LLNNPL2
Đề 2
1.Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN :
- Nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có giá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc với mọi chủ thể trong đó Hiến pháp đóng vai trò tối thượng:
+ Hiến pháp được coi là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật. Các đạo luật, bộ luật và những văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
+ Mọi cơ quan, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
- Là nhà nước trong đó mối quan hệ nhà nước và công dân là mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Trong nhà nước pháp quyền, công dân có đầy đủ quyền tự do, dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời công dân cũng tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước nhà nước. Về phần mình, nhà nước pháp quyền cũng tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân, ghi nhận và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện đầy đủ. Mối quan hệ nhà nước và công dân được xác lập trên cơ sở tôn trọng lợi ích giữa các bên.
- Là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân phải đi liền với việc đấu tranh không khoan nhượng với biểu hiện độc quyền, quan liêu, hách dịch cửa quyền và tham nhũng của những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước và những hành vi vi phạm pháp luật khác xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị.
- Là nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được tổ chức một cách khoa học, có sự phân quyền giữa các cơ quan Lập pháp, hành pháp, tư pháp tạo thành cơ chế đồng bộ.
Nhà nước của dân do dân, vì dân
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, biểu hiện tính chất dân chủ và tính nhân dân sâu sắc của Bộ máy nhà nước XHCN.
- Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền của mình một cách trực tiếp thông qua việc bầu ra đại diện của mình vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình hoặc thông qua cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra (Quốc hội, HĐND các cấp), Quốc hội, HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
- Ngoài ra, nhân dân còn tham gia quản lý nhà nước thông qua các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Để thực hiện nguyên tắc này nhà nước cần tạo mọi điều kiện để nhân dân nâng cao trình độ văn hóa chung, đồng thời bảo đảm điều kiện vật chất và thông tin đầy đủ cho nhân dân biết tình hình mọi mặt của đất nước để họ trở thành chủ nhân thực sự của đất nước.
2.Nhà nước ngay từ khi hình thành đã có tính giai cấp và tính xã hội thể hiện qua các chức năng của mình,
Tính giai cấp thể hiện qua:
Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để tổ chức thực hiện quyền lực chính trị của gia cấp mình, biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.
Nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
=> Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về mặt kinh tế, thực hiện quyền lực chính trị, tác động tư tưởng của giai cấp thống trị với quần chúng
Tính xã hội thẻ hiện qua:
Nhà nước là bộ máy đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội
Nhà nước có các quyền lực công và bộ máy thực hiện các yêu cầu đặt ra của xã hội như phát triển kinh tế, giáo dục, giao thông, y tế ...
Nhà nước ngay từ khi xuất hiện đã tồn tại 2 tính chất này là do:
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xuất hiện chế đọ tư hữu, xuất hiện giai cấp.
Nhà nước duy trì trật tự xã hội, bảo vệ giai cấp thống trị, đàn áp các giai cấp khác.
Nhà nước giải quyết các nhu cầu của xã hội, bảo đảm sự phát triển của toàn xã hội
Chức năng giai cấp của Nhà nước giữ vai trò định hướng, chi phối chức năng xã hội. Đến lượt nó, chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở xã hội để thực hiện chức năng giai cấp.
3. Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro