Liên Xô
5. Chính sách KT mới và khôi phục KT ở Liên Xô 1921-1925.
- Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, Nga chuyển sang thời kì kiến thiết trong hòa bình. Do đó, chính sách KT cộng sản thời chiến không còn tác dụng. Cần thiết phải trỏ lại thực hiện kế hoạch XD CNXH. Do đó được thay thế bằng chính sách Kinh tế mới NEP.
* Nội dung + mục đich:
- thực hiện chính sách thuế lương thực ban hành đối với nông dân. Vì trong thời nội chiến, Nga đã ban hành chính sách trưng thu lương thực thừa, không có tác dụng động viên SX. Do đó, Lênin đã ban hành chính sách này dựa trên cơ sở quan hệ của nhà nước đối với nhân dân.
- cho phép khu vực tư nhân được phát triển, cho tư nhân thuê, mua lại những xí nghiệp nhỏ bị trưng thu trước đây, cho phép tự do kinh doanh.
- đối với thương nghiệp, nhà nước khuyến khích trao đổi hàng hóa giữa thành thị & nông thôn, công nghiệp & nông nghiệp, khuyến khích thương nghiệp tư nhân & cá thể, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Bán buôn & ngoại thương vẫn nằm trong tay nhà nước.
- đối với các xí nghiệp quốc doanh: phải thực hiện chế độ hoạch toán KT để đảm bảo lấy thu bù chi sao cho có lãi.
* Ý nghĩa:
- đối với LX:
+ tạo điều kiện phát triển LLSX ở cả thành thị và nông thôn, góp phần khôi phục nhanh chóng nền KT.
+ góp phần củng cố vững chắc khối liên minh công nông, tạo cơ sở để thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (1922).
- đối với quốc tế:
+ để lại nhiều kinh nghiệm quí báu cho các nước XHCN về việc XD nền KT hàng hóa, sử dụng nền KT nhiều thành phần, vấn đề quan hệ H-T.
+ thừa nhận nền KT nhiều thành phần là cơ sở để các quan hệ H-T mở rộng.
+ coi CNXH = nhà nước chuyên chính vô sản + những cái tốt đẹp nhất của TB. Tức là giai cấp công nhân phải tiếp thu được những tiến bộ của XH loài người.
+ đây là 1 giai đoạn tất yếu của nền KT trong thời kì quá độ lên CNXH.
- đối với Việt Nam:
+ có cả ý nghĩa thực tiễn và lí luận không chỉ đối với công cuộc XD CNXH ở Liên Xô mà còn đối với cả Việt Nam hiện nay. Không chỉ có ý nghĩa về mặt KT mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị.
+ sử dụng các biện pháp giải phóng mạnh mẽ sức SX của mọi thành phần KT.
+ thông qua CNTB nhà nước để tiến lên CNXH.
+ xây dựng quan hệ SX mới phù hợp với sự phát triển của LLSX.
+ xây dựng sự hợp tác kiểu mới của những người lao động.
+ phát triển sự nghiệp giáo dục & văn hóa cho toàn dân.
* Thành tựu:
- Nông nghiệp: cuối năm 1922 vượt qua nạn đói, năm 1925 vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng lương thực tăng gần 2 lần.
- Công nghiệp: tổng sản lượng đạt 75,5% so với trước chiến tranh. Điện & cơ khí vượt mức.
- Thương nghiệp, nhất là nội thương được tăng cường mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng gấp đôi, mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước.
- Ngân sách nhà nước được củng cố, thu nhập của nhà nước tăng gấp 5 lần. Giá trị đồng rúp được nâng lên đáng kể.
6. Vấn đề CNH XHCN ở Liên Xô giai đoạn 1926-1937.
- CNH XHCN là quá trình xây dựng nền SX lớn XHCN dựa trên cơ sở kĩ thuật hiện đại phổ biến trong các ngành và các vùng của nền KTQD, Các nước chưa có nền SX lớn phát triển phải tiến hành quá trình CNH XHCN.
* Quá trình CNH ở LX có thể chia làm 3 bước:
+ 1926-1927: chuẩn bị, tạo tiền đề cho CNH, chủ yếu cải tạo lại các xí nghiệp cũ và xây dựng mới các xí nghiệp vừa và nhỏ.
+ 1928-1932: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, có ý nghĩa quyết định. XD được 1nền công nghiệp nặng quy mô lớn, hiện đại.
+ 1933-1937: kế hoạch 5 năm lần thứ hai, bước hoàn thành việc trang bị cho toàn bộ nền KTQD. Đến năm 1937, LX đã hoàn thành nhiệm vụ CNH XHCN, từ 1 nước đứng thứ 5 TG trở thành thứ 2 TG, đứng đầu châu Âu về SX công nghiệp, trở thành 1 cường quốc công nghiệp.
- Sau đó thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942) để cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh phát triển 1 số ngành KT hơn nữa. Nhưng bị bỏ dở do phát xít Đức tấn công.
* Đặc điểm của CNH:
- ngay từ đầu tập trung phát triển công nghiệp nặng.
- nguồn vốn của CNH XHCN hoàn toàn dựa vào trong nước, thực hiện triệt để tiết kiệm.
- cơ sở kế hoạch điện khí hóa, tiến hành có kế hoạch, chỉ đạo thống nhất, tập trung cao độ.
- có tác động mạnh đến nông nghiệp, làm cho nền nông nghiệp LX trở thành nền SX lớn, hiện đại.
- tốc độ CNH diễn ra rất nhanh, thời gian hoàn thành ngắn, các phong trào thi đua phát triển mạnh.
* Nguyên nhân::- trong giai đoạn này, LX đã dành 45% tổng số vốn để đầu tư cho công nghiệp, trong đó 80% dành cho công dựa trên nghiệp nặng. Tập trung vốn để thay đổi cơ sở vật chất kĩ thuật. Đến 1937, trong tất cả các ngành đã hoàn thành cơ giới hóa, kể cả trong nông nghiệp. Năm 1940, sản lượng công nghiệp nặng tăng 10 lần, sản lượng điện tăng 20 lần so với trước chiến tranh.
- Phát triển công nghiệp nặng vì một mặt để cải tạo năng động, phải tự lực, tự cường để thoát khỏi vòng vây cấm vận của CNTB. Mặt khác, vì phải phù hợp với điều kiện lịch sử khách quan cụ thể. Nước Nga đã đạt được trình độ trung bình của các nước tư sản, lúc đó đã hình thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp.
- Mỗi năm đầu tư 60-70 tỉ rúp để đầu tư CNH, phải dựa vào nguồn vốn hoàn toàn trong nước vì không thu hút được vốn từ nước ngoài. Nên phải có phương pháp huy động vốn, thực hiện chính sách tiết kiệm nghiêm ngặt và có phương thức hợp lí.
- Do LX có đất đai rộng lớn nên thực hiện phát triển công nghiệp để trang bị máy máy cho nông nghiệp, tạo ra hiệu quả lớn. Tích lũy cho nông nghiệp bằng việc nhà nước can thiệp, khống chế đầu tư tiêu dùng cho nông nghiệp, định giá cả thu mua nông nghiệp ở mức thấp.
- tốc độ CNH diễn ra rất nhanh vì diễn ra 1 cách có kế hoạch do nhà nước đề ra, chỉ đạo thực hiện. Tất cả kế hoạch đều được đề ra từ các cơ quan đầu não trung ương.
* Kết quả: Từ 1 nước đứng thứ 5 TG vươn lên thứ 2 TG, đứng đầu châu Âu về SX công nghiệp, trở thành 1 cường quốc công nghiệp, chiếm 10% tổng sản lượng công nghiệp TG.
* Hạn chế:
- làm mất cân đối nền KT, giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp với nông nghiệp. Thể hiện ở việc công nghiệp nặng phát triển nhanh, tăng 10 lần, công nghiệp nhẹ phát triển chậm, tăng 5 lần so với trước chiến tranh.
- Hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công nghiệp & nông nghiệp chênh lệch tăng nặng nề, công nghiệp khoảng 14%, còn nông nghiệp 2%. Nông nghiệp tăng trưởng chậm làm thị trường trong nước bị hạn chế.
- CNH trong điều kiện của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, làm mất đi cơ chế tự điều chỉnh của nền KT. Đây là mầm mống của 1 căn bệnh nan giải.
* Bài học kinh nghiệm:
- LX tiến hành CNH XHCN tập trung vào phát triển CN nặng ngay từ đầu, điều đó phù hợp với điều kiện lịch sử của LX, tuy phát triển nhanh nhưng cũng phải trả giá đắt. Do vậy các nước tiến lên CNXH với xuất phát điểm thấp không nên theo con đường đó.
- Cơ chế KHH, tập trung quan liêu bao cấp chỉ thích hợp cho thời kỳ đầu và giai đoạn chiến tranh. Nếu kéo dài sẽ làm giảm động lực của sự phát triển.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro