LLCNNPL_BTCN1: So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang là hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản có tính ổn định cao trong xác lập địa giới hành chính lãnh thổ và vận hành quyền lực nhà nước so với các dạng hình hình thức cấu trúc khác. Việc so sánh sự giống khác nhau giữa chúng sẽ giúp ta hiểu một cách chi tiết các đặc điểm của từng hình thức cấu trúc đó cũng như các hình thức cấu trúc không cơ bản khác.
Nhà nước đơn nhất đặc trưng với một trung tâm quyền lực, một hệ thống các cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương. Lãnh thổ nhà nước đơn nhất được phân chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc lẫn nhau, các đơn vị này không có thẩm quyền và thuộc tính như một thực thể có chủ quyền, nhưng được phân cấp những quyền hạn nhất định. Trong khi đó, nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước (hay còn gọi là bang) thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống các cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống cho từng nhà nước thành viên. Thẩm quyền của nhà nước liên bang và của các nhà nước thành viên cũng như mối quan hệ giữa nhà nước liên bang và các nhà nước thành viên được quy định trong hiến pháp liên bang và hiệp ước thành lập nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang và nhà nước các nước thành viên đều có chủ quyền riêng.
Về điểm tương đồng, đầu tiên, cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Kế đến, cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ. Cuối cùng, công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.
Về điểm khác biệt, thứ nhất, nhà nước đơn nhất chỉ gồm một nước duy nhất so với nhà nước liên bang là sự liên hợp của hai hay nhiều nhà nước thành viên lại với nhau. Do đó ngoài hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật chung, thống nhất như ở nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang còn có một hệ thống riêng cho từng nhà nước (hay còn gọi là bang) thành viên. Thứ hai, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt chủ quyền của nhà nước đơn nhất không bị chia cắt bởi các đơn vị hành chính để quản lý trong khi sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt chủ quyền của nhà nước liên bang không bị chia cắt bởi các nước hay các bang thành viên. Thứ ba, công dân của nhà nước đơn nhất có quốc tịch chung thống nhất còn công dân của nhà nước liên bang ngoài quốc tịch chung của nhà nước liên bang còn có thêm quốc tịch riêng của từng nhà nước thành viên hoặc từng bang.
Ngoài ra, cấu trúc liên bang thường được thiết lập tại một quốc gia đa sắc tộc (Mỹ, Úc, Malaysia,…) hoặc có lãnh thổ rộng lớn (tám trong số mười nước diện tích lớn nhất thế giới được tổ chức thành các liên bang) hoặc trong trường hợp cần thiết (giải quyết các vấn đề chung hoặc để có năng lực phòng thủ chung như Mỹ, Thụy Sĩ hoặc tạo ra một nhà nước dân tộc cho các nhóm rải rác ở các quốc gia khác nhau như Đức), các liên bang thường được thành lập trên cơ sở một một hiệp ước giữa các thành viên có chủ quyền.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang không phải lúc nào cũng rõ ràng, một nhà nước đơn nhất có thể rất giống nhà nước liên bang về cấu trúc. Từ đó nảy sinh cấu trúc mới – sự kết hợp giữa cấu trúc đơn nhất hoặc liên bang với chế độ ủy trị có điều kiện, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ví dụ tiêu biểu cho mô hình này. Theo hiến pháp, quyền lực của các đặc khu hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được trao bởi Chính phủ nhân dân Trung ương thông qua nghị quyết của Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội. Vậy nhưng, việc hủy bỏ quyền tự trị của các đặc khu hành chính Hong Kong và Macau là một thách thức lớn nếu muốn nói là không thể.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro