linhlinhlinh
Phân tích cảnh cho chữ, cảnh tượng xưa nay chưa từng co
“Chữ người tử tù” là truyện ngắn hay và đẹp hơn cả trong tập “ Vang bóng một thời”( 1940) của Nguyễn Tuân. Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp đã tạo dựng một đoạn kết truyện thật xúc động,trang trọng, cổ kính, hấp dẫn, tả cảnh nhân vật Huấn Cao cho chữ quản ngục trong nhà giam. Có thể nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có giày ý nghĩa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, in đậm dấu ấn tài năng, phong cách Nguyễn Tuân.
Truyện “chữ người tử tù” kể về Huấn Cao, một anh hùng thất thế từng cầm quân chống lại triều đình giờ bị bắt giam trong ngục tối chờ ngày thụ án tử hình. Viên quản ngục vốn say mê chữ đẹp của Huấn Cao đã ngầm trọng đãi để cố xin lấy vài chữ. Họ gặp nhau trong một tình huống thật oái oăm. Nơi gặp gỡ là nhà ngục, thời gian gặp gỡ cũng thật ngặt nghèo, chỉ có mấy ngày cuối cùng của người tử từ. Sau khi hiểu tấm lonhg và sở thích cao quí của ngục quan, từ chỗ khinh thị, Huấn Cao đã nhận cho chữ quản ngục.
Và cảnh cho chữ đã diễn ra trong đêm trước ngày Huấn Cao thụ án tử hình trong một buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu. Đây là một trong những trang viết đẹp nhất đời văn của Nguyễn Tuân mà từng câu, từng chữ “ được chưng cất tới mức trong suốt”. Ngòi bút tài hoa của nhà văn đã tạo dựng một khung cảnh đầy kịch tính. Đó là sự tương phản giữa một bên là nhà lao tăm tối bẩn thỉu đầy phân chuột phân gián và một bên là bó đuốc tẩm dầu cháy rừng rực, vuông lụa bạch và những nét chữ đẹp đẽ. Ánh sáng tỏa ra từ bó đuốc, từ mày trắng lụa bạch đã xua tan, đẩy lùi bóng tối. Mùi thơm của lụa, của mực bốc lên át đi mùi hôi của phân chuột, phân gián. Không gian vắng lặng chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên chòi canh. Khói tỏa như đám cháy nhà. Ánh sáng đỏ tực rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên tấm lụa bạch. Những chi tiết rất cụ thể, rất thực mà lung linh, xúc động, khác thường. Nguyễn Tuân không miêu tả tỉ mỉ, chỉ phác họ vài nét về dáng điệu, tư thế mỗi nhân vật. Quản ngục “ khúm núm”, thầy thơ lại “run run”. Có thể nói Nguyễn Tuân viết văn như người thợ kim hoàn “ mỗi nét bút như tach vài đá quí” (Tạ Tỵ). Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng “xưa nay chưa từng có khiến người được coi là phù thủy ngôn từ như Nguyễn Tuân tung ra hàng loạt những từ ngữ vừa sắc sảo, góc cạnh, vừa trang trọng, cổ kính. Những từ Hán Việt như “ lạc khoản”, “thiên lương”, “bái kĩnh”, “ngục quan”… được sử dụng đắc địa, đem lại cho đoạn truyện một bầu sinh khí nghệ thuật trang trọng, thiêng liêng của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.
Đúng là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Viết chữ đẹp, hiểu được cái đẹp của chữ cùng cái sâu của nghĩa là một nghệ thuật cao cấp, thú chơi tao nhã dành cho các bậc văn nhân tài tử. Người ra cho chữ nơi thư sảnh, thư phòng, vọng lâu chú chưa ai cho chữ, viết chữ trong ngục tù, nơi bóng tối và cái ác ngự trị. Cổ-kim-đông-tây cũng chưa từng có chuyện một người nghệ sĩ trổ tài viết chữ đẹp trong khi cổ đeo gông, chân vướng xiềng chỉ sớm mai là chịu ám chém.
Đúng là “chưa từng có” bởi viên quản ngục nắm trong tay mọi quyền uy bỗng chốc trở thành kẻ nô lệ khúm núm cất nhiều đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Quyền uy đã thuộc về người bị tước mất mọi thứ quyền- đó là Huấn Cao. Người tử tù ung dung đường bệ khuyên quản ngục hãy thay chốn ở , hãy giữ thiên lương cho lành vững kẻo “nhem nhuốc” mất cả cáu đời lương thiện.
Viên quản ngục chắp tay xin bái lĩnh- lạy nhận. Có sự đảo lộn vị thế ghê gớm giữa hai nhân vật. Điều gì đã làm nên sự đảo lộn ấy? Không phải là quyền lực hay sức mạnh mà chính bởi cái đẹp của tài năng, khí phách, cái đẹp của thiên lương. Đúng như Đotxtôi epxki “cái đẹp lên ngôi cái đẹp cứu rỗi con người”.
Cảnh cho chữ thể thiện niềm tin bất diệt vào cái đẹp, trân trọng, ngợi ca cái đẹp. Đó là nét chữ đẹp đẽ vuông vức tươi tắn “nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Đó là cái đẹp của người cho chữ với chí lớn khí mạnh tài cao lòng sáng. Cái đẹp còn ở người xin chữ biết quí trọng, tôn sùng cái đẹp, cái thiện lương.
Cảnh cho chữ còn khẳng định chiến thắng của ánh sáng với bóng rối, của cái đẹp, cái cao thượng với sự phàm tục nhơ bẩn, sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ, sự chiến thắng của thiện lương, của lòng người.
Lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục đã thể hiện quan niệm nghệ thuật sâu sắc của NGuyễn Tuân. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết nơi bóng tối và cái ác ngự trị. Nhưng cái đẹp không thể sống chung với tội ác. Cái đẹp phải đi liền với cái thiện, tài phải đi liền với tâm. Con người muốn thưởng thức cái đẹp phải giữ vững thiên lương.
Xây dựng hình tượng Huấn Cao- một anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang tỏa rạng chói ngời trong những giây phút cuối đời, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm vào đó niềm cảm phục sâu xa với những anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Trong thế giới nhân vật úa tàn ảm đạm của “Vang bóng một thời” hình tượng Huấn Cao như một nét son đỏ rực. Một Huấn Cao với ít nhiều hình bóng Cao Bá Quát luôn ngẩng đầu trước cường quyền và cúi đầu trước hoa mai, sừng sững trong thiện truyện và tỏa rạng vẻ đẹp hơn bao giờ hết trong cảnh cho chữ.
Có thể nói đoạn kết tả cảnh Huấn Cai cho chữ quản ngục trong nhà giam là đoạn văn hay nhất của thiên truyện ngắn “ Chữ người tử tù” cũng là đoạn văn “xưa nay chưa từng có” kết tinh tài năng, tư tưởng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Liên trong “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Thạch Lam là cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng, thẩm mĩ lại theo hướng hoàn toàn khác. Thế giới nhân vật của ông không phải là những cậu ấm cô chiêu mà là những “con người bé nhỏ”, những nhân vật của chủ nghĩa hiện thực, những người lao động nghèo khổ nơi ngoại ô, ga xép, phố huyện. Ông viết về họ với niềm thương cảm chân thành và thái độ nâng niu, trân trong , một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc đó là Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ( trích trong tập “Nắng trong vườn” 1938)
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn không có cốt truyện, không có xung đột gay cấn. Câu chuyện xoay quanh tâm trạng của 2 đứa trẻ, chủ yếu là Liên khi ngắm phố huyện từ chiều muộn vào đêm và khi đợi tàu. Tác phẩm tựa như một bài thơ trữ tình đầy xót thương trong đó Liên là nhân vật trữ tình, là linh hồn của tác phẩm.
Tuy mới 14-15 tuổi nhưng Thạch Lam đã trân trọng gọi Liên bằng chị. Liên rất xứng đáng là chị cả trong gia đình. Bố thất nghiệp, cả nhà phải chuyển từ Hà Nội về phố huyện sinh sống. Liên đảm đang giúp mẹ trông em, trông cửa hàng, tính toán làm ăn. Liên hãnh diện với chiếc khóa và dât xà tích đeo ở thắt lưng- dấu hiệu của một người trưởng thành, tự hào vì mình được là người lớn, nghĩa là chưa hết nét trẻ con. Ở Liên toát lên vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ của một cô vé mới lớn, nhạy cảm và giày yêu thương luôn khát khao hướng về ánh sáng.
a) Cô gái nhân hậu có tấm lòng thảo thơm đáng quí
Liên có nghĩa là sen. Cũng như tên, Liên có một tấm lòng thảo thơm đáng quí. Liên thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác nhưng chính chị cũng không có gì để cho chúng. Tấm lòng ấy như cút rượu đầy chị rót cho bà cụ Thi nghiện rượu hơi điên, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm… Trong khốn khó, những con người nghèo khổ vẫn xích lại gần nhau yêu thương, xẻ chia bằng những nghĩa cử bình dị mà đầm ấm tình người. Liên là cô gái dễ động lòng trắc ẩn nhưng đó không phải là tình thương của kẻ trên ban xuống mà là của người trong cuộc đồng cảnh, đồng cảm. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng có lẽ trong những cư dân của phố huyện tiêu điều, xơ xác kia, Liên là người khổ nhất. Cao hơn nỗi khổ về vật chất cơm áo gạo tiền, nỗi khổ của Liên là về tinh thần. Tuy chưa tới mức giằng xé đâu đớn song Liên đã thực sự thấm tía cảnh sống tẻ nhạt, tù đọng, tàn lụi nơi đây. Cảnh sống ấy dễ giết chết con người trong sự nhàm chán, biến con người thành cái bóng, làm khô cạn tâm hồn con người.
b) Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, mộng mơ
Sống trong bóng tối đói nghèo tù đọng nhưng tâm hồn Liên không hề chai sạn. Giữa bóng tối bao trùm thiên truyện, Liên là một vệt sáng cuộc đời. Liên có tâm hồn nhạy cảm, đầy ắp những rung cảm tinh tế. Ngắm phố huyện lúc chiều buông, mọi giác quan, ấn tượng của Liên đều tràn ngập một nỗi buồn thấm thía, mơ hồ. “Liên không hiểu sao chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn”, nỗi buồn hầu như không duyên cớ, không cắt nghĩa được, rất tiêu biểu của văn học lãng mạn 30-45. Nỗi buồn khởi từ đâu? Từ cảnh trời tàn hay từ phố huyện tiêu điều, xơ xác?... Có lẽ từ tất cả. Nỗi buồn chán mơ hồ ấy chính là chiều sâu tâm trạng nhân vật Liên. Sống mãi trong bóng tối, Liên đã quen, không còn sợ nữa. Không còn sợ nghĩa là đã từng sợ, sợ bóng tối, sự sự tù động, ngột ngạt của cuộc sống nơi đây. Nhưng nỗi buồn chán không làm thui chột tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên. Liên quen dần với bóng tối, phát hiện trong bóng rối không chất thơ và sự dịu dàng: “Một đêm mùa hạ êm như nhung…hoa bàng thoảng rụng xuống vai Liên tường loạt một”. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu, không cắt nghĩa được. Cô không biết chính những rung động tinh tế ấy đã lấy lại bình yên cho tâm hồn trẻ thơ. Đó chính là tình yêu cuộc sống, tình yêu với đất quê hương. Liên cảm nhận mùi của đấy nồng ấm “Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc, mùi riêng của đất quê hương này”. Phải có một tấm lòng gắn bó thiết tha với thiên nhiên, quê hương, cuộc sống mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.
c) Tâm hồn giàu khát khao hướng về ánh sáng
Liên là con người không cam chịu sống trong buồn chán- một cuộc sống đầy bóng tối, đơn điệu, tẻ nhạt và bế tắc. Liên tìm hiểu vẻ đẹp ngay trong cảnh sống mòn mỏi, tù đọng và hơn hết Liên khao khát hướng về ánh sáng. Liên tìm kiếm ánh sáng từ mọi phía, trân trọng từng hột, khe, quầng, vệt ánh sáng bé nhỏ. Liên hướng tới bầu trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, đến ánh sáng lập lòe của chú đom đóm rồi trở lại ngắm quầng ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí. Nỗi khát thèm ánh sáng ấy tập trung hơn cả trong cảnh đợi tàu. Liên ao ước một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn .“Một cái gì tươi sáng hơn” với Liên được hình tượng hóa bằng hình ảnh đoàn tàu. Hình ảnh đoàn tàu đối lập với phố huyện nghèo nàn, tăm tối, xơ xác, tiêu điều. Đoàn tày là thế giới của ánh sáng, âm thanh, khát vọng, thể giới luôn đổi thay, vận động và đi tới. Liên khao khát, chờ đợi nhìn ngắm đoàn tàu và “lặng người theo mơ tưởng”. Liên không sống với thực tại mà sống trong thế giới mơ ước hàng đêm cô vẫn chờ đợi khát khao.
Sự khát khao ánh sáng của Liên thức tỉnh trong lòng người ngọn lửa của lòng khát khao sống, một cuộc sống có ý nghĩa thoát khỏi sự đơn điệu, tăm tối, tù hãm. Đó là dấu hiệu của sự thức tỉnh ý thức cá nhân, ý thức về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trong cuộc đời này.
Liên là hình ảnh cô gái rất Việt Nam với những nét đẹp truyền thống, tinh tế, đa cảm, thuần hậu, giàu tình yêu, niềm tin ở cuộc đời. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Liên là một phiên bản tâm hồn Thạch Lam- một tâm hồn nhân hậu, êm mát và sâu kín “luôn luôn nghẹn ngào chút lệ của tình thương”. Chính chiều sâu nhân văn lấp lánh trong từng trang viết ấy đã khiến tên tuổi Thạch Lam sống mãi với thời gian.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro