Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lich su phuong dong

BÀI 1: VĂN HÓA TRUNG CẬN ĐÔNG

(10 tiết)

(AI CẬP CỔ ĐẠI – LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI).

A. TỔNG QUAN AI CẬP CỔ ĐẠI

I.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƯ DÂN

1. Điều kiện tự nhiên

Ở khu vực Đông Bắc châu phi, cách đây hàng nghìn năm đã hình thành nên một quốc gia cổ xưa nhất của vùng Địa Trung Hải là Ai cập. Trong thời kỳ cổ đại khi trình độ Khoa học kỷ thuật thấp kém, phương tiện giao thông lạc hậu thì điều kiện tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các giá trị văn minh.

- Về mặt địa lý: Lảnh thổ Ai Cập nằm ở Đông bắc Châu phi. Đó là một thung lũng dài và hẹp, ở phía đông và phía tây là các dãy núi đá vôi, đá hoa cương, phía Nam giáp với sa mạc Nubi và Êtiôpia, ở phía Bắc là biển Địa Trung Hải. Phần Tây nam là sa mạc Libi.

Ai cập gần như tách biệt với bên ngoài, nền văn hóa phát triển độc lập,hình thành nên một nét đặc trưng riêng. Lảnh thổ Ai cập có con Sông Nin là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Sông Nin chảy qua từ bắc đến nam dài 700km, nó chứa lưu lượng nước lớn và lượng phù sa lớn, do đó nó bồi đắp nên đồng bằng Ai cập rất màu mỡ.

2. Dân cư:

Trên vùng thung lũng sông Nin từ thời đồ đá cũ đã có con người sinh sống, theo tài liệu khoa học hiện đại người Ai cập cổ là những thổ dân châu phi được hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc săn bắn trên lục địa, khi đến thung lũng này họ làm nghề nông và chăn nuôi gia súc về sau có thêm chi nhánh người Hamit từ Tây á di cư tới chinh phục thổ dân châu phi ở đây, qua một quá trình hòa huyết giữa người Hamit và người bản địa đã đồng hóa với nhau thành một bộ tộc mới đó là người Ai cập cổ, là chủ nhân của nền văn minh Ai cập cổ đại, trải qua quá trình phát triển từ đồ đá đến đồ đồng mà cụ thể cuối thế kỷ thứ IV TCN cư dân Ai cập từ giã chế độ nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước hay còn gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên do bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ sớm nên chưa phát triển.

3. Kinh tế:

Do định cư trên lưu vực sông Nin với điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và lúa nước, kinh tế nông nghiệp mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp khép kín, nó ảnh hưởng đến văn hóa của người ai cập cổ, với đặc trưng kinh tế nông nghiệp nên văn minh thời kỳ này mang đặc trưng văn hóa lúa nước, kinh tế tự cung tự cấp hạn chế giao lưu văn hóa cùng với điều kiện tự nhiên cách trở nên mang nên hạn chế sự phát triển của văn minh .

4. Xã hội:

Xã hội Ai cập cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chưa phát triển do đó trong xã hội này bao gồm 3 tầng lớp

- Tầng lớp quí tộc bao gồm: vua, tăng lữ, quan lại.

- Tầng lớp nông dân công xã: đây là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, họ nộp thuế cho công xã và nhà nước.

- Tầng lớp nô lệ: chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu là phục dịch, hầu hạ vua chúa, quí tộc hoặc lao động ở các công trường.

Mâu thuẩn chủ yếu là tầng lớp nông dân với tầng lớp quí tộc

5. Chính trị:

Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nên nó tác động đến việc giữa vua với dân có khoảng cách lớn làm hạn chế sự sáng tạo của cả nhân, nó đòi hỏi tính phục tùng rất cao, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của văn minh

II. SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI

Lịch sử Ai cập cổ đại có thể phân thành 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều

1. Thời kỳ Tảo vương quốc (

khoảng từ năm 3200-3000 TCN): là thời kỳ hình thành nhà nước sơ khai, thống nhất Thượng và Hạ Ai cập thành một quốc gia. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đã sống theo từng công xã nhỏ: cùng với nghề chăn nuôi, săn bắn và đánh cá, ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn rất lạc hậu. Công cụ sản xuất chủ yếu là những chiếc cuốc bằng đá. Đến cuối thời kì này, người Ai Cập mới biết đến đồng và chì, còn vàng, bạc thì đã được họ sử dụng làm đồ trang sức khá sớm.

2. Thời kỳ Cổ vương quốc

(khoảng từ năm 2900 đến năm 2300 TCN): là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ Ai cập. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế văn hóa phát triển, bắt đầu xây dựng các Kim tự tháp.

Thời kỳ Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại là từ vương triều III đến vương triều VI. Vương triều III được mở đầu bằng ông vua có tên gọi là Djeser. Sau khi hoàn tất việc thống nhất Ai Cập, các paraong thuộc vương triều III liên tiếp mở các cuộc tấn công xâm lược sang các vùng Nubi và Xinai nhằm mở rộng lãnh thổ và cướp bóc tài sản. Người mở đầu vương triều IV là Xanpara, không chỉ kế thừa ngai vàng mà còn thừa kế cả chính sách bành trướng xâm lược tiếp các vùng Xinai. Kim tự tháp được xây dựng ở hai vương triều III và IV. Lớn nhất là Kim tự tháo Keop cao tới 146m.

Ông vua sáng lập ra vương triều V là con của một tu sĩ với thần Ra-thần Mặt trời. Như thế là quyền lực vô hạn của các Pharaong đã được thần thánh hóa. Trong chính sách đối ngoại, hầu hết các Pharaong thời kì này đều tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng như Libi, Nubi.

3. Thời kỳ Trung vương quốc

(khoảng từ năm 2200 đến 1570 TCN):

Các Pharaong thuộc hai vương triều VII và VIII, về danh nghĩa vấn là vua, nhưng không còn nắm được quyền lực gì. Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền trung ương, các chúa châu ngày càng củng cố thế lực của mình và thực tế đã trở thành những ông vua nhỏ ở địa phương. Hai vương triều này luôn phải đối phó với các cuộc nổi dậy của dân chúng và sự chống đối của tầng lớp quí tộc cũng như nạn xâm lược từ bên ngoài. Đến vương triều X thì mới thống nhất được đất nước bước vào thời kì Trung Đại. Các Pharaong vương triều X, bắt đầu tiến hành các cuộc viễn chinh sang Nubi

Sau một thời gian suy yếu, Ai cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đến vương triều XII Ai cập trở nên phồn thịnh. Chính quyền trung ương được củng cố, mọi ngành kinh tế đều phát đạt, nhất là việc mở rộng buôn bán với người Palextin, Xyri, Babilon và giao lưu với người Cret.

4. Thời kỳ Tân vương quốc

(khoảng từ năm 1590 đến năm 1100 TCN). Ai cập không ngừng mở rộng lảnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng. Biên giới được thiết lập từ Bắc Xyri cho tới phía Nam của Êtiôpi. Ai cập trở thành một nước giàu mạnh nhất ở vùng Đông Bắc châu phi và khu vực Tiểu á.

5.  Thời kỳ Hậu vương quốc

(khoảng từ năm 1100 đến năm 31 TCN). Ai cập bị các nước khác như Ba tư, Makêđônia, Hy lạp. La Mã …xâm nhập và thống trị.

Đến năm 31 TCN. Ai cập trở thành tỉnh thuộc địa của La Mã. Thời kỳ La Mã thống trị Ai cập kéo dài đến năm 177 sau CN.

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI

1. Trình độ phát triển kinh tế

- Nông nghiệp: Trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc. Công cụ sản xuất phổ biến là cuốc và cày có thân bằng gỗ, lưỡi bằng kim loại, dùng bò để kéo cày. Mở rộng và củng cố các công trình thủy lợi thành một hệ thống tưới nước rộng lớn.

- Thủ công nghiệp: sớm phát triển các nghề làm đồ đá, đồ gốm, dệt, thuộc gia, chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí.

2. Tổ chức nhà nước và sự phân hóa xã hội

- Nhà nước Ai cập cổ đại theo chế độ quân chủ chuyên chế. Vua (pharaong) được thần thánh hóa, đứng đầu nhà nước và tôn giáo, nắm cả vương quyền và thần quyền. Bên dưới có Tổng pháp quan và các chức quan phụ trách công việc cụ thể (thủy lợi, tài chính, tư pháp, quân đội..)

- Xã hội: Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ.

Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, nô lệ. Phục dịch công việc trong các gia đình quý tộc. Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong nền kinh tế. Thợ thủ công còn ít và nghèo.

IV. CÁC THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI

.

1. Chữ viết cổ:

Chữ viết cổ ra đời cuối thiên niên kỷ thứ IV – TCN. Ban đầu là chữ tượng hình gồm các ký hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Nó có khoảng 700 ký tự. Chữ tượng hình nhằm mục đích ghi lại các thuật ngữ, văn bản tôn giáo, nghi lễ…miêu tả cuộc sống thông qua đó.                   

2. Văn học:

Trong ngàn năm phát triển lịch sử, cư dân Ai cập đã sáng tạo ra nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Những tác phẩm thơ ca, truyện kể đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.

Ở giai đoạn đầu văn học còn mang tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả các nghi thức thờ cúng, tang lế. Nhưng đến thời Trung và Tân vương quốc văn học đã phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của người lao động.Ví dụ: tác phẩm “ Truyện kể của Ipuxe”, “Lời khuyên răn của Nepecty”.

Ngoài ra thơ ca trữ tình cũng phát triển mạnh nhằm nói lên tình yêu giữa người với người, tình yêu nam nữ..

3. Tôn giáo:

Người Ai cập tôn thờ rất nhiều vị thần. Mỗi bộ lạc có một vị thần riêng. Các thần phần lớn là những hình tượng con vật gần gũi với người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ như thần Bò cái, thần Chim ưng, thần Diều hâu, thần Ong.

4. Tín ngưỡng:

Người dân Ai cập cho rằng con người gồm 2 phần: thể xác và linh hồn, trong đó linh hồn bất tử do đó người ta cho rằng sau khi chết linh hồn sẻ lìa khỏi xác. Nên việc chon cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn xác. Linh hồn sau khi rời khỏi thể xác nhưng vẫn còn tìm chổ dựa ở nơi xác. Chính vì vậy, khi con người chết đi cần phải giử xác lại, nên người Ai cập có tục ướp xác.Việc xây dựng các lăng mộ và kỷ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên.

5.Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Ai cập cổ đại đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ như Kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài, tạc các tượng pharaon, thần linh, cột đá.   

Với những điều kiện tự nhiên thuật lợi, cư dân Ai cập ngay từ thời tiền sử đã biết khai thác đá, làm gạch để xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc khác.Đền đài, tượng và cột được xây dựng bằng đá, cao, khang trang, cửa bao giờ cũng hướng về sông Nin và bên trong được phân bố thành các khu vực như để tượng thờ chính, khu chứa kinh sách, nơi đặt đồ hiền tế..

Trong số những công trình kiến trúc đó thì nổi bật nhất là Kim tự tháp. Cho đến nay người ta phát hiện được khoảng 70 Kim tự tháp, chủ yếu là ở khu vực phía Bắc Ai cập, gần thủ đô Cairo nằm ở phía Tây sông Nin.

Từ vương triều IV, Kim tự tháp được xây dựng nhiều hơn, có qui mô và kết cấu hoàn chỉnh, kỷ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao. Như tháp ở Guizet, mỗi cạnh khoảng 157m cao 102m. Tháp Kêphren cao 134m, mỗi cạnh khoảng 215m.

Nổi bật nhất là Kim tự tháp Keop, cao 148m, mỗi cạnh 270m, tốn khoảng 23 triệu phiến đá và phải mất 30 năm mới xây dựng xong

6. Các tri thức khoa học:

- Về số học thì ở thời Trung vương quốc, người Ai cập cổ đại đã tìm ra hệ đếm số 10, cách giải phương trình bậc nhất.

- Về hình học, người Ai cập biết tính diện tích tam giác, tứ giác, tính thể tích hình đáy vuông, biết số

= 3,1416…

-Về thiên văn học thì người dân Ai cập đã phát hiện được nhiều vì sao (bắc đẩu, thiên lang..), lập ra lịch, một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng.

-Về y học từ thới cổ vương quốc đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, tìm ra các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác.

Có thể nói những giá trị tri thức Ai cập cổ đại được lưu giữ cho đến nay. Đây là kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của nhân Ai cập mà còn của cả nhân loại, là di sản văn hóa của nhân loại.

B. TỔNG QUAN LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƯ DÂN

1.Điều Kiện Tự Nhiên

            Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn là sông Tigrơ và sông Ơphơrát bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 con sông đó gọi là Mésopotamie (miền đất giữa 2 con sông” hay còn gọi là Lưỡng Hà. Phía bắc và phía đông Lưỡng Hà có dảy núi Ámênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía Tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa.

            Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô, lượng mưa không đáng kể do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất gần nước đủ để tưới tiêu. Cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh, máng để tưới tiêu cho đồng ruộng, Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quí. Bù lại, Lưỡng Hà có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.

2. Cư Dân

            Cư dân cổ xưa nhất của Lưỡng Hà là người Xume. Họ là những người đầu tiên xây dựng nền văn minh tối cổ của lưu vực Lưỡng Hà. Khoảng thiên niên kỉ IV tr.CN, người Xume đã di chuyển từ miền rừng núi Trung Á xuống định cư dần ở miền nam Lưỡng Hà, lấy nông nghiệp tưới tiêu làm hoạt động kinh tế chủ yếu và thiết lập nhiều quốc gia như Ua, Êriđum, Lagas, Kis, Suruphe, Urúc

Vua Hammurabi (1792 – 1750 tr.CN)

            Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội của Hammurabi là quân đội thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được cấp ruộng đất, ai có công đều được ban thưởng hậu hĩnh

            Hammurabi là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà, bộ luật đó lấy tên của ông gọi là “Luật Hammurabi”. Luật Hammurabi có 282 điều khoản về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về ruộng đất…mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, công cụ để duy trì, củng cố bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

IV. VƯƠNG TRIỀU III UA VÀ SỤ PHỤC HƯNG CỦA NGƯỜI XUME

            Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Xume được khôi phục và được phục hưng. Các thành thị Xume có cơ hội phát triển trở lại, nắm quyền khống chế Xume và Accát. Từ năm 2132 tr.CN, Lưỡng Hà nằm dưới sự chi phối của thành thị Ua (Vương triều III)

'           Kinh tế của người Xume nói riêng và của cả khu vực Lưỡng Hà nói chung dưới thời thống trị của Vương triều III Ua đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ. Công tác thủy lợi bị bê trễ trong thời kì người Guti thống trị nay được phục hồi, sửa chữa và đào đắp thêm.

            Thủ công nghiệp cũng đạt đến những thành tựu đáng kể như các nghề: dệt, đồ gốm, sành sứ, sản xuất lông thú, da thú…không những cung cấp đồ tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng xuất sang một số nước.

            Công xã nông thôn vẫn tồn tại như loại hình cơ bản của xã hội Xume. Nhưng sự rạn nứt của công xã đã có từ cuối thời kì Accát vẫn tiếp tục tiến triễn.

            Vương triều III Ua đã phục hưng lại được uy quyền của người Xume ở Lưỡng Hà – đã thúc đẩy nền kinh tế, tổ chức xã hội và thiết chế chính trị ở Lưỡng Hà thêm một bước. Tuy nhiên, sau một trăm năm thống trị thì những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Ua đã dần dần được bộc lộ. Tới thời trị vì của Ibixin (2049 – 2024 tr.CN), những cơ sỡ xã hội của đế quốc Ua hùng mạnh không còn nữa. Ibixin phải đương đầu với những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động cực khổ, đồng thời phải đối phó với những đợt tấn công liên tục của các tộc người ở vùng Êlam và người  Amôrít.

            Cuối cùng, khoảng năm 2024 tr.CN, người Êlam và người  Amôrít đã lật đỗ được Vương triều III Ua. Lưỡng Hà bước vào thời kì mới.

V. LƯỠNG HÀ THỜI VƯƠNG QUỐC BABILON (1894 – 1595 tr.CN)

1. Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Babilon

            Sau khi lật đỗ được Vương triều III Ua, người ở Êlam và người  Amôrít có những định hướng khác nhau, người Êlam cướp bóc, vơ vét rồi rút về nước, còn ngưòi Amôrít từ bỏ đời sống du mục định cư lại Lưỡng Hà và xây dựng nhiều thành thị của họ.

            Người có công xây dựng vương triều Babilon thành quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà là vua Hammurabi (1792 – 1750 tr.CN). Bằng vũ lực và ngoại giao kết hợp với những biện pháp khôn khéo, kiên quyết, Hammurabi đã lần lượt chinh phục được các vùng đất của quốc gia khác của người Amôrit

            Thời kì tồn tại của vương quốc Babilon (1894 – 1595 tr.CN) là thời kì huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Thủ đô Babilon trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Phương Đông trong nhiều thế kỉ tiếp theo

2. Trạng thái kinh tế và xã hội của vương triều Babilon

            Bộ luật Hammurabi cho ta biết công cụ sản xuất của người Babilon ở giai đoạn phát triển đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Trên cơ sỡ đồng thau, kĩ thuật sản xuất và canh tác của cư dân Lưỡng Hà đã có những tiến bộ đáng kể.

            Nhờ hệ thống thủy lợi được mở mang, chăm sóc, hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ nền kinh tế Lưỡng Hà.

            Quyền sỡ hữu ruộng đất tối cao về danh nghĩa vẫn thuộc về nhà vua. Nhưng trên thực tế, ruộng đất được phân chia thành 3 loại:

            + Ruộng đất của nhà vua, quan lại, quý tộc và tăng lữ.

            + Ruộng đất do công xã nông thôn quản lí

            + Ruộng đất tư hữu

Chế độ tư hữu ruộng đất vẫn tồn tại và có cơ phát triễn mạnh

Các ngành thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu. Có 2 loại thợ thủ công là: thợ thủ công tự do sống và làm việc tại các xưởng của nhà nước hoặc của tư nhân ở thành thị và thợ thủ công hành nghề ngay trong các công xã nông thôn

Xã hội Babilon thời Hammurabi được xây dựng trên cơ sở những gia đình phụ quyền, trong đó quyền lực của người đàn ông làm chủ gia đình là rất lớn. Số lượng nô lệ ở Babilon cũng phát triển nhiều hơn các thời kì khác.

Luật pháp cũng hết sức bênh vực bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, nhưng rất chặt chẻ hạn chế tệ nạn xã hội.

3. Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babilon

            Nhà nước cổ Babilon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung vào tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi chúa tể của các chúa tể cả Babilon

Vua Hammurabi (1792 – 1750 tr.CN)

            Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội của Hammurabi là quân đội thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được cấp ruộng đất, ai có công đều được ban thưởng hậu hĩnh

            Hammurabi là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà, bộ luật đó lấy tên của ông gọi là “Luật Hammurabi”. Luật Hammurabi có 282 điều khoản về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về ruộng đất…mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, công cụ để duy trì, củng cố bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Luật Hammurabi

II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CỦA LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1. Chữ viết

            Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV tr.CN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà

Người Xume đã phát minh ra chữ viết Lưỡng Hà sớm nhất. Đầu tiên người Xume dùng những hình vẽ, về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn, ấn trên phiến đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp thành từ.

Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là những chữ tượng hình gần giống với chữ tượng hình của người Ai Cập, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn, nên thường được gọi là những chữ hình góc hay hình đinh. Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã sử dụng loại chữ viết này, vì vậy có thể coi chữ viết của do người Xume phát minh ra là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết cỗ khác của như của người Accát, Babilon, Hatti, Atxiri, Ba Tư.

2. Văn học

            Văn học của người Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Xume sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca

            Văn học truyền miệng, dân ca có bài ca người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh mì. Thể loại ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để khuyên răn giáo dục con người cũng khá phổ biến, ví như truyện ngụ ngôn “Cuộc tranh cãi giữa ngựa với bò”.

            Truyện về nạn hồng thủy và cuộc đấu tranh của thần Ninuta với loài quỷ dữ để giữ nước đã phản ánh thực tế điều kiện tự nhiên vừa thuận lợi vừa dữ tợn của hai dòng sông Tigrơ và sông Ơphơrát, cũng như cuộc đấu tranh gian khổ của người dân Lưỡng Hà trong cuộc chế ngự thiên nhiên để tồn tại và phát triễn nền kinh tế nông nghiệp của mình. Văn học Lưỡng Hà chịu ảnh hưởng khá đậm nét của hệ thống tư tưởng, tôn giáo. Những bài thánh ca, ngợi khen sức mạnh và uy quyền tuyệt đối của thần linh đặc biệt là thần Macđúc – vị thần chủ của người Lưỡng Hà – khá phổ biến

            Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của thời kì Lưỡng Hà cổ đại là Bộ sử thi anh hùng ca

Gilgamesh, mặc dù vẫn bị bao phủ bởi lớp màng tôn giáo, nhưng anh hùng ca Gilgamesh đã ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất yếu của cái thiện trước cái ác.

3. Tôn giáo

            Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Người Urúc thờ thần Anu, người Eriđu thờ thần Eaua. Ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như Thần nước Ea và con trai của thần. Thần Tammu được coi như vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng. Thần Nêgan – Thần địa ngục – được thể hiện như một sinh vật kì dị, có sức mạnh ghê ghớm: mặt người, sừng bò, mình sư tử, có cánh. Nữ thần Iara được coi là thần mẹ, thần bảo hộ nông nghiệp và sinh sản. Thần mặt trời Samát là thần bảo trợ luật pháp, tòa án.

4. Khoa học tự nhiên

            Toán học của người Lưỡng Hà phát triễn khá sớm. Người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau. Từ hệ thống đếm lấy số 5 làm cơ sở, đến hệ thống số đếm lấy 60 làm đơn vị. Ngoài ra, người Lưỡng Hà cũng còn sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị).

            Người Lưỡng Hà cũng đã biết dùng số

= 3,00 để tính diện tích và chu vi hình tròn. Họ cũng phát minh ra định lí: trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. khác nhau…

            Về thiên văn học, người Lưỡng Hà đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm, do vậy các nhà thiên văn học có điều kiện và có những thu góp đáng kể. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo, chia các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hoàng đạo

5. Kiến trúc, điêu khắc

Mặc dù thiếu vật liệu đá, nên gỗ và gạch là vật liệu được xây dựng chủ yếu ở Lưỡng Hà, nhưng cư dân Lưỡng Hà đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.

            Nhiều đền miếu có trang trí, chạm khắc sặc sỡ đã được xây dựng. Cung điện của người Lưỡng Hà đồ sộ và cầu kì.

* Kiến trúc Babilon

            Nổi bật nhất trong kiến trúc của người Lưỡng Hà là thành Babilon và khu vườn treo Babilon được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Nabusôđônôxo – quốc vương Tân Babilon sau này được coi là 1 trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Tương truyền khu vườn treo Babilon – khu vườn thượng uyển độc đáo được vua Nabusôđônôxo xây dựng để chiều ý của vương hậu mà ông sủng ái là một công chúa xứ Mêđi – xứ của rừng núi, cây, cảnh. Toàn bộ vườn treo Babilon là một ngọn núi nhân tạo cao 25m được chia thành 4 tầng, nối mỗi tầng là những cầu thang to rộng. Mỗi tầng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống – kiến trúc vòm cuốn bằng gạch trên những cột cao, có trang trí. Người ta dùng những tảng đá to phẳng xây khít để tạo nên mặt bằng của thành. Kế đó, người ta trải một lớp cói mỏng, nhựa đường, tiếp đó xây một lớp với 2 hàng gạch được ghép lại với nhau chặt chẽ bằng bột thạch anh, trên lớp gạch ấy là những tấm kim loại và trên cùng, người ta đổ đất để trồng trồng cây. Một guồng nước ở sông Ơphơrát được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng, và hàng trăm nô lệ, hàng ngày vác gầu ra múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. vườn treo bốn mùa cây cối tốt xanh tươi. Đứng trên “vườn hoa không trung” ấy có thể bao quát toàn cảnh thành Babilon lộng lẫy

* Nghệ thuật trang trí của người Lưỡng Hà

Đến 3000 năm trước Công nguyên trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Gạch ốp lát lưu ly là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại. Gạch có màu men óng ánh khác nhau, có độ bền vững tốt. Nền của những diện tích lớn trang trí bằng gạch lưu ly có màu lam đậm, phù điêu màu trắng hoặc màu vàng kim nhũ, toàn bộ tạo thành những "tấm thảm" rất ấn tượng. Lịch sử phát triển loại gạch lưu ly gắn bó với việc xây dựng lớn của Babilon thời đại Tân Babilon thế kỷ 6 TCN.

BÀI 2: TRUNG QUỐC

(12 tiết)

A

. TỔNG QUAN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƯ DÂN

1.Điều Kiện Tự Nhiên:

Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của Phương Đông cổ đại. Cũng như ba trung tâm khác, ở đây có hai dòng sông lớn chảy qua là con sông Hoàng Hà (dài 4000km) ở phía bắc và Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử dài 5000km) ở phía nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ.Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.

2. Cư Dân:

Dân số của Trung Quốc là 1,3 tỷ người nhưng theo tính toán của cục tình báo trung ương Mỹ tính theo lương thực, thực phẩm mà người dân Trung Quốc tiêu thụ thì dân số Trung Quốc là 1,4 tỷ người. Thu nhập (GDP) Trung Quốc tính đến năm 2008 là 4.300 tỷ USD/năm

            Thu nhập đầu người của người dân Trung Quốc (GDP) tính đến năm 2008 là 3.300 ngàn USD/năm

Trung Quốc có 5 khu tự trị là:

-

Khu tự trị Mông cổ (Nội mông)

-

Khu tự trị Hồi Ninh Hạ

-

Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Uramai)

-

Khu tự trị Tây Tạng

-

Khu tự trị Quảng Tây

Khu tự trị cuối cùng về với Trung Quốc là khu tự trị Ninh Hạ và Tân Cương dưới thời Càn Long (1711-1799 tr.CN)

Trung Quốc có 4 thành phố trực thuộc Trung Ương bao gồm:

Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh 1.100 km­2

-

Thành phố Bắc Kinh

-

Thành phố Thiên Tân

-

Thành phố Thượng Hải

-

Thành phố Trùng Khánh

II. NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ

1. Cổ Đại:

1. Thời kỳ truyền thuyết liên quan đến Tam hoàng (tức là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông là 3 vị thần đầu tiên)

Sau Tam hoàng là Ngũ Đế (Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn)

2. Thời kỳ Nhà Hạ: từ Thế kỷ 21 đến thế kỷ 17 tr.CN

3. Thời kỳ Nhà Thương: từ Thế kỷ 17 đến năm 1066 tr.CN (thế kỷ 3 đổi tên là Ân)

4. Thời kỳ Nhà Chu: từ năm 1066 đến năm 256 tr.CN. Chia thành 2 giai đoạn

- Nhà Tây Chu từ năm 1066 đến 770 tr.CN

- Nhà Đông Chu từ năm 770 đến 256 tr.CN. Trong thời Đông chu nó chia tiếp 2 thời kỳ là:

* Xuân Thu: từ năm 770 đến 403 tr.CN

* Chiến Quốc: từ năm 403 đến 221 tr.CN

2. Trung Đại:

1. Nhà Tần: từ năm 221 đến năm 206 tr.CN

Nhà Tây Hán: từ năm 206 tr.CN đến 08 CN(CN: Được tình từ lúc chúa sinh hay còn gọi là Đấng toàn năng ra đời)

2. Nhà Tân: từ  năm 8 đến  25 CN

3. Nhà Đông Hán: từ năm 23 đến 220 CN

4. Thời kỳ Tam Quốc: từ năm 220 đến 290 CN: đất nước bị chia cắt

5. Nhà Tấn từ năm 265 đến 420 CN

6. Thời kỳ Nam Bắc Triều: từ năm 420 đến năm 589 CN: đất nước bị chia cắt

7. Nhà Tùy từ năm 581 đến 618 CN

8. Nhà Đường từ năm 618 đến 907 CN

9. Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc: từ năm 907 đến 960 CN: đất nước bị chia cắt

10. Nhà Tống từ năm 960 đến 1279 CN

11. Nhà Nguyên từ năm 1271 đến 1368 CN

12. Nhà Minh từ năm 1368 đến 1644 CN

13. Nhà Thanh từ năm 1644 đến 12.02.1912

B. LỊCH SỬ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

I. Truyền Thuyết và Chữ viết thời cổ:

1.Truyền Thuyết:

            Người đầu tiên mở đầu cho nền văn minh Trung Hoa là Hữu Sào đã dạy cách bẻ cành cây làm Tổ (1). Toại Nhân dạy cách dùng Lửa (2). Phục Hy dạy cách chế thuốc (3) từ các loại thảo mộc, cây cỏ..và bói toán. Nữ Oa dạy cách làm Thủy lợi (4). Còn Thần Nông dạy cách trồng trọt và chăn nuôi (5).

Đây là trật tự của xã hội loài người. Về tính khoa học thì truyền thuyết Trung Quốc là số 1 về cách nhìn chặt chẽ.

- Biểu hiện qua tư duy rất chặt chẽ “Bẻ cây làm tổ”

- Bên cạnh tư duy cuộc sống thì ngay từ xa xưa người Trung Hoa đã có tư duy khoa học.

- Không hề thấy bóng dáng tình cảm nào trong truyền thuyết mà nó chỉ mang tính logic chặt chẽ.

- Đặc điểm của văn minh Trung Hoa là thực dụng và đề cao trí tuệ (Binh Pháp Tôn Tử, Kinh dịch….ví dụ trong các tội thì tội bất trung là nặng nhất

VĂN HÓA THỜI CỔ ĐẠI

1. Văn học:

Thể loại văn học phát triển sớm nhất ở Trung Quốc là thơ ca, bao gồm ca dao và những bài thơ do giai cấp thống trị sáng tác. Những bài thơ hay đã được tập hợp gọi là Thi. Trên cơ sở đó Khổng Tử đã chỉnh lí một lần nữa. Về sau, tác phẩm ấy trở thành một trong những cuốn sách kinh điển của nhà Nho gọi là Kinh thi.

            Kinh thi có tất cả 305 bài thơ, chia làm 3 phần gọi là Phong, Nhã, Tụng.

Phong là dân ca các nước nên gọi là Quốc Phong. Nhã chia làm 2 phần gọi là Tiểu nhã và Đại nhã. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng và Thượng Tụng là những bài thơ do quan phụ trách việc tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường.

            Trong các phần đó, Quốc Phong là phần có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng và đầy hình tượng, những bài ca này đã lên án sự áp bức bốc lột của giai cấp thống trị và nói lên sự cực khổ của nhân dân.

            Đến thời Chiến Quốc, thơ ca càng phát triển, trong đó quan trọng nhất là Sở Từ, một thể thơ sáng tác dựa theo dân ca của nước Sở mà tác giả tiêu biểu là Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là một người sống vào thời kỳ nước Sở suy yếu, bên trong thì vua quan thối nát mê muội, bên ngoài thì nước Tần lăm le thôn tính. Xuất phát từ việc muốn làm cho nước Sở giàu mạnh, ông đã có nhiều chủ trương đúng đắn nhưng chẵng những không được vua Sở nghe theo, trái lại bị đày xuống phía nam Trường Giang. Đến khi nước Sở bị nước Tần đánh bại, kinh đô thất thủ, vì quá đau buồn, ông đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử.

2. Tư Tưởng:

- Bát quái, Ngũ hành, Âm dương

Để giải thích nguồn gốc của thế giới, từ xa xưa người Trung Quốc đã nêu ra các thuyết Bát quái, Ngũ hành, Âm dương

Ngay từ khi tộc Chu mới bắt đầu phát triển, người Chu quan niệm rằng thế giới chẳng qua  do 8 loại vật chất là trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét, gió tạo thành và họ đặt ra 8 quẻ để biểu thị 8 loại đó. Tám quẻ ấy là càn (trời), khôn (đất), cấn (núi), đoài (hồ), ly (lửa), khảm (nước), chấn (sét), tốn (gió). Mỗi quẻ được biểu thị bằng ba gạch ngắn hoặc đứt, hoặc vừa liền vừa đứt và được sắp xếp theo một cách riêng. Họ cho rằng vạn vật trong trời đất đều do sự biến động, sự kết hợp hoặc mâu thuẫn với nhau của 8 loại đó mà sinh ra. Đó là thuyết Bát quái.

Đến thời Chu Tuyên Vương (827 – 782 tr.CN), một viên quan chép sử tên là Sử Bá lại cho răng vạn vật do 5 yếu tố : Mộc – hỏa – thổ - kim – thủy tạo nên. Đó là thuyết Ngũ hành

Đến thời U Vương (781 – 771 tr.CN), quan chép sử Bá Dương Phụ lại phát minh ra thuyết Âm dương để giải thích sự biến động của vật chất. Ông cho rằng trong vũ trụ có hai lực lượng là âm và dương vừa mâu thuẫn với nhau vừa tác động đến nhau. Mọi tai biến sở dĩ xảy ra là do phối hợp không điều hòa giữa 2 yếu tố trên.

            * Những nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu:

* Lão Tử

Lão Tử là một nhân vật mà hiện nay tên tuổi của ông chưa xác định được. Có ý kiến cho rằng Lão Tử tên là Đam nhiều tuổi hơn Khổng Tử một ít, người nước Sở, đã từng làm quan chức kho sách cho nhà Chu. Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong quyển Đạo đức kinh, nhưng quyển Đạo đức kinh truyến đến nay là do  Hoàn Uyên sống vào thời Chiến Quốc soạn lại, do đó mang dấu ấn của thời kỳ này

Về mặt triết học, Lảo Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là “một vật mung lung sinh ra trước trời đất lặng lẽ, trống không, độc lập không đổi, chuyển động không ngừng, là mẹ của thiên hạ”. Lão Tử gọi nó là đạo hoặc miễn cưỡng gọi là đại. Như vậy trời đất quỷ thần cũng do đạo sinh ra, do đó “không cần bói toán cũng biết được dữ lành”.

Đồng thời Lão Tử đã nhận thức được các mặt đối lập trong thế giới khách quan như phúc và họa, cứng và mềm, yếu và mạnh, nhiều và ít, trên và dưới, trước và sau, thực và hư, vinh và nhục, khôn và dại…và cho rằng “có và không cùng sinh, khó và dễ cũng thành, dài và ngắn cùng so sánh, cao và thấp cùng làm rõ hướng nhau”. Hơn nữa ông thấy những mặt đối lập ấy chuyển hóa lẫn nhau, ví như trong cái họa có cái phúc, trong phúc chứa sẵn họa. Như vậy trong quan điểm triết học của Lão Tử vừa có yếu tố duy vậ thô sơ vừa có yếu tố biện chứng thô sơ nhưng cả hai yếu tố ấy còn rất nhiều hạn chế.

Về quan điểm chính trị, Lão Tử chủ trương “vô vi bất trị” (không làm không cai trị) tức là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân. Ông phê phán sự bốc lột thậm tệ của giai cấp thống trị

Mặt khác, Lão Tử chủ trương thực hiện xã hội “nước nhỏ dân ít”, do đó “tuy có thuyền xe mà không cần dùng đến, tuy có vũ khí nhưng không cần bày ra” , không cần chữ viết, chỉ cần buộc dây làm dấu là được rồi và như vậy “dân” ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, sống yên ổn và vui với phong tục của mình.

Nhưng Lão Tử lại chủ trương thi hành chính sách ngu dân, vì dân có nhiều trí khôn thì khó cai trị. Bởi vậy, đối với nhân dân, giai cấp thống trị tốt nhất “làm cho tâm hồn họ trống rỗng, nhưng bụng thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh.

Tóm lại, nếu như về mặt triết học, tư tưởng của Lão Tử có yếu tố tích cực nào đó về mặt chính trị ông muốn quay ngược bánh xe lịch sử mà thực chất là muốn trốn tránh thực tại.

* Khổng Tử (551 – 479 tr.CN)

Khổng Tử tên thật là Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ, xuất thân từ tầng lớp sĩ, nhưng cha mẹ mất sớm nên “hồi trẻ cũng nghèo hèn”. Ông là một người có học vấn uyên bác, đã từng làm đến chức Tư Khấu (tương đương vói Bộ trưởng Bộ Tư pháp) của nước Lỗ trong vòng 3 tháng. Sau đó ông từ chức đi đến các nước Tề, Vệ, Tống, Trần, Thái, Sở để truyền bá tư tưởng của mình, nhưng ở đâu chủ trương của ông cũng không được chấp nhận. Cuối cùng, ông quay trở về nước Lỗ mở trường dạy học và chỉnh lí sách cổ.

Khổng Tử không quan tâm đến việc giải thích thế giới, không chú ý nhiều đến trời đất quỷ thần. Ông cho rằng trời chẳng qua chỉ là giới tự nhiên, trong đó bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh ra. Đối với quỷ thần, Khổng Tử cho rằng “chưa thể thờ người thì làm sao thờ được ma”, “sống cũng chưa biết được thì làm sao biết được chết. Như vậy, vấn đề này, Khổng Tử chỉ đưa ra những ý kiến lấp lửng, không rõ ràng dứt khoát

            Vấn đề mà Khổng Tử dốc hết tâm sức vào là làm cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ được ổn định và biện pháp của ông là khôi phục bằng đường lối đức trị và lễ trị như thời Tây chu.

            Nhân và lễ là hai vấn đề có tính chất cốt lõi trong tư tưởng của Khổng Tử. Hai vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó nhân là nội dung, là cơ sở của lễ, còn lễ là biểu hiện tiêu chuẩn của nhân.

            Tuy không thành công về đường lối hoạt động chính trị, nhưng về mặt văn hóa giáo dục, Khổng Tử có rất nhiều cống hiến nên ông được coi là nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc. Trong quá trình dạy học, Khổng Tử chú trọng cả ba mặt đạo đức, kiến thức và thực tiễn, trong đó đạo đức có tầm quan trọng hàng đầu

            Tương truyền rằng học trò của Khổng Tử đông đến 3000 người bao gồm đủ mọi tầng lớp, trong đó có một số người rất nổi tiếng như Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Cống, Tử Lộ, Tử Du, Tử Hạ, Trọng Cung, Nhiễm Bá Ngưu..vv. Họ hợp thành một trường phái học thuật gọi là Nho gia tức là phái các nhà tri thức.

C. LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI TRUNG QUỐC

I. Triều Tần (221 – 206 tr.CN)

1. Sự thống trị của triều Tần:

            Thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc có 7 nước lớn là Yên, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Tần, trong đó từ giữa thế kỷ IV tr.CN vế sau, Tần trở thành nước hùng mạnh nhất. Trong cuộc tổng tấn công cuối cùng diễn ra từ năm 230 đến năm 221 tr.CN, Tần lần lượt tiêu diệt các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc. Trên cơ sở đó triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc – Triều Tần – được thành lập

Trước khi thống nhất đất nước, vua nước Tần tên là Doanh Chính chỉ gọi là Tần Vương.

Tần Thủy Hoàng - Doanh Chính

Sau khi trở thành vua của cả nước, Doanh Chính xưng làm Hoàng đế, lấy hiệu là Thủy Hoàng đế nghĩa là hoàng đế đầu tiên mà lịch sử quên gọi là Tần Thủy Hoàng. Ở trung ương, dưới hoàng đế có 3 chức quan đầu triều là Thừa Tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu. Thừa Tướng giúp hoàng đế giải quyết các việc chính trị, Thái úy phụ trách về quân sự. Ngự sử đại phu phụ trách văn thư và giám sát các quan. Dưới 3 người này là 9 viên quan phụ trách các việc khác nhau về thuế khóa, hình pháp…

Ở địa phương, Tần Thủy Hoàng không thi hành chế độ phân phong mà chia cả nước thành 36 quận. Dưới quận là huyện rồi đến các cấp hương, đình, lí. Các quan đứng đầu quận, huyện gọi là Úy, Lệnh đều do trung ương bổ nhiệm. Để củng cố nền thống nhất, ngoài tổ chức hành chính Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh đem chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và luật pháp của nước Tần áp dụng trong cả nước.

Pháp luật nhà Tần lại vô cùng khắc nghiệt. Những loại người như đàn ông gửi rể, bản thân mình là lái buôn hoặc trước kia đã từng đi buôn hoặc có bố mẹ ông bà đi buôn đều bị coi là kẻ phạm tội do đó đều bị lưu đày hoặc bị bắt đi trấn thủ biên cương. Nếu ai được huy động làm một nhiệm vụ gì đó mà đến nơi không đúng kì hạn thì bị chém.

Ngoài những người bị pháp luật khép vào tội xử tử, Tần Thủy Hoàng còn thích “chém người để ra uy”.Chẳng hạn như nhân việc có hai nhà Nho là Hầu Sinh và Lư Sinh được giao nhiệm vụ tìm thuốc tiên cho Tần Thủy Hoàng, nhưng họ đã lên án sự chuyên quyền độc ác của Tần Thủy Hoàng và bỏ trốn. Tần Thủy Hoàng bèn sai tra xét tất cả các nhà Nho. Kết quả có hơn 460 người bị phát giác là phạm điều cấm nên bị chôn sống ở Hàm Dương, rồi báo cho thiên hạ biết để răn đe.

Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh bắt nhân dân phải nộp các loại sách Thi, Thư và các tác phẩm của các học giả thời Chiến Quốc (chỉ trừ sách sử của nước Tần, sách thuốc, sách bói và sách trồng cây) cho quan địa phương để đốt đi, đồng thời cấm dẫn sách cổ để bàn luận với nhau. Tần Thủy Hoàng còn cấm mở trường tư để dạy học, ai muốn học thì chỉ được nhờ quan lại dạy cho pháp luật mà thôi.

Tần Thủy Hoàng còn bắt nhân dân xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Vạn lí trường thành, lăng Li Sơn, cung A Phòng và hơn 700 hành cung ở rải rác khắp cả nước.

Vạn lí trường thành dài hơn vạn dặm được xây dựng trên cơ sở nối liền và đắp lại ba đoạn thành cũ của nước Tần, Triệu, Yên.

Lăng Li Sơn là khu lăng mộ rất lớn mà Tần Thủy Hoàng chuẩn bị cho mình ngay khi mới lên ngôi. Chu vi lăng dài 1400m, hầm mộ được xây dựng rất cầu kì, “ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lí”, có máy bắn tên khi có ai đào đến gần thì bị bắn ra”.

       A Phòng là một khu cung điện mới rất rộng lớn, trong đó, điện ở đằng trước có chiều dài 2500 thước và chiều rộng là 500 thước. Để xây dựng cung A Phòng và lăng Li Sơn, Tần Thủy Hoàng đã huy động 700.000 người đến làm việc. Ấy thế mà khi Tần Thủy Hoàng, cung A Phòng vẫn chưa hoàn thành.

D. VĂN HÓA

I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

1. Sự phát triển của Nho học:

            Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử sống và thời Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc thì người đại biểu trung thành nhất là Mạnh Tử.

            Đến thời Hán Vũ Đế (140 – 87 tr.CN) muốn tìm một hệ tư tưởng để tăng cường cho chế độ tập quyền của mình thì ông đã chọn Nho học làm nền tảng tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến. Năm 136 tr.CN, Hán Vũ đế chính thức bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học, từ đó Nho học trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.

            Người có công lớn nhất lúc này vào việc phát triển Nho học là Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr.CN)

- Về mặt Triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người) : ông cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không thay đổi nên sự xếp đặt ấy không thay đổi. Từ đó suy ra dòng họ nào làm vua, người nào làm vua đều do ý trời nên phải tuyệt đối phục tùng. Để cho thêm thần bí, Đổng Trọng Thư còn dùng thuyết “Âm dương ngũ hành” để giải thích sự tạo lập của trời ví dụ như: 366 đốt nhỏ của cơ thể của con người tương ứng với số ngày trong năm

            - Về mặt đạo đức, Đổng Trọng Thư phát triển các quan niệm về vua tôi, cha con và nhân, nghĩa, lễ, trí của Khổng Mạnh thành hệ thống hoàn chỉnh gọi là “tam cương, ngũ thường”

            Tam cương là ba cặp quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, trong đó vua là cương (chổ dựa) của bề tôi, cha là cương của con, chồng là cương của vợ, vợ phải phục chồng. Đổng Trọng Thư còn cho rằng trời thiên về dương chứ không thiên về âm, nên dương được coi trọng hơn âm “vua là dương, bề tôi là âm, cha là dương con là âm, chồng là dương vợ là âm”, do đó bề tôi phải phục vụ vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng.

            Còn Ngũ Thường là Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

- Về quan điểm chính trị, Đổng Trọng Thư không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hóa những chủ trương của Mạnh Tử : một là dùng thần học để giải thích sự thống nhất, hai là không chỉ thống nhất về lãnh thổ chính trị mà còn phải thống nhất về tư tưởng

            - Về đường lối nhân chính, Đổng Trọng Thư đã nêu ra : “hạn chế ruộng đất của dân để cấp cho người không đủ, ngăn chặn đường chiếm đoạt, muối và sắt đều giao về cho dân, bỏ nô tì, trừ khử tệ dùng uy quyền để giết người, giảm nhẹ thuế khóa, bỏ bớt lao dịch để nới sức dân”.

            Như vậy, Đổng Trọng Thư đã nâng học thuyết của Khổng Tử thành một hệ thống lí luận tương đối hoàn chỉnh nhưng cũng làm cho học thuyết này nhuốm màu sắc thần học

II. VĂN HỌC

            Trong kho tàng văn học Trung Quốc giai đoạn lịch sử này tiêu biểu nhất là Phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết đời Minh, Thanh.

            Phú là một thể loại văn học đặc biệt của Trung Quốc, trong đó lời văn được gọt giũa rất công phu. Những sáng tác nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Mai Thừa..vv

            Thơ Đường là đỉnh cao của nền thi ca Trung Quốc mà các thời đại trước và sau không thể nào sánh kịp. Thơ Đường có một số lượng lớn phản ánh tương đối toàn diện đất nước và bộ mặt xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Trong 2000 bài thơ còn lưu tên tuổi đến nay thì Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất và tiêu biểu nhất

            + Lý Bạch (701- 762) là một người tính tình phong khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi. Do vậy, dù học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì cả. Thơ của Lý Bạch phần lớn tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng có nhiều bài phản ánh đời sống của nhân dân. Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Lý Bạch là lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn

Đổ Phủ (712 – 770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Bản thân ông mặc dầu học rất rộng nhưng thi không đỗ, đến năm 40 tuổi mới làm chức quan nhỏ trong 7 năm. Tuy vậy cuộc đời ông sống trong nghèo nàn. Cuộc đời lận đận đã giúp ông hiểu thấu được cuộc sống khổ cực của nhân dân, do đó phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bốc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ví dụ, trong bài thơ “Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên” ông đã mô tả cảnh trái ngược giữa cuộc sông xa hoa ở cung đình và tình cảnh của nhân dân

Những bài thơ có giá tri tư tưởng và nghệ thuật cao như vậy của Đỗ Phủ rất nhiều, vì vậy ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời đường

            + Bạch Cư Dị (772 – 846) xuất thân từ gia đình quan lại, đậu tiến sĩ, đã làm nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu. Bạch Cư Dị cũng đi theo con đường sáng tác của Đổ Phủ, đã làm nhiều bài thơ nói lên sự thống khổ của nhân và lên án giai cấp thống trị. Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiều bài đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Những bài thơ lên án giai cấp thống trị có bài thì lời lẻ lúc chua cay, khi thì quyết liệt. Ví dụ lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài “Ông già Đỗ Lăng” ông viết:

            Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, thơ Đường còn đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật cho nền thi ca Trung Quốc thời kỳ sau.

            Từ, vốn ra đời cuôi đời Đường, do thơ Đường biến thể mà thành. Từ là lời thơ của các điệu nhạc có sẵn, vì vậy số câu, số chữ, âm điệu của từ là tùy thuộc vào các điệu nhạc, do đó câu của từ thường dài ngắn không đều nhau chứ không bị ràng buộc bởi những qui tắc chặt chẽ như thơ Đường.

            Kịch, là hình thức văn học nghệ thuật tiêu biểu của đời Nguyên. Từ thời Tống, Kim, loại kịch đơn giản phối hợp giữa hát, múa, đàn đã xuất hiện. Trên cơ sở kế thừa và tổng hợp các hình thức nghệ thuật như từ, hí kịch và những câu chuyện kể trong nhân dân, các nhà biên kịch đời Nguyên đã dựng nên những vở kịch hoàn chỉnh. Nhà soạn kịch ưu tú nhất đời Nguyên là Quán Hán Khanh với 60 kịch bản, nay còn truyền lại 18 tác phẩm

            Tiểu Thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triễn dưới thời Minh – Thanh. Dựa vào những câu chuyện kể của người chuyên kể chuyện lịch sử, các nhà văn đã viết thành các “tiểu thuyết chương hồi”. Những tác phẩm nổi tiếng vào giai đoạn này là Truyện Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần..vv

            Truyện Thủy Hử kể lại cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Vì vậy, vào thời Minh – Thanh, tác phẩm này bị xếp vào loại sách cấm, nhưng các sự tích về các anh hùng Lương Sơn Bạc thì vẫn được lưu truyền trong nhân dân và đã có tác dụng cỗ vũ rất lớn đối với sự đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bốc lột của giai cấp phong kiến.

            Tam quốc diễn nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu truyền trong dân gian, nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa 3 nước Ngụy, Thục , Ngô.

            Tây Du ký viết về truyện Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang ẤN Độ lấy kinh phật, trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng cũng đã đạt được mục đich. Trong tác phẩm này, tác giả đặc biệt miêu tả nhân vật Tôn Ngộ Không thành một nhân vật hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồng thời qua Tôn Ngộ Không tính chất chống phong kiến của tác phẩm thể hiện rõ rệt.

Hồng Lâu mộng viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và chuyện yêu đương giữa đôi thiếu niên, qua đó để vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Bằng cách xây dựng hai nhân vật chính của tác phẩm là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính cách chống chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo dức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời dành cho tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và có tình cảm chân thành, tác giả đã đánh khá mạnh vào hệ ý thức giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng Lưu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.

III. SỬ HỌC

            Thời Minh – Thanh có nhiều tác phẩm như: Minh thực lục, Minh sử, Đại Minh nhất thống chí, Thanh Thực lực, Đại Thanh nhất thống chí..vv. Bên cạnh những bộ sử ấy, thành tựu biên soạn lớn nhất thời Minh – Thanh là đã hoàn thành được mấy bộ sách hết sức đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim đồ thư tập thành và Tứ khố toàn thư.

Bộ Vĩnh Lạc đại điển do Minh thành tổ tổ chức biên soạn bao gồm về: chính trị, văn học, nghệ thuật, tôn giáo..vv là một công trình tập thể gồm 2000 người làm việc trong 5 năm, gồm 11.095 tập hiện nay còn hơn 300 tập

Bộ Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Khang Hy (1662 – 1722) gồm các nội dung: chính trị, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, khoa học..vv được chia thành 10.000 chương.

Bộ Tứ khố toàn thư biên soạn dưới Càn Long (1736 – 1795), gồm có bốn phần là Kinh (các sách kinh điển nhà Nho); Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến Quốc) và Tập (văn, thơ, từ, khúc). Bộ sách này được chia thành 36.000 tập và được sao chép thành 4 bộ hiện nay còn được 1 bộ.

IV. KHOA HỌC KĨ THUẬT

            Về Toán học, từ đời Hán đã biên soạn được quyển Cửu Chương toán thuật, trong đó nêu ra các phương pháp tính diện tích ruộng đất theo các hình khác nhau, tính khối lượng đất đắp thành đào hào, tính giá tiền, lương thực, gia súc,..vv

            Thành tích nổi bật nhất về toán học thời Nam Bắc triều là Tổ Xung Chi (429 – 500) đã tìm ra được số

chính xác có 7 số lẻ nằm giữa 2 số 3.1415926 và 3.1415927. Phát minh này của Tổ Xung Chi sớm hơn các nhà toán học khác hơn 1000 năm.

Về Thiên Văn học, đến thời Tần Hán, Trung Quốc đã phát minh ra nông lịch tức là chia một năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó để biết thời vụ sản xuất. Nhà Thiên Văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời Đông hán là Trương Hành (78 – 139). Ông đã biết ánh sáng của mặt trăng là nhận từ mặt trời. Ông còn cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ trứng mà qur đát như lòng đỏ

            Về Y dược, từ đời Hán đã xuất hiện nhiều thấy thuốc giỏi, trong số đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà. Ông là người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẩu thuật để chữa bệnh. Ông còn chủ trương phải tập luyện thân thể cho huyết mạch được tương thông và chính ông đã soạn ra bài thể dục “ngũ cấm hí” tức là những động tác bắt chước 5 loài động vật là hổ, huwou, gấu, vượn và chim. Nhà y học nổi tiếng thời Minh là Lý Thế Trân, ông có tác phẩm Bản thảo cương mục giới thiệu 1558 vị thuốc do đời trước tìm ra và của ông thêm 374 vị thuốc mới

            Về mặt kỹ thuật, trong giai đoạn này có 4 phát minh hết sức quan trọng là kĩ thuật in, la bàn, giấy và thuốc súng.

+ Kĩ thuật làm giấy được nhân dân Trung Quốc phát minh là một loại giấy thô sơ làm bằng tơ. Đến năm 105, một viên quan hoạn thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra bằng cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách, để làm giấy. Từ đó nghề làm giấy phát triển cho đến ngày nay và truyền sang các nước Ả rập và sang Tây Âu.

+ Kĩ thuật in bắt đầu được phát minh từ giữa thời Đường, nhưng chỉ bằng in ván khắc đến đời Tống thì một người tên là Tất Thăng đã tìm ra cách in chữ rời bằng đất nung nhưng nhược điểm là chữ hay mòn, khó tô mực, in không được sắc nét. Sau đó đến thế kỉ XIV được khắc phục bằng cách dùng bằng chữ gỗ, được truyền sang Triều Tiên và được người Triều Tiên thay bằng chữ đồng rồi lại truyền sang Trung Quốc. Từ đó nghề in rất phát triển.

+ La bàn được phát minh tù việc biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó làm La bàn, la bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cọng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ chổ kín gió. Việc phát minh ra la bàn đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triễn nghề hàng hải ở Trung Quốc

Còn việc phát minh ra thuốc súng là thành tích ngẫu nhiên của các nhà luyện đan. Nguyên liệu dung cho luyện đan thường là dùng lưu huỳnh, diêm tiêu và than gỗ. Cho đến đời Đường không những không luyện được đan mà còn gây nổ hoặc cháy, và thế là tình cờ tìm ra được cách làm thuốc súng. Đến thế kỉ X, thuốc súng được dùng làm vũ khí, và đến đời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo vú khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay….

Đặc điểm kiến trúc cổ của người Trung Quốc nó thể hiện ở mấy điểm sau đây:

            -

Hệ thống khung gỗ hoàn chỉnh, phương thức kết cấu vật liệu phong phú. Sỡ dĩ vật liệu gỗ được sử dụng nhiều vì nó dễ tháo lắp vật chuyển nên có thể xây dựng ở những nơi hiểm trở, thể hiện các họa tiết một cách tinh xảo

- Hình thức độc đáo của từng quần thể kiến trúc.Người Trung Quốc thường xây dựng các công trình kiến trúc theo lối quần thể vừa cho thấy sự đồ sộ, vừa hợp với tính ngưỡng của người Trung Quốc

- Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc rung động lòng người.

- Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.

- Bố cục thành thị đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt.

- Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao của vườn cây.

- Kỹ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại

Kiến trúc cổ của người Trung Quốc thể hiện ở những kiểu kiến trúc như:

BÀI 3: NHẬT BẢN (Japan)

(10 tiết)

I.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƯ DÂN

1.Điều Kiện Tự Nhiên:

Nhật Bản (Japan) một quốc gia nằm phía đông châu Á. Nhật Bản là một nước hải đảo với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải theo hình cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á, gần với Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy có nhiều đảo, nhưng đa số các đảo ở Nhật Bản nhỏ bé chỉ có 4 đảo lớn là: Houshu (Bản châu), Hokkaido (Bắc hải đảo), Kyushu (Cửu Châu) và Sikoku (Tứ Quốc).

Do được hợp thành nhiều đảo nên Nhật Bản có nhiều bờ biển và nhiều hải cảng tốt. Nhưng phần lớn diện tích Nhật Bản là đồi núi và cao nguyên. Chỉ có khoảng 15% diện tích đất đai toàn quốc là canh tác được.

Diện tích của Nhật Bản là 377.688 km2 . Mật độ dân cư: 331,7 người/km2. Trình độ văn hóa cấp ba: 30,1%. Thể chế chính trị: Quân chủ đại nghị (Constitutional Monarchy). Nguyên thủ quốc gia: Vua Akihito. Ngôn ngữ chính: tiếng Nhật. Ðơn vị tiền tệ: đồng yên. Thu nhập bình quân đầu người: 15.260 đô la. Tài nguyên nghèo nàn khoảng 1 đến 2 %, nhất là khoáng sản rất nghèo nàn. Nhiều thiên tai như động đất, núi lửa phun, bão lớn ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra.

Thủ đô của của Nhật Bản là KYOTO nay là TOKYO (hồi xưa tên gọi EDO)

2. Cư Dân:

            Tổng số dân cư của Nhật Bản tính đến năm 2008 là 123.460.000 người.

Thu nhập (GDP) Nhật Bản tính đến năm 2008 là 4.900 tỷ USD/năm

            Thu nhập đầu người của người dân Nhật Bản (GDP) tính đến năm 2008: 15.260 đô la (USD)/năm

            Thực phẩm chủ yếu là bốn loại: cá, đậu nành, rong biển, gạo.

            Chiều cao trung bình năm 1945 là 1m 49 đến 1m 59. Đến nay chiều cao trung bình từ 1m 60 đến 1m 69

            Tuổi thọ trung bình năm 1945: là 45 tuổi. Đến nay tuổi thọ trung bình là 81 tuổi

3. Văn hóa Nhật Bản từ thế kỉ XIII đến nữa đầu thế kỉ XIX:

            Trong những thế kur XIII – XV, kỉ luật cảu tầng lớp võ sĩ đã đặc biệt phát triển thành cái gọi là “Võ sĩ đạo” (Bushido), tới mức trở thành một giá trị thẫm mĩ, một tiêu chuẩn đạo đức và hành động của toàn xã hội. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển cảu văn hóa

Hình tượng của võ sĩ đã thể hiện trong các tác phẩm ra đời và phát triển trong thời kì ấy và mang hình thuwcslaf “gunki” – những anh hùng ca. Nổi tiếng nhất là hai thiên anh hùng ca một là Hâykê Mônôgatari, ra đời thế kỉ XIII có nội dung kể về cuộc chiến giữa họ Taira và họ Minamôtô; hai là Taihayki (Thái bình kí) ra đời giữa thế kỉ XIV, kể lại cuộc đấu tranh giữa phong kiến miền Đông và miền Tây.

            Nghệ thuật sân khấu thời kì này cũng đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng đặc điếm khác thời kì này là kịch không tách rời sân khấu. Kịch bản ra đời trong quá trình trình diễn, còn những mục trình diễn đều bắt nguồn từ những điệu nhảy múa của nhân dân. Đề tài kịch thường là những câu chuyện hoang đường, thần thoại, anh hùng ca, truyện lãng mạn, truyện cổ tích hoặc những biến cố xáy ra trong cuộc sống. Kịch gia nổi tiếng nhất thời kì này là Xêami (1368 – 1443).

            Bên cạnh hội họa, ngành điêu khắc cũng phát triển rộng rãi, khuynh hướng mới trong điêu khắc thời kỳ này là sự kết hợp giữa truyền thống cũ của Nhật Bản với những yếu tố điêu khắc mới. Tuy nhiên điêu khắc thời kì này thường kết hợp với kiến trúc. Những công trình nổi tiếng thời kỳ này là Tòa nhà vàng (Kinkakudji) xây dựng năm 1397 ở Kyoto và chùa Bạc (Ginkakudji) xây năm 1473.

Kiến trúc của thế kỉ XVI cũng có nhiều thay đổi, nhìn chung lộng lẫy và có tỉ lệ rất đều, ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của các trường phái kiến trúc Châu Âu

            Việc trồng cây cảnh được chú trọng đây là một trong những đặc điểm của dân tộc Nhật Bản tiêu biểu cho văn hóa nhà cửa. Người Nhật rất thích chăm sóc cây cảnh – đặc biệt là Bonsai. Hầu như nhà nào cũng có ít hay nhiều Bonsai vì họ cho rằng Bonsai cũng giống như con người Nhật Bản đó là : sự chịu đựng, sức sống, hài hòa, kiên nhẫn…

            Trong các hình thức nghệ thuật thì hội họa là một trong những nghệ thuật cổ xưa nhất và tinh tế nhất, với nhiều phong cách khác nhau. Hội họa Nhật Bản lúc này phổ biến, thì có hai dòng tranh chính là Youga và Nihonga. Nihonga là dòng tranh theo phong cách cổ điển của Nhật Bản được vẽ trên các chất liệu truyền thống như giấy washi hay lụa.

            Sau này tuy bị ảnh hưởng rất nhiều từ hội họa Trung Quốc nhưng hội họa Nhật Bản vẫn mang cho mình những dấu ấn rất riêng.

Dòng tranh hiện đại của Nhật Bản mang hơi thở dân tộc và tôn vinh cái đẹp của con người và thiên nhiên (chủ yếu về hoa anh đào). Màu sắc giản dị, tinh tế (chủ yếu là màu đen, đỏ nổi lên trên nền trắng).

Bên cạnh đó thì nghệ thuật hiện đại Nhật Bản còn có Nghệ thuật xếp giấy Origami rất nổi tiếng. Origami trong tiếng Nhật thì nó được bắt nguồn từ chữ Oru là xếp, và chữ Kami là giấy. Origami được dùng sau này, lúc trước nó có tên gọi khác là Orikata.

Origami là nghệ thuật kết hợp những cách gấp đơn giản, để biến mảnh giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp 3 chiều, không cắt dán trong quá trình gấp, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại. Còn Origami truyền thống, thì ít nghiêm ngặt hơn trong việc gấp, có thể dùng miếng giấy hình tròn hoặc hình tam giác, và ở một số hình khó thì có thể cắt dán. Origami là nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nhưng có tác dụng rất tốt đến việc làm yên dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ và bệnh stress.

Nổi tiếng nhất trong nghệ thuất xếp giấy Origami là Kamiya Satoshi, sinh năm 1981, ở Nagoya. Anh là người xếp giấy giỏi nhất của Nhật Bản và Thế giới.

4. Văn hóa Nhật Bản từ thế kỉ XIX đến XX:

            Người Nhật Bản rất chú trọng đến phẩm chất của người phụ nữ. Người phụ nữ Nhật Bản đến tuổi trưởng thành và trước khi lấy chồng phải học hết các chứng chỉ sau:

- Shanoyu : Trà đạo: từ khi pha trà đến khi uống phải mất 3 tiếng đồng hồ. Chén đầu tiên là chiêm nghiệm về quá khứ, chém thứ 2 là hiện tại và chén thứ 3 là nghĩ về tương lai.

- Ikebana: Nghệ thuật cắm hoa

- Trang trí nội thất : là người phụ nữ phải biết cách bố trí, trang hoàng nhà cửa sao cho gọn gàng sạch sẽ

- Nấu ăn: phải biết nấu các món ăn truyền thống cho ngày lễ, hội…

- Tanami: Làm vợ làm mẹ

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản đó là Kimono: phía trước có 5 nếp gấp, phía sau có 3 nếp thẳng, 5 nếp gấp  phía trước biểu hiện cho sự chịu đựng, tận tụy, còn 3 nếp thẳng phía sau là đó là 3 bổn phận của người phụ nữ là: bổn phận với cha mẹ, bổn phận với chồng và bổn phận với con.

Ngoài ra , người Nhật có môn vật truyền thống đó là Sumo, đây là môn võ cổ truyền của Nhật Bản. Hai lực sĩ Sumo sẽ phải đấu với nhau trong một vòng tròn gọi là dohyo, có đường kính khoảng 4,55 mét. Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.

Tính ra trung bình 1 Võ sĩ Sumo phải ngốn gần 9 ký thức ăn trong 2 buổi ăn trưa và tối, phải đi ngủ liền sau đó để có thể giữ được vòng bụng với vòng cân ký lý tưởng

. Về mặt hình thức có thể xem môn Sumo gần giống như môn đô vật (Wresling) khi hai lực sĩ thi đấu ở trong tình trạng không mang các dụng cụ bảo vệ an toàn cho thân thể và chỉ nắm bắt thân thể đối phương, và vì vậy trong Anh ngữ Sumo còn được gọi là "Sumo- Wresling".

*Vài nét về kiến trúc Nhật Bản

- Kiến trúc Nhật Bản xưa:

Kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc của gỗ và các vật liệu thiên nhiên lấy từ những khu rừng phong phú trên núi, và từ nhu cầu phải có những cấu trúc nhẹ chịu được các cơn động đất.

Những hình thức cơ bản có ảnh hưởng từ Trung Quốc và lấy từ Trung Quốc, nhưng khi người Nhật vận dụng và phát triển lại hoàn toàn có phong cách riêng của riêng mình và dễ nhận ra đặc điểm hình thái, lối sống của người Nhật

Ngôi nhà truyền thống là một cấu trúc có khung bằng gỗ. Giấy và cói được dùng để che kín khỏang trống giữa các khung. Người ta sáng chế ra cửa trượt bằng giấy và khung gỗ; nó không cần khỏang không lúc mở cửa. Gỗ hấp thụ hơi nước trong mùa hè và thoát ra hơi nước trong mùa đông

BÀI 4: ẤN ĐỘ

I.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƯ DÂN

1.Điều Kiện Tự Nhiên:

            Ấn Độ nằm ở Nam Á. Dãy núi Hy-ma-lay-a ngăn cách tiểu lục địa Ấn Độ với phần còn lại của Châu Á. Một số đỉnh của dãy Hy-ma-lay-a cao hơn 7.000m, trong đó có đỉnh cao nhất của Ấn Độ là Kang-chen-un-ga, 8.598m. Phía nam của dãy Hy-ma-lay-a là các lưu vực sông Hằng, sông Bra-ma-pu-tơ-ra và các vùng chi lưu của các sông này. Đây là những đồng bằng phì nhiêu, dân cư đông đúc và có trình độ canh tác thuần thục. Sa mạc Tha chạy dọc biên giới với Pa-ki-xtan. Phía nam Ấn Độ là cao nguyên đá cứng Đec-can; tiếp giáp với dãy đồi Gat-xơ hạ thấp dần thành đồng bằng.Thực vật đa dạng, từ rừng mưa nhiệt đới ở bờ biển phía Tây, rừng gió mùa ở đông bắc ở vùng xa phía nam cho đến rừng cây bụi, cây gai ở cao nguyên Đec-can và thực vật núi cao, ôn đới  ở dãy Hy-ma-lay-a. Các sông chính: Sông Hằng, 2.510 km; sông Bra-ma-pu-tơ-ra, 2.900 km, sông Sut-lê, 1.450 km, sông Y-a-mu-la, 1.376 km.

* Khí hậu: Khí hậu chia thành 3 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng Ba đến tháng Sáu, mùa mưa từ tháng Sáu đến tháng Mười (khi gió mùa tây nam đưa về một lượng mưa lớn), và mùa lạnh khô từ tháng Mười một đến tháng Ba. Dãy Hy-ma-lay-a có nhiệt độ thấp và tăng cao dần khi chuyển sang miền nam

2.Cư Dân:

- Diện tích: 3.287.590 km2

- Dân số: 1,027 tỷ người

- Thủ đô: New Delhi

- Quốc khánh ấn Độ: ngày 26 – 1 (1950 )

- Ngôn ngữ chính: tiếng Hindi, Tiếng Anh là phương tiện và là ngôn ngữ chính để truyền đạt kiến thức.

- Tín ngưỡng: Đạo Hinđu

- Đơn vị tiền tệ: Rupi ấn độ

Đất nước ấn Độ rộng thứ 7 trên thế giới, dân số đứng thứ 2 trên thế giới

- Thu nhập (GDP) Ấn Độ tính đến năm 2008 là 4.900 tỷ USD/năm

- Thu nhập đầu người của người dân Ấn Độ (GDP) tính đến năm 2008: 15.260 đô la (USD)/năm

Ấn Độ có 2 chủng tộc:

- Phía Bắc là người Aryan: đặc điểm của chủng tộc người Aryan là mắt xanh, mủi cao, da trắng.

- Phía Nam là người Dravidas: đặc điểm của chủng tộc người Dravidas là tóc xoăn, da đen.

Aryan có nghĩa là bộ lạc cao thượng vĩ đại, đây là tổ tiên của người Ấn cùng với người Đức, Italia, và người Pháp.

II. LỊCH SỬ

1. Thời kì Văn hóa tiền Aryang:

            Văn hóa của người Dravidas nằm dọc theo sông Ấn, văn hóa đó gọi là văn hóa Harrapa và Mohendjo-Daro (khoảng 3000 – 2000 tr.CN)  bị vùi lấp do những trận lũ bùn. Những trận lũ bùn quá lớn của sông Ấn đã vùi lấp 2 thành phố này không còn dấu vết trong một quảng thời gian dài. Mãi đến thế kỉ XIX, người Anh mới khám phá ra nó. Tuy cách đây rất lâu nhưng nó đã phản ánh được thời kì sơ khai của xã hội Ấn ở những điểm sau đây:

- Sự phân hóa giàu nghèo, bằng chứng là có những căn nhà rất to và cũng có những căn nhà rất nhỏ.

- Có thể đã có nhà nước nhưng bằng chứng không được vững chắc nên chưa khẳng định chính xác. Những nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn công cụ được chế tạo bằng đồng và vũ khí cũng được chế tạo bằng đồng.

- Tính tổ chức của xã hội Harrapa và Mohendjo-Daro là rất cao, bằng chứng là có những đường phố rất thẳng, nhà cao, có những đường ống dẫn hơi nước bằng đồng để sưởi ấm cho các căn phòng, cả một hệ thống thoát nước rất tinh xảo - do trận lũ bùn quá lớn đã làm tắc nghẽn không thoát được nên mới bị vùi lấp.

- Văn hóa Harrapa và Mohendjo-Daro có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài, bằng chứng người ta tìm thấy rất nhiều đồng tiền của người Ai Cập, Lưỡng Hà,..và những con dấu của những thương nhân.

3. Tôn giáo:

Tôn giáo ở Ấn Độ thì  có 85%    là theo Ấn Độ giáo

                                             11%    là theo Đạo Hồi.

                                              0,25% là theo Phật giáo

          Còn lại là những đạo khác

*

Ấn Độ giáo:

Trong đó, Ấn Độ giáo là tôn giáo duy nhất cho rằng tình dục là tuyệt vời với điều kiện phải có tình cảm, nếu không có tình cảm thì sẽ bị lên án, và coi tình dục là một trong bốn mục đích để sống. Trong biểu tượng của Ấn Độ giáo thì có 3 tam giác hướng lên và 6 tam giác đi hướng xuống

- Về mặt tôn giáo thì Ấn Độ giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, là tôn giáo kì lạ nhất của loài người.

Nguồn gốc tâm linh của Ấn Độ giáo là “Vệ -đà”, một tập hợp kinh cổ, kinh này do các vị hiền triết khuyết danh ghi lại, các vị này được gọi là “Thấu thị Vệ-đà”. Có bốn bộ Vệ-đà, bộ xưa nhất là Rig-Veda (Lê-câu Vệ-đà). Được viết bằng văn hệ Sanskrit, ngôn ngữ cổ và thiêng liêng của Ấn Độ, các bộ Vệ-đà có thẩm quyền tôn giáo cao nhất giữa các bộ phái Ấn Độ giáo. Tại Ấn Độ thì mọi hệ thống tôn giáo không thừa nhận thẩm quyền của Vệ-đà được gọi là phi kinh viện.

Trong Ấn Độ giáo người ta hay dùng âm thanh OM

Theo Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách thì OM (có khi được viết là AUM), phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô. Chữ này là biểu tượng âm thanh cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM. OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này. Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ caao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau

Chữ OM

- Ấn Độ giáo thờ 3 vị thần đó là thần Brhaman, thần bảo vệ con người Visnu, thần phá hoại Shiva

- Ấn Độ giáo quan niệm 4 giai đoạn sống:

+ Giai đoạn hiểu biết

+ Giai đoạn lập nghiệp

+ Giai đoạn hưởng thụ (vật chất và giàu sang)

+ Giai đoạn dâng hiến.

* Phật giáo:

- Phật giáo cũng có 4 nền tảng kì diệu

+ Khổ đế (Dukka Satya) nói về các nổi khổ

+ Tập đế (Samuadaya Satya) nói về căn nguyên của sự khổ

+ Diệt đế (Nirodha Satya) là bày cách diệt trừ nổi khổ

+ Dệ đế (Marga Satya)

            Phật giáo nói muốn diệt trừ cái khổ phải theo bát chánh đạo là:

            - Chánh kiến: lập trường quan điểm rõ ràng, cái gì đúng thì nói đúng, sai là phải nói sai, có mục đích sống, quan niệm về cuộc sống.

            - Chánh nghiệp là chọn cho mình một nghề nghiệp, phải hành xử nghề đó đúng đắn, làm tròn công việc mà mình đã bắt tay vào làm

            -  Chánh mạng là giữ cho thân thể trong sạch, thanh thản

            - Chánh tinh tấn là vừa phải, đúng mực, không nóng vội, “nhục tốc bất đạt”, phải siêng năng, cần cù

            - Chánh tư duy là phải có suy nghĩ, lập luận

            - Chánh niệm là hoài niệm nhớ về quá khứ, giữ mình, răn mình cũng là niệm

            - Chánh định là không nóng nãy, tập thiền để ngồi cho yên tĩnh, suy tư và khẳng định lại chính mình.

            Trong 8 hướng đúng để đi thì nó giúp cho con người thoát ra khỏi 3 tội lỗi, lầm lạc đó là : Tham, Sân, Si.

            + Tham: nói về lòng tham của con người, ai cũng có lòng tham

            + Sân:    nói về sự ghen ghét, đố kị, ngọn lữa đó lúc nào cũng sân hận

+ Si:       là sự u mê, lầm lạc.

* Bodhidharma (Bồ đề lạt ma) mất năm 29 CN có nói kinh phật giống như ngón tay chỉ trăng, nó vô thường (Amitya), vô ngã (Aatman), cấm những điều khó cấm (cấm uống rượu, ăn thịt, xem múa hát…) nên đi tu thực sự là một thử thách lớn và rất khó. Bồ đề lạt ma có nói đến

- 3 điều không thể dò biết được đó là: hang rắn, biển sâu, và lòng dạ đàn bà.

- 3 điều không thể mua được là: sự chân thành, hiểu biết, thời gian sống

- 3 điều không nên: đứng trước sừng bò tót, đứng sau đít ngựa, và làm bạn với những thằng ngu đần

- 3 điều không thể biết: - là nơi bắt đầu, kết thúc, thời gian - cuộc sống sau khi chết - giới hạn của sự hiểu biết (chân lý).

- 3 điều nên tránh: là làm mối cho người, ngủ qua đêm ở nhà người, ăn thứ người lạ mời

- 3 điều đáng sợ là:

+ Hậu quả của tội ác do mình gây ra

+ Sự dối trá

+ Ngọn lữa sân hận trong lòng mình (Nóng, nóng vô cùng = sân).

Hỏi đức phật, đức phật có bao nhiêu ý nghĩa, thì đức phật trả lời chỉ có một mà thôi đó là “giải thoát” (Moksha).

* Hồi giáo:

Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسل al- islām), còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.

Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa". Do được truyền sang Trung Quốc, mà chủ yếu là được người Hồi Hồi (có nơi gọi là Hồi Hột) tiếp nhận, nên phát triển ở trong vùng dân tộc thiểu số này. Người Trung Quốc thấy người Hồi Hồi theo tôn giáo lạ nên mới gọi là "Hồi giáo".

Đạo Hồi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh).

Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu'ran qua Thiên thần Gabriel. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qu'ran cũng liệt kê mười điều tương tự:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).

2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.

3. Tôn trọng quyền của người khác.

4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.

5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

6. Cấm ngoại tình.

7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.

8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.

9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.

10. Hãy khiêm tốn

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ :

* Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.

* Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.

* Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.

* Nghiêm cấm cờ bạc.

* Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.

* Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).

* Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.

* Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện tháng Ramadan.

* Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng.

- Năm điều căn bản của đạo Hồi:

1. Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah, có nghĩa "Allah là Đấng Duy Nhất để phụng thờ".

2. Cầu nguyện ngày năm lần: Sáng sớm, trưa, xế trưa, chiều và tối.

3. Bố thí.

4. Nhịn chay tháng Ramadan.

5. Hành hương tại Mecca

C. VĂN HÓA

            Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.

1. Văn học:

Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở hình thức ghi chép. Đa số là các tác phẩm linh thiêng như kinh Védas và qua hai tác phẩm nổi tiếng của Ấn Độ bộ sử thi là Mahabharata và Ramayana.

Văn học ở Ấn Độ ở thời kì Gupsta, người ta hoàn toàn viết bằng tiếng Sanxcrits. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, trong văn học Ấn Độ không còn những tác phẩm xuất sắc như Mahabharata và Ramayana do các tác phẩm văn học thời kì này mất dần liên hệ với văn học dân gian, đồng thời nó không tạo ra được phong cách riêng, mà bắt chước các tác phẩm mẩu mực của văn học cổ điển từ trước. Tuy vậy, thời kỳ này văn học có xu hướng phong kiến với những tác phẩm ca ngợi chiến công của vương công, xây dựng trên cơ sở những sự kiện có thật.

Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XV, văn học Ấn Độ phát triển khá mạnh, với nhiều tác phẩm văn học được viết bằng các tiếng địa phương khác nhau. Thời kì này xuất hiện nhiều nhà thơ trữ tình xuất sắc.

Đến thời kì sau này đã có nhiều nhà văn Ấn Độ hiện đại nổi tiếng, cả với các tác phẩm bằng tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Nhà văn Ấn Độ duy nhất đoạt giải Nobel văn học là Rabindranath Tagore

2. Âm Nhạc và Điện ảnh

            Âm nhạc Ấn Độ thể hiện qua nhiều hình thức. Hai hình thức chính của Âm nhạc cổ điển Ấn Độ là Carnatic từ Nam Ấn Độ và Hindustami từ Bắc Ấn Độ.

Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về Âm nhạc dân gian Ấn Độ từ mỗi nơi trên đất nước. Hai điệu múa cổ ấn tượng và lâu đời nhất của Ấn Độ là Bharatatyam và điệu múa Kahakali. Chúng thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh thần.

Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ, thường được gọi là kinh đô điện ảnh Bollywood.

3. Ẩm thực và Trang phục:

Ẩm thực rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo  từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món và không chay…Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ. Trang phục tại Ấn Độ khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiểu dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm Sari truyền thống cho phụ nữ và Dhoti truyền thống cho nam giới.

4. Kiến trúc Ấn Độ:

Kiến trúc Ấn Độ là sự kết hợp giữa kiến trúc theo lối sân thượng lộ thiên, có cột chống thanh thoát, những chạm khắc tinh xảo - vốn là đặc trưng của nghệ thuật Ấn Độ với những cổng vòm, những tháp nhọn cân đối, sân rộng – vốn là đặc trưng của kiến trúc Hồi Giáo. Nổi bật nhất là công trình kiến trúc đó là vườn hoa đẹp Agra và lăng mộ Taj Mahal

Nếu như Agra là cả một vườn hoa đẹp của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thời Mogol, thì Taj Mahal không phải là lâu đài hay đền miếu, mà là lăng mộ vợ Hoàng đế Giahan - Hoàng hậu Argiuman Bano Begum. Lúc đầu, lăng có tên là Tat Bibica Rauza, nghĩa là nơi chôn cất Nữ hoàng của trái tim, sau này mới có tên là Taj Mahal, tiếng Ba Tư có nghĩa là Vương miện của người Mogol.

Lúc 19 tuổi, Agiuman Bano Begum trở thành vợ hai của Hoàng tử Guram (sau này là Sắc Giahan). Tuy là vợ hai, nhưng nàng Begum luôn luôn là người vợ được Hoàng tử Guram yêu quý nhất. Năm 1627, sau khi Guram lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Sắc Giahan (nghĩa là chúa tể thế giới) thì Mumtaz cũng trở thành Nữ Hoàng của Ấn Độ. Thế nhưng, cuộc sống phu thê của hai người đột nhiên bị đứt đoạn. Mùa xuân năm 1636, Mumtaz lâm bệnh qua đời. Trước khi chết, Bà hoàng yêu cầu Hoàng đế Giahan hứa xây cho nàng một lăng mộ xứng đáng với tình yêu và 19 năm chung sống của họ. Cái chết của người vợ yêu quý làm Sắc Giahan vô cùng đau khổ. Ngài bắt tay luôn vào việc xây lăng mộ cho vợ như ngài đã hứa.

Lập tức, các nhà xây dựng nổi tiếng nhất được mời đến Agra để lập đề án xây lăng mộ Nữ Hoàng. Sắc Giahan đã chọn đề án của nhà kiến trúc người Ấn Độ là Istat Han Effendi làm theo mô hình các lăng tẩm của người Tuốc. Một đội quân xây dựng khổng lồ gồm 24 ngàn người được thành lập. Các loại đá cẩm thạch đủ màu quý nhất được chuyển từ khắp các nơi tới Agra. Năm 1632, công trình tại Taj Mahal được khởi công xây dựng. Suốt 24 năm trời, 24 ngàn người thợ làm việc cực nhọc và đã tiêu tốn 40 triệu rupi. Taj Mahal được xây dựng trên một khu đất rộng hình chữ nhật (dài 580 m, rộng 304 m), với cảnh quan ngoạn mục, hài hòa xung quanh.

Kiến trúc chính của khu lăng là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên một nền rất cao. Sừng sững giữa trời xanh là một vòm tròn cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi cao 75 m chung quanh còn có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Ở bốn góc lại vươn lên bốn tháp nhọn cao tới 40 m. Trong lăng, có rất nhiều đường diềm chạm khắc bằng 12 thứ đá quý, trang trí theo phong cách truyên thống Ấn Độ.

Tại chính giữa gian phòng rộng lớn, sáng sủa ở tầng hai là hai chiếc quan tài bằng đá cẩm thạch màu hồng nhạt, được trang trí bằng các hoa văn thực vật và các hàng chữ Ả Rập rút từ Kinh Koran. Nhưng trong các quan tài này không có di cốt của người đã khuất. Hai quan tài ở tầng hai chỉ là tượng trưng cho những quan tài thật ở tầng dưới. Theo quan niệm của Đạo Hồi, từ các quan tài thật, linh hồn người chết bay lên nhập vào các quan tài ở tầng trên, để từ đó, vượt qua vòm mái lên trời, tới ngai vàng vủa Thánh Allah (chữ Ả Rập viết al - Ilad). Di cốt Mumtaz và Giahan đặt trong hai quan tài ở tầng dưới.

Taj Mahal quả là đã được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người Ấn Độ và trở thành một trong những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc nhân loại. Taj Mahal xứng đáng với tên gọi là Viên ngọc châu của những đền đài Ấn Độ hay Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng.

5. Khoa học tự nhiên:

Người Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngay từ thế kỉ V – VI, người Ấn Độ đã biết lấy căn số 2 và 3, biết tính một cách khá chính sác số π = 3,1416, đồng thời biết được cả những cơ sở lượng giác học. Đến thế kỉ XII, người ta còn giải được phương trình vô định bậc 2

Về hóa học, ngay từ thời Gúpta các ngành nhuộm, thuộc da, sản xuất xà phòng, thủy tinh…đã rất phát triển. Từ thế kỉ VI về sau, người Ấn Độ là bậc thầy về các kĩ nghệ hóa học như: cất rượu, hỗn hợp các bột thuốc mê và thuốc ngủ, chế các muối kim thuộc..

Về Y học, thì y học thời Trung đại của Ấn Độ đạt được những thành tựu nhất định. Các sách y học thời đó mô tả cách chữa nhiều loại bệnh khác nhau, kể cả việc giải phẫu như: cắt màng mắt, mổ thận lấy sỏi ra, nắn lại các chỗ xương bị gãy..và nói tới 121 đồ dùng để giải phẫu. Nhiều tác phẩm y học đã được xuất bản, chẳng hạn: Vácbata viết một bộ Y học toát yếu (năm 625), Sacrapanđita viết cuốn Luận cảo về trị liệu (thế kỉ VI) liệt kê các cây cỏ dùng làm thuốc, và Bava Mixra (1550) viết một bộ sách vĩ đại về giải phẫu, sinh lí và y khoa

BÀI TỔNG KẾT (1 tiết)

1. “Ảnh hưởng của  văn hoá phương Đông” đối với Thế giới:

            Xu hướng của thế giới đang là nhìn về Phương Đông với nhiều nét văn hóa đậm chất tình người như: Thờ cúng ông bà, cha mẹ..mà ở Phương Tây không có hoặc chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đó. Ngoài ra những đặc điểm kiến trúc của Trung Quốc hoặc Nhật Bản cũng đã bắt đầu có sự lan tỏa ở các nước Đông Nam Á và một số nước trên thế giới. Với những đóng góp to lớn về di sản thế giới cho nhân loại một lần nữa chứng tỏ tầm ảnh hưởng rộng lớn của Phương Đông đến thế giới.

2. “Ảnh hưởng của  văn hoá phương Đông” trong nếp sống người Việt

            Có thể chia sẻ với quan điểm của cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng khi ông cho rằng “Việt Nam vừa thuộc context Đông Nam á, vừa thuộc context Đông á”. Đất nước ta nằm đúng trong khu vực này cả về mặt địa lý lẫn về mặt không gian văn hoá cho nên ảnh hưởng văn hoá của Đông á và Đông Nam á đến Việt Nam là rất lớn, được thẩm thấu và thấm đậm trong nếp sống của người Việt chúng ta, tức trong các cách thức và quy ước đã hoàn toàn quen thuộc đối với người Việt Nam, từ sản xuất, sinh hoạt đến tổ chức đời sống xã hội. Là cư dân của vùng văn minh lúa nước nên môi trường nước đã tác động mạnh và hình thành các dạng thức văn hoá sông nước trong cư dân Việt Nam, tạo nên tính cách can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng và dễ xử lý tình huống. Tính cộng đồng cố kết (điển hình là làng Việt Nam) được nhấn mạnh trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước từ bao đời nay. Trọng kinh nghiệm, tuổi tác là nét đặc trưng của văn minh lúa nước và  văn hoá phương Đông cũng được phản chiếu trong các giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. 

Chịu ảnh hưởng mô hình Nho giáo của Trung Hoa, hình thức tổ chức nhà nước trung ương tập quyền gần như là xu hướng chủ đạo trong lịch sử Việt Nam.  Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng sự cố kết của cộng đồng và sự đề cao chính quyền trung ương tập quyền như vậy cũng làm cho tính chất tư hữu, cá thể, cá nhân kém phát triển hơn so với các khu vực khác.

Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của Nho giáo nên quy phạm đạo đức chuẩn mực được cho là sự tôn trọng khuôn phép, tôn ti trật tự, lễ độ, đề cao thi cử. Nhìn chung, Nho giáo ảnh hưởng mạnh và chi phối cách tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, giáo dục thi cử ở Việt Nam cho nên cũng ảnh hưởng và chi phối cả chính trị, học thuật, tác động đến luân lý, đạo đức xã hội. Chẳng hạn, chế độ gia tộc ở Việt Nam mang đậm nét của Nho giáo Trung Hoa. Gia đình Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, có truyền thống duy trì gia đình bằng sự kế thừa dòng họ thông qua người con trai trưởng. Con trai trưởng được kế thừa gia phả, quyền kế tự và thờ cúng. Trước đây, quyền được kế tự, được thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả tài sản bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó là sợi dây kết nối giữa tổ tiên và con cháu. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng, đạo lý vừa là điểm tựa tinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm lý của người Việt Nam.

Nếp sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo ở một mức độ nhất định cũng đã tạo nên không gian cho nghệ thuật ở Việt Nam. Những ngôi chùa cùng với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ được thể hiện tại đó khiến cho chùa chiền trở thành nơi vãn cảnh của du khách. Nhiều người Việt đi lễ chùa không phải vì họ là phật tử mà đơn giản vì người ta tìm thấy ở đó một sự thanh thản, một sự vỗ về và yên ủi, một sự động viên tinh thần. ảnh hưởng của Phật giáo còn in dấu trong nhiều lễ hội nông nghiệp như lễ xuống đồng, hội mùa, hội đua thuyền..

Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cho đến nay vẫn có rất nhiều người Việt Nam chú trọng đến lễ bái, cầu xin tại các phủ, các đền..., chú trọng đến xem hướng khi xây cất nhà cửa, xem ngày khi muốn thực hiện một công việc quan trọng như hiếu, hỷ, đi xa, thay đổi chỗ ở...

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa tín ngưỡng. Người Việt Nam thờ nhiều thần, ở một người cùng một lúc có thể chấp nhận niềm tin và sự sùng kính vào nhiều vị thần. Người ta có thể đến Văn Miếu thắp hương cho Khổng Tử, rồi đến chùa cầu khấn Bồ Tát, Phật tổ Như Lai, về làng thắp hương thờ Thành Hoàng, đến Phủ cầu xin lộc Thánh rồi về nhà thờ cúng ông bà tổ tiên. Những nét văn hoá phương Đông và nét văn hoá Việt nhiều khi hoà trộn với nhau để rồi tạo thành một bản sắc đặc trưng của Việt Nam như vậy đấy.

Trong nếp sinh hoạt hàng ngày người Việt thích ăn cơm, ăn rau, thích đồ ăn tươi sống và đồ ăn có nhiều hương liệu; thích mặc đồ nhẹ, thoáng mát; thích ở theo kiểu quần tụ nhiều thế hệ. Trong quy phạm đạo đức người Việt trọng tình hơn trọng lý, coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinh nghiệm và tuổi tác.

Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nếp sống của người Việt cũng đang có nhiều thay đổi. Văn hoá của Việt Nam cũng đang chịu những xung kính của làn sóng toàn cầu hoá, của sự xâm nhập văn hoá từ bên ngoài. Chúng ta không thể bảo thủ giữ hết tất cả mọi thứ, song thiết nghĩ những nét hay nét đẹp trong văn hoá Việt Nam nói chung và trong nếp sống của người Việt nói riêng cần phải được duy trì và gìn giữ bởi văn hoá của mỗi dân tộc luôn là nền tảng quan trọng để duy trì sự ổn định của xã hội và nó góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: