng để chúng ta tìm kiếm bởi nó là dấu hiệuđáng tin cậy cho thấy một người đang trong tình trạng căng thẳng. Để kiểm tra và pháthiện được hành vi này, chúng ta hãy quan sát phần trên của những người đang đặt một Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly59hoặc cả hai cánh tay dưới gầm bàn. Nếu họ đang làm động tác chà tay vào chân, bạn sẽthường nhìn thấy cánh tay trên và vai họ chuyển động cùng với bàn tay được sử dụng đểxoa dọc chân.Theo kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy hành động chà tay vào chân rất quantrọng bởi nó xuất hiện rất nhanh để phản ứng trước một sự việc tiêu cực. Tôi từng quansát động tác này nhiều năm và trong những tình huống mà các nghi can được cho xemchứng cứ phạm tội, như những bức ảnh về một cảnh phạm tội mà họ đã quen thuộc (biếtlà mình gây ra). Hành vi chà/xoa dịu này cùng lúc thực hiện được hai điều: lau khô lòngbàn tay đẫm mồ hôi và xoa dịu bằng cách vuốt ve xúc giác. Bạn cũng có thể bắt gặp hànhvi này khi một đôi nam nữ đang ngồi trò chuyện thì bị quấy rầy hoặc bị cản trở do sự xuấthiện không đúng lúc của người nào đó, hoặc khi một người đang cố gắng nhớ lại một cáitên.Trong công việc của cảnh sát, bạn hãy ghi nhận các hành vi xoa dịu bằng bàntay/chân xuất hiện khi buổi thẩm vấn bắt đầu, sau đó hãy để ý xem chúng có tăng dần lênhay không khi người thẩm vân đặt những câu hỏi khó. Nếu người nào đó chà tay vàochân càng nhiều hoặc càng mạnh thì đó là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy có một câu hỏiđã khiến anh ta cảm thấy khó chịu, bởi anh ta biết mình phạm tội, đang nói dối hoặc bạnđang sắp khám phá được điều mà anh ta không muốn nói ra (xem khung 12). Hành vi nàycũng có thể xuất hiện do người bị thẩm vấn, trước câu hỏi của chúng ta, đang căng thẳngvề vấn đề mà mình bị yêu cầu trả lời. Vì vậy, bạn hãy theo dõi xem điều gì đang diễn rabên dưới gầm bàn bằng cách quan sát cử động của hai cánh tay. Bạn sẽ ngạc nhiên vềlượng thông tin có thể thu được từ những hành vi này.Khung 12: Từ Facebook đến Disgracebook (*)Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, một ứng viên được sếp tương lai của mìnhphỏng vấn. Mọi việc diễn ra rất tốt cho đến khi ứng viên bắt đầu nói về mạng và tầmquan trọng của Internet lúc buổi phỏng vấn sắp kết thúc. Nhà tuyển dụng đã khen ngợianh về lời bình này và tình cờ đề cập đến việc rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đã sử dụngInternet để giao lưu theo một cách rất thiếu suy nghĩ. Những người này dùng các mạngxã hội như Facebook để đăng tin và hình gây sốc của họ. Nhiều người trong số họ đãphải gánh lấy những rắc rối trong cuộc sống sau này vì những mẩu đăng thiếu suy nghĩ Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly60đó. Vào lúc ấy, nhà tuyển dụng để ý thấy ứng viên dùng bàn tay phải chà rất mạnh dọctheo đùi vài lần. Nhà tuyển dụng không nói gì vào lúc ấy, chỉ cảm ơn chàng trai trẻ đãđến phỏng vấn và tiễn anh ra về. Sau đó ông quay trở lại máy tính của mình (hành vi xoadịu của ứng viên đã gợi lên trong ông sự nghi ngờ) và kiểm tra xem lý lịch của anh ta cóở trên mạng Facebook hay không. Chắc chắn rồi, nó có ở trên đó. Và đây không phải làđiều làm anh ta hãnh diện!Hãy chú ý đến lời cảnh báo này về động tác chà tay vào chân. Trong khi chúng tachắc chắn bắt gặp hành vi này ở những người đang nói dối, thì tôi còn quan sát thấy nó ởnhững người không phạm tội – những người chỉ đơn thuần đang lo lắng. Vì vậy, bạn hãythận trọng để tránh đi đến bất cứ kết luận nào quá vội vã (Frank et al., 2006, 248-249).Cách tốt nhất để giải mã hành vi chà tay vào chân là chúng ta phải nhận thấy rằng nóphản ánh nhu cầu cần được xoa dịu của bộ não và do vậy, chúng ta nên điều tra kỹ hơnnhững nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.(*)Disgracebook: Hồ sơ cá nhân đáng xấu hổ (cách chơi chữ đi kèm với Facebook) (ND).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly61Hình 17: Thông khí cho vùng cổ giúp làm dịu sự căng thẳng và cảm giác khóchịu. Diễn viên hài Rodney Dangerfield nổi tiếng vì hành vi này khi ông khôngnhận được bất cứ "sự tán thưởng" nào.Động tác thông khíTrong động tác này, một người (thường là đàn ông) đặt những ngón tay của mìnhở giữa cổ áo và cổ rồi kéo cổ áo ra xa phần da (xem hình 17). Động tác thông khí nàythường là một phản ứng trước sự căng thẳng và là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy ngườinày không vui với những điều mình đang nghĩ đến hoặc trải qua trong cuộc sống. Mộtphụ nữ có thể thực hiện hành vi phi ngôn từ này tinh tế hơn chỉ bằng cách thông khí chovạt áo hoặc hất tóc phía sau lưng lên không khí để giúp cổ được thông khí.Tự ôm lấy cơ thể mìnhKhi đối mặt với những tình huống căng thẳng, một số người sẽ tự xoa dịu bằngcách khoanh cánh tay lại và dùng bàn tay xoa vai như thể đang bị lạnh. Việc quan sát mộtngười sử dụng hành vi xoa dịu này gợi ta nhớ đến cách người mẹ ôm đứa con nhỏ. Đây làhành động che chở và an ủi được chúng ta sử dụng để tự xoa dịu khi muốn có cảm giác Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly62an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy ai đó khoanh tay trước ngực, đổ người về phíatrước và nhìn bạn bằng ánh mắt thách thức thì đó không phải là hành vi xoa dịu!Sử dụng các hành vi xoa dịu để đọc ý nghĩ của người khác một cách hiệuquả hơnĐể hiểu một người thông qua các hành vi xoa dịu, bạn cần làm theo một vài chỉdẫn sau:(1) Nhận biết các hành vi xoa dịu khi chúng xuất hiện. Tôi vừa cung cấp cho bạn tấtcả những hành vi xoa dịu chủ yếu. Nếu bạn nỗ lực (có sự phối hợp) để phát hiện ranhững tín hiệu này của cơ thể, bạn sẽ không khó nhận ra chúng trong những cuộctiếp xúc với người khác.(2) Xác định hành vi xoa dịu chuẩn mực thường thấy ở một người. Bằng cách đó, bạncó thể để ý xem hành vi xoa dịu của người đó có bất cứ sự gia tăng nào hay khôngvà/ hoặc thực hiện với cường độ nào để có cách hành động phù hợp.(3) Khi bạn thấy người nào đó làm một động tác xoa dịu, hãy dừng lại và tự hỏi:"Điều gì đã khiến anh ta thực hiện động tác này?". Bạn biết rằng anh ta đang cảmthấy khó chịu về điều gì đó. Công việc của bạn (với tư cách người thu thập thôngtin về hành vi phi ngôn từ) là tìm ra đó là điều gì.(4) Bạn nên hiểu rằng các hành vi xoa dịu gần như luôn được người ta sử dụng để tựxoa dịu sau khi có một sự việc căng thẳng xảy ra. Vì vậy, như một nguyên tắcchung, bạn có thể giả định rằng nếu một người thực hiện hành vi xoa dịu, thì cómột tác nhân kích thích hoặc sự việc nào đó gây căng thẳng đã xuất hiện trước đóvà khiến hành vi này xảy ra.(5) Khả năng liên hệ một hành vi xoa dịu với tác nhân gây căng thẳng cụ thể (lànguyên nhân dẫn đến hành vi này) có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về người mà bạnđang giao tiếp.(6) Trong những hoàn cảnh nhất định, bạn thực sự có thể nói hoặc làm điều gì đó đểxem điều đó có làm cho một người căng thẳng hay không (thể hiện qua việc cáchành vi xoa dịu được thực hiện nhiều hơn) nhằm hiểu rõ hơn những suy nghĩ và ýđịnh của anh ta.(7) Hãy để ý xem một người xoa dịu bộ phận nào của cơ thể. Điều này rất quan trọng,bởi vì người đó càng căng thẳng thì họ sẽ thực hiện hành vi vuốt mặt hoặc cổ càngnhiều. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly63(8) Hãy nhớ rằng người đó càng căng thẳng hoặc khó chịu thì khả năng thực hiện cáchành vi xoa dịu sau đó sẽ càng lớn.Các hành vi xoa dịu là phương tiện hữu hiệu để đánh giá cảm giác thoải mái vàkhó chịu của một người. Xét về mặt nào đó, các hành vi này là "các trợ thủ" cho nhữngphản ứng của não rìa. Tuy nhiên, chúng lại tiết lộ nhiều điều về trạng thái cảm xúc củachúng ta và cho biết ta đang thực sự có cảm giác như thế nào.Lưu ý cuối cùng về di sản hệ não rìaBây giờ bạn đang có trong tay các thông tin mà đa số mọi người đều không biết.Bạn biết rằng chúng ta có một cơ chế sinh tồn rất mạnh mẽ (đứng im, chạy trốn hoặc đấutranh) và sở hữu một hệ thống các hành vi xoa dịu để đối phó với sự căng thẳng. Chúngta thật may mắn khi có được những cơ chế này, chúng không chỉ giúp ta sinh tồn vàthành công mà còn được sử dụng để đánh giá những tình cảm suy nghĩ của người khác.Trong chương này, chúng ta cũng biết được rằng (trừ một vài phản xạ nào đó) tấtcả các hành vi đều do bộ não điều khiển. Chúng ta đã xem xét hai trong số ba "bộ não"chính nằm trong hộp sọ (vỏ não mới thực hiện chức năng tư duy và não rìa thực hiện cáchành vi thiên về bản năng hơn) đồng thời xem xét vai trò của chúng khác nhau như thếnào. Cả hai "bộ não" đều thực hiện những chức năng quan trọng. Tuy nhiên, đối với mụctiêu của chúng ta, hệ não rìa quan trọng hơn bởi vì nó là "bộ não" trung thực nhất – có vaitrò tạo ra những tín hiệu phi ngôn từ quan trọng nhất giúp ta xác định những ý nghĩ vàcảm xúc thật (Ratey, 2001, 147-242).Bây giờ bạn đã quen với những kiến thức cơ bản về cách bộ não phản ứng với thếgiới xung quanh. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc việc phát hiện và giải mã những hành vi phi ngôntừ có phải là việc dễ dàng hay không. Câu hỏi này rất thường được đề cập. Và câu trả lờilà vừa dễ vừa khó. Một khi bạn đọc cuốn sách này thì một số manh mối phi ngôn từ củacơ thể sẽ trở nên nổi bật. Chúng thực sự thu hút sự chú ý. Mặt khác, có nhiều kiểu ngônngữ cơ thể được bộc lộ tinh vi hơn nên khó phát hiện hơn. Chúng ta sẽ tập trung vàonhững hành vi được bộc lộ rõ ràng lẫn tinh vi mà não rìa điều khiển cơ thể thực hiện.Cùng với thời gian và sự rèn luyện, việc giải mã chúng sẽ trở thành phản xạ tự nhiên,tương tự việc bạn nhìn sang hai bên trước khi băng qua một con đường đông đúc xe cộ.Điều này khiến ta nhớ đến chân và bàn chân – những bộ phận giúp ta băng qua ngã tưđường – và chúng ta sẽ tập trung nói về chúng trong chương tiếp theo.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly64Chương 3 :Đôi chân tiết lộ tất cảNgôn ngữ không lời của bàn chân và đôi chânTrong chương thứ nhất, tôi đã yêu cầu bạn đoán xem đâu là bộ phận trung thựcnhất của cơ thể bộ phận có khả năng tiết lộ nhiều nhất ý định thật của một con ngườivà vì vậy, là vị trí chủ yếu giúp tìm kiếm các tín hiệu phi ngôn từ phản ánh chính xácsuy nghĩ của người đó. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng câu trả lời là: bàn chân. Đúngvậy, bàn chân, cùng với đôi chân, chính là bộ phận trung thực nhất chứ không phảibàn tay-hoặc tôi nên nói như thế này chăng-feet down thay vì hands down(*).Bây giờ tôi sẽ giải thích về vấn đề làm thế nào để đoán được những tình cảm vàý định của người khác bằng việc tập trung vào những động tác của bàn chân và đôichân. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách tìm kiếm những tín hiệu làm lộ tẩy - những tínhiệu giúp tiết lộ điều gì đang diễn ra dưới gầm bàn, ngay cả khi bạn không thể quansát được đôi chân. Tuy nhiên, trước hết tôi muốn chia sẻ cho bạn nguyên nhân khiếnbàn chân trở thành bộ phận trung thực nhất của cơ thể, từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn vìsao bộ phận này lại là những "chiếc máy" đo tình cảm và ý định thật của người khácchính xác đến vậy.Một "ghi chú" mang tính tiến hóa(**)Trong hàng trăm triệu năm, bàn chân và đôi chân là phương tiện vận động quantrọng nhất đối với loài người, chúng là phương tiện chủ(*) Thành ngữ "hands down" có nghĩa là "chắc chắn, chính xác" (without any doubt ).Tác giả cố ý chơi chữ (ND).(**) Nguyên văn là "An Evolutionary "Foot" Note". Tiếp tục một trường hợp chơi chữ(ND).yếu để chúng ta di chuyển, chạy trốn và sống sót. Kể từ khi tổ tiên chúng ta bắtđầu vượt qua những đồng cỏ châu Phi với tư thế thẳng đứng thì quả thật, bàn chân đãmang chúng ta đi khắp thế giới. Là một "công trình" kỳ diệu, bàn chân cho phépchúng ta cảm nhận, bước đi, đổi hướng, chạy, xoay người, giữ thăng bằng, đá, leotrèo chời đùa, cầm nắm và thậm chí là viết. Mặc dù chúng thực hiện một số công việcnào đó không hiệu quả như đôi bàn tay (do ngón cái không đủ lớn), nhưng Leonardo Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly65da Vinci có lần đã nói, đôi bàn chân và những gì chúng ta có thể làm được là bằngchứng cho thấy chúng ta là một tạo vật tinh tế (Morris, 1985, 239).Nhà văn đồng thời là nhà động vật học Desmond Morris đã quan sát thấy rằngbàn chân truyền đạt chính xác những suy nghĩ của chúng ta và cảm nhận trung thựchơn bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể (Morris, 1985, 204). Vì sao bàn chân và đôichân lại là yếu tố phản ánh các cảm xúc của chúng ta chính xác đến vậy? Trong hàngtrăm triệu năm, rất lâu trước khi con người biết nói, đôi chân và bàn chân của chúngta đã phản ứng lại với những mối đe dọa từ môi trường xung quanh (như cát nóng,những con rắn bò ngoằn ngoèo, những con sư tử hung dữ) ngay tức khắc mà khôngcần đến sự suy nghĩ có ý thức. Não rìa đã đảm bảo rằng bàn chân và đôi chân chúngta phản ứng lại khi cần bằng cách ngừng di chuyển, chạy thật xa hoặc chống cự lạimối đe dọa tiềm ẩn. Cơ chế sinh tồn nói trên (mà chúng ta được thừa hưởng từ tổtiên) rất có ích với chúng ta và điều này vẫn được tiếp tục duy trì cho đến ngày nay.Trên thực tế, những phản ứng có từ xa xưa này vẫn còn in sâu trong chúng ta đếnmức khi ta đối mặt với điều gì đó nguy hiểm hay thậm chí khiến ta khó chịu, thì bànchân và đôi chân vẫn phản xạ như chúng ta đã làm ở thời tiền sử. Trước tiên, chúngđứng im, sau đó cố gắng chạy thật xa và cuối cùng, nếu không còn cách nào khác đểđối phó thì chúng chuẩn bị chiến đấu và kháng cự.Cơ chế nói trên (với các phản ứng đứng im, chạy chốn hoặc đấu tranh) khôngđòi hỏi quá trình nhận thức ở cấp độ cao. Nó mang tính chất phản xạ. Bước tiến quantrọng này đã giúp ích cho từng cá nhân cũng như cả loài người nói chung. Bí quyếttồn tại của loài người chính là việc cùng nhìn thấy và phản ứng trước những mối đedọa hoặc căn cứ vào dấu hiệu cảnh giác của người khác khi đưa ra quyết định phùhợp. Khi một nhóm người bị đe dọa, dù tất cả họ có nhìn thấy mối nguy hiểm haykhông, thì họ vẫn có thể phản ứng đồng loạt bằng cách để ý các động tác của nhau.Trong thế giới hiện đại, các binh lính tuần tra sẽ chú ý đến người đứng đầu. Khingười này đứng im, tất cả họ đều đứng im. Khi anh ta nấp vào bên đường, họ cũng ẩnnấp. Khi anh ta ra lệnh mai phục, họ cũng đồng loạt làm theo. Khi nói đến nhữnghành vi này-những hành vi mang tính tập thể để bảo vệ mạng sống của chúng ta.Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời đã đảm bảo cho sự sinh tồn củachúng ta với tư cách là một giống loài. Mặc dù ngày nay chúng ta thường mặc trangphục và mang giày để che đôi chân và bàn chân thì chúng ta vẫn phản ứng không chỉvới các mối đe dọa và tác nhân gây căng thẳng mà còn với cảm xúc, cả tiêu cực vàtích cực. Vì thế bàn chân và đôi chân là những bộ phận truyền đạt thông tin về sựcảm nhận, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Hành động khiêu vũ và nhảy cẫng lênmà chúng ta thực hiện ngày nay là sự phát triển của niềm vui sướng (một hình thức Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly66"ăn mừng" mà con người đã thể hiện hàng triệu năm trước sau khi kết thúc một cuộcsăn bắn thành công). Dù đó là những chiến binh Masai nhảy cẫng lên để ăn mừngchiến thắng hay một đôi trai gái nhảy khiêu vũ một cách say sưa, ở khắp nơi trên thếgiới, bàn chân và đôi chân đều truyền tải niềm hạnh phúc. Thậm chí chúng ta cùngdậm chân trong một trận bóng để đội chúng ta biết rằng ta đang cổ vũ cho họ.Các bằng chứng khác của "những cảm xúc được biểu hiện qua bàn chân" xuấthiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn hãy quan sát trẻ con và cácđộng tác bàn chân của chúng để có được hiểu biết thực sự về tính trung thực của bànchân. Một đứa bé gái có thể đang ngồi để ăn, nhưng nếu nó muốn ra ngoài chơi, hãyđể ý cách nó lắc chân, cách nó duỗi chân để với tới nền nhà khi đang ngồi trên mộtchiếc ghế cao, ngay cả khi nó vẫn chưa ăn xong. Bố hoặc mẹ nó có thể cố gắng giữcho nó ngồi yên tại chỗ, nhưng bàn chân của cô bé sẽ dịch chuyển dần dần ra xa cáibàn. Ông bố bà mẹ có thể giữ chặt thân mình nó, nhưng đứa bé sẽ xoay mình đồngthời vặn vẹo đôi chân và bàn chân rất nhiều lần về phía cửa-sự phản ánh chính xácnơi mà nó muốn ra đi. Đây là một tín hiệu thể hiện ý định. Là người lớn, dĩ nhiênchúng ta biết kiềm chế những biểu hiện này hơn, nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó màthôi.Bộ phận trung thực nhất của cơ thể chúng taKhi đọc ngôn ngữ cơ thể, hầu hết mọi người đều bắt đầu quan sát phần trên củacơ thể một người (khuôn mặt) và nhìn từ đó xuống, dù khuôn mặt là bộ phận sử dụngthường xuyên nhất để đánh lừa và che đậy những cảm xúc thật. Phương pháp của tôihoàn toàn ngược lại. Từng đảm nhận hàng ngàn cuộc phỏng vấn cho FBI, tôi đã biếttập trung vào bàn chân và đôi chân của những kẻ tình nghi trước tiên sau đó quan sátngược trở lên và cuối cùng là quan sát khuôn mặt. Khi đề cập đến vấn đề trung thực,bạn nên biết rằng độ trung thực giảm dần khi chúng ta chuyển hướng nhìn từ bànchân lên đầu. Điều đáng tiếc là trong những văn bản thi hành luật trong hơn sáu mươinăm qua, kể cả những văn bản hiện tại, đều nhấn mạnh khuôn mặt là bộ phận cần tậptrung khi phỏng vấn hoặc cố gắng đọc suy nghĩ của người khác. Trên thực tế việc tìmhiểu sự trung thực ngày càng trở nên khó khăn đối với đa số người thẩm vấn đượcphép che giấu bàn chân và đôi chân của mình dưới gầm bàn.Nếu suy nghĩ về vấn đề này một chút, bạn sẽ thấy có một nguyên nhân rõ rànglý giải cho "bản chất nói dối" của vẻ mặt. Chúng ta sử dụng khuôn mặt để nói dối bởivì điều đó là điều mà chúng ta được dạy từ thời thơ ấu. "Đừng làm bộ như vậy!", chamẹ càu nhàu khi chúng ta ra mặt phản đối món ăn được đặt trước mặt . "Ít nhất thìcũng tỏ ra vui vẻ khi họ hàng của con đến chơi chứ!", cha mẹ dạy bảo như vậy và bạn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly67học cách cố nặn ra một nụ cười. Cha mẹ và xã hội thật ra đang bảo chúng ta hãy dùngkhuôn mặt để che giấu, lừa gạt và nói dối nhằm đạt được sự hòa hợp xã hội. Vì vậy,chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta có xu hướng làm điều đó rất tuyệt, rất giỏi.Trên thực tế, khi tạo ra một bộ mặt vui vẻ trong buổi họp gia đình, có lẽ trông nhưchúng ta rất yêu quý gia đình thông gia, trong khi thật ra, chúng ta đang mơ mộng vềviệc làm thế nào để họ chóng ra về.Nếu bạn muốn giải mã thế giới xung quanh mình và hiểu được các hành vi mộtcách chính xác, hãy quan sát bàn chân và đôi chân, chúng thực sự đáng chú ý và sẽchuyển tải thông tin trung thực. Các chi dưới phải được xem là bộ phận quan trọngtrong toàn bộ cơ thể khi bạn thu thập những thông tin từ ngôn ngữ không lời.Những hành vi phi ngôn từ quan trọng liên quan đến bàn chân và đôi chânĐôi bàn chân nhún nhảyĐôi bàn chân nhún nhảy có nghĩa là hai bàn chân lắc lư và (hoặc) nhảy lên vìvui sướng. Khi người ta đột nhiên làm động tác bàn chân nhún nhảy nhất là nếu độngtác này xuất hiện ngay sau khi họ vừa nghe hoặc nhìn thấy một điều quan trọng-thìnguyên nhân là do điều đó đã tác động tích cực đến cảm xúc của họ. Đôi bàn chânnhún nhảy là tín hiệu cho thấy người đó vô cùng tự tin-một tín hiệu thể hiện rằngngười đó cảm thấy mình đang có được điều mong muốn hoặc đang ở trong tình thế cólợi để dành được một điều quý giá từ người khác hay từ điều khác trong cuộc sốngcủa mình (xem khung 13). Những người đang yêu khi gặp nhau sau một thời gian dàixa cách sẽ làm động tác bàn chân nhún nhảy như lúc đoàn tụ ở sân bay.Bạn không cần phải nhìn xuống gầm bàn để quan sát bàn chân nhún nhảy. Bạnchỉ cần nhìn vào cái áo và/hoặc vai của người đó. Nếu bàn chân anh ta đang lắc lưhoặc nhún nhảy áo và vai anh ta sẽ rung chuyển hoặc chuyển động lên xuống. Đâykhông phải là những động tác được bộc lộ quá lộ liễu mà thực ra chúng khá tinh tế.Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó quan sát thì chúng ta lại rất dễ nhận thấy.Bạn hãy thử thực hiện động tác này một chút. Hãy ngồi trên ghế, trước một tấmgương thật dài và bắt đầu lắc lư hoặc nhún nhảy bàn chân. Khi làm như vậy bạn sẽbắt đầu trông thấy áo và/hoặc vai bạn chuyển động .Trong lúc ngồi nói chuyện vớingười khác nếu bạn không quan sát thật kỹ ở phía trên mặt bàn để tìm kiếm những tínhiệu làm lộ tẩy này (những tín hiệu cho biết các động tác của chi dưới) thì bạn có thểbỏ qua chúng. Nhưng nếu bạn sẵn sàng dành thời gian để quan sát và cố gắng làm Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly68việc này, bạn sẽ có khả năng phát hiện ra chúng. Bí quyết giúp bạn sử dụng động tácbàn chânKhung 13: Đôi bàn chân biết nhún nhảy có nghĩa là cuộc sống thậtthú vịBạn hãy quan sát một cặp đôi khi họ ngồi nói chuyện tại bàn. Nếu người phụ nữbắt đầu mân mê vòng cổ thì rất có khả năng là cô ta hơi lo lắng. Nhưng nếu cô dịchchuyển các ngón tay đến hõm cổ (khuyết cảnh của xương ức), thì nhiều khả năng là cómột vấn đề khiến cô lo lắng hoặc cô cảm thấy rất bất an. Trong hầu hết trường hợp, nếuđang dùng bàn tay phải đặt lên khuyết cảnh của xương ức thì cô sẽ đưa bàn tay trái ômlấy khuỷu tay phải. Khi tình huống căng thẳng qua đi hoặc hai người tạm ngừng trao đổitrong cuộc nói chuyện không lấy gì làm dễ chịu đó, bàn tay phải của cô sẽ hạ thấp xuốngvà đặt một cách thoải mái lên cánh tay trái đang gập lại. Nếu tình huống trở nên căngthẳng lần nữa, bàn tay phải của cô sẽ lại đưa lên để chạm vào khuyết cảnh của xương ức.Nhìn từ xa, động tác của cánh tay phải trông giống như kim chỉ số trên mặt đồng hồ đo áplực căng thẳng, cứ chuyển động từ vị trí nằm yên (trên cánh tay) đến vị trí cổ (thẳngđứng) và được lặp lại tùy theo mức độ căng thẳng mà cô ta trải qua. Trước đây có lần tôiđang theo dõi một cuộc chơi bài poker trên tivi và thấy một anh chàng có nước "thùng"(*)(một nước mạnh). Bên dưới gầm bàn, bàn chân anh ta đang ở một tư thế rất thoải mái !Chúng đang lắc lư và nhún nhảy như bàn chân của một đứa trẻ khi nó vừa biết được mìnhsẽ được đi công viên Disney. Khuôn mặt của người chơi rất lạnh lùng, hành vi mà anh tađể lộ ở bên trên mặt bàn rất bình tĩnh, nhưng ở phía dưới gần nền nhà, bàn chân anh lạiđang thực hiện rất nhiều động tác lắc lư! Trong khi ấy, tôi chỉ vào màn hình tivi và cố nàinỉ những người chơi khác sấp bài và đừng theo anh ta. Nhưng điều đáng tiếc là họ khôngthể nghe tôi nói, bởi vì có hai người đã tố và mất tiền vì nước bài rất mạnh đó.Cao thủ này đã học được cách tạo ra bộ mặt lạnh như tiền rất giỏi. Tuy nhiên, rõràng là anh ta còn phải học rất nhiều để biết cách giữ đôi bàn chân hoàn toàn không cựaquậy. Thật may cho anh ta các đối thủ của anh (cũng như hầu hết mọi người), trong cảcuộc đời họ, đã không chú ý đến những sơ hở phi ngôn từ quan trọng mà họ có thể tìmthấy ở ¾ cơ thể con người từ ngực trở xuống.Bạn có thể bắt gặp đôi bàn chân nhún nhảy không phải chỉ ở phòng chơi bài poker.Tôi từng bắt gặp trường hợp này ở nhiều phòng hội nghị, phòng họp ban giám đốc và hầu Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly69như ở khắp nơi, trong khi viết chương trình này, tôi đang ở sân bay và tình cờ nghe thấymột người mẹ trẻ ngồi bên cạnh nói chuyện qua điện thoại với những người thân tronggia đình. Đầu tiên, bàn chân cô để yên trên sàn, nhưng khi con trai cô nghe điện thoại thìđôi bàn chân cô bắt đầu nhún nhảy lên xuống rất nhiều lần. Tôi chẳng cần cô nói với tôirằng cô đang cảm thấy như thế nào về đứa con của mình hoặc nó rất quan trọng trongcuộc sống của cô. Đôi bàn chân cô đã giúp tôi nói lên điều đó.(*)Năm quân bài cùng màu hoa(ND).Hãy nhớ rằng dù bạn đang chơi bài, làm việc hay chỉ đơn giản là đang trò chuyệnvói bạn bè, đôi bàn chân nhún nhảy là một trong những cách trung thực nhất cho thấy nãochúng ta thực sự reo lên : "Tôi rất vui sướng".Khung 14:Tín hiệu của bàn chânJulie, một chuyên viên phụ trách nguồn nhân lực của một tập đoàn lớn, đã kể vớitôi rằng cô bắt đầu để ý tới các hành vi của bàn chân sau khi tham dự một trong nhữngcuộc hội thảo của tôi dành cho các chuyên viên ngân hàng. Cô đã vận dụng rất tốt kiếnthức mới học chỉ vài ngày sau khi trở lại với công việc. "Tôi đã phụ trách việc tuyểnnhân viên cho công ty để đi làm việc nước ngoài", cô kể lại. "Khi tôi hỏi một ứng viêntiềm năng rằng cô ấy có muốn làm việc ở nước ngoài hay không, cô đáp lại bằng độngtác đôi bàn chân nhún nhảy và khẳng định: "Có ạ!". Tuy nhiên, khi tôi nói tiếp rằng nơilàm việc sẽ là mumbai, Ấn Độ thì đôi bàn chân của cô ngừng cử động hẳn. Để ý đến sựthay đổi trong hành vi phi ngôn từ của cô, tôi đã hỏi vì sao cô không muốn đến đó. Côgái rất kinh ngạc: "Điều đó dễ nhận thấy ở tôi lắm ư? Tôi đâu có nói ra điều gì đâu.Chẳng lẽ đã có ai đó nói với chị à?", cô hỏi bằng một giọng hoảng hốt. Tôi đã bảo rằngtôi có thể "linh cảm" được là cô không hài lòng với nơi làm việc dự định. Cô thừa nhận: Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly70"Chị nói đúng. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ được cân nhắc bố trí công tác ở Hồng Kông, tôicó vài người bạn ở đó". Rõ ràng là cô ấy không muốn đến Ấn Độ, và đôi bàn chân côchắc chắn đã không nói dối điều này."Nhún nhảy như một tín hiệu phi ngôn từ hiệu quả là: trước hết hãy để ý đến nhữngđộng tác bàn chân của một người, sau đó hãy quan sát để tìm kiếm bất cứ sự thay đổi đột ngộtnào của động tác đó (xem khung 14).Hãy cho phép tôi nhắc lại bạn hai điều thận trọng. Thứ nhất giống như tất cả các hànhvi phi ngôn từ, động tác bàn chân nhún nhảy phải được đặt trong bối cảnh để xác định xem nóthể hiện một cảm xúc thật hay chỉ là một hành vi bộc lộ tâm trạng quá bồn chồn.Chẳng hạn nếu một người vốn thích lắc lư đôi chân (một dạng hội chứng chân luônrung), thì có lẽ khó phân biệt được động tác bàn chân nhún nhảy với tâm trạng lo lắng thôngthường của người đó. Nếu người đó lắc chân càng nhanh càng mạnh, nhất là sau khi nghethấy hoặc chứng kiến một chuyện quan trọng, tôi có thể xem đó là dấu hiệu tiềm ẩn cho thấygiờ đây họ cảm thấy tự tin hơn và hài lòng với tình trạng của mọi chuyện.Thứ hai, việc lắc chân và đôi chân có thể chỉ đơn giản biểu lộ sự mất kiên nhẫn hoặcđang chờ đợi một điều gì đó. Hãy quan sát một lớp học có đông sinh viên và để ý các cử độngchân và bàn chân họ như giật, lắc lư, dịch chuyển và đá lên đá xuống trong suốt buổi học.Động tác thường xuất hiện nhiều khi buổi học gần kết thúc. Đây luôn là dấu hiệu đáng tin cậycho thấy sự mất kiên nhẫn và nhu cầu kết thúc mọi việc nhanh chóng chứ không phải là độngtác bàn chân nhún nhảy. Trong những lớp học tôi phụ trách, những hành động như vậy xuấthiện càng nhiều khi buổi học sắp kết thúc. Có lẽ các sinh viên đang cố gắng nói với tôi điềugì đó.Khi bàn chân đổi hướng, đặc biệt hướng về phía hoặc xoay ra xa một ngườihay một vậtChúng ta có xu hướng xoay người về phía những điều mình thích hoặc khiếnmình dễ chịu, trong đó có cả những người mà ta tiếp xúc. Trên thực tế, chúng ta cóthể sử dụng thông tin này để xác định xem người khác vui vẻ khi gặp chúng ta haymuốn chúng ta để cho họ yên. Giả sử bạn đang bước đến chỗ hai người đang nóichuyện vui vẻ với nhau. Đó là những người bạn đã gặp trước đây, và bạn muốn thamgia vào câu chuyện của họ. Vì thế, bạn bước đến chỗ họ và nói: "Xin chào!". Vấn đềở đây là bạn không chắc chắn họ có thực sự muốn bạn tham gia hay không. Vậy cócách nào biết được điều đó không? Câu trả lời là có. Hãy quan sát động tác của bàn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly71chân và thân trên của họ. Nếu họ di chuyển bàn chân – cùng với thân trên – để chàođón bạn, thì đó là sự đón tiếp nồng nhiệt và chân thành. Tuy nhiên nếu họ không dịchchuyển bàn chân mà chỉ xoay hông để chào bạn thì điều này có nghĩa là họ thíchđược ở một mình hơn. Chúng ta có xu hướng quay đi để khỏi nhìn thấy những điều mình không thíchhoặc khiến mình khó chịu. Các nghiên cứu về hành vi trong phòng xử án đã tiết lộrằng khi không thích một nhân chứng, các thành viên ban hội thẩm xoay bàn về phíalối ra gần nhất (Dimitrius & Mazzarella, 2002, 193). Họ đối diện với nhân chứngđang phát biểu một cách lịch sự kể từ phần thắt ở trên, nhưng họ sẽ xoay bàn chân vềphía "lối thoát" tự nhiên – như cánh cửa dẫn đến hành lang hoặc phòng hội thẩmđoàn. Nói chung, hành vi của các thành viên ban hội thẩm trong phòng xử án cũngxuất hiện trong những cuộc trò chuyện giữa các cá nhân. Chúng ta sẽ đối diện vớingười mà mình đang nói chuyên từ phần hông trở lên. Nhưng nếu chúng ta không hàilòng với cuộc nói chuyện đó, bàn chân chúng ta sẽ xoay sang hướng khác, thì đóthường là một tín hiệu rút lui - một tín hiệu cho thấy họ mong muốn thoát khỏi nơimình đang ngồi. Khi bạn đang nói chuyện với ai đó và để ý thấy anh ta từ từ hoặc độtngột quay bàn chân ra xa bạn, thì đây là thông tin cần sử lý. Vì sao hành động này lạixuất hiện? Đôi khi đó là tín hiệu cho thấy người này đang trễ hẹn và thực sự phải đi,có lúc đó lại là một tín hiệu cho biết họ không muốn ở bên bạn lâu nữa. Có lẽ bạnvừa nói điều gì đó công kích họ hoặc có hành động khiến họ khó chịu. Động tácchuyển hướng bàn chân là một tín hiệu cho thấy người đó muốn đi (xem hình 18).Tuy nhiên, nhiệm vụ của bạn bây giờ là dựa vào bối cảnh xung quanh hành vi ấy đểxác định xem vì sao họ lại nôn nóng và muốn đi khỏi (xem khung 15).Khung 15: Đôi bàn chân "chào tạm biệt" như thế nào Khi hai người nói chuyện với nhau thông thường đôi chân họ cũng sẽ đối diện nhau.Tuy nhiên, nếu một trong hai người nhẹ nhàng xoay bàn chân sang hướng khác hoặc lặpđi lặp lại một động tác dịch chuyển một bàn chân về phía lối ra (theo hình chữ L với mộtbàn chân hướng về phía bạn và một bàn chân hướng ra xa bạn), bạn có thể chắc chắnrằng anh ta muốn đi hoặc ao ước được ở một nơi khác. Kiểu hành vi này của bàn chân làmột ví dụ về tín hiệu thể hiện ý định (Givens,2005,60-61). Trên thân thể của người đó cóthể vẫn đối diện với bạn theo phép lịch sự xã giao, nhưng bàn chân có thể phản ánhtrung thực hơn nhu cầu hoặc mong muốn trốn thoát của não rìa (xem hình 18).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly72Gần đây, tôi có làm việc với một khách hàng, ông ấy đã nói chuyện với tôi trong vòngnăm giờ đồng hồ. Lúc sắp tạm biệt nhau vào buổi tối, chúng tôi nhắc lại những vấn đề đãbàn ngày hôm đó. Mặc dù cuộc nói chuyện giữa chúng tôi rất bình đẳng, nhưng tôi đã đểý thấy vị khách của mình đang đặt một chân bên phía bên phải ông ta, dường như ông tamuốn đứng lên bằng chính đôi chân ấy. Lúc đó tôi nói với ông ta: "Ông thực sự phải đibây giờ, có phải vậy không ?" "Vâng". Ông thừa nhận và nói tiếp: "Tôi rất xin lỗi. Tôikhông muốn khiếm nhã nhưng tôi phải gọi điện đi LonDon, và tôi chỉ có năm phútthôi!". Trong trường hợp này, ngôn ngữ của vị khách và gần như toàn bộ cơ thể ôngkhông tiết lộ bất cứ điều gì ngoài những cảm xúc tích cực. Tuy nhiên, bàn chân ông lạilà một bộ phận chuyển tải thông tin trung thực nhất, và chúng tiết lộ với chúng tôi rõràng rằng ông muốn ở lại, nhưng ông còn nhiệm vụ phải gọi điện.Bàn tay ôm đầu gối Tôi sẽ trình bày một số ví dụ khác về các động tác thể hiện ý định của đôi chânkhi người nào đó muốn rời khỏi vị trí hiện tại của mình. Hãy để ý xem một ngườiđang ngồi xuống có đặt hai bàn tay lên đầu gối và ôm đầu gối hay không (xem hình19). Đây là một dấu hiệu rất Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly73Hình 18 – Trong một cuộc nói chuyện, khi aiđó hướng bàn chân về một phía và xoay nó raxa, thì đó là dấu hiệu cho thấy họ phải đi,chính xác là đi về phía đó. Đây là dấu hiệutiết lộ ý định.rõ ràng cho thấy trong sự suy nghĩ của mình, anh ta sẵn sàng kết thúc cuộc gặp và ravề. Thông thường, tiếp theo cử chỉ đặt bàn tay lên đầu gối, người đó sẽ thực hiệnđộng tác ngả thân về phía trước và/hoặc dịch chuyển thân dưới về mép ghế, cả haiđộng tác này đều là động tác thể hiện ý định. Khi bạn để ý thấy các tín hiệu này, nhấtlà khi cấp trên của bạn bộc lộ, thì điều đó có nghĩa là đã đến lúc kết thúc cuộc nóichuyện của mình. Bạn hãy khéo léo và đừng nấn ná.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly74Hình 19 – Động tác bàn tay ôm đầu gối vàchuyển trọng tâm xuống bàn chân là mộtdấu hiệu thể hiện ý định, nó cho thấy mộtngười muốn đứng dậy và đi khỏi.Những động tác chống lại trọng lực của đôi bàn chân Khi đang có tâm trạng vui vẻ và phấn khởi, chúng ta đi như bước trên khôngkhí. Chúng ta bắt gặp điều này ở những người yêu nhau say đắm đang quấn quýt bênnhau cũng như ở những đứa trẻ đang hồ hởi bước vào công viên giải trí. Trọng lựcdường như không phải là rào cản đối với những người đang có tâm trạng vui vẻ.Nhưng hành vi này được bộc lộ rất rõ ràng. Tuy xuất hiện ngày càng ở xung quanhchúng ta nhưng những động tác chống lại trọng lực dường như không được chúng tađể ý quan sát. Khi thích thú một điều gì đó hoặc cảm thấy rất lạc quan về tình thế của mình,chúng ta có xu hướng chống lại trọng lực bằng cách làm những động tác như nhảy lênnhảy xuống trên mu tròn của bàn chân hoặc bước đi với bước chân hơi nhún nhảy.Một lần nữa, não rìa lại tự bộc lộ những hành vi phi ngôn từ của chúng ta.Gần đây, tôi có quan sát một người lạ nói chuyện qua điện thoại. Khi anh ta lắngnghe, bàn chân trái của anh ta từ chỗ để yên trên sàn nhà đã thay đổi tư thế. Gót giàyvẫn để trên sànPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly75Hình 20 – Khi các ngón chân hướng lêntrên như trong hình, thì tín hiệu nàythường có nghĩa là người nào đó đangcó tâm trạng vui vẻ, đang suy nghĩ hoặcnghe thấy điều gì đó lạc quan.nhưng phần còn lại của chiếc giày đã được dịch chuyển lên hướng lên trên, do đó cácngón chân của anh hướng lên trời (xem hình 20). Người bình thường sẽ không chú ýhoặc bỏ qua hành vi này như một điều không quan trọng. Nhưng đối với một ngườiquan sát đã được rèn luyện thì động tác bàn chân chống lại trọng lực có thể được giảimã một cách dễ dàng, động tác này đồng nghĩa với việc người đàn ông đang nóichuyện qua điện thoại vừa nghe thấy một tin tốt lành. Đây là điều chắc chắn vì khi đingang qua, tôi đã nghe anh ta nói : "Thật ư? Điều đó thật tuyệt vời!". Bàn chân củaanh đã thầm nói lên điều ấy.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly76Ngay cả khi đứng yên, một người đang kể chuyện vẫn có thể dịch chuyển mũichân lên cao hơn, điều này khiến cho bản thân anh ta phấn chấn khi nhấn mạnhnhững ý kiến của mình, và anh ta có thể lặp lại động tác ấy. Người này thực hiệnđộng tác trên theo tiềm thức; vì vậy, đây là một tín hiệu rất trung thực, có xu hướngbộc lộ chân thật cảm xúc (vốn gắn liền với câu chuyện). Nó xuất hiện tại thời điểmnào đó trong suốt câu chuyện và có liên quan đến những cảm xúc được bộc lộ qua lờinói của anh ta. Giống như việc dịch chuyển bàn chân theo nhịp điệu của một bài hátmà mình thích, chúng ta sẽ cùng điều khiển bàn chân và đôi chân chuyển động chophù hợp với thông tin lạc quan mà mình đang nói.Thật thú vị là chúng ta hiếm khi gặp các động tác chống lại trọng lực của bànchân và đôi chân của những người rơi vào tâm trạng chán nản cùng cực. Có thể thấycơ thể phản ánh một cách chính xác trạng thái tình cảm của một người. Vì thế, khimọi người vui vẻ, chúng ta thường bắt gặp nhiều động tác chống lại trọng lực hơn.Liệu người ta có thể giả vờ thực hiện những động tác này không? Tôi cho là cóthể, nhất là đối với những diễn viên thực sự giỏi và có những kẻ nói dối kỳ cựu,nhưng những người bình thường lại hoàn toàn không biết cách điều khiển các hành vicủa họ (các hành vi do não rìa tạo ra). Khi người ta cố gắng kiểm soát các phản ứngcủa não rìa hoặc các động tác chống lại trọng lực của bản thân, chúng ta có vẻ giảtạo. Chúng xuất hiện quá trình thụ động, thiếu tự nhiên trong tình huống đó hoặcthiếu sinh động. Một cánh tay giơ lên một cách giả tạo để vẫy chào sẽ không dừng lạiđột ngột. Hành vi này có vẻ không thật bởi cánh tay không vươn ra quá dài và khủytay thường cong. Đây là cử chỉ có tất cả những yếu tố chứng tỏ sự giả tạo. Động tácchống lại trọng lực thật sự sẽ trông rất thành thật và thường là chiếc phong vũ biểutuyệt vời cho trạng thái tích cực của một con người .Một động tác chống lại trọng lực được gọi là tư thế khởi động (xem hình 21) cóthể cung cấp rất nhiều thông tin đối với người quan sátPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly77Hình 21 – Bàn chân chuyển từ tư thế nằm yênsang "tư thế khởi động" là một manh mối thểhiện ý định. Nó cho biết người nào đó đangmuốn đi.tinh ý. Ở hành vi này, một người đổi bàn chân tư thế nằm yên (đặt trên sàn) sang tưthế sẵn sàng hoặc tư thế "xuất phát" bằng cách nhấc ngón chân lên và dồn trọnglượng lên các mu tròn của bàn chân. Đây là một tín hiệu thể hiện ý định, nó mách bảovới chúng ta rằng người này sẵn sàng thực hiện hành động nào đó-điều này khiến bànchân phải di chuyển. Nó có thể mang ý nghĩa là người định nói chuyện với bạn nhiềuhơn, thực sự thích thú hoặc muốn ra đi. Giống như mọi tín hiệu phi ngôn từ thể hiệný định, một khi nhận thấy một người định làm điều gì đó, bạn cần dựa vào bối cảnhvà những hiểu biết của mình về người nào đó để có thể đánh giá chính xác nhất ýđịnh của họ.Hai chân choãi raNhững động tác không thể nhầm lẫn và dễ bị phát hiện nhất của bàn chân vàchân là những động tác chiếm hữu không gian. Hầu hết các động vật có vú, con ngườilẫn các động vật khác, đều có biểu hiện chiếm hữu không gian khi đang căng thẳnghoặc lo lắng, khi đang bị đe dọa hay ngược lại, đang đe dọa những vật khác. Trongmỗi trường hợp, chúng ta sẽ thực hiện hành vi cho thấy chúng đang cố gắng lập lạiquyền kiểm soát đối với tình huống và "lãnh thổ" của mình. Các cảnh sát và binh línhtrong quân đội sử dụng những hành vi này vì họ đã quen thuộc với việc chỉ huy ngườikhác. Đôi khi họ sẽ cố ganh đua với nhau và lúc đó, sự việc trở nên khôi hài khi mỗi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly78người đều cố choãi chân rộng hơn đồng nghiệp của mình với một ý nghĩ trong tiềmthức là phải nỗ lực chiếm nhiều không gian hơn.Khi người ta nhận thấy mình đang rơi vào tình huống đối đầu, chân và bànchân họ sẽ chuỗi rộng ra. Họ thực hiện hành vi này không chỉ để thăng bằng tốt hơnmà còn để khẳng định mình chiếm nhiều không gian hơn. Hành động nói trên gửi đếnnhững người quan sát kỹ tính một thông điệp rất rõ ràng rằng ít nhất thì cũng có mộtsố vấn đề đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra một rắc rối thực sự. Khi hai người kếtthúc một cuộc gặp trong tình trạng bất đồng ý kiến, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấyhọ bắt chéo chân đến mức bị mất thăng bằng. Đơn giản là não rìa đã không cho phéphành vi này xảy ra.Nếu quan sát thấy hai bàn chân của một người chuyển từ tư thế đặt canh nhausang tư thế mở rộng ra hai bên, bạn có thể thực sự tin rằng người này đang ngày càngtrở nên buồn bực. Tư thế "làm chủ không gian" này rõ ràng chuyển tải thông điệp:"Có điều gì đó không ổn và tôi sẵn sàng giải quyết nó". Đôi chân choãi ra để "mởrộng không gian" là một dấu hiệu cho biết người đó có nguy cơ nổi cơn thịnh nộ. Vìthế, dù nhận thấy mình là người quan sát hay thực hiện kiểu hành vi phi ngôn từ nàythì bạn cũng nên cảnh giác với rắc rối có thể xảy ra.Do mọi người thường thực hiện động tác choãi chân rộng hơn khi mối bất đồnggiữa họ tăng lên, nên tôi bảo với các nhân viên cũng như các cảnh sát rằng có mộtcách để làm giảm đối đầu là tránh thực hiện những động tác "mở rộng không gian"như vậy. Nếu chúng ta bắt gặp mình đang có tư thế choãi chân trong một cuộc đấukhẩu nảy lửa thì hãy khép hai chân lại ngay lập tức, điều này thường giảm bớt mứcđộ đối đầu cũng như giảm bớt căng thẳng.Cách đây vài năm, trong khi tôi đang chủ trì một hội thảo, có một khán giả nữđã kể chuyện chồng cũ của cô từng hăm dọa cô mỗi khi cãi nhau bằng cách đứng ởcửa nhà, choãi chân ra và chặn lối thoát của cô. Không nên xem nhẹ hành vi hăm dọanày, vì nó tác động lên thị giác cũng như cảm giác và có thể được sử dụng để kiểmsoát, dọa dẫm, uy hiếp. Trên thực tế, những người khiến người khác sợ hãi (như cácbệnh nhân tâm thần, hay những người lạnh lùng) thường sử dụng hành vi choãi chânđồng thời nhìn chằm chằm để kiểm soát người khác. Một phạm nhân trong tù đã cólần nói với tôi: "Ở đây tất cả đều phụ thuộc vào điệu bộ, cách đứng, cách nhìn củachúng tôi. Chúng tôi không thể nào tỏ ra yếu đuối dù chỉ trong chốc lát!". Tôi chorằng ở bất cứ nơi đâu có mối đe dọa từ những kẻ tấn công thì chúng ta cần phải ýthức về điệu bộ và tư thế của mình.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly79Dĩ nhiên, vẫn có những lúc bạn có thể sử dụng động tác choãi chân để tạo ralợi thế cho mình – nhất là khi bạn muốn thiết lập quyền lực và sự kiểm soát đối vớinhững người khác vì động cơ tích cực. Tôi đã từng hướng dẫn các nữ cảnh sát sửdụng động tác choãi chân để tạo ra tư thế chấn áp khi phản ứng trước đám đông gâymất trật tự trong lúc đang làm nhiệm vụ. Tư thế đứng chụm hai bàn chân vào nhau(được gọi là tư thế phục tùng) sẽ gửi một tín hiệu sai lệch tới kẻ thích đối đầu. Bằngcách dịch chuyển hai bàn chân ra xa nhau, các nữ cảnh sát có thể tạo ra tư thế mạnhmẽ hơn, đó là tư thế "tôi mới là người có quyền ở đây". Tư thế này tạo ấn tượng trấnáp và vì vậy giúp họ chế ngự được những kẻ manh động một cách hiệu quả hơn. Cóthể bạn sẽ muốn nhấn mạnh với cậu con trai mới lớn cảm nghĩ của mình về việc hútthuốc không phải bằng cách lớn giọng mà bằng cách sử dụng động tác mở rộng khônggian.Nhu cầu "chiếm hữu không gian"Nói đến tư thế choãi chân và sự chiếm hữu không gian, chúng ta phải ghi nhậncông trình của Edward Hall, người đã nghiên cứu tầm quan trọng của không gian đốivới loài người và các loài động vật khác. Nhờ nghiên cứu về vấn đề này mà ông đặttên là nhu cầu chiếm hữu không gian, ông đã có tài liệu chứng minh cho các nhu cầucủa chúng ta về không gian – điều mà ông gọi là không gian giao tiếp (proxemics)(Hall, 1969). Hall đã khám phá ra rằng chúng ta càng có ưu thế về điền kiện kinh tếxã hội hoặc địa vị thì chúng ta càng đòi hỏi không gian rộng hơn. Ông cũng phát hiệnrằng những người có xu hướng chiếm nhiều không gian (lãnh thổ) hơn trong nhữnghoạt động hàng ngày thường tự tin, bạo dạn hơn, và dĩ nhiên là có nhiều khả nănghơn trong việc đạt đến địa vị cao hơn. Hiện tượng này đã được chứng minh trong suốtlịch sử của nhân loại và ở hầu hết các nền văn hóa. Thật vậy những người Tây BanNha đi chinh phục Trung và Nam Mỹ đã chứng kiến điều này khi đặt chân đến tận thếgiới. Tại đây, một lần nữa họ lại thấy được điều tương tự ở vương triều của nữ hoàngIsabella, nhưng lần này là ở những người thổ dân châu Mỹ: giới quyền thế thượng lưu– cho dù ở bất cứ nơi đâu – đều có quyền ra lệnh và được đáp ứng một không gianlớn hơn (Diaz,1988).Trong khi những lãnh đạo cấp cao, các nguyên thủ quốc gia và những người cóđịa vị cao có thể đòi hỏi những không gian lớn hơn, thì đối với những người còn lạinhư chúng ta, điều này không dễ dàng cho lắm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta lại rất có ýthức bảo vệ không gian riêng của mình, bất kể nó rộng hay hẹp. Chúng ta không thíchngười khác đứng quá gần mình. Trong công trình nghiên cứu của mình, Edward Hallđã phát hiện ra rằng mỗi chúng ta đều có nhu cầu về không gian mà ông gọi là không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly80gian giao tiếp, nó xuất phát từ cả yếu tố cá nhân lẫn văn hóa. Khi người khác xâmphạm không gian đó, chúng ta có phản ứng mạnh mẽ (do rìa não tạo ra) biểu lộ sựkhó chịu. Hành vi xâm phạm không gian riêng khiến chúng ta trở nên vô cùng cảnhgiác, mạch đập nhanh lên và chúng ta có thể bị kích động (Knapp & Hall,2002,146-147). Thử nghĩ xem bạn cảm thấy thế nào khi ai đó đến quá gần, dù là ở trong thangmáy đông người hay khi bạn đang thực hiện một giao dịch tại máy rút tiền tự động.Tôi đề cập đến những vấn đề này của không gian giao tiếp để lần sau nếu ai đó đếnquá gần bạn hoặc bạn xâm phạm không gian của người khác, thì bạn sẽ nhận ra sựxuất hiện của các phản ứng tiêu cực do rìa não điều khiển.Những động tác của đôi chân/ bàn chân bộc lộ tâm trạng vô cùng thoảimáiViệc quan sát kỹ lưỡng đôi chân và bàn chân có thể giúp các bạn xác địnhxem mình thấy thoải mái đến mức nào khi giao tiếp với người khác và ngược lại. Bắtchéo chân là một động tác phản ánh cực kỳ chính xác mức độ thoải mái mà chúng tacảm nhận được khi tiếp xúc với người khác, chúng ta thường không thực hiện độngtác này nếu cảm thấy khó chịu (xem hình 22). Chúng ta cũng bắt chéo chân trướcmặt người khác khi chúng ta tự tin – và sự tự tin là một phần của cảm giác thoải mái.Ta hãy cùng xem xét vì sao hành vi này của chi tiết dưới lại tiết lộ nhiều thông tin vàtrung thực đến vậy.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly81Hình 22 - Chúng ta thường bắt chéochân khi cảm thấy thoải mái. Nếu mộtngười mà ta không thích đột ngột xuấthiện thì ta sẽ buông chân.Khi bạn bắt chéo một chân trước mặt người khác trong lúc đang đứng, trạngthái thăng bằng của bạn bị giảm đáng kể. Xét về khía cạnh an toàn, nếu có một mốiđe dọa thực sự, bạn không thể đứng yên dễ dàng cũng không thể bỏ chạy bởi trongtư thế đó, về cơ bản bạn chỉ giữ thăng bằng trên một chân. Do đó, não rìa cho phépchúng ta thực hiện hành vi này chỉ khi chúng ta cảm thấy thoải mái hoặc tự tin. Giảsử một người đang đứng một mình trong thang máy, một chân bắt chéo lên chân kia.Nếu có người lạ bước vào thang máy, cô ta sẽ buông chân ngay lập tức và đứng bằngcả hai chân thật vững vàng trên sàn. Với tín hiệu này, não rìa đang truyền đi thôngđiệp: "Không thể phó thác cho sự may rủi; có thể cô phải đối mặt với một mối đedọa tiềm ẩn hoặc một vấn đề rắc rối ngay bây giờ, vì thế hãy đặt hai bàn chân thậtvững trên sàn!".Khi thấy hai đồng nghiệp đang nói chuyện với nhau và cả hai đều bắt chéochân, tôi biết rằng họ đang cảm thấy dễ chịu về nhau. Trước tiên, tư thế này cho thấycó sự bắt chước về hành vi giữa hai người (một tín hiệu bộc lộ sự thoải mái được gọilà bắt chước – "isopraxism") và thứ hai là bởi vì động tác bắt chéo chân thể thiệntâm trạng vô cùng dễ chịu (xem hình 23). Hành vi phi ngôn từ này có thể được sửdụng trong những mối quan hệ giữa các cá nhân để thông báo cho người khác biết Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly82rằng mọi chuyện giữa hai người đang diễn ra tốt đẹp, rất tốt là đằng khác, rằng bạncó thể hoàn toàn thoải mái (cảm giác do não rìa tạo ra) khi giao tiếp với người đó. Vìthế, bắt chéo chân trở thành một cách hữu hiệu để chuyển tải một cảm xúc tích cực.Gần đây, tôi có dự một bữa tiệc ở Coral Gables, bang Florida. Ở đó, tôi đượcgiới thiệu với hai người phụ nữ, cả hai đều mới bước vào tuổi sáu mươi. Trong lúcgiới thiệu, một trong hai người phụ nữ đột nhiên bắt chéo chân để đứng trên mộtchân và nghiêng người về phía bạn mình. Thế là tôi nhận xét: "Hai chị hẳn đã biếtnhau lâu rồi nhỉ?". Đôi mắt họ ngời sáng và nét mặt rạng rỡ hẳn lên, rồi một ngườiđã hỏi làm thế nào tôi biết được điều đó. Tôi đã nói: "Mặc dù các chị mớiHình 23 - Nếu hai người đang nói chuyệnvới nhau và cả hai đều bắt chéo chân, thìđây là một tín hiệu cho thấy họ rất thoảimái khi giao tiếp với nhau.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly83gặp tôi – một người lạ - lần đầu tiên nhưng một trong hai chị lại bắt chéo chân vànghiêng người về phía người kia. Điều này rất không bình thường trừ phi hai chịthực sự quý mến và tin tưởng nhau". Cả hai người đều cười khúc khích và một ngườihỏi tôi: "Anh cũng có thể đọc được suy nghĩ của người khác nữa à?". Tôi cười vàđáp: "Không đâu". Sau khi tôi giải thích điều gì đã tiết lộ tình bạn lâu năm giữa họ,một trong hai người phụ nữ thừa nhận rằng họ đã biết nhau từ khi còn học trườngtiểu học ở Cuba vào thập niên bốn mươi. Một lần nữa, việc bắt chéo chân lại chứngtỏ nó là một động tác phản ánh chính xác những tình cảm của con người.Đây là một đặc trưng thú vị của động tác bắt chéo chân. Chúng ta thường thựchiện động tác này theo tiềm thức đề bày tỏ thiện cảm với người mà mình yêu quýnhất. Nói cách khác, chúng ta bắt chéo chân theo cách đó để nghiêng người về phíangười mà mình có thiện cảm. Điều này có thể mang lại một số phát hiện thú vị trongnhững cuộc họp mặt gia đình. Ở những gia đình đông con, sẽ là điều bình thườngnếu người cha hay người mẹ để lộ rằng họ yêu thương một đứa con nhiều hơn nhữngđứa khác bằng cách bắt chéo chân để nghiêng người về phía đứa trẻ đó.Bạn cũng nên biết rằng thỉnh thoảng những tên tội phạm (trong lúc đang làmviệc xấu) sẽ tựa vào tường đồng thời bắt chéo chân khi nhìn thấy cảnh sát lái xe đến,và chúng sẽ giả vờ lạnh lùng. Bởi vì đây là hành vi đối lập với mối đe dọa mà nãorìa đang cảm nhận nên thông thường, những tên tội phạm này không duy trì đượchành vi trên quá lâu. Khi đang đi tuần tra, những cảnh sát giàu kinh nghiệm có thểngay lập tức nhìn thấy những đối tượng này đang làm điệu bộ giả tạo, không tựnhiên; nhưng đối với những ai không biết, họ có thể tưởng nhầm chúng là người tốt.Những động tác của bàn chân/đôi chân trong thời gian tán tỉnhTrong những cuộc gặp xã giao vô cùng dễ chịu, bàn chân và chân của chúngta sẽ bắt chước bàn chân và chân của người mà mình đang nói chuyện cũng như giữnguyên tư thế đó một cách thoải mái. Trên thực tế, vào những giai đoạn cực kỳ dễchịu trong thời gian tán tỉnh, bàn chân cũng sẽ thu hút sự chú ý của đối tượng bằngnhững cử chỉ chạm chân hoặc vuốt ve tinh tế (xem khung 16).Trong thời gian tán tỉnh, và nhất là ở tư thế ngồi, thông thường một phụ nữ sẽnghịch đôi giày của mình và đung đưa chúng bằng các đầu ngón chân khi cảm thấy Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly84dễ chịu với đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, hành vi này sẽ nhanh chóng chấm dứtnếu người phụ nữ đột nhiên cảmKhung 16: Nhận biết một mối quan hệ lãng mạnNăm nay, tôi đã tới Los Angeles để giảng về giao tiếp phi ngôn từ cho một kháchhàng đang làm việc trong ngành công nghiệp truyền hình. Anh ta rất tử tế đưa tôi đi ăntôi ở một nhà hàng Mexico nổi tiếng gần nhà anh. Trong lúc ở nhà hàng, anh muốn tiếptục học ngôn ngữ cơ thể và chỉ về phía một đôi trai gái đang ngồi ở chiếc bàn gần đấy.Anh hỏi: "Dựa vào những gì nhìn thấy, ông có nghĩ là họ gắn bó với nhau không?". Khiquan sát hai người, chúng tôi để ý thấy lúc đầu họ cúi người về phía nhau, nhưng tronglúc đang ăn tối và trò chuyện với nhau, cả hai đều ngả lưng vào ghế của mình và cách xanhau, và thực sự họ cũng không nói chuyện nhiều. Người khách hàng của tôi đã nghĩrằng mọi chuyện giữa họ đang trở nên xấu đi. Tôi bảo: "Anh đừng chỉ nhìn phía trênbàn, hãy nhìn ở dưới gầm bàn nữa". Việc này thật dễ dàng, vì không có khăn trải bàncũng chẳng có vật chắn nào ở dưới gầm bàn cả. "Hãy để ý bàn chân họ nằm sát nhaunhư thế nào kia!", tôi chỉ cho vị khách hàng của mình thấy. Nếu họ không gắn bó vớinhau thì bàn chân họ sẽ không nằm sát nhay như thế. Đơn giản là não rìa sẽ không chophép điều đó xảy ra. Bây giờ tôi đã khiến vị khách hàng tập trung vào bàn chân của đôitrai gái. Chúng tôi để ý thấy mỗi lần bàn chân họ chạm hoặc cọ vào nhau thì không ai rútchân lại cả. Tôi lưu ý vị khách hàng: "Hành vi này rất quan trọng. Nó cho thấy họ vẫncảm thấy gắn bó với nhau". Khi hai người đứng dậy ra về, chàng trai vòng tay quanh eocô gái, và họ đi ra khỏi nhà hàng mà không nói một lời nào. Ngôn ngữ không lời của họđã nói lên tất cả, ngay cả khi họ không thích nói chuyện.Nếu bạn từng thắc mắc vì sao lại có quá nhiều hành động chạm chân và tán tỉnhdưới gầm bàn hoặc trong bể bơi, thì có lẽ nó liên quan đến hai hiện tượng. Thứ nhất, khicác bộ phận của cơ thể chúng ta bị che khuất, như ở dưới gầm bàn hoặc trong bể bơi, thìcó lẽ nó liên quan đến hai hiện tượng. Thứ nhất, khi các bộ phận của cơ thể chúng ta bịche khuất, như ở dưới gầm bàn hoặc ở dưới nước (hoặc dưới một vật che chắn nào đó),thì chúng ta dường như không để ý đến chúng – Hoặc ít nhất chúng cũng vượt khỏi tầmquan sát của chúng ta. Tất cả chúng ta đều bắt gặp nhiều người hành động ở bể bơi côngcộng như thể đang ở chốn riêng tư. Thứ hai, bàn chân chúng ta chứa vô số cơ quan cảmthụ xúc giác, những đường truyền của chúng dẫn đến và kết thúc tại một khu vực của Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly85não – khu vực gắn với nơi mà những cảm giác của các cơ quan sinh dục ngoài được ghinhận (Givens, 2005, 92-93). Người ta chạm nhẹ chân dưới gầm bàn bởi nó mang lại cảmgiác rất dễ chịu và khơi gợi cảm xúc về giới tính rất mạnh. Ngược lại, khi chúng takhông thích ai đó hoặc không cảm thấy gần gũi họ, chúng ta sẽ dịch chuyển bàn chânmình ra xa ngay lập tức nếu họ tình cờ chạm vào ta ở dưới gầm bàn. Khi một mối quanhệ trở nên nhạt nhẽo thì một tín hiệu rất rõ ràng mà các đôi thường bỏ qua là động tácchạm bàn chân sẽ giảm dần dưới bất kỳ hình thức nào.thấy khó chịu. Một chàng trai có khả năng chiếm được cảm tình của cô có thể đọckhá thành thạo diễn biến tâm lý của cô gái dựa vào động tác "nghịch giày" này. Nếutrong lúc đang tiếp cận một phụ nữ (hoặc sau khi đã nói chuyện với cô được một lúc)mà cô không nghịch giày nữa, xỏ lại vào chân (và nhất là sau khi thực hiện nhữngđộng tác đó, cô nhẹ nhàng xoay người ra xa anh chàng "trồng cây si" và có lẽ còn cốgắng tìm chiếc vì của mình) thì theo ngôn ngữ bóng chày, anh chàng này gần như đã"đánh bóng hụt". Ngay cả khi một phụ nữ không chạm bàn chân vào anh chàng đangtheo đuổi mình, thì kiểu đung đưa bàn chân và nghịch giày này cũng là một dạng cửđộng, mà sự cử động lại thu hút sự chú ý. Vì vậy, hành vi phi ngôn từ nói trên tiết lộrằng: "Hãy chú ý đến tôi". Nó trái ngược hoàn toàn với phản ứng ngồi im và là mộtphần của phản xạ có điều kiện – phản xạ mang tính bản năng. Nó kéo chúng ta xíchlại gần những điều và những người mình yêu thích hay khao khát, và tránh xa nhữngđiều mình không thích, không tin tưởng hoặc không chắc chắn.Tư thế bắt chéo chân khi ngồi cũng tiết lộ rất nhiều điều. Khi mọi người ngồicạnh nhau, hướng của đôi chân bắt chéo trở nên quan trọng. Nếu giữa họ đang cómối quan hệ tốt đẹp thì phần đùi được bắt chéo sẽ hướng về phía đối tượng giao tiếp.Nếu một người không thích vấn đề mà bạn anh ta đang nói, anh ta sẽ đổi tư thế chânđểPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly86Hình 24 - Trong bức ảnh này, người đàn ông đã đặt chân phảitheo cách như vậy để đầu gối có tác dụng như một rào chắngiữa mình và người phụ nữ.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly87Hình 25 - Trong bức ảnh này, người đàn ông đã đặtchân theo tư thế sao cho đầu gối cách xa người phụ nữhơn, điều này giúp xóa bỏ rào chắn giữa anh ta vàngười phụ nữ.đùi trở thành một rào chắn (xem hình 24 và 25). Hành vi tạo rào chắn như vậy là mộtví dụ khác đầy ý nghĩa cho thấy não rìa đang bảo vệ chúng ta. Nếu cách ngồi và bắtchéo chân của hai bên có sự phù hợp thì điều đó có nghĩa là giữa họ có sự hòa hợp.Nhu cầu của chúng ta về không gianBạn có bao giờ tự hỏi mình tạo được loại ấn tượng đầu tiên nào trong mắtngười khác chưa? Liệu họ có vẻ thích bạn ngay từ đầu hay có thể sẽ có những khókhăn tiềm ẩn? Có một cách giúp bạn biết được điều này: đó là phương pháp "bắt tayvà chờ đợi". Dưới đây tôi sẽ trình bày cách vận dụng phương pháp này.Động tác của bàn chân và đôi chân là những động tác đặc biệt quan trọng đểbạn quan sát khi gặp gỡ mọi người lần đầu tiên. Nó tiết lộ nhiều điều cho thấy cảmnhận của họ về bạn. Về phần tôi, khi gặp ai đó lần đầu tiên, tôi thường cúi người vềphía trước, bắt tay họ thật nồng nhiệt (tùy theo các quy tắc văn hóa phù hợp trongtình huống đó), giao tiếp bằng mắt thật tốt, sau đó lùi lại một bước và theo dõi xem Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly88điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Một trong ba phản ứng có khả năng xảy ra là: (a) ngườiđó sẽ đứng yên tại chỗ, điều này cho tôi biết rằng họ thoải mái với khoảng cách nóitrên; (b) người đó sẽ lùi lại một bước và khẽ xoay người sang hướng khác, điều nàycho tôi biết họ cần có thêm không gian hoặc muốn đi chỗ khác; (c) người đó sẽ thựcsự tiến lên một bước cho gần tôi hơn, điều này có nghĩa là họ cảm thấy thoải máivà/hoặc quý mến tôi. Tôi không phê phán hành vi của người đó bởi tôi chỉ làm mộtviệc đơn giản là tận dụng cơ hội này để biết cảm nhận thật sự của họ về tôi.Bạn hãy nhớ rằng bàn chân là bộ phận trung thực nhất của cơ thể. Nếu mộtngười cần có thêm không gian, tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đó của họ. Nếu họ thấy thoảimái, tôi sẽ không phải lo lắng về việc giải quyết vấn đề khoảng cách. Nếu ai đó tiếnthêm một bước về phía tôi, tôi hiểu rằng họ cảm thấy thoải mái hơn khi ở gần tôi.Đây là thông tin hữu ích trong bất kỳ mối quan hệ xã giao nào, nhưng cũng cần nhớrằng đối với vấn đề không gian giao tiếp, bạn nên đặt ra các giới hạn mà mình cảmthấy thoải mái.Dáng điKhi đề cập đến bàn chân và đôi chân, sẽ là thiếu sót nếu tôi không nhắc đếnnhững tín hiệu phi ngôn từ được bộc lộ qua các dáng đi khác nhau. Theo DesmondMorris, các nhà khoa học đã phát hiện ra có khoảng bốn mươi dáng đi khác nhau(Morris, 1985, 229-230). Nếu con số đó có vẻ nhiều, thì bạn hãy nhớ lại những điềumình biết về dáng đi của những người sau đây khi họ diễn xuất trong nhiều bộ phim:Charlie Chaplin, John Wayne, Mae West hoặc Groucho Marx. Trong phim, mỗi nhânvật này đều có một dáng đi đặc trưng, và tính cách của họ được bộc lộ một phần quadáng đi. Dáng đi thường phản ánh tâm trạng và thái độ của chúng ta. Chúng ta có thểbước đi một cách nhanh nhẹn và có thái độ của chúng ta. Chúng ta có thể bước đimột cách nhanh nhẹn và có chủ đích hoặc bước chậm chạp trong tâm trạng hoangmang. Chúng ta có thể đi từng bước thong thả, nhàn nhã, ung dung, có thể bướcnhững bước nặng nề, đi lạch bạch hay khập khiễng, có thể lê từng bước, đi lảngvảng, hối hả, bước đều, đi dạo, nhón chân, đi với dáng vẻ nghênh ngang..., đây chỉlà một vài dáng đi dễ nhận thấy (Morris, 1985, 233-235).Đối với người quan sát ngôn ngữ không lời thì những dáng đi này rất quantrọng, bởi những thay đổi trong dáng đi bình thường của một người có thể phản ánhnhững thay đổi trong suy nghĩ và cảm xúc của họ. Một người bình thường luôn vuivẻ và hồ hởi có thể đột ngột thay đổi dáng đi khi nhận được tin người mà họ yêu quývừa bị thương. Những tin tức xấu hoặc buồn thảm có thể khiến một người vụt chạyra khỏi phòng trong tâm trạng tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau khổ, hoặc có thểPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly89khiến người đó bước đi một cách bình thản dù đôi vai đang trĩu nặng nỗi đau khôncùng.Những thay đổi trong dáng đi là những hành vi phi ngôn từ quan trọng bởichúng cảnh báo chúng ta rằng có thể có điều gì đó không ổn, có một vấn đề đang bịche giấu hoặc một tình thế vừa thay đổi, tóm lại là có thể có chuyện quan trọng đãxảy ra. Một sự thay đổi mách bảo rằng chúng ta cần xem xét tại sao người đó độtnhiên thay đổi dáng đi, nhất là vì một thông tin như vậy thường có thể giúp chúng taứng xử với họ khéo hơn trong những cuộc gặp tiếp theo. Dáng đi của một người cóthể giúp chúng ta khám phá những điều mà họ vô tình để lộ (xem khung 17)Khung 17: Bọn tội phạm giả làm khách hàngBọn tội phạm không phải lúc nào cũng nhận ra rằng mình đang để lộ nhiều thôngtin đến mức nào. Khi tôi làm việc ở thành phố New York, tôi cùng các đồng nghiệpthường theo dõi bọn tội phạm trên đường phố khi chúng cố hòa vào đám đông. Chúngthường đi ở phía trong vỉa hè, thường thay đổi tốc độ đi như thể đang xem hàng mộtcách không có chủ đích. Đây là một trong những "chiêu" được chúng sử dụng, tuynhiên, cách này không giúp chúng thành công trong việc hòa vào đám đông. Hầu hếtmọi người đều có một nơi để đến và một công việc phải hoàn thành, vì thế họ bước đi cóchủ đích. Trong khi đó, bọn tội phạm (những tên trấn lột, buôn bán ma túy, ăn trộm vàlừa đảo) lại rình mò để chờ đợi nạn nhân tiếp theo của chúng; vì thế, điệu bộ và tốc độ đicủa chúng sẽ khác. Chúng không có một hướng đi cụ thể cho đến khi định dừng lại. Khimột tên tội phạm đi về phía bạn, dù đó là một người ăn mày hay một kẻ trấn lột, bạn sẽcảm thấy khó chịu. Cảm giác này xuất hiện chính là nhờ não rìa đang tính toán để cốngăn bạn trở thành mục tiêu tiếp theo của hắn. Vì vậy, lần sau, khi ở trong một thànhphố lớn, bạn hãy để mắt đến bọn tội phạm. Nếu bạn thấy một người đi quanh quẩnkhông có chủ đích nhưng đột ngột lại đi thẳng tới chỗ bạn thì bạn hãy cảnh giác! Tốthơn là hãy tránh xa hắn thật nhanh. Ngay cả khi chỉ linh cảm điều này sẽ xảy ra thì bạnhãy lắng nghe tiếng nói bên trong bản thân mình (de Becker, 1887, 133).Đôi bàn chân "hợp tác" và đôi bàn chân "bất hợp tác"Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly90Nếu bạn đang nói chuyện với một người dễ hòa đồng hoặc có thiện chí hợptác với bạn, bàn chân của người đó sẽ "bắt chước" bàn chân bạn. Tuy nhiên, nếutrong lúc cơ thể một người hướng về phía bạn mà bàn chân anh ta lại hướng sangphía khác thì bạn nên tự hỏi tại sao lại như vậy. Dù đây là hướng của cơ thể nhưngnó không phải là dấu hiệu thể hiện sự hợp tác chân thành mà báo hiệu rằng có mộtsố vấn đề cần phải được tìm hiểu. Tư thế này cho thấy người đó cần phải đi hoặcmuốn nhanh chóng ra về, phản ánh sự thờ ơ của họ đối với vấn đề đang được thảoluận, hay xa hơn nữa là thái độ miễn cưỡng trước một yêu cầu nhờ giúp đỡ, hoặc sựthiếu nhiệt tình đối với vấn đề đang được nói đến. Hãy lưu ý rằng khi một ngườikhông quen biết đến gần chúng ta trên đường phố, chúng ta thường dành cho họ sựchú ý từ phần hông trở lên nhưng vẫn giữ bàn chân hướng về phía mà mình muốn đi.Ở đây, chúng ta đang gửi đi thông điệp: Tôi sẽ chú ý đến anh một lát vì phép lịch sựxã giao, nhưng riêng phần mình, tôi đang sẵn sàng để đi tiếp hoặc bỏ đi.Trải qua nhiều năm, tôi đã giảng dạy cho các thanh tra hải quan ở Mỹ và nướcngoài. Tôi đã biết được một lượng thông tin đáng kinh ngạc từ họ, và tôi hy vọng họtiếp thu được một số lời khuyên của tôi. Tôi đã hướng dẫn họ hãy tìm kiếm nhữngkhách hàng hướng bàn chân về phía lối ra trong lúc vẫn quay mặt về phía nhân viênđể làm tờ khai hải quan (xem hình 26). Có thể chỉ đơn giản là họ đang vội để bắt kịpchuyến bay, nhưng hành vi này cũng có thể khiến thanh tra nghi ngờ. Qua các cuộcnghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có những người cứ khăng khăng tuyên bố:"Tôi chẳng có gì để khai cả, thưa ông", nhưng bàn chân họ lại xoay sang hướng khácnhư đang che giấu điều gì đó mà lẽ ra họ phải khai báo. Thực ra, khuôn mặt họ tỏ rasốt sắng, lời nói của họ rất dứt khoát, nhưng bàn chân họ lại tiết lộ rằng họ đangthiếu sự hợp tác.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly91Hình 26 - Khi một người nói chuyện vớibạn mà bàn chân họ lại hướng sang phíakhác, thì đây là một dấu hiệu đáng tin cậycho thấy họ muốn đi nơi khác. Hãy quan sátnhững người có lẽ không thân mật và đangở trong tư thế này, bởi đây là một hình thứcthể hiện sự xa lánh.Sự thay đổi quan trọng về cường độ trong các động tác của bàn chânvà/hoặc đôi chânRung chân và đung đưa chân là hành vi bình thường; một số người luôn thựchiện hành vi này trong khi những người khác thì chẳng bao giờ thực hiện. Đâykhông phải là dấu hiệu của việc nói dối như một số người nhầm tưởng, vì cả ngườitrung thực lẫn người giả dối đều có hành vi này. Điều chủ yếu mà bạn cần xem xét là Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly92những hành vi trên bắt đầu xuất hiện và thay đổi vào thời điểm nào. Chẳng hạn, cáchđây nhiều năm, Barbara Walters từng phỏng vấn ứng viên của giải Oscar là KimBasinger trước khi lễ trao giải diễn ra. Trong suốt buổi phỏng vấn, cô Basinnger đãđung đưa bàn chân, còn bàn tay cô có vẻ rất bồn chồn. Khi cô Walters bắt đầu hỏi côBasinger về một số khó khăn về tài chính và về một khoản đầu tư đáng ngờ mà cô vàchồng đã thực hiện, thì cô Basinger chuyển từ tư thế đung đưa bàn chân sang tư thếđá chân – một động tác xảy ra ngay tức thì và rất đáng chú ý. Một lần nữa, điều nàykhông có nghĩa là cô ta đang nói dối hoặc thậm chí có ý định nói dối khi trả lời câuhỏi trên, nhưng rõ ràng đó là phản ứng bản năng trước một tác nhân kích thích tiêucực (câu hỏi được nêu ra) và phản ánh sự khó chịu của cô trước câu hỏi này.Theo tiến sĩ Joe Kulis. Mỗi khi có sự thay đổi từ động tác đung đưa bàn chânsang động tác đá chân ở một người đang ngồi, thì đó là dấu hiệu đáng tin cậy chothấy người này vừa nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì đó tiêu cực và không hài lòngvới điều đó (xem hình 27). TrongHình 27 - Khi người nào đó đột ngột bắt đầu đá chân lênxuống, thì đó thường là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết họđang cảm thấy khó chịu. Bạn có thể bắt gặp hành vi này ởnhững người đang được phỏng vấn, ngay sau khi người phỏngvấn đặt một câu hỏi mà họ không thích.khi động tác đung đưa bàn chân có thể là biểu hiện của tâm trạng lo lắng thì đá chânlà một cách chống lại sự khó chịu – một động tác thuộc tiềm thức. Cái hay là hành vinày nằm ở chỗ nó xuất hiện một cách vô thức, và hầu hết mọt người thậm chí không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly93nhận ra họ đang thực hiện hành vi đó. Bạn có thể sử dụng tín hiệu phi ngôn từ vừanêu để tạo thuận lợi cho mình. Hãy làm điều này bằng cách đặt những câu hỏi khiếnngười khác để lộ phản ứng đá chân (hoặc bất cứ thay đổi đáng chú ý nào của ngônngữ không lời) nhằm xác định xem những câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể nào đó cònđáng ngờ. Bằng cách này, thậm chí chúng ta có thể "moi" được những sự thật còn ẩngiấu từ người khác, dù họ có trả lời câu hỏi đó hay không (xem khung 18).Khung 18: Hãy quên Bonnie và đi tìm ClydeTôi vẫn còn nhớ rất rõ buổi thẩm vấn một phụ nữ - người được cho là nhân chứngtrong một vụ án nghiêm trọng. Sau nhiều giờ tra hỏi mà chẳng thu được kết quả gì, tôirất chán nản và mệt mỏi. Người bị thẩm vấn không để lộ hành vi nào quan trọng; tuynhiên, tôi đã để ý thấy cô ta luôn đung đưa một bàn chân. Bởi đây là động tác được thựchiện liên tục nên nó không đem lại kết quả nào cho đến khi tôi hỏi: "Cô có biết Clydekhông?". Ngay lập tức, đúng lúc nghe thấy câu hỏi đó, và mặc dù cô không đáp lại (ítnhất là không đáp lại bằng lời), nhưng bàn chân cô lại chuyển từ động tác đung đưa sangđộng tác đá lên đá xuống. Đây là một manh mối quan trọng cho thấy cái tên này đã cótác động tiêu cực đến cô. Sau đó, khi bị thẩm vấn thêm, cô đã thừa nhận rằng "Clyde" đãcùng cô đánh cắp những tài liệu của chính phủ từ một căn cứ ở Đức. Phản ứng đá châncủa cô là một dấu hiệu quan trọng mách bảo với chúng tôi rằng cần phải tìm hiểu thêmmột số vấn đề nữa, và cuối cùng, lời thú tội của cô ta đã chứng tỏ điều nghi ngờ của tôilà chính xác. Trớ trêu thay, cái hành vi đá chân đó có vẻ như đã đá vào chính bản thân côta, bởi rốt cuộc, nó đã bắt cô phải trả giá bằng hai mươi lăm năm trong nhà tù liên bang.Bàn chân bất độngNếu bàn chân hay đôi chân của một người liên tục đung đưa hoặc nhún nhảyrồi đột ngột dừng lại thì bạn cần phải chú ý. Điều này thường cho thấy người đóđang trải qua cảm giác căng thẳng, đang có sự thay đổi cảm xúc hoặc cảm thấy bị đedọa theo cách nào đó. Bạn hãy tự hỏi vì sao hệ não rìa lại tác động đến bản năngsinh tồn của họ dưới hình thức "bất động". Có lẽ những vấn đề được nói ra hoặcđược hỏi đã làm lộ thông tin mà họ không muốn bạn biết. Cũng có thể họ đã làmchuyện gì đó và sợ bạn sẽ phát hiện ra bí mật của mình. Bàn chân bất động là một ví Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly94dụ khác về phản ứng do não rìa kiểm soát, thể hiện xu hướng ngừng hoạt động khimột người đối mặt với nguy hiểm.Đôi bàn chân xoắn vào nhau và bất độngKhi một người đột nhiên xoay các ngón chân hướng vào trong hoặc xoắn haibàn chân của mình lại, thì đó là một dấu hiệu cho thấy anh ta đang bất an, lo lắng,và/hoặc cảm thấy bị đe dọa. Khi chất vấn những nghi phạm trong các vụ án, tôithường để ý thấy họ xoắn hai bàn chân và xoắn chân ở phần mắt cá lúc đang căngthẳng. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, được dạy ngồi theo cách này, nhất là khiđang mặc váy (xem hình 28). Tuy nhiên, động tác xoắn chân ở phần mắt cá theocách này, đặc biệt trong thời gian dài, là điều không tự nhiên và cần được xem xét,nhất là khi nó xuất hiện ở nam giới.Động tác xoắn chân ở phần mắt cá cũng là một phần của phản ứng do não rìakiểm soát nhằm tạo ra trạng thái bất động khi người nào đó đối mặt với một mối đedọa. Những người giàu kinh nghiệm trong việc quan sát ngôn ngữ không lời sẽ để ýxem những người đang nói dối cứ bao lâu thì không cử động bàn chân trong mộtcuộc thẩm vấn, cứ bao lâu thì họ dường như bất động hoặc xoắn bàn chân theo cáchnhư vậy để hạn chế sự cử động. Điều này hoàn toàn phù hợpPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly95Hình 28 - Động tác xoắn chân đột ngột có thểcho biết người nào đó cảm thấy khó chịu hoặcbất an. Khi có cảm giác thoải mái, người tathường không xoắn chân ở phần mắt cá.với các nghiên cứu; các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người ta có xu hướng hạn chếcác cử động của cánh tay và chân khi nói dối (Vrji, 2003, 24-27). Như đã nói ở trên,tôi muốn cảnh báo với bạn rằng sự thiếu vắng các cử động bản thân nó không phải làdấu hiệu của hành vi nói dối. Nó chỉ là dấu hiệu của sự tự kiềm chế và cảnh giác –điều mà cả những người lo lắng và nói dối đều sử dụng để làm dịu tâm trạng âu locủa mình.Một số người xoắn bàn chân hoặc xoắn chân ở phần mắt cá cách xa nhau mộtquãng, thật ra là họ xoắn bàn chân quanh ghế (xem hình 29). Đây là hành vi kiềmchế (bất động). Một lần nữa, nó mách bảo chúng ta rằng có điều gì đó đang làmngười này khó chịu (xem khung 19).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly96Hình 29 - Động tác đột ngột xoắn chân quanhchân ghế ở phần mắt cá là một phần củaphản ứng bất động. Nó là dấu hiệu cho thấymột người đang khó chịu, lo lắng hoặc bồnchồn.Khung 19: Sự kết hợp hai động tác kiềm chếĐiều bạn nên làm là hãy để ý đến nhiều sơ hở (các nhóm sơ hở) đưa đến cùngmột kết luận về các hành vi. Chúng giúp cho kết luận của bạn tăng thêm độ chính xác.Trong trường hợp xuất hiện động tác xoắn bàn chân vào nhau, bạn hãy theo dõi ngườinào xoắn bàn chân quanh chân ghế và kế đó dịch chuyển bàn tay dọc theo ống quần(như thể muốn lau khô bàn tay vào quần). Xoắn bàn chân là một phản ứng bất động vàxoa chân là một hành vi xoa dịu. Khi hai động tác này được kết hợp với nhau thì càngcó nhiều khả năng người này đã bị lộ tẩy, anh ta sợ điều mình làm sẽ bị phát hiện vàđang căng thẳng vì lý do đó.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly97Đôi khi, một người sẽ biểu lộ sự căng thẳng bằng cách cố giấu cả hai bàn châncủa mình. Khi đang nói chuyện với một người, bạn hãy quan sát xem người đó códịch chuyển bàn chân từ phía trước chiếc ghế đến vị trí gầm ghế hay không. Không(vẫn chưa) có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho điều tôi định nói. Tuynhiên, qua nhiều năm, tôi đã quan sát thấy rằng trước một câu hỏi cực kỳ căng thẳng,người bị hỏi sẽ thường rút bàn chân của mình về gần ghế. Hành vi này có thể đượcxem là một phản ứng lẩn tránh và người đó đang cố gắng hạn chế đến mức thấp nhấtviệc để lộ các bộ phận của cơ thể. Đây là manh mối có thể được sử dụng để chứngminh sự khó chịu về một số vấn đề cụ thể và giúp định hướng câu hỏi thẩm vấn.Theo những người quan sát, đối tượng bị chất vấn sẽ tiết lộ với bạn những điều anhta không muốn nói thông qua bàn chân và đôi chân của mình. Khi vấn đề thay đổi vàtrở nên bớt căng thẳng, người đó sẽ lại để lộ bàn chân. Điều này cho thấy sự dịuxuống của não rìa khi vấn đề căng thẳng không còn được nói đến nữa.Kết luậnDo có vai trò quyết định trực tiếp đến sự sinh tồn của chúng ta trong suốt quátrình tiến hóa của loài người, nên bàn chân và đôi chân là những bộ phận trung thựcnhất của cơ thể. Các chi dưới cung cấp những thông tin vốn không chịu sự kiểm soátvà chính xác nhất cho những người quan sát tỉnh táo. Nếu được sử dụng khéo léo,thông tin này có thể giúp bạn đọc thông thạo hơn ý nghĩ của người khác trong mọihoàn cảnh. Khi kết hợp kiến thức của mình về ngôn ngữ không lời liên quan đến bànchân và đôi chân với những tín hiệu từ các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí bạncòn có khả năng tốt hơn trong việc hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và ý định của mọingười. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy hướng sự chú ý đến những bộ phận đó.Ở chương tiếp theo, tôi sẽ trình bày với các bạn về phần thân trên của con người.Chương bốnNhững tín hiệu làm lộ tẩy của thân trênNgôn ngữ không lời của thân trên, hông, ngực và vaiPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly98Trong chương này tôi sẽ đề cập đến hông, bụng, ngực và vai – những bộ phậnđược gọi chung là thân trên hoặc thân mình. Giống như đôi chân và bàn chân, nhiều hànhvi liên quan đến thân trên cũng phản ánh những tình cảm thật của não cảm xúc (não rìa).Do thân trên chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phôi, gan và bộ máy tiêuhoá nên chúng ta có thể đoán được rằng bộ não sẽ cố gắng bảo vệ khu vực này thật cẩnthận khi bị đe doạ hoặc thách thức. Trong thời gian gặp nguy hiểm, dù đó là mối nguyhiểm thực sự hay chỉ do cảm giác, bộ não sẽ tổ chức phần còn lại của cơ thể để bảo vệcác bộ phận quan trọng này bằng nhiều cách từ những cách kín đáo cho đến những cáchlộ liễu hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số tín hiệu phi ngôn ngữ từ phổ biến hơn của thântrên cùng một số ví dụ về cách biểu lộ những điều đang diễn ra bên trong bộ não – đặcbiệt là não rìa – của các hành vi này.Những hành vi phi ngôn từ quan trọng của thân trên, hông, ngực và vaiĐộng tác nghiêng thân trênGiống như nhiều bộ phận của cơ thể, thân trên sẽ phản ứng trước những mối nguyhiểm mà ta nhận biết được bằng cách cố gắng tránh xa bất cứ điều gì gây căng thẳng hoặckhông mong muốn. Chẳng hạn khi ai đó ném một vật vào người chúng ta, hệ não rìa sẽgửi các tín hiệu đến thân trên để nó lập tức dịch chuyển ra xa mối đe doạ đó. Thôngthường, điều này sẽ xảy ra mà không phụ thuộc vào tính chất của vật được ném tới. Nếucảm nhận được vật đó đang chuyển động về phía mình, chúng ta sẽ xoay người sanghướng khác, dù nó là một quả bóng chày hay một chiếc xe hơi đang chạy trên đường.Trong trường hợp tương tự, khi ai đó đang đứng cạnh một kẻ đáng ghét hoặc mộtngười mà mình không thích, thân trên của anh ta sẽ xoay ra xa kẻ đó (xem khung 20). Dothân trên mang phần lớn trọng lượng của chúng ta và truyền sức nặng đó đến các chi dướinên bất cứ sự thay đổi nào ở phần này của cơ thể đều đòi hỏi sức lực và sự thăng bằng. Vìvậy, khi thân trên của một người thật sự xoay ra xa một vật nào đó, thì nguyên nhân là do Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly99bộ não đã điều khiển nó làm như vậy. Do đó, chúng ta có thể tin vào sự trung thực củanhững phản ứng này. Để giữ được những tư thế trên, chúng ta phải tốn nhiều sức lực vàphải rất cố gắng. Chỉ cần cố ý duy trì bất cứ kiểu tư thế mất thăng bằng nào, dù là cúingười xuống hay xoay người đi, bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể mình nhanh chóng mệtmỏi. Tuy nhiên, khi động tác mất thăng bằng đó được thực hiện do bộ não xác định đó làđiều cần thiết (theo tiềm thức), thì bạn cũng không hề để ý đến nó.Chúng ta không chỉ nghiêng người ra xa những đối tượng khiến mình khó chịu,mà có lẽ ta còn xoay người đến một tư thế nào đó để làm "khuất mắt" những đối tượngnày. Không lâu sau khi Bảo tàng Holocaust(*) ở thủ đô Washington mở cửa, tôi đã đưacon gái tới đó. Đây là điều nên làm đối với mọi du khách đến thủ đô này. Khi chúng tôiđi quanh các hiện vật đáng nhớ tôi đã để ý đến cách những người trẻ và người già lần đầutiên tiếp xúc với những vật trưng bày ấy. Một số người bước thẳng tới, cúi người về phíachúng trong lúc cố nắm bắt từng chi tiết. Một số người lại bước đến gần một cách lưỡnglự, trong khi những người khác thì tiến lại gần sau đó bắt đầu xoay người sang hướngkhác thật nhẹ và chậm như thể sự vô nhân đạo của chế độ Đức quốc xã đã tác động mạnhđến những cảm giác của họ. Một số người, do bị sốc trước sự tàn ác mà mình đang chứngkiến, đã xoay(*) Bảo tàng lịch sử về trại tập trung Đức quốc xã (ND)Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly100Khung 20: Ranh mãnh hay khác thường?Cách đây nhiều năm, tôi được điều đến làm việc tại văn phòng của Fbi ở NewYork. Trong thời gian làm việc tại đó, tôi đã có vô số cơ hội đi tàu hoả và tàu điện ngầmđể ra vào thành phố. Tôi đã không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng người ra sử dụngnhiều "chiêu" khác nhau để chiếm không gian khi đi trên các phương tiện công cộng.Dường như luôn có kiểu người ngồi trên ghế với phần thân thể của họ lắc lư từbên này sang bên kia như muốn chèn ép người khác, hoặc cánh tay họ cứ vung vẩy khôngđịnh hướng trong khi đang giữ lấy một trong những tay nắm. Những người này dườngnhư luôn chiến được nhiều không gian xung quanh mình hơn bởi không ai muốn đến gầnhọ. Khi buộc phải đứng hoặc ngồi cạnh "những kẻ không bình thường" này, người ta sẽngả thân trên ra càng xa càng tốt để không phải tiếp xúc với họ. Bạn phải đi tàu điệnngầm ở New York để trải nghiệm điều này. Tôi cam đoan rằng một số hành khách cố ýxử sự khác thường và thực hiện quá nhiều động tác của cơ thể để khiến người khác phảicách xa thân trên của mình. Thật vậy, một người sống ở New York lâu năm có lần đã nóivới tôi: "Nếu anh muốn ngăn bọn người đó đến gần mình thì phải tỏ ra hơi hung hăngmột chút!". Có lẽ ông ta nói đúng.Người 180 độ về hướng khác như đang đợi bạn bè mình để kết thúc cuộc khảo sátcác hiện vật. Não họ đang nói rằng: "Tôi không thể chịu đựng được điều này" và vì thế,cơ thể họ đã xoay sang hướng khác. Loài người đã tiến hoá đến mức chúng ta nghiêngngười ra xa không chỉ vì ở gần một đối tượng mình không thích, mà thậm chí là còn vìcác hình ảnh về những chuyện không vui (như những bức ảnh).Là một người quan sát kỹ lưỡng hành vi của con người, bạn cần biết rằng đôi khihành vi tránh né diễn ra một cách bất ngờ hoặc rất kín đáo; chỉ một động tác hơi xoayngười cũng đủ thể hiện cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn, một đôi nam nữ không còn tìnhcảm sâu đậm với nhau thì cơ thể họ cũng sẽ bắt đầu cách xa nhau. Bàn tay họ không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly101chạm vào nhau nhiều, và họ thật sự tránh chạm vào nhau ở phần thân trên. Khi ngồi cạnhnhau, họ sẽ ngả người ra xa nhau. Họ tạo ra một không gian "im lặng" giữa họ. Và khibuộc phải ngồi cạnh nhau (chẳng hạn ở ghế sau xe hơi), họ sẽ chỉ xoay đầu, chứ khôngphải cơ thể, về phía sau.Xoay thân trước sang hướng khác và xoay thân trước về phía người đối diệnNhững động tác này của thân trên (phản ánh nhu cầu tạo khoảng cách và né tránhcủa não rìa) là những tín hiệu đáng tin cậy bộc lộ những tình cảm thật. Trong một số mốiquan hệ, khi một người cảm thấy có điều bất ổn trong cách mà mọi việc đang diễn ra, anhta hoặc cô ta gần như cảm nhận được rằng đối tượng của mình hơi tránh người ra xa.Hành động tránh né cũng có thể được thực hiện dưới hình thức mà tôi gọi là xoay thântrước sang hướng khác. Thân trước (mặt trước) của chúng ta (nơi có các bộ phận nhưmắt, miệng, ngực, vú, cơ quan sinh dục,...) rất nhạy cảm với những điều chúng ta thíchvà không thích. Khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, chúng ta để lộ thân trước về phía những gìmình thích, kể cả những người khiến ta cảm thấy dễ chịu. Khi mọi việc trở nên xấu đi,các mối quan hệ thay đổi, hoặc thậm chí khi các vấn đề chúng ta không thích được đemra thảo luận, chúng ta sẽ có động tác xoay thân trước đi bằng cách dịch chuyển ra xa hoặcxoay người sang hướng khác. Thân trước là khu vực dễ bị tổn thương nhất của cơ thể, vìthế não rìa có một nhu cầu "cố hữu" là bảo vệ nó khỏi những điều gây đau đớn hoặcphiền nhiễu cho chúng ta. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta theo tiềm thức bắt đầu khẽxoay người sang hướng khác ngay lập tức khi người mà chúng ta không thích tiến đếngần chúng ta trong một bữa tiệc. Trong tình yêu, động tác xoay thân trước sang hướngkhác xuất hiện càng nhiều chính là một trong những tín hiệu đáng tin cậy nhất cho thấymối quan hệ giữa 2 người đang có vấn đề.Ngoài việc tiếp nhận thông tin qua thị giác, não rìa cũng có thể phản ứng trướcnhững cuộc nói chuyện mà chúng ta cảm thấy khó chịu. Bạn hãy xem bất kỳ chương trìnhđối thoại nào trên truyền hình và tắt âm thanh đi, sau đó hãy để ý cách các vị khách ngảngười ra xa nhau khi họ trình bày nhưng lý lẽ đối lập nhau. Cách đây không lâu tôi đã Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly102chứng kiến cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống của Đảng cộng hoà và để ý thấyrằng mặc dù những ứng viên được sắp xếp ngồi cách nhau rất xa, họ vẫn làm động tácngả người ra xa nhau khi không đồng ý với những vấn đề được đưa ra.Đối lập với hành vi xoay thân trước sang hướng khác là hành vi để lộ thân trướchoặc, như tôi vẫn thích gọi, xoay thân trước về phía người đối diện. Chúng ta phô bàythân trước về phía những người mình thích. Khi con cái chạy đến để ôm chúng ta, chúngta sẽ dịch chuyển đồ vật, thậm chí cả cánh tay mình, ra khỏi lối đi để dọn đường chochúng chạy vào lòng ta (tức phần thân trước). Chúng ta để lộ thân trước bởi đây là khuvực chúng ta cảm thấy ấm áp và dễ chịu nhất. Trên thực tế, chúng ta sử dụng cụm từ quaylưng đi để diễn tả sự khó chịu đối với một người hoặc một điều gì đó, bởi chúng ta hướngthân trước về phía những điều mình quan tâm và quay lưng lại đối với những điều mìnhkhông quan tâm.Tương tự, chúng ta thể hiện cảm giác dễ chịu bằng cách nghiêng thân trên và vaivề phía những điều mình thích trong một lớp học sẽ là điều bình thường nếu ta bắt gặpcác sinh viên nghiêng người về phía giáo viên mà họ yêu quý trong khi không nhận rarằng mình đang khom người về phía trước, gần như rời khỏi ghế, để nuốt từng lời giảng.Bạn có nhớ cảnh các sinh viên ngả người về phía trước để nghe thấy giáo giảng bài trongbộ phim Raiders of the Lost Ask không? Rõ ràng hành vi phi ngôn từ của họ cho thấy họngưỡng mộ thầy mình.Chúng ta có thể nhìn thấy những người yêu nhau nghiêng người qua chiếc bàn khiuống cà phê, khuôn mặt họ trở nên gần nhau để nhìn ngắm nhau một cách thân mật hơn.Họ thường hướng thân trước về phía sau, để lộ những bộ phận dễ bị tổn thương nhất củamình. Đây là điều tự nhiên, là phản ứng tiến hoá của não rìa – một phản ứng mang lại lợiích trong quan hệ xã giao. Bằng cách xích lại gần nhau hơn và để lộ thân trước ("chỗ yếunhất" trên cơ thể) khi thích ai đó hoặc điều gì đó chúng ta đang thể hiện rằng mình đangphô bày thân thể mà không có sự kiểm soát. Hành vi đáp lại tư thế này (bằng cách bắt Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly103chước) đã bộc lộ sự hòa hợp trong quan hệ xã giao thông qua việc bày tỏ sự thân mật vàthể hiện thái độ đánh giá cao.Các hành vi phi ngôn từ của thân trên như nghiêng người, tránh né, để lộ thântrước hoặc xoay thân trước sang hướng khác luôn diễn ra ở phòng họp ban giám đốc vàtrong những cuộc họp khác. Những đồng nghiệp có cùng quan điểm sẽ ngồi xích lại gầnnhau hơn, xoay thân trước về phía nhau nhiều hơn và sẽ ngả người về gần nhau hơn mộtcách hòa hợp. Khi người ta bất đồng ý kiến, họ sẽ giữ cho cơ thể mình ngồi im, tránhxoay thân trước về phía người đối diện (trừ phi bị thách thức ) và rất có khả năng ngảngười ra xa nhau (xem hình 30 và 31). Hành vi này, theo tiềm thức, mách bảo với nhữngngười khác rằng: "Tôi không đồng ý với ý kiến của anh!". Cũng như mọi hành vi phingôn từ, những hành động này cần được phân tích trong bối cảnh. Chẳng hạn, nhữngnhân viên mới dường như có dáng vẻ cứng đơ khi dự họp thay vì thể hiện thái độ khôngthích hoặc bất động, điệu bộ cứng nhắc này cùng với sự hạn chế các động tác của cánhtay có thể chỉ đơn giản báo hiệu rằng họ đang lo lắng khi ở trong một môi trường mới.Chúng ta không chỉ sử dụng thông tin này để đọc ngôn ngữ cơ thể của người khácmà còn phải luôn nhớ rằng mình đang để lộ ngôn ngữ không lời của chính mình. Trongnhững cuộc nói chuyện hay họp hành, khi các thông tin và ý kiến được đưa ra, cảm giáccủa chúng ra về những tin tức và quan điểm cũng sẽ xuất hiện và được phản ánh quanhững hành vi phi ngôn từ của chúng ta – những hành vi luôn thay đổi. Nếu ta nghe thấyđiều gì đó không vừa ý và sau đó lại nghe thấy một tin thú vị, thì cơ thể sẽ phản ánh sựthay đổi này trong cảm xúc của chúng ta.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly104Hình 30 - Người ta ngả người về phía nhau khi cảm thấy vôcùng thoải mái và có sự nhất trí cao độ. Hành vi bắt chướcnày xuất hiện từ khi chúng ta còn bé.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly105Hình 31 - Chúng ta ngả người ra xa những vật và những ngườimình không thích, thậm chí là các đồng nghiệp khi họ nói nhữngđiều mà chúng ta không đồng tình.Có một cách rất hiệu quả để người khác biết rằng bạn đồng tình với họ hoặc đangcố gắng hiểu những điều họ nói, đó là nghiêng người về phía họ hoặc xoay thân trước vềphía họ. Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn đang dự một cuộc họp và không có cơ hộiphát biểu.Lá chắn bảo vệ thân trênKhi việc nghiêng người ra xa ai đó hay vật gì đó mà mình không thích là một hànhvi không tế nhị hoặc không thể chấp nhận được trong quan hệ xã giao thì theo tiềm thức,chúng ta thường sử dụng cánh tay mình hoặc các đồ vật để tạo thành lá chắn (xem hình32)Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly106Hình 32 - Khi một người đột ngộtkhoanh tay trong lúc đang nói chuyệnthì đó có thể là tín hiệu cho biết anh tacảm thấy khó chịu.Khung 21: Tín hiệu làm lộ tẩy từ chiếc gốiKhi ta nhìn thấy những người đột ngột che chắn thân trên của mình, chúng ta có Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly107thể cho rằng họ không thoải mái và họ cảm thấy mình đang ở trong tình huống bị đe doạhoặc nguy hiểm. Năm 1992, trong khi đang làm việc cho Fbi, tôi đã thẩm vấn một chàngtrai trẻ và cha cậu ta trong một căn phòng của một khách sạn ở khu vực Boston. Ngườicha đã miễn cưỡng đồng ý đưa con trai đến thẩm vấn. Trong khi ngồi trên chiếc gối trênđi văng và ôm nó gần ngực mình hầu như trong suốt buổi thẩm vấn kéo dài ba giờ đồnghồ. Mặc dù người cha đang có mặt, cậu vẫn cảm thấy bất an. Vì vậy, cậu cần phải ômchặt một "chiếc chăn bảo vệ". Mặc dù chỉ là chiếc gối nhưng lá chắn này có lẽ rất có tácdụng đối với chàng trai, bởi vì chẳng có vật nào khác che chắn cho cậu ta. Tôi nhận thấycó một điều đang lưu ý là khi chúng tôi nhắc đến các chủ đề bình thường như việc cậu tachơi thể thao, thì cậu đặt chiếc gối sang một bên. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói về khảnăng đồng lõa của cậu trong một vụ án nghiêm trọng thì cậu lấy lại chiếc gối và áp chặtnó vào thân trên. Rõ ràng, lần duy nhất mà não rìa của cậu cảm thấy cần bảo vệ thân trênlà khi cậu cảm thấy bị đe doạ. Chàng trai chưa bao giờ thực sự tiết lộ bất cứ điều gì trongcuộc gặp này, nhưng trong lần thẩm vấn tiếp theo, chắc chắn sẽ không có chiếc gối xoadịu nào cho cậu ta ôm nữaQuần áo hoặc những đồ vật ở gần (xem khung 21) cũng được sử dụng vào mụcđích này. Chẳng hạn, một doanh nhân có thể đột nhiên quyết định cài khuy áo vét lại khiđang nói chuyện với một người mà mình cảm thấy khó chịu, và anh ta sẽ chỉ cởi khuy áovét ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc.Dĩ nhiên, động tác cài khuy áo vét không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấysự khó chịu. Thông thường, đàn ông sẽ làm động tác này để chỉnh lại trang phục hoặc thểhiện sự tôn trọng đối với cấp trên. Đây không phải là kiểu hành vi thể hiện sự thoải máihoàn toàn mà chúng ta có thể bắt gặp ở một bữa tiệc nướng ngoài trời, nhưng nó cũngkhông cho thấy thái độ khó chịu. Trang phục và cách chúng ta chăm chút trang phục củamình có thể tác động đến nhận thức và thậm chí gợi ý cho chúng ta cách tiếp cận hoặc tỏra cởi mở với người khác (Knapp & Hall, 2002, 206-214).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly108Tôi luôn có ấn tượng về việc các vị tổng thống thường đến Trại David(*) trongnhững chiếc áo phông cổ lọ để làm những điều mà dường như họ không thể làm khi mặccom-lê và làm việc tại Nhà Trắng – cách đó bốn mươi dặm. Bằng cách để lộ thân trước(khi bỏ áo khoác ra), họ đang nói rằng: "Tôi rất cởi mở với các bạn". Các ứng viên tổngthống cũng gửi đi thông điệp phi ngôn từ tương tự tại những cuộc mít tinh khi họ bỏ áovét ra (lá chắn của họ, nếu bạn muốn gọi như vậy) và xắn tay áo sơ mi lên trước "bàn dânthiên hạ".Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ có khuynh hướng che thân trên củamình thậm chí nhiều hơn so với nam giới nhất là khi họ cảm thấy bất an, lo lắng hoặccảnh giác. Một phụ nữ có thể khoanh tay ngang bụng, ở vị trí ngay dưới vú, để cố gắngche chắn thân trên và giúp cho bản thân thấy dễ chịu. Cô ta có thể khoanh một cánh tayphía trước và nắm lấy khuỷu tay của cánh tay kia để tạo thành một rào chắn trước ngực.Trong tiềm thức, cả hai hành vi này đều nhằm mục đích tự vệ và che chắn, nhất là trongnhững tình huống xã giao gây khó chịu.Trên sân trường, tôi thường nhìn thấy các cô gái để tập vở ngang ngực khi bướcvào lớp, nhất là trong vài ngày đầu mới nhập học. Khi cảm thấy thoải mái hơn, họ sẽ đổisang mang tập vở bên hông. Trong thời gian thi cử, động tác che ngực này thường xuấthiện nhiều hơn, thậm chí ở những nam sinh. Các cô gái cũng sử dụng ba lô, cặp tài liệuhoặc ví để che chắn cho mình, nhất là khi ngồi một mình.(*) Camp David: Trại nghỉ dưỡng dành cho các tổng thống Hoa Kỳ đương chức, rộng841 hecta ở bang Maryland. Đôi khi các tổng thống Mỹ cũng tổ chức các cuộc gặp thânmật với nguyên thủ quốc gia khác ở đâyGiống như bạn thường kéo chăn bông đắp lên người khi đang xem tivi, việc đặtmột vật ngang thân trước cũng có tác dụng bảo vệ và xoa dịu chúng ta. Những vật chúngta kéo về mình – nhất là về phía thân trước – thường được đặt ở vị trí đó để tạo ra cảmgiác dễ chịu mà chúng ta cần vào lúc ấy, dù trong bất cứ tình huống nào. Khi trông thấymột người đang bảo vệ thân trên của mình vào thời điểm nào đó, bạn có thể xem đó là Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly109dấu hiệu chính xác cho biết họ cảm thấy khó chịu. Bằng việc đánh giá các tình huống thậtkỹ lưỡng, nguyên nhân gây ra sự khó chịu đó có thể cho phép bạn giúp đỡ họ hay ít ra làhiểu họ hơn.Cho dù vì lý do nào đi nữa (có lẽ là để ít bị chú ý hơn) thì nam giới vẫn sẽ chechắn thân trên của mình, nhưng bằng những cách khéo léo hơn. Một người đàn ông cóthể với tay ngang phía trước người mình để mân mê chiếc đồng hồ hoặc, như thái tửCharles của nước Anh vẫn thường làm khi xuất hiện trước công chúng, với tay ngangngười để chỉnh lại tay áo sơ mi hoặc mân mê chiếc khuy măng sét. Họ cũng có thể chỉnhlại nút thắt cà vạt của mình lâu hơn bình thường vì động tác này cho phép họ dùng cánhtay che khu vực thân trước nơi có ngực và cổ. Đây là những hình thức che chắn, gửi đithông điệp người này có hơi bất an vào thời điếm đó.Có lần tôi đứng xếp hàng ở quầy tính tiền trong siêu thị và cho người phụ nữ đứngtrước tôi thanh toán xong. Rõ ràng cô ta dùng thẻ để thanh toán, nhưng chiếc máy liên tụctừ chối thẻ của cô ta. Mỗi lần cà thẻ và ấn số pin, cô lại khoanh tay trước ngực và chờ tínhiệu trả lời của máy. Cuối cùng, cô đành chịu thua, bỏ đi và vô cùng tức giận. Mỗi lầnchiếc thẻ bị từ chối, cô khoanh tay lại và nắm chặt hơn, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấycàng lúc cô càng tức giận và khó chịu (xem hình 33 và 34).Chúng ta có thể nhìn thấy trẻ con khoanh tay hoặc xoắn hai cánh tay ngang ngườikhi cảm thấy khó chịu hoặc tỏ ra bướng bỉnh, thậm chí từ khi còn nhỏ. Những hành vi tạora lá chắn này xuất hiện dướiPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly110Hình 33 - Ở nơi công cộng, nhiều ngườitrong chúng ta khoanh tay một cách thoảimái khi chờ đợi hay lắng nghe người khácnói. Còn ở nhà, chúng ta ít khi ngồi ở tưthế này, trừ phi có điều gì đó khiến ta khóchịu (như phải chờ một người về muộn).Hình 34 - Động tác khoanh tay với haibàn tay nắm chặt hay cánh tay rõ ràngcho thấy sự khó chịu.Nhiều hình thức khác nhau – từ hành động bắt chéo hai cánh tay ngang bụng chođến tư thế bắt chéo cánh tay ở vị trí cao hơn với bà tay ôm chặt bờ vai phía bên kia.Các sinh viên thường hỏi tôi rằng nếu họ ngồi trong lớp và khoanh tay phía trướcthì hành động đó có đồng nghĩa với việc họ có vấn đề bất ổn hay không. Vấn đề ở đâykhông phải là có hay không có vấn đề bất ổn, cũng không phải là tư thế này đồng nghĩavới việc họ gây trở ngại cho giáo viên, mà là hai cánh tay xoắn vào nhau phía trước trởngại cho giáo viên, mà là hai cánh tay xoắn vào nhau phía trước cơ thể là một tư thế rấtdễ chịu đối với nhiều người. Tuy nhiên, khi một người đột nhiên khoanh tay, thì đây làdấu hiệu cho thấy sự khó chịu. Bạn hãy nhớ rằng, nhờ phán đoán những thay đổi so vớicác tư thế chuẩn mực thường thấy mà chúng ta có thể nhận ra khi nào thì một người bắtđầu khó chịu. Hãy quan sát xem người này có để lộ thân trước hay không khi họ trở nênthoải mái hơn. Tôi nhận thấy rằng khi tôi giảng bài thì lúc đầu nhiều học viên sẽ ngồi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly111khoanh tay, nhưng dần dần họ sẽ nới lỏng cánh tay. Rõ ràng, có điều gì đó xuất hiện đãthôi thúc họ thực hiện hành vi này, có lẽ đó là cảm giác thoải mái hơn với những ngườixung quanh và giáo viên của họ.Phụ nữ (hay nam giới) khoanh tay lại chỉ đơn giản vì lạnh, điều này có thể gâytranh cãi. Tuy nhiên, nó không phủ nhận ý nghĩa của ngôn ngữ không lời, bởi lạnh là mộttrạng thái của sự khó chịu. Những người không thoải mái khi bị thẩm vấn (chẳng hạnnhững nghi can trong các cuộc điều tra tội phạm, những đứa trẻ gặp rắc rối với cha mẹhoặc một nhân viên bị chất vấn do có hành vi không tốt) thường phàn nàn rằng mình cảmthấy lạnh trong suốt thời gian đó. Cho dù vì lý do gì thì khi chúng ta căng thẳng, não rìasẽ tác động đến nhiều hệ thống của cơ thể để chuẩn bị cho phản ứng sinh tồn: đứng im,chạy trốn hoặc chống trả. Một trong những tác động đó là máu được chuyển về những cơlớn của các chi và cách xa da, trong trường hợp những cơ này cần được sử dụng để chạytrốn hoặc chống trả mối đe doạ. Khi máu được chuyển vào những khu vực quan trọngnày, da của một số người sẽ không còn giữ được sắc thái bình thường, họ sẽ thực sự trôngxanh xao hoặc giống như đang bị sốc. Do máu là nguồn chính giúp làm ấm cơ thể nênviệc đưa máu ra xa da và chuyển vào các cơ nằm sâu hơn sẽ khiến ta cảm thấy lạnh hơn ởbên ngoài cơ thể (xem khung 22) (LeDoux., 1996, 131-133). Chẳng hạn như đã đề cập ởphần trước, trong cuộc thẩm vấn chàng trai trẻ ôm chặt chiếc gối cậu phàn nàn rằng mìnhbị lạnh trong suốt thời gian ở đó mặc dù tôi đã tắt máy điều hoà không khí. Cả cha cậu vàtôi đều cảm thấy bình thường, chỉ có cậu phàn nàn về nhiệt độ thôi.Động tác cúi thân trênĐộng tác khom lưng hầu như được sử dụng phổ biến để thể hiện sự lễ phép, tôntrọng hoặc khiêm tốn khi một người cảm thấy vinh dự, ví dụ khi được vỗ tay khen ngợi.Chẳng hạn, bạn hãy để ý cách người Nhật và (ít thấy hơn trong xã hội hiện đại) ngườiTrung Quốc cúi đầu để tỏ lòng tôn trọng và kính nể. Chúng ta thể hiện rằng mìnhPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly112Khung 23: Động tác cúi đầu của vị tư lệnh tối caoSự phổ biến của động tác cúi thân trên đột nhiên khiến tôi nhớ đến một bộ phimthời sự cũ về tướng Douglas MacArthur lúc ông được bổ nhiệm làm việc bên cạnh chínhphủ Philippin trước khi Thế chiến thứ hai nổ ra. Bộ phim chiếu cảnh một sĩ quan quânđội Mỹ đang đi ra khỏi văn phòng của MacArthur sau khi giao cho ông một số tài liệu.Trong lúc rời khỏi phòng, viên sĩ quan đã cúi đầu và quay lưng về phía cửa. Không ai yêucầu anh ta làm như vậy; hành vi này được bộ não viên sĩ quan điều khiển một cách tựđộng để người có chức vụ cao hơn kia biết bằng địa vị của ông đã được xác định rất rõràng – nghĩa là nó thừa nhận MacArthur là người chỉ huy (khỉ đột, chó, sói và nhữngđộng vật khác không phải con người cũng thể hiện điệu bộ phục tùng này). Điều đáng lưuý là viên sĩ quan từng cúi người chào khi rời khỏi văn phòng không ai khác chính làngười sau này trở thành vị tư lệnh tối cao của quân đồng minh ở châu Âu, kiến trúc sưcủa đổ bọ lên Normandy và là vị tổng thống thứ ba mươi tư của Hoa Kỳ: Dwight DavidEisenhower. Thật tình cờ, những năm sau đó, khi biết Eisenhower đang tranh cử tổngthống, MacArthur đã đánh giá Eisenhower là "nhân viên ưu tú nhất" mà ông từng có(Manchester, 1978, 166).Bằng chính điệu bộ đó, và nó sẽ giúp những người phương Tây (những người sẵnlòng thể hiện hành động này) có được lợi thế trong quan hệ xã giao (xem khung 22). Thậtngẫu nhên, những người Đông Âu, nhất là người già, vẫn thích nhún gót chân và cúi nhẹngười để bày tỏ sự tôn trọng. Mỗi lần nhìn thấy động tác này, tôi lại nghĩ rằng thật thú vịkhi mọi người vẫn thể hiện thái độ lịch sự và kính trọng trong thời đại ngày nay. Dù đượcthực hiện một cách có ý thức hoặc theo tiềm thức, động tác cúi thân trên vẫn là một cửchỉ thể hiện sự quan tâm người khác.Việc làm đẹp thân trênDo giao tiếp phi ngôn từ còn bao gồm cả những vật tượng trưng nên chúng ta phảichú ý đến trang phục và những vật dụng khác mà mình mặc hoặc đeo ở phần thân trên Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly113(nói chung là toàn bộ cơ thể). Người ta cho rằng trang phục tạo nên con người, và tôiđồng ý với điều đó, ít nhất là về phương diện hình thức. Nhiều nghiên cứu đã chứng minhrằng những trang phục chúng ta mặc, dù là com-lê hay quần áo bình thường (thậm chí làmàu sắc trang phục, một bộ com-lê màu xanh tương phản với bộ com-lê màu nâu), sẽ ảnhhưởng đến những người khác (Knapp & Hall, 2002, 206-214)Quần áo tiết lộ rất nhiều điều về chúng ta và có thể giúp ích cho chúng ta rấtnhiều. Xét về khía cạnh nào đó, thân trên của chúng ta là "tấm bảng quảng cáo" giúpchúng ta thông báo cảm xúc của mình. Trong giai đoạn tán tỉnh, chúng ta diện thật đẹp đểđạt được thành công. Tương tự, chiếc áo khoác có in chữ của học sinh trung học, chiếcphù hiệu cảnh sát và huy chương quân đội, tất cả đều được mặc hoặc đeo ở thân trên nhưmột cách khiến người khác chú ý đến những thành tích của chúng ta. Nếu chúng ta muốnngười khác chú ý đến mình thì thân trên chính là nơi có thể gây chú ý. Khi tổng thốngđọc thông điệp liên bang trước Quốc hội, những phụ nữ mặc quần áo màu đỏ mà bạnnhìn thấy giữa một biển người mặc toàn màu xanh dương và màu xám chính là nhữngngười đang mặc các màu sắc nổi bật và dễ gây chú ý. Họ như những chú chim đang khoebộ lông của mình.Quần áo có thể rất giản dị, có thể rất kỳ quái (bạn hãy xem những kẻ "đầu trọc" ănmặc ra sao hay những kẻ có cách ăn mặc "quái đản" tạo cho bạn ấn tượng thế nào), hoặccó thể rất loè loẹt (như trang phục của nhạc sĩ Liberace hay Elton John); nó phản ánh tâmtrạng hoặc tính cách của người mặc. Chúng ta có thể chọn cách khác, đó là sử dụng cácđồ trang sức cho thân trên hoặc những chỗ để trần của thân trên để thu hút người khác, đểkhoe rằng chúng ta có cơ bắp rắn chắc hay thân hình cân đối như thế nào, hoặc để thôngbáo địa vị xã hội, chỗ đứng về kinh tế hoặc trong nghề nghiệp của chúng ta. Điều này cóthể giải thích tại sao có rất nhiều người quá lo lắng về việc nên mặc trang phục gì khitham dự một sự kiện nổi bật hoặc khi tới nơi hẹn hò. Những vật trang sức của riêngchúng ta cho phép ta thể hiện dòng dõi của mình hoặc sự ủng hộ đối với một nhóm ngườiđặc biệt (chẳng hạn ta thường mặc trang phục có cùng màu với quần áo của đội bóng màmình yêu thích)Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly114Quần áo có thể cho biết nhiều thông tin, chẳng hạn nó tiết lộ khi nào thì người tavui vẻ hoặc đau buồn, họ có địa vị cao hay thấp, họ tuân theo những chuẩn mực xã hộihay là thành viên của giáo phái (ví dụ cộng đồng Hasidic của người Do Thái, cộng đồngcác nông dân Amish hoặc giáo phái Hare Krishna). Ở mức độ nào đó, chúng ta ăn mặcnhư thế nào thì chúng ta là người như thế ấy (xem khung 24). Nhiều năm qua, người tabảo tôi rằng tôi ăn mặc như một điệp viên FBI, và họ đã đúng. Tôi mặc đồng phục chuẩncủa một điệp viên: bộ vest màu xanh nước biển, áo sơ mi trắng, cà vạt màu rượu vang đỏ,giày đen và tóc ngắn.Dĩ nhiên, do mọi người có những vai trò nào đó trong công việc (vai trò này đòihỏi phải mặc trang phục đặc biệt) và do họ có ý thức chọn trang phục, nên chúng ta cầnphải thận trọng khi đánh giá những thông điệp từ một bộ trang phục. Xét cho cùng, anhchàng đang đứng bên ngoài cửa nhà bạn trong bộ đồng phục của nhân viên sửa chữa điệnthoại có thể là một tên tội phạm – kẻ đã mua hoặc ăn cắp đồng phục của ai đó để đột nhậpvào nhà bạn (xem khung 25).Cho dù có những lời cảnh báo vừa nêu, chúng ta cần xem xét trang phục trong bốicảnh bao quát khi đánh giá ngôn ngữ không lời. Vì lý do này mà điều quan trọng làchúng ta mặc những trang phụcKhung 24: Bạn ăn mặc như thế nào thì bạn là người như thế ấyThử tưởng tượng cảnh này: Bạn đang bước trên một con đường thưa người qua lạivào một buổi tối và bạn nghe thấy có ai đó đang đi sau lưng mình. Bạn không thể nhìn rõkhuôn mặt hay đôi bàn tay của người này trong đêm tối nhưng vẫn có thể xác định đượcanh ta đang mặc com-lê, thắt cà vạt và mang một chiếc cặp hồ sơ. Bây giờ, vẫn trên vỉahè tối tăm như vậy nhưng lần này, hãy tưởng tượng rằng tất cả những gì bạn có thể nhìnthấy sau lưng mình là bóng dáng của một người trong bộ quần áo luộm thuộm và rộngthùng thình, quần trễ xuống, mũ đội lệch, áo phông ngả màu, đi đôi giày thể thao đã mònvà rách tả tơi. Trong cả hai trường hợp, bạn không thể nhìn rõ người đó để nhận ra bất cứchi tiết nào khác; và chỉ đơn giản dựa vào quần áo, bạn cho rằng đó là một người đàn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly115ông. Tuy nhiên, khi chỉ dựa vào cách ăn mặc bạn sẽ có khả năng rút ra những kết luậnkhác về mối đe doạ tiềm ẩn đến từ hai người đàn ông này đối với sự an toàn của bản thânmình. Cho dù cả hai người đều đến gần, não rìa của bạn sẽ bị kích thích (tuy phản ứngcủa bạn đối với họ chỉ dựa vào yếu tố duy nhất là phản ứng trước cách ăn mặc của họ).Sự đánh giá của bạn về tình huống sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hoặc khó chịu, ngaycả khi bạn có nguy cơ bị đe doạ.Tôi thử không bảo với bạn rằng người nào khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, điềuđó do bạn quyết định. Nhưng dù đúng hay sai thì khi tất cả những yếu tố khác đều nhưnhau, chính trang phục là yếu tố có tác động rất lớn đến suy nghĩ của chúng ta về mọingười. Mặc dù bản thân trang phục không thể gây tổn hại cho chúng ta về mặt thể chấtnhưng nó có thể tác động đến tinh thần của chúng ta. Bạn hãy để ý một số người Mỹ, kểtừ sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã trở nên xét nét và hoài nghi như thế nào khinhìn thấy một ai đó mặc trang phục của người Trung Đông. Và bạn cũng sẽ hình dungxem sự kiện này đã khiến một số người Mỹ gốc Trung Đông cảm thấy như thế nào.Tôi nói với các sinh viên đại học rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng côngbằng và điều không may là họ sẽ bị đánh giá thông qua trang phục của mình, vì thế, họcần phải suy nghĩ thật kỹ về việc lựa chọn trang phục và những thông điệp gửi đến ngườikhácKhung 25: Không phải lúc nào vẻ ngoài cũng phản ánh đúng con ngườichúng taRõ ràng, chúng ta phải thận trọng khi đánh giá một người mà chỉ dựa vào trangphục, bởi vì đôi khi điều đó có thể dẫn tới kết luận sai lầm. Năm ngoái tôi tới London vàở tại một khách sạn rất đẹp. Khách sạn này chỉ cách cung điện Buckingham bốn toà nhà.Tất cả các nhân viên ở đây, kể cả những cô phục vụ, đều mặc trang phục của hãngArmani. Nếu nhìn thấy họ ngồi trên tàu điện đi làm, có lẽ tôi đã dễ nhầm lẫn rằng họ cóđịa vị tương đối trong xã hội. Vì vậy bạn hãy nhớ rằng, do trang phục bị chi phối bởi yếutố văn hoá và dễ thay đổi nên nó chỉ là một phần của bức tranh ngôn ngữ không lời. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly116Chúng ta đánh giá trang phục để xác định xem nó có gửi đi một thông điệp nào đó hay khôngchứ không phải dựa vào đó để xét đoán người khác.sao cho phù hợp với thông điệp mà mình muốn gửi đến người khác với giả địnhrằng chúng ta muốn tác động đến hành vi của họ theo chiều hướng tích cực hoặc nhằmmang lại lợi ích cho chính mình.Khi chọn quần áo và phụ kiện, bạn hãy luôn có ý thức về việc mình đang gửi đithông điệp gì qua trang phục cũng như người khác có thể nhận ra ý nghĩa nào từ cách ănmặc của bạn. Bạn cũng nên cân nhắc điều này: mặc dù có thể bạn cố ý muốn sử dụngtrang phục của mình để gửi một tín hiệu đến một người hay một nhóm người vào mộtthời gian và tại một địa điểm cụ thể, thì có khả năng bạn sẽ phải chấp nhận sự thật rằngnhiều người không thể tiếp thu thông điệp của bạn theo cách đó.Tại những cuộc hội thảo, tôi thường đặt câu hỏi: "Hôm nay có bao nhiêu ngườitrong số các bạn được mẹ mặc quần áo cho nào?". Dĩ nhiên là mọi người đều cười vàchẳng ai giơ tay lên cả. Sau đó tôi nói: "À, vậy thì tất cả các bạn đều tự chọn cho mìnhcách ăn mặc như thế này phải không?". Khi đó, mọi người đều nhìn xung quanh và có lẽđây là lần đầu tiên họ nhận ra rằng mình có thể mặc đẹp hơn và thể hiện bản thân tốt hơn.Xét cho cùng, trước khi hai người gặp nhau lần đầu tiên thì thông tin duy nhất mà mỗingười phải tìm hiểu ở người kia là ngoại hình cùng với những giao tiếp phi ngôn từ khác.Có lẽ đã đến lúc bạn cần tính đến việc người khác đánh giá mình như thế nào.Làm đỏmKhi khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng ta sẽ quan tâm đến vẻ ngoài củamình và vì vậy sẽ làm đỏm cũng như tự chải chuốt cho mình. Con người không phải làloài duy nhất biết làm đỏm, các loài chim và động vật có vú cũng có những hành độngtương tự. Mặt khác, khi chúng ta bệnh hoặc mệt mỏi về tinh thần thì tư thế của thân trênvà vai, cũng như toàn bộ dáng vẻ bề ngoài, có thể báo hiệu rằng tình trạng sức khỏe của Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly117chúng ta không được tốt (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2000, 204-307, 350-352). Nhiềungười vô gia cư bất hạnh phải khổ sở vì chứng tâm thần phân liệt và hiếm khi quan tâmđến quần áo của mình. Quần áo của họ thường bẩn thỉu và phủ đầy bụi, nhiều người trongsố đó thậm chí còn chống cự lại khi người khác cố gắng tắm hoặc thay quần áo sạch chohọ. Những người suy nhược thần kinh sẽ cúi người khi đi hoặc đứng, dường như sứcnặng của cả thế giới đang kéo họ xuống.Hiện tượng ít chải chuốt khi con người bị ốm và buồn bã đã được các nhà nhânloại học, những người làm công tác xã hội và những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe trên khắp thế giới chú ý đến. Khi bộ não đang trong trạng thái u uất hoặc khi chúngta bị ốm, việc làm đỏm và chưng diện là hai trong số những việc đầu tiên chúng ta ngừngthực hiện (Darwin, 1872, chương 3, nhiều trang). Chẳng hạn các bệnh nhân đang hồi sứcsau phẫu thuật có thể đi bộ ở hành lang bệnh viện với mái tóc rối bù, mặc những chiếc áothụng để lộ mông và chẳng thèm quan tâm đến vẻ ngoài của mình. Nếu thực sự bị ốm cóthể bạn sẽ nằm lì trong nhà và trông nhếch nhác hơn bình thường. Bởi khi một người thựcsự không khỏe hoặc thực sự có chuyện buồn, bộ não của họ sẽ có những việc khác cầnđược ưu tiên hơn, và làm đỏm lại không nằm trong số những việc đó. Vì vậy, tùy theohoàn cảnh, chúng ta có thể dựa vào hiện tượng một người hoàn toàn không làm vệ sinh cánhân và/hoặc chải chuốt để đưa ra các giả định về tâm trạng hoặc tình trạng sức khoẻ củangười đó.Động tác ngả ngườiNgả người trên đi văng hoặc ghế thường là dấu hiệu cho thấy sự dễ chịu. Tuynhiên, khi có những vấn đề nghiêm túc cần được bàn bạc thì động tác này lại là biểu hiệncho thấy người nào đó muốn khẳng định không gian riêng hoặc quyền lực (xem hình 35).Đặc biệt, các thanh thiếu niên thường ngồi ngả người trên ghế tựa hoặc ghế dài như mộtcách ngầm thể hiện sự kiểm soát đối với không gian của chúng khi bị cha mẹ trách mắng.Hành vi ngả người này là một hành vi vô lễ và thể hiện thái độ bàng quan đối với những Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly118người bề trên. Đây là một biểu hiện khẳng định không gian riêng, một biểu hiện màchúng ta không nên khuyến khích hoặc dung thứ.Nếu bạn có con và nó luôn thực hiện hành vi ngả người mỗi khi phạm lỗi nghiêmtrọng thì bạn cần giúp con bỏ thói quen này ngay lập tức bằng cách yêu cầu nó ngồi thẳngngười lên, nếu không được thì hãy xâm phạm không gian của nó một cách âm thầm (bằngcách ngồi cạnh hoặc đứng sát đằng sau nó). Ngay lập tức, não rìa của đứa trẻ sẽ có phảnứng trước "sự xâm chiếm" của bạn và điều này sẽ khiến nó ngồi thẳng người lên. Nếubạn cho phép con bạn trốn tránh bằngHình 35 – Ngả người về phía sau là một biểu hiệnkhẳng định không gian riêng. Hành vị này được chấpnhận khi nó xảy ra ở nhà bạn nhưng không đượcchấp nhận ở nơi làm việc, đặc biệt là trong một cuộcphỏng vấn xin việc.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly119cách ngồi ngả người khi tranh cãi với mình thì bạn đừng ngạc nhiên nếu nó ngày càngthiếu tôn trọng bạn. Bởi vì bằng cách cho phép con có những biểu hiện như vậy, về cơbản, bạn đang khẳng định với nó rằng: "Con không tôn trọng bố/mẹ cũng chẳng sao!".Đến lúc trưởng thành, có thể chúng sẽ tiếp tục thực hiện hành vi ngả người một cáchkhông phù hợp ở nơi làm việc – nơi mà lẽ ra chúng nên ngồi thẳng người và chăm chúvào công việc. Nó sẽ không thể làm việc lâu dài bởi hành vi trên gửi đi một thông điệpphi ngôn ngữ từ cực kỳ tiêu cực về thái độ thiếu tôn trọng đối với cấp trên.Động tác ưỡn ngựcGiống như nhiều loài động vật khác (kể cả một số loài như thằn lằn, chim, chó vàlinh trưởng – loài vật có họ hàng với chúng ta), loài người ưỡn ngực khi cố gắng thiết lậpquyền kiểm soát không gian (Givens, 1998-2007). Hãy quan sát hai người đang tức giậnnhau; họ sẽ ưỡn ngực ra giống như những chú khỉ đột có lông lưng màu bạc. Mặc dùhành vi ưỡn ngực dường như có vẻ rất buồn cười khi chúng ta nhìn thấy người khác thựchiện, nhưng đây lại là hành vi không nên bỏ qua. Bởi việc quan sát đã chỉ ra rằng ngườita sẽ ưỡn ngực khi sắp tấn công ai đó. Bạn có thể thấy cảnh này trên sân trường khi bọntrẻ sắp đánh nhau. Bạn cũng có thể bắt gặp nó ở những vận động viên đấm bốc chuyênnghiệp khi họ khiêu khích nhau bằng lời trước một trận đấu quan trọng (họ ưỡn ngực ra,cúi người về phía nhau và tuyên bố mình chắc chắn giành chiến thắng). Tay đấm lừngdanh Muhammad Ali đã thực hiện hành vi này thành thạo hơn bất cứ ai khác trong nhữngtrận đấu quan trọng. Anh không chỉ có vẻ đe dọa mà còn rất khôi hài trong tất cả các hiệpđấu, điều này khiến trận đấu hấp dẫn hơn và dĩ nhiên vé cũng được bán chạy hơn.Phô bày thân trênĐôi khi trong những vụ ẩu đả trên đường phố, những kẻ đang trong tư thế sẵn sàngtấn công đối phương sẽ cởi trang phục ra – bỏ bớt một thứ trang phục như áo sơ mi hoặcmũ. Chẳng ai biết chắc động tác này chỉ đơn giản là để chứng tỏ mình khỏe mạnh, giữcho trang phục đã cởi ra không bị hư hại hay là để tránh bị đối phương lợi dụng túm chặtnhưng trong bất cứ tình huống nào, nếu bạn phải tranh cãi với ai đó và người này bỏ mũ, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly120áo hay một thứ khác trên trang phục ra, thì rất có khả năng là một vụ ẩu đả sắp diễn ra(xem khung 26).Thân trên và động tác thởKhi một người đang căng thẳng, ta có thể nhìn thấy ngực họ phồng lên hoặc nở ravà xẹp xuống nhanh chóng. Khi hệ não rìa bị kích thích và thực hiện hành động chạy trốnhoặc kháng cự, cơ thể sẽKhung 26: Câu chuyện về một lần bạn không muốn người khác cởi áocủa họCách đây nhiều năm, tôi đã chứng kiến hai người hàng xóm lời qua tiếnglại với nhau về việc hệ thống phun nước chống cháy bất ngờ phun nước vào chiếcxe hơi vừa mới được đánh bóng. Khi mọi chuyện trở nên căng thẳng, một tronghai người bắt đầu cởi cúc áo của mình. Và tôi biết rằng họ sẽ đấm nhau. Điều nàylà chắc chắn vì chiếc áo sơ mi đã rơi xuống và họ bắt đầu đấm vào ngực nhau.Đây chỉ là điềm báo trước về trận ẩu đả sắp xảy ra sau đó. Hai người đàn ôngtrưởng thành đánh nhau chỉ vì nước phun vào một chiếc xe hơi, đây dường như làchuyện không thể tin được. Tuy nhiên, điều thực sự đáng chú ý ở đây là hai anhchàng này đã đấm vào ngực nhau như thể họ thuộc họ hàng nhà khỉ. Tôi thực sựrất xấu hổ khi phải chứng kiến hành động lố bịch ấy của họ. Lẽ ra họ không nêncư xử với nhau như vậy.cố gắng nạp càng nhiều khí oxy càng tốt (bằng cách hít thở sâu hơn hoặc thở những hơithở ngắn và nhanh). Khi người nào đó đang trong tình trạng căng thẳng, ngực họ sẽ phậpphồng do não rìa đang phát đi thông điệp: "Nguy cơ tiềm ẩn sẽ thúc đẩy nhanh việc sửdụng khí oxy trong trường hợp chúng ta phải bỏ chạy hoặc chiến đấu đột ngột!". Khi bắtgặp kiểu hành vi phi ngôn từ này ở một người khỏe mạnh khác thường, bạn nên xem xétvì sao họ lại quá căng thẳng đến vậy.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly121Động tác nhún vaiĐộng tác khẽ nhún cả hai vai có thể nói lên rất nhiều điều trong một bối cảnh cụthể. Khi vị sếp hỏi một nhân viên: "Anh có biết gì về lời phàn nàn của khách hàng nàykhông?" và anh nhân viên trả lời "không" trong lúc chỉ nhún một bên vai, thì có nhiềukhả năng là anh ta không trung thực với câu trả lời của mình. Một phản ứng trung thực vàthành thật sẽ khiến cả hai vai nhô lên rõ ràng và ngang bằng nhau. Chúng ta cho rằng mọingười sẽ nhún cả hai vai hoặc nhôHình 36 – Động tác hơi nhún vai báohiện sự thiếu quả quyết hoặc bất an.Hình 37 – Chúng ta nhún vai để báohiệu mình không biết hoặc còn hoài khi.Hãy quan sát cả hai vai nhô lên, khi chỉcó một bên vai nhô lên thì thông điệptrở nên rất đáng ngờ.cao vai khi họ khẳng định điều mình đang nói với sự tin tưởng. Chẳng có gì đáng nghingờ khi họ nói: "Tôi không biết!" trong lúc cả hai vai nhô cao về phía tai. Như đã đề cậpở phần trước, đây là một hành vi chống lại trọng lực, hành vi này thường báo hiệu ngườinào đó đang thoải mái và tự tin về những hành động của mình. Nếu bạn nhìn thấy hai vaicủa một người chỉ nhô lên một chút hoặc chỉ có một bên vai nhô lên thì có nhiều khảPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly122năng là người này, dưới sự điều khiển của não rìa, không chắc chắn về những điều mìnhđang nói, và có lẽ họ còn tránh né hoặc thậm chí nói dối (xem hình 36 và 37).Động tác rụt cổKhi đề cập đến đôi vai, bạn hãy để ý đến những người dịch chuyển cơ thể củamình sao cho đôi vai từ từ nhô lên về phía tay và khiến cổ dường như biến mất trong lúctrò chuyện hoặc phản ứng trước một sự việc tiêu cực (xem hình 38). Động tác quan trọngở đây là đôi vai từ từ nhô lên. Thật ra, người đang bộc lộ kiểu ngôn ngữ cơ thể này Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly123Hình 38 – Vai nhô lên về phía tai tạo nênhình ảnh "rùa rụt cổ". Nó gửi đi thôngđiệp về sự yếu đuối, bất an và những cảmxúc tiêu cực. Động tác này gợi chúng tanhớ đến hình ảnh các vận động viện bạitrận trên đường trở về phòng thay quầnáo.đang cố gắng làm cho đầu mình biến mất như con rùa rụt cổ. Những người như vậythường đang ở trong trạng thái thiếu tự tin và rất khó chịu. Tôi đã từng bắt gặp hành vinày trong những cuộc họp bàn về công việc khi vị sếp bước vào và nói: "Nào, tôi muốnnghe mọi người báo cáo về những việc mình đã làm". Khi những người khác trong phòngnói về những thành tích của mình một cách đầy tự hào thì các nhân viên kém cỏi dường Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly124như sẽ càng hạ thấp người hơn, vai họ sẽ càng nhô cao hơn và trong tiềm thức, họ cốgắng che giấu đầu mình.Hành vi giống như rùa rụt cổ này còn xuất hiện trong các gia đình khi người chanói: "Cha rất phiền lòng khi phát hiện ai đó đã làm vỡ chiếc đèn đọc sách của cha màchẳng nói một lời nào". Khi người cha quan sát từng đứa con của mình thì sẽ bắt gặp cómột đứa nhìn xuống, vai nó nhô lên về phía tai. Bạn cũng sẽ nhìn thấy động tác rụt cổ nàyđược bộc lộ ở một đội bóng bại trận khi họ trở lại phòng thay quần áo – đôi vai dườngnhư nuốt chửng lấy đầu họ.Nhận xét sau cùng về thân trên và đôi vaiCó nhiều cuốn sách khi viết về hành vi phi ngôn ngữ đã quên đề cập đến thân trênvà đôi vai. Đây là điều đáng tiếc bởi chúng ta có thể tìm thấy nhiều thông tin giá trị từ bộphận này của cơ thể. Nếu bạn đã không chú ý quan sát bộ phận nói trên để tìm kiếmnhững manh mối phi ngôn từ, thì tôi hy vọng những kiến thức trong chương này sẽ thuyếtphục bạn mở rộng tầm quan sát của mình để hiểu rõ bộ phận đóng vai trò "tấm bảngthông báo" của cơ thể. Những phản ứng của nó vô cùng trung thực bởi với rất nhiều cơquan nội tạng quan trọng nằm bên trong nó, não rìa sẽ rất chú trọng đến việc bảo vệ chothân trên của chúng ta.Chương nămTri thức trong tầm tayNhững hành vi phi ngôn từ của cánh tayXét trên phương diện quan sát ngôn ngữ cơ thể thì cánh tay là bộ phận bị đánh giákhá thấp. Chúng ta thường chú ý đến khuôn mặt và đôi bàn tay nhiều hơn khi cố gắnggiải mã hành vi phi ngôn từ. Tuy nhiên, khi quan sát các dấu hiệu thể hiện sự dễ chịu, khóchịu, tự tin hoặc các biểu hiện khác của cảm giác thì cánh tay chính là phương tiệnchuyển tải cảm xúc vô cùng hiệu quả.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly125Kể từ khi tổ tiên của chúng ta – loài linh trưởng – bắt đầu đi thẳng người thì haicánh tay của con người đã được giải phóng để làm nhiều công việc quan trọng. Chúng tacó khả năng mang những vật nặng, tạo ra những cú đấm, cầm nắm đồ vật và nâng chúngta lên khỏi mặt đất. Chúng thon gọn, linh hoạt và có thể tạo ra phản ứng tức thời rất mạnhmẽ trước bất cứ mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhất là khi được kết hoặc với các chidưới. Nếu ai đó ném một vật vào người chúng ta thì theo bản năng, cánh tay của chúng tasẽ giơ lên để chặn vật đó lại một cách chính xác. Trong việc bảo vệ chúng ta, hai cánhtay, giống như đôi chân và bàn chân, sẽ phản xạ nhạy bén và chủ động đến mức chúng tasẽ giơ lên ngay cả khi điều đó không hợp lý hoặc kém khôn ngoan. Trong công việc củamình ở FBI, tôi đã chứng kiến nhiều người bị bắn vào cánh tay khi sử dụng các chi trênđể cố gắng bảo vệ mình không bị trúng đạn. Bộ phận não tư duy sẽ nhận ra rằng chúng takhông thể chặn được viên đạn chỉ bằng một cánh tay, nhưng não rìa vẫn sẽ điều khiểncánh tay của chúng ta đưa lên và chặn chính xác một viên đạn đang lao tới với tốc độ 900feet (khoảng 270m) một giây. Trong khoa học pháp y, những vết thương đó được gọi lànhững chấn thương do tự vệ.Mỗi lần cánh tay bạn bị va đập (đặc biệt khi bạn va phải vật sắc nhọn), hãy nghĩxem nó vừa mới bảo vệ thân thể bạn khỏi một tai họa chết người như thế nào. Một lần,trong một cơn mưa giông ở Florida, khi tôi đang cầm ô che đầu thì góc nhọn ở cánh cửaxe ôtô của tôi đã bật trở lại và đập vào một bên người tôi, làm gãy một xương sườn bêntrái (vốn không được cánh tay che chắn vì tôi đang cầm ô ở tay đó). Kể từ lần ấy, tôi đãcó một kỷ niệm "đau đớn", nó luôn nhắc nhở tôi phải trân trọng cánh tay mình và cáchmà cánh tay bảo vệ tôi.Do hai cánh tay – cũng giống như bàn chân – được tạo ra để hỗ trợ cho sự sinh tồncủa chúng ta nên chúng có thể được xem là bộ phận tiết lộ những tình cảm hoặc ý địnhthật. Vì thế, không giống với khuôn mặt là bộ phận hay thay đổi và có khả năng đánh lừa,các chi trên cung cấp những tín hiệu phi ngôn từ đáng tin cậy – những tín hiệu phản ánhchính xác hơn những suy nghĩ, cảm xúc hoặc ý định của chúng ta cũng như những người Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly126xung quanh mình. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của một số động tácphổ biến nhất của cánh tay.Những hành vi phi ngôn từ quan trọng liên quan đến cánh tayNhững động tác của cánh tay liên quan đến trọng lựcMức độ cử động của cánh tay là dấu hiệu quan trọng và chính xác cho thấy thái độvà tình cảm của chúng ta. Những động tác này có thể được sắp xếp từ lạnh lùng (bị kiềmchế và co rụt lại) cho đến hân hoan (không bị kiềm chế và thoải mái). Khi chúng ta hạnhphúc và hài lòng, cánh tay sẽ cử động tự do, thậm chí còn trông khá vui mắt. Bạn hãyquan sát những đứa trẻ đang chơi đùa. Cánh tay của chúng cử động một cách dễ dàngtrong khi chúng nói chuyện với nhau. Bạn sẽ nhìn thấy chúng thực hiện các động tác nhưchỉ trỏ, khoa tay múa chân, cầm nắm, nhấc, ôm và vẫy.Khung 27: "Hãy giơ bàn tay của bạn lên không trung!"Để bắt người khác giơ tay lên, bạn không cần phải dùng súng. Bạn hãy làmcho họ cảm thấy vui vẻ, họ sẽ tự động làm điều đó. Trên thực tế, có lẽ người ta sẽvừa giơ bàn tay lên cao lại vừa cảm thấy rất bực mình chỉ vào một thời điểm duynhất là bị cướp giữa đường. Bạn hãy nghĩ đến việc các vận động viên nhảy lêncao và vỗ tay sau mỗi lần chơi thành công; hãy quan sát những cổ động viên bóngđá giơ cánh tay lên trời sau khi đội nhà ghi bàn thắng. Các động tác chống lạitrọng lực của cánh tay là một phản ứng thường gặp trước niềm vui sướng và sựkiện gây phấn khích. Dù ở Brazil, Belize, Bỉ hoặc Botswana, động tác vẫy tay vẫnlà một biểu hiện thật sự phổ biến cho biết chúng ta cảm thấy hân hoan đến mứcnào.Khi vui vẻ, chúng ta không hạn chế các cử động của cánh tay; thực ra, chúng ta cóxu hướng tự nhiên là chống lại trọng lực và đưa cánh tay lên cao quá đầu (xem khung27). Khi mọi người thực sự tràn trề sinh lực và hạnh phúc, cánh tay của họ sẽ thực hiệnđộng tác chống lại trọng lực. Như đã đề cập ở chương trước, các hành vi chống lại trọnglực có liên quan đến những cảm xúc tích cực. Khi một người cảm thấy thoải mái hoặc tựtin, anh ta sẽ vung vẩy cánh tay một cách dứt khoát, chẳng hạn trong lúc đang bước đi. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly127Chính những người có cảm giác bất an thường kiếm chế cánh tay của mình theo tiềmthức, dường như họ không thể chống lại sức nặng của trọng lực.Hãy nói thẳng với một đồng nghiệp về một sai lầm nghiêm trọng và phải trả giáđắt mà cô ta vừa phạm phải trong công việc, bạn sẽ thấy hai vai và cánh tay của cô ta hạthấp và buông thõng xuống. Bạn đã bao giờ có "cảm giác gục xuống" như vậy chưa? Đâylà phản ứng của não rìa trước một sự việc tiêu cực. Các cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể tahạ thấp xuống. Những phản ứng này của não rìa không chỉ trung thực mà còn diễn ratrong khoảng thời gian khá lâu. Chúng ta nhảy cẫng lên và giơ cánh tay lên không trungvào khoảnh khắc bàn thắng được ghi, nhưng chúng ta sẽ hạ đôi vai xuống và buông thõngcánh tay khi bị trọng tài phạt vì phạm luật. Những hành vi có liên quan đến trọng lực vừanêu, chuyển tải các cảm xúc một cách chính xác và vào đúng thời điểm chúng ta bị tácđộng. Hơn nữa, các hành vi này cũng rất dễ lan truyền, dù chúng ta đang ở sân vận độngxem bóng đá, đang dự một buổi hòa nhạc thưởng thức nhạc rock hay dự một buổi họpmặt những bạn bè thân thiết.Động tác rụt cánh tay lạiKhi lo lắng hoặc sợ hãi, chúng ta rụt cánh tay mình lại. Thực ra, khi chúng ta bịthương, bị đe dọa, lăng mạ hoặc lo lắng, cánh tay thường rụt ngay về bên hông hoặc bắtchéo ngang ngực. Đây là một "chiến thuật" sinh tồn có tác dụng bảo vệ một người khi họthấy một mối nguy hiểm thực sự hoặc mối nguy hiểm mà mình đã linh cảm. Chẳng hạn,khi lo lắng cho đứa con trong lúc nó đang chơi với những đứa trẻ thô lỗ hơn, thôngthường người mẹ sẽ khoanh tay và gập cánh tay ngang bụng. Cô ta muốn can thiệp nhưngvẫn đứng bên ngoài và kiềm chế bản thân bằng cách giữ lấy cánh tay của mình, hy vọngbọn trẻ sẽ chơi đùa mà không bị thương tích.Khi hai người đang tranh cãi, có thể họ đều có hành vi rụt cánh tay lại – một hànhvi có khả năng che chở cơ thể rất hiệu quả mà cả hai đều có thể nhận thức được. Động táckiềm chế này có ý nghĩa sinh tồn, nó bảo vệ cơ thể khi đang ở tư thế không khiêu khích. Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly128Thực ra, họ đang kiềm chế bản thân, bởi động tác dang rộng cánh tay có thể được hiểu làhọ muốn đánh nhau hoặc làm cho đối phương bị thương – điều này tất sẽ dẫn đến ẩu đả.Việc tự kiềm chế không chỉ giúp ta dàn xếp được mối quan hệ với những ngườikhác mà còn giúp ta an ủi bản thân khi có nhu cầu. Chẳng hạn, khi thân trên và cánh taybị đau hoặc bị thương, chúng ta thường cố gắng hạn chế cử động cánh tay để đỡ đau hoặcđể tự xoa dịu. Chúng ta có thể rụt hai cánh tay về phía vùng bị đau của cơ thể. Nếu bạntừng trải qua một cơn đau ruột dữ dội, bạn sẽ gần như rút cánh tay về phía bụng để xoadịu cơn đau. Vào những lúc như vậy, hai cánh tay không dịch chuyển ra phía ngoài bởihệ não rìa đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến nhu cầu của chúng ta – nhu cầu quan tâm đếnbản thân trước đã.Sự hạn chế cử động của cánh taySự hạn chế các cử động của cánh tay (hay còn gọi là sự bất động của cánh tay),đặc biệt khi điều này xuất hiện ở trẻ em, đôi khi có thể ẩn chứa những thông điệp đáng sợhơn. Khi nghiên cứu những dấu hiệu cho thấy sự ngược đãi trẻ em, tôi đã rút ra kinhnghiệm sau: những đứa trẻ này sẽ hạn chế các cử động của cánh tay khi có mặt nhữngngười cha, người mẹ ngược đãi chúng hoặc những kẻ nguy hiểm khác. Điều này giúp bảnnăng sinh tồn trở nên hoàn thiện, bởi tất cả các loài động vật, đặc biệt là thú ăn thịt,thường chú ý đến những mục tiêu chuyển động. Theo bản năng, đứa trẻ bị ngược đãi biếtrằng nó càng cử động thì càng có khả năng bị chú ý và sẽ có nguy cơ trở thành mục tiêucủa kẻ ngược đãi. Vì thế, theo bản năng, hệ não rìa của đứa trẻ đó sẽ tự điều chỉnh đểđảm bảo rằng hai cánh tay của nó không thu hút sự chú ý. Hành vi bất động này có thểcảnh báo những người lớn có trách nhiệm (dù đó là thầy cô giáo, hàng xóm, họ hàng haybạn bè) rằng một đứa trẻ có thể là nạn nhân của sự ngược đãi (xem hình 28).Có lẽ tôi không thể gạt bỏ khỏi người, thói quen hay điều tra của một nhân viênFBI. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những đứa trẻ trên sân chơi, tôi luôn liếc nhìn cánh tay củachúng để xem có vết thâm tím hay vết thương nào không. Thật đáng buồn là có quá nhiềuvụ ngược đã trẻ em trên thế giới, và trong thời gian được đào tạo, tôi đã được hướng dẫn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly129cách tìm kiếm những dấu hiệu của sự thờ ơ và ngược đãi đối với trẻ em và những ngườikhác. Không chỉ xuất phát từ nghề nghiệp của mình – một người thi hành luật – mà cònxuất phát từ những năm tháng làm người cha trong gia đình, tôi biết những vếtKhung 28: Những người bảo vệ trẻ em có ở khắp nơiĐể tập thể dục, tôi thường đi bơi ở một bể bơi gần nhà. Cách đây nhiềunăm, tôi có biết một bé gái. Trong khi tỏ ra hòa đồng và nói chuyện thoải mái vớimọi người, cô bé thường tự rụt cánh tay lại mỗi khi mẹ nó có mặt ở đó. Tôi đãchú ý đến phản ứng này trong nhiều ngày. Ngoài ra, tôi còn để ý thấy người mẹthường xuyên nói với cô con gái bằng những lời lạnh lùng, cay độc và mang tínhthóa mạ. Tôi đã tận mắt chứng kiến người mẹ đó thường có những hành vi thôbạo đối với con gái thay vì nhẹ nhàng khi tiếp xúc với thân thể cô bé; điều này rấtđáng lo ngại tuy chưa đến mức bị xem là phạm tội. Vào ngày cuối cùng gặp côbé, tôi để ý đến vài vết thâm tím ngay phía trên khuỷu tay của bé, ở mặt trong củacánh tay (phần cánh tay hướng vào thân trên khi cánh tay buông xuống bìnhthường ở bên hông). Lúc này, tôi không thể giữ kín mối nghi ngờ được nữa.Tôi báo cho các nhân viên của bể bơi rằng tôi nghi ngờ có trẻ em bị ngược đãi vàyêu cầu họ để mắt đến cô bé. Một nhân viên bảo với tôi rằng đó là đứa trẻ "cầnđược hỗ trợ đặc biệt", và những vết thâm tím xuất hiện có lẽ là do cô bé khôngvâng lời. Tôi cảm thấy người ta đang lơ đi những điều mà tôi lo ngại, vì vậy tôiđã đến gặp giám đốc khu bể bơi và trình bày những lo lắng của mình. Tôi đã giảithích rằng những vết thương do tự vệ khi ngã sẽ không xuất hiện ở mặt trong củabắp tay mà xuất hiện ở khuỷu tay hoặc mặt ngoài của cánh tay. Ngoài ra, tôi cònbiết rằng không phải ngẫu nhiên mà đứa trẻ này trông như một người máy mỗi khimẹ nó đến gần. Tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng vấn đề này sau đó đãđược kiến nghị lên các nhà chức trách (sau khi những người khác ở bể bơi cũngquan sát thấy những điều tương tự).Hãy cho phép tôi đề cập đến một vấn đề rất quan trọng. Nếu bạn là những ông bốbà mẹ, thầy cô giáo, người hướng dẫn học sinh khi đi cắm trại hoặc giám thị, vàbạn bắt gặp những đứa trẻ có sự thay đổi rất mạnh mẽ hoặc có hành vi kiềm chếcánh tay khi ở gần cha mẹ chúng hoặc những người lớn khác, thì ít nhất bạn cũngnên quan tâm và quan sát kỹ lưỡng hơn. Việc ngừng các cử động của cánh tay làmột phần của phản ứng bất động do hệ não rìa điều khiển. Đối với đứa trẻ bịngược đãi thì hành vi thích nghi này có thể mang ý nghĩa sống còn.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly130thâm tím do bị ngã hoặc va đập trông như thế nào và xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể.Những vết thâm tím do bị ngược đãi sẽ không giống như vậy. Vị trí và hình dáng củachúng sẽ khác, và những sự khác biệt này đều có thể phát hiện dưới con mắt của nhàchuyên môn.Như đã trình bày ở chương trước, loài người sử dụng cánh tay của mình để tự vệ,đây là một phản ứng của não rìa mà chúng ta có thể đoán trước được. Do trẻ em sử dụngcánh tay để che chắn cơ thể như một phương tiện phòng vệ chủ yếu (người lớn có thể sửdụng các đồ vật), nên khi cánh tay đứa trẻ có vết thâm tím, các ông bố bà mẹ hay ngượcđãi con cái sẽ vin vào vào lý do đầu tiên là chúng bị ngã. Khi tóm lấy con mình một cáchthô bạo theo cách này, họ sẽ để lại những dấu vết ở mặt trong của cánh tay đứa trẻ. Đặcbiệt, nếu họ lắc con mình ở tư thế này, vết thâm tím sẽ có màu sẫm hơn (do tay bị bópmạnh hơn) và có hình dáng to hơn của bàn tay người lớn hoặc có hình dáng bị kéo dàicủa ngón tay cái hoặc những ngón tay khác.Trong khi các bác sĩ và những nhân viên bảo vệ an ninh trật tự nơi công cộng hàngngày luôn nhìn thấy những vết thâm tím như vậy ở những nạn nhân nhỏ tuổi hoặc cácbệnh nhân, thì nhiều người trong chúng ta lại không nhận biết được sự phổ biến hoặc ýnghĩa của chúng. Nếu học được cách quan sát trẻ em một cách kỹ lưỡng và tìm kiếmnhững dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự ngược đãi, thì tất cả chúng ta đều có thể góp phầnbảo vệ những đứa trẻ vô tội. Khi đề cập đến điều này, tôi không cố gắng khiến các bạntrở nên hoang tưởng hoặc nghi ngờ một cách vô lý, tôi chỉ muốn các bạn ý thức đượcđiều đó mà thôi. Nếu tất cả những người lớn có trách nhiệm càng hiểu biết về hình dángcủa các chấn thương do tự vệ cũng như các vết thương khác ở trẻ em do bị ngược đãi, vànếu chúng ta càng để ý quan sát các vết thương đó thì con cái chúng ta sẽ càng được antoàn.Khung 29: Sơ hở của những kẻ cắp giả làm khách mua hàngCách đây hơn 35 năm, tôi đã đúc kết được một trong những kinh nghiệm đầu tiênvề hành vi kiềm chế cánh tay tại một cửa hàng sách – nơi tôi được thuê để phát hiện Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly131những kẻ cắp giả làm khách mua hàng. Từ một vị trí cao phía trên quầy bán hàng, tôinhanh chóng nhận ra rằng việc phát hiện những tên tội phạm này là khá dễ dàng. Một khihiểu được ngôn ngữ cơ thể thông thường của những kẻ cắp giả làm khách mua hàng, tôicó thể nhận ra chúng hàng ngày (và thật đáng ngạc nhiên là tôi có thể nhận ra chúng ngaycả khi chúng mới bước chân vào cửa). Thứ nhất, chúng có xu hướng sử dụng các cử độngcủa cánh tay ít hơn những người mua hàng bình thường. Dường như chúng đang cố gắngbiến mình thành những mục tiêu nhỏ bé khi đi quanh cửa hàng. Tuy nhiên, việc không sửdụng các cử động của cánh tay lại thật sự khiến chúng nổi bật và dễ bị phát hiện hơn.Điều này đủ cho phép tôi tập trung chú ý đến chúng nhiều hơn khi chúng định giở nhữngmánh khóe trộm cắp ra.Chúng ta muốn chúng được hạnh phúc và đung đưa cánh tay một cách vui vẻ chứ khôngphải rụt cánh tay lại vì sợ hãi.Hành vi rụt cánh tay lại không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Chúng ta còn có thể bắt gặpnó ở người lớn vì nhiều lý do khắc nhau (xem khung 29).Tôi có một người bạn làm thanh tra hải quan ở Yuma, bang Arizona. Anh kể vớitôi rằng một trong những điều anh lưu ý ở cửa khẩu là cách người ta cầm túi xách và víkhi đặt chân vào biên giới nước Mỹ. Một người lo lắng về những hàng hóa trong túi xáchcủa mình (cho dù vì giá trị của món hàng hay vì đó là hàng lậu) thường cầm chiếc túichặt hơn, nhất là khi cô ta đến gần bàn của nhân viên hải quan. Chúng ta không chỉ dùngcánh tay để bảo vệ thật cẩn thận những đồ vật quan trọng mà còn dùng nó để bảo vệnhững thứ ta không muốn người khác chú ý đến.Sử dụng các tín hiệu của cánh tay để đánh giá tâm trạng hoặc cảm xúcNếu bạn xác định được đầy đủ các hành vi chuẩn mực thường thấy bằng cách quansát các hành vi của cánh tay ở một người nào đó trong một khoảng thời gian, bạn có thểphát hiện được cảm xúc của anh ta khi dựa vào các động tác của cánh tay. Chẳng hạn, cáccử động của cánh tay có thể cho bạn biết một người đang cảm thấy thế nào khi từ công tytrở về nhà. Sau một ngày làm việc vất vả hoặc khi cảm thấy chán nản hay buồn bã, người Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly132ta sẽ buông hai cánh tay xuống bên hông và hạ thấp đôi vai. Nếu được trang bị kiến thứcnày, bạn có thể an ủi họ và giúp họ phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt nhọc. Ngược lại,hãy quan sát những người đang đoàn tụ sau một thời gian dài xa cách. Họ cầm lấy nhữngcánh tay của nhau – những cánh tay đang chìa ra – ngay lập tức. Hành động này có một ýnghĩa rất rõ ràng: "Hãy đến đây nào, tôi muốn ôm bạn!". Hình ảnh đẹp đẽ đó khiến chúngta nhớ lại những lúc cha mẹ âu yếm nắm lấy cánh tay chúng ta và chúng ta cũng đáp lạibằng cử chỉ như vậy. Cánh tay của chúng ta vươn ra, chống lại trọng lực và để lộ toàn bộcơ thể, bởi những cảm xúc của chúng ta là những cảm xúc thật sự tích cực.Điều gì sẽ xảy ra với các cử động của cánh tay khi chúng ta thực sự không cónhững cảm xúc tích cực? Cách đây nhiều năm, khi con gái tôi còn nhỏ, chúng tôi đã dựmột cuộc họp mặt gia đình. Khi một người họ hàng bước đến chỗ tôi, thay vì đưa cánhtay thẳng ra thì tôi chỉ dang cẳng tay ra, còn bắp tay thì ép sát vào hai bên sườn. Điều thúvị là con gái tôi cũng chiều chỉnh cánh tay của nó như vậy khi người họ hàng này đưa tayra để ôm nó. Theo tiềm thức, tôi đã gửi đi thông điệp rằng mình chào đón người nàynhưng lại không hứng thú cho lắm khi gặp chị ta. Con gái tôi đáp lại cử chỉ tương tự, vàsau đó nó nói với tôi rằng nó cũng không thích người họ hàng này. Cho dù những cảmxúc của con gái tôi là có căn cứ hay do nó nhận thấy điều đó qua thái độ của tôi đối vớingười họ hàng này thì theo tiềm thức, cả tôi và con gái đều thể hiện cảm xúc thật sự củamình bằng cách không dang rộng hoàn toàn hai cánh tay.Các hành vi của cánh tay cũng giúp chuyển tải những thông điệp hàng ngày như:"chào", "xin chào", "hãy đến đây nào", "tôi không biết", "ở đằng kia", "dưới đây", "trênđó", "dừng lại", "quay lại", "hãy đi khuất mắt tôi" và "tôi không thể tin vào điều vừa mớixảy ra!". Người ta có thể hiểu nhiều cử chỉ trong số này ở bất cứ nơi nào trên thế giới vàthường sử dụng chúng để vượt qua những rào cản về ngôn ngữ. Trong số các cử chỉ liênquan đến cánh tay, cũng có nhiều cử chỉ thô tục, một số cử chỉ mang đặc trưng riêng tùytừng nền văn hóa, những cử chỉ còn lại thì rất phổ biến.Những tín hiệu của cánh tay thể hiện sự xa cáchPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly133Có một số hành vi của cánh tay truyền đi thông điệp: "Đừng lại gần tôi, đừngchạm vào tôi!". Chẳng hạn, bạn hãy quan sát một số giáo sư đại học, bác sĩ hay luật sưkhi họ đi ở hành lang; ngoài ra, bạn hãy nhìn nữ hoàng Anh hay phu quân của bà – ônghoàng Philip. Khi người ta chắp tay sau lưng thì trước tiên họ muốn nói: "Tôi là người cóđịa vị cao". Thứ hai, họ đang gửi đi thông điệp: "Xin đừng đến gần tôi, tôi không muốnbị chạm vào". Người ta thường hiểu nhầm hành vi này chỉ là tư thế đăm chiêu hoặc đangsuy ngẫm, nhưng thật ra nó không mang ý nghĩa như vậy (trừ phi bạn bắt gặp nó ở mộtngười đang nghiên cứu một bức tranh ở viện bảo tàng chẳng hạn). Chắp tay sau lưng làmột tín hiệu rõ ràng mang hàm ý: "Đừng đến gần, tôi không muốn nói chuyện với anh"(xem hình 39). Thông điệp trên có thể được những người lớn chuyển cho nhau và gửi tớitrẻ em – thậm chí những con vật nuôi, chúng nhạy cảm đối với những cử chỉ thể hiện tháiđộ xa cách này của cánh tay (xem khung 30). Thử hình dung một đứa trẻ sẽ cô đơn đếnmức nào nếu nó lớn lên trong một gia đình mà mỗi khi nó khao khát được ôm ấp thì mẹnó lại rụt hai cánh tay ra sau lưng. Điều đáng tiếc là những thông điệp phi ngôn từ nhưvậyPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly134Hình 39 – Hành vi chắp tay sau lưngcó nghĩa là "đừng đến gần tôi", đôi khinó còn được gọi là "tư thế vương giả".Bạn sẽ thấy những người trong hoànggia sử dụng hành vi này để giữ khoảngcách với mọi người.thường có những ảnh hưởng lâu dài đến đứa trẻ; giống như những biểu hiện khác của sựthờ ơ và ngược đãi, các thông điệp nêu trên sau này sẽ luôn được đứa trẻ làm theo vàtruyền lại cho thế hệ tiếp theo.Chúng ta cảm thấy buồn lòng khi bị khước từ sự đụng chạm. Khi một đôi nam nữbước đi bên nhau và một người chắp cánh tay sau lưng thì điều này có nghĩa là họ đangkiềm chế bản thân. Dĩ nhiên, hành vi này không phản ánh sự gần gũi hay thân mật. Bạn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly135hãy để ý xem mình cảm thấy thế nào khi đưa cánh tay ra để bắt tay ai đó nhưng anh takhông đáp lại. Khi đưa tay ra để chạm vào người khác mà không được đáp lại, chúng tasẽ cảm thấy bị hắt hủi và thất vọng.Khung 30: Vật nuôi cũng nổi giậnNhững người huấn luyện động vật nói với tôi rằng những chú chó khôngthể chịu đựng được khi con người tránh nhìn và ôm chúng. Về bản chất, hành vicủa chúng ta đang gửi đến chú chó một thông điệp rằng: "Tao sẽ không chạm vàomày đâu!". Nếu bạn có nuôi một con chó, hãy thử làm thí nghiệm này; bạn hãyđứng trước chú chó, duỗi hai cánh tay và bàn tay về phía trước nhưng đừng chạmvào nó. Sau đó, hãy rút hai cánh tay ra sau lưng và theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra.Tôi nghĩ bạn sẽ thấy chú chó của mình phản ứng một cách tiêu cực.Một nghiên cứu khoa học được tiến hành trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng sự đụngchạm rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Người ta cho rằng sức khỏe, tâm trạng,sự phát triển trí tuệ và thậm chí tuổi thọ bị ảnh hướng bởi số lần chúng ta chạm vào ngườikhác và tần suất của sự đụng chạm tích cực (Knapp & Hall, 2002, 290-301). Tất cả chúngta đều đã đọc những nghiên cứu cho thấy chỉ cần vuốt ve một chút chó cũng khiến nhịptim của của một người giảm xuống và cử chỉ này có tác dụng như một liều thuốc giảmđau. Có lẽ điều này đúng bởi các con vật nuôi thường mang đến cho chúng ta tình yêuthương vô điều kiện đến mức chúng ta không bao giờ phải lo lắng về việc đáp lại.Là một giống loài, chúng ta đã biết cách sử dụng hành vi đụng chạm như mộtchiếc phong vũ biểu để đo cảm xúc của mình. Chúng ta đưa tay về phía những vật mìnhthực sự thích và giữ khoảng cách với những vật mình không thích. Nếu đưa cho ai đó mộtmiếng tã lót bẩn để vứt đi, bạn sẽ thấy phản ứng xảy ra ngay tức khắc là người đó dùngrất ít ngón tay (càng ít càng tốt) để cầm nó và giữ cho cánh tay xa cơ thể. Chẳng ai dạy talàm điều đó. Thế nhưng tất cả chúng ta đều làm được bởi não rìa đã hạn chế sự tiếp xúcvới các đồ vật gây khó chịu, mất vệ sinh hoặc nguy hiểm đối với chúng ta.Hiện tượng giữ khoảng cách này không chỉ xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc vớinhững vật mình không thích mà còn xuất hiện khi ta ở gần những người mà mình không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly136ưa. Cánh tay chúng ta sẽ đóng vai trò như rào chắn hoặc bộ máy che chắn (giống nhưđộng tác truy cản tiền đạo đối phương trong môn túc cầu) để bảo vệ và/hoặc giữ chochúng ta tránh xa mối đe dọa hoặc bất cứ điều gì ta cho là tiêu cực trong cuộc sống củamình. Bạn có thể biết được nhiều điều về cảm xúc của một người đối với ai đó hoặc vậtgì đó bằng cách để ý xem cánh tay họ đưa về phía hay cách xa đối tượng, đồ vật đó. Hãyquan sát những người ở sân bay hoặc trên một vỉa hè đông đúc và để ý xem họ sử dụngcách tay như thế nào để tự vệ hoặc ngăn người khác đến quá gần mình khi đang len lỏiqua đám đông. Sau đó, hãy để ý xem, những người mà bạn đang tiếp xúc chào bạn nhưthế nào trong những tình huống xã giao hoặc công việc. Tôi nghĩ bạn sẽ bắt đầu nhận rarằng câu nói "hãy giữ khoảng cách với mọi người" thực sự có ý nghĩa và mang tính thựctế.Những động tác lấn chiếm không gian của cánh tayNgoài việc được sử dụng để tự vệ hoặc giữ khoảng cách với người khác, hai cánhtay còn có thể được sử dụng để xác lập không gian. Thật vậy, khi viết chương này, tôiđang ngồi trên máy bay của hãng hàng không Canada để đến Calgary. Cạnh tôi là một vịkhách ngồi trên chuyến bay. Có lúc dường như tôi đã thất bại; tôi chỉ sở hữu một góc nhỏở tay ghế, còn anh ta chiếm hết phần còn lại – nghĩa là toàn bộ phần không gian bên tráicủa tôi. Tất cả những gì tôi có thể làm là tựa người vào cửa sổ. Cuối cùng, tôi đã quyếtđịnh không cố giành thêm bất cứ một khoảng không gian nào, vì thế anh ta đã thành côngcòn tôi thất bại. Nhưng ít nhất tôi cũng đã có được một ví dụ cho cuốn sách này từ hànhvi lấn chiếm không gian của anh ta. Hằng ngày, tất cả chúng ta đều gặp những rắc rối nhưvậy trong thang máy, ở cửa ra vào hoặc trong lớp học. Cuối cùng, nếu không có sự điềuchỉnh hoặc dàn xếp, một số người sẽ bỏ cuộc và trở thành "kẻ thua cuộc". Tất nhiên làkhông ai thích cảm giác này cả.Bạn cũng sẽ nhìn thấy những động tác chiếm không gian ở phòng họp ban giámđốc hoặc các phòng họp khác. Tại đây, một người sẽ trải rộng tập tài liệu của mình vàdùng khuỷu tay chiếm diện tích đáng kể của bàn họp, ở những vị trí thuộc không gian của Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly137người khác. Theo Edward Hall, về bản chất không gian chính là sức mạnh (Hall,1969;Knapp & Hall,2002,158-164). Phần không gian giành được có thể tạo ra những ảnhhưởng rất mạnh mẽ và tiêu cực (vừa ngắn hạn vừa dài hạn) và kết quả là xung đột có thểxảy ra từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Những cuộc tranh giành không gian bao gồmnhiều khía cạnh, từ vấn đề trên tàu điện ngầm đông đúc cho đến cuộc chiến giữaArgentina và Anh để tranh giành đảo FalkLand(Knapp & Hall,2002,157-159). Lúc nàytôi đang ngồi đây sau khi bay đến Calgary được vài tháng; và khi biên tập chương này,tôi vẫn có thể cảm nhận được sự khó chịu mà mình đã trải qua lúc người ngồi lấn chỗ tayghế. Rõ ràng, những biểu hiện xâm phạm không gian rất quan trọng đối với chúng ta, vàkhi ta lấn chiếm không gian của người khác, cánh tay giúp ta khẳng định quyền lực củamình trước họ.Bạn thử để ý xem những người tự tin hoặc có địa vị cao sẽ sử dụng hai cánh taynhư thế nào để chiếm nhiều không gian hơn những người kém tự tin, có địa vị thấp.Chẳng hạn, một người đàn ông đầy quyền lực có thể đặt cánh tay quanh thành ghế để mọingười biết rằng đây là lãnh địa của anh ta; hoặc trong lần hẹn hò đầu tiên, anh ta có thể tựtin quàng cánh tay qua vai một người phụ nữ như thể cô ấy thuộc về mình. Ngoài ra, khiđề cập đến "phép tắc ngồi ở bàn ăn", bạn nên biết rằng thông thường, người có địa vị caosẽ chiếm nhiều không gian (càng nhiều càng tốt) ngay khi vừa ngồi xuống họ dang rộnghai cánh tay hoặc trải rộng đồ đạc của mình (cặp tài liệu, ví, giấy tờ) trên mặt bàn. Nếubạn là nhân viên mới của công tin hãy quan sát những người này-họ sử dụng vật dụng cánhân (sổ sách, lịch) hoặc sử dụng cánh tay mình chiếm những phần không gian lớn hơnhầu hết mọi người. Ngay cả trên bàn họp, không gian cũng tương đương địa vị và quyềnlực. Vì vậy, bạn hãy quan sát hành vi phi ngôn từ này và sử dụng nó đánh giá vị trí mà họtạo ra trong mắt bạn. Ngoài ra, những người đặt khuỷu tay tựa vào thắt lưng và đặt cánhtay giữa hai chân còn gửi đi thông điệp rằng họ là người yếu đuối hoặc thiếu tự tin.Hai tay chống nạnhPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly138Hai tay chống nạnh là hành vi xâm chiếm không gian được sử dụng để khẳng địnhvị thế và tạo ra một hình ảnh uy quyền. Hành vi phi ngôn từ này được thực hiện khi mộtngười dang rộng cả hai cánh tay theo hình chữ V và đặt hai bàn tay bên hông (ngón taychĩa ra phía sau). Bạn hãy quan sát các sĩ quan cảnh sát hoặc quân nhân trong lực lượngvũ trang khi họ đang nói chuyện với nhau, gần như họ luôn có tư thế hai tay chống nạnh.Mặc dù hành vi này là một phần của quá trình huấn luyện để thể hiện tác phong quyềnquy, nhưng nó lại không có lợi trong lĩnh vực kinh doanh. Các quân nhân sau khi rời khỏiquân ngũ bước vào lĩnh vực kinh doanh sẽ nhận được lời khuyên chân thành rằng hãylàm dịu đi hình ảnh đó để trong họ không quá trịnh thượng dưới mắt những người xungquanh (xem hình 40). Thông thường, việc sử dụng hạn chế động tác chống nạnh có thểcải thiện được tác phong quân đội nêu trên-tác phong thường khiến giới dân sự cảm thấykhó chịu (xem khung 31).Đối với phụ nữ, động tác chống nạnh có thể mang lại lợi ích rất thiết thực. Tôi đãdạy những nữ nhân viên quản trị rằng đây là một hành vi phi ngôn ngữ rất mạnh mẽ. Màhọ có thể sử dụng khi đối mặt với những người đàn ông trong phòng họp ban giám đốc.Đó là biện pháp hiệu quả đối với bất cứ ai (đặc biệt là phụ nữ) để thể hiện rằng mìnhkhông dễ thỏa hiệp, rằng mình tự tin và không dễ bắt nạt. Rất nhiều phụ nữ trẻ đến côngsở và bị một số người đàn ông bắt nạt thông qua hành vi phi ngôn từ, những người đànông này cứ khăngPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly139Hình 40 - Hai tay chống nạnh là mộthành vi mạnh mẽ nhằm khẳng địnhkhông gian. Hành vi này được sử dụngđể xác lập vị thế hoặc để thông báogiữa mọi người đang có vấn đề.khăng đòi nói chuyện với họ trong tư thế chống nạnh để thể hiện kiểm soát về không gian(xem hình 41). Bắt chước động tác này (hoặc thực hiện nó trước) sẽ tạo thế bình đẳng chonhững người phụ nữ nào không muốn sử dụng các biện pháp khác để thể hiện sự quyếtđoán. Hành vi chống nạnh-hành vi khẳng định không gian-là một cách hiệu quả để gửithông điệp rằng họ có "vấn đề", "mọi chuyện không ổn" hoặc "tôi không dễ thỏa hiệp"(Morris,1985,195).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly140Ngoài động tác chống nạnh thông thường (thường được thực hiện với hai bàn tay đặt haibên hông và ngón cái chĩa ra phía sau), còn cóKhung 31:Hành vi chống nạnh không đúng của cảnh sátNhững ai còn nghi ngờ sức mạnh của ngôn ngữ không lời và ảnh hưởngcủa nó đến hành vi người khác có lẽ muốn tìm hiểu điều này: chuyện gì xảy rakhi cảnh sát thực hiện hành vi chống nạnh không đúng lúc. Có những tìnhhuống mà việc sử dụng hành vi này không chỉ làm hỏng công việc của sĩ quancảnh sát mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng của họ.Theo tiềm thức, chống nạnh là một động tác thể hiện quyền lực mạnh mẽvà vị thế cũng như khẳng định không gian. Trong những vụ bạo hành gia đình,nếu sĩ quan cảnh sát thể hiện động tác này thì nó thường khiến các thành viênkhác có cảm xúc tiêu cực và có thể khiến tình hình trở nên nghiêm trọng. Điềunày đặc biệt đúng nếu sĩ quan đó thực hiện động tác ở cửa ra vào, chặn lối racủa người chủ nhà. Động tác khẳng định không gian như chống nạnh có thểkhiến người khác nổi cơn thịnh nộ, bởi "ngôi nhà của mỗi người là một tòa lâuđài của họ" và không có "ông vua" nào muốn người ngoài kiểm soát nơi ở củamình.Một tình huống khác cũng tiềm ẩn nguy hiểm là việc các sĩ quan trẻ tuổisử dụng động tác chống nạnh. Những người này vừa thôi đảm nhiệm các côngviệc điều tra thường lệ để chuyển sang hoạt đông "chìm". Khi những người mớivào nghề cảnh sát "chìm", bước chân vào nơi nào đó lần đầu tiên, chẳng hạnnhư một quán bar mà mình định xâm nhập, có lẽ họ sẽ đứng với tư thế hai taychống nạnh. Điều này có thể thành thói quen của họ, trong khi đó, những nơinày hoàn toàn không phù hợp để họ thể hiện uy thế trước những người mà họkhông biết rõ. Do vô ý, họ bộc lộ là "cớm" hay cảnh sát "chìm". Việc thẩm vấnnhiều tội phạm đã khẳng định rằng hành vi sử dụng cánh tay để khẳng địnhkhông gian là một trong những dấu hiệu mà chúng tìm kiếm để phát hiện nhữngcảnh sát "chìm". Ngoại trừ những người có quyền lực thì đa số người dân hiếmkhi đứng ở tư thế chống nạnh. Tôi luôn nhắc nhở các sĩ quan phụ trách công tácđào tạo và các sĩ quan giám sát phải chú ý đến điều này, đồng thời phải đảmbảo rằng những cảnh sát "chìm" đã bỏ được thói quen nói trên để không tự tiếtlộ mình và đặt mình vào tình trạng nguy hiểm.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly141một động tác chống nạnh khác trong đó người thực hiện đặt hai bàn tay lên hông nhưngngón cái chĩa ra phía trước (xem hình 41 và 42). Chúng ta thường bắt gặp tư thế này ởnhững người tò mò nhưng có tâm trạng lo lắng. Họ có thể tiếp cận tình huống trong tư thếchống nạnh khác thường này (hai bàn tay đặt bên hông ngón cái chỉa ra về phía trước,khuỷu tay chĩa ra ngoài).Hình 41 - Phụ nữ thường thực hiệnđộng tác chống nạnh ít hơn nam giới.Bạn hãy để ý vị trí của ngón cái trongtrường hợp nàyHình 42 - Trong hình trên, người phụnữ đang chống nạnh, nhưng bạn hãyđể ý ngón tay cái chĩa về phíatrước.Tư thế này cho thấy cô ấy có vẻtò mò hơn và ít phô trương quyền lựchơn hình 41. Ở hình 41, ngón cái chĩara phía sau trong tư thế "có vấn đề".Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly142để nhận định xem điều gì đang diễn ra,sau đó xoay bàn tay sao cho "ngón cái chĩa về phíasau" để tạo tư thế gây ấn tượng sâu sắc hơn khi thể hiện tâm trạng lo lắng (nếu cần).Động tác hai tay che đầuThông thường, chúng ta có thể bắt gặp một động tác khẳng định không gian khác(tương tự chống nạnh) trong những cuộc họp bàn về công việc cũng như những cuộc gặpgỡ xã giao khác khi một người ngả lưng về phía sau và đan hai bàn tay phía sau đầu (xemhình 43). Tôi đã kể với một nhà phân loại học văn hóa về hành vi này, và cả hai chúng tôikết luận rằng đây là hành vi khiến chúng ta liên tưởng đến một con rắn hổ mang phùngmang để cảnh báo.Hình 43 - Động tác hai bàn tay sau đầu làmột dấu hiệu thể hiện sự thoải mái vàquyền lực. Thông thường, những người cóđịa vị cao trong cuộc họp sẽ có tư thế chedầu như thế nàyPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly143các động vật khác về sự thống trị và sức mạnh của nó. Động tác lấy tay che đầu vừa nêukhiến chúng ta thu hút hơn và gửi đến người khác thông điệp rằng: "Ở đây tôi là chỉhuy". Động tác này và những động tác thể hiện uy quyền khác cũng có một tôn ti trật tự.Chẳng hạn, trong lúc chờ đợi cuộc hợp bắt đầu, một nhân viên cấp cao sẽ thể hiện độngtác đan hai tay phía sau đầu với khuỷu tay chĩa ra ngoài. Tuy nhiên, khi sếp bước vàophòng, người đó sẽ ngưng làm động tác này. Việc khẳng định không gian chỉ dành chonhững người có địa vị cao hoặc có quyền hành. Vì thế, chỉ có sếp mới được quyền thựchiện hành vi này trong khi những người khác phải đặt tay xuống bàn để thể hiện thái độtôn trọng – một cử chỉ thích hợp với họ.Tư thế khẳng định uy quyềnThông thường, người ta sẽ sử dụng cánh tay của mình để vừa nhấn mạnh một quanđiểm vừa lấn chiếm không gian. Hành vi này xuất hiện thường xuyên trong các cuộc nóichuyện mà người tham gia bất đồng về việc nào đó. Tôi nhớ lại một sự kiện gần đây khitôi đi nghỉ ở New York. Một người khách trong khách sạn bước tới bàn tiếp tân hai cánhtay ép sát vào người và yêu cầu người đó giúp đỡ. Khi bị từ chối, người khách đó liềnchuyển đổi lời đề nghị thành mệnh lệnh và hai cánh tay ông ta cũng thay đổi tư thế (dangrộng hơn và cách xa nhau hơn, chiếm nhiều không gian hơn) khi cuộc đối thoại càngngày trở nên căng thẳng. Hành vi dang rộng cánh tay này là một phản ứng mạnh mẽ củanão rìa, được sử dụng để xác lập uy quyền và nhấn mạnh quan điểm của một người (xemhình 44). Như một quy luật phổ biến, người phục tùng sẽ rụt cánh tay lại; còn nhữngngười có sức mạnh quyền lực hoặc những người đang tức giận sẽ dang rộng cánh tay đểchiếm nhiều không gian hơn (xem khung 32).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly144Hình 44 - Các đầu ngón tay choãi rộng và chống lênmặt bàn là động tác khẳng định không gian quantrọng. Nó thể hiện sự tự tin quyền uy của một người.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly145Hình 45 - Cánh tay dang rộng và đặt trên thành ghếnhư muốn nói với cả thế giới rằng bạn đang cảm thấytự tin và thoải mái.Khung 32: Cánh tay dang rộng như một lời cảnh báoCách đây vài năm tôi có phụ trách một khóa đào tạo cho bộ phận an ninhhải ngoại của hãng hàng không American Airlines. Một trong những nhân viênđã chỉ cho tôi thấy các nhân viên bán vé thường có khả năng nhận dạng đượcnhững người khách "có vấn đề" dựa vào mức độ dang rộng cánh tay khi hànhkhách đứng ở quầy vé. Kể từ hôm đó trở đi, tôi đã tìm kiếm hành vi này và đãchứng kiến nó vô số lần trong những cuộc đối đầu giữa hành khách và nhânviên quầy vé.Có một lần, tôi ngồi ở sân bay và tình cờ nghe được nhân viên quầy véđang nói với hành khách về một quy định mới, quy định này buộc anh ta trảthêm tiền cho số hành lí vượt quá trọng lượng quy định của mình. Ngay lập tức(như thể phản ứng này kích hoạt đúng lúc), người đàn ông dang rộng cánh taycủa mình và đặt chúng cách xa nhau trên quầy bán vé đến lúc anh ta thật sựPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly146phải cúi lưng xuống. Trong cuộc tranh cãi xảy ra sau đó, nhân viên hãng hàngkhông đã lùi lại và khoanh tay trước ngực và thông báo cho hành khách kia biếtrằng nếu không chịu hợp tác và bình tĩnh trở lại, anh ta sẽ không được phép lênmáy bay. Ngẫu nhiên là không phải lúc nào cũng nhìn thấy hai hành vi đángchú ý này của cánh tay xảy ra cùng lúc; tình huống trên được ví như một cuộcđấu vật bằng tay ở khoảng cách xa.Trong các cuộc hợp bàn về công việc những người đứng lên phát biểu đồng thờithực hiện (và duy trì) động tác xâm chiếm một khoảng không gian lớn có thể rất tự tin vềnhững vần đề đang bàn bạc (xem hình 45). Cánh tay dang rộng là một trong những hànhvi phi ngôn từ có độ chính xác cao bởi nó bắt nguồn từ rìa não và chuyển thông điệprằng: "tôi tự tin". Ngược lại, bạn hãy để ý xem một người dang rộng cánh tay qua vàichiếc ghế sẽ rụt cánh tay của mình lại nhanh chừng nào khi được hỏi về vấn đề mình cảmthấy khó chịu (xem khung 33).Khung 33: Khi người chỉ huy Đội đặc nhiệm buông thõng cánh tayCách đây nhiều năm, tôi có tham gia vào việc lập kế hoạch cho một hoạtđộng đội đặc nhiệm – SWAT. Theo dự tính, hoạt động này sẽ được tiến hành ởLakeland, bang Florida. Khi người chỉ huy đang triển khai kế hoạch hành động,dường như anh ta đã bao quát hết mọi vấn đề. Cánh tay anh ta dang rộng quahai chiếc ghế khi anh ta tự tin nói đến kế hoạch bắt giữ nghi phạm - một kếhoạch rất chi tiết. Đột nhiên có người hỏi: "còn đội nhân viên y tế hỗ trợ ởLakeland thì sao? Chúng ta đã liên lạc với họ chưa?". Ngay lập tức anh ta rụttay lại và buông thõng chúng giữa hai đầu gối, hai lòng bàn tay úp vào nhau.Đây là một thay đổi quan trọng trong hành vi chiếm hữu không gian. Người lênkế hoạch đã chuyển đổi tư thế chiếm hữu một khoảng không gian rộng lớn sangchiếm một khoảng không gian hẹp nhất có thể, tất cả là do anh ta đã không cóđược những sắp xếp cần thiết. Đột nhiên, anh ta không còn tự nhiên nữa. Đây làmột ví dụ nổi bật cho thấy các hành vi của chúng ta thay đổi nhanh đến chừngnào, chúng phụ thuộc vào tâm trạng, mức độ tự tin hoặc những suy nghĩ củachúng ta. Những hành vi phi ngôn từ này xuất hiện rất nhanh và được truyền đạtngay lập tức. Khi tự tin, chúng ta dang rộng cánh tay; ngược lại, khi thiếu tựtin, chúng ta sẽ rụt cánh tay lại.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly147Những hành vi của cánh tay trong giai đoạn tán tỉnhTrong hành vi tán tỉnh thông thường đàn ông sẽ là người đặt cánh tay lên đốitượng hẹn hò của mình, nhất là khi có khả năng những người đàn ông khác sẽ tán tỉnhngười phụ nữ của anh ta. Hoặc anh ta sẽ đặt cố định một cánh tay ở sau lưng bạn gái vàquàng cánh tay quanh người cô để không ai có thể mơ tưởng hoặc xâm phạm đến khônggian này. Việc quan sát những hành vi tán tỉnh có thể rất hữu ích là thú vị - nhất là khibạn bắt gặp những người đàn ông theo tiềm thức, đột nhiên xác lập quyền sở hữu đối vớikhông gian và đối tượng hẹn hò của mình.Có một ví dụ khác về hành vi của cánh tay trong giai đoạn tán tỉnh. Hành vi nàyliên quan đến một đôi nam nữ sẽ (hoặc sẽ không) đặt cánh tay mình gần người khác đếnmức nào khi họ ngồi ở một chiếc bàn. Cánh tay chúng ta có một số lượng lớn các cơ quancảm thụ xúc giác, vì vậy, sự đụng chạm cánh tay có thể tạo ra khoái cảm. Thật vậy, ngaycả việc chạm vào tóc người khác bằng cánh tay trần hoặc chạm vào quần áo cũng có thểkích thích các đầu dây thần kinh. Vì thế, khi chúng ta đặt cánh tay mình gần cánh tayngười khác thì cũng là lúc rìa não đang bộc lộ rằng chúng ta cảm thấy rất dễ chịu, và sựđụng chạm thân thể là điều chấp nhận được. Hành vi này có mặt bất tiện là chúng ta sẽdịch chuyển cánh tay mình ra xa đối tượng khi mối quan hệ trở nên xấu đi, hoặc khingười ngồi gần chúng ta (dù đối tượng hẹn hò hay người lạ) khiến chúng ta cảm thấy khóchịu.Việc làm đẹp và những đồ trang sức cho cánh tayỞ khắp nơi trên thế giới người ta thường phô trương sự giàu có bằng việc đeonhững đồ vật hoặc trang sức quí giá trên cánh tay. Ở nhiều nước thuộc khu vực TrungĐông, việc phụ nữ đeo trang sức thể hiện sự giàu có của mình như nhẫn vàng, vòng vàngvẫn còn phổ biến, nó cho thấy sự cao quí và địa vị của dòng họ. Tương tự, nam giới sẽđeo những chiếc đồng hồ đắt tiền thể hiện địa vị kinh tế xã hội hoặc mức độ giàu có củamình. Vào những năm 1980, đàn ông ở Miami rất mê đeo đồng hồ hiệu Rolex; nó tượng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly148trưng cho địa vị của một quí ông và hành vi này xuất hiện khắp nơi mà chủ nhân của nólà những kẻ buôn ma túy và những kẻ giàu mới phất.Những biểu tượng xã hội khác, kể cả dấu ấn về lý lịch cá nhân hoặc lí lịch nghềnghiệp của một người còn có thể bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau trên cánh tay chúngta. Những người làm việc trong ngành xây dựng, các vận động viên và sĩ quan đôi khi sẽđể lộ những vết sẹo do chấn thương trong nghề nghiệp của mình. Bộ đồng phục có thể cónhững miếng đề can được khâu ở bắp tay. Giống như thân trên, cánh tay cũng có thể là"tấm bảng quảng cáo" tiết lộ những khía cạnh trong tính cách chúng ta. Bạn chỉ cần nhìnvào sự đa dạng của những hình xăm mà người ta trang trí trên cánh tay mình hoặc nhữngcơ bắp mà lực sĩ thể hình phô bày một cách đầy tự hào qua những chiếc áo bó sát người.Đối với những người có kĩ năng quan sát giỏi, việc quan sát kĩ lưỡng cánh tay củamột người đôi khi có thể tiết lộ thông tin về lối sống của họ. Hai khuỷu tay trơn nhẵnđược chăm sóc kĩ của người được nuông chiều sẽ hoàn toàn khác xa khuỷu tay của nhữngngười bị sẹo hoặc có làn da rám nắng do làm việc hàng ngày ngoài trời. Những người ởtrong quân ngũ hoặc bị giam trong tù có thể có những dấu vết trên cánh tay cho thấy sựtừng trải của mình kể cả những vết sẹo và hình xăm. Những người có lòng thù hận đốivới một nhóm người hoặc một đối tượng cụ thể sẽ thường vẽ hoặc xăm lên cánh taynhững hình vẽ như bằng chứng thể hiện lòng căm thù đó. Những người sử dụng ma túybằng cách tiêm vào tĩnh mạch có thể có những dấu vết hằn thành đường nằm dọc theotĩnh mạch của cánh tay. Những người "có vấn đề" do mắc chứng rối loạn về tâm thần(được gọi là chứng rối loạn nhân cách ranh giới) có thể có những vết cắt và vết rạch dohọ cố tình gây thương tích cho cánh tay mình (Hiệp hội thần kinh Hoa Kì, 2002, 706-707).Riêng đối với hình xăm, chúng ta thấy rằng việc trang trí cho cơ thể theo kiểu nàyngày càng thịnh hành trong mười lăm năm trở lại đây, nhất là ở những quốc gia tiên tiếnhơn. Tuy nhiên cách trang trí này đã được sử dụng trên khắp thế giới ít nhất trong mườiba ngàn năm nay. Như một phần của ngôn ngữ cơ thể, những hình xăm cũng truyền tải Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly149thông điệp và trong nền văn hóa hiện nay, thông điệp này là vấn đề nên được bàn luận.Cùng lúc với việc xăm mình xuất hiện càng nhiều trong thời gian khá gần đây, tôi đã tậptrung tiến hành cuộc khảo sát cho các thành viên tiềm năng của những ban hội thẩm, đặcbiệt là những vấn đề về một nhân chứng hay một bị cáo sẽ bị đánh giá thế nào nếu ngườianh ta có hình xăm. Được thực hiện nhiều lần với nhóm nam giới và phụ nữ, các cuộckhảo sát đã kết luận rằng các thành viên ban hội thẩm xem hình xăm như vật trang trí củanhững người có địa vị thấp (thuộc tầng lớp thấp) và là dấu vết cho thấy sự bồng bột củatuổi trẻ - nhìn chung họ không yêu thích điều này cho lắm.Tôi nói với các sinh viên rằng nếu trên người họ có hình xăm thì họ nên che chúnglại, nhất là khi đi xin việc (và đặc biệt nếu làm trong ngành công nghệ thực phẩm hoặcnghành y). Những người nổi tiếng có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ khi có hình xăm,thậm chí họ đã che giấu chúng khi làm việc. Điểm mấu chốt của vấn đề về hình xăm là:những cuộc khảo sát chỉ ra rằng hầu hết mọi người không thích nhìn thấy chúng. Điềunày có thể thay đổi vào một ngày nào đó, nhưng hiện giờ, nếu đang cố gắng tác động đếnngười khác theo cách tích cực thì bạn nên che giấu hình xăm đi.Cánh tay là phương tiện truyền tải tình yêu mếnTrẻ em cần được vỗ về một cách âu yếm để chúng có thể lớn lên, có thể cảm thấyan toàn và được nâng niu; nhưng ngay cả những người lớn cũng có thể ôm nhau thậtnồng nhiệt. Tôi thường ôm chặt người khác một cách vô điều kiện bởi cử chỉ này truyềnđi sự quan tâm và tình yêu hiệu quả hơn rất nhiều so với những lời lẽ đơn thuần. Tôi cảmthấy tiếc cho những người không biết ôm người khác, cuộc sống của họ quá đơn điệu.Ôm chặt người khác là một hành vi mạnh mẽ và có thể hiệu quả đến mức có thểkhiến một người được yêu mến và giúp họ đạt được hiệu quả trong giao tiếp với ngườikhác. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị một số người xem là hành vi xâm phạm không gianriêng - một sự xâm phạm không mong muốn. Trong thời đại chúng ta đang sống - thờiđại mà các vụ kiện tụng rất hay xảy ra và một cái ôm đầy ý nghĩa có thể bị hiểu sai thànhlợi dụng về tình dục, mọi người phải hết sức thận trọng để tránh thực hiện hành vi này Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly150khi nó không được hoan nghênh. Khi giao tiếp với người khác, sự quan sát và giải mãthật kĩ hành vi của họ sẽ luôn là cơ sở đáng tin cậy nhất cho biết việc bạn ôm họ là hànhvi thích hợp hay không trong bất kì hoàn cảnh cụ thể nào.Tuy nhiên, ngay cả khi không ôm người đối thoại thì người ta vẫn có thể sử dụngcánh tay để bày tỏ sự nồng nhiệt và nhờ đó sẽ có thêm cơ hội được người khác đón nhậnbằng ánh mắt thiện cảm. Khi đến gần một người lại trong lần gặp đầu tiên, bạn hãy thểhiện thái độ nồng nhiệt bằng cách thả lỏng hay cánh tay, tốt nhất là để lộ thân trên vàthậm chí để lòng bàn tay sao cho người đó có thể nhìn thấy rõ. Đây là một cách rất hiệuquả gửi đến hệ não rìa của họ thông điệp như sau: "Xin chào, tôi là người vô hại". Đó làcách tuyệt vời giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn và kế đó, nó giúp các bạn dễ dàng nóichuyện với nhau hơn.Ở Mỹ Latinh, hành vi abrazo (tức hành vi ôm người khác trong chút lát) là mộtphần trong văn hóa ứng xử giữa những người đàn ông. Đó là cách gửi đi thông điệp: "Tôiquý anh". Để thực hiện hành vi abrazo, hai người phải bước đến sao cho ngực họ gầnchạm người và cánh tay người này ôm lưng người kia. Điều đáng tiếc là tôi biết nhiềungười vẫn miễn cưỡng hoặc cảm thấy lúng túng khi thực hiện hành vi nói trên. Tôi từngnhìn thấy doanh nhân Mỹ ở châu Mỹ Latinh từ chối ôm người khác hoặc khi thực hiệnhành vi này, trong họ như đang nhảy với bà mình. Tôi khuyên các bạn nên đón nhận vàthực hiện hành vi này ngay lập tức, bởi trong bất kì nền văn hóa nào, những cử chỉ lịch sựdù không quan trọng cũng chứa nhiều ý nghĩa.Khung 34: Đừng tức giận nếu người khác ôm bạnCách đây nhiều năm, tại một phiên tòa xét xử tội phạm gián điệp ởTampa, bang Florida, luật sư được ủy quyền biện hộ cho bị cáo đã bắt tôi đứnglên làm nhân chứng vì muốn tôi phải xấu hổ hoặc mất thể diện, anh ta đã hỏi tôimột cách mỉa mai: "Ông Navarro, có phải ông đã từng ôm thân chủ của tôi, tứcbị cáo, mỗi khi gặp anh ta không?". Tôi đáp lại: "Không phải tôi ôm bị cáo, màtôi thực hiên hành vi abrazo, giữa hai hành vi này có sự khác biệt". Tôi đột ngột Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly151dừng lại một giây rồi nói tiếp tục: "Đó cũng là một cách xem thân chủ của ôngcó vũ khí hay không, bởi trước kia ông ta đã cướp ngân hàng". Vị luật sư biệnhộ cho bị cáo giật mình và chấm dứt những câu hỏi mỉa mai lúc ấy, bởi anh takhông biết thân chủ của mình trước đây cướp ngân hàng bằng súng.Điều thú vị là câu chuyện về hành vi abrazo đã khiến báo chí tốn nhiềugiấy mực như thể người dân ở thành phố Tampa và thành phố Ybor gần đó (nơicó người Mỹ Latinh định cư) chưa bao giờ nghe đến hành vi này vậy. Kể từ sauphiên tòa xét xử, vị luật sư đó và tôi đã trở thành bạn thân và hiện anh ta làthẩm phán liên bang. Sau gần 20 năm, chúng tôi vẫn còn cười khi nhắc đến "sựkiện abrazo" đó.Học cách thực hiện hành vi abrazo sao cho phù hợp cũng chẳng khác gì học cáchbắt tay cho đúng và cảm thấy thoải mái khi làm điều đó. Nếu bạn là một doanh nhân vàsẽ làm việc ở Châu Mỹ Latinh, bạn sẽ bị xem là người lạnh lùng hoặc thờ ơ nếu khônghọc hỏi cách chào hỏi thân thiện này. Bạn không nên để mình bị đánh giá như vậy khi màmột cử chỉ đơn giản có thể bày tỏ rất nhiều thiện chí và giúp bạn được mọi người yêumến (xem khung 34).Một số nhận xét có tính kết luận về hành vi phi ngôn từ của cánh tayCánh tay chúng ta có thể chuyển tải nhiều thông tin giúp giải mã những ý định vàcảm xúc của người khác. Theo quan điểm của tôi, một trong cách hiệu quả nhất để thiếtlập mối quan hệ với người nào đó là hãy chạm vào cánh tay họ (ở vị trí nào đó ở khuỷutay và vai). Dĩ nhiên, sẽ luôn là điều khôn ngoan nếu bạn đánh giá thiên hướng về tínhcách và văn hóa của một người trước khi thực hiện hành vi này. Tuy vậy, nhìn chung,một sự đụng chạm trong giây lát như tôi vừa trình bày thường là một hành động hiệu quảvà an toàn để bắt đầu cuộc nói chuyện giữa mọi người để người khác biết bạn rất hòanhã. Ở các nước Địa Trung Hải, Nam Mỹ và Ả Rập, sự đụng chạm là một yếu tố quantrọng trong giao tiếp và hòa hợp xã hội. Khi đi du lịch, bạn đừng tự nhiên giật mình hayhoảng hốt nếu người ta chạm vào cánh tay bạn (giả sử họ làm điều đó một cách hợp ýnhư tôi đã trình bày). Đây là một cách hiệu quả để gửi thông điệp: "Chúng tôi đồng tình".Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly152Thật vậy, do hành vi đụng chạm của con người có liên quan mật thiết đến giao tiếp, nênkhi không có sự đụng chạm giữa mọi người thì bạn nên lo lắng và tự hỏi vì sao như vậy.Chương sáuĐôi bàn tay tiết lộ những gì?Ngôn ngữ không lời của đôi bàn tay và cácngón tay.Trong tất các giống loài, con người có một đôi bàn tay thật đặc biệt – không chỉ vìđôi bàn tay có thể làm được nhiều việc, mà còn vì chúng được sử dụng như một công cụgiao tiếp. Đôi bàn tay chúng ta có thể quét sơn quét Nhà nguyện Sistine, lướt trên nhữngdây đàn guitar, sử dụng khéo léo những dụng cụ phẫu thuật, chạm khắc tượng David, tôiluyện thép và viết nên những áng thơ. Đôi tay có thể cầm nắm, cảm nhận và nhào nặn rathế giới xung quanh chúng ta. Hơn thế nữa, chúng còn là công cụ cực kỳ hiệu quả để bộclộ cảm xúc, chẳng hạn ra hiệu cho người khiếm thính, tham gia vào việc kể chuyện hoặctiết lộ những suy nghĩ thầm kín nhất của chúng ta. Không có một giống loài nào khácngoài con người lại sở hữu những khả năng tuyệt vời như vậy từ đôi tay.Nhờ thực hiện những cử động rất phức tạp nên đôi tay có thể phản ánh những sắcthái tình cảm rất khó nhận ra bên trong đầu chúng ta. Vì hầu như tất cả những việc đôi tayđều do bộ não điều khiển (một cách có ý thức hoặc vô thức) nên việc hiểu rõ các động táccủa đôi tay là điều kiện quan trọng để giải mã những hành vi phi ngôn từ. Mặc dù conngười đã có được ngôn ngữ bằng lời thông qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm, nhưngbộ não vẫn được lập trình để điều khiển đôi tay thể hiện một cách chính xác những cảmxúc, suy nghĩ và tình cảm. Do đó, dù mọi người có đang trò chuyện hay không thì các cửchỉ của đôi tay đều đáng để chúng ta lưu ý, chúng là những hành vi phi ngôn từ phongphú giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của người khác.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly153Đặc điểm và ngôn ngữ của đôi tay ảnh hưởng như thế nào đến sự đánhgiá giữa các cá nhân.Những tác động của đôi tay không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về những ngườikhác mà còn ảnh hưởng đến việc người khác đánh giá chúng ta như thế nào. Vì vậy, cáchta sử dụng đôi tay mình – cũng như những gì ta hiểu được qua cách người khác sử dụngđôi tay họ - sẽ đóng góp phần tạo nên mọi ấn tượng giữa ta và họ. Hãy bắt đầu bằng việctìm xem những động tác đôi tay ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của người khác vềta.Những tác động tích cực của đôi tay làm tăng khả năng thuyết phục củachúng ta và sự tín nhiệm của mọi người dành cho ta.Bộ não của chúng ta được lập trình để cảm nhận những cử động nhỏ nhất của bàntay và các ngón tay. Thật vậy, não tập trung điều khiển cổ tay, lòng bàn tay và ngón taynhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể (Givens, 2005, 31, 76; Ratey, 2001,162-165) bạnsẽ thấy vấn đề rõ ràng hơn khi xét trên quan điểm tiến hóa. Khi con người biết đứngthẳng và bộ não phát triển hơn và cũng nguy hiểm hơn. Chúng ta có nhu cầu sinh tồn vàphán đoán nhanh chóng động tác đôi tay của nhau để xem người kia muốn đối thoại hayđối đầu (khi họ đang cầm vũ khí). Vì bộ não có xu hướng tự nhiên là tập trung vào đôitay, nên những người nổi tiếng, các nhà ảo thuật và những nhà hùng biện đều lợi dụngđiều này để làm cho phần trình diễn hoặc trình bày của mình thú vị hơn hoặc để thu hútchúng ta (xem khung 35).Con người có xu hướng phản ứng tích cực với các động tác thiện chí của đôi tay.Vì vậy, nếu bạn muốn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn (như một nhà hùng biện tài ba chẳnghạn) khi ở nhà, ở nơi làm việcKhung 35: Hãy biết nắm giữ thành công trong tay mìnhHầu như các nhà hùng biện thành công đều sử dụng những cử chỉ rất hiệuquả của đôi tay. Nhưng thật đáng buồn vì một trong những ví dụ điển hình màtôi sẽ giới thiệu với các bạn – người đã tự tạo ra các động tác cho đôi tay đểhoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình – lại chính là Adolf Hitler. Với xuất phátđiểm chỉ là một binh nhì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, là một người vẽthiệp mừng và với vóc dáng nhỏ bé, Hitler không hề có một tố chất tiềm ẩnhoặc tài diễn xuất nào của một nghệ sĩ sân khấu để có thể trở thành một nhàhùng biện thiên tài. Nhưng bằng nỗ lực của bản thân, Hitler bắt đầu tập nói Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly154trước gương, sau đó ghi hình lại trong lúc luyện tập các động tác của bàn tay đểrèn luyện một phong cách nói chuyện như đang diễn kịch trên sân khấu. Vànhững việc tiếp theo sau đó đã làm nên lịch sử. Một con người đầy dã tâm đãnổi lên thành một nhà lãnh đạo của Đệ tam Đế chế nhờ vào việc sử dụng nhữngkỹ năng hùng biện của mình. Một số bộ phim nói về việc Hitler luyện tập cácđộng tác của đôi tay vẫn còn được giữ trong tài liệu lưu trữ. Chúng là bằngchứng rõ ràng cho thấy quá trình ông trở thành một nhà hùng biện – người đãtập trung vào việc sử dụng đôi tay để mê hoặc và điều khiển thính giả.hay thậm chí với bạn bè, thì hãy cố gắng bộc lộ cảm xúc nhiều hơn nữa qua các động táccủa đôi tay. Đối với một số người thì việc giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng đôi tay làviệc làm rất tự nhiên, đó chính là khả năng bẩm sinh. Tuy nhiên, với những người khácthì điều này đòi hỏi nỗ lực học và rèn luyện nhiều hơn. Dù bạn có nói chuyện tự nhiênhay khi thực hiện các động tác tay hay không, thì hãy nhớ rằng chúng ta truyền đạt ýtưởng của mình hiệu quả hơn khi sử dụng đôi tay.Việc giấu đôi tay sẽ tạo nên ấn tượng tiêu cực: Hãy để mọi người nhìnthấy chúng.Khi nói chuyện trực tiếp với người nào đó, hãy luôn đảm bảo rằng họ nhìn thấyđôi tay của bạn, nếu không họ sẽ nghi ngờ bạn. Và nếu bạn đã từng nói chuyện với ai đómà người này để tay dưới gầm bàn thì chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy cuộc nóichuyện không được thoải mái (xem khung 36). Khi giao tiếp với người khác, chúng taluôn muốn nhìn thấy đôi tay của họ, bởi bộ não xem đôi tay như một phần không thểthiếu của quá trình giao tiếp. Khi người khác không nhìn thấy tay bạn hoặc bạn ít bộc lộcảm xúc qua đôi tay thì điều này sẽ làm giảm giá trị và tính chân thật của các thông tintrao đổi qua lại.Sức mạnh của cái bắt tay.Thông thường, bắt tay chính là hành vi đụng chạm đầu tiên – và có lẽ là duy nhất -mà chúng ta thực hiện với người khác. Cách chúng ta bắt tay, kể cả việc bắt tay mạnh haynhẹ và thời gian bắt tay, đều có thể ảnh hưởng đến cách đánh giá của người đối thoại vềta. Tất cả chúng ta đều có thể ghi nhớ người nào đó đã nắm tay ta và khiến ta cảm thấykhó chịu về họ hay tình huống lúc ấy. Vì vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua sức mạnh của cáibắt tay khi tạo ấn tượng. Điều này rất quan trọng.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly155Việc dùng tay để chào hỏi là hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới, mặc dù cácnền văn hóa có những ảnh hưởng khác nhau đến cách thể hiện của đôi tay khi chào hỏi,đến việc đôi tay được sử dụng trong thời gian bao lâu và với độ mạnh nhẹ ra sao. Khi lầnđầu chuyển đến Utah để theo học đại học Brigham Young, tôi đã được giới thiệu về hànhvi mà các sinh viên ở đây gọi là "cái bắt tay Mormon". Đây là cái bắt tay rất mạnh và lâu,được dùng rộng rãi không chỉ trong giới sinh viên mà còn trong các thành viên của nhàKhung 36: Một kinh nghiệm về việc giấu đôi tay.Cách đây nhiều năm, tôi đã tiến hành một cuộc thử nghiệm trong ba lớp học củamình. Tôi yêu cầu các sinh viên phỏng vấn lẫn nhau và hướng dẫn một nửa lớp để taydưới gầm bàn, một nửa lớp còn lại thì để người phỏng vấn thấy tay mình khi nóichuyện. Sau mười lăm phút phỏng vấn, chúng tôi phát hiện ra em để tay dưới gầm bànnhìn chung bị người đối thoại đánh giá là khó chịu, không thân mật, có vẻ lén lút hoặcthậm chí lừa dối. Các em đặt tay lên bàn để người đối thoại nhìn thấy lại được đánh giálà thân thiện và cởi mở hơn, và không em nào bị đánh giá là lừa dối cả. Đây chưa phảilà một thí nghiệm có tính khoa học chuyên sâu nhưng lại là một bài học tuyệt vời.Mặt khác, khi tiến hành điều tra về các bồi thẩm đoàn thì có một điều đáng lưu ýlà các thành viên ban hội thẩm không thích luật sư đứng giấu mình sau bục nói. Họmuốn nhìn thấy đôi tay của luật sư để đánh giá chính xác hơn phần biện hộ. Các thànhviên ban hội thẩm cũng không thích nhân chứng giấu đôi tay; họ cho rằng việc nàymang tính tiêu cực và nghĩ rằng nhân chứng ắt hẳn đang che giấu điều gì đó hoặc thậmchí có thể nói dối. Mặc dù bản thân các hành vi ấy chưa nói lên điều gì về sự lừa dốinhưng cách đánh giá của bồi thẩm đoàn thì rất rõ ràng, nó nhắc chúng ta rằng việc giấuđôi tay là điều nên tránh.thờ Jesus Christ ở Latter-day Saints (Mormons). Trong suốt những năm ở đó, tôi để ýthấy các sinh viên nước ngoài thường rất sửng sốt trước cái bắt tay quá nồng nhiệt này,bởi trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở châu Mỹ latinh, người ta bắt tay rất nhẹ (một sốngười thích ôm thắm thiết (abrazo) hơn như đã đề cập ở chương trước).Vì cái bắt tay thường là những giây phút đầu tiên hai người thật sự va chạm vàonhau nên nó có thể được xem là thời điểm bước ngoặt trong mối quan hệ của họ. Ngoàiviệc được sử dụng khi gặp gỡ và chào hỏi, cái bắt tay được một số người dùng để thiếtlập địa vị. Vào thập niên 80, người ta đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để nói vềPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly156việc bạn có thể bắt tay như thế nào để gây ảnh hưởng và tạo lập vị thế, về việc sử dụngđôi tay một cách khéo léo theo cách này hay cách kia cũng như việc đảm bảo rằng taybạn luôn ở trên. Thật là việc làm tốn công phí sức.Tôi không khuyên bạn sử dụng đôi tay để tạo ra vị thế vì mục đích của chúng ta làđể lại ấn tượng tích cực khi giao tiếp với những người khác chứ không phải những ấntượng tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy cần tạo lập vị thế thì việc sử dụng đôi tay không phải làcách thích hợp. Có nhiều cách khác hiệu quả hơn giúp bạn làm được việc này, kể cả hànhvi xâm phạm không gian và nhìn chằm chằm vào người đối thoại. Đây mới là những cáchkhôn ngoan hơnTôi đã từng bắt tay với những người cố tạo lập vị thế thông qua việc chào hỏi nàyvà tôi luôn ra về với những cảm giác khó chịu. Họ chẳng hề làm tôi cảm thấy mình thấpkém hơn, tôi chỉ cảm thấy không thoải mái mà thôi. Cũng có những người khi bắt tay lạichú trọng đến việc chạm vào mặt trong của cổ tay bạn bằng ngón trỏ. Nếu bạn cảm thấykhó chịu khi ai đó bắt tay mình theo kiểu này thì cũng đừng ngạc nhiên, bởi hầu hết mọingười đều có cảm nhận giống bạn.Tương tự, thông thường bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi ai đó bắt tay mình theokiểu đó "chính khách", nghĩa là họ úp bàn tay trái lên cái bắt tay. Theo tôi thì các chínhkhách nghĩ rằng mình sẽ thân thiện hơn khi bắt tay bằng cả hai bàn tay mà không nhận rarằng nhiều người không thích kiểu bắt tay đó. Tôi biết một số người (đa số là nam giới)có thói quen bắt tay theo kiểu này và đã tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở người đối thoại.Do đó, hiểu rõ ràng là chúng ta nên tránh tối đa các kiểu bắt tay nếu bạn không muốn làmcho người khác xa lánh mình.Không giống như người phương tây, nam giới trong nhiều nền văn hóa có thóiquen nắm tay nhau. Hành vi này rất phổ biến trong thế giới hồi giáo cũng như các nướcChâu Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào. Nam giới ở Mỹ thường không thoải mái khi nắmtay nhau vì hành vi này xa lạ với nền văn hóa mà họ được giáo dục từ nhỏ hoặc trong cácnghi thức tôn giáo nào đó. Trong thời gian giảng dạy tại học viện FBI, tôi đã yêu cầunhân viên trẻ đứng dậy và bắt tay nhau. Họ không cảm thấy có trở ngại gì khi làm nhưvậy, ngay cả khi được yêu cầu bắt tay lâu hơn một chút. Tuy nhiên, khi tôi yêu cầu họđứng cạnh nhau và nắm tay nhau thì họ nhanh chóng có thái độ châm chọc và phản đối,họ tỏ ra do dự và chỉ thực hiện khi yêu cầu của tôi một cách dè dặt. Sau đó, tôi nhắc nhởcác nhân viên mới rằng chúng ta tiếp xúc với những người đến từ nhiều nền văn hóa vàhọ thường biểu lộ niềm nở với chúng ta bằng cách bắt tay. Chúng ta cần phải học để làmquen với cách thức giao tiếp ấy, đặc biệt khi giao tiếp với những người cung cấp tin tứcđến từ nhiều quốc gia khác nhau (xem khung 37).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly157Ở nhiều nền văn hóa, hành vi đụng chạm còn được dùng để thắt chặt hơn tình cảmgiữa những người đàn ông với nhau, điều này không phổ biến ở mỹ. Câu chuyện về quýông người Bungar không chỉ tiết lộ những khác biệt về văn hóa mà còn là ví dụ cho thấytầm quan trọng của hành vi đụng chạm đối với loài người chúng ta. Trong mọi mối quanhệ giữa các cá nhân (dù đó là mối quan hệ giữa những người đàn ông, giữa những ngườiphụ nữ, giữa cha mẹ và con cái hay giữa những người đang yêu nhau), việc đụng chạmnhau và đánh giá hành vi này để xác định mối quan hệ đang ở mức độ nào là điều vôcùng quan trọng. Một trong những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ trở nên xấu đi haynguội lạnh đi là số lần thực hiện hành vi động chạm (nếu có) đột ngột giảm sút. Hãy nhớrằng trong bất kỳ mối quan hệ nào khi người ta có sự tin tưởng lẫn nhau thì họ càng thựchiện hành vi đụng chạm nhiều hơn.Nếu bạn đang đi du lịch nước ngoài hoặc có dự định trong tương lai thì hãy đảmbảo rằng bạn hiểu được phong tục tập quán của đấtKhung 37: Kết hợp tập quán với công tác tình báoKhi được phân công đến làm việc tại văn phòng Manhattan của FBI, tôiđã làm việc chung với một người cung cấp thông tin đã đào thoát từ Bungary.Ông thuộc típ người hơi cổ điển, khi chúng tôi đang cùng thưởng thức trà trênđi văng tại nhà ông (một loại sở thích vào cuối ngày của ông, tôi đã được nghekể những câu chuyện về công việc và cuộc sống đằng sau "bức rèm sắt" củangười bạn này. Ông đã nắm tay trái của tôi và giữ nó đến nửa giờ đồng hồ. Khiông kể về cuộc sống của mình trong chế độ cũ, tôi có thể thấy rằng cuộc gặp gỡnày có giá trị như một liệu pháp tâm lý hơn là một cuộc bàn luận về công việc.Điều rõ ràng là người đàn ông này cảm thấy phấn khích và thoải mái hơn rấtnhiều khi nắm bàn tay của người khác. Hành vi ấy là dấu hiệu cho thấy khi nóichuyện, ông rất tin tưởng tôi, điều này có ý nghĩa xa hơn là một cuộc khai thácthông tin thuần tính chất công việc của FBI. Việc tôi đồng ý để ông nắm taycũng góp phần đáng kể để ông cung cấp thông tin bổ sung và quan trọng. Vìthế, tôi luôn tự hỏi lượng thông tin mình tiếp nhận được sẽ ít hơn đến bao nhiêunếu như tôi rút bàn tay lại vì sợ đụng chạm hoặc nắm bàn tay của người đànông khác.nước mình đến, đặc biệt là cách người ta chào hỏi. Nếu ai đó bắt tay rất nhẹ, đừng nhănnhó. Nếu ai đó túm lấy tay bạn rất nhẹ, đừng nhăn nhó. Nếu ai túm lấy cánh tay bạn, cũngđừng cau mày. Nếu bạn đang ở Trung Đông và có người muốn nắm bàn tay bạn, hãy nắmlại bàn tay họ. Còn nếu bạn là nam giới và đến thăm nước Nga thì đừng ngạc nhiên khiông chủ nhà hôn lên má bạn thay vì bắt tay bạn. Tất cả những kiểu chào hỏi này đều là Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly158cách thể hiện những tình cảm chân thành, nó cũng tự nhiên như cái bắt tay của người Mỹ.Và tôi rất lấy làm vinh dự khi một người đàn ông Ả rập hoặc Châu Á đề nghị nắm tay tôivì tôi biết đó là dấu hiệu cho thấy họ rất tin tưởng tôi và tôn trọng tôi. Việc chấp nhậnnhững sự khác biệt về văn hóa nêu trên chính là bước đầu tiên giúp bạn hiểu rõ và nắmbắt được sự đa dạng.Hãy tránh sử dụng động tác của bàn tay khiến người khác khó chịuỞ nhiều quốc gia trên thế giới, hành vi chỉ tay được xem là một trong những cửchỉ xúc phạm nhất mà con người có thể thực hiện. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi ngườikhông thích ai đó chỉ tay vào mình (xem hình 46). Ở trường học cũng như ở nhà tù, hànhvi chỉ tay thường là nguyên nhân dẫn đến cuộc ẩu đả. Khi nói chuyện với con cái, chẳnghạn nói những câu như: "Bố mẹ biết con làm việc đó", các bậc phụ huynh nên thận trọngđể tránh chỉ tay vào chúng. Hành vi chỉ tay gây khó chịu đến mức nó thật sự có thể khiếnđứa trẻ không chú ý đến lời nói của bố mẹ, vì chúng sẽ lưu tâm đến thái độ hằn học màcử chỉ trên chuyền tải (xem khung 38)Hình 46 – Có lẽ một trong những cử chỉ xúcphạm nhất mà con người thực hiện là chỉ tay vàongười khác. Cử chỉ này mang ý nghĩa tiêu cựctrên khắp thế giới.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly159Khung 38: Tôi không hiểu ý của ôngCông trình nghiên cứu dựa vào các nhóm khảo sát đã chỉ ra rằng luật sưbên nguyên cần phải hết sức thận trọng khi chĩa ngón trỏ vào bị cáo trong phiêntòa xét xử. Bồi thẩm đoàn không thích nhìn thấy hành vi này vì theo họ, luật sưkhông có quyền chỉ tay vào bị cáo khi chưa chứng minh được mình đúng. Tốthơn là hãy hướng cả bàn tay để ngửa về phía bị cáo thay vì chỉ dùng một ngón.Một khi chứng minh được bị cáo phạm tội, luật sư có thể chĩa ngón trỏ về phíabị cáo trong cuộc tranh luận sau đó. Điều này thoạt nghe có vẻ như không mấyquan trọng. Tuy nhiên, hàng chục cuộc khảo sát với các bồi thẩm đoàn giả địnhđã chỉ ra rằng các thành viên ban hội thẩm rất khắt khe với hành vi chỉ tay. Vìvậy, tôi khuyên các luật sư nên tránh thực hiện hành vi này tại phiên tòa. Cònvới chúng ta thì sao? Bản thân việc chỉ tay đã là một hành vi xúc phạm, do đóchúng ta không nên có hành vi này khi ứng xử với người bạn đời, với con cáihoặc với đồng nghiệp.Việc chỉ tay là một trong nhiều cử chỉ xúc phạm mà con người có thể thực hiệnbằng cách sử dụng bàn tay hoặc các ngón tay. Điều rõ ràng là có một số cử chỉ được rấtnhiều người biết và chúng ta chẳng cần bình luận thêm, chẳng hạn cử chỉ chĩa ngón taygiữa(*). Bên cạnh đó, việc búng tay về phía người khác cũng bị xem như là bất lịch sự,và bạn đừng bao giờ cố gắng gây sự chú ý cho người khác bằng cử chỉ tương tự cách bạndùng gọi chó. Trong phiên tòa xét sử Michael Jackson năm 2005, một trong các bà mẹcủa nguyên đơn đã để lại ấn tượng rất xấu cho các thành viên bồi thẩm đoàn vì bà búngtay về phía họ. Nếu độc giả nào quan tâm hơn đến việc giải mã các động tác của đôi taytrên khắp thế giới thì hãy tham khảo cuốn Bodytalk: The Meaning of Human Gesturescủa Desmond Morris và cuốn Gétures: The Do's and Taboos of Body Langguage theWorld của Roger R. Axtell. Hai cuốn sách tuyệt vời này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sự đa Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly160dạng của các cử chỉ trên thế giới và khả năng đặc biệt của đôi tay trong việc thể hiện cảmxúc của con người.Hãy cẩn thận khi được thực hiện hành vi chải chuốt liên quan đến bàntayChúng ta thường dùng ngón tay để sửa lại quần áo, đầu tóc và chăm chút cơ thểkhi lo lắng về vẻ ngoài của mình. Trong giai đoạn tán tỉnh, con người càng chải chuốtnhiều hơn – chúng ta không chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài của bản thân mà còn chải chuốtcho đối tượng của mình. Sự gần gũi thân mật khiến cô gái nhẹ nhàng lấy ra một sợi vảitrên ống tay áo của chàng trai cũng như khiến chàng trai lau nhẹ một mẩu thức ăn dínhtrên khóe miệng của cô gái. Chúng ta cũng có thể gặp những hành vi này ở người mẹ vàđứa con (không chỉ ở loài người mà còn ở những động vật có vú khác cũng như ở loàichim), đó là dấu hiện thể hiện sự chăm sóc và mối quan hệ gần gũi. Trong một mối quanhệ, tần suất thực hiện các hành vi chải chuốt giữa những người yêu nhau chính là cơ sởđáng tin cậy cho thấy sự hòa hợp và mức độ thân mật giữa họ.Tuy nhiên, việc chải chuốt cũng có thể khiến người khác có những đánh giá tiêucực. Chẳng hạn, nếu người nào đó tùy tiện chăm chút cho bản thân quá kỹ lưỡng trongkhi lẽ ra phải lắng nghe người khác nói thì đó là hành vi bất lịch sự và thiếu tôn trọngngười đối thoại (xem hình 47). Ngoài ra, có một số hành vi chải chuốt được mọi người đễchấp nhận hơn so với các hành vi khác. Việc lấy một sợi vải ra khỏi chiếc áo len của bạnđang mặc khi đi trên xe buýt là điều bình thường, nhưng hành vi cắt móng tay ở chỗ đôngngười lại là có vấn đề. Hơn nữa, một hành vi chải chuốt được chấp nhận ở hoàn cảnhhoặc nền văn hóa này có thể sẽ không được chấp nhận như vậy ở hoàn cảnhPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly161Hình 47 – Chải chuốt cho bản thân là điều có thểchấp nhận được, nhưng bạn hãy tránh thực hiệnhành vi này khi người khác đang nói chuyện vớibạn. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu tôntrọng người khác.(*) Hành vi chĩa ngón tay giữa thẳng đứng là hành vi xúc phạm người khác. Những thuậtngữ trong tiếng Anh dùng để chỉ hành vi này bao gồm: the one-finger salute, the highwaysalute, flipping (someone) off, flipping the bird, showing someone the middle finger,digital signaling hoặc the Trudeau salute (ND).hoặc nền văn hóa khác. Và cũng là điều không phù hợp khi một người cứ chăm chút chongười khác khi mối quan hệ giữa họ chưa thực sự thân thiết để làm như vậy.Đặc điểm của đôi bàn tay bạnĐôi khi bạn có thể đoán được người ta làm công việc gì hoặc tham gia các hoạtđộng nào bằng cách nhìn vào đôi bàn tay của họ. Bàn tay người lao động chân tay sẽ thôráp và chai sần. Những vết sẹo có thể cho biết người nào đó làm công việc đồng áng hoặclà một vận động viên (vết sẹo cho biết họ đã bị thương khi chơi thể thao). Tư thế đứng vàhai bàn tay đặt ở hai bên hông với các ngón tay co lại có thể báo hiệu người này có thời Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly162gian rèn luyện trong quân đội trước đó. Và một nghệ sĩ chơi guitar có thể có những chaitrên đầu ngón tay của một bàn tay.Đôi tay cũng có thể cho biết chúng ta chăm chút bản thân như thế nào đồng thờinói lên nhân sinh quan của chúng ta. Bàn tay có thể được chăm sóc kỹ hoặc có thể bẩnthỉu, móng tay có thể cắt sửa gọn gàng hoặc trông nham nhở. Nam giới để móng tay dàicó thể bị xem là kỳ quặc hoặc trông giống phụ nữ, và người ta thường cho rằng hành vicắn móng tay là dấu hiệu sự căng thẳng hoặc bất an (xem hình 48). Vì bộ não tập trungquá nhiều vào đôi tay nên bạn cần chú ý nhiều hơn nữa đến việc vệ sinh cho đôi tay, đồngthời cũng cần chú ý đến các bộ phận khác của cơ thể.Học cách xử lý sự cố ra mồ hôi tay Không ai thích bắt tay với một người có bàn tay ươn ướt. Vì vậy, khi gặp gỡ ngườikhác (đặc biệt là các nhân vật quan trọng như nhà tuyển dụng đầy tiềm năng, người kíhợp đồng trong tương lai hoặc các vị trong một tổ chức tài chính nào đó), những ngườihay ra mồ hôi tay nên lau khô bàn tay trước khi muốn bắt tay. Không những khiHình 48 - Nhìn chung, hành vi cắn móng tay được cholà dấu hiệu của sự bất an hoặc căng thẳng.quá nóng mà khi cảm thấy bồn chồn hoặc căng thẳng, chúng ta đều bị đổ mồ hôi tay. Khitiếp xúc với một người mà bàn tay họ đẫm mồ hôi, bạn có thể biết rằng họ đang căng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly163thẳng (vì việc kích thích hệ não rìa sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi). Bạn hãy sử dụng cơhội này để làm điều gì đó cho mối quan hệ giữa hai bên, chẳng hạn bằng cách kín đáogiúp họ bình tĩnh lại. Giúp người khác cảm thấy thoải mái khi họ đang căng thẳng là mộttrong những cách tốt nhất làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, chân thành hơn và cótriển vọng hơn. Có một số người rất sai lầm khi tin rằng việc đổ mồ hôi ở lòng bàn tay đồng nghĩavới việc nói dối. Điều này hoàn toàn không đúng. Hệ thần kinh giao cảm – hệ thần kinhhoạt động khi ta thực hiện các phản ứng của não rìa như đứng im, chạy trốn hoặc chốngtrả - cũng điều khiển các tuyến mồ hôi. Vì ngay cả một việc đơn giản như gặp người lạcũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi tay nên hiện tượng này hoàn toàn không thể được xemlà dấu hiệu của sự lừa dối. Có khoảng 5% dân số mắc chứng ra mồ hôi nhiều, và bệnh đổmồ hôi mãn tính làm cho lòng bàn tay ẩm ướt rất khó chịu (hiện tượng này được gọi làchứng ra mồ hôi quá mức) ( Collect, 2003, 11). Lòng bàn tay ướt mồ hôi không phải làbiểu hiện của việc nói dối. Đó chỉ là biểu hiện của tình trạng căng thẳng hoặc đôi khi làchứng rối loạn gen. Và bạn hãy thận trọng khi đánh giá những nguyên nhân gây ra hiệntượng đổ mồ hôi tay. Mặc dù vẫn có những nguồn thông tin cho rằng khi ai đó ra nhiềumồ hôi tay thì họ đang nói dối, điều này hoàn toàn là sai sự thật.Giải mã những hành vi phi ngôn từ của đôi tay. Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu những hành vi và đặc điểm của bàn tay có ảnhhưởng thế nào đến cách người khác đánh giá chúng ta. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu mộtsố hành vi phi ngôn ngữ từ đôi tay – những hành vi giúp chúng ta đọc được suy nghĩ vàcảm xúc của người khác. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc nêu một số nhận xét khái quát về cáchđôi tay tiết lộ thông tin, sau đó sẽ trình bày một số hành vi cụ thể của đôi tay cho thấymột người kém tự tin hoặc rất tự tin – những hành vi này rất có ích trong việc giúp ta hiểuđược những người mình tiếp xúc.Đôi tay run rẩy lo lắng chuyển tải một thông điệp quan trọng. Các cơ điều khiển đôi tay và các ngón tay được tạo ra để thực hiện những cử độngchính xác và tinh tế. Khi não rìa bị kích thích và khi chúng ta đang trong tình trạng căngthẳng, bồn chồn thì các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone như adrenalin(epinephrine) tăng lên sẽ gây hiện tượng run tay không kiểm soát được. Ta cũng sẽ bị runtay khi nghe, nhìn hay nghĩ về những điều có kết cục không hay. Bất cứ vật gì ta cầmtrong tay dường như cũng thể hiện rõ sự run rẩy đó và chuyển tải thông điệp: "Tôi đangbị căng thẳng" (xem khung 39). Hành vi này càng dễ nhận thấy khi người nào đó cầmtrong tay một vật có chiều dài như cây bút chì, điếu thuốc lá hay một vật tương đối to Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly164nhưng nhẹ như tờ giấy chẳng hạn. Các vật này sẽ rung ngay sau một lời tuyên bố hoặc sựkiện gây ra tình huống căng thẳng. Những cảm xúc tích cực cũng có thể khiến ta run tay, ví dụ khi ta trúng số hoặc thắngmột ván bài poker. Khi thực sự phấn khích, chúng ta sẽ run tay, đôi khi không kiểm soátđược. Đây chính là những phản ứng do não rìa điều khiển. Tại sân bay, khi những ông bốbà mẹ, những người vợ chồng hay các thành viên khác trong gia đình đang nóng lòng chờđón người con trong quân ngũ hoặc người họ hàng trở về, thông thường bàn tay họ sẽ runrun trong niềm vui sướng. Họ có thể kìm nén để khỏi run tay bằng cách nắm bàn tayngười khác, luồn hai bàn tay dưới nách hoặc siết chặt chúng và đặt trước ngực. Trongmột số video cũ ghi hình chuyến thăm đầu tiên của nhóm nhạc Beales đến nước Mỹ córất nhiều hình ảnh các cô gái siết chặt tay nhau để không bị run tay – điều vốn xuất hiệncùng lúc với niềm vui sướng tột cùng của họ.Khung 39: Không có lửa làm sao có khói Trong thời gian điều tra một vụ gián điệp quan trọng, tôi đã thẩm vấnmột người đàn ông có liên quan. Khi tôi quan sát ông ta thì ông châm điếuthuốc và bắt đầu hút. Lúc đó tôi thực sự không hề có manh mối về khả năng ôngcó liên quan đến vụ án, không có nhân chứng cũng không có hướng giải quyếtcụ thể, tôi chỉ có những ý tưởng mơ hồ về những người liên quan. Trong buổithẩm vấn, tôi đưa ra một loạt nhân vật khả nghi trong FBI và quân đội. Và mỗikhi tôi nhắc đến một người tên Conrad thì điếu thuốc trong tay người đàn ônglại rung lên như kim chỉ số trên máy đo kim loại. Để tìm hiểu xem đây là việcngẫu nhiên hay có ý nghĩa, tôi nêu ra thêm các tên khác nhằm kiểm tra phảnứng của ông; kết quả là ông không hề có phản ứng. Tuy nhiên, trong bốn trườnghợp khác nhau, khi tôi nhắc đến tên Conrad thì điếu thuốc lá lại rung. Điều nàyđủ để tôi khẳng định rằng giữa người đàn ông ấy và Conrad có mối quan hệ mậtthiết hơn chúng tôi biết. Điếu thuốc lá rung là một phản ứng của não rìa trướcmối đe dọa. Đó cũng là một dấu hiệu cho tôi biết rằng ông ta cảm thấy có sựnguy hiểm nào đó khi nghe cái tên này. Vì vậy, có lẽ ông đã biết được sự thậtđen tối nào đó hoặc trực tiếp nhúng tay vào vụ án. Trong buổi đầu tiên thẩm vấn người đàn ông đó, tôi đã không hề biết ông tathực sự có dính líu đến vụ án hay không bởi thành thật mà nói, tôi không biếtđầy đủ về vụ án này. Điều duy nhất khích lệ chúng tôi theo đuổi công việc điềutra và tiếp tục thẩm vấn là ông đã có phản ứng "run tay" khi nghe nhắc đến mộtcái tên. Có lẽ nếu không vì một chút sơ hở đó thì ông ta đã thoát tội. Nhưngcuối cùng, sau nhiều cuộc thẩm vấn tự nguyện trong vòng một năm, ông đã thừanhận mình có liên quan tới Conrad trong các hoạt động gián điệp và cuối cùngđã thú nhận toàn bộ tội trạng của mình.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly165 Rõ ràng, việc đầu tiên bạn phải xác định xem bạn run tay vì sợ hãi hay vui mừng,bằng cách đặt hành vi vào bối cảnh – nghĩa là xem hành vi đó xảy ra trong tình huốngnào. Nếu sự run tay đi kèm với các hành vi xoa dịu như sờ cổ hoặc mím môi thì tôi chorằng nó có liên quan đến tình trạng căng thẳng (hay một việc không hay) hơn là nhữngviệc vui. Cần lưu ý rằng hiện tượng run tay chỉ có ý nghĩa như giao tiếp phi ngôn từ khi đólà sự thay đổi so với các cử động bình thường của đôi tay. Nếu người nào đó bị run tay vìnghiện cà phê nặng, nghiện rượu hay ma túy chẳng hạn, thì điều này, dù cung cấp nhiềuthông tin, vẫn trở thành một phần của các hành vi chuẩn mực thường thấy ở họ xét vềkhía cạnh giao tiếp phi ngôn từ. Tương tự, ở những người mắc một số bệnh rối loạn thầnkinh (ví dụ bệnh Parkinson), hiện tượng run tay không nói lên trạng thái cảm xúc. Thậtra, đối với một người như thế, nếu bàn tay ngừng run trong một khoảng thời gian thì điềunày mới là dấu hiệu cho thấy họ đang nỗ lực một cách có chủ ý để tập trung sâu hơn vàovấn đề vừa được đề cập (Murray, 2007). Và hãy nhớ rằng chính sự thay đổi trong hành vimới là điều có ý nghĩa nhất. Tôi có lời khuyên dành cho các bạn: bất kì hành vi rung lắc nào xuất hiện hay kếtthúc đột ngột, hoặc có sự khác biệt đáng chú ý so với hành vi chuẩn mực thường thấy,đều đáng để chúng ta xem xét kỹ lưỡng hơn. Việc tìm hiểu xem hành vi đó xuất hiệntrong bối cảnh nào, vào thời điểm nào cùng với bất kì sơ hở nào khác (những sơ hở có thểgiúp ta lí giải được điều gì đó) sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình trong việc đọcchính xác ý nghĩa của người khác.Những hành vi của đôi tay có thể biểu hiện sự tự tin cao độ. Những hành vi thể hiện sự tự tin cao độ cho thấy người nào đó rất tin tưởng vàobản thân và cảm thấy rất thoải mái. Một số hành vi thể hiện sự tự tin đi kèm theo cử động Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly166của đôi tay còn báo hiệu cho chúng ta biết người đó cảm thấy thoải mái và hài lòng vớicông việc hiện tại của mình.Động tác chắp tay hình tháp chuông. Động tác chắp tay hình tháp chuông có thể là động tác hiệu quả nhất trong việc thểhiện sự tự tin cao độ (xem hình 49). Ở động tác này, bạn duỗi các ngón tay ra và để cácđầu ngón tay của hai bàn tay chạm vào nhau như "đôi bàn tay cầu nguyện", nhưng cácngón không đan vào nhau và hai lòng bàn tay không chạm nhau. Động tác này được gọilà chắp tay hình tháp chuông vì hai bàn tay trông như chóp nhọn của tháp chuông nhàthờ. Ở Mỹ, phụ nữ thường chắp tay ở vị trí thấp (có thể ở thắt lưng) nên đôi khi chúng takhó quan sát hơn. Nam giới lại có khuynh hướng chắp tay ở vị trí cao hơn (ở ngực) nênđộng tác này ở họ dễ nhìn thấy hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Động tác chắp tay hình tháp chuông cho thấy bạn tin tưởng vào suy nghĩ và quanđiểm của mình. Nó giúp người khác biết chính xác cảm nhận của bạn về việc gì đó và sựtâm huyết của bạn đối với quan điểm của mình (xem khung 40). Những người có địa vịcao (như luật sư, thẩm phán hay bác sĩ) thường sử dụng động tác chắp tay hình thápchuông như một phần trong chuỗi hành vi thường ngày vì họ tin tưởng vào bản thân vàđịa vị của họ. Tất cả chúng ta đều thực hiện hành vi nói trên vào lúc này hay lúc khácnhưng với những mức độ và cách thức khác nhau. Một số người lúc nào cũng chắp taykiểu này, một số người ít khi làm như vậy, những người khác lại chắp tay hình thápchuông nhưng có sự thay đổi đôi chút (chẳng hạn chỉ có hai ngón trỏ và ngón cái duỗi ravà chạm nhau, các ngón còn lại vẫn đan vào nhau). Một số người chắp tay dưới gầm bàn,những người khác để tay cao ngay phía trước mình, một số người thậm chí còn chắp taytrên đầu. Đối với những người không biết ý nghĩa ngầm và sâu xa của hành vi chắp tay hìnhtháp chuông thì hành vi này có thể được duy trì trong một khoảng thời gian đáng kể, đặcbiệt khi tình huống có lợi cho họ. Ngay cả khi biết được ý nghĩa của hành vi trên, ngườitaPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly167Hình 49 - Động tác chắp tay hình tháp chuôngvới các đầu ngón tay chạm vào nhau là một trongnhững động tác hiệu quả nhất thể hiện sự tự tinmà chúng ta có thể thực hiện.cũng khó mà che giấu nó. Đối với những người này, não rìa đã khiến hành vi chắp tayhình tháp chuông trở thành một phản xạ tự động đến mức họ khó có thể không thực hiệnnó, nhất là khi họ đang phấn khích, vì họ quên mất việc theo dõi và kiểm soát phản ứngcủa mình. Các tình huống có thể thay đổi nhanh chóng và khiến cho phản ứng của chúng tatrước sự việc và con người cũng thay đổi. Khi điều này xảy ra, chỉ trong chớp mắt, bàntay ta có thể chuyển từ tư thế chắp theo hình tháp chuông (thể hiện sự tự tin cao độ) sangmột động tác khác thể hiện sự tự ti. Khi lòng tự tin của ta bị lung lay hoặc khi tâm trí taxuất hiện mối nghi ngờ, các ngón tay sẽ không chạm vào nhau như hình tháp chuông nữamà đan vào nhau như trong tư thế cầu nguyện (xem hình 50). Những thay đổi này tronghành vi phi ngôn ngữ xảy ra rất nhanh, phản ánh rất chính xác và cho thấy những phản Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly168ứng bên trong của chúng ta ở thời điểm nào đó trước những sự kiện đang thay đổi. Mộtngười có thể chuyển từ tư thế chắp tay hình thápHình 50 - Siết chặt bàn tay là một cách phổ biếnđể thể hiện rằng chúng ta đang căng thẳng hay lolắng.chuông (thể hiện sự tự tin cao độ) sang việc đan các ngón tay vào nhau (thể hiện sự kémtự tin) rồi trở lại tư thế chắp tay hình tháp chuông – điều này cho thấy lòng tin vào bảnthân và sự hoài nghi cứ biến mất rồi lại xuất hiện. Bạn cũng có thể sử dụng động tác chắp tay hình tháp chuông và cách đặt bàn taythích hợp để tạo ấn tượng tích cực. Động tác chắp tay như trên là dấu hiệu thể hiện sự tựtin, nó đáng tin cậy đến mức chúng ta khó có thể nghi ngờ một người đang thực hiệnhành vi này. Đây là động tác rất hữu ích để chúng ta sử dụng. Các diễn giả và nhân viênbán hàng nên sử dụng nó thường xuyên để nhấn mạnh, và bất kì ai cũng nên làm động tácnày khi cố gắng chuyển tải một điểm quan trọng. Hãy lưu ý đến mức độ tự tin mà cácđộng tác của bàn tay thể hiện khi bạn được vị sếp tương lai phỏng vấn, khi trình bày mộttài liệu trong cuộc họp hay chỉ đơn giản là thảo luận các vấn đề với bạn bè.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly169Khung 40: Bồi thẩm đoàn cũng quan tâm đến động tác chắp tay hìnhtháp chuông. Hiệu quả của hành vi phi ngôn từ có thể được chứng minh bằng cách nghiêncứu ảnh hưởng của động tác chắp tay hình tháp chuông trong một số tình huốngxã giao khác nhau. Chẳng hạn, động tác này rất hữu ích khi làm chứng trướctòa; người ta ủng hộ việc sử dụng động tác này thông qua sự huấn luyện để cónhững nhân chứng giàu kinh nghiệm. Các nhân chứng nên chắp tay hình thápchuông khi muốn nhấn mạnh một quan điểm hoặc thể hiện rằng họ rất tin tưởngvào lời nói của mình. Khi họ làm như vậy, bồi thẩm đoàn sẽ đánh giá lời khaicủa họ có sức thuyết phục hơn so với khi họ chỉ đặt bàn tay vào lòng hoặc đancác ngón tay vào nhau. Điều thú vị là nếu bên nguyên đơn chắp tay hình thápchuông trong lúc nhân chứng của mình khai thì lời khai sẽ càng giá trị hơn, vìkhi đó người ta cho là luật sư rất tin lời nói của nhân chứng. Còn nếu bồi thẩmđoàn thấy các nhân chứng đan ngón tay vào nhau hoặc siết chặt hai bàn tay, họcó khuynh hướng liên tưởng hành vi đó với sự căng thẳng hoặc thường xuyênliên tưởng nó với sự lừa dối. Bạn cần lưu ý là cả người trung thực và người giảdối đều thực hiện hành vi này, và chúng ta không nên tùy tiện đánh giá là họđang nói dối. Tôi có lời khuyên rằng khi làm chứng, mọi người nên chắp tayhình tháp chuông hoặc khum hai bàn tay lại nhưng không đan các ngón vàonhau, bởi các cử chỉ này được đánh giá là có căn cứ, đáng tin cậy và chân thậthơn. Thường xuyên tham dự các buổi họp chuyên đề, tôi nhận thấy phụ nữ thường chắptay dưới gầm bàn hoặc để tay ở vị trí rất thấp – điều này làm giảm sự tự tin vốn có củahọ. Tôi hy vọng rằng khi họ nhận thức được ý nghĩa của động tác chắp tay hình thápchuông như một biểu hiện của năng lực và lòng tự tin – những đặc điểm mà hầu hết mọingười đều muốn được thừa nhận là mình sở hữu – thì sẽ có nhiều phụ nữ sử dụng độngtác này và thể hiện nó trên bàn.Những động tác của ngón tay cái. Có một điều thú vị là đôi khi lời nói lại phản ánh ngôn ngữ không lời theo cáchnào đó. Khi các nhà phê bình phim giơ hai ngón tay cái lên trước một bộ phim nào đó thìđiều này cho thấy họ tin tưởng vào chất lượng của bộ phim. Giơ ngón tay cái lên gần nhưluôn là dấu hiệu phi ngôn từ thể hiện sự tự tin cao độ. Điều thú vị là nó cũng được liêntưởng với địa vị cao. Hãy nhìn vào các bức ảnh của John F.Kennedy, bạn sẽ thấy ông rấtthường xuyên đút tay vào túi áo khoác và thò ngón cái ra ngoài (xem hình 51). Em trai Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly170ông, Bobby, cũng có hành vi tương tự. Chúng ta thường bắt gặp các luật sư, giáo sư đạihọc vàHình 51 - Thò ngón tay cái ra ngoài túiáo là động tác thường được thấy ởnhững người có địa vị cao. Nó thể hiệnrằng họ rất tự tin.bác sĩ nắm lấy ve áo của mình với ngón cái hướng lên trên. Hàng loạt hiệu ảnh hay studiothời trang trên khắp đất nước luôn trưng bày ảnh các người mẫu nữ với ít nhất một bàntay nắm chặt lấy cổ áo và giơ ngón cái lên. Hình như bộ phận marketing cũng nhận thấyđộng tác giơ ngón tay cái lên là biểu hiện của địa vị cao và sự tư tin cao độ.Những động tác của ngón tay cái thể hiện địa vị cao và sự tự tin cao độ. Khi một người giơ ngón tay cái lên thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang đề cao bảnthân và /hoặc tin tưởng vào những suy nghĩ hay hoàn cảnh hiện tại của mình (xem hình Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly17152 và 53). Động tác này là một ví dụ khác về cử chỉ chống lại trọng lực, một kiểu hành viphi ngôn từ thường được liên tưởng với sự thoải mái và tự tin cao độ. Thông thường, việcđan các ngón tay vào nhau là cử chỉ thể hiện sự tự ti, trừ trường hợp các ngón cái đượcduỗi thẳng và hướng lên. Người ta để ý thấy những người sử dụng các động tác của ngóncái nhìn chung có xu hướng hiểu biết nhiều hơn về môi trường xung quanh, nhạyHình 52 - Động tác giơ ngón tay cáilên thường là dấu hiệu đáng tin cậythể hiện những suy nghĩ tích cực. Nócó thể rất dễ thay đổi trong một cuộcnói chuyện.Hình 53 - Người ta có thể đột ngộtche giấu ngón tay cái như trong hìnhtrên. Điều này xảy ra khi người nàođó cảm thấy không chắc chắn hoặccảm xúc của họ chuyển sang hướngtiêu cực.bén hơn trong suy nghĩ và sắc sảo hơn trong việc quan sát. Bạn hãy quan sát những ngườithực hiện động tác giơ ngón tay cái lên và để ý xem họ xử lí tình huống như thế nào.Thông thường người ta sẽ không làm cử chỉ này, vì vậy khi họ sử dụng nó thì bạn có thểtương đối tin chắc rằng đây là một động tác có ý nghĩa và nó cho biết họ đang có nhữngcảm xúc tích cực.Những động tác của ngón tay thể hiện địa vị thấp và sự tự ti Khi một người (thường là nam giới) đút ngón tay cái vào túi quần và để lộ cácngón còn lại ở hai bên hông thì điều này có thể chứng tỏ họ có cảm giác tự ti (xem hình54). Đặc biệt trong tình huống xin việc làm, tín hiệu này chuyển tải thông điệp: "Tôi đangrất thiếu tự tin". Những người lãnh đạo hay quản lý không thực hiện động tác vừa nêu khi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly172đang diễn thuyết hay làm việc. Thỉnh thoảng khi thư giản, một người có địa vị cao có thểlàm động tác này trong thời gianHình 54 - Động tác đút ngón tay cái vào túiquần thể hiện địa vị thấp và sự tự ti. Nhữngngười có quyền thế nên tránh thực hiện độngtác này vì nó gửi đi thông điệp sai lệch.Khung 41: Đặt ngón tay cái sai vị trí Khi tôi nghỉ lại tại một khách sạn nổi tiếng ở Bogota, Colombia, vị quảnlý nói với tôi rằng ông vừa tuyển một số nhân viên bảo vệ mới, và mặc dù ôngkhông xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng vẫn có điều gì đó ở họ khiếnông khó chịu. Ông biết tôi từng làm việc ở FBI nên hỏi xem tôi có để ý thấy bấtkì điều gì không ổn ở những nhân viên này. Chúng tôi cùng đi ra ngoài, đến chỗnhững người bảo vệ được phân công làm nhiệm vụ và liếc nhìn thật nhanh.Người quản lý thấy mặc dù họ mặc đồng phục mới và mang giày ống sáng bóngnhưng có điều gì đó không ổn. Tôi đồng ý rằng đồng phục của họ trông rấtchuyên nghiệp nhưng chỉ ra rằng các nhân viên bảo vệ đang đứng và đút ngóntay cái vào túi quần, điều này khiến họ trông yếu ớt và thiếu năng lực. Lúc đầu,người quản lý dường như không hiểu lời tôi, nhưng khi tôi yêu cầu ông đứngđúng tư thế đó thì ông liền nói: "Đúng đấy. Trông họ như những đứa trẻ đứng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly173chờ nghe mẹ chỉ bảo những việc phải làm". Ngày hôm sau, các nhân viên bảovệ được hướng dẫn cách đứng và trông nghiêm nghị hơn (chắp tay sau lưng vàngước cằm lên) nhưng không có vẻ đe dọa khách hàng. Đôi khi những điều nhỏnhặt mang nhiều ý nghĩa. Trong trường hợp nói trên, động tác đút ngón tay cáivào túi quần là dấu hiệu thể hiện rất rõ sự thiếu tự tin – và bạn không hề muốnđiều này xuất hiện trong lực lượng an ninh, nhất là Bogota, Colombia.Bạn hãy thử thực hiện hành vi trên. Hãy đứng và đút ngón tay cái vào túi quầnrồi hỏi xem mọi người nghĩ gì về bạn. Những nhận xét của họ sẽ càng khẳngđịnh rằng tư thế vừa nêu thể hiện thái độ tự ti và không gây được ấn tượng tốt.Bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy một ứng viên tổng thống hoặc nhà lãnh đạo mộtquốc gia có hành vi đút tay vào túi. Bởi hành vi này không xuất hiện ở nhữngngười tự tin (xem hình 55).ngắn, nhưng nó sẽ không bao giờ xuất hiện khi họ đang làm việc. Bởi nó gần như luônthể hiện sự tự ti hoặc địa vị thấp.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly174Hình 55 - Động tác đút ngón tay cáivào túi quần thường được sử dụng nhưmột dấu hiệu của sự bất an hoặc thểhiện cảm xúc khó chịu trong tình huốngxã giao. Nó dễ dàng chuyển tải thôngđiệp vừa nêu trên đây là hành vi cầntránh. Những động tác của ngón tay cái gửi đi các thông điệp chính xác đến mức chúngcó thể giúp bạn đánh giá đúng người nào cảm thấy hài lòng về bản thân và người nàođang vật lộn với khó khăn. Tôi đã từng chứng kiến nhiều quý ông đang thuyết trình rấtthuyết phục và ngắt quãng phần trình bày của mình bằng động tác chắp tay hình thápchuông, nhưng khi thính giả tiết lộ một lỗi trong bài nói của họ thì họ liền đút ngón taycái vào túi. Những động tác này của ngón cái khiến người ta liên tưởng đến một đứa trẻđứng trước người mẹ đang thất vọng về nó. Hành vi này gửi đi thông điệp rằng người nàođó đang chuyển rất nhanh từ sự tự tin cao độ sang thái độ tự ti (xem khung 41)Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly175Động tác khẳng định giới tính Đôi khi nam giới, từ trong vô thức, sẽ móc ngón tay cái vào bên trong cạp quần (từcả hai bên dây khóa kéo) và kéo quần lên hoặc thậm chí còn để ngón cái ở vị trí đó, vì cácngón tay đung đưa là cách họ khẳng định giới tính (xem hình 56). Động tác khẳng địnhgiới tính là động tác rất hiệu quả trong việc thể hiện ưu thế của bản thân. Thực chất, nógửi đi thông điệp: " Hãy xem này, tôi là một người đàn ông đích thực đấy". Không lâu sau khi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi đã thảo luận về hành vi phi ngôntừ trên khi giảng dạy trong một lớp học của FBI tại Quantico, Virginia. Các học viên đềuphản đối và nói rằng chẳng có người đàn ông nào, đặc biệt từ trong vô thức, lại khẳngđịnh giớiHình 56 - Chúng ta thường bắt gặp cácchàng trai và cô gái trẻ sử dụng bàn tay đểkhẳng định giới tính trong giai đoạn tántỉnh. Đây là hành vi thể hiện ưu thế củabản thân.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly176tính của mình một cách lộ liễu như vậy cả. Ngay ngày hôm sau, một sinh viên lên lớp vàkể với lớp rằng mình đã trông thấy một anh bạn đứng trước gương trong nhà tắm, chảichuốt, đeo kính râm và đã làm động tác khẳng định giới tính chỉ trong giây lát trước khibước ra khỏi nhà tắm một cách mãn nguyện. Tôi chắc chắn chàng trai này thậm chí đãkhông ý thức được những việc mình làm. Nhưng trên thực tế, động tác khẳng định giớitính lại xuất hiện thường xuyên hơn chúng ta nghĩ, và không chỉ xuất hiện trong các bộphim cao bồi mà thôi. Hẳn bạn còn nhớ Fonz trong phim Happy Days được chiếu trêntruyền hình chứ? *Những động tác của đôi tay thể hiện sự thiếu tự tin hoặc căng thẳng. Những hành vi thể hiện sự thiếu tự tin là những hành vi trái ngược với hành vi thểhiện sự tự tin cao độ. Chúng phản ánh trạng thái khó chịu, bất an và hoài nghi của bộ não.Chúng báo hiệu cho ta biết rằng người nào đó đang có những cảm xúc tiêu cực. Việc rơivào một tình huống khó chịu, những suy nghĩ tạo ra mối nghi ngờ hoặc làm giảm sút lòngtự tin chính là nguyên nhân làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực đó.Đôi tay cứng đơ Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nói dối có xu hướng ít làm các điệu bộ hơn, ítthực hiện các hành vi đụng chạm hơn và ít cử động tay chân hơn so với những ngườitrung thực (Vrij, 2003, 65). Điều này phù hợp với các phản ứng của não rìa. Khi đối mặtvới một mối đe dọa (trong trường hợp này là việc nói dối bị phát hiện), chúng ta ít dichuyển hơn hoặc đứng im nhằm tránh sự chú ý. Hành vi này thường rất dễ nhận ra trongcuộc trò chuyện, bởi cánh tayKhung 42: Một câu chuyện gây xúc động cho người nghe. Những cử chỉ điệu bộ của kẻ nói dối có khuynh hướng kém linh động hơn so vớingười nói thật. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tôi không tin lời một phụ nữ trẻ -người đã bảo với phó cảnh sát trưởng khu vực rằng đứa con trai sáu tháng tuổi củamình bị bắt cóc trong bãi giữ xe của Wal-Mart ở Tampa, Florida. Tôi đã quan sát cô tatừ phòng ghi hình và sau khi chứng kiến hành vi của cô, tôi bảo với các điều tra viênrằng tôi không tin toàn bộ câu chuyện của cô. Thái độ của cô quá thờ ơ. Khi kể sự thật,người ta nỗ lực đến mức tối đa để đảm bảo rằng người nghe hiểu mình. Họ khoa tay vàbộc lộ cảm xúc rất rõ trên khuôn mặt. Nhưng người phụ nữ này lại không hề thể hiệnnhững điều đó. Đối với một người mẹ yêu thương con và quẫn trí vì mất con, việc kểlại một câu chuyện bắt cóc khủng khiếp sẽ đi kèm với những hành vi thể hiện cảm xúc Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly177mãnh liệt hơn. Sự thiếu vắng những hành vi này ở người phụ nữ đã cảnh báo chúng tôi.Cuối cùng, cô ta đã thú nhận mình giết con bằng cách nhét nó vào túi nhựa đựng rác.Câu chuyện về vụ bắt cóc hoàn toàn là bịa đặt. Chính phản ứng ngồi im – phản ứng dohệ não rìa điều khiển và khiến cô ta không thực hiện được các cử động – đã tố cáo rằngcô ta đang nói dối.của một người có khuynh hướng bị kìm giữ và không cử động khi họ nó dối nhưng lại rấtlinh động khi họ nói thật. Những thay đổi như vậy được điều khiển bởi hệ não rìa chứkhông phải não tư duy, do đó chúng đáng tin cậy hơn và có ích hơn lời nói. Chúng chobiết những gì đang thật sự diễn ra trong tâm trí của người nói (xem khung 42). Vì vậy,bạn hãy chú ý tìm kiếm những cử động bị kìm nén đột ngột của bàn tay và cánh tay,chúng sẽ tiết lộ nhiều điều giúp bạn biết được suy nghĩ của một người.Động tác siết chặt bàn tay. Khi người ta siết chặt bàn tay hoặc đan các ngón tay vào nhau, đặc biệt khi phảnứng lại một lời bình phẩm, một sự kiện hoặc một.... Thay đổi quan trọng của môi trường xung quanh, thì đó thường là dấu hiệu chothấy họ đang căng thẳng hoặc thiếu tự tin (xem hình 50 trang 197). Đây là hành vi tự xoadịu rất phổ biến, chúng ta có thể bắt gặp hành vi này ở nhiều người trên khắp thế giới. Nóthật sự khiến họ trông như đang cầu nguyện và có lẽ từ trong tiềm thức hay theo cách nàođó, họ đang cầu nguyện. Khi ta siết chặt bàn tay càng mạnh thì một số vùng trên ngón taysẽ có màu xanh tái vì máu bị đẩy ra khỏi những chỗ bị siết chặt. Rõ ràng là vấn đề càngtrở nên tồi tệ hơn khi hành vi này được thực hiện.Động tác chà xát bàn tay vào nhau hoặc chà xát kèm theo đan các ngóntay lại.Khi có cảm giác nghi ngờ (một biểu hiện của sự thiếu tự tin ở mức độ nhẹ) hơicăng thẳng một chút, người ra sẽ chỉ chà xátPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly178Hình 57 - Chúng ta thường làm dịusự lo lắng và căng thẳng bằng cáchchà nhẹ các ngón tay vào khắp lòngbàn tay hoặc chà xát hai bàn tayvào nhau.Hình 58 - Khi người nào đó đancác ngón tay vào nhau và chàxát lên xuống như hình trên, thìđiều đó có nghĩa là bộ não đangyêu cầu họ làm cho hai bàn taytiếp xúc với nhau nhiều hơn đểlàm dịu nỗi lo lắng đang mỗi lúcmột tăng.nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau (xem hình 57). Tuy nhiên, nếu tình huống trở nên căngthẳng hơn hoặc nếu người đó càng thiếu tự tin hơn, bạn sẽ thấy rằng từ chỗ chà nhẹ ngóntay vào lòng bàn tay, họ đột ngột chuyển sang đan các ngón tay vào nhau và chà xátmạnh hơn (xem hình 58). Việc đan các ngón tay vào nhau là một dấu hiệu rất chính xácthể hiện sự căng thẳng tột độ - điều mà tôi từng thấy rất rõ trong các buổi thẩm vấn (cả ởFBI lẫn ở những người trả lời chất vấn trước quốc hội). Ngay khi một vấn đề rất tế nhịđược đưa ra bàn bạc, các ngón tay của họ duỗi ra và đan vào nhau, sau đó hai bàn tay bắtđầu chà xát lên xuống. Tôi đoán rằng việc chà xát hai bàn tay vào nhau càng nhiều sẽchuyển đến bộ não những thông điệp có tính xoa dịu hơn.Hành vi sờ cổ. Tôi đề cập đến hành vi sờ cổ trong chương này – chương bàn về những động táccủa bàn tay – vì nếu bạn để mắt đến bàn tay thì nó sẽ khiến bạn chú ý đến cổ. Trên thựctế, khi người ta sờ lên bất kì vị trí nào trên cổ trong lúc nói chuyện thì điều này có nghĩalà họ đang kém tự tin hơn bình thường hoặc đang xoa dịu căng thẳng. Việc che vùng cổ, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly179cổ họng và /hoặc hõm cổ khi đang căng thẳng là dấu hiệu phổ biến đầy sức thuyết phụccho thấy bộ não đang xử lý rất linh hoạt vấn đề gì đó có khả năng đe dọa, có thể bị phảnđối, chưa được giải quyết, những việc đáng ngờ hoặc gây xúc động. Nó không liên quanđến sự dối trá, mặc dù những kẻ nói dối có thể thực hiện hành vi này khi gặp rắc rối. Vìvậy, bạn hãy để ý đến đôi tay của người khác; khi những cảm xúc khó chịu và căng thẳngxuất hiện ở họ thì bàn tay họ sẽ đưa lên ngay lúc ấy và che hoặc sờ vào cổ. Tôi đã bắt gặp hành vi này vô số lần, tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biếtý nghĩa của nó (xem khung 43). Mới gần đây, khi tôi đang tán gẫu với một người bạn ởbên ngoài phòng hội nghị thì có một phụ nữ bước ra với một tay đặt trên hõm cổ còn taykiaKhung 43: Nói dối không tiếc lờiĐôi khi việc không che vùng cổ có thể là một manh mối làm lộ tẩy, nói cho biếtcó điều gì đó bất ổn. Có lần tôi đã cộng tác với một cơ quan thi hành luật để điều tramột vụ án được cho là vụ cưỡng bức. Khi tường thuật lại sự việc, người phụ nữ có liênquan đã kể ba vụ cưỡng bức khác nhau trong khoảng thời gian năm năm – một tần suấthiếm thấy nếu xét về mặt thống kê. Khi xem lại các đoạn băng ghi hình cuộc thẩm vấncô ta, tôi để ý thấy trong lúc diễn tả lại mình đã sợ hãi và cảm thấy khủng khiếp đến thếnào, cô ta rất thụ động và không hề che hõm cổ dù chỉ một lần. Tôi nhận thấy "việcthiếu vắng hành vi này" ở cô ta có điều đáng ngờ và đã nói cho các điều tra viên biết.Người phụ nữ này chỉ đơn giản là không thể hiện các dấu hiệu điển hình của tình trạngcăng thẳng. Trong thực tế, tôi đã từng điều tra các vụ cưỡng bức khác, và người phụ nữ- nạn nhân trong những trường hợp đó – sẽ che hõm cổ trong lúc tường thuật lại vụ việc(ngay cả khi nó đã xảy ra từ vài thập kỉ trước). Khi chúng tôi điều tra kỹ hơn, vụ án liênquan đến người phụ nữ nói trên đã được làm sáng tỏ. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện rarằng cô ta đã bịa đặt toàn bộ câu chuyện (điều này khiến chính quyền thành phố tốnhàng ngàn đôla) chỉ vì cảm thấy phấn khích trước việc nhận được sự chú ý ngày càngnhiều của các viên chức thụ lí vụ án, các nhân viên điều tra và luật sư biện hộ - tất cảnhững người này lúc đầu đã tin và muốn giúp đỡ cô ta.cầm điện thoại. Người bạn của tôi vẫn tiếp tục trò chuyện như thể không có chuyện gì bấtthường. Khi người phụ nữ ấy kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại, tôi liền nói:"Chúng ta nên đến xem cô ấy thế nào đi, có chuyện không ổn rồi". Sự thật đúng như vậy.Một đứa con của cô bị sốt cao ở trường và cần được đưa về nhà càng sớm càng tốt. Có Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly180thể thấy sờ cổ là một trong những hành vi đáng tin cậy và chính xác đến mức nó thật sựđáng để chúng ta chú ý kỹ hơn.Các động tác kìm nén cảm xúc của đôi tayĐộng tác kìm nén cảm xúc là hành vi phi ngôn từ chỉ xuất hiện thoáng qua khi mộtngười cố gắng kìm nén phản ứng bình thường trước một tác nhân gây kích thích tiêu cực(Ekman, 2003,15). Trong những tình huống này, hành vi càng có tính bản năng chỉ tồn tạitrong thời gian ngắn thì thông thường càng chân thật. Chẳng hạn, thử tưởng tượng mộtnhân viên được sếp gọi tới và yêu cầu làm việc vào cuối tuần này vì một đồng nghiệp bịốm. Khi nghe tin đó, anh ta đột nhiên nhăn mũi hoặc hơi mỉm cười, nhưng tất cả chỉ xuấthiện thoáng qua. Những động tác kìm nén cảm xúc này biểu lộ thái độ không thích và làdấu hiệu rất chính xác cho thấy cảm xúc thật của một người. Tương tự, đôi tay cũng cóthể thực hiện động tác kìm nén cảm xúc và có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì điều này (xemkhung 44).Khung 44: Ngón tay giữa cũng có thể tiết lộ thông tinTrong cuốn sách đáng chú ý của mình có tên là Nói dối (Telling Lies), tiến sĩPaul Ekman đã mô tả công trình nghiên cứu của mình, trong đó ông sử dụng cáccamera tốc độ cao để tìm hiểu những động tác kìm nén cảm xúc – những động tác xuấthiện một cách vô thức và thể hiện thái độ căm ghét hoặc cảm xúc thật của một người(Ekman, 1991,129-131). Một trong những động tác kìm nén cảm xúc được ông lưu ý làđộng tác giơ ngón tay giữa lên. Trong một vụ án quan trọng đến an ninh quốc gia màtôi có tham gia quan sát, một đối tượng liên tục dùng ngón tay giữa để sửa lại kính đeomắt mỗi khi viên trưởng nhóm thẩm vấn thuộc Bộ tư pháp (người mà đối tượng này rấtkhinh thường) hỏi ông ta. Hành vi vừa nêu không xuất hiện khi ông ta gặp người thẩmvấn khác, nó chỉ xuất hiện trước mỗi một người này thôi. Lúc đầu, chúng tôi khôngnghĩ rằng cử chỉ mà mình nhìn thấy rất rõ và thoáng qua đó lại có mối liên hệ rõ ràngvới người thẩm vấn duy nhất. Thật may là các buổi thẩm vấn đều được ghi hình lạitheo yêu cầu của pháp luật (đối tượng đồng ý hợp tác với chúng tôi sẽ được xem xétgiảm nhẹ tội), vì vậy chúng tôi có thể xem lại đoạn băng để khẳng định những gì mìnhđã nhìn thấy.Một điều có lẽ cũng rất thú vị là vị trưởng nhóm thẩm vấn nói trên không hềnhìn thấy hành vi liên quan đến ngón tay giữa, và khi được kể lại, ông vẫn không thừanhận đó là dấu hiệu cho thấy đối tượng có ác cảm với mình. Tuy nhiên, khi vụ việc kếtthúc, đối tượng ấy đã nói một cách khó chịu rằng ông ta khinh thường vị trưởng nhómkia đến mức nào và rõ ràng là ông ta tỏ ra bất hợp tác trong phiên làm việc với vị ấy Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly181xuất phát từ sự khinh thường nói trên.Các động tác kìm nén cảm xúc của bàn tay xuất hiện dưới nhiều dạng, kể cả việcđẩy hai bàn tay dọc theo chân và hướng xuống phía dưới rồi giơ ngón tay giữa lên khilòng bàn tay chạm đầu gối. Chúng ta có thể bắt gặp điều này ở cả nam lẫn nữ. Một lầnnữa tôi xin nhắc lại rằng những động tác kìm nén cảm xúc xuất hiện rất nhanh và có thểđược che giấu dễ dàng bằng các hoạt động khác. Bạn hãy quan sát những hành vi nàyvà đừng bỏ qua nếu nhìn thấy chúng. Trong một chừng mực nhất định, các động táckìm nén cảm xúc nên được xem xét trong bối cảnh như là các dấu hiệu của sự thù hằn,căm ghét hoặc khinh miệt.Những thay đổi trong động tác của đôi tay có thể tiết lộ thông tin quantrọngCũng như đối với tất cả các hành vi phi ngôn ngữ khác, những thay đổi đột ngộttrong cử động của đôi tay thể hiện sự thay đổi đột ngột trong suy nghĩ và cảm xúc củamột người. Trong bữa ăn nếu ai đó rút nhanh bàn tay mình ra khỏi bàn tay người mìnhyêu thì đó là dấu hiệu cho thấy có chuyện không hay vừa xảy ra. Mặc dù người ta có thểchỉ rút tay lại trong vài giây, nhưng đó là biểu hiện chính xác và trung thực tiết lộ cảmxúc của họ.Việc rút bàn tay dần dần cũng đáng để người ta chú ý. Cách đây một thời gian, tôiđược hai vợ chồng người bạn (vốn chơi với tôi từ lúc còn học đại học) mời đến ăn tối.Cuối bữa ăn, chúng tôi ngồi quanh bàn tán gẫu và đề cập đến vấn đề tài chính. Họ tiết lộrằng họ đang gặp khó khăn về chuyện tiền nong. Khi người vợ phàn nàn: "Tiền củachúng tôi dường như không cánh mà bay" thì cùng lúc ấy, người chồng cũng dần rút tayra khỏi mặt bàn. Khi người vợ nói , tôi quan sát thấy anh chồng cứ rút tay từ từ và cuốicùng đặt bàn tay vào lòng. Sự dịch chuyển này là một manh mối thể hiện tâm lý chạy trốn(một phần trong cơ chế sinh tồn của não rìa). Hiện tượng này thường xuất hiện khi chúngta bị đe dọa. Hành vi rút tay đã cho tôi biết rằng người chồng đang che giấu điều gì đó.Hóa ra anh ấy đã lén lút rút tiền từ tài khoản chung của hai người để đánh bạc – một thóiquen xấu mà anh đã phải trả giá bằng chính cuộc hôn nhân của mình. Việc biết mình cóhành vi sai trái (lén lút rút tiền) chính là nguyên nhân khiến anh rút tay ra khỏi bàn. Vàmặc dù đó chỉ là sự thay đổi dần dần nhưng cũng đủ khiến tôi nghi ngờ rằng có chuyệnkhông hay xảy ra.Khi tìm hiểu các động tác của đôi tay, bạn nên quan sát kỹ và để ý xem khi nào thìđôi tay nằm im. Khi một người ngừng sử dụng đôi tay để minh họa hoặc nhấn mạnh điềugì, thì khi đó thường là manh mối cho thấy có sự thay đổi trong hoạt động của bộ não (có Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly182thể là do thiếu nhiệt tình) và nó khiến khác ý thức đánh giá hành vi này nhiều hơn. Chúngtôi đã từng lưu ý rằng sự hạn chế các động tác của bàn tay có thể là dấu hiệu của sự lừadối, nhưng bạn đừng vội đưa ra kết luận như vậy. Khi đôi tay của người nào đó không cửđộng thì điều duy nhất bạn có thể suy đoán là bộ não của hộ đang chuyển tải một tìnhcảm hoặc suy nghĩ khác. Sự thay đổi có thể chỉ phản ánh sự thiếu tự tin hoặc thiếu tâmhuyết với những điều mình đang nói (vì nhiều lí do khác nhau). Hãy nhớ rằng bất kì sựthay đổi nào so với động tác bình thường của đôi tay (chẳng hạn thực hiện các động táccủa đôi tay nhiều hơn, ít hơn hoặc chỉ đơn giản là động tác có điều gì đó bất thường) đềuđáng để chúng ta xem xét vì nó thật sự có ý nghĩa.Một số nhận xét có tính kết luận về ngôn ngữ không lời của đôi tay vàcác ngón tayĐa số chúng ta đều dành nhiều thời gian để quan sát khuôn mặt của người khácmà quên mất thông điệp mà đôi bàn tay họ chuyển tải. Đôi bàn tay nhạy cảm của chúngta không chỉ cảm nhận và nhận biết thế giới xung quanh mà còn phản ánh những phảnứng của chúng ta trước thế giới đó. Khi ta ngồi trước một giám đốc ngân hàng và tự hỏikhông biết ngân hàng có chấp nhận cho ta vay vốn hay không, đồng thời để bàn tay phíatrước và đan ngón tay vào nhau (như đang cầu nguyện), thì đó là dấu hiệu phản ánh sựcăng thẳng và lo âu trong chúng ta. Hoặc trong một buổi họp bàn về công việc, chúng tacó thể chắp tay hình tháp để người ta biết rằng ta đang rất tự tin. Bàn tay chúng ta có thểrun lên khi nhắc đến một người đã phản bội chúng ta trong quá khứ. Bàn tay và các ngóntay có thể cung cấp vô số thông tin có ý nghĩa. Bạn chỉ cần quan sát và giải mã nhữngđộng tác của bàn tay thật chính xác dựa vào hoàn cảnh phù hợp với hoàn cảnh.Bạn có thể biết được cảm nhận của người khác về mình chỉ bằng một cái chạmnhẹ. Đôi bàn tay chính là phương tiện rất hiệu quả trong việc chuyển tải cảm xúc củachúng ta. Bạn hãy sử dụng chúng trong giao tiếp phi ngôn từ của mình và dựa vào đó đểhiểu những hành vi phi ngôn từ rất có ý nghĩa của người khác.Chương bảyTấm gương phản chiếu nội tâmNgôn ngữ không lời của khuôn mặtPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly183Khi đề cập đến cảm xúc thì khuôn mặt chính là nơi thể hiện những suy nghĩ vàcảm xúc của con người. Tất cả những gì ta cảm nhận đều được chuyển tải một cách tinhtế thông qua một nụ cười, cái cau mày hoặc vô vàn sắc thái đan xen nhau. Đó chính làmột may mắn mà con người có được từ quá trình tiến hóa, nó tách chúng ta ra khỏi tất cảcác loài vật khác và khiến chúng ta trở thành sinh vật có khả năng bộc lộ cảm xúc nhiềunhất trên hành tinh.Hơn bất cứ thứ gì khác, nét mặt đóng vai trò là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới –ngôn ngữ chung của các nền văn hóa khác nhau – cho dù bạn đang ở bất cứ nơi nào. Thứngôn ngữ mang tính quốc tế này được xem là phương tiện giao tiếp thiết thực từ buổibình minh của loài người, nó giúp con người hiểu nhau hơn khi chưa có ngôn ngữ chung.Khi quan sát người khác, chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra lúc nào thì họ ngạcnhiên, thích thú, buồn chán, mệt mỏi, lo âu hay nản lòng. Chúng ta có thể nhìn vào gươngmặt bạn mình và biết được khi nào thì họ bực dọc, hài lòng, đau khổ thất vọng, hoài nghihoặc lo lắng. Nét mặt của trẻ con cho chúng ta biết chúng đang buồn, phấn khích, bối rốihay căng thẳng. Chúng ta chưa bao giờ được dạy dỗ bài bản về cách tạo ra hoặc thể hiệnnhững nét mặt đó, tuy nhiên tất cả chúng ta đều biết, đều thể hiện những nét mặt đó, đềuthể hiện giải mã được chúng cũng như truyền tải thông điệp thông qua chúng.Với tất cả các cơ khác nhau có khả năng điều khiển chính xác miệng, môi, mắt,mũi, trán và hàm, khuôn mặt của con người được tạo hóa ban cho đầy đủ mọi yếu tố đểthể hiện vô vàn nét mặt khác nhau. Người ta ước tính con người có khả năng thể hiện hơnmười nghìn nét mặt (Ekman, 2003, 14-15).Chính sự linh hoạt này khiến ngôn ngữ không lời của khuôn mặt trở nên cực kìhiệu quả cũng như rất chân thật (khi không chịu sự tác động nào). Chúng ta có thể nhậnra những nét mặt hạnh phúc, buồn bã, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, ghê tởm, vui sướng,xấu hổ, đau khổ và thích thú ở khắp mọi nơi (Ekman, 2003, 1-37). Và ở bất kì nơi đâutrên thế giới, chúng ta cũng nhận ra được cảm giác không thoải mái ở con người – dù nóbiểu lộ trên gương mặt trẻ em hay người già. Tương tự, chúng ta có thể nhận ra những nétmặt tiết lộ cho ta biết mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp đối với người nào đó.Mặc dù khuôn mặt là một bộ phận rất trung thực trong việc bộc lộ cảm xúc nhưngkhông phải lúc nào nó cũng thể hiện những tình cảm thật của chúng ta. Vì ở một mức độnào đó, chúng ta có thể kiểm soát được nét mặt của mình và do đó có thể tạo ra một bộmặt không thật. Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, bố mẹ đã dạy ta rằng không được nhănmặt khi không thích thức ăn, hoặc bắt ta giả vờ cười khi chào hỏi những người mà mìnhkhông thích. Thực chất, chúng ta đã được dạy cách nói dối bằng khuôn mặt, vì vậy ta rất Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly184thành thạo trong việc che giấu những tình cảm thật trên gương mặt mình, mặc dù đôi khita có thể để lộ những tình cảm đó.Khi dùng khuôn mặt để nói dối, chúng ta thường bị người khác gọi là "đóng kịch".Điều rõ ràng là các diễn viên tầm cỡ quốc tế có thể sử dụng bất cứ nét mặt nào để thểhiện những cảm xúc theo yêu cầu của vai diễn. Thật không may là nhiều người, nhất lànhững kẻ lừa đảo hoặc những tên tội phạm xã hội khác nguy hiểm hơn, có thể làm đượcđiều này. Chúng có thể "đeo mặt nạ" khi nói dối, khi thông đồng với nhau hoặc cố ý gâytác động đến những nụ cười giả dối, những giọt nước mắt cá sấu hoặc một vẻ ngoài dốitrá.Nét mặt có thể giúp ta hiểu rõ những suy nghĩ và cảm xúc của một người. Chúngta cần lưu ý rằng nét mặt đó có thể giả tạo; vì vậy dấu hiệu đáng tin cậy nhất để xác địnhtình cảm thật của họ chính là các nhóm hành vi (bao gồm những manh mối được bộc lộtrên khuôn mặt và các động tác của cơ thể). Các nhóm hành vi này luôn hỗ trợ bổ sungcho nhau. Bằng cách quan sát nét mặt trong từng tình huống cụ thể và so sánh nó vớinhững hành vi phi ngôn từ khác, chúng ta có thể biết được bộ não xử lý, cảm nhận điều gìvà/hoặc có ý định gì. Vì bộ não có xu hướng sử dụng các bộ phận nằm phía trên đôi vainhư một chiếc giá vẽ (canvas) để thể hiện cảm xúc và chuyển tải thông điệp, nên chúng tasẽ nghiên cứu chung cả khuôn mặt và " trợ thủ" của nó – vùng cổ, nghĩa là cả "bộ mặt"của chúng ta trong cái nhìn của người khác.Sự bộc lộ các cảm xúc tích cực và tiêu cực qua khuôn mặtNhững cảm xúc tiêu cực (như bực tức, phẫn nộ, ác cảm, sợ hãi và giận dữ) làmcho chúng ta căng thẳng. Tình trạng căng thẳng này được thể hiện dưới nhiều hình thức,cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Khuôn mặt của chúng ta có thể bộc lộ đồng thời nhiềumanh mối tiết lộ trạng thái căng thẳng như: các cơ quai hàm căng lên, hai cánh mũiphồng lên (giãn nở ra), mắt liếc nhìn, miệng run run, môi mím chặt. Nếu quan sát kỹ hơn,bạn có thể thấy đôi mắt của người đang căng thẳng cứ nhìn chằm chằm, cổ cứng đờ, đầukhông hề nghiêng. Có thể người ta không hề nói lời nào rằng mình đang căng thẳng,nhưng nếu có những biểu hiện này thì chắc chắn người đó đang lo lắng và bộ não của họđang xử lí vấn đề nào đó vốn gây cảm xúc tiêu cực. Trên khắp thế giới, người ta bộc lộnhững manh mối là việc làm thật sự có ý nghĩa.Khi có tâm trạng lo âu, một người có thể bộc lộ tất cả hoặc chỉ một vài hành vi phingôn từ nói trên. Các hành vi này có thể xuấtPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly185Hình 59 – Mắt nheo lại, trán lằn nhữngnếp nhăn, mặt mày nhăn nhó là nhữngdấu hiệu thể hiện sự căng thẳng và khóchịu.hiện mờ nhạt và thoáng qua hoặc có thể xuất hiện rất rõ và đáng chú ý, có thể xuất hiệntrong vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Hãy nhớ lại Clint Eastwood trong các phim caobồi, hãy nhớ lại lúc ông ta liếc nhìn đối thủ trước cuộc đấu súng. Cái nhìn đó đã nói lêntất cả. Dĩ nhiên là các diễn viên đã được đào tạo để làm cho khán giả dễ nhận ra vẻ mặtcủa mình. Tuy nhiên, trong thực tế, những manh mối phi ngôn ngữ nói trên đôi khi lạikhó phát hiện hơn, vì chúng được bộc lộ rất tinh vi, vì người ta cố tình làm cho chúng tatrở nên khó hiểu, hoặc chỉ đơn giản vì chúng ta không chú ý đến chúng (xem hình 59).Chẳng hạn, chúng ta thử xem xét biểu hiện căng quai hàm như một dấu hiệu củasự căng thẳng. Sau một cuộc họp về công việc, một nhân viên điều hành có thể nói vớiđồng nghiệp rằng "Anh có thấy quai hàm của Bill đã căng lên như thế nào khi tôi đưa rađề nghị đó không?". Bạn sẽ chỉ nghe đồng nghiệp đó đáp lại rằng "Không, tôi không thấyđiều đó" (xem khung 45). Chúng ta bỏ qua những manh mối lộ ra trên khuôn mặt vìchúng ta đã được dạy là không được nhìn chằm chằm vào người khác và/hoặc vì ta tậptrung vào những điều người khác nói hơn là cách họ nói.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly186Khung 45: Miệng anh nói anh yêu em, nhưng vẻ mặt anh cho thấy điềukhác hẳnTôi rất ngạc nhiên vì không biết bao nhiêu lần, người ta thốt lên những lời lẽ lạcquan trong khi gương mặt lại để lộ những hành vi phi ngôn từ tiêu cực rõ ràng mâuthuẫn với lời nói của mình. Tại buổi tiệc gần đây, một người khách nói với tôi rằng anhrất hài lòng khi các con mình tìm được công việc tốt. Những người đứng xung quanhđã chúc mừng anh. Tuy nhiên, khi nói đến điều này, anh không hề cười tươi và các cơquai hàm thì căng lên. Sau đó vợ anh đã lên tiếng với tôi rằng thật ra anh rất buồn vìcác con chỉ kiếm được những công việc vô nghĩa và không có tương lai. Trong trườnghợp này, lời nói của người khách ấy hoàn toàn khác hẳn với những gì gương mặt anhthể hiện.Hãy luôn nhớ rằng người ta thường che giấu những cảm xúc của mình, điều nàykhiến cho chúng trở nên rất khó phát hiện hơn nếu chúng ta không quan sát kỹ. Hơn nữa,những manh mối trên khuôn mặt có thể xuất hiện thoáng qua (đó là những cử chỉ kìm néncảm xúc) nên chúng ta khó nhận biết được. Trong một cuộc nói chuyện bình thường,những hành vi trên có thể không mang nhiều ý nghĩa; nhưng trong một cuộc đối thoạiquan trọng giữa các cá nhân (chẳng hạn giữa những người yêu nhau, giữa cha mẹ và concái, giữa các đối tác kinh doanh hoặc trong một buổi phỏng vấn xin việc), những hành vithể hiện sự căng thẳng đó dù có vẻ không quan trọng lắm nhưng có thể phản ánh mâuthuẫn sâu sắc trong cảm xúc. Vì bộ não – vốn hoạt động có ý thức – có thể cố gắng chegiấu những cảm xúc do não rìa điều khiển nên chúng ta cần phải phát hiện bất kỳ dấuhiệu nào được thể hiện ra bên ngoài vì chúng có thể tiết lộ chính xác hơn những ý định vàsuy nghĩ thầm kín của một người.Mặc dù chúng ta dễ dàng nhận ra và rất thường nhận ra những nét mặt thể hiệnniềm vui sướng, nhưng người ta cũng có thể kìm nén hoặc che giấu chúng vì nhiều lý dokhác nhau – điều này khiến taKhung 46: Khuôn mặt và bàn chân bộc lộ cảm giác hạnh phúcCách đây không lâu, tôi đang ngồi chờ chuyến bay ở Baltimore thì người đànông đứng cạnh tôi (tại quầy vé) nhận được tin vui là mình sẽ được chuyển lên khoang Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly187hạng nhất. Khi ngồi xuống anh ta cố kìm nén để không cười, vì việc anh quá vui mừngvới may mắn của mình sẽ bị những hành khách khác – những người đang chờ đượcchuyển vé – đánh giá là khiếm nhã. Nếu chỉ dựa vào nét mặt để kết luận rằng anh đangsung sướng thì thật thiếu cơ sở. Tuy nhiên, sau đó, tôi tình cờ nghe được anh kể với vợvề tin vui này qua điện thoại. Và mặc dù anh nói rất khẽ để những người ngồi gần đókhông nghe thấy, nhưng bàn chân anh lại nhún nhảy như bàn chân của đứa trẻ đang háohức mở quà sinh nhật. Đôi bàn chân sung sướng đã cho tôi thêm bằng chứng về tâmtrạng vui vẻ của anh. Vì vậy, bạn hãy nhớ tìm kiếm các nhóm hành vi để có thêm cơ sởvững chắc cho những gì mình quan sát.khó phát hiện những nét mặt ấy hơn. Chẳng hạn lúc chơi bài poker, chắc chắn chúng takhông muốn bộc lộ niềm vui sướng khi nắm giữ những lá bài có lợi trong tay; hoặcchúng ta có thể không muốn biết các đồng nghiệp biết mình được thưởng nhiều tiền hơnhọ. Chúng ta biết cố che giấu niềm hạnh phúc và phấn khích trong những tình huống tanghĩ rằng việc tiết lộ vận may của mình là điều dại dột. Tuy nhiên, cũng như với nhữngmanh mối tiêu cực mà họ để lộ, những hành vi phi ngôn từ tích cực (dù khó nhận ra hoặcbị kìm nén) vẫn có thể được phát hiện nếu ta quan sát kỹ cũng như xem xét thêm nhữnghành vi khác (cũng được bộc lộ tinh vi). Chẳng hạn khuôn mặt ta có thể thoáng bộc lộniềm vui, nhưng bản thân điều này có thể chưa đủ để thuyết phục một người quan sát sắcsảo rằng chúng ta thật sự hạnh phúc. Tuy nhiên, bàn chân ta có thể tiết lộ thêm nhữngchứng cứ thể hiện niềm vui, điều này giúp họ có cơ sở để tin rằng cảm xúc tích cực ởchúng ta là cảm xúc thật (xem khung 46).Khung 47: Một hành vi mà bạn sẽ không tìm thấy ở thang máyBạn hãy thử nghiêng đầu khi đứng trong một thang máy có đông người lạ và giữnguyên tư thế đó trong suốt thời gian nó di chuyển. Đối với đa số người, điều này rấtkhó thực hiện. Vì hành vi nghiêng đầu chỉ xuất hiện vào thời điểm chúng ta thực sựthoải mái, mà việc đứng trong thang máy với toàn người lạ ở xung quanh chắc chắnkhông phải là một trong những thời điểm đó. Hãy thử nghiêng đầu khi nhìn thẳng vàomắt người nào đó trong thang máy. Bạn sẽ cảm thấy điều này thậm chí còn khó thựchiện hơn, nếu không muốn nói là không thể.Những cảm xúc hạnh phúc mà chúng ta thực sự trải qua và không thể kìm nén sẽđược phản ánh qua khuôn mặt và vùng cổ. Khi ta có những cảm xúc tích cực, các nếpnhăn trên trán sẽ giãn ra, các cơ quanh miệng được nới lỏng, đôi môi trở nên đầy đặn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly188(chứ không mím chặt lại) và đôi mắt mở to vì các cơ xung quanh được thư giãn. Khi tathật sự thoải mái và dễ chịu, các cơ trên khuôn mặt sẽ giãn ra và đầuHình 60 – Hành vi nghiêng đầu là mộtcách rất hiệu quả để chuyển tải thôngđiệp: "Tôi rất thoải mái, cởi mở và thânthiện". Hành vi này rất khó thực hiện khichúng ta giao tiếp với những người màmình không thích.ta nghiêng sang một bên, để lộ vùng dễ bị tổn thương nhất – vùng cổ (xem hình 60). Tathường bắt gặp hành vi này trong giai đoạn tán tỉnh, nó cho thấy người nào đó vô cùngthoải mái. Và đây là hành vi mà ta gần như không thể bắt chước được khi cảm thấy khóchịu, căng thẳng, ngờ vực hoặc bị đe dọa (xem khung 47).Giải mã những hành vi phi ngôn từ của đôi mắtĐôi mắt được gọi là cửa sổ tâm hồn, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu hai ô cửa sổ nàyđể biết được những thông điệp phi ngôn từ chuyển tải cảm xúc hoặc suy nghĩ của ngườikhác. Mặc dù nhiều bài hát có lời như "đôi mắt lừa dối của em", nhưng đôi mắt chúng talại bộc lộ nhiều thông tin hữu ích. Thật vậy, đôi mắt có thể là chiếc phong vũ biểu rấtchính xác cho biết những cảm xúc của chúng ta, vì ở một mức độ nào đó, chúng ta có rấtít khả năng kiểm soát chúng. Không giống những bộ phận khác trên khuôn mặt (mà cáccử động của chúng ít có tính phản xạ hơn), quá trình tiến hóa đã làm biến đổi các cơ ởtrong và quanh mắt để bảo vệ đôi mắt khỏi nguy hiểm. Chẳng hạn, các cơ bên trong nhãn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly189cầu sẽ bảo vệ những bộ phận dễ bị tổn thương khỏi ánh sáng gay gắt bằng cách làm đồngtử co lại, và các cơ quanh mắt sẽ làm cho đôi mắt khép lại ngay lập tức nếu có vật nguyhiểm đến gần. Những phản ứng vô thức này giúp đôi mắt trở thành bộ phận rất trung thựctrên khuôn mặt. Vì vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu một số hành vi đặc biệt của đôi mắt –những hành vi có thể giúp ta hiểu rõ suy nghĩ ý định của người khác.Đồng tử co lại và hành vi nheo mắt là một cách hạn chế việc sử dụng mắtNghiên cứu chỉ ra rằng khi không ở trong tình huống bị giật mình thì nếu ta thíchnhững thứ mình muốn nhìn thấy, đồng tử của ta sẽ giãn ra; còn nếu ta không thích, đồngtử sẽ co lại (xem lại hình 61) (Hess, 1975a; Hess, 1975b)Hình 61 – Trong hình vẽ trên, bạn có thể nhìn thấy đồng tử co lạivà giãn ra. Ngày từ lúc mới sinh, chúng ta đã cảm thấy dễ chịukhi đồng tử giãn ra, đặc biệt khi nhìn thấy những người mà mìnhyêu thích.Chúng ta không thể kiểm soát đồng tử một cách có ý thức, và đồng tử phản ứngvới các kích thích bên ngoài (như những thay đổi của ánh sáng) lẫn các kích thích bêntrong (như suy nghĩ) chỉ trong chớp mắt. Vì đồng tử rất nhỏ, khó nhìn thấy (đặc biệt ởnhững người có đôi mắt đen) và vì nó thay đổi kích cỡ rất nhanh nên chúng ta khó quansát những phản ứng của nó. Mặc dù những hành vi này của đôi mắt rất hữu ích, nhưngkhi tìm hiểu những gì mà một người yêu thích và một người không thích, người ta thườngkhông chú ý tìm kiếm chúng, thường bỏ qua chúng hoặc nếu có nhìn thấy chúng thì lạiđánh giá thấp những thông điệp có ích mà chúng chuyển tải.Khi chúng ta bị kích động , ngạc nhiên hoặc bị đe dọa đột ngột thì đôi mắt sẽ mởto ra - không chỉ đôi mắt mở to ra mà đồng tử cũng nhanh chóng giãn ra để thu vào lượngánh sáng nhiều nhất, sau đó gửi những thông tin dưới dạng hình ảnh (với số lượng cựclớn) về não. Rõ ràng, phản ứng đột ngột này đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly190hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, một khi chúng ta kịp xử lý thông tin và nhận thấy thôngtin đó tiêu cực (ví dụ một sự việc gây ngạc nhiên nhưng khiến bạn khó chịu hay một mốiđe dọa thật sự) thì chỉ trong chớp mắt, đồng tử sẽ co lại (Ekman, 2003, 151) (xem khung48). Bằng cách làm cho đồng tử co lại, chúng ta sẽ tậpKhung 48: Nếu đồng tử co lại, bạn có thể kết tội họNăm 9, khi cùng FBI điều tra một vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, chúngta đã thẩm vấn tên gián điệp rất nhiều lần. Dù tỏ ra hợp tác, hắn vẫn miễn cưỡng khikhai tên các đồng phạm. Chúng tôi đã cố gắng khơi dậy lòng yêu nước của hắn, và mốiquan tâm của hắn trước tình cảnh nguy hiểm của hàng triệu người nhưng chẳng thuđược kết quả gì; mọi việc đã rơi vào bế tắc. Việc nhận dạng các tên đồng phạm của hắnlà việc hết sức quan trọng, bởi chúng đang được tự do và là mối đe dọa lớn đối vớinước Mỹ. Không còn cách nào khác, Marc Reeser – một người bạn và là một chuyêngia xuất sắc trong việc phân tích tình báo cho FBI – đã đề nghị sử dụng hành vi phingôn ngữ từ để cố gắng thu thập thông tin cần thiết.Chúng tôi đưa cho tên gián điệp 32 tấm danh thiếp (kích thước 3x5 inch) màReeser đã chuẩn bị trước. Trên mỗi tấm có ghi tên một người đã từng làm việc với hắnvà có khả năng là kẻ đồng phạm. Khi nhìn vào từng tấm danh thiếp , hắn được yêu cầunói một cách khái quát những gì mình biết về từng người. Chúng tôi hoàn toàn khôngquan tâm đến câu trả lời của hắn vì rõ ràng hắn có thể nói dối; điều chúng tôi cần quansát là khuôn mặt của hắn. Khi nhìn thấy hai cái tên đặc biệt, đâu tiên hắn mở to mắt đểnhận dạng, sau đó đồng tử nhanh chóng co lại và hắn hơi nheo mắt. Từ trong tiềm thức,rõ ràng hắn không thích nhìn thấy hai cái tên này và cảm thấy mình gặp nguy hiểm. Cólẽ hai tên tội phạm đó đã dọa hắn không được tiết lộ tên chúng. Đồng tử co lại và hànhvi hơi nheo mắt là những manh mối duy nhất mà chúng tôi có thể nhận dạng đồngphạm của tên gián điệp. Hắn không hề ý thức được những dấu hiệu phi ngôn từ màmình đã để lộ, và chúng tôi cũng không bàn luận về chúng. Tuy nhiên, nếu không tìmkiếm hành vi nói trên của đôi mắt, chúng tôi sẽ không bao giờ nhận dạng được hai tênđồng phạm kia. Cuối cùng, hai tên này đã bị bắt, bị thẩm vấn và đã thú nhận vai trò củachúng trong vụ án. Đến bây giờ, tên gián điệp vẫn không biết bằng cách nào chúng tôicó thể nhận dạng được những kẻ đồng phạm với hắn.trung cao độ vào mọi thứ ở phía trước để có thể nhìn thấy chúng rõ ràng và chính xácnhằm tự vệ và thoát khỏi nguy hiểm (Notle, 1999, 413-432). Điều này rất giống với cơchế hoạt động của độ mở ống kính camera: độ mở càng bé tiêu cự lớn, và độ hội tụ càngrõ nét hơn. Nhân đây tôi cũng xin nói thêm, nếu bạn cần gấp một cái kính đeo mắt để đọcmà không tìm được cặp kính nào thì chỉ cần đục một lỗ thủng nhỏ trên tờ giấy và để nó ởPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly191gần mắt, cái lỗ bé xíu đó sẽ giúp bạn tập trung vào những gì mình đang đọc. Nếu đồng tửđã co đến mức tối đa mà vẫn không đủ giúp bạn đọc, thì bạn hãy nheo mắt lại để làm lỗhổng ấy càng nhỏ càng tốt đồng thời vẫn bảo vệ được mắt (xem hình 62)Cách đây vài năm, trong lúc đi bộ, tôi và con gái đi ngang qua một người. Con tôinhận ra người này. Nó hơi nheo mắt khi đưa tay thật thấp để vẫy cô bé vừa gặp. Tôi nghingờ hai đứa đã xảy ra chuyện không hay, vì vậy tôi hỏi xem vì sao nó biết bạn ấy. Nó đáprằng cô bé này là bạn cùng lớp với nó ở trường trung học vàHình 62 – Chúng ta nheo mắt để ngăncản ánh sáng hoặc các vật gây khó chịu.Ta cũng làm như vậy khi tức giận hoặcthậm chí khi nghe những giọng nói,những âm thanh hay những bản nhạc màmình không thích.Hình 63 – Hành vi nheo mắt có thể xuấthiện trong thời gian rất ngắn – 1/8 giây –nhưng thật sự có thể phản ánh suy nghĩhoặc cảm xúc tiêu cực.trước đây hai đứa từng cãi nhau. Hành vi vẫy tay với bàn tay để thấp không phải là hànhđộng chào hỏi xã giao. Tuy vậy, cái nheo mắt là một hành vi trung thực và tiết lộ nhiềuđiều về những cảm xúc tiêu cực cũng như thái độ không yêu thích (đã hình thành suốt 7năm rồi). Con bé không ý thức được rằng hành vi nheo mắt đã tiết lộ những cảm xúc thậtcủa nó về cô bạn gái, nhưng đối với tôi điều đó là quá rõ ràng (xem hình 63).Chúng ta bắt gặp hiện tượng tương tự trong giới kinh doanh. Khi khách hàng bỗngdưng nheo mắt lại khi đọc hợp đồng thì có thể họ đang gắng sức hiểu điều gì đó qua câutừ của văn bản, sự khó chịu hoặc hoài nghi lập tức được biểu lộ qua đôi mắt của họ. Và Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly192rất có thể những đối tác kinh doanh này sẽ hoàn toàn không ý thức được mình đang gửi đithông điệp nói trên – một thông điệp rất rõ ràng về sự bất đồng hoặc không ưa thích.Bên cạnh hành vi nheo mắt khi không thoải mái , một số người sẽ nhíu mày saukhi quan sát thấy điều gì đấy không ổn ở xung quanh mình. Hành vi nhướng mày thể hiệnthái độ rất tự tin và những cảm xúcKhung 49: Bạn nhíu mày đến mức nàoHành động nhíu mày có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Để phân biệt các ýnghĩa này, bạn cần đánh giá xem người đó nhíu mày ở mức độ nào và trong hoàn cảnhnào. Chẳng hạn, chúng ta thỉnh thoảng nhíu mày và nheo mắt khi gây hấn hoặc đối đầuvới người khác. Tương tự chúng ta cũng nhíu mày khi đối mặt với những mối đe dọa,mối nguy hiểm tưởng tượng hay có thật. Chúng ta làm điều này khi bực dọc, cảm thấykhông hài lòng hoặc tức giận. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhíu mày quá nhiều (ta có thểbắt gặp hành vi này ở một đứa bé luôn thua cuộc ), thì đây là một dấu vết rất thườnggặp cho thấy sự yếu đuối và bất an. Đó là hành vi thể hiện thái độ khúm núm, xum xoehoặc phục tùng (đi đôi với sự khuất phục hoặc luồn cúi) và có thể bị những tên tộiphạm xã hội lợi dụng (không loại trừ những bệnh nhân tâm thần). Trong những côngtrình nghiên cứu, các tù nhân kể lại rằng khi có bạn tù mới ở trại giam, họ sẽ tìm kiếmnhững hành vi nhíu mày đầy lo âu này ở nhũng người đó để xem người nào là kẻ yếuđuối sợ sệt. Trong các cuộc gặp xã giao bàn về công việc, bạn có thể quan sát những cửđộng nói trên của đôi lông mày để biết một người nào đó yếu đuối hay mạnh mẽ.tích cực (một hành vi chống lại trọng lực), trong khi đó hành vi nhíu mày thường là dấuhiệu thể hiện sự kém tự tin và những cảm xúc tiêu cực – một hành vi cho thấy sự yếuđuối và bất an ở người nào đó (xem khung 49).Nhắm mắt là cách bộ não nghỉ ngơiĐôi mắt của chúng ta – bộ phận vượt trội hơn bất kì loại camera nào – đã tiến hóavà trở thành phương tiện quan trọng nhất giúp con người tiếp cận thông tin. Thật vậychúng ta thường cố gắng kiểm soát thông tin tiếp nhận thông qua cơ chế sinh tồn do nãorìa điều khiển (tức hành vi nhắm mắt), một cơ chế tiến hóa để giúp não không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly193Hình 64 – Nhắm mắt và lấy tay chemắt là một cách hiệu quả để chuyểntải thông điệp: "Tôi không thíchnhững gì mình vừa nghe, thấy hoặcbiết".Hình 65 – Hành vi chạm tay lên mắtthật nhanh trong một cuộc nói chuyệncó thể là manh mối tiết lộ cho bạn biếtrằng người đó đang có nhận định tiêucực về vấn đề đang được thảo luận.Hình 66 – Nhắm mắt tạm thời khinghe một thông tin nào đó hoặc nhắmmột lúc lâu là dấu hiệu thể hiện nhữngcảm xúc tiêu cực hoặc thái độ khônghài lòng.Hình 67 – Khi người nào đó nhắm mắtthật chặt như trong hình trên, thì điềunày có nghĩa là họ đang cố gắng chốibỏ hoàn tàn một tin xấu hoặc sự kiệnkhông hay nào đó.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly194phải "nhìn thấy" những hình ảnh không mong muốn. Việc làm giảm kích cỡ của mắt ởbất kì mức độ nào, dù làm bằng cách nheo mắt hay cho đồng tử co lại, cũng đều là mộtdạng của hành vi nhắm mắt vô thức. Và tất cả các hành vi nhắm mắt đều là dấu hiệu thểhiện sự lo lắng, thái độ không ưa thích, bất đồng hoặc cho thấy người nào đó nhận thứcđược mối đe dọa có nguy cơ xảy ra.Nhiều dạng của hành vi nhắm mắt – một phần trong những hành vi phi ngôn từcủa chúng ta - quá phổ biến và là phản xạ quá tự nhiên đến mức đa số người không để ýđến chúng hoặc không quan tâm đến ý nghĩa của chúng (xem hình 64-67). Chẳng hạn,bạn hãy nghĩ đến thời điểm một người nào đó báo với bạn tin xấu. Có lẽ bạn không chúý, nhưng gần như bạn nghe thông tin thì mí mắt bạn khép lại trong chốc lát. Kiểu hành vinhắm mắt này có nguồn gốc từ xa xưa và được lập trình sẵn trong bộ não của chúng ta;ngay cả thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng có hành vi nhắm mắt một cách tự nhiên khinghe những tiếng động lớn. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là những trẻ em bị mù bẩmsinh sẽ che mắt lại khi nghe tin dữ (Knapp & Hall, 2002, 42-52). Trong suốt cuộc đờimình, chúng ta sử dụng hành vi nhắm mắt – một hành vi do não rìa điều khiển – khi nghechuyện gì đó khủng khiếp , dù hành vi này không ngăn được chúng ta tiếp tục nghe hoặcsuy nghĩ về nó sau đó. Có lẽ hành vi nhắm chỉ có tác dụng giúp bộ não tạm thời nghỉ ngơihoặc chuyển tải những tình cảm sâu kín nhất của chúng ta. Nhưng dù với lý do nào đichăng nữa thì não vẫn bắt chúng ta thực hiện hành vi này.Hành vi được thể hiện dưới nhiều dạng và ta có thể quan sát thấy khi thấy bất kì sựkiện không vui nào, dù là một tin xấu đang lan truyền hay có một chuyện đau buồn sắpxảy đến với chúng ta. Người ta có thể khum một bàn tay để che toàn bộ hai mắt, có thểdùng hai bàn tay che mắt nhưng hé tay ở mỗi mắt, hoặc có thể dùng một vật (như tờ báohay quyển sách) để che toàn bộ khuôn mặt. Ngay cả suy nghĩ bên trong đầu cũng có thểkhiến bạn có phản ứng này. Khi chợt nhớ ra mình đã quên chuyện gì đó quan trọng, mộtngười có thể nhắm mắt ngay lập tức và hít một hơi thật sâu bởi anh ta đang nghĩ đến lỗilầm của mình.Khi được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể, các hành vi nhắm mắt có thể là hành viđáng tin cậy tiết lộ những suy nghĩ cảm xúc của một người. Các manh mối tạo khoảngcách này xuất hiện ngay khi họ nghe được một chuện không hay. Trong cuộc trò chuyện,đây là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy cho chúng ta biết rằng người nói đã thôngbáo một điều đối với người nghe thông tin, đó lại là điều bất ổn.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly195Tôi đã nhiều lần sử dụng hành vi nhắm mắt như một manh mối khi tìm thông tinkhi làm việc với FBI. Vụ án mà hung thủ sử dụng "dao chặt nước đá" và vụ hỏa hoạn tạimột khách sạn ở Puerto Rico (mà tôi đã đề cập phần đầu quyển sách) chỉ là hai trong sốrất nhiều lần tôi được thấy ý nghĩa của hành vi này. Và hàng ngày, tôi vẫn quan sát hànhvi nhắm mắt như một cơ sở để đánh giá những cảm xúc và suy nghĩ của người khác.Các hành vi nhắm mắt thường liên quan đến việc nhìn hoặc nghe thấy một điều gìđó không hay và khiến ta khó chịu. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể là dấu hiệu thể hiệnthái độ kém tự tin. Cũng như với hầu hết các manh mối khác, phản ứng nhắm mắt là tínhiệu có giá trị và đáng tin cậy nhất khi nó xuất hiện ngay sau một sự kiện quan trọng (mộtsự kiện mà bạn có thể nhận biết). Nếu một người nhắm mắt ngay sau khi bạn nói với họmột thông tin cụ thể hay đưa ra một đề nghị, thì hành vi này tiết lộ rằng điều này khôngổn và họ đang khó chịu. Và có thể bạn phải suy nghĩ lại xem mình nên cư xử như thế nàonếu muốn có thêm nhiều cơ hội để giao tiếp thành công với họ.Đồng tử giãn ra, hành vi nhướng mày và mở mắt sáng rựcĐôi mắt chúng ta thực hiện nhiều hành vi thể hiện những cảm xúc tích cực. Lúccòn bé, mắt ta biểu lộ sự dễ chịu khi ta nhìn thấy mẹ. Một trẻ sơ sinh sẽ nhìn chăm chúvào gương mặt mẹ trong vòng 72 giờ sau sinh, và đôi mắt nó sẽ mở to khi mẹ bước vàophòng - điều này thể hiện rằng nó rất thích thú và mãn nguyện. Tương tự người mẹ đầytình yêu thương cũng sẽ bộc lộ sự âu yếm, dễ chịu qua đôi mắt; và đứa bé nhìn chằmchằm vào đôi mắt ấy để nhận được cảm giác dễ chịu từ mẹ. Hai mắt mở to là một tín hiệutích cực; nó báo hiệu rằng một người đang quan sát thấy điều gì đó khiến họ cảm thấyhạnh phúc.Trái với hiện tượng đồng tử co lại, hiện tượng đồng tử giãn ra thể hiện cảm xúctích cực và mãn nguyện. Khi đó, bộ não thực chất đang gửi đi thông điệp: "Tôi thíchnhững gì mình nhìn thấy, hãy để tôi nhìn nó nhiều hơn nữa!" khi người ta thật sự hài lòngvới những gì mình nhìn thấy thì không chỉ đồng tử của họ giãn ra mà lông mày cũngnhướng lên - điều này giúp mở rộng khu vực mắt và làm cho đôi mắt họ trông to hơn(xem hình 68,69,70) (Knapp & Hall,2002,62-64). Hơn nữa, một số người còn đột ngộtlàm cho đồng tử của mắt giãn ra bằng cách mở thật to - hành vi này trông giống kiểu mởmắt sáng rực. Hành vi mở to mắt như vừa nêu thường được liên hệ với sự ngạc nhiênhoặc những sự kiện vui vẻ (xem khung 50). Đây cũng là một dạng khác của các hành vichống lại trọng lực (thường có liên quan tới những cảm xúc tích cực).Hành vi mở mắt sáng rựcPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly196Dấu hiệu nhận biết ai đó đang mở mắt sáng rực là lông mày nhướng lên hoặc mắt longlanh - điều này xuất hiện rất nhanh (giống như mắt họ hơi giật) trong một tình huống đemlại cho họ cảm xúc tích cực. Hành vi trên thường được xem là dấu hiệu thể hiện sự ngạcHình 68 – Khi chúng ta cảm thấy hàilòng, đôi mắt ta thư giãn và chỉ hơicăng ra một chút.Hình 69 – Hình trên thể hiện mộtngười hơi nhướng mày lên – một hànhvi chống lại trọng lực. Đây là dấuhiệu chắc chắn cho thấy họ đang cónhững cảm xúc tích cực.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly197Hình 70 – Hành vi mở mắt sáng rực cóthể xuất hiện khi chúng ta cảm thấyphấn khích khi nhìn thấy ai đó hay khilòng ta đầy ắp những cảm xúc tốt đẹpmà ta không thể kìm nén được. Khung 50: Khi đôi mắt sáng rực bỗng nhiên lụi dầnKhi nhìn thấy một người mình yêu quý hoặc khi ngạc nhiên vì tình cờ gặp mộtngười mà mình đã không tiếp xúc một thời gian, chúng ta thường mở mắt thật to, cùnglúc đó đồng tử cũng giãn ra.Trong công việc, nếu sếp cũng mở mắt thật to khi nhìn bạn,thì bạn có thể hiểu rằng sếp thật sự quý mến bạn hoặc bạn đã làm gì đó rất tốt.Bạn có thể sử dụng hành vi này - một hành vi biểu lộ thái độ tích cực - để xácđịnh xem mình có đang đi đúng hướng hay không, dù bạn đang tản tỉnh ai đó, đang tiếnhành công việc kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là cố gắng kết bạn. Chẳng hạn, bạn thửtưởng tượng đôi mắt sáng long lanh, mơ màng của một cô gái đang yêu khi cô âu yếmnhìn người bạn trai của mình. Hãy nhìn vào đôi mắt ấy trong khoảnh khắc:chúng càngmở to bao nhiêu thì mọi chuyện càng tốt đẹp bấy nhiêu! Ngược lại, khi bắt đầu thấy đôimắt họ thu nhỏ dần (chẳng hạn họ nheo mắt, nhíu mày hay làm cho đồng tử co lại) thìcó thể bạn phải suy nghĩ lại và thay đổi hành vi chiến thuật của mình.Bạn cũng cần lưu ý rằng hiện tượng đồng tử co lại và giãn ra có thể do những yếu tốkhông liên quan đến cảm xúc hoặc tình huống gây ra, như sự thay đổi của ánh sáng,Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly198một số căn bệnh và loại thuốc nào đó. Vì vậy hãy thận trọng khi xem xét những yếu tốnày, nếu không bạn sẽ phạm sai lầm.nhiên thích thú (ví dụ họ được dự một bữa tiệc bất ngờ). Không những thế, nó còn đượcdùng để nhấn mạnh hoặc thể hiện cảm xúc mãnh liệt. Bạn sẽ thường xuyên thấy người tathốt lên tiếng "Ồ!" khi họ nhướng mày lên và mở mắt sáng rực. Đây là hành vi rất chânthật biểu lộ những cảm xúc tích cực. Khi người nào đó đang hào hứng nhấn mạnh mộtđiểm hay kể một câu chuyện, họ cũng sẽ nhướng mày lên. Nó phản ánh tâm trạng thậtcủa họ và giúp bạn nhìn thấy vấn đề rõ ràng hơn.Có lẽ lợi ích lớn nhất của hành vi nhướng mày là nó giúp ta để ý xem khi nào thìmột người ngừng thực hiện hành vi này trong lúc kể chuyện. Thông thường, khi khôngphấn khích vấn đề đang nói, chúng ta sẽ không dùng mắt để nhấn mạnh. Việc thiếu sựquan tâm nói trên (nếu chúng ta quan sát thấy) có thể chỉ phản ánh rằng ta đã giảm hứngthú đối với vấn đề hoặc có thể xảy ra do vấn đề đó không phải là sự thật. Thật khó phânbiệt các nguyên nhân này; vì vậy về cơ bản, tất cả những gì bạn có thể làm là hãy quansát xem khi nào thì họ không nhướng mày quá cao hoặc khi nào thì họ bỗng dưng khôngnhướng mày nữa, những hành vi này tiết lộ cho bạn có điều gì đó thay đổi. Điều đáng chúý là thông thường, người ta sẽ thay đổi sự nhấn mạnh trên khuôn mặt (lông mày nhướnglên rồi nhíu lại) khi họ càng giảm niềm say mê đối với những gì mình đang nói hoặc đanglàm.Hành vi nhìn chằm chằmKhi chúng ta nhìn thẳng vào mắt người khác thì điều đó có nghĩa là chúng ta thíchhọ, tò mò về họ hoặc muốn đe doạ họ. Những cặp tình nhân rất thường nhìn nhau đắmđuối, những bà mẹ cũng nhìn chằm chằm đứa con như vậy; nhưng những kẻ gây tội ác lạisử dụng hành vi này để thôi miên hoặc đe doạ (hãy nghĩ đến ánh nhìn chằm chằm củaTed Bundy và Charles Manson). Nói cách khác, bộ não chỉ sử dụng duy nhất một hành vicủa đôi mắt – cái nhìn chằm chằm với sự tập chung cao độ - để biểu lộ tình yêu thương,sự quan tâm hoặc căm ghét. Vì vậy, chúng ta phải dựa vào những biểu hiện khác trênkhuôn mặt - những biểu hiện đi kèm với hành vi nhìn chằm chằm - để xác định xem hànhvi này thể hiện sự yêu thích (nếu người nào đó nở một nụ cười thoải mái) hay thái độkhông ưa thích (nếu quai hàm họ căng ra, môi mím chặt).Ngược lại, trong cuộc nói chuyện, khi nhìn chằm chằm đi chỗ khác, chúng ta cókhuynh hướng tập trung sự chú ý để hình dung rõ hơn một ý nghĩ (mà không bị chi phốibởi sự giao tiếp bằng mắt với người mà mình đang nói chuyện). Hành vi này thường bịPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly199hiểu nhầm là thái độ bất lịch sự hoặc thiếu quan tâm đến người đối thoại. Nhưng sự thậtkhông phải như vậy. Nó không phải là dấu hiệu của sự lừa dối hoặc thờ ơ, nó thật sự làhành vi thể hiện sự dễ chịu (Vrij, 2003,88-89). Khi trò chuyện cùng bạn bè, ta thườngxuyên nhìn đi chỗ khác vì cảm thấy thoải mái khi làm như vậy; lúc đó não rìa nhận thấykhông thấy mối đe doạ nào từ người này. Vì vậy đừng đánh giá một người nào đó đanglừa dối, thiếu quan tâm hoặc bực dọc chỉ vì họ nhìn đi chỗ khác. Khi nhìn đi chỗ khác, tasẽ hình dung rõ hơn một ý nghĩ nào đó, và đó là nguyên nhân khiến ta thực hiện hành vinày.Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta nhìn đi chỗ khác chứkhông nhìn vào người nói. Hành vi nhìn chằm chằm và hướng xuống có thể biểu lộ rằngta đang có một tình cảm hoặc cảm xúc đang dẫn dắt người khác vào một câu chuyện tìnhcảm hoặc có thể biểu lộ sự phục tùng. Trong nhiều nền văn hoá, người ta được dạy làphải nhìn xuống đất hoặc nhìn đi chỗ khác khi có sự hiện diện của cấp trên hoặc người cóquyền thế. Trẻ con cũng thường được dạy phải nhìn xuống một cách nhún nhường khicha mẹ hoặc người lớn phạt (Johnson, 2007, 277-290). Trong những tình huống gây lúngtúng, người nghe có thể nhìn đi chỗ khác vì phép lịch sự đòi hỏi như vậy. Vì những lý dotrên, bạn đừng bao giờ kết luận rằng hành vi nhìn chằm chằm và hướng xuống đất là dấuhiệu của sự lừa dối.Trong tất cả những nền văn hoá nơi mà hành vi nói trên được nghiên cứu, giớikhoa học thừa nhận rằng những người có địa vị cao thường thoải mái hơn khi thực hiệnhành vi nhìn chằm chằm. Về cơ bản, họ có quyền nhìn bất cứ chỗ nào họ muốn. Tuynhiên, những người có địa vị thấp lại bị hạn chế hơn về phạm vi nhìn cũng như thời điểmnhìn. Sự khiêm nhường khiến người ta phải cúi đầu trước sự hiện diện của những thànhviên thuộc hoàng gia, chẳng hạn trong nhà thờ. Như một quy luật phổ biến, những ngườicó địa cao thường không nhìn những người có địa vị thấp, trong khi đó có những ngườicó địa vị thấp thường nhìn chằm chằm vào người có địa cao từ xa. Nói cách khác, nhữngngười có địa vị cao có thể tỏ ra thờ ơ, còn những người có địa vị thấp được yêu cầu phảichú ý bằng cách nhìn chằm chằm. Tóm lại, một vị vua có thể nhìn bất cứ người nào mìnhmuốn, nhưng tất cả thần dân đều phải hướng mắt về phía ngài, ngay cả khi họ lùi bướccáo từ.Nhiều nhà tuyển dụng nói với tôi rằng trong một cuộc phỏng vấn, họ rất ghétnhững ứng viên cứ đảo mắt khắp phòng "như thể mình là chủ ở đây vậy". Bởi việc đảomắt nhìn khắp nơi sẽ khiến một người trông thờ ơ hoặc trịch thượng, và hành vi này luônđể lại ấn tượng xấu. Ngay cả khi bạn đang cố tìm hiểu xem mình có thích làm việc ở nơinày hay không thì có thể bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội nếu mắt bạn không tập trung vàonhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly200Hành vi chớp mắtChúng ta chớp mắt nhiều hơn khi bị kích động, khi cảm thấy khó chịu, căng thẳnghoặc lo lắng; và ta sẽ chớp mắt bình thường khi cảm thấy thoải mái. Hành vi chớp mắtnhanh và liên tục có thể phản ánh một sự giằng xé nội tâm. Chẳng hạn, nếu ai đó nói mộtđiều mà ta không thích, ta có thể chớp mí mắt. Tương tự, ta cũng có thể làm như vậy nếukhi trò chuyện, ta gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân (xem khung 51). Hành vichớp mắt là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy ta đang vật lộn với bài phát biểu của mình, vớicách diễn đạt thông tin hoặc với việc tiếp nhận thông tin. Có lẽ nam diễn viên người AnhHugh Grant là người sử dụng hành vi chớp mắt nhiều hơn bất kỳ diễn viên nào khác, anhchớp mắt nhiều hơn bất kỳ diễn viên nào khác, anh chớp mắt để thể hiện mình đang mụmẫn cả người, đang lúng túng, đang vật lộn với điều gì đó hoặc gặp rắc rối.Các sinh viên nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn từ thường để ý thấy tổng thốngRichard Nixon chớp mắt nhiều hơn khi đọc bài diễn văn "Tôi không phải là kẻ bấtlương". Sự thật là người ta có thể chớpKhung 51: Tập chung vào hành vi chớp mắtViệc quan sát hành vi chớp mắt có thể giúp bạn đọc được suy nghĩ của ngườikhác và điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp. Chẳng hạn, trong một cuộc gặpgỡ tìm kiếm hành vi để đánh giá mức độ hài lòng của những người tham gia. Nếungười nào đó đang chớp mi mắt thì hành vi này đồng nghĩa với việc có điều gì đó đangkhiến họ khó chịu. Hành vi phi ngôn từ này rất chính xác, và ở một số người, nó sẽxuất hiện ngay lúc một vấn đề nào đó được nêu ra. Ví dụ, trong một cuộc nói chuyện,hành vi chớp mắt bắt đầu xuất hiện là dấu hiệu cho thấy chủ đề được trình bày có khảnăng gây tranh cãi hoặc không được chấp nhận, và việc đổi chủ đề có lẽ là cách thíchhợp. Sự xuất hiện đột ngột của hành vi phi ngôn từ này là tín hiệu quan trọng và bạnkhông nên bỏ qua, nếu bạn muốn các vị khách của mình được thoải mái. Mặt khác, sốlần chớp mắt ở một số người có sự thay đổi - đặc biệt nếu họ đang điều chỉnh kính áptròng mới, vì vậy bạn nên tìm kiếm sự thay đổi về số lần chớp mắt (chẳng hạn họ bỗngdưng không chớp mắt nữa hoặc chớp mắt nhiều hơn) để hiểu được những suy nghĩ vàcảm xúc của một người.mắt thường xuyên hơn khi bị căng thẳng, dù họ đang nói dối hay không. Tôi đã xem lạisố lần chớp mắt của tổng thống Bill Clinton khi ông khai trước toà, nó đã tăng lên gấpnăm lần và đó chính là kết quả của việc ông bị căng thẳng. Tôi rất miễn cưỡng khi kếtluận ai đó là kẻ nói dối chỉ vì họ chớp mắt nhiều hơn, mặc dù chúng ta rất dễ kết luận như Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly201vậy. Bởi vì bất kỳ sự căng thẳng nào - kể cả việc bị chất vấn trước công chúng – cũng cóthể khiến người ta chớp mắt nhiều hơn.Đưa mắt lườm người khácĐưa mắt lườm người khác là hành vi được thực hiện với sự kết hợp giữa đầu vàmắt (xem hình 71). Nó có thể được biểu hiện dưới dạng như: nhìn sang một bên, nghiêngđầu đồng thời liếc nhanhHình 71 – Chúng ta lườm người kháckhi ta nghi ngờ hoặc không vững tinvào họ, như trong hình trên.sang một bên hoặc đảo mắt thật nhanh. Chúng ta thực hiện hành vi này khi nghi ngờngười khác hoặc nghi ngờ tính hợp lý của những điều họ đang nói. Đôi khi hành vi nàyxuất hiện rất nhanh; có những lúc nó có thể gần như được cường điệu một cách mỉa maivà kéo dài trong suốt cuộc gặp. Hành vi phi ngôn từ này thể hiện sự tò mò và cảnh giáchơn là thái độ thiếu tôn trọng một cách lộ liễu, nó tương đối dễ phát hiện và chuyển tảithông điệp: "Tôi đang lắng nghe anh nhưng tôi không tin những gì anh nói – ít nhất làvào lúc này".Tìm hiểu những hành vi phi ngôn từ của miệngPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly202Giống như đôi mắt, miệng cung cấp một số manh mối tương đối tin cậy và đángchú ý, chúng giúp bạn giao tiếp với mọi người hiệu quả hơn. Và giống như mắt, miệngcũng có thể được điều khiển bởi não tư duy để gửi đi những tín hiệu đánh lừa, vì vậy bạncần phải luyện tập để có sự thận trọng trong việc giải mã những tín hiệu này. Dưới đây làmột số điểm nổi bật mà bạn cần quan tâm khi đề cập tới ngôn ngữ cơ thể cửa miệngNụ cười chân thật và nụ cười giả tạoCác nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người có cả hai kiểu cười: cười chânthật và cười giả tạo (Ekman, 2003, 205-207). Chúng ta sử dụng nụ cười giả tạo gần nhưmột quy tắc xã giao khi gặp những người không thân thiết với mình, trong khi đó ta dànhnụ cười chân thật cho những người và những sự việc mà mình thật sự quan tâm (xemkhung 52).Khung 52: Nụ cười – chiếc phong vũ biểu đo cảm xúcNếu có sự luyện tập, bạn sẽ nhanh chóng phân biệt được nụ cười giả tạo và nụcười chân thật. Và một cách dễ dàng giúp bạn biết phân biệt nhanh hơn là: hãy quan sátnhững người bạn quen biết chào hỏi người khác như thế nào dựa vào cảm nhận của họvề người đó. Chẳng hạn, nếu bạn biết đối tác kinh doanh của mình cảm thấy hài lòngvề đối tượng A nhưng không thích đối tượng B và cả hai được mời đến dự bữa tiệc ởvăn phòng do anh tổ chức, thì hãy quan sát khuôn mặt của anh ta khi anh đó từng ngồiở cửa. Bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để phân biệt hai kiểu cười nói trên.Một khi có thể phân biệt được nụ cười chân thật và nụ cười giả tạo, bạn có thểsử dụng nó như một chiếc phong vũ biểu để biết được cảm nhận thực sự của ngườikhác về mình và cư xử sao cho phù hợp. Bạn cũng có thể tin những kiểu cười khác đểphán đoán xem các ý tưởng hoặc đề xuất của mình gây ấn tượng như thế nào đối vớingười nghe. Đối với những ý tưởng được đón chào bằng nụ cười chân thật, bạn nênxem xét kỹ hơn và dựa vào danh sách ưu tiên thực hiện trước. Còn đối với những đềnghị được đón nhận bằng nụ cười giả tạo, bạn nên đánh giá lại hoặc tạm gác sang mộtbên để giải quyết sau.Nụ cười cũng có thể mang lại hiệu quả trong mối quan hệ với bạn bè, người bạnđời, đồng nghiệp, con cái và thậm chí sếp của bạn. Nó cung cấp thông tin về nhữngcảm xúc của người khác (với mọi cung bậc) cũng như những giai đoạn trong mối quanhệ giữa các cá nhân.Nụ cười chân thật xuất hiện chủ yếu do hoạt động chủ của hai bộ cơ: các cơ chínhgò má (các cơ kéo dài từ khoé miệng đến xương gò má) và các cơ võng mắt (các cơ nằm Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly203xung quanh mắt). Khi hoạt động đồng thời, các cơ này sẽ kéo hai khoé miệng lên và làmcho phần đuôi mắt nhắm lại, điều này tạo ra vết chân chim - đặc điểm của nụ cười thânthiện, ấm áp và chân thật (xem hình 72).Khi chúng ta cười giả tạo (hay xã giao). Thì khoé môi sẽ được kéo sang hai bênthông qua một hệ cơ được gọi là cơ cười (risorius). Khi được sử dụng đồng thời, nhữngcơ này sẽ kéo hai khoé miệng sang hai bên nhưng không thể kéo chúng lên phía trên nhưđối với nụ cười chân thật (xem hình 73). Điều thú vị là các bé sơ sinh được vài tuần tuổisẽ dành cho mẹ nụ cười thật tươi do cơ gò má điều khiển và chỉ mỉm cười với tất cảnhững người khác. Nếu không vui, bạn sẽ không thể cười thật tươi - nụ cười sử dụng cảcác cơ chính gò má lẫn các cơ võng mắt. Và khi thật sự không có cảm xúc, chúng ta khómà tạo ra được nụ cười chân thật.Hình 72 – Nụ cười chân thật khiến haikhóe miệng được kéo lên hướng vềphía mắt.Hình 73 – Đây là nụ cười giả tạo hoặc"nụ cười xã giao". Hai khóe miệngdịch chuyển về phía hai tai và đôi mắtthể hiện rất ít cảm xúc.Hành vi mím môi, mím chặt môi và mím môi sao cho môi tạo thành hìnhchữ U ngượcGiả sử gần đây bạn có xem một bức ảnh chụp người nào đó đang trả lời chấp vấntrước Quốc hội. Nếu bạn thấy họ mím môi thì nguyên nhân chính là do căng thẳng. Tôi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly204khẳng định điều này một cách chắc chắn vì khi ai đó có tâm trạng căng thẳng (ví dụ khitrả lời chấp vấn trước Quốc hội), thì mím môi là hành vi phổ biến nhất được thực hiện.Những lúc căng thẳng, chúng ta có khuynh hướng mím môi một cách vô thức.Chúng ta thực hiện hành vi mím môi như thể não rìa đang bảo với ta rằng hãyngậm miệng lại và đừng cho bất cứ vật gì vào cơ thể (xem hình 74), bởi lúc này ta đangđối mặt với những vấn đề quan trọng. Mím môi là tín hiệu cho thấy ta thực sự có cảm xúctiêu cực - cảm xúc này được bộc lộ rất rõ ngay tại thời điểm đó (xem khung 53). Nó làdấu hiệu rõ ràng tiết lộ rằng một người đang lo âu và có điều gì đó không ổn. Hành vimím môi nếu có thì cũng rất ít khi mang ýHình 74 – Khi ai đó mím môi thìnguyên nhân thường là do căng thẳnghoặc lo lắng.Khung 53: Khi mím môi không phải là hành vi duy nhất được chegiấuTôi thường tìm kiếm hành vi mím môi trong các cuộc tham vấn hoặc khi ai đóđang đọc một báo cáo. Đây là manh mối đáng tin cậy đến mức nó sẽ chỉ ra một cáchchính xác rằng có một câu hỏi khó được đặt ra vào lúc ấy. Nếu bạn bắt gặp hành vi nàythì nó không nhất thiết đồng nghĩa với việc người đó đang nói dối. Thay vì vậy, nó báohiệu rằng một câu hỏi rất đặc biệt đã trở thành tác nhân khích thích tiêu cực và thực sựPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly205khiến họ lo lắng. Chẳng hạn, nếu tôi hỏi một người: "Anh đang giấu tôi chuyện gì phảikhông?" và anh ta mím môi lại khi tôi hỏi, thì hành vi này có nghĩa là anh ta đang giấugiếm tôi chuyện gì đó. Điều này đặc biệt chính xác nếu đó là lần duy nhất anh ta mímmôi trong buổi nói chuyện. Hành vi vừa nêu là dấu hiệu tôi cần tìm hiểu kỹ hơn trongviệc thẩm vấn điều này.nghĩa tích cực. Nó không đồng nghĩa với việc người nào đó đang lừa dối, nó chỉ cho biếthọ đang căng thẳng ngay lúc ấy.Trong loạt hình trang 244 (xem hình 75-78), tôi sẽ trình bày để các bạn thấy đôimôi dần dần chuyển từ trạng thái đầy đặn (cho thấy mọi việc không ổn). Hãy đặc biệt chúý đến hiện tượng khoé miệng trễ xuống ở hình cuối cùng (hình 78), điều này khiến miệngtrông giống chữ U ngược. Biểu hiện trên là dấu hiệu của sự căng thẳng tột độ (cảm giáckhó chịu). Đây là manh mối cho thấy rõ người nào đó đang trải qua tâm trạng cực kỳcăng thẳng.Trong các lớp học do tôi phụ trách (có thể bạn muốn thử làm thí nghiệm này vớibạn bè của mình), tôi yêu cầu các sinh viên mím môi và nhìn các bạn xung quanh. Cácem nhanh chóng nhận ra rằng (khi tôi chỉ cho các em thấy) mình có thể mím môi nhưngthường thì môi vẫn nằm trên đường thẳng. Hầu hết những người thử làm điều này đềukhông thể kéo khoé miệng xuống thành hình chữ U ngược.Hình 75 – Hãy chú ý rằng đôi môi đầyđặn thường là dấu hiệu cho thấyHình 76 – Khi bị căng thẳng, người tasẽ bắt đầu mím môi lại.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly206người nào đó cảm thấy hài lòng.Hình 77 – Hành vi mím môi cho thấyngười nào đó đang căng thẳng hoặclo lắng. Đôi môi họ có thể càng lúccàng mím chặt và cuối cùng mím chặtđến mức tối đa (như trong hình trên)Hình 78 – Khi môi mím thật chặt vàhai khóe miệng bị kéo xuống thì điềunày nghĩa là các cảm xúc và lòng tựtin của một người đang giảm súttrong khi sự căng thẳng và lo lắng lạităng lên.Bởi đây là phản ứng do não rìa điều khiển - một phản ứng rất khó bắt chước trừphi chúng ta thật sự đang căng thẳng hoặc đau buồn. Hãy nhớ rằng đối với một số người,việc kéo khoé miệng xuống là hành vi bình thường và không phải là dấu hiệu chính xácthể hiện sự căng thẳng. Tuy nhiên, đối với đa số chúng ta, đây lại là manh mối chính xáctiết lộ những tình cảm hoặc suy nghĩ tích cực.Hành vi bĩu môiHãy đảm bảo rằng bạn để ý đến những người có hành vi bĩu môi khi bạn hoặcngười khác đang nói chuyện (xem hình 79). Thông thường, hành vi này có nghĩa là họkhông đồng ý với những vấn đề đang được nói hoặc đang để tâm đến một ý tưởng haymột suy nghĩ khác. Việc biết được thông tin này có thể là điều rất hữu ích, nó giúp bạnxác định được cách trình bày hoàn cảnh của mình, thay đổi một đề nghị hoặc dẫn dắt mộtcuộc nói chuyện. Để xác định chắc chắn hành vi bĩu môi thể hiện thái độ không tán thànhhoặc cho thấyPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly207Hình 79 – Chúng ta bĩu môi hoặc chẩumôi khi không đồng ý với điều gì đó hayngười nào đó, hoặc khi ta đang nghĩđến một giải pháp khả thi.người nào đó đang nghĩ đến một quan điểm khác, bạn nên theo dõi diễn biến của cuộc nóichuyện trong thời gian tương đối lâu nhằm thu thập thêm những manh mối khác.Chúng ta thường bắt gặp hành vi bĩu môi trong các cuộc tranh luận cuối cùng tạimột phiên toà. Khi luật sư một bên đang biện hộ thì luật sư bên kia sẽ bĩu môi thể hiệnthái độ không đồng ý. Các thẩm phán cũng thực hiện hành vi này khi không đồng tình vớicác luật sư trong những cuộc thảo luận riêng. Khi xem lại các bản hợp đồng, việc quansát - và phát hiện – hành vi bĩu môi có thể giúp các luật sư giải mã được vấn đề mà luậtsư phía bên kia quan tâm. Chúng ta cũng có thể bắt gặp hành vi này trong các cuộc thẩmvấn của cảnh sát, đặc biệt khi họ điều tra một nghi phạm với thông tin sai lệch. Kẻ tìnhnghi sẽ bĩu môi phản đối vì biết rằng các điều tra viên đã thu thập những chứng cư sai.Trong môi trường kinh doanh, các hành vi bĩu môi luôn xuất hiện và nên đượcxem như là một cách hiệu quả để thu thập thông tin về một tình hình nào đó. Ví dụ, khichủ toạ đang đọc đến một đoạn văn trong một bản hợp đồng, những người không đồngtình với một câu hay một vấn đề đó sẽ bĩu môi ngay lúc những từ ngữ có liên quan đượcnói ra. Hoặc trong trường hợp nghe xướng tên các cá nhân được thăng chức, bạn sẽ bắtgặp hành vi bĩu môi khi người giới thiệu đọc tên của ai đó ít được mọi người mong đợi.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly208Bĩu môi là hành vi phi ngôn từ rất chính xác đến mức bạn thật sự nên chú ý đén nónhiều hơn. Nó xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh, tình huống và là dấu hiệu đáng tin cậytiết lộ một người đang nghĩ khác đi hoặc hoàn toàn phản đối những vấn đề đang đượcphát biểu.Hành vi nhếch mépTương tự việc đảo mắt, nhếch mép là hành vi thường gặp thể hiện sự khinh miệt.Đây là hành vi thiếu tôn trọng người khác và phảnHình 80 – Cái nhếch mép thoáng quathể hiện thái độ thiếu tôn trọng hoặckhinh miệt. Nó gửi đi thông điệp: "Tôikhông quan tâm lắm đến anh hay suynghĩ của anh".ánh người nào đó ít quan tâm hoặc thông cảm với chuyện đó. Khi chúng ta nhếch mép,các cơ mút (buccinators) (nằm ở hai bên mặt) phối hợp để kéo hai khoé môi về phía haibên tai và tạo ra một vết lõm trên má. Biểu hiện này rất dễ nhận ra và rất có ý nghĩa, ngaycả khi nó xuất hiện thoáng qua trong giây lát (xem hình 80). Hành vi nhếch mép cũng cóthể rất hữu ích trong việc giúp ta hiểu điều gì đang diễn ra trong tâm trí một người vàđoán trước chuyện gì sẽ xảy ra (xem khung 54).Các hành vi của lưỡiPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly209Nhiều tín hiệu của lưỡi có thể rất có ích trong việc giúp ta hiểu được những suynghĩ hoặc tâm trạng của một người. Khi ta càng căng thẳng,miệng ta sẽ khô và việc dùnglưỡi liếm môi để làm ướt môi là điều bình thường. Tương tự trong lúc căng thẳng, chúngta có khuynh hướng làm cọ xát qua lại giữa hai khoé môi để tự xoaKhung 54: Chẳng có việc gì đáng để nhếch mép cảThông qua việc hoà giải cho các cặp vợ chồng, nhà nghiên cứu John Gottmanthuộc trường Đại học Washington đã khám phá ra rằng, nếu một hoặc cả hai người đềunhếch mép thì đây là một dấu hiệu quan trọng và đầy sức thuyết phục giúp ta dự đoánđược cuộc hôn nhân của họ có khả năng đổ vỡ. Một khi trong đầu họ đã xuất hiện sựthiếu quan tâm hoặc khinh miệt (và điều này được tiết lộ qua hành vi nhếch mép), thìmối quan hệ giữa họ đang gặp trục trặc hoặc thậm chí đang bên bờ vực thẳm. Qua cáccuộc điều tra của FBI, tôi để ý thấy nghi phạm sẽ nhếch mép trong buổi thẩm vấn khinghĩ rằng mình biết nhiều hơn người thẩm vấn hoặc cảm thấy điều tra viên không biếttoàn bộ sự việc. Trong các trường hợp còn lại, hành vi nhếch mép là tín hiệu rất rõ chothấy sự thiếu tôn trọng hoặc khinh miệt người khác.dịu và tự trấn an. Ta có thể lè lưỡi (thường là sang một bên) khi tập trung cao độ vàocông việc (chẳng hạn khi ngôi sao bóng rổ Michael Jordan sắp ghi bàn). Ta cũng có thểthè lưỡi để chống đối một người mà mình không thích hoặc biểu lộ sự căm ghét (trẻ conluôn thực hiện hành vi này).Khi một người để lộ các manh mối khác của miệng – các manh mối có liên quanđến sự căng thẳng (như cắn môi, sờ lên miệng, liếm môi hoặc cắn đồ vật), thì chúng giúpnhững người quan sát kỹ lưỡng càng tin chắc rằng người đó đang có tâm trạng bất an(xem hình 81). Hơn nữa, nếu người ta sờ và/ hoặc liếm môi khi cân nhắc các lựa chọn,đặc biệt khi họ cân nhắc trong khoảng thời gian lâu bất thường, thì đây chính là dấu hiệucủa sự bất an.Những người nghĩ rằng mình vừa thoát nạn hoặc bị bắt quả tang đang làm việc gìđó thường thực hiện hành vi thè lưỡi. Tôi đã từng nhìn thấy hành vi này tại các chợ trời ởMỹ lẫn Nga, ở những người bán hàng rong tại khu Lower manhattan, ở các sòng bài tạiLas Vegas,Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly210Hình 81 – Liếm môi là hành vi xoadịu. Nó giúp bạn bớt căng thẳng vàtrấn tĩnh lại. Bạn có thể thấy nó tronglớp học ngay trước giờ kiểm tra.trong các buổi thẩm vấn tại FBI và trong những cuộc họp bàn về công việc. Trong từngtrường hợp, người ta thực hiện hành vi thè lưỡi (lưỡi được đặt giữa hai hàm răng vàkhông chạm môi) khi hoàn tất một thoả thuận nào đó hoặc thực hiện nó như lời tuyên bốcuối cùng bằng hành vi phi ngôn từ (xem hình 82). Hành vi này, trong cách thể hiện củachính nó, có liên quan đến hoạt động giao tiếp. Dường như nó xuất hiện một cách vô thứcvào lúc kết thúc các cuộc gặp xã giao. Nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau và cần đượcxem xét trong từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, nó có thể có nghĩa là: tôi đã làm mộtchuyện ngốc nghếch hoặc tôi thật hư đốn.Vào đúng ngày hôm nay, khi tôi đi thu thập thêm một số thông tin cho cuốn sáchnày, cô nhân viên tại quán ăn tự phục vụ của trường đại học đã đặt nhầm rau vào đĩa củamột sinh viên ngay phía trước tôi. Khi bạn sinh viên đó yêu cầu đổi lại, cô nhân viên đãthè lưỡi giữa hai hàm răng và nhún vai như muốn nói: "Ối, tôi nhầm rồi".Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly211Hình 82 – Người ta thẻ lưỡi khi bị bắtquả tang đang làm một việc mà mìnhkhông nên làm, khi làm việc gì đó rấtkém hoặc khi thoát nạn. Hành vi nàychỉ xuất hiện thoáng qua.Trong các buổi nói chuyện xã giao hoặc bàn về công việc, hành vi thè lưỡi nói trênthường xuất hiện lúc cuộc đối thoại kết thúc, khi một người cảm thấy mình đã thoát khỏimột chuyện và người kia không thể phát hiện hoặc truy hỏi đến cùng vấn đề. Nếu bắt gặphành vi này, bạn hãy tự hỏi mình chuyện gì vừa xảy ra. Hãy tìm hiểu xem bạn bị lừa gạthay bạn (hoặc người khác) vừa phạm một sai lầm. Đây là thời điểm giúp bạn đánh giáđược người nào đó đang lừa dối bạn hay không.Những hành vi phi ngôn từ khác của khuôn mặtNhăn tránNgười ta thường nhăn trán (và cau mày) khi băn khoăn, lo lắng, buồn bã, bối rối,giận giữ hoặc khi đang tập trung (xem hình 83). Hành vi nhăn trán cần được xem xéttrong hoàn cảnh cụ thể để xác địnhPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly212Hình 84 – Hành vi nhăn trán là dấu hiệugiúp bạn dễ dàng kết luận người nào đóđang khó chịu hoặc lo lắng. Bạn hầu nhưkhông nhìn thấy hành vi này khi người tahạnh phúc và thỏa mãn.ý nghĩa thực sự của nó. Chẳng hạn, tôi đã từng thấy một nhân viên thu ngân ở siêu thị mởngăn kéo quầy tính tiền của mình và nhăn trán lại khi đếm số tiền trong đó. Bạn có thểnhận thấy sự tập trung cao độ mà cô bộc lộ khi cố tính toán tổng số tiền và lúc ca làmviệc của mình kết thúc. Ta có thể quan sát thấy hành vi này ở một người vừa bị bắt giữ vàbị dẫn qua một rừng phóng viên. Hành vi nhăn trán cũng thường xuất hiện khi người nàođó nhận thấy mình đang ở trong tình huống không thể biện hộ hoặc khó chịu và khôngthể thoát ra được. Đây là lý do giải thích vì sao bạn thường nhìn thấy hành vi này trongcác bức ảnh chụp những kẻ trấn lột bị bắt giữ.Nhân đây tôi cũng nói thêm, hành vi nhăn trán bắt nguồn từ rất xa xưa và quá phổbiến ở động vật có vú đến mức ngay cả loài chó cũng nhận ra hành vi này khi ta nhìnchúng đồng thời nhăn trán. Chính các chú chó cũng có thể thực hiện hành vi tương tự khichúng lo lắng, buồn bã hay đang tập trung. Một sự thật thú vị khác có liên quan tới hànhvi nhăn trán là khi chúng ta càng lớn tuổi và càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống,thì các nếp nhăn trên trán sẽ hằn sâu hơn và cuối cùng trở thành những nếp nhăn vĩnhviễn. Cũng giống như nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt là kết quả của nhữnghành vi phi ngôn từ tích cực được thực hiện trong suốt cuộc đời và phản ánh một cuộc Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly213sống hạnh phúc, một người có các nếp nhăn trên trán có thể đã trải qua một cuộc đời đầysóng gió – cuộc đời khiến họ thường xuyên nhăn trán.Hiện tượng giãn nở cánh mũi (phồng mũi)Như đã đề cập ở phần trước, lỗ mũi phồng lên là một manh mối trên khuôn mặt,nó báo hiệu một người đang bị kích động. Thông thường, người ta có thể nhìn thấy nhữngđôi tình nhân quấn quýt bên nhau, lỗ mũi họ hơi phồng lên trong niềm sung sướng và sựhòa quyện. Gần như những đôi tình nhân ấy làm điều này một cách vô thức vì họ cuốnhút và mùi hương của nhau – mùi hương của sức hấp dẫn giới tính được gọi làpheromones (Givens, 2005, 191-208). Phồng mũi cũng là một manh mối thể hiện ý định,một dấu hiệu đầy sức thuyết phục cho thấy một người có ý định làm điều gì đó bằng sứclực của cơ thể, và nó không nhất thiết có liên quan đến sức hấp dẫn giới tính. Đó có thể làbất cứ việc gì, từ việc sẵn sàng leo lên các bậc thang dốc đứng đến việc chuẩn bị dời mộttủ sách. Khi chuẩn bị sức lực cơ thể để thực hiện công việc gì đó, người ta sẽ hít khí oxy– đây là nguyên nhân khiến lỗ mũi phồng lên.Là một người thực thi pháp luật, nếu tôi bắt gặp ai đó trên đường mà anh ta đangnhìn xuống, bàn chân trong tư thế sẵn sàng hoặc "tư thế của võ sĩ quyền Anh chuyênnghiệp" và mũi phồng lên, thì tôi ngờ rằng có lẽ anh ta đang chuẩn bị để làm một trongba việc sau: cãi nhau, bỏ chạy hoặc đánh nhau. Giãn nở cánh mũi là điều bạn luôn để ýnếu đang giao tiếp với một người có ý định tấn công hoặc bỏ chạy để tránh xa mình. Đâychỉ là một trong nhiều hành vi khả nghi mà bạn nên dạy con mình phải chú ý. Nhờ đó,chúng sẽ có ý thức rõ hơn khi nào thì một người trở thành đối tượng nguy hiểm, đặc biệtlà ở trường học hoặc ở các sân chơi.Hành vi cắn móng tay và các dấu hiệu liên quan đến sự căng thẳngNếu bạn nhìn thấy một người cắn móng tay trong lúc chờ đợi kết thúc một thỏathuận mua bán, thì có lẽ ấn tượng mà anh ta để lại trong bạn không phải là thái độ rất tựtin. Hành vi cắn móng tay là dấu hiệu của sự căng thẳng, lo âu hoặc khó chịu. Khi bắt gặphành vi này trong một buổi thương lượng mua bán, ngay cả khi nó chỉ xuất hiện tronggiây lát, thì bạn có thể kết luận rằng đây là biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào bản thânvà/hoặc anh ta đang thương lượng ở vị trí của kẻ yếu. Những người dự phỏng vấn xinviệc hoặc các bạn nam đang mong ngóng đến ngày hẹn hò của mình nên tránh cắn móngtay không chỉ vì hành vi này trông khó coi mà còn vì nó chuyển tải một thông điệp: "Tôicảm thấy lo lắng". Thật ra, chúng ta cắn móng tay chủ yếu không phải vì móng tay của tacần được cắt sửa gọn gàng mà vị đó là một hành vi xoa dịu.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly214Hiện tượng đỏ mặt và tái mặtĐôi khi chúng ta sẽ vô tình đỏ mặt hoặc tái mặt tùy vào những cảm xúc sâu kíntrong lòng. Để trình bày về hiện tượng đỏ mặt trong các lớp học do mình phụ trách, tôi sẽyêu cầu một sinh viên đứng lên trước một nhóm rồi đi từ phía sau và tiến sát lại gần cổcủa em đó. Thông thường, hành vi này – hành vi xâm phạm không gian của người khác –cũng đủ gây ra một phản ứng của rìa não, đây là nguyên nhân khiến mặt chúng ta đỏ lên.Ở một số người, đặc biệt những người có làn da sáng, hiện tượng đỏ mặt có thể rất dễnhận ra. Người ta cũng sẽ đỏ mặt khi thích một người nhưng không muốn người đó biết.Và thông thường, các em vị thành niên khi ấp ủ một tình yêu thầm kín với người bạn nàođó sẽ đỏ mặt khi người bạn đặc biệt của mình đứng gần. Đấy là một phản ứng chân thậtcủa não rìa, được cơ thể gửi đến người khác và tương đối dễ phát hiện.Ngược lại, chúng ta có thể tái mặt khi não rìa thực hiện một phản ứng tiêu cựcđược gọi là "sốc". Tôi đã từng thấy hiện tượng này sau khi một vụ tai nạn giao thông xảyra hoặc trong một cuộc thẩm vấn, lúc đó một người đột nhiên bị vạch trần chứng cứkhông thể chối cãi về tội lỗi của mình. Hiện tượng tái mặt xảy ra khi hệ thần kinh thựcvật khống chế tất cả các mạch máu nằm ngay bên dưới da và đưa máu đến các cơ lớn hơnđể chuẩn bị bỏ chạy hoặc tấn công. Tôi có biết ít nhất một trường hợp trong đó mộtngười, khi bị bắt, đã quá ngạc nhiên đến mức đột ngột tái mặt và bị trụy tim rồi tử vong.Mặc dù các biểu hiện trên chỉ xuất hiện bên ngoài da nhưng chúng ta không nên bỏ qua,bởi chúng là dấu hiệu của sự căng thẳng cao độ và sẽ được biểu lộ theo nhiều cách khácnhau tùy theo tính chất của các tình huống và khoảng cách thời gian xảy ra tình huống.Các manh mối của khuôn mặt thể hiện thái độ phản đốiNhững manh mối thể hiện thái độ phản đối được bộc lộ không giống nhau trênkhắp thế giới, chúng phản ánh những chuẩn mực xã hội ở một nền văn hóa cụ thể. Ở Nga,tôi đã từng bị người ta nhìn với ánh mắt đầy khinh miệt vì vừa huýt sáo vừa đi bộ dọchành lang của một bảo tàng nghệ thuật. Dường như ở đất nước này, mọi người khôngchấp nhận việc huýt sáo trong nhà. Tại Montevideo, người ta đã "trừng phạt" tôi và nhómbạn bằng cách liếc nhìn chúng tôi và sau đó lạnh lùng quay mặt đi. Hình như nhóm tôi đãnói chuyện quá to và người dân địa phương không thích câu chuyện hài hước ồn ào củachúng tôi. Còn ở Mỹ, vì đất nước này rộng lớn và có nhiều sự khác biệt riêng những vùngkhác nhau sẽ có những hành vi thể hiện sự phản đối khác nhau, và những gì bạn thấy ởvùng Trung Tây nước Mỹ sẽ khác so với những gì bạn nhìn thấy ở vùng New Englandhay New York.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly215Hầu hết những hành vi thể hiện sự phản đối đều bộc lộ trên khuôn mặt, chúng nằmtrong số những thông điệp đầu tiên mà chúng ta học được từ bố mẹ và anh chị mình.Những người quan tâm đến ta sẽ làm "kiểu mặt đó" để ta biết mình có đang làm điều gìsai hay không hoặc hành vi của mình có đang lệch chuẩn hay không. Cha tôi, một ngườirất cứng rắn, có "kiểu nhìn" hướng xuống rất nhanh tất cả những gì ông phải làm là liếcnhìn tôi một cách nghiêm nghị và như vậy là đủ. Ngay cả bạn bè tôi cũng sợ cái nhìn đó.Cha chưa bao giờ nặng lời trách mắng chúng tôi, ông chỉ liếc nhìn chúng tôi như thế - cáiliếc nhìn không thể nhầm lẫn được – và điều đó đã nói lên tất cả.Đa số chúng ta khá nhanh nhạy trong việc hiểu những manh mối thể hiện sự phảnđối, mặc dù đôi khi chúng ta có thể rất khó phát hiện (xem khung 55). Việc nhận thứcđược thái độ phản đối là chìa khóa giúp ta biết được những quy định bất thành văn vàphong tục tập quán của một đất nước hay vùng miền nào đó, vì nó báo hiệu cho ta biếtkhi nào thì ta làm trái với những quy định, phong tục ấy. Những tính hiệu nêu trên cũnggiúp ta biết khi nào thì ta trở nên khiếm nhã. Tuy nhiên, những hành vi thể hiện sự phảnđối không phù hợp cũng giống với hành vi khiếm nhã. Một hành vi thể hiện sự phản đốirất thường gặp ở nước Mỹ là hành vi đảo mắt. Đây là dấu hiệu thể hiện sự thiếu tôn trọngvà là điều không thể chấp nhận được, đặc biệt khi người thực hiện hành vi này là trẻ con,nhân viên hoặc những người cấp dưới.Những hành vi thể hiện sự phản đối được bộc lộ trên gương mặt là những hành virất chân thật, chúng phản ánh những gì đang diễn ra trong đầu chúng ta. Thái độ phản đốicó thể được biểu lộ chủ yếu trên khuôn mặt, bởi đây là một phần cơ thể đã được điềuchỉnh qua hàng triệu năm, để từ chối những thức ăn đã hỏng hoặc bất cứ thứ gì khác cóthể gây hại cho chúng ta. Mặc dù những hành vi này có thể được bộc lộ từ tinh vi đến rấtrõ ràng – và dù ta đang đối mặt với thông tin tiêu cực hoặc khó chịu hay đang nếm thứcăn không ngon – thì chúng đều do bộ não điều khiển và tạo ra cảm xúc như nhau, đều gửiđi thông điệp: "Tôi không thích cái này, hãy để nó ra xa". Các biểu hiện nhăn nhó, ánhnhìn không thích hoặc khó chịu dù khó phát hiện đến đâu thì chúng ta cũng có thể tự tingiải mã một cách chính xác, vì chúng được điều khiển bởi hệ não rìa (Xem khung 56).Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly216Khung 55: Một vụ môi giới thất bạiCách đây không lâu, có một người phụ nữ bán hàng đã tiến lại gần tôi để giớithiệu chuỗi phòng tập thể dục ở trung tâm Florida. Cô gái trẻ rất nhiệt tình đề nghị tôitham gia và khẳng định tôi chỉ tốn một đô la mỗi ngày từ thời điểm tham gia đến hếtnăm. Khi tôi lắng nghe thì cô thậm chí càng hăng hái hơn, và tôi nghĩ cô ấy cho tin làmột khách hàng tiềm năng. Đến lượt mình, tôi hỏi phòng tập thể dục có bể bơi không.Cô đáp rằng không, nhưng cho biết thêm nó có những đặc điểm khác thật tuyệt vời.Sau đó, tôi nói rằng hiện giờ mình trả 22 đôla mỗi tháng để đến một phòng tập và ở đócó một bể bơi to cỡ bể bơi dùng cho thi đấu ở Thế vận hội Olympic. Khi tôi nói, cô ấynhìn xuống hai bàn chân mình đồng thời thực hiện một cử chỉ kìm nén cảm xúc thểhiện sự phản đối (mũi hếch lên và phần bên trái của miệng nhếch lên) (xem hình 84).Cử chỉ này chỉ xuất hiện thoáng qua, và nếu kéo dài lâu hơn, nó sẽ khiến cô trông nhưđang càu nhàu. Cử chỉ kìm nén cảm xúc nói trên đủ để tôi biết rằng cô ấy khó chịu vớinhững điều tôi nói. Sau một hai giây, cô xin lỗi phải đi và đến tiếp cận một người khác.Thế là vụ môi giới kết thúc!Đây không phải là lần đầu và cũng không phải lần cuối cùng tôi quan sát thấyhành vi như thế. Thật vậy, tôi thường bắt gặp hành vi này trong các cuộc thương lượng,khi một đề nghị được đưa ra và một trong số các đối tác liên quan thực hiện nó mộtcách vô thức. Ở châu Mỹ Latinh, khi từ chối thức ăn được mang ra, người ta rất thườngthực hiện hành vi nói trên kèm theo cái lắc đầu và không nói gì. Điều thú vị là nhữngcử chỉ được xem là khiếm nhã ở hoàn cảnh hoặc quốc gia này lại có thể hoàn toàn đượcchấp nhận ở hoàn cảnh hoặc quốc gia khác. Vì vậy, bí quyết giúp bạn có được chuyếndu lịch thành công là tìm hiểu trước phong tục tập quán của nơi mình sẽ đến để biếtmình cần làm gì và yêu cầu điều gì.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly217Hình 84 – Chúng ta chun mũi lại để thểhiện thái độ không thích hoặc ghê tởm.Đây là dấu hiệu rất chính xác nhưngđôi khi chỉ xuất hiện thoáng qua. Ở mộtsố nền văn hóa, hành vi này thật sự rấtdễ nhận thấy.Khung 56: Khi cử chỉ thể hiện sự phản đối làm chia lìa đôi lứaCử chỉ thể hiện sự phản đối tiết lộ chính xác đến mức nào những ý định và suynghĩ bên trong của chúng ta? Sau đây là một ví dụ. Khi tôi tham quan cùng một ngườibạn và vị hôn thê của anh ấy, anh đã nói về đám cưới sắp tới và kế hoạch hưởng tuầntrăng mật của mình. Anh không hề biết rằng tôi đã nhìn thấy vị hôn thê của anh thựchiện cử chỉ kìm nén cảm xúc thể hiện sự phản đối – một cử chỉ được bộc lộ rất nhanhqua khuôn mặt – khi anh nhắc đến từ đám cưới. Tôi nghĩ cử chỉ này thật lạ lùng vì anhđang đề cập đến vấn đề mà cả hai người lẽ ra phải phấn khởi. Vài tháng sau, anh gọiđiện nói với tôi rằng cô ấy không đồng ý làm đám cưới nữa. Chỉ qua một cử chỉ duynhất đó, tôi đã biết cô ta bộc lộ rất rõ những cảm xúc thật. Chính ý nghĩ làm đám cướiđã khiến cô cảm thấy khó chịu.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly218Các hành vi chống lại trọng lực được bộc lộ qua khuôn mặtCâu tục ngữ "hãy ngước cằm lên" là lời khuyên dành cho những người đang trongtâm trạng buồn nản hay đang gặp những chuyện không may (xem hình 85 và 86). Câu tụcngữ phổ biến này phản ánh chính xác phản ứng của não rìa trước nghịch cảnh. Một ngườihướng cằm xuống bị xem là thiếu tự tin và đang có những cảm xúc tiêu cực, trong khimột người ngước cằm lên đước đánh giá là đang có tâm trạng tích cực.Điều này cũng đúng với mũi. Cử chỉ hếch mũi lên – Một cử chỉ chống lại trọng lực– là hành vi phi ngôn từ thể hiện sự tự tin cao độ, còn nếu mũi hướng xuống thì đó là dấuhiệu thể hiện sự thiếu tự tin. Khi người ta căng thẳng hay lo âu, cằm của họ (và cả mũinữa vì chúng phải đi liền với nhau) thường hướng xuống. Hành vi rụt cằm lại là một kiểuthu mình hoặc lảng tránh và có thể là dấu hiệu rất chính xác giúp ta nhận rõ cảm xúc tiêucực mà một người đang thật sự trải qua.Hình 85 – Khi thiếu tự tin hoặc lolắng về bản thân, ta sẽ rụt cằm lại –điều này khiến mũi hướng xuống.Hình 86 – Khi có cảm xúc tích cực, tasẽ ngước cằm và hếch mũi lên: cả haitín hiệu này đều thể hiện sự thoải máivà tự tin.Đặc biệt là ở Châu Âu, bạn sẽ bắt gặp những cử chỉ này nhiều hơn, nhất là cử chỉhếch mũi lên khi nhìn xuống những người thuộc tầng lớp thấp hơn hoặc tỏ thái độ khinhthường ai đó. Khi đang đi du lịch nước ngoài, tôi có xem trên truyền hình Pháp buổi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly219phỏng vấn một chính khách. Tôi để ý thấy khi được hỏi một câu mà ông cho là khôngxứng đáng với vị thế của mình, ông chỉ hếch mũi lên, đưa mắt nhìn xuống phóng viên vàđáp: "Không, tôi sẽ không trả lời câu này". Chiếc mũi đã phản ánh địa vị của ông cũngnhư thái độ khinh thường của ông đối với phóng viên. Charles de Gaulle, một nhân vật cótính cách tương đối phức tạp và cuối cùng đã trở thành tổng thống Pháp, rất nổi tiếng vớiviệc thể hiện hình ảnh và thái độ cao ngạo kiểu này.Quy tắc giải mã những dấu hiệu mang các thông điệp trái ngượcĐôi khi chúng ta không nói ra những gì mình đang thực sự nghĩ nhưng khuôn mặtchúng ta lại phản ánh điều này theo cách nào đó. Chẳng hạn, nếu ai đó cứ liên tục nhìnđồng hồ của mình hoặc dán mắt và lối ra gần nhất, thì họ đang muốn cho họ biết rằng họđang trễ giờ, có một cuộc hẹn hoặc phải đến một nơi khác. Kiểu nhìn này là một manhmối thể hiện ý định.Cũng có lúc chúng ta nói một đằng nhưng trong đầu lại nghĩ một nẻo. Điều nàycho chúng ta một quy tắc chung khi tìm hiểu cảm xúc và giải mã lời nói bằng cách nhìnvào nét mặt. Khi gặp các dấu hiệu mang những thông điệp trái ngược được bộc lộ trênkhuôn mặt (ví dụ những manh mối thể hiện niềm hạnh phúc đi kèm với những tín hiệuthể hiện sự lo âu, hoặc những hành vi biểu lộ niềm vui đi kèm những hành vi biểu lộ sựkhó chịu), hoặc nếu thông điệp từ lời nói và thông điệp từ tín hiệu phi ngôn từ trên gươngmặt không ăn khớp với nhau, thì bạn hay luôn chọn dấu hiệu thể hiện cảm xúc tiêu cực vìđó là dấu hiệu trung thực hơn trong hai dấu hiệu trái ngược. Cử chỉ thể hiện cảm xúc tiêucực sẽ gần như luôn là cử chỉ chính xác và trung thực hơn trong việc bộc lộ tình cảm vàcảm xúc của một người. Chẳng hạn, nếu người nào đó nói rằng : "Thật vui khi được gặpbạn" mà quai hàm họ lại căng ra thì điều đó có nghĩa là họ đang nói dối. Sự căng thẳngtrên gương mặt mới tiết lộ cảm xúc thật của một người. Tại sao chúng ta lại chọn nhữngmanh mối thể hiện cảm xúc tiêu cực? Vì hầu hết phản ứng tức thời của ta trước một tìnhhuống khó chịu thường là manh mối chính xác nhất. Chỉ sau khi nhận ra rằng người kháccó thể bắt gặp manh mối này ở ta (điều này chỉ diễn ra trong giây lát), ta mới che giấuphản ứng ban đầu bằng nét mặt nào đó dễ được chấp nhận hơn trong phép xã giao. Vìvây, khi bắt gặp những tín hiệu mang các thông điệp trái ngược, bạn hãy tin vào tín hiệuđầu tiên mà mình quan sát thấy, đặc biệt nếu đó là tín hiệu thể hiện cảm xúc tiêu cực.Kết luận về ngôn ngữ không lời của khuôn mặtVì chúng ta có khả năng thể hiện nhiều nét mặt khác nhau và vì ta được dạy phảiche giấu những biểu hiện trên khuôn mặt ngay từ nhỏ, nên bạn cần so sánh bất cứ biểuhiện nào mình quan sát được trên gương mặt với những hành vi phi ngôn từ của các bộPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly220phận còn lại của cơ thể. Hơn nữa, do các manh mối được bộc lộ qua khuôn mặt quá phứctạp nên chúng ta có thể khó biết được chúng phản ánh sự thoải mái hay khó chịu. Nếubạn lúng túng vì không hiểu được ý nghĩa của một vẻ mặt nào đó, hãy bắt chước vẻ mặtấy và cảm nhận xem nó gây cho bạn cảm xúc thế nào. Bạn sẽ thấy rằng mẹo nhỏ này cóthể giúp bạn giải mã được những điều mình vừa quan sát thấy. Khuôn mặt có thể tiết lộvô số thông tin nhưng cũng có thể khiến ta hiểu nhầm. Bạn cần tìm kiếm các nhóm hànhvi, thường xuyên xem xét những cử chỉ mình nhìn thấy trong những hoàn cảnh cụ thể, vàđể ý xem vẻ mặt có ăn khớp với (hoặc trái ngược với) những tín hiệu từ các bộ phận kháccủa cơ thể hay không. Chỉ khi thực hiện được tất cả những điều này, bạn mới có thể tự tintrong việc đánh giá những ý định và cảm xúc của người khác.Chương támPhát hiện sự dối tráHãy bắt đầu bằng sự thận trọng!Xuyên suốt quyển sách, chúng tôi đã đề cập đến nhiều ví dụ về hành vi phi ngôntừ - những tín hiệu của cơ thể mà chúng ta có thể sử dụng để hiểu rõ hơn những cảm xúc,suy nghĩ và ý định của người khác. Cho đến lúc này, tôi hi vọng đã thuyết phục bạn tinrằng với những manh mối phi ngôn từ ấy, bạn có thể đánh giá chính xác các thông điệpđược chuyển tải từ ngôn ngữ cơ thể của người đối thoại trong bất kì hoàn cảnh nào. Tuynhiên, có một loại hành vi của con người mà chúng ta vẫn khó giải mã được, đó là sự dốitrá.Bạn có thể cho rằng với tư cách là một nhân viên FBI dày dặn kinh nghiệm (đôikhi còn được gọi là chuyên gia phát hiện sự dối trá ở con người), tôi có thể nhận ra hànhvi dối trá khá dễ dàng, và thậm chí có thể hướng dẫn bạn trở thành chuyên gia trong lĩnhvực này bằng vài gạch đầu dòng ngắn gọn. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy.Thật ra, phát hiện sự dối trá là việc cực kỳ khó khăn, khó hơn rất nhiều so với việc giảimã chính xác các hành vi khác – các hành vi mà chúng tôi đề cập xuyên suốt quyển sách.Nói một cách chính xác, nhờ dựa vào kinh nghiệm của mình (kinh nghiệm của mộtnhân viên FBI trong lĩnh vực phân tích hành vi của một người đã dành toàn bộ sự nghiệp Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly221của mình nhằm cố gắng phát hiện lời nói dối), tôi đã thấy được và hiểu những khó khăntrong việc đánh giá chính xác hành vi lừa dối. Đây cũng là nguyên nhân khiến tôi dànhtoàn bộ một chương – cũng là chương cuối cùng của quyển sách – để đưa ra những đánhgiá thiết thực và cách ứng dụng các hành vi phi ngôn từ trong việc phát hiện sự dối trá.Nhiều cuốn sách đã viết về đề tài nêu trên – điều này khiến vấn đề nghe có vẻ dễ giảiquyết, ngay cả đối với những người không chuyên nghiệp. Nhưng tôi cam đoan với bạnrằng sự thật không phải như vậy.Tôi tin rằng đây lần đầu tiên một nhân viên phản gián và thực thi pháp luật chuyênnghiệp như tôi (người có một vốn kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực này và hiện vẫnđang giảng dạy tại các trung tâm tình báo) lên tiếng cảnh báo rằng: hầu hết mọi người –cả người không có chuyên môn lẫn các chuyên gia – đều không thành thạo lắm trong việcphát hiện lời nói dối. Tại sao tôi lại tuyên bố như vậy? Thật đáng tiếc là vì trong nhữngnăm qua, tôi đã chứng kiến quá nhiều điều tra viên hiểu lầm những hành vi phi ngôn từ -điều này khiến những người vô tội cảm thấy có tội hoặc khó chịu vô cớ. Tôi cũng đãchứng kiến cả người không có chuyên môn lẫn các chuyên gia đưa ra những tuyên bố xúcphạm, từ đó làm tổn thương nhiều mảnh đời. Có quá nhiều người phải vào tù khi nhận tộikhông đúng, nguyên nhân chỉ vì điều tra viên hiểu nhầm phản ứng thể hiện sự căng thẳngthành lời nói dối. Báo chí cũng đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ, trong đó có câuchuyện về một người chạy bộ tại công viên trung tâm New York. Các điều tra viên đãhiểu nhầm hành vi phi ngôn từ thể hiện sự căng thẳng của người này thành sự dối trá, đãbuộc con người vô tội ấy phải nhận tội (Kassin, 2004, 172 – 194; Kassin, 2006, 207 –227). Tôi hi vọng rằng các độc giả của quyển sách sẽ có một cái nhìn thực tế và chân thậthơn về những gì có thể và không thể đạt được thông qua phương pháp phát hiện sự lừadối dựa vào hành vi phi ngôn từ, cũng như về những gì mà lượng kiến thức này có thể vàkhông thể mang lại. Chúng đòi hỏi bạn phải có một phương pháp thận trọng và hợp lýhơn để kết luận khi nào một người đang nói thật hoặc đang nói dối.Sự dối trá: một đề tài đáng được nghiên cứuTất cả chúng ta đều đặt cược vào sự thật. Mọi việc trong xã hội đều dựa trên mộtgiả định rằng con người sẽ làm đúng theo những gì mình nói – sự thật này lấn át nhữngđiều dối trá. Điều này đúng trong đa số trường hợp. Nếu không, các mối quan hệ sẽ chỉtồn tại trong thời gian ngắn, giao dịch thương mại sẽ chấm dứt, lòng tin giữa cha mẹ vàcon cái sẽ sụp đổ. Tất cả chúng ta đều dựa vào sự trung thực, vì khi sự thật không tồn tạithì chúng ta và cả xã hội sẽ gánh chịu thiệt hại. Khi Adolf Hitler nói dối NevilleChamberlain, thời đại chúng ta đã không có được sự bình yên, và hơn 50 triệu người phảitrả giá bằng sinh mạng của mình. Khi Richard Nixon nói dối dân tộc mình, thì lòng kính Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly222trọng mà biết bao người dành cho bộ máy quyền lực của tổng thống đã không còn nữa.Khi ban quản trị Enron nói dối các nhân viên, cuộc sống của hàng ngàn người đã bị hủyhoại chi qua một đêm. Chúng ta tin chắc rằng chính phủ và các cơ sở kinh doanh sẽ trungthực và không bao giờ lừa dối. Chúng ta cần và mong chờ sự trung thực ở bạn bè cũngnhư gia đình. Sự thật là điều hết sức cần thiết đối với tất cả các mối quan hệ, dù đó làquan hệ giữa các cá nhân, giữa các đồng nghiệp hay giữa những công dân.Điều may mắn là trong đa số trường hợp, người ta luôn thành thật và hầu hếtnhững lời nói dối chúng ta nghe thấy hàng ngày thật ra đều là những lời nói dối xã giaohoặc vô hại – nghĩa là chúng giúp chúng ta tránh trả lời thật trước những câu hỏi như :"Tôi mặc bộ quần áo này trông có béo không?". Nhưng chắc chắn là đối với những vấnđề quan trọng hơn, vì lợi ích của bản thân mà chúng ta sẽ phải đánh giá và xác định đâulà sự thật trong số những thông tin nghe được. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễdàng. Qua hàng nghìn năm, con người vẫn nhờ đến các thầy bói và tất cả những phươngpháp chưa được chứng minh – như đặt một con dao nóng lên lưỡi một người – để pháthiện sự dối trá. Thậm chí ngày nay, để nhận diện kẻ nói dối, một số tổ chức sử dụng cácmẫu chữ viết tay, máy phân tích sự căng thẳng qua giọng nói hoặc máy phát hiện nói dối.Tất cả các phương pháp này đều mang lại những kết quả không chắc chắn. Trên thực tế,không có một phương pháp nào, một loại máy móc nào, một bài kiểm tra nào hoặc mộtcá nhân nào có thể phát hiện sự dối trá chính xác đến 100%. Ngay cả máy phát hiện nóidối đáng tin cậy nhất cũng chỉ cho kết quả chính xác từ 60 đến 80%, và điều này còn tùythuộc vào người điều khiển cỗ máy (Ford, 1996, 230 – 232; Cumming, 2007).Phát hiện kẻ nói dốiCó một thực tế là việc nhận biết sự dối trá quá khó đến mức theo rất nhiều nghiêncứu bắt đầu từ những năm 1980, hầu hết chúng ta (bao gồm các thẩm phán, luật sư, bácsĩ, cảnh sát, nhân viên FBI, chính trị gia, giáo viên, các ông bố bà mẹ và những đôi vợchồng) làm việc này dựa vào vận may (tỷ lệ thành công chỉ đạt 50%) (Ford, 1996, 217;Ekman, 1991, 162). Thông tin vừa nêu khiến bạn khó tin nhưng lại là sự thật. Đối với đasố người, kể cả các chuyên gia, việc nhận biết chính xác sự lừa dối không khác gì việctung đồng xu (Ekman & O'Sullivan, 1991, 913 – 920). Thậm chí những người thật sự cónăng khiếu bẩm sinh trong lĩnh vực này (có lẽ chiếm chưa đến 1% dân số thế giới) cũngít khi đúng được hơn 60%. Hãy xem xét trường hợp của rất nhiều thành viên ban hộithẩm – những người phải dựa vào khả năng nhận định của mình về các hành vi dối trá đểxác định xem người nào đó trung thực hay không trung thực, có tội hay vô tội. Điềukhông may là những hành vi này – những hành vi rất thường bị hiểu lầm là dấu hiệu củasự không trung thực – lại chủ yếu là những hành vi thể hiện sự căng thẳng (Ekman, 1991, Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly223187-188). Đây là nguyên nhân giải thích vì sao tôi sống theo phương châm: "Hoàn toànkhông có một hành vi riêng lẻ nào là dấu hiệu của sự dối trá" – một phương châm mànhững người hiểu biết đã từng dạy tôi (Ekman, 1991, 162- 189).Điều này không có nghĩa là chúng ta từ bỏ nỗ lực tìm hiểu sự dối trá và quan sátcác hành vi (trong hoàn cảnh cụ thể) có liên quan đến nó. Tôi khuyên các bạn hãy đặt ramột mục tiêu thiết thực có thể giải mã được các hành vi phi ngôn từ một cách rõ ràng vàchắc chắn, và hãy để cơ thể người khác chuyển tải đến bạn những suy nghĩ, cảm xúc hoặcý định của họ. Cuối cùng, đây là những mục tiêu hợp lý hơn; chúng không chỉ giúp bạnhiểu rõ hơn về người khác (nói dối không phải là hành vi duy nhất đáng để ta phát hiện!)mà còn cung cấp cho bạn những manh mối về sự dối trá – những manh mối bạn sẽ tìnhcờ nhận ra trong lúc quan sát các hành vi phi ngôn từ.Điều gì khiến sự dối trá rất khó phát hiện?Nếu bạn băn khoăn không biết vì sao việc nhận biết sự dối trá lại quá khó thì hãychiêm nghiệm câu tục ngữ này: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Chúng ta học nói dốitừ khi còn rất nhỏ (và làm điều này quá thường xuyên) đến mức chúng ta rất giỏi nói dốimột cách thuyết phục. Để minh họa cho điều vừa nêu, bạn hãy nghĩ xem đã bao nhiều lầnmình nghe câu đại loại như: "Nói với họ là chúng tôi không có ở nhà", "Hãy cố tỏ ra vuivẻ" hay "Đừng cho cha mẹ bạn biết chuyện gì đã xảy ra, nếu không chúng ta sẽ gặp rắcrối". Do là những sinh vật sống theo cộng đồng nên chúng ta không chỉ nói dối vì lợi íchcủa chính mình mà còn nói dối vì lợi ích của những người khác (Vrij, 2003, 3-11). Nóidối có thể là một cách giúp ta tránh phải giải thích dài dòng, có thể là một sự cố gắngnhằm tránh bị trừng phạt, là con đường tắt để lấy được tấm bằng tiến sĩ giả hoặc chỉ đơngiản là để tỏ ra lịch thiệp. Ngay cả mỹ phẩm và trang phục có độn lót cũng giúp chúng tađánh lừa người khác. Thật ra, đối với loài người, nói dối là một "công cụ để sinh tồntrong xã hội" (St-Yves, 2007).Một phương pháp mới giúp phát hiện sự dối tráTrong năm cuối cùng làm việc tại FBI, tôi đã đệ trình nghiên cứu và các phát hiệncủa mình về sự dối trá, kể cả bản tổng hợp các tài liệu trong bốn mươi năm trước đó.Điều này đã dẫn đến việc FBI công bố một bài báo có nhan đề "Mô hình Bốn Lĩnh vựcđể phát hiện Sự dối trá: Mô hình Thẩm vấn khác" (Navarro, 2003, 19-24). Bài báo giớithiệu một phương pháp mới giúp nhận biết sự giả dối – phương pháp này dựa trên kháiniệm "sự kích thích của não rìa" cùng những hành vi thể hiện sự thoải mái và khó chịu(hay còn gọi là hành vi thoải mái/khó chịu). Nói một cách đơn giản, tôi cho rằng khi nóithật và không lo lắng điều gì, chúng ta có xu hướng thoải mái hơn so với khi nói dối hoặc Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly224lo lắng mình bị bắt quả tang (vì che giấu "manh mối phạm tội"). Phương pháp nêu trêncũng chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng thực hiện những hành vi có tính nhấn mạnh hơnkhi ta thoải mái và thành thật, còn khi cảm thấy khó chịu, chúng ta sẽ không thực hiệnnhững hành vi như thế.Phương pháp này hiện đang được sử dụng trên khắp thế giới. Mặc dù mục đíchcủa nó là đào tạo các nhân viên thực thi pháp luật có khả năng phát hiện sự dối trá trongcác cuộc điều tra tội phạm, nhưng nó cũng có thể được áp dụng cho bất kỳ mối quan hệnào giữa các cá nhân - ở nơi làm việc, ở nhà hoặc ở bất cứ nơi đâu mà việc phân biệt sựgiả dối và sự thật trở nên quan trọng. Khi tôi giới thiệu phương pháp nêu trên với bạn ởphần này, thì bạn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể tiếp thu nó (dựa vào những kiếnthức bạn đã biết trong các chương trước).Vai trò quyết định của sự thoải mái/ khó chịu trong việc phát hiện sự dốitráKhi đang nói dối hoặc làm điều gì sai trái và phải che giấu sự dối trá và/hoặc tộilỗi, người ta thấy rằng mình rất khó có được cảm giác thoải mái, đồng thời người khác cóthể dễ dàng quan sát thấy sự căng thẳng và lo lắng của họ. Việc cố gắng che giấu tội lỗihoặc sự lừa dối của mình khiến họ chịu sức ép rất lớn trong suy nghĩ, vì họ phải rất vất vảđể bịa ra câu trả lời cho những câu hỏi rất đơn giản (DePaulo et al, 1985,323-370).Nếu một người càng thoải mái khi nói chuyện với chúng ta, thì các hành vi phingôn từ quan trọng thể hiện tâm trạng khó chịu (có liên quan đến sự dối trá) càng trở nêndễ phát hiện hơn. Việc bạn cần làm là tạo ra không khí thật thoải mái trong giai đoạn đầucủa bất kì mối quan hệ nào hoặc trong giai đoạn "xây dựng mối quan hệ". Điều này giúpbạn xác định được các hành vi chuẩn mực thường thấy trong thời gian một người khôngcảm thấy bị đe dọa (hy vọng là vậy).Tạo không khí thoải mái để phát hiện sự dối tráKhi theo đuổi việc phát hiện sự dối trá, bạn phải nhận thức được ảnh hưởng củamình đối với những hành động của kẻ bị nghi ngờ là nói dối, đồng thời phải thấy rằngcách cư xử của bạn sẽ tác động đến hành vi của họ (Ekman, 1991, 170-173). Cách bạnđặt câu hỏi (với vẻ buộc tội), cách bạn ngồi (quá gần) và cách bạn nhìn người khác (đầyvẻ nghi ngờ) sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn hoặc không còn thấy thoải mái nữa.Người ta cũng chứng minh rằng nếu bạn xâm phạm không gian của họ, có những hànhđộng thể hiện sự ngờ vực, nhìn họ đầy ngụ ý hoặc đặt câu hỏi với giọng điệu của ngườibuộc tội, thì điều này sẽ tác động tiêu cực đến cuộc phỏng vấn. Trước hết và quan trọng Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly225hơn hết, mà đúng hơn đó là việc bạn quan sát và đặt câu hỏi cho người khác như thế nàođể phát hiện sự lừa dối. Nói cách khác, đó là sự thu thập các thông điệp của những hànhvi phi ngôn từ. Bạn bắt gặp các nhóm hành vi càng nhiều thì có thể bạn sẽ càng tự tin hơnkhi quan sát, và càng có nhiều cơ hội phát hiện khi nào thì một người không thành thật.Ngay cả khi bạn đang nỗ lực tìm kiếm sự lừa dối trong một cuộc tranh luận haymột buổi phỏng vấn, thì bạn nên thể hiện thái độ trung lập (ở một mức độ có thể) và tránhthái độ ngờ vực. Hãy nhớ rằng ngay lúc bạn trở nên nghi ngờ thì chính bạn đang tác độngđến cách phản ứng của người khác đối với mình. Nếu bạn nói: "Anh đang nói dối" hoặc"Tôi nghĩ rằng anh không nói thật" (hay thậm chí chỉ cần nhìn họ bằng ánh mắt ngờ vực),thì bạn sẽ làm ảnh hưởng đến những hành vi của họ (Vrij, 2003, 67). Cách tốt nhất đểphát hiện sự dối trá là chỉ cần đặt câu hỏi để làm rõ hơn những chi tiết liên quan đến vấnđề, chẳng hạn bạn có thể nói những câu đơn giản như: "Tôi không hiểu" hoặc "Anh cóthể giải thích lại xem chuyện đó đã xảy ra như thế nào không?". Thông thường, bạn chỉcần yêu cầu người nào đó giải thích rõ hơn những lời họ nói – điều này cũng đủ để phânbiệt thật giả vào phút cuối. Dù bạn đang cố gắng tìm hiểu khả năng thật sự của một ngườitrong buổi phỏng vấn xin việc, xác minh sự thật về một vụ trộm ở nơi làm việc, hoặc đặcbiệt nếu bạn đang tham gia vào một cuộc thảo luận quan trọng về vấn đề tài chính hoặckhả năng ngoại tình, thì việc giữ thái độ điềm tĩnh là điều hết sức cần thiết. Hãy cố giữbình tĩnh khi bạn đặt câu hỏi, đừng thực hiện hành động với thái độ ngờ vực, đồng thờihay tỏ ra thoải mái và đừng xét đoán người khác. Nhờ đó, đối tượng mà bạn đang giaotiếp sẽ ít có khả năng che giấu và/hoặc tỏ ra miễn cưỡng khi tiết lộ thông tin.Xác định những dấu hiệu thể hiện sự thoải máiSự thoải mái là điều rất dễ nhận ra trong các cuộc trò chuyện với gia đình và bạnbè. Chúng ta cảm thấy mọi người vui vẻ và thoải mái khi chúng ta có mặt. Trong lúc ngồinói chuyện quanh bàn, những người cảm thấy thoải mái với nhau sẽ dời đồ vật trên bànsang một bên để tầm nhìn của mình không bị cản trở. Dần dần, họ xích lại gần nhau hơnđể không phải nói to. Những người có tâm trạng thoải mái thường phô bày cơ thể mộtcách cởi mở hơn, họ để lộ nhiều hơn phần thân trên, mặt trong của cánh tay và đôi chân(phần bụng hoặc hướng trực diện). Khi có sự xuất hiện của người lạ, người ta sẽ khó cảmthấy thoải mái hơn, đặc biệt trong những trường hợp căng thẳng như trong một cuộc hỏicung hoặc thẩm vấn chính thức. Điều này giải thích vì sao việc nỗ lực tối đa nhằm tạokhông khí thoải mái ngay từ lúc bắt đầu cuộc tiếp xúc với người khác là điều vô cùngquan trọng.Khi chúng ta thoải mái, các hành vi phi ngôn từ của chúng ta nên có sự ăn khớpvới nhau. Hai người có tâm trạng thoải mái sẽ có cùng nhịp thở; giọng điệu, độ cao thấp Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly226của giọng và cách cư xử cũng giống nhau. Hãy nghĩ đến một đôi tình nhân đang ngồi ngảngười về phía nhau trong một quán cà phê khi cả hai cảm thấy vô cùng thoải mái. Nếumột người ngả về phía trước, người kia sẽ làm theo, hiện tượng này được gọi là bắt chước(isopraxism). Trong lúc nói chuyện với chúng ta, nếu ai đó đang đứng mà ngả người sangmột bên, hai tay đút vào túi quần và hai chân bắt chéo, thì rất có khả năng chúng ta sẽthực hiện hành động tương tự (xem hình 87). Bằng cách bắt chước hành vi của ngườikhác, từ trong vô thức, chúng ta đang gửi đi thông điệp rằng: "Tôi thấy thoải mái khi tiếpxúc với bạn".Trong một cuộc phỏng vấn hoặc bất kỳ tình huống nào khi mà một vấn đề khóđược đưa ra thảo luận, người này nên bắt chước giọng điệu của người kia nếu ý kiến củahọ có sự ăn khớp (Cialdini, 1993, 167 – 207). Nếu những người có liên quan không hòahợp với nhau thì giữa họ cũng sẽ không có sự ăn khớp này và họ sẽ suy xét thân trọng.Họ có thể ngồi cách xa nhau, cách nói và giọng điệu cũng khác nhau, hoặc ít nhất sự bộclộ cảm xúc ở họ sẽ có bất thường nếu không hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự không ăn khớpchính là một rào cản đối với giao tiếp hiệu quả và là một trở ngại lớn đối với các cuộcthảo luận hoặc phỏng vấn thành công.Trong một cuộc trò chuyện hoặc phỏng vấn, nếu bạn đang thoải mái và điềm tĩnhtrong khi người khác liên tục nhìn đồng hồ hoặc ngồi ở tư thế căng thẳng hay gò bò(trạng thái cứng đờ thoáng qua), thì điều này cho thấy họ không thoải mái, mặc dù đốivới một số ngườiPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly227Hình 87 - Đây là một ví dụ về sự bắt chước:cả hai người đang bắt chước tư thế của nhauvà ngả người về phía nhau, đồng thời để lộnhững dấu hiệu cho thấy họ rất thoải mái.không tinh tường thì có vẻ như mọi việc đều ổn (Knapp & Hall, 2002, 321; Schafer &Navarro, 2004, 66). Nếu người khác cố gắng cắt ngang câu chuyện hoặc cứ lặp đi lặp lạirằng hãy chấm dứt cuộc đối thoại thì đó chính là những dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.Rõ ràng, các hành vi thể hiện sự thoải mái xuất hiện thường xuyên hơn ở nhữngngười nói thật; họ không có sự căng thẳng để che giấu, không có manh mối phạm tội đểcảm thấy khó chịu (Ekman, 1991, 185). Vì vậy, bạn nên tìm kiếm những dấu hiệu thểhiện sự khó chịu (chúng xuất hiện khi nào và trong hoàn cảnh nào) để đánh giá xemngười nào đó có khả năng lừa dối bạn hay không.Những dấu hiệu thể hiện sự khó chịu trong một mối quan hệPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly228Chúng ta thể hiện sự khó chịu khi không thích những gì đang xảy ra với mình, khikhông thích những gì mình đang nhìn thấy hoặc nghe thấy, hay khi ta bị ép buộc phải nóivề những điều mình muốn giữ kín. Chúng ta bộc lộ sự khó chịu trước hết là về mặt sinhlý, do sự kích thích của hệ não rìa. Tim ta đập nhanh hơn, tóc dựng đứng lên, ta đổ mồhôi nhiều hơn và thở gấp hơn. Bên cạnh những phản ứng mang tính sinh lý (những phảnứng xuất hiện một cách vô thức và không đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ), cơ thể ta cònbộc lộ sự khó chịu qua các hành vi phi ngôn từ. Chúng ta có xu hướng dịch chuyển cơ thểđể cố gây trở ngại cho người khác hoặc tạo khoảng cách; chúng ta đổi tư thế, đung đưabàn chân, cựa quậy, vặn hông hoặc gõ gõ ngón tay khi hoảng sợ, căng thẳng hay cực kỳkhó chịu (de Becker, 1997, 133). Tất cả chúng ta đều để ý thấy các hành vi thể hiện sựkhó chịu như trên ở những người khác, dù trong một buổi phỏng vấn xin việc, buổi hẹnhò hoặc khi được hỏi về một vấn đề quan trọng ở nơi làm việc hay ở nhà. Hãy nhớ rằngnhững hành động này tự nó không báo hiệu sự dối trá; tuy nhiên, chúng lại báo hiệu rằngmột người đang cảm thấy khó chịu trong tình huống hiện tại vì bất kỳ lý do gì.Nếu bạn đang cố gắng quan sát tự khó chịu như một dấu hiệu có khả năng thể hiệnsự dối trá, thì trường hợp lý tưởng nhất để bạn làm điều này là khi không có vật nào (nhưđồ đạc, bàn ghế) chắn giữa bạn và người mà bạn đang quan sát hoặc phỏng vấn. Bởichúng ta lưu ý rằng các chi dưới là bộ phận vô cùng trung thực; nếu một người đang ởphía sau một chiếc bàn hoặc ghế, cố gắng dịch chuyển nó hoặc đứng cách xa nó, thìnguyên nhân là vì một chướng ngại vật như vậy sẽ che khuất phần lớn (gần 80%) bề mặtcơ thể - phần mà chúng ta nên quan sát. Thật vậy, hãy nhìn những kẻ nói dối sử dụng cácchướng ngại vật hoặc đồ vật (như gối, ly uống nước hoặc một cái ghế) để tạo thành ràochắn giữa bạn và họ (xem khung 57). Việc sử dụng các đồ vật nói trên là một dấu hiệucho thấy người nàoKhung 57: Tạo khoảng cáchKhi tôi còn làm việc cho FBI cách đây nhiều năm, tôi và nhân viên của một cơquan thực thi pháp luật khác đã cùng thẩm vấn một đối tượng. Trong buổi thẩm vấn,với thái độ rất khó chịu và giả dối, một người đàn ông dần dần tạo rào chắn trước mặtmình bằng cách sử dụng những lon nước ngọt, quản bút và nhiều tài liệu khác nhau(vốn đang nằm trên bàn của người nhân viên kia). Cuối cùng, anh ta đặt ba lô lên chiếcbàn chắn giữa anh ta và chúng tôi. Hành vi tạo rào chắn nói trên diễn đàn dần dần đếnmức chúng tôi không nhận ra, sau đó, cho đến khi xem cuốn băng ghi hình chúng tôimới để ý thấy. Hành vi phi ngôn từ này xuất hiện vì đối tượng đang cố gắng lấy lại sựthoải mái bằng cách ẩn mình sau một rào chắn (được tạo thành từ các đồ vật) – ràochắn này tạo ra khoảng cách giữa anh ta với những người thẩm vấn. Rõ ràng, chúng tôi Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly229nhận được quá ít thông tin hoặc sự hợp tác từ phía anh ta, và trong đa số trường hợp thìanh ta đã nói dối.đó muốn tạo khoảng cách, tạo sự ngăn cách và muốn che giấu một phần sự việc vì họthiếu cởi mở - điều này thường đi cùng với thái độ khó chịu hoặc thậm chí sự lừa dối.Nhân đây, tôi cũng muốn nói rằng trong một cuộc phỏng vấn hoặc bất kỳ cuộc đốithoại nào mà bạn quan tâm đến việc xác minh sự thật hoặc mức độ chân thật trong lời nóicủa một người, bạn có thể thu thập được nhiều thông tin hơn từ hành vi phi ngôn từ nếubạn đang đứng; khi đứng bạn có thể quan sát được nhiều hành vi mà lúc ngồi mình khôngđể ý. Trong một số trường hợp (chẳng hạn trong một cuộc phỏng vấn xin việc trangtrọng), khi mà người ta có các hành vi lúc đứng (như khi chào hỏi hoặc chuyện trò tronglúc chờ bàn trống vào giờ ăn trưa).Khi cảm thấy khó chịu với những người xung quanh mình, chúng ta có xu hướnggiữ khoảng cách với họ. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đang cố đánh lừachúng ta. Ngay cả khi đang ngồi cạnh nhau, chúng ta sẽ ngả người ra xa những đối tượngmà mình cảm thấy khó chịu, ta thường dịch chuyển thân trên hay bàn chân ra xa họ hoặchướng về phía lối ra. Những hành vi này có thể xuất hiện trong các cuộc đối thoại do mốiquan hệ giữa những người tham gia đối thoại đã trở nên xấu đi, không được thoải máihoặc thuận lợi; nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ vấn đề được thảo luận.Những dấu hiệu rõ ràng khác cũng thể hiện sự khó chịu (mà ta có thể bắt gặp ởmọi người trong một cuộc trò chuyện không suôn sẻ) bao gồm: xoa trán ở chỗ gần tháidương, sờ nắn khuôn mặt, xoa cổ hoặc dùng tay vuốt gáy. Người ta có thể bộc lộ sự khóchịu bằng cách đảo mắt với thái độ thiếu tôn trọng, lấy các sợi vải ra khỏi người (làmđỏm) hoặc lên giọng kể cả với người đặt câu hỏi; họ trả lời cộc lốc, có thái độ chống đối,căm ghét, mỉa mai hoặc thậm chí thực hiện các cử chỉ kìm nén cảm xúc một cách khiếmnhã như giơ ngón tay lên (Ekman, 1991, 101 – 103). Thử tưởng tượng một đứa trẻ vịthành niên đang tức giận và tỏ thái độ khinh khỉnh khi bị tra hỏi về chiếc áo len mới vàđắt tiền – chiếc áo mà mẹ cậu nghi ngờ con mình lấy cắp trong khu mua sắm, bạn sẽ hiểurõ hơn tất cả những hành vi phòng thủ mà một người có cảm giác khó chịu có thể thựchiện.Khi nói không đúng sự thật, những kẻ nói dối sẽ ít khi đụng chạm hoặc có hành vitiếp xúc với cơ thể bạn. Tôi nhận thấy điều này đặc biệt đúng đối với những người cungcấp tin tức khi họ đã biến chất và cung cấp các thông tin giả dối chỉ để lấy tiền. Vì nhữngngười nói thật thực hiện hành vi đụng chạm thường xuyên hơn nhằm mục đích nhấnmạnh, nên việc tạo khoảng cách sẽ giúp làm dịu cảm giác lo lắng ở kẻ nói dối. Nếu bạn Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly230quan sát thấy người nào đó giảm bớt hành vi đụng chạm trong một cuộc đối thoại, đặcbiệt khi đang nghe hoặc trả lời những câu hỏi trọng tâm, thì có nhiều khả năng đó là dấuhiệu của sự lừa dối (Lieberman, 1998, 24). Nếu có thể được, bạn hãy quan sát một đôitình nhân ngồi cạnh nhau lúc một người hỏi người kia về chuyện hệ trọng nào đó, hoặcthậm chí bạn hãy nắm bàn tay con mình khi nói về một vấn đề hóc búa. Bằng cách này,bạn có thể dễ dàng để ý thấy những thay đổi trong hành vi đụng chạm xuyên suốt cuộcđối thoại.Việc không đụng chạm bản thân nó không phải là dấu hiệu của sự lừa dối. Tuynhiên, có một điều rõ ràng là trong một số mối quan hệ giữa các cá nhân, sự đụng chạmđược mong đợi và là hành vi phù hợp hơn so với những mối quan hệ khác. Sự thật là việcthiếu vắng hành vi đụng chạm có thể báo hiệu rằng người nào đó không thích bạn, vìchúng ta cũng không đụng chạm vào những người mình không tôn trọng hoặc khinh miệt.Điều chủ yếu mà bạn cần lưu ý là: sự đánh giá mức độ tự nhiên thoải mái và bền vữngcủa một mối quan hệ cũng có vai trò quan trọng trong việc nhận biết ý nghĩa của hành vitạo khoảng cách.Nếu muốn tìm các dấu hiệu thể hiện sự thoải mái hoặc khó chịu trên khuôn mặt,bạn hãy chú ý đến những hành vi được bộc lộ tinh vi như cử chỉ nhăn mặt hoặc ánh nhìnđầy khinh miệt (Ekman, 1991, 158 – 169). Bạn cũng hãy quan sát xem miệng của mộtngười có run run hoặc động đậy vì không thoải mái trong một cuộc thảo luận quan trọnghay không. Bất kỳ nét mặt nào được duy trì quá lâu cũng đều không bình thường, dù đólà một nụ cười, một cái cau mày hay một ánh nhìn đầy ngạc nhiên. Trong cuộc đối thoạihoặc thẩm vấn, hành vi giả tạo như vậy được thực hiện nhằm gây tác động đến quan điểmvà thiếu tính chân thật. Thay vì thể hiện sự thoải mái, nụ cười giả tạo này thật sự là mộtbiểu hiện của sự khó chịu.Khi không thích những gì nghe được, dù đó là một câu hỏi hay câu trả lời, chúngta thường nhắm mắt lại như thể nhằm ngăn chặn điều mình vừa nghe. Các hình thức khácnhau của hành vi nhắm mắt cũng tương tự hành vi khoanh tay thật chặt trước ngực hoặcxoay người sang hướng khác để tránh xa những đối tượng mà mình bất đồng. Nhữnghành vi gây cản trở này được thực hiện một cách vô thức và xuất hiện thường xuyên(nhất là trong một buổi thẩm vấn chính thức), chúng ta cũng quan sát đến một chủ đề đặcbiệt. Thỉnh thoảng chúng ta cũng quan sát thấy hành vi chớp mắt trong trường hợp cómột vấn đề đặc biệt nào đó gây ra sự căng thẳng (Navarro & Schafer, 2001, 10).Tất cả các hành vi này của đôi mắt là những manh mối đáng tin cậy cho biết thôngtin được chuyển tải như thế nào hoặc đâu là những câu hỏi khó hiểu đối với người trả lời.Tuy nhiên, chúng không nhất thiết là những dấu hiệu trực tiếp của sự dối trá. Việc không Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly231giao tiếp bằng mắt hoặc giao tiếp bằng mắt quá ít không phải là manh mối thể hiện sự dốitrá (Vrij, 2003, 38 – 39), nó xuất phát từ những nguyên nhân được trình bày trong chươngtrước.Hãy nhớ rằng những tên tội phạm và những người nói dối thường xuyên sẽ giaotiếp bằng mắt nhiều hơn so với đa số mọi người, và sẽ che giấu sự thật trước mặt bạn.Nghiên cứu đã chỉ ra rất rõ rằng những người gian xảo hoặc không bình thường (chẳnghạn người bệnh tâm thần, kẻ lừa đảo và những kẻ nói dối thường xuyên) sẽ tăng cườnggiao tiếp bằng mắt khi đánh lừa người khác (Ekman, 1991, 141 – 142). Có lẽ các đốitượng trên tăng cường giao tiếp bằng mắt một cách có chủ ý vì hầu hết mọi người đều tinrằng nhìn thẳng vào mắt người khác là một dấu hiệu thể hiện sự chân thật (mặc dù điềunày hoàn toàn sai lầm).Bạn cũng cần ý thức rằng việc giao tiếp bằng mắt và hành vi nhìn chằm chằm cònbị chi phối bởi những khác biệt về văn hóa – đây là điều bạn phải xem xét khi cố gắngphát hiện sự dối trá. Chẳng hạn, những cá nhân thuộc cộng đồng người nào đó (ví dụngười Mỹ gốc Phi và Mỹ Latinh) có thể được dạy phải nhìn xuống hoặc tránh nhìn thẳngvào cha mẹ để thể hiện sự kính trọng khi được hỏi hoặc bị quở trách (Johnson, 2007, 280– 281).Khi nói chyện với người nào đó, bạn hãy để ý xem đầu họ thực hiện những độngtác nào. Nếu một người bắt đầu lắc lư đầu khi đang nói (dù khẳng định hay phủ nhận điềugì), và động tác này xuất hiện cùng lúc với điều họ đang phát biểu, thì thông thườngngười ta tin rằng họ nói thật. Tuy nhiên, nếu hành vi lắc lư đầu hoặc động tác của đầuđược thực hiện chậm hay xuất hiện sau khi họ nói, thì rất có khả năng lời nói của họ làgiả dối và không thành thật. Việc chậm thực hiện động tác đầu (dù có thể rất khó pháthiện) là một cố gắng nhằm làm cho lời nói của mình trở nên hợp lý hơn và đây khôngphải là dấu hiệu của cuộc trò chuyện tự nhiên, suôn sẻ. Hơn nữa, các động tác chân thậtcủa đầu nên có sự phù hợp với những lời nói phủ nhận hoặc khẳng định. Nếu một độngtác nào đó của đầu không phù hợp hoặc trái ngược với lời nói của một người thì đó có thểlà dấu hiệu của sự dối trá. Sự không ăn khớp giữa lời nói và các dấu hiệu phi ngôn từ (dùthông thường có liên quan đến các động tác của đầu được bộc lộ tinh vi hơn là nhữngđộng tác được bộc lộ rõ ràng) xuất hiện thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Chẳng hạn, mộtngười có thể nói: "Tôi không làm điều đó" nhưng lại khẽ gật đầu khẳng định.Trong thời gian người ta cảm thấy khó chịu, hệ não rìa giữ vai trò kiểm soát vàkhuôn mặt họ có thể chuyển sang ửng đỏ hoặc tái nhợt. Trong những cuộc đối thoạikhông suôn sẻ, bạn cũng có thể bắt gặp người nào đó đổ mồ hôi nhiều hoặc thở gấp hơn;và bạn hãy quan sát xem họ có chủ ý lau mồ hôi hoặc cố gắng kiểm soát hơi thở để giữPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly232bình tĩnh hay không. Sự run rẩy xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào (dù là ở bàn tay, ngóntay, đôi môi) hoặc bất cứ một nỗ lực nào nhằm che giấu hay kiềm chế đôi tay, đôi môi(bằng cách mím môi) đều có thể là manh mối của sự khó chịu và/ hoặc dối trá, đặc biệtnếu nó xuất hiện sau khi những căng thẳng bình thường đã không còn.Giọng nói của một người có thể lạc đi hoặc dường như thay đổi khi họ nói dối;việc nuốt trở nên khó khăn do cổ họng khô vì căng thẳng, vì vậy bạn hãy chú ý tìm kiếmbiểu hiện khó nuốt. Những dấu hiệu này có thể được chứng minh qua việc trái cổ chuyểnđộng lên xuống và có thể đi kèm với hành vi hắng giọng (một hoặc nhiều lần). Tất cả đềubáo hiệu rằng người đó cảm thấy khó chịu. Hãy nhớ rằng những hành vi này là tín hiệucủa sự căng thẳng, chúng không đảm bảo rằng họ đang lừa dối. Tôi từng thấy nhiềungười rất trung thực khi làm chứng trước tòa đã thực hiện tất cả những hành vi nói trênchỉ vì họ lo lắng chứ không vì nói dối. Thậm chí sau nhiều năm làm chứng tại các phiêntòa của bang hoặc liên bang, tôi vẫn cảm thấy lo lắng khi đứng ở chỗ dành cho người làmchứng. Vì vậy, điều bạn cần làm là luôn giải mã những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳngtrong từng hoàn cảnh cụ thể.Các hành vi xoa dịu và sự không thoải máiKhi thẩm vấn những đối tượng bị tình nghi trong thời gian làm việc cho FBI, tôiđã chú ý tìm kiếm các hành vi xoa dịu nhằm hỗ trợ cho việc điều tra của mình và đánhgiá xem vấn đề nào khiến người bị thẩm vấn cực kỳ căng thẳng. Mặc dù bản thân cáchành vi xoa dịu không phải là bằng chứng chắc chắn của sự dối trá (vì chúng có thể đượcbộc lộ ở những người vô tội khi họ lo lắng), nhưng chúng lại cung cấp những thông tinkhác giúp ta xác định được những suy nghĩ và cảm xúc thật sự của một người.Dưới đây là 12 điều tôi thực hiện (và là những điểm tôi luôn ghi nhớ) khi muốngiải mã các hành vi phi ngôn từ có tác dụng xoa dịu trong các cuộc tiếp xúc với mọingười. Bạn có thể xem xét để làm theo cách tương tự khi phỏng vấn hoặc nói chuyện vớingười khác, chẳng hạn trong một cuộc điều tra chính thức, một cuộc nói chuyện quantrọng với một thành viên trong gia đình hoặc cuộc tiếp xúc với một đối tác kinh doanh.(1) Quan sát thật rõ. Khi thẩm vấn hoặc tiếp xúc với người khác, tôi không muốn cóbất cứ vật gì che khuất tầm nhìn khi tôi nhìn về phía họ, vì tôi không muốn bỏ qua bất kỳhành vi xoa dịu nào. Chẳng hạn nếu một người làm động tác xoa dịu bằng cách lau haibàn tay vào vạt áo thì tôi muốn mình có thể nhìn thấy hành vi đó – điều này khó thựchiện được nếu có một chiếc bàn che khuất. Các chuyên viên quản lý nguồn nhân lực nênbiết rằng cách tốt nhất để phỏng vấn là ngồi trong một không gian không có đồ vật che Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly233khuất những người tham gia (không có bất cứ vật gì chắn tầm nhìn khi bạn nhìn về phíaứng viên). Nhờ đó, bạn có thể quan sát toàn diện người mà mình đang phỏng vấn.(2) Trông tìm một số hành vi xoa dịu. Ở một mức độ nào đó, hành vi xoa dịu là hànhvi bình thường trong số những hành vi phi ngôn từ mà chúng ta thực hiện hằng ngày;người ta làm như vậy để trấn tỉnh mình. Lúc còn nhỏ, con gái tôi tự ru mình vào giấc ngủbằng cách mân mê tóc, dùng ngón tay cuộn các lọn tóc lại, dường như nó đang lãng quênthế giới xung quanh. Vì vậy, tôi cho rằng người ta sẽ thực hiện hành vi xoa dịu (bằngcách này hay cách khác) cũng tương tự việc họ phải thở và thích nghi với môi trườngkhông ngừng thay đổi.(3) Trông tìm sự căng thẳng lúc ban đầu. Trong một cuộc phỏng vấn hoặc một cuộcđối thoại quan trọng, tâm trạng căng thẳng xuất hiện vào lúc ban đầu là điều bình thường,nhất là khi hoàn cảnh xung quanh cuộc gặp gỡ cũng đầy căng thẳng. Chẳng hạn, khi hỏiđứa con trai về bài tập về nhà của nó, một người cha sẽ không có tâm trạng căng thẳngnhư khi hỏi con về việc nó bị đuổi học vì quậy phá.(4) Trước tiên hãy làm cho người mà bạn đang tiếp xúc cảm thấy thoải mái. Khi mộtcuộc phỏng vấn, một cuộc họp hoặc thảo luận quan trọng diễn ra, những người tham gianên giữ bình tĩnh và tạo cho mình tâm trạng thoải mái hơn. Thật vậy, một người phỏngvấn giỏi sẽ đảm bảo cho điều này xảy ra, họ dành chút thời gian để làm cho ứng viên cảmthấy thoải mái hơn trước khi đặt câu hỏi hoặc xem xét những vấn đề có thể gây căngthẳng.(5) Xác định hành vi chuẩn mực thường thấy. Một khi các hành vi xoa dịu của ngườinào đó đã giảm bớt và ổn định ở mức bình thường (đối với người đó), thì người phỏngvấn có thể sử dụng mức độ xoa dịu này như một hành vi chuẩn mực thường thấy để đánhgiá các hành vi sau đó.(6) Hãy chú ý đến người nào đó thực hiện các hành vi xoa dịu ngày càng nhiều. Khicuộc phỏng vấn hoặc đối thoại tiếp diễn, bạn nên quan sát các hành vi xoa dịu và/hoặcquan sát sự gia tăng của các hành vi ấy so với mức bình thường, nhất là khi chúng xuất Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly234hiện như một phản ứng trước một câu hỏi hoặc thông tin cụ thể. Sự gia tăng này là mộtmanh mối cho thấy có điều gì đó liên quan đến câu hỏi hoặc thông tin khiến họ phải trấntĩnh lại, và nó cũng cho thấy chủ đề nào đó đáng được chú ý kỹ hơn cũng như đáng đượctập trung sâu hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải xác định chính xác tác nhân gây kíchthích cụ thể (có thể là một câu hỏi, thông tin hay sự kiện) đã khiến họ thực hiện phản ứngxoa dịu; nếu không, bạn có thể rút ra kết luận sai lầm hoặc dẫn dắt cuộc nói chuyện đilệch hướng. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn xin việc, nếu ứng viên bắt đầu nới rộng cổáo cho thoáng (một hành vi xoa dịu) khi được hỏi một câu hỏi về vị trí trước đây trongcông việc, thì câu hỏi đó đã gây nên sự căng thẳng đủ để bộ não yêu cầu anh ta thực hiệnhành vi xoa dịu. Điều này báo hiệu rằng vấn đề cần được tìm hiểu kỹ hơn. Hành vi nóitrên không nhất thiết đồng nghĩa với sự đối trá, nó chỉ đơn giản cho thấy vấn đề được traođổi đang khiến ứng viên căng thẳng.(7) Hãy đặt câu hỏi, ngừng lại và quan sát. Những người phỏng vấn giỏi, cũng giốngnhư những người có tài nói chuyện, sẽ không hỏi dồn dập bằng cách liên tục đặt hết câuhỏi này đến câu hỏi khác. Bạn sẽ khó phát hiện chính xác sự dối trá nếu thái độ thiếu kiênnhẫn hoặc xấc xược của bạn làm phật lòng người mà bạn đang nói chuyện. Hãy đặt mộtcâu hỏi và sau đó chờ đợi để quan sát toàn bộ phản ứng của họ. Hãy cho người đượcphỏng vấn thời gian để suy nghĩ và trả lời, vã hãy tạo ra khoảng ngừng đầy ý nghĩa để đạtđược điều này. Bạn cũng nên đặt câu hỏi một cách khéo léo theo cách như vậy để khơigợi những câu trả lời cụ thể nhằm tập trung kỹ hơn vào các thông tin lừa dối. Câu hỏicàng cụ thể thì bạn càng có khả năng khơi gợi các hành vi phi ngôn từ chính xác, và hiệngiờ, khi đã hiểu rõ hơn ý nghĩa của các hành động vô thức thì bạn sẽ càng đánh giá chínhxác hơn. Thật không may là trong các cuộc thẩm vấn điều tra tội phạm, nhiều người đãthú tội không đúng với sự thật do bị hỏi dồn dập – điều này gây ra sự căng thẳng tột độ vàlàm cho các manh mối phi ngôn từ trở nên rối rắm, khó hiểu. Bây giờ thì chúng ta đềubiết rằng những người vô tội sẽ thú tội và thậm chí ghi lời khai, để chấm dứt cuộc thẩmvấn quá căng thẳng và gây áp lực đối với họ (Kassin,2006,207-228). Điều này cũng đúngđối với những đứa con, những người vợ, người chồng, người bạn và các nhân viên khi bịnhững ông bố bà mẹ, người bạn đời, đồng nghiệp hoặc ông chủ quá sốt sắng đặt câu hỏimột cách dồn dập.(8) Hãy làm cho người mà bạn đang phỏng vấn giữ được sự tập trung. Những ngườiphỏng vấn nên nhớ rằng thông thường, khi người ta đang nói (đang kể một khía cạnh nàođó trong câu chuyện của họ), thì các hành vi phi ngôn từ đáng tin cậy sẽ ít được thực hiện Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly235hơn so với khi người phỏng vấn kiểm soát phạm vi của vấn đề đang trao đổi. Những câuhỏi xoáy vào trọng tâm mới khiến họ bộc lộ hành vi - điều này rất có ích trong việc đánhgiá sự trung thực của một con người.(9) Những lời nói huyên thuyên không phải là sự thật. Cả những người phỏng vấn cókinh nghiệm lẫn những người mới vào nghề đều mắc một sai lầm là có khuynh hướngxem những lời nói huyên thuyên, dài dòng là sự thật. Khi ứng viên đang trình bày, chúngta thường tin họ; còn khi họ tỏ ra dè dặt, chúng ta lại cho rằng họ đang nói dối. Trong mộtcuộc đối thoại, những người cung cấp một lượng lớn thông tin và chi tiết về một sự kiệnhoặc tình huống có vẻ như đang nói thật. Tuy nhiên, có thể họ đang tạo ra một mànsương giả tạo và hy vọng rằng nó sẽ làm cho các sự kiện trở nên rối rắm hoặc lái câuchuyện sang hướng khác. Nhưng sự thật không nằm ở số lượng các thông tin được nóimà được tiết lộ thông qua chứng cứ của các sự kiện do người nói cung cấp. Cho đến khiđược kiểm tra thì các thông tin sẽ tự chứng minh và có lẽ đó chỉ là những dữ liệu khôngcó giá trị (xem khung 58).(10) Sự căng thẳng xuất hiện và bộc lộ ra bên ngoài. Dựa vào kinh nghiệm qua nhiềunăm nghiên cứu các hành vi của người bị thẩm vấn, tôi đãKhung 58: Tất cả điều là lời nói dốiTôi nhớ có lần đã thẩm vấn một phụ nữ ở Macon, Georgia. Trong ba ngày liêntiếp, cô ta tình nguyện cung cấp cho chúng tôi hàng mấy trang thông tin. Tôi thật sựcảm thấy hài lòng với lượng thông tin thu thập được sau cuộc thẩm vấn, và tôi chỉ biếtđược sự thật cho đến khi xác minh những gì cô nói. Trong hơn một năm, chúng tôi đãđiều tra lời khai của cô (cả ở Mỹ lẫn ở châu Âu); cuối cùng, sau khi tiêu tốn khá nhiềusức lực và tiền bạc, chúng tôi phát hiện ra rằng những gì cô ta khai điều không phải làsự thật. Cô đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin được bịa đặt khéo léo, thậmchí còn kéo cả người chồng vô tội của mình vào câu chuyện. Tôi biết rằng mọi sự hợptác không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự thật và tôi phải xem xét lời khai của côkỹ hơn, nhưng chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian và tiền bạc. Những thông tinmà người phụ nữ đó cung cấp nghe có vẻ hữu ích và dường như đáng tin cậy, nhưng tấtcả đều không có giá trị. Ước gì tôi có thể nói rằng vụ việc này xảy ra với tôi khi tôi mớivào nghề, nhưng sự thật không phải như vậy. Tôi không phải là người thẩm vấn đầutiên – và sẽ không phải là người cuối cùng – bị đánh lừa theo cách này. Mặc dù một sốngười nói chuyện tự nhiên hơn những người khác, nhưng bạn cần phải luôn cảnh giác Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly236với mánh khóe "giải bày" kiểu này.rút ra kết luận rằng một người có manh mối phạm tội sẽ thực hiện liên tiếp hai kiểu hànhvi khác nhau khi được hỏi một câu hỏi khó như: "Anh đã bao giờ vào nhà ông Joneschưa?". Hành vi đầu tiên sẽ phản ánh sự căng thẳng khi anh ta nghe câu hỏi. Người nàysẽ phản ứng một cách vô thức bằng các hành vi tạo khoảng cách, kể cả việc rút bàn chânlại (dịch chuyển chúng ra xa người điều tra); anh ta có thể ngả người ra xa hoặc cắn chặthàm và mím môi lại. Theo sau phản ứng này là một loạt hành vi thứ hai có liên quan, đólà các phản ứng xoa dịu sự căng thẳng như sờ cổ, vuốt mũi, xoa cổ - những phản ứng nàyđược thực hiện khi anh ta cân nhắc câu hỏi hoặc câu trả lời.(11) Tách biệt nguyên nhân gây căng thẳng. Hai kiểu hành vi nói trên (với một loạtphản ứng) – các dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng và theo sau là các hành vi xoa dịu –thường được liên hệ một cách sai lầm với sự dối trá. Đây là điều đáng tiếc, bởi nhữngbiểu hiện này cần được giải thích một cách đơn giản hơn, đúng như bản chất của chúng(đó là những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng và xoa dịu căng thẳng chứ không nhất thiếtlà sự lừa dối). Điều chắc chắn là một người đang nói dối có thể thực hiện những hành vitương tự, nhưng một người đang lo lắng cũng bộc lộ hành vi này. Thỉnh thoảng tôi nghecó ai đó nói rằng: "Những người đang nói chuyện mà sờ tay lén mũi là những người nóidối". Điều này có thể đúng, nhưng những người trung thực cũng thực hiện hành vi nàykhi họ căng thẳng. Sờ mũi là một hành vi xoa dịu có tác dụng làm giảm sự căng thẳngbên trong – dù nguyên nhân gây ra sự căng thẳng đó là gì đi nữa. Ngay cả một nhân viênFBI đã về hưu cũng sẽ có hành vi sờ mũi khi bị cảnh sát chặn lại vì lái xe vượt tốc độ chophép (tôi cam đoan với các bạn như vậy). Đây chính là điều tôi muốn nói. Vì vậy, đừngvội kết luận người nào đó lừa dối khi bạn nhìn thấy họ sờ mũi. Cứ một người thực hiệnhành vi này khi nói dối, bạn sẽ thấy có 100 người cũng làm như vậy vì thói quen xoa dịusự căng thẳng.(12) Các hành vi xoa dịu tiết lộ rất nhiều điều. Bằng cách giúp ta xác định khi nào thìmột người đang căng thẳng, các hành vi xoa dịu sẽ giúp ta xác định những vấn đề cầnđược đào sâu, tìm hiểu kỹ hơn. Thông qua việc đặt câu hỏi một cách khéo léo, chúng tacó thể vừa khơi gợi vừa nhận biết được các hành vi xoa dịu này trong bất kỳ cuộc tiếpxúc nào giữa các cá nhân nhằm hiểu rõ hơn những suy nghĩ và ý định của một ngườiHai kiểu hành vi phi ngôn từ quan trọng mà chúng ta cần xem xét đểphát hiện sự dối trá.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly237 Khi đề cập đến các tín hiệu của cơ thể cảnh báo với chúng ta về khả năng có sự dối trá,bạn nên quan sát các hành vi phi ngôn từ liên quan đến sự ăn khớp và nhấn mạnhSự ăn khớpỞ phần đầu của chương này, tôi đã đề cập đến tầm quan trọng của sự ăn khớp nhưmột cách giúp ta đánh giá mức độ thoải mái trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Tuynhiên, đây cũng là điều quan trọng trong việc đánh giá sự dối trá. Vì vậy, bạn hãy chú ýtìm kiếm sự ăn khớp giữa lời nói và hành vi phi ngôn từ, giữa hoàn cảnh và thông điệpmà chủ đề cuộc nói chuyện đang chuyền tải, giữa các sự kiện và cảm xúc, thậm chí giữathời gian và không gian.Khi được hỏi, một người có câu trả lời khẳng định phải thực hiện động tác đầutương ứng vì nó hỗ trợ cho lời nói ngay lập tức; mặt khác, động tác này không diễn raquá chậm. Sự thiếu ăn khớp được bộc lộ lúc một người nói rằng: "Tôi không làm điềuđó" trong khi lại gật đầu khẳng định. Tương tự, sự không phù hợp cũng xuất hiện lúc mộtngười đàn ông được hỏi: "Anh nói dối chuyện này phải không?" lại khẽ gật đầu trong khitrả lời "Không". Khi phát hiện mình đã trả lời hớ, người ta sẽ thay đổi hoàn toàn động táccủa đầu để cố gắng che giấu sơ hở. Khi chúng ta quan sát thấy hành vi không ăn khớp nótrông có vẻ giả tạo và thảm hại. Thông thường, sau một câu phát biểu dối (ví dụ "Tôikhông làm điều đó"), người ta sẽ thực hiện động tác đầu rất chậm (chậm đến mức đánglưu ý) và động tác này lại ít mang ý nghĩa phủ định cũng như ít được nhấn mạnh. Cáchành vi trên không ăn khớp với nhau và vì vậy rất có thể bị đánh giá là giả dối, bởi chúngbộc lộ sự khó chịu ngay từ lúc xuất hiện.Ngoài ra, cũng cần có sự ăn khớp giữa lời nói và sự kiện xảy ra ngay tại thời điểmnói. Chẳng hạn, khi những người làm cha mẹ tường thuật lại câu chuyện được cho là mộtvụ bắt cóc trẻ em thì ta cần phải thấy sự ăn khớp giữa các hành động (bắt cóc) và cảmxúc của họ. Điều phải thấy là người cha và người mẹ quẫn trí đó đang kêu gào sự trợ giúpcủa pháp luật, nhấn mạnh đến từng chi tiết, cảm thấy tuyệt vọng đến cùng cực, dốc hếtsức phối hợp với cảnh sát, và sẵn sàng kể đi kể lại câu chuyện ngay cả khi tính mạng bịđe dọa. Khi người ta tường thuật câu chuyện trên là những người điềm tĩnh, lo lắng nhiềuhơn về việc phải kể lại sự việc một cách chi tiết và thiếu những hành vi bộc lộ cảm xúcphù hợp, hoặc đó là những người quan tâm nhiều hơn đến sự an toàn của bản thân vàcách người khác đánh giá mình, thì những hành vi này hoàn toàn không ăn khớp với tìnhhuống và không trung thực.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly238Cuối cùng, các sự kiện, thời gian và không gian xảy ra sự kiện cũng nên có sự ănkhớp với nhau. Khi người nào đó chậm trễ trong việc tường thuật lại một sự việc quantrọng (như vụ chết đuối của một người bạn, người bạn đời hay con mình) hoặc đi đến địahạt khác để khai báo, thì họ là những người rất đáng để chúng ta nghi ngờ. Hơn nữa, đốivới những sự kiện mà người ta không thể quan sát được từ vị trí thuận lợi thì việc tườngthuật sẽ không ăn khớp và vì vậy rất đáng ngờ. Những người nói dối thường không xemxét đến tầm quan trọng của sự ăn khớp, vì vậy cuối cùng, câu chuyện họ kể và các hànhvi phi ngôn từ của họ sẽ không có sự phù hợp. Tạo được sự ăn khớp là một hình thức thểhiện sự thoải mái và như chúng ta đã thấy, nó đóng vai trò quan trọng trong những cuộcthẩm vấn của cảnh sát cũng như trong những buổi tường thuật lại các vụ án; không nhữngthế, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc nói chuyện thành công và đầy ý nghĩavề tất cả những vấn đề quan trọng – những cuộc nói chuyện mà người ta cần phải pháthiện sự dối trá.Sự nhấn mạnhKhi nói chuyện, chúng ta sử dụng một cách tự nhiên các bộ phận khác nhau của cơthể (như lông mày, đầu, bàn tay, thân mình, cẳng chân và bàn chân) để nhấn mạnh mộtđiểm mà mình cảm thấy sâu sắc hoặc có nhiều cảm xúc. Quan sát sự nhấn mạnh là việcquan trọng vì điều này rất thường gặp khi người ta thành thật. Nó là phản ứng do rìa lậptrình để giúp chúng ta giao tiếp, là một cách để người khác biết rằng chúng ta cảm thấymình có sức thuyết phục như thế nào. Ngược lại, khi não rìa không xác nhận những điềuchúng ta nói, thì ta sẽ nhấn mạnh ít hơn hoặc hoàn toàn không thực hiện hành vi nhấnmạnh. Theo kinh nghiệm của tôi và của những người khác, trong đa số trường hợp,những kẻ nói dối không thực hiện hành vi nhấn mạnh (Lieberman, 1998, 37). Bọn chúngsẽ dùng não tư duy để xác định cần nói gì và lừa dối bằng cách nào, nhưng lại ít khi nghĩđến cách thể hiện lời nói dối. Khi buộc phải nói dối, hầu hết mọi người đều không ý thứcđược sự nhấn mạnh đã tham gia vào các cuộc đối thoại hàng ngày nhiều đến mức nào.Khi những kẻ nói dối cố gắng bịa ra một câu trả lời thì hành vi nhấn mạnh của chúngtrông giả tạo hoặc được thực hiện rất chậm; chúng ít khi nhấn mạnh đúng chỗ hoặc chỉlựa chọn những vấn đề không quan trọng lắm để nhấn mạnh.Chúng ta nhấn mạnh cả lời nói lẫn hành vi phi ngôn từ. Chúng ta nhấn mạnh lờinói thông qua giọng, độ cao thấp của giọng, thanh điệu hoặc thông qua việc lặp lại.Chúng ta cũng nhấn mạnh hành vi phi ngôn từ, và những hành vi này thậm chí có thểchính xác hơn, hữu ích hơn lời nói khi ta cố gắng phát hiện sự thật hoặc sự giả dối trongmột cuộc nói chuyện hay phỏng vấn. Những người thường sử dụng bàn tay trong lúc nóichuyện sẽ ngắt quãng các nhận xét của mình bằng các cử chỉ của bàn tay, thậm chí đi xa Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly239hơn là đấm tay xuống bàn khi họ nhấn mạnh. Một số người khác nhấn mạnh bằng đầungón tay, họ làm điệu bộ với chúng hoặc sờ vào các đồ vật. Các động tác của bàn tay bổsung cho những suy nghĩ, bài phát biểu trung thực cũng như những tình cảm thật (Knapp& Hall, 277 – 284). Hành vi nhướng mày và mở to mắt cũng là những cách nhấn mạnhmột luận điểm (Morris, 1985, 61; Knapp & Hall, 2002, 68).Một biểu hiện khác của sự nhấn mạnh là hành vi ngả thân mình về phía trước,hành vi này thể hiện sự quan tâm. Khi nêu một luận điểm quan trọng hoặc luận điểm màmình tâm đắc, chúng ta thực hiện các cử chỉ chống lại trọng lực như nhón gót chân. Lúcđang ngồi, người ta liên tục nâng đầu gối lên khi nêu bật những điểm quan trọng; và nếumuốn nhấn mạnh hơn nữa, họ có thể vỗ vào đầu gối khi nâng gối lên – hành vi này là dấuhiệu của tâm trạng hồ hởi. Các cử chỉ chống lại trọng lực đều là những cử chỉ đặc trưngcủa sự nhấn mạnh và cảm xúc thật – điều mà những kẻ nói dối ít khi bộc lộ.Ngược lại, khi không nhấn mạnh hoặc bộc lộ sự thiếu nhiệt tâm đối với bài phátbiểu của chính mình, người ta dùng tay che miệng trong lúc nói hoặc để lộ một gươngmặt rất ít cảm xúc. Khi không có nhiệt tâm với những điều mình đang phát biểu, người tasẽ kiểm soát vẻ mặt, hạn chế các cử động và thực hiện các hành vi thu mình lại (Knapp &Hall, 2002, 320; Lieberman, 1998, 37). Những kẻ dối trá thường có hành vi thể hiện sựthận trọng hoặc suy tư (như sờ các ngón tay lên cằm hoặc vuốt má) như thể chúng vẫnđang suy nghĩ về những gì cần nói; điều này hoàn toàn trái ngược với những người trungthực – những người nhấn mạnh luận điểm mà mình trình bày. Kẻ giả dối phải mất thờigian để cân nhắc những điều mình nói và đánh giá xem chúng được người khác tiếp nhậnnhư thế nào – điều này đối lập với hành vi trung thực.Các hành vi phi ngôn từ đặc biệt cần xem xét để phát hiện sự dối trá.Dưới đây là một số hành vi đặc biệt mà bạn muốn quan sát khi xem sự nhấn mạnhlà một cách để phát hiện sự dối trá.Thiếu sự nhấn mạnh trong các động tác của bàn tayNhư Aldert Vrij và những người khác đã viết, việc thiếu các động tác của cánh tayvà thiếu sự nhấn mạnh là dấu hiệu của sự giả dối. Vấn đề là chúng ta không có cách nàođể kiểm chứng điều này, nhất là ở nơi công cộng hoặc trong tình huống xã giao. Tuynhiên, hãy cố gắng để ý xem nó xuất hiện vào thời điểm nào và trong hoàn cảnh nào (đặcbiệt nếu nó xuất hiện sau khi một chủ đề quan trọng được nêu ra) (Vrij, 2003, 25 – 27).Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong các động tác đều phản ánh hoạt động của bộ não.Khi cánh tay của người nào đó chuyển từ trạng thái cử động linh hoạt sang ngừng cửPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly240động thì ắt hẳn phải có nguyên nhân, nguyên nhân đó là sự chán nản hoặc cũng có thể làsự dối trá.Theo kinh nghiệm thẩm vấn của riêng mình, tôi để ý thấy những kẻ nói dối sẽ cókhuynh hướng ít thực hiện động tác chấp tay hình tháp chuông. Tôi cũng chú ý đến hiệntượng các khớp đốt ngón tay trở nên trắng bệch khi một người nắm chặt lấy tay ghế nhưthể đang ngồi trên "chiếc ghế dành cho phi công khi thoát hiểm". Điều trớ trêu là phicông thì có thể nhấn nút để thoát hiểm còn những người này thì không thể thoát khỏicuộc thẩm vấn. Nhiều nhân viên điều tra tội phạm phát hiện ra rằng khi đầu, cổ, cánh tayvà đôi chân của một người giữ nguyên tư thế, ít cử động, đồng thời bàn tay và cánh taynắm lấy tay ghế, thì hành vi như vậy rất phù hợp với những người có ý định lừa dối; tuynhiên, một lần nữa tôi nhắc lại rằng điều này không chắc chắn (Schafer & Navarro, 2003,66) (xem hình 88).Điều thú vị là khi phát biểu không đúng sự thật, người ta sẽ không chỉ tránh chạmvào người khác mà còn tránh chạm vào các đồ vật (như bục nói hoặc chiếc bàn). Tôichưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe thấy một người đang nói dối mà lại hét lên một câukhẳng định "Tôi không làm chuyện đó" đồng thời đấm tay xuống bàn. Thông thường,điều mà tôi chứng kiến là những câu phát biểu rất yếu ớt, không dứt khoát kèm theonhững cử chỉ nhẹ nhàng. Những người dối trá luôn thiếu niềm say mê và sự tin tưởng vàonhững gì mình đang nói. Mặc dù não tư duy (vỏ não mới) của họ sẽ xác định cần nói gìđể đánh lạc hướng người khác, nhưng não cảm xúc (hệ não rìa – phần trung thực của bộnão) sẽ không được lập trình để thực hiện mưu mẹo đó, vì vậy nó sẽ không nhấn mạnhlời nói của họ bằng cách sử dụng các hành vi phi ngôn từ (ví dụ các cử chỉ). Vì vậy,chúng ta khó mà xemPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly241Hình 88 – Ngồi trên ghế rất lâu, như thểtoàn thân cứng đờ trong giây lát trên chiếcghế dành cho phi công khi thoát hiểm, làbằng chứng cho thấy người nào đó cực kỳcăng thẳng và khó chịu.thường những cảm xúc của não rìa. Bạn hãy cố cười thật tươi với người mà mình khôngthích. Điều này rất khó thực hiện. Cũng như đối với nụ cười giả tạo, những lời nói giả dốisẽ đi kèm với các hành vi phi ngôn từ yếu ớt hoặc thụ động.Tư thế khẩu cầuKhi một người duỗi hai cánh tay ra và đặt chúng ở phía trước với lòng bàn tay đểngửa thì tư thế này được gọi là tư thế khẩn cầu (xem hình 89). Những người đến dự lễ ởnhà thờ sẽ ngửa lòng bàn tay lên xin Chúa ban phước lành cho mình. Tương tự, các tùbinh sẽ đặt lòng bàn tay hướng lên khi tiến đến gần những kẻ bắt giữ họ. Hành vi nàyPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly242Hình 89 – Lòng ban tay để ngửa hoặc tư thế "khẩncầu" thường là dấu hiệu cho biết người nào đó muốnđược tin tưởng hoặc muốn được chấp nhận. Đâykhông phải là hành vi thể hiện ưu thế và sự tự tin.cũng xuất hiện ở những người đang phát biểu điều gì đó khi họ muốn bạn tin tưởng họ.Trong một cuộc thảo luận, hãy quan sát người mà bạn đang đối thoại. Khi cô ta phát biểu,hãy để ý xem lòng bàn tay cô ngửa lên hay úp xuống. Trong những cuộc nói chuyện bìnhthường – khi mà các ý kiến được đưa ra trao đổi và cả hai bên đều không có niềm say mêmãnh liệt đối với vấn đề nào đó, tôi đều trông tìm cả hành vi ngửa lòng bàn tay lên vàhành vi úp lòng bàn tay xuống.Tuy nhiên, khi người nào đó tuyên bố một cách thiết tha và quả quyết rằng: "Anhphải tin tôi, tôi không giết cô ấy" thì bàn tay của họ nên úp xuống (xem hình 90). Nếu lờinói đi kèm với lòng bàn tay để ngửa và người đó nài nỉ mọi người tin mình, thì tôi nhậnthấy câu nói trên rất đáng ngờ. Trong khi điều này còn chưa được khẳng định chắc chắn,tôi sẽ cảm thấy nghi ngờ bất kỳ lời phát biểu nào kèm theo độngPage Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly243Hình 90 – Những câu nói đi kèm với động tác úplòng bàn tay xuống sẽ được nhấn mạnh hơn vàđáng tin cậy hơn so với những câu nói đi kèm vớiđộng tác để ngửa lòng bàn tay trong tư thế khẩncầu.tác ngửa lòng bàn tay. Lòng bàn tay để ngửa không phải là tư thế thể hiện sự khẳng định,nó cho biết người nào đó đang van nài mọi người tin mình. Sự thật không cần phải khẩncầu để được chấp nhận; khi người ta nói sự thật, bản thân điều đó đã có sức thuyết phục.Các hành vi khẳng định không gian và sự dối tráKhi cảm thấy tự tin và thoải mái, chúng ta sẽ dang rộng tay chân. Khi cảm thấykhông an toàn, chúng ta có xu hướng thu hẹp không gian của mình lại. Trong những tìnhhuống nguy hiểm, những người đang căng thẳng có thể co chân tay lại sát người gầngiống như tư thế của bào thai. Những cuộc phỏng vấn và trò chuyện không thoải mái cóthể dẫn đến rất nhiều tư thế thu mình như: hai cánh tay xoắn vào nhau như bánh quy xoắnvà/hoặc bắt chéo chân ở phần mắt cá, đôi khi người quan sát cảm thấy chúng ta gần nhưrất đau. Đặc biệt, bạn hãy chú ý tìm kiếm những thay đổi đột ngột trong tư thế có thể báohiệu sự dối trá, nhất là khi chúng xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi nào đó về đề tài đượctrao đổi.Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly244Khi có niềm tin hoặc tin tưởng vào những điều mình đang nói, chúng ta có xuhướng ngồi thẳng lưng với vai và lưng mở rộng. Nó cho thấy tư thế thẳng người và là dấuhiệu thể hiện cảm giác an toàn. Khi chúng ta lừa dối hoặc đang nói dối một cách lộ liễu,họ có xu hướng cúi xuống hoặc hạ thấp người xuống chỗ mình đang ngồi một cách vôthức, như thể họ đang cố gắng chạy trốn những điều đang được phát biểu – ngay cả khichính họ nói ra điều đó. Những người không cảm thấy an toàn, không tin chắc vào bảnthân, vào suy nghĩ và niềm tin của mình có thể bộc lộ điều này qua tư thế (thông thườnghọ hơi cúi người xuống, nhưng đôi khi họ đột ngột cúi đầu và nhô cao hai vai về phía tai).Bạn hãy tìm kiếm "hiệu ứng con rùa" này mỗi khi người khác thấy không thoải mái và cốgắng tránh mặt mọi người. Đây chắc chắn là hành vi báo hiệu cảm giác bất an và khóchịu.Hành động nhún vaiTất cả chúng ta đều nhún vai vào lúc này hoặc lúc khác khi không chắc chắn vềđiều gì đó. Những kẻ nói dối cũng nhún vai nhưng đó là cái nhún vai đã được điều chỉnhkhi chúng không tin tưởng chính mình. Cái nhún vai của chúng rất khác thường, nó đãđược giản lược và thay đổi vì chúng hoàn toàn không có hứng thú với những điều đangđược trình bày. Nếu chỉ có một bên vai nhô lên, hoặc nếu cả hai bên vai đều nhô cao gầntới tai và đầu người đó cúi thấp xuống, thì đó là dấu hiệu của sự khó chịu tột độ và đôikhi, dấu hiệu này xuất hiện ở một người sắp nói dối.Kết luậnNhư tôi đã đề cập ở phần đầu chương, các nghiên cứu trong 20 năm gần đây đãcho kết quả rất rõ ràng. Không có hành vi phi ngôn từ nào bản thân nó lại thể hiện rõ sựdối trá (Ekman, 1991, 98; Ford, 1996, 217), như tiến sĩ Mark G. Frank – một người bạncủa tôi và là một nhà nghiên cứu – đã nhiều lần bảo tôi: "Này Joe, thật đáng tiếc là chúngta không có "hiệu ứng Pinocchio"(*) để phát hiện sự dối trá" (Frank, 2006). Và tôi buộcphải đồng tình với ý kiến này. Vì vậy, để phân biệt sự thật và sự giả dối, chúng ta chỉ cómột cách duy nhất và thiết thực là dựa vào những hành vi thể hiện sự thoải mái hoặc khóchịu, những hành vi thể hiện sự ăn khớp và nhấn mạnh. Chúng chính là cơ sở hướng dẫnchúng ta phát hiện sự dối trá, và tất cả chỉ có vậy mà thôi.Khi một người không cảm thấy thoải mái, không thực hiện hành vi nhấn mạnh vàgiao tiếp không có sự ăn khớp thì trong trường trường hợp may mắn, họ là người giaotiếp kém hoặc trong trường hợp xấu nhất, họ là kẻ lừa dối. Sự khó chịu có thể bắt nguồntừ nhiều nguyên nhân, có thể do những người tham gia cuộc thảo luận có ác cảm vớinhau, có thể do hoàn cảnh diễn ra cuộc đối thoại hoặc có thể do sự căng thẳng trong thời Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly245gian phỏng vấn. Và rõ ràng, nó cũng có thể xuất phát từ cảm giác có tội, từ mang mốiphạm tội, từ việc phải giấu giếm thông tin hoặc đơn giản là từ sự nói dối. Có nhiều khảnăng có thể xảy ra, nhưng hiện giờ bạn đã biết cách đặt câu hỏi với người khác khéo léohơn, đã nhận biết được những dấu hiệu thể hiện sự khó chịu ở họ cũng như tầm quantrọng của việc xem xét hành vi của họ trong hoàn cảnh cụ thể (ít nhất thì bạn cũng đã cóđược sự khởi đầu). Chỉ có sự tìm hiểu kỹ hơn, sự quan sát và chúng thực nhiều hơn mớicó thể đảm bảo cho chúng ta tìm ra sự thật. Chúng ta không có cách nào ngăn được ngườikhác nói dối mình, nhưng ít nhất ta có thể cảnh giác khi họ cố lừa dối ta.*Pinocchio là nhân vật trong phim hoạt hình. Khi cậu nói dối thì chiếc mũi bị kéo dàithêm (ND).Cuối cùng, bạn đã hết sức thận trọng và đừng gán cho người nào đó tội nói dối chỉvới những thông tin ít ỏi hoặc chỉ dựa vào một lần quan sát. Nhiều mối quan hệ tốt đẹp đãđổ vỡ vì nguyên nhân này. Hãy nhớ rằng trong việc phát hiện sự dối trá, ngay cả cácchuyên gia giỏi nhất (trong đó có tôi) cũng chỉ dựa vào vận may, và khả năng chúng tađúng hay sai chỉ chiếm tỉ lệ 50%. Nếu cứ phán đoán một cách đơn giản thì quả là điềukhông hay!Chương chínVài chia sẻ cuối cùngGần đây, một người bạn có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Câu chuyện đó cóliên quan đến nội dung của quyển sách này và thật tình cờ, nó có thể giúp bạn tránh đượcnhững rắc rối không nhỏ nếu bạn đã từng cố tìm kiếm một địa chỉ ở Coral Gables,Florida. Người bạn tôi lái xe chở con gái đến một hiệu ảnh ở Coral Gables – nơi cách nhàhọ ở Tampa vài giờ lái xe. Vì chưa bao giờ đến Coral Gables trước đó nên cô xem bản đồđể xác định lộ trình thuận tiện nhất. Mọi chuyện đều ổn cho tới khi cô đến thị trấn và bắtđầu tìm các tấm biển ghi tên đường. Ở đây không có tấm biển nào cả. Cô tiếp tục lái xethêm hai mươi phút qua các giao lộ bình thường nhưng cũng chẳng nhìn thấy tấm biểnnào. Cuối cùng, tuyệt vọng, cô dừng lại tại một trạm xăng và hỏi có ai biết đường này làđường gì không. Không hề ngạc nhiên trước câu hỏi của cô, ông chủ trạm xăng gật đầuvới thái độ thông cảm: "Cô không phải là người đầu tiên hỏi như vậy". Ông nói tiếp:"Khi đến giao lộ, cô phải nhìn xuống chứ đừng nhìn lên. Biển ghi tên đường là nhữnghòn đá để ngoài trời to khoảng 15 phân, trên đó có sơn tên đường. Chúng được đặt dưới Page Những Quyển Sách Tâm Lý Hay facebook.com/sachtamly246đất, ngay bên ngoài vỉa hè". Cô bạn tôi nghe theo lời chỉ dẫn đó và tìm được hiệu ảnhtrong vài phút. Cô nói: "Rõ ràng là tôi chỉ tìm những tấm biển cách mặt đất khoảng 2 méthoặc hơn chứ không phải là những hòn đá to khoảng 15 phân ở dưới đất... Thật khôngthể tin được". Cô cho biết thêm: "Một khi tôi biết mình cần làm cái gì và tìm ở chỗ nàothì những tấm biển trở nên rõ ràng và không thể nhầm lẫn được. Tôi dễ dàng tìm thấyđường đi của mình".Cuốn sách này cũng nói về những "biển báo". Khi đề cập đến hành vi của conngười, về cơ bản có hai loại "biển báo": bằng ngôn từ và phi ngôn từ. Tất cả chúng ta đềuđược dạy để tìm kiếm và nhận biết những "biển báo" bằng ngôn từ. Giống như trườnghợp trên, đây là những "biển báo" được đặt ngay trước mặt chúng ta, và chúng ta có thểnhìn thấy rõ ràng khi lái xe vào những đường phố của một thành phố xa lạ. Những "biểnbáo" phi ngôn từ cũng luôn được đặt ở đó, nhưng nhiều người trong chúng ta không biếtcách phát hiện bởi chúng ta không được hướng dẫn để tìm kiếm và nhận biết những "biểnbáo" được đặt dưới đất. Điều thú vị là khi biết chú ý đến và giải mã những "biển báo" phingôn từ, chúng ta sẽ có phản ứng giống như người bạn tôi: "Một khi tôi biết mình cần tìmcái gì và tìm ở chỗ nào thì những tấm biển trở nên rõ ràng và không thể nhầm lẫn được.Tôi dễ dàng tìm thấy đường đi của mình".Hy vọng rằng thông qua việc hiểu biết hành vi phi ngôn từ, các bạn sẽ có được cáinhìn sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn về thế giới xung quanh – các bạn có thể nghe và thấy cảhai ngôn ngữ: ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời (chúng kết hợp với nhau để thểhiện những trải nghiệm phong phú, đa dạng của con người trong tất cả sự phức tạp thú vịcủa nó). Đây là mục tiêu đáng để chúng ta theo đuổi, và tôi biết bạn có thể đạt được mụctiêu này bằng nỗ lực của bản thân. Hiện giờ bạn đang sở hữu một công cụ rất hiệu quả.Đó là những kiến thức sẽ làm phong phú các mối quan hệ giữa bạn và người khác – điềunày sẽ diễn ra trong quãng đời còn lại của bạn. Cuối cùng, hãy tận hưởng niềm vui khámphá những thông điệp được chuyển tải từ ngôn ngữ cơ thể của người người, vì tôi đã dànhnhiều công sức để viết cuốn sách này và gửi nó đến bạn.Joe NavarroTampa, FloridaMỹ  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: