Nội Dung
I. Vài nét về thời kì Phục hưng
Thời kì Phục Hưng thường được người ta miêu tả ở khoảng thế kỉ thứ 16 nhưng ngay từ thế kỉ thứ 14, những mầm mống đầu tiên của phong trào này đã bắt đầu nhem nhóm từ Ý (Quatrocento – 1400). Trong thời kì này, sự trỗi dậy của tầng lớp giàu có – tiền thân của giai cấp tư sản sau này đã tạo ra một làn sóng xây dựng một nền văn hóa mới để chống lại giai cấp phong kiến lạc hậu. Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp (Renaissance – nghĩa là sự tái sinh), điều này ám chỉ tinh thần của nó là thời kỳ làm sống lại những tinh hoa văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ. Người ta hiểu cụm từ "tái sinh" ở đây theo hai nghĩa:
- Một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật.
- Hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung.
Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính, tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung. Vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với "người xưa", người xưa đây là những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển. Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học. Thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống nhau trên khắp Châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc.
Được khởi nguồn từ thành phố Florence – cái nôi của văn hóa Phục Hưng, tại Ý, phong trào này đã nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu. Trong thời kì này, các tác phẩm nghệ thuật đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một vài tác giả, xét về tranh của họ, bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của nghệ thuật thời Trung cổ. Nhất là sự thiếu vắng tình cảm thực của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ XVI, mĩ thuật Ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị trường tồn – một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của hội hoạ, điêu khắc và những công trình kiến trúc.
Trước Phục Hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại và trung cổ, thể loại tranh được sử dụng nhất là bích hoạ (tranh vẽ trên tường) – luôn gắn với kiến trúc. Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tác phẩm của họ được nhiều đương thời yêu thích. Chưa bao giờ hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công như ở thời kỳ Phục Hưng. Các thể loại tranh đều được các hoạ sỹ thích thú thể hiện. Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt.
Bữa tiệc cuối cùng, Leonardo da Vinci
Chúa tạo ra Adam, Michelangelo ( tranh vẽ trên trần nhà)
Chân dung Dante Alighieri của Giotto
I. Vài nét khái quát về hội họa Phục Hưng I - ta - li - a
Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được hình thành đã phá vỡ các lãnh địa phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giầu có - đây là tiền thân của giai cấp tư sản. Tại I-tali- a, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế,... nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một nền văn hoá chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn hoá Phục hưng ở I-ta-li-a, sau lần sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức, ... Phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I - ta - li - a được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII bởi hai hoạ sĩ Xi - ma - bu - ê và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi phục và làm hưng thịnh lại nền văn hoá cổ đại Hi-Lạp, La - Mã (nền văn hoá đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người) mà thời Trung cổ đã huỷ hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con người, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hoàn chỉnh. Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I-ta-li- a phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học: tìm ra luật viễn cận tìm ra chất liệu sơn dầu, ... Các hoạ sĩ thời Phục Hưng thường lấy đề tài tôn giáo dể thể hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ không vẽ theo công thức gò bó như nghệ thuật Trung cổ (tranh thời Trung cổ mang tính trang trí hơn tính tạo hình, chỉ diễn tả không gian hai chiều nên không diễn tả được chiều sâu; hình dáng con người thường còm nhom, ốm yếu, thiếu sức sống...) mà học hỏi cái đẹp từ thời Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các hoạ sĩ đưa không gian thấu thị vào tranh và áp dụng những luật vờn khối theo sáng tối, nhờ đó con người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối, tình cảm, y phục và bối cảnh, các qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự hoàn hảo. Mĩ thuật Phục hưng I-ta-li- a đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Lê - ô - na đờ Vanhxi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en; Thời kỳ Phục Hưng kéo dài từ năm 1400 đến 1600, Trung tâm ở Florence.
"Người khổng lồ" của Michelangelo
"Sự phán xét cuối cùng" của Mikenlanggio
"Thung lũng Arno" (1473) ở vùng Uffizi là
một trong những bức họa sớm nhất của Leonardo da Vinci
Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita, theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ, đã có từ Giorgio Vasari, người đã viết một trong những tác phẩm miêu tả các nhà nghệ thuật Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự phát triển của nghệ thuật ra làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
- Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
- Thời kỳ hồi sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ Trung cổ từ khoảng năm 1250.
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó có Arnolfo di Cambio, Nicolũ Pisano, Cimabue hay Giotto di Bondone, ngay từ nửa sau của thế kỷ 13, " trong những thời kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho những người tài giỏi đi sau con đường dẫn đến hoàn mỹ".
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật " không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp hoàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học.
II. Giai đoạn đỉnh cao của Phục Hưng
Phục Hưng chia làm ba giai đoạn
Giai đoạn 1: thời kì mở đầu
Giai đoạn 2: thời kì tiền phục hưng
Giai đoạn 3: Đỉnh cao của Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance)
Chúng ta sẽ tìm hiểu về giai đoạn đỉnh cao của Phục Hưng trong bài tiểu luaanh này
Thời kỳ này cùng với Leonardo da vinci và Rapael thì Mikenlang là 1 trong 3 họa sĩ lớn nhất mọi thời đại... Mikenlang lại là người rất phiến diện ông cho rằng " nghệ thuật chân chính chỉ có thể là điêu khắc mà thôi còn sơn dầu chỉ là bọn trẻ con nghịch bút" . Bức tranh " ngày phán xét cuối cùng" ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại. Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận Đại hồng thuỷ. Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về tổ tiên của chúa.
Giải cứu thánh Peter
Ngày phán xét cuối cùng của Mikenlang
Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu, lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vụ cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ. Để hoàn thành tác phẩm này tác giả đã treo mình trên trần nhà thờ để vẽ ăn uống ngủ nghỉ ngay tại chỗ có chuyện kể rằng họa sỹ khi vẽ xong bức tranh xuống dưới đất thì... không thể cởi tất chân ra được nó đã dính chặt vào chân rồi có lẽ niềm đam mê và say mê là thế...
Trước đó, ông cũng đã treo mình liên tục 4 năm nữa từ 1508 tới 1512 để vẽ nên bức tranh trên toàn bộ trần của nhà nguyện này.
Trần nhà nguyện Sistine
Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo, huyền thoại anh hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đạivà chân dung cá nhân của những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ. Chiều sâu của không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hũa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Nói về Leonardo da Vinci thì người ta không thể không nhắc tới bức tranh "Nàng Mona Lisa" vốn chưa bao giờ ngừng làm vơi giấy mực để bình phẩm về nó (đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre, Pháp).
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh " nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn. Nhà sinh học thần kinh Margaret Living stone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ ) cho rằng là do bản thân thị giác cảm xúc người xem: " mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoài biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn àu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn"
Các nhà nghiên cứu đã phải đau đầu trước sự bí ẩn trong nụ cười của Mona Lisa từ rất nhiều năm nay. Và gần như năm nào cũng có một nhà khoa học reo lên: "Eureka! Tôi đã phát hiện ra bí mật rồi!". Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác nhau trong cách cảm nhận vẻ mặt của La Gioconda phụ thuộc vào những phẩm chất tâm lý của từng người xem tranh. Có người cho rằng đó là một gương mặt buồn, trầm ngâm; người khác lại nghĩ đó là gương mặt láu lỉnh, thậm chí hơi cáu kỉnh... Một số người còn đưa ra nhận định rằng La Gioconda thậm chí không hề cười trong tranh của Leonardo da Vinci.
Có những nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề là ở những đặc điểm "vô tiền khoáng hậu" trong phong cách nghệ thuật của danh họa. Dường như ông đã độn những lớp màu lên nhau theo một cách đặc biệt nào đó, khiến vẻ mặt của Mona Lisa liên tục thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, danh họa đã tự vẽ chân dung của chính mình trong y phục nữ giới và vì thế, bức tranh đã tạo ra một hiệu quả kì lạ. Có giả thuyết nói về việc danh họa là người lưỡng tính, ông đã vẽ trong tranh người học trò kiêm trợ lý Gian Giacomo Caprotti - người từng ở cạnh Leonardo da Vinci suốt 26 năm ròng. Một trong những luận chứng có lợi cho giả thuyết này là việc danh họa đã di chúc lại cho người học trò này thừa kế bức tranh La Gioconda, trước khi qua đời năm 1519.
Ông sử dụng lối vẽ chiều sâu để mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật phối cảnh để làm nổi bật hình ảnh những nhân vật trung tâm. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng phong cách "giải phẫu học" của Michelangelo để khắc họa đến từng chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật và nghệ thuật "sáng, tối" của Leonardo de Vinci để làm bừng sáng kiệt tác". Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Rafael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người.
Trường học Anten của Leonardo de Vinci
Thầy trò Plato
Tâm điểm của bức ảnh – cũng là hai nhân vật rõ nét nhất chính là Plato (bên trái đang ôm cuốn sách The Timaeus) và Aristotle hai ông tổ của triết học nhân loại có vẻ đang tám với nhau rất nhiệt tình mà không để ý gì tới đám lâu nhâu xung quanh. Đây cũng dường như là đặc điểm trong các tranh vẽ nhiều nhân vật thời Phục Hưng. Mỗi nhóm nhân vật dường như diễn tả một câu chuyện riêng và thành một thành phần riêng lẻ rất dễ nhận ra khi nhìn vào tranh – một bức tranh nhiều hội bàn tán.
Nếu chúng ta để ý, Plato đang chỉ tay lên trời có lẽ bởi vì triết học của ông đã thay đổi thế giới theo hướng trên trời – duy tâm khách quan mà trung tâm của nó là thế giới ý niệm. Toàn bộ các nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm.
Còn bên cạnh là Aritxtot – học trò của Platon, với tư tưởng triết học lý luận chặt chẽ và khoa học duy vật (bản thân ông cũng là một nhà khoa học lẫy lừng). Với ông, mọi thứ đều có thể đong đếm cân đo được. Ông có một câu nói nổi tiếng về thầy Platon:"Platon là thầy nhưng chân lý thì quí hơn thầy". Tay ông cũng đang cầm 1 cuốn sách của chính ông mà người ta cho là cuốn Aristotle's Ethic nhấn mạnh về mối quan hệ con người, tình bạn, nhà nước, chính phủ, con người và việc tại sao con người nên nghiên cứu những vấn đề này.
Tranh luận về Bí tích thánh thế
Tranh của thời kì này chặt chẽ hơn về bố cục, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn và đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
+ Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện.
+Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. Giai đoạn này là đỉnh cao về tỉ lệ con người (7 1/2), chuẩn mực về con người, là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng độc đáo.
+ Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạchgiữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau...đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng vô cùng Phục Hưng độc đáo.
+ Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường tầm mắt, điểm tụ...xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạt chuẩn về luật xa gần như bức trường học Athen.
+ Màu sắc tương đối hài hoà, chắc chắn, ấm cúng tình cảm, tương phản nhẹ, thể hiện được gam màu chủ đạo.
+ Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động, buồn, vui mừng, giận giữ, đau khổ, lo sợ, hãi hùng, kính phục...
+ Ánh sáng trong tranh giai đoạn 3 – giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn 2, đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội hoạ mà không thể không kể đến yếu tố ánhsáng trong tranh.
III. Các Đặc điểm của Hội họa Phục hưng
Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn, đỉnh cao của nghệ thuật.
Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện.
Tượng David của Mikenlanggio
Đức trinh nữ Maria, Raphael
" Đức mẹ" của Rapael
Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn thiện, chính xác, cân đói về tỉ lệ, giai đoạn này là đỉnh cao về tỉ lệ con người, chuẩn mực về con người, là mét trong những yếu tố tạo hình nghệ thuật Phục Hưng độc đáo.
Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau... đây cũng là mét trong những yếu tố tạo hình nghệ thuật Phục Hưng vô cùng độc đáo.
San Zaccaria Altarpiece, Giovanni Bellini
Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường tầm mắt, điểm tụ, xa gần cả về đậm nhạt. Đạt chuẩn về luật xa gần (bức Trường học Aten).
Màu sắc tương đối hài hòa chắc chắn, ấm cúng, tình cảm, tương phản nhẹ, thể hiện được gam màu chủ đạo.
Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ rang, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động, buồn, vui mừng, giận dữ, đau khổ, lo sợ, hãi hung, kính phục,...
Ánh sang trong tranh giai đoạn 3 – Giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn so với giai đoạn 2, đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội họa mà không thể không kể đến yếu tố ánh sang trong tranh.
IV. Nét độc đáo trong hội họa Phục Hưng
- Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hình thức hoành tráng.
- Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật Cổ đại Hy Lạp – La Mã. Nghiên cứu giải phẫu – xa gần
- Tả chất vô cùng độc đáo và làn da mềm mại chủa người phụ nữa và cơ bắp của đàn ông...
- Lần đầu tiên sử dụng sơn dầu làm chất liệu
- Sử dụng luật phối cảnh tạo chiều sâu
- Các họa sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần...
V. Tác giả Leonardo Da Vinci
Leonardo DaVinci là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố 30 km về phía Tây gần Empoli, cúng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì "da Vinci" có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như bức Molalisa , Bữa ăn tối cuối cùng.
Chân dung leonardo Da Vinci
Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về , , dù nhảy, sự sử dụng hội tụ , , sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong ở thời đại còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong , , , và nghiên cứu về . Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký.
VI. Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper
Họa phẩm "Bữa tiệc cuối cùng" được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong 3 năm (1495 – 1498). Phần lớn chúng ta đều biết đó là một kiệt tác hội họa, một tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời đại Phục Hưng (thế kỷ 14 đến 17).
Bức bích họa lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (ở thành phố Milano), mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.
Leonardo vẽ Chúa Jesus ngồi ở giữa các tông đồ và nói câu "Trong các con, có kẻ muốn phản bội ta".
Tuy nhiên, bức tranh còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu người ta mới dần phát hiện ra.
Điều đầu tiên mà những nhà phân tích, nghiên cứu phát hiện ra đó là, danh họa đã 'vẽ' một bản nhạc dài 40 giây với các nốt là bàn tay của Chúa, tông đồ và các lát bánh mì.
Ngoài ra, chuyên gia người Ý Giovanni Maria Pala còn phát hiện nhiều mật mã ẩn dưới bức "The Last Supper". Đó là một câu nói bằng tiếng Thái cổ là "vinh quang và hiến dâng bên Người" và hình ảnh 3 chiều của chén Thánh (biểu tượng huyền bí của Thiên chúa giáo).
Ross King, chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại cho biết, ông còn tìm thấy bằng chứng Leonardo da Vinci vẽ chính mình trong bức họa hơn 500 tuổi này. Khuôn mặt của danh họa được thể hiện trong hình ảnh Thánh James 'nhỏ' và Thánh Thomas.
Trong cuốn "Mật mã Da Vinci" (2003) của nhà văn Mỹ Dan Brown đề cập tới hình ảnh người ngồi bên tay phải Chúa Jesus là Maria Magdalene - vợ của chúa Jesus, với gương mặt thanh tú, thoáng nét vồng lên của bộ ngực cùng sóng tóc xoăn mềm mại.
Chưa hết, mới đây, chuyên gia đồ học Slavisa Pesci tin rằng, qua hình ảnh phản chiếu trong gương chúng ta có thể thấy Chúa Jesus đang bế một đứa trẻ và chúc phúc lành cho em. Đến giờ, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể xác định lai lịch của đứa trẻ đó.
Quả thực, tại sao một bức tranh vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa nhiều bí mật đến vậy là điều mà các chuyên gia trên thế giới tiếp tục dày công nghiên cứu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro