Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lich su van minh tg

      I.            Sự áp dụng của Mỹ trong xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước

Hiến pháp Mỹ gồm một lời nói đầu, bảy điều và 27 điều bổ sung sửa đổi. Nó thiết lập nên một hệ thống liên bang thông qua việc phân chia quyền lực giữa chính phủ quốc gia và chính quyền bang. Nó cũng lập ra một chính phủ quốc gia cân bằng thông qua việc phân chia quyền lực giữa ba ngành độc lập – hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ngành hành pháp, tức là Tổng thống, thực thi luật pháp quốc gia; ngành lập pháp, tức là Nghị viện, đề ra luật quốc gia và ngành tư pháp, tức là Tòa án Tối cao và các tòa án liên bang khác, áp dụng và vận dụng luật khi phán quyết các tranh chấp về pháp lý tại các tòa án liên bang. Ba cơ quan giữ ba quyền này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực để phòng ngừa sự lạm dụng. Trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, nhà nước Mĩ tổ chức theo ba nguyên tắc:

Ø  Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau

Ø  Ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau

Ø  Ba bộ phận có sự độc lập, kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ, tiếm quyền

(1) Nghị viện

Là cơ quan lập pháp, gồm hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Nghị viện có quyền lớn như quyền thông qua các đạo luật, sửa đổi bổ sung các dự án luật,ngân sách của tổng thống quyền tán thành hoặc không tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ điều ước quốc tế do tổng thống kí. Do xuất phát từ nguyên tắc đối trọng nên hai viện có quyền hạn khác nhau. Ví dụ, hạ viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao nhất nhà nước, tổng thống nhưng quyền kết tội thuộc về thượng nghị viện. Mục đích là cân bằng bộ máy lập pháp, nghị viện kông thể lấn áp cơ quan nhà nước khác.

(2) Tổng thống

Hiến pháp 1787 của Mĩ quy định, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp: "quyền hành pháp Hợp Chúng quốc Hoa Kì được trao cho tổng thống". Tổng thống do dân bầu ra nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất quản lí đất nước, có quyền hạn lớn: Bổ nhiệm bộ trưởng, chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn; Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang; Trình dự án luật, dự án ngân sách lên nghị viện; Ban bố, phủ quyết các đạo luật của nghị viện.

(3) Pháp viện tối cao

Gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của thượng viện. Có các quyền hạn: phán quyết các đạo luật có hợp hiến không; giải thích pháp luật và quyền tối cao về xét xử.

Học thuyết phân chia quyền lực là nền tảng của hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Mỹ độc lập và bình đẳng về quyền lực với nhau. Tổng thống có quyền phủ quyết luật đã được Nghị viện thông qua. Cần phải có 2/3 số phiếu ở Nghị viện để bác bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tòa án Tối cao có thể phán quyết một bộ luật nào đó vi hiến. Tất cả các bộ luật đều được tranh cãi gay gắt và thử thách trước khi nó có thể được thông qua. Đây chính là điều bắt buộc phải có: "kiểm tra và cân bằng". Nó giữ cho quốc gia không chuyển hướng quá nhiều, quá nhanh sang "tả" hoặc sang "hữu". Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về Nghị viện, bao gồm thượng viện và hạ viện. Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của 2 viện gần như ngang nhau, cả 2 đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, 1 đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả 2 viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét.

 Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Nghị viện có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng. Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho 1 tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống.

Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Nghị viện nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Nhiệm kỳ 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện các chính sách của tổng thống và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của tổng thống. Đối với việc tổ chức và hoạt động của Nghị viện, tổng thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viên không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, tổng thống là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra có thể thấy tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các và hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước.

Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế “kiềng 3 chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng. Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa TW và địa phương trong 3 lĩnh vực hành lập tư pháp.

Như vậy, bộ máy nhà nước Mỹ đã áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền và có bước hoàn thiện phát triển, mang lại những thành công lớn cho nước Mỹ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro