Lịch sử 27 vị Phật quả khứ(Part4)
16- Đức Phật Siddhattha.
Khi tuổi thọ nhân loại từ atăng kỳ năm giảm xuống còn 100 ngàn năm.
Theo thông lệ, Bồtát Chánh giác từ cung trời Tusita, nhận lời thỉnh cầu của chư Thiên, Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Ngài nhập vào thai bào của bà Hoàng Subhassā, cha Bồtát là Đức vua Udena trị vì kinh thành Vebhāra.
Bồtát đản sinh nơi vườn hoa Viriya, khi Bồtát ra khỏi thai bào, tất cả ước muốn mọi người dù lớn hay nhỏ đều thành tựu, tất cả mọi công trình đang xây dựng dù lớn hay nhỏ đều hoàn tất, nên Ngài được gọi là Siddhattha.
Bồtát Siddhattha sống tại gia là 10 ngàn năm, trong ba cung điện: Cung điện Kola, cung điện Suppala và cung điện Paduma(), có 48 ngàn cung nữ xinh đẹp hầu hạ, vợ Ngài là công nương Somanassā().
Vào ngày trăng tròn tháng Āsalha (tháng 6 âl, theo lịch VN), nàng Somanassā sinh ra Thái tử Anupama, Bồtát Siddhattha cũng chứng kiến đầy đủ bốn điềm tướng, Bồtát quyết định xuất gia.
Ngài ngự trên chiếc kiệu bằng vàng, đến vườn Ngự Uyển Viriya và xuất gia nơi đấy, có đến 1.000 tỷ người xuất gia theo hầu Bồtát.
Bồtát thực hành khổ hạnh 1o tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do nữ Bàlamôn Sumettā con gái của Bàlamôn trưởng giả làngAsadisa cúng dường.
Bồtát nghĩ trưa nơi khu rừng Badara, vào buổi chiều Ngài đi đến cây cổ thụ Kaṇikāra, trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ do người giữ ruộng tên Varuṇa cúng dường.
Nơi gốc cây Karaṇika, Bồtát trải tám bó cỏ và Bảo tọa chiến thắng hiện khởi cho Ngài.
Trên Bảo tọa Bồtát Siddhattha chiến thắng toàn bộ năm loại ma, khi mặt trời vừa ló dạng, Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Siddhattha.
Thắng hội I.
Đức Phật Siddhattha Chuyển pháp luân nơi vườn Nai, cách cây Đại giác Karaṇika 18 dotuần tế độ một tỷ vị Samôn xuất gia theo hầu Ngài.
Pháp thoại này mang đến Thánh quả cho 1.000 tỷ nhân thiên.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
3- Tassāpi atulatejassa; ahesuṃ abhisamayā tayo.
Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.
"Vị có uy lực vô song; có ba lần thắng hội.
Có 100 ngàn 10 triệu; là Thắng hội đầu tiên"().
Thắng hội II.
Nơi kinh thành Bhīmarattha trị vì bởi vua Bhīmarattha, Đức vua Bhīmaratta được tin Đức Thế Tôn Siddhattha xuất hiện trên thế gian, cử các đại thần đến thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến kinh thành Bhīmarattha.
Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu du hành đến thành Bhīmarattha.
Đức vua ra tận cổng thành đón tiếp Đức Thế Tôn, thỉnh Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu ngự vào Khánh đường rộng lớn đã được kiến tạo trước ở giữa kinh thành, cư dân kinh thành tụ hội đông đảo để cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng.
Đức vua cúng dường đến Đức Thế Tôn Siddhattha cùng Tăng chúng trọng thể.
Sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn phúc chúc bằng thời pháp thoại. Ngài đã gióng lên tiếng trống pháp với âm giọng du dương như tiếng chim Calăngtầngià, đầy đủ tám âm điệu như tiếng nói của vị Phạm thiên.
Dứt pháp thoại có 900 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Punāparaṃ bhīmarathe; yadā āhani dundubhiṃ.
Tadā navutikoṭīnaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Lần khác nơi thành Bhīmaratta; Ngài gióng lên tiếng trống.
Khi ấy có 90 mười triệu vị; là Thắng hội thứ hai" (sđd.4).
Thắng hội III.
Lần trở về kinh thành Vebhāra để viếng vua Udena cùng thân tộc, Đức Thế Tôn giảng về lịch sử chư Phật.
Pháp thọai mang đến Thánh quả cho 900 triệu nhân thiên.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Yadā buddho dhammaṃ desesi; vebhāre so puruttame.
Tadā navutikoṭīnaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
"Khi Đức Phật, bậc Tối thượng giảng pháp, nơi thành Vebhāra.
Có 90 mười triệu vị; là Thắng hội thứ ba"(sđd.5).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Siddhattha.
Tăng hội I.
Lần tụ hội thứ I xảy ra nơi kinh thành Amara.
Nơi kinh thành Amara có hai vị vua là anh em đang cùng trị vì vương quốc, đó là vua Sambahula()và vua Sumitta.
Vào buổi sáng, với Phật trí, Đức Thế Tôn quán xét thế gian, Ngài thấy được duyên lành hai vị vua cùng hội chúng của hai vị ấy.
Đức Thế Tôn theo đường hư không ngự đến kinh thành Amara, hạ thân ở giữa kinh thành rồi Đức Thế Tôn Siddhattha lưu lại dấu chân nơi ấy.
Sau đó Đức Thế Tôn đi vào vườn Ngự Uyển Amara, Ngài ngồi trên tảng đá bằng phẳng ở giữa kh vườn, tảng đá trở nên mát lạnh do ảnh hưởng từ tâm của Đức Phật.
Hai vị vua nhìn thấy dấu chân của Đấng Đại sĩ, liền theo dấu vết bậc Đại nhân, đến vườn Ngự Uyển.
Nhìn thấy Đức Thế Tôn đang ngồi trên tảng đá bằng phẳng, trong tâm hai vị vua khởi lên ý nghĩ: "Đây là bậc Đạo sư của chúng ta".
Hai vị vua đến đảng lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên hợp lẽ.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng, dứt pháp thoại hai vị vua cùng 1.000 triệu tùy tùng chứng Thánh quả Alahán. Tất cả đều được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...". Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Một lần khác, giữa các vị Tỳkhưu Alahán được xuất gia theo cách : Ehi bhikkhu..." có số lượng là 900 triệu vị, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến đại chúng Tăng ấy. Đây là Tăng hội II của Ngài.
Tăng hội III.
Một lần khác, nơi Đại tự Sudassana có cuộc tụ hội của 800 triệu vị Tỳkhưu Alahán được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave...", Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến Hội chúng Tăng ấy.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
6- Sannipātā tayo āsuṃ; tasmimpi dvipaduttame.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Ngài có ba lần tụ hội; vị không có bậc thứ hai hơn Ngài.
Những vị trong sạch, không còn ô nhiễm; có tâm an tịnh kiên định".
7- Koṭisatānaṃ navutīnaṃ; asītiyāpi ca koṭinaṃ.
Ete āsuṃ tayo ṭhānā; vimalānaṃ samāgame.
"Có 100 mười triệu, 90 ; và 80 mười triệu như vậy.
Là ba lần tụ hội như thế; sự tụ hội trong sạch" (sđd.6-7).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là thanh niên Bàlamôn Maṅgala, cư ngụ nơi thành Surasena.
Thanh niên Bàlamôn Maṅgala tinh thông ba Tạng Veda (Vệđà) cùng những nghệ thuật Bàlamôn luôn cả kinh điển Vedanga.
Nhận thấy không có cốt lỏi trong giáo thuyết Bàlamôn, thanh niên Maṅgala đã bố thí hết gia sản có giá trị là hằng trăm mười triệu tiền vàng, xuất gia làm ẩn sĩ tu tập nơi vùng núi Tuyết, đạt 8 thiền chứng cùng 5 thắng trí.
Được tin Đức Thế Tôn Siddhattha xuất hiện trên thế gian, ẩn sĩ Maṅgala đến yết kiến Đức Thế Tôn.
Sau khi đảnh lễ Đấng Tối Thượng trong tam giới, ẩn sĩ Maṅgala ngồi vào nơi hợp lẽ, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng với khuynh hướng Chánh giác của ẩn sĩ.
Hoan hỷ với thời pháp thoại của Đức Phật Siddhatta, ẩn sĩ Maṅgala dùng năng lực thần thông đi đến những vùn đất hiểm trở tìm những trái cây quý hiếm và đầy hương vị, mang đến Đại tự Surasena cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng 900 triệu vị Thánh Tăng Alahán.
Giữa đại chúng, Đức Thế Tôn Siddhattha tiên tri rằng: "Sau 94 đại kiếp kể từ kiếp này, ẩn sĩ này sẽ trở thành Đấng Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Siddhattha
Đức Phật Siddhattha cao 80 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng khắp 10 ngàn thế giới.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Siddhattha là Trưởng lão Sambahula và Trưởng lão Sumitta. Thị giả là Trưởng lão Revata.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Siddhattha là Trưởng lão ni Silavā và Trưởng lão ni Surāmā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Siddhattha là Trưởng giả Suppiya và Trưởng giả Samudda.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Siddhattha là bà Rammā và bà Surammā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Atthadassī là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi vườn hoa Anoma gần thành Anoma.
Bảo tháp tôn thờ Xálợi của Ngài cao 4 dotuần.
Phụ lục.
*Trưởng lão Buddhasaññaka.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Vào 94 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là một gia chủ, nhìn thấy Đức Phật Siddhattha, khởi tâm hoan hỷ tịnh tín, đảnh lễ Đức Phật().
*Trưởng lão Vītasoka.
Ngài là em vua Dhammāsoka (ADục), là vị Tử hoàng trong hoàng tộc Moriya (Khổng Tước).
Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài trở thành đệ tử cư si của Trưởng lão Giridattta, thông thạo ba Tạng Kinh điển.
Một hôm khi cắt tóc, Ngài soi gương thấy được vài sợi tóc bạc, tâm tư bị xúc động mạnh, Ngài triển khai pháp quán, cố gắng thiền tịnh, ngay tại chỗ ngồi Ngài chứng Thánh quả Dự lưu.
Rồi Ngài xin được xuất gia với Trưởng lão Giridatta, không bao lâu Ngài chứng Thánh quả Alahán và tuyên bố Thánh trí của mình qua hai kệ ngôn (hai kệ ngôn này được đưa vào trong lần kết tập Phật ngôn III).
169- Kese me olikhissanti; kappako upasaṅkami.
Tato ādāsamādāya; sarīraṃ paccavekkhisaṃ.
"Hãy cạo tóc cho ta; người cạo tóc đã đến.
Ta cầm lấy cái gương; quán sát thân thể (ta).
170- Tuccho kāyo adissittha, andhakāro tamo byagā;
Sabbe coḷā samucchinnā, natthi dāni punabbhavo''ti.
"Thân được thấy trống rỗng; chìm tối trong đêm đen.
Mọi vải quấn chặt đứt; nay không còn tái sinh. (HT. TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ, nghe Đức Phật xuất hiện trên thế gian, ẩn sĩ lìa bỏ am thất đến yết kiến Đức Thế Tôn.
Nhưng ẩn sĩ còn cách Đức Phật 150 dotuần, lâm trọng bịnh rồi mệnh chung với tâm tịnh tín nơi Đức Phật.
Ngài có thể là Trưởng lão Buddhasaññaka được nói đến trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Bodhighariya.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phât Gotama.
Vào thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài có xây dựng một sảnh đường gần cây Đại giác của Đức Phật để cúng dường đến Tăng chúng.
Vào 65 đại kiếp trước, hậu thân gia chủ làm vua cai trị kinh thành Kāsila dài 10 dotuần, rộng 8 dotuần do Thiên tử Vissakamma xây dựng, cung điện Đức vua có tên là Maṅgala().
*Trưởng lão Sudhāpiṇḍiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 94 kiếp trái đất trước, trong thời Giáo pháp của Đức Phật Siddhattha, tiền thân của Ngài là một gia chủ có cúng dường hồ để xây dựng Bảo tháp thờ Xálợi Phật Siddhattha.
Vào 30 kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ này là vị Đại đế có vương hiệu là Paṭisaṅkhāra().
*Trưởng lão Hatthidāyaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 94 kiếp trái đất trước trong thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài là một gia chủ, có cúng dường đến Đức Thế Tôn Siddhattha con voi.
Bảy mươi kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ này làm vua 16 lần với vương hiệu Samantapāsādikā().
*Trưởng lão Ākāsukkhipiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 94 kiếp trái đất trước trong thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài là một gia chủ, có cúng dường đến Đức Thế Tôn Siddhattha bông sen và tung lên không trung một bông khác để cúng dường.
Vào 30 kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ này làm vua với vương hiệu Antatikkhacara().
*Trưởng lão Ukkhepakaṭa Vaccha.
Trong thời Đức Phật còn tại thế, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn Vaccha trong thành Sāvatthi (Xávệ).
Nghe được pháp thoại của Đức Thế Tôn, Ngài phát khởi tâm tịnh tín xuất gia trong Tăng đoàn và trú ở một làng trong xứ Kosala.
Ngài học pháp với nhiều vị Tỳkhưu, nhưng đến khi học pháp nơi Ngài Sāriputta (XáLợiPhất), Ngài mới phân biệt được: Luật – Kinh và Thắng pháp.
Ngài nỗ lực học thuộc cả ba Tạng (trước khi Kết tập Phật ngôn I)(), rồi thực hành pháp chứng Thánh quả Alahán().
Về sau Ngài trở thành vị Giáo thọ sư danh tiếng.
Theo Ngài Dhammapāla, Ngài có danh hiệu là Ukkhepakaṭa vì Ngài có thể đọc vanh vách cả ba Tạng().
Một hôm Ngài ngồi nói với Ngài như nói với người khác qua kệ ngôn.
65- Ukkhepakatavacchassa, saṅkalitaṃ bahūhi vassehi;
Taṃ bhāsati gahaṭṭhānaṃ, sunisinno uḷārapāmojjo''ti.
"Vaccha đã quăng bỏ() xong, những chất chứa() nhiều năm.
Vị ấy nói như vậy với các gia chủ;
Với tâm rộng lớn, vị ấy ngồi nơi trang trọng"().
Tiền sự.
Trong thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài Vaccha là một gia chủ có cúng dường đến Giảng pháp đường của Đức Phật một cây cột trụ.
Vào 65 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là vị Đại đế có vương hiệu là Udena, cung điện bảy tầng của Đức vua được xây trên một cột trụ cao.
Ngài có thể là Trưởng lão Ekatthambhika nói trong tập Apadāna (Ký sự)().
*Trưởng lão Uttara.
Ngài là con một gia tộc Bàlamôn nơi thành Sāketa, được đặt tên là Uttara.
Trong một chuyến đi buôn nơi thành Sāvatthi, Ngài chứng kiến uy lực Song thông của Đức Thế Tôn nơi cây xoài Ganda (Gandaamba), tâm Ngài vô cùng ngưỡng mộ Đức Thế Tôn.
Rồi khi nghe được Đức Thế Tôn thuyết kinh Kālakārāma() ở Sāketa, Ngài xin xuất gia trong Tăng đoàn rồi theo Đức Phật đi đến thành Rājagaha (Vương xá). Nơi đây, Ngài tinh cần phát triển tuệ quán chứng đạt sáu Thắng trí.
Khi trở về kinh thành Sāvatthi (Xávệ) để hầu hạ Đức Thế Tôn, các vị Tỳkhưu hỏi Ngài:
-Thưa hiền giả Uttara, hiền giả đã thành tựu những gì trong sự nghiệp giải thoát?
Ngài tuyên bố Thánh trí của mình với hai kệ ngôn.
161- Khandhā mayā pariññātā; taṇhā me susamūhatā.
Bhāvitā mama bojjhaṅgā; patto me āsavakkhayo.
"Khéo hiểu rõ các nhóm; ta khéo nhổ sạch ái luyến.
Khéo tu tập giác chi; Ta chứng đạt vô nhiễm".
162- Sohaṃ khandhe pariññāya; abbahitvāna jāliniṃ.
Bhāvayitvāna bojjhaṅge; nibbāyissaṃ anāsavo''ti.
"Vị thấu triệt các nhóm; thoát ra khỏi lưới rập.
Đã thành tựu giác chi; không ô nhiễm viên tịch"().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài là một gia chủ có niềm tin trong sạch đặt nơi Đức Thế Tôn.
Khi Đức Phật viên tịch, gia chủ cho hội tất cả gia đình đi đến đảnh lễ Xálợi Đức Phật và cúng dường cây phướn.
Ngài chính là Trưởng lão Dhātupūjaka nói trong tập Apadāna (Ký sự)().
Có thể Ngài là Trưởng lão Uttara được nói trong kinh Uttarasutta().
*Trưởng lão Uttiya (hay Uttika).
Ngài là con một gia tộc Bàlamôn ở kinh thành Sāvatthi (Xávệ), khi đến tuổi trưởng thành Ngài xuất gia tầm cầu pháp bất tử, trở thành một du sĩ,
Một lần trong khi bộ hành, du sĩ nhìn thấy Đức Thế Tôn, liền đi đến chào hỏi và vấn pháp.
Nghe Đức Thế Tôn giảng pháp, Ngài hoan hỷ xin xuất gia trong Tăng đoàn.
Do giới hạnh của Ngài không thanh tịnh nên Ngài không chứng đạt Thánh quả, thấy các vị Tỳkhưu tuyên bố lên Thánh trí của mình.
Ngài đến thỉnh cầu Đức Thế Tôn thuyết vắn tắt để Ngài nương theo đó thực hành. Đức Thế Tôn dạy:
– Này Tỳkhưu, ngươi phải thực hành thanh tịnh về học giới được Đấng Như Lai thuyết giảng.
Rồi Đức Thế Tôn thuyết vắn tắt về hạnh Samôn.
Nương theo lời dạy này, Ngài nỗ lực thực hành pháp, trong lúc cố gắng hành pháp Ngài lâm trọng bịnh, nhưng Ngài không thối giảm tinh tấn và vượt qua được chướng ngại, chứng Thánh quả Alahán.
Ngài nói lên Thánh trí của mình qua kệ ngôn.
30- Ābādhe me samuppanne; sati me udapajjatha.
Ābādho me samuppanno; kālo me nappamajjitu''nti.
"Trong khi ta lâm bịnh; niệm khởi lên nơi ta.
Trong khi ta lâm bịnh; không phải thời phóng dật".(HT. TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Siddhattha, tiền thân Ngài là một con sấu sống trong sông Candabhāgā, từng dùng lưng đưa Đức Phật qua sông.
Hậu thân con sấu làm Thiên vương 7 lần và làm vua dưới thế 3 lần().
Ngài chính là Trưởng lão Uttiya được đề cập trong Tăng Chi Bộ Kinh(), theo đó Đức Phật có giải thích cho Ngài biết rằng "năm dục trưởng dưỡng" phải được đoạn tận bằng cách tu tập Thánh đạo Tám Ngành.
Trong một bài kinh khác của Aṅguttara nikāya (Tăng Chi Bộ )(), Ngàicó bạch xin Phật thuyết pháp vắn tắt để ông sẽ sống một mình an tịnh, Đức Phật dạy Ngài làm cho thanh tịnh các pháp căn bản trong các thiện pháp.
Có thể Ngài cũng chính là du sĩ Uttiya, vị từng bạch hỏi Đức Phật về sự tồn tại của thế gian ... và được Ngài Ānanda giúp để hiểu rõ tầm quan trọng của các câu mà Đức Phật trả lời.
Dứt lịch sử Đức Phật Siddhattha.
Sau khi Đức Phật Siddhattha viên tịch là kiếp trống (suññakappa). Cách hiền kiếp này trở về trướcc 92 kiếp trái đất, trong kiếp trái đất này có hai vị Chánh giác xuất hiện (maṇḍakappa) là: Đức Phật Tissa và Đức Phật Phussa.
17- Đức Phật Tissa.
Khi nhân loại có tuổi thọ là 100 ngàn năm, Bồtát khi viên mãn 30 pháp Balamật, Ngài tái sinh về cõi Tusita (Đẩu suất).
Theo lời thỉnh nguyện của các chư Thiên, Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Bồtát tái sinh về nhân giới, là con của bà Hoàng Padumā (bà có tên gọi này vì mắt bà giống như đóa hoa sen), cha Ngài là Đức vua Saccasandha(), trị vì nơi kinh thành Khema.
Sau 1o tháng nằm trong thai bào, Bồtát đản sinh nơi vườn hoa Anomā, Ngài được gọi là Tissa.
*Sự đặt tên.
Có hai cách đặt tên: Anvattha và rulhi.
– Anvattha. Là sự đặt tên dựa vào một sự kiện đặc biệt nào đó.
– Rulhi. Là sự đặt tên thông thường tùy ý, không dựa vào sự kiện đặc biệt chi cả.
Bồtát Tissa được đặt tên theo cách rSulhi.
Bồtát Tissa sống tại gia 7 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Guhā(), cung điện Selanārī() và cung điện Nisabhā, có 33 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Bồtát là công nương Subhaddā.
Vào ngày nàng Subhaddāsinh ra Thái tử Ānanda, Bồtát Tissa thấy điềm tướng "vị Samôn", Ngài quyết định ra đi xuất gia.
Bồtát cưỡi ngựa chúa Sonuttara lìa bỏ kinh thành ra đi xuất gia.theo gương Ngài có 10 triệu tùy tùng xuất gia làm Samôn theo hầu Ngài.
Bồtát Tissa khổ hạnh trong 8 tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Ngài thọ dụng bát cơm sữa do nàng Virā, con gái một trưởng giả ở làng Vīra cúng dường.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cây cổ thụ Asana, trên đường đi Bồtát nhận 8 bó cỏ do người giữ ruộng tên là Vijisaṅgāmaka dâng cúng.
Nơi cội cây Asana, Bồtát trải 8 bó cỏ, Bảo tọa chiến thắng hiện khởi cho Ngài. Trên Bảo tọa chiến thắng Ngài chứng Vô thượng Chánh giác khi mặt trời vừa ló dạng.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Tissa.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn Tissa khai mở Pháp giải thoát lần đầu tiên nơi vườn Ngự Uyển của rừng Nai (Migādāya), gần kinh thành Yasavatī.
Ngài dạy người giữ vườn Ngự Uyển báo tin cho hai Thái tử Brahmadeva và Udaya (hai vị Thượng thủ tương lai của Ngài).
Hai Thái tử nghe tin Đức Phật Tissa đang ngụ nơi vườn Ngự Uyển, liền cùng với đoàn tùy tùng đến đảnh lễ Đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn thuyết lên bài pháp Chuyển pháp luân thấu suốt cả 10 ngàn thế giới. Dứt pháp thoại có hằng trăm mười triệu nhân thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- So buddho dasasahassimhi; viññāpesi giraṃ suciṃ.
Koṭisatāni abhisamiṃsu; paṭhame dhammadesane.
"Trong 10 ngàn thế giới, Đức Phật; công bố pháp thanh tịnh.
Có hằng trăm 10 triệu vị; là lần đầu giảng pháp"().
Thắng hội II.
Khi 10 triệu vị Samôn xuất gia theo Bồtát, hay tin Đức Thế Tôn khai mở pháp giải thoát nơi rừng Nai. những vị ấy đi đến kinh thành Yasavatī.
Những vị Samôn ấy sau khi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi vào nơi hợp lẽ.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng, dứt pháp thoại có 900 triệu nhân thiên dẫn đầu là 10 triệu vị Samôn chứng đạt Thánh quả giải thoát. Đây là Thắng hội II của Ngài.
Thắng hội III.
Khi nhân thiên tranh luận với nhau về những điều hạnh phúc (maṅgala), nhưng không tìm thấy câu giải đáp thỏa đáng.
Cùng nhau đến hỏi pháp hạnh phúc nơi Đức Thế Tôn Tissa, Đức Thế Tôn thuyết lên kinh Hạnh phúc ( Maṅgalasutta).
Dứt thời pháp có 600 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Dutiyo navutikoṭīnaṃ; tatiyo saṭṭhikoṭiyo.
Bandhanāto pamocesi; satte naramarū tadā.
"Lần hai có 90 mười triệu; lần ba có 60 mười triệu.
Đã thoát khỏi trói buộc; người cùng chư thiên như thế". (sđd.5).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Tissa.
Tăng hội I.
Tăng hội đầu tiên khởi lên nơi thành Yasavatī.
Đức Thế Tôn đi vào thời an cư mùa mưa với 100 ngàn vị Tỳkhưu được xuất gia bằng cách : "Etha bhikkhave ...", trong mùa an cư ấy, tất cả đều chứng Thánh quả Alahán.
Khi hành lễ Tự tứ (pavāraṇā). Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến Hội chúng Tăng ấy. Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Nơi kinh thành Nārivahana được trị vì bởi vua Sujāta.
Vua Sujāta cung thỉnh Đức Thế Tôn Tissa ngự đến kinh thành Nārivahana.
Khi Đức Thế Tôn du hành đến kinh thành Nārivahana, Đức vua Sujāta cùng tùy tùng ra khỏi kinh thành đón tiếp Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng ngự đến Hoàng cung.
Đức vua cúng dường trọng thể đến Đức Phật và Tăng chúng. Sau đó, Đức vua Sujāta cúng dường vô song thí đến Đức Phật và Tăng chúng suốt 7 ngày, vào ngày thứ 7, sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn chúc phúc bằng pháp thoại thích ứng.
Dứt pháp thoại, Đức vua Sujāta truyền ngôi vua cho Thái tử Nārivahana, vua Sujāta cùng đoàn tùy tùng của mình xin được xuất gia, tất cả được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".
Tin vua Sujāta xuất gia trong giáo pháp của Đức Thế Tôn Tissa lan truền khắp nơi, đại chúng đến yết kiến Đức Thế Tôn. Sau khi nghe pháp tất cả xin được xuất gia và các vị ấy được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Vào ngày trăng tròn, Đấng Thập lực ban lời Giáo giới giải thoát đến hội chúng Tăng có số lượng là 9 triệu vị.
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Khīṇāsavasatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
Navutisatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Có một trăm ngàn bậc vô nhiễm; là lần tụ hội đầu tiên.
Có 90 trăm ngàn (9 triệu) vị; là lần tụ hội thứ hai" (sđd.7).
Tăng hội III.
Đức Thế Tôn khi trở về kinh thành Khemavatī để tế độ quyến thuộc, Ngài thuyết lên Lịch sử chư Phật.
Dứt pháp thoại có 8 triệu người xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...". Giữa hội chúng Tăng này, Đức Thế Tôn Tissa đã ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
8- Asītisatasahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; pupphitānaṃ vimuttiyā.
"Có 80 trăm ngàn vị; là lần tụ hội thứ ba.
Những bậc vô nhiễm và trong sạch; hoa giải thoát nở rộ" (sđd.8).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Nơi kinh thành Yasavatī, có Đức vua Sujāta trị vì.
Suy gẫm về sự sinh tử triền miên, vua Sujāta khởi lên kinh sợ dòng luân hồi, Ngài từ bỏ vương quốc phồn thịnh, cùng với nhóm tùy tùng thân tín ra đi xuất gia làm ẩn sĩ trước khi Đức Thế Tôn Tissa hiện khởi trên thế gian.
Ẩn sĩ Sujāta đạt được 8 thiền chứng cùng 5 thắng trí.
Được tin Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian, tâm ẩn sĩ Sujāta ngập tràn phỉ lạc. Trước khi đến yết kiến Đức Thế Tôn Tissa, ẩn sĩ Sujāta suy nghĩ: "Ta sẽ tôn vinh ân đức Phật".
Với năng lực thần thông của mình, ẩn sĩ đến cõi trời Ba mươi ba (Tāvatiṃsa), tìm những cánh thiên hoa như: Paricchattaka, Salala cùng những loại thiên hoa khác như hoa Mandārava ..., ẩn sĩ đi đến vườn Cittalata, nhặt những cánh thiên hoa bỏ vào một giỏ lớn rộng 1 gāvuta, rồi trở về nhân giới.
Ẩn sĩ theo đường hư không đến đảnh lễ Đức Thế Tôn Tissa, cúng dường thiên hoa dưới chân Đức Phật, thiên hoa tỏa mùi hương ngào ngạt lan tỏa khắp kinh thành.
Ngoài ra, trước hàng tứ chúng đông đảo, ẩn sĩ Sujāta đứng cầm lọng che cho Đức Phật, chiếc lọng Paduma làm bằng những tua nhụy sen trời kết lại, nên hương thơm từ chiếc lọng Paduma tỏa ra ngào ngạt.
Giữa đại chúng, Đức Thế Tôn Tissa tiên tri rằng: "Sau 92 kiếp trái đất kể từ kiếp trái đất này, ẩn sĩ Sujāta này sẽ trở thành vị Chánh giác, có tộc họ là Gotama, có tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Tissa
Đức Phật Tissa cao 60 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng theo ý cả Ngài.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Tissa là Trưởng lão Brahmadeva và Trưởng lão Udaya. Thị giả là Trưởng lão Samaṅga().
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Tissa là Trưởng lão ni Phussā và Trưởng lão ni Sudattā .
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Tissa là Trưởng giả Sambala và Trưởng giả Sirī.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Tissa là bà Gotamī và bà Upasenā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Tissa là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi Đại tự Sunanda gần thành Sunandavatī cùng với tất cả vị Thánh Alahán đệ tử của Ngài. Bảo tháp tôn thờ Xálợi của Ngài cao 3 dotuần.
Phụ lục.
*Trưởng lão Puṇṇamāsa.
Ngài là con của Bàlamôn Samiddhi, là một điền chủ ở kinh thành Sāvatthi (Xávệ), ngày Ngài sinh ra đời tất cả chai lọ trong nhà đều đầy những đồng tiền vàng nên Ngài được đặt tên là Puṇṇamāsa,
Khi trưởng thành Ngài thành lập gia thất có được một người con trai.
Nghe được pháp thoại của Đức Thế Tôn, Ngài xuất gia thọ giới Tỳkhưu trong Tăng đoàn.
Dưới sự chỉ dẫn của Đức Thế Tôn, Ngài nỗ lực hành đạo, lấy bốn sự thật làm đề tài quán xét và chứng Thánh quả Alahán.
Sau đó Ngài trở về kinh thành Sāvatthi trú ngụ nơi nghĩa địa.
Khi người con trai của Ngài mệnh chung, người vợ cũ của Ngài trang điểm thật xinh đẹp đi cùng với nhiều người đến nơi cư ngụ của Ngài, thuyết phục Ngài quay trở về để giữ gia tài vì không có người thừa kế gia sản ấy.
Ngài nói lên tâm đã giải thoát không còn vướng bận thế sự của mình qua kệ ngôn.
10- Vihari apekkhaṃ idha vā huraṃ vā; yo vedaūū samito yatatto.
Sabbesu dhammesu anūpalitto; lokassa jaññā udayabbayañcā''ti.
"Sống không nương ở đây hay về sau; ai hiểu an tịnh(), tự chế ngự().
Không nhiễm đắm các pháp; hiểu thấu sinh diệt trong đời"().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Tissa, tiền thân Ngài là một thợ săn, có lần nhìn thấy chiếc y Paṃsukūla của Đức Phật ở trong rừng, người thợ săn phát tâm hoan hỷ hồi tưởng đến công hạnh của Đức Thế Tôn, người thợ săn liệng bỏ cung tên, chấp tay đảnh lễ chiếc y().
Ngài có thể là Trưởng lão Paṃsukūlasaññika được đề câp trong tập Apadāna (Ký sự)().
*Trưởng lão Pañcahatthiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama,
Và 92 đại kiếp trước, tiền thân Ngài là một Bàlamôn cùng với các đệ tử đang đi trên đường, nhìn thấy Đức Thế Tôn Tissa cùng với các Tỳkhuu tùy tùng đang đi du hành.
Bàlamôn hoan hỷ tung lên 5 nắm hoa huệ cúng dường đến Đức Thế Tôn.
Vào 13 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài được làm vua 5 lần với vương hiệuSabhāsammata().
*Trưởng lão Padasaññaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama,
Và 92 đại kiếp trước, tiền thân Ngài là một gia chủ, nhìn thấy dấu chân của Đức Phật Tissa, gia chủ khởi tâm tịnh tín nơi ân đức Phật, đảnh lễ dấu chân ấy.
Vào 7 kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ là vị Đại đế với vương hiệu Sumedha().
*Trưởng lão Suhemanta.
Ngài sinh ra trong một gia đình Bàlamôn rất giàu có ở ngoài biên địa.
Một hôm Bàlamôn Suhemanta nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp trong Vườn Nai ở Saṅkassa, Ngài khởi lòng tin, xin gia nhập Tăng Đoàn.
Ngài nhanh chóng trở thành người tụng Tam Tạng và đắc quả Alahán đúng thời.
Ngài suy nghĩ: "Ta đã thành đạt những gì mà người đệ tử có thể thành đạt được. Vậy ta hãy phục vụ Tăng chúng với sở học của mình".
Ngài trở thành vị Giáo thọ sư cho các vị Tỳkhưu và cố vấn cho các Tỳkhưu giải quyết những vấn đề khó khăn.
Một hôm Ngài nói với đại chúng có trí như sau.
106- Sataliṅgassa atthassa; satalakkhaṇadhārino.
Ekaṅgadassī dummedho; satadassī ca paṇḍito''ti.
"Trăm ý nghĩa hiện bày; trăm tướng trạng ẩn khuất.
Kẻ ngu thấy có một; bậc trí thấy cả trăm"().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Tissa, tiền thân Ngài là thợ rừng, từng cúng dường đến Đức Phật bông nguyệt quế (punnāga) khi thấy Đức Thế Tôn ngồi dưới gốc cây.
Vào 91 kiếp trái đất trước, hậu thân người thợ rừng là vị vua có vương hiệu Tamonuda().
Ngài là Trưởng lão Punnāgapupphiya nói trong tập Apadāna (Ký sự)().
*Trưởng lão Naḷinakesariya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 92 kiếp trước tiền thân Ngài là con chim nước. Thấy Đức Phật Tissa du hành trên không trung, chim dùng mõ dưng Phật một bông sen.
Vào 73 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu là Satapatta().
Dứt lịch sử Đức Phật Tissa.
18- Đức Phật Phussa.
Sau khi Đức Phật Tissa viên tịch, tuổi thọ nhân loại từ 100 ngàn năm giảm dần xuống còn 10 năm, rồi lại tăng dần đến atăng kỳ năm. Rồi lại giảm dần xuống đến khi còn 9o ngàn năm, bấy giờ Đức Phật Phussa xuất hiện trên thế gian.
Từ cug trời Tusita (Đẩusuất), Bồtát tái sinh vào thai bào của bà Hoàng Sirimā, cha Ngài là Đức vua Jayasena trị vì kinh thành Kāsika.
Sau 10 tháng mang thai, bà Hoàng Sirimā sinh ra Bồtát nơi vườn hoa Sirimā. Vì Bồtát sinh ra vào ngày chòm sao Phussa chiếu sáng, nên Ngài được đặt tên là Phussa.
Bồtát Phussa sống tại gia 9 ngàn năm(), trong ba tòa cung điện: Cung điện Garuḷa() cung điện Haṃsa và cung điện Suvaṇṇabhārā() có 30 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là Công nương Kisāgotamī.
Khi Bồtát chứng kiến điềm tướng thứ tư là "vị Samôn" cũng là ngày nàng Kisāgotamī hạ sinh Thái tử Anupama.
Bồtát Phussa quyết định ra đi xuất gia, Ngài cưỡi trên lưng voi Maṅgala (Hạnh phúc) ra khỏi kinh thành cùng với đoàn tùy tùng là 10 triệu người.
Khi Bồtát xuất gia, 10 triệu tùy tùng theo gương Ngài xuất gia để phục vụ Ngài.
Bồtát khổ hạnh trong sáu tháng, ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do nàng Sirivaḍḍhā con gái trưởng giả trưởng làng cúng dường.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cây cổ thụ Āmalaka (Amalặc), trên đường đi Bồtát nhận tám bó cỏ do ẩn sĩ khổ hạnh (tāpasa) cúng dường.
Nơi cội cây Āmalaka, Bồtát trải 8 bó cỏ, một Bảo tọa chiến thắng xuất hiện cho Ngài. Trên Bảo tọa chiến thắng, Bồtát chiến thắng toàn bọn māra, thành tựu Vô thượng Chánh giác khi mặt trời vừa ló dạng.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Phussa.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn Phussa khai mở pháp giải thoát nơi rừng Isipatana, gần thành Saṅkassa để tế độ 10 triệu vị Samôn theo Ngài xuất gia khi trước.
Pháp thoại mang lại Thánh quả cho 1.000 tỷ chư thiên và nhân lọai.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
3- Dhammacakkaṃ pavattente; phusse nakkhattamaṅgale.
Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.
"Đức Phật Phussa vận chuyển bánh xe pháp; trong buổi lễ hội các vì sao().
Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội đầu tiên"().
Thắng hội II.
Đức vua Sirivaḍḍha trị vì kinh thành Bārāṇasī, đã từ bỏ vương quốc ra đi xuất gia làm ẩn sĩ, có 90 ngàn tùy tùng theo Ngài xuất gia làm ẩn sĩ để phục vụ Ngài.
Đức Thế Tôn Phussa theo đường hư không đến ẩn xá của 90 ngàn ẩn sĩ. Ngài thuyết lên pháp thoại tế độ 9 triệu nhân thiên chứng đắc Thánh quả. Đây là Thắng hội II của Ngài.
Thắng hội III.
Khi Đức Thế Tôn Phussa giáo giới cho Tỳkhưu Anupama (con trai Ngài), có sự lãnh hội Giáo pháp của 8 triệu nhân thiên.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Navutisatasahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
Asītisatasahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
"Có 90 trăm ngàn vị; là Thắng hội lần hai.
Có 80 trăm ngàn vi; là Thắng hội lần ba" (sđd.4).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Phussa.
Tăng hội I.
Nơi kinh thành Kaṇṇakujja có Thái tử Surakkhita và Dhammasena là con vị Tế lễ sư. Hai vị là đôi bạn thân chí thân.
Đức Thế Tôn Phussa cùng đại chúng Tỳkhưu du hành đến kinh thành Kaṇṇakujja.
Hai vị đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng, thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến Hoàng cung để cúng dường vật thực.
Hai vị cúng dường đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng trọn 7 ngày, vào ngày thứ 7 Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng. Hai vị cùng 6 triệu tùy tùng chứng Thánh quả Alahán. Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Đức Thế Tôn Phussa khi trở về kinh thành Kāsika để tế độ quyến thuộc, Ngài thuyết lên Lịch sử chư Phật.
Dứt pháp thoại có 5 triệu vị trở thành"Hãy đến đây này các Tỳkhưu ...".
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Sannipātā tayo āsuṃ; phussassāpi mahesino.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Có ba lần tụ hội, của bậc Đại ẩn sĩ Phussa.
Là những bậc vô nhiễm, trong sạch; có tâm an tịnh kiên định".
6- Saṭṭhisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
Paññāsasatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Có 60 trăm ngàn vị; là lần tụ hội thứ nhất.
Có 50 trăm ngàn vị. là lần tụ hội thứ hai" (sđd.5-6).
Tăng hội III.
Khi Đức Thế Tôn Phussa thuyết lên kinh Hạnh phúc (Maṅgalasutta), có 4 triệu người xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Cattārīsasatasahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Anupādā vimuttānaṃ; vocchinnapaṭisandhinaṃ.
"Có 40 trăm ngàn vị; là lần tụ hội thứ ba.
Không nắm giữ, giải thoát; đã chấm dứt sự tái sinh" (sdđd.7).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, Bồtát Gotama là vị vuaVijitāvī trị vì kinh thành Arindana.
Được nghe Pháp từ Đức Thế Tôn Phussa, vua Vijitāvī từ bỏ vương quốc, xuất gia trong Giáo pháp của Đức Phật Phussa.
Khi thông thuộc Pháp luật, Trưởng lão Vijitāvī thực hành pháp, chứng đắc 8 thiền chứng cùng 5 pháp thần thông.
Giữa đại chúng, Đức Phật Phussa tiên tri rằng: "Sau 92 kiếp trái đất kể từ kiếp trái đất này, Tỳkhưu Vijitāvī trở thành vị Chánh giác có tộc họ là Gotama, có tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Phussa.
Đức Phật Phussa cao 50 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng theo ý cả Ngài.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Phussa là Trưởng lão Surakkhita và Trưởng lão Dhammasena. Thị giả là Trưởng lão Sabhiya.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Phussa là Trưởng lão ni Cālā và Trưởng lão ni Upacālā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Phussa là Trưởng giả Dhanañjaya và Trưởng giả Visakha.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Phussa là bà Padumā và bà Nagā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Tissa là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi vườn Sona()gần thành Kusinārā. Xálợi của Ngài được rải tản khắp nhân thiên.
Phụ lục.
*Trưởng lão Padumapupphiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Phussa, tiền thân của Ngài cúng dường đến Đức Phật Phussa một cánh bông sen, rồi sau đó xuất gia trong Tăng đoàn của Đức Phật Phussa.
Vào 48 kiếp trái đất trước, tiền thân của Ngài có 18 lần là vị Đại đế với vương hiệu làPadumabhāsa().
*Trưởng lão Phaladaayaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 92 kiếp trái đất kiếp trước, tiền thân của Ngài là một ẩn sĩ ẩn cư nơi núi Tuyết, có cúng dường đến Đức Phật Phussa một nắm trái cây rừng().
Dứt lịch sử Đức Phật Phussa.
19- Đức Phật Vipassī.
Sau khi Đức Thế Tôn Phussa viên tịch, kiếp trái đất sau đó chỉ xuất hiện một vị Chánh giác (sārakappa) có Hồng danh là Vipassī ().
Khi nhân loại có tuổi thọ từ atăng kỳ năm giảm dần xuống đến 80 ngàn năm, từ cung trời Tha Hóa tự tại, Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Bandhumatī, cha Ngài là Đức vua Bandhumā trị vì kinh thành Bandhumatī. Bồtát được sinh ra nơi khu vườn có đầy nai tên là Khema.
Bồtát Vipassī thuộc dòng tộc Koñdañña.
Những nhà tinh thông tướng pháp, sau khi chiêm tướng Bồtát đã chọn cho Ngài cái tên là Vipassī.
Luận giải về Hồng danh Vipassī như sau:
a- Khi sinh ra Bồtát có đôi mắt tinh tường do phước nghiệp của Ngài, mắt Bồtát như mắt chư thiên, có thể thấy rõ trong ban đêm như ban ngày.
b- Như mắt chư thiên không hề nhắm lại, cũng vậy mắt Bồtát không hề nhắm lại, cho dù lúc Ngài ngủ.
c- Khi Bồtát nhìn sự việc, Ngài có khả năng suy xét thấy được những uẩn khúc sau sự kiện ấy.
Tương truyền, có lần Thái tử Vipassī được trang điểm xinh đẹp mang đến vua cha là Bandhamā.
Đức vua ẳm Thái tử trong lòng vui đùa cùng con, bấy giờ có một vụ kiện, các vị xử án đã xử sai.
Bồtát nhìn thấy, Ngài không hài lòng liền khóc lên, mọi người tìm hiểu nguyên nhân nhưng không thấy. Đức vua suy nghĩ: "Hay có sự sai lầm trong việc xử kiện".
Khi cho xử lại vụ kiện, các vị xử án thấy mình xử sai lầm, nên xử lại đúng đắn, bấy giờ Bồtát nín khóc.
Để thử xem sự việc có phải do nguyên nhân này mà Bồtát khóc không? Đức vua cho xử vụ án như ban đầu, lập tức Bồtát khóc lớn lên, khi xử vụ kiện đúng đắn thì Bồtát nín khóc.
Bồtát Bồtát Vipassī sống tại gia 8 ngàn năm, trong ba tòa cung điện: Cung điện Nanda, cung điện Sunanda và cung điện Sirimā, có 120 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Sudassanā (còn gọi là Sutanū).
Bồtát Vipassī chứng kiến bốn điềm tướng, Ngài quyết định ra đi xuất gia, vào ngày ấy nàng Sudassanā vừa sinh ra cho Ngài một hậu duệ (tanaya) là Thái tử Samavattakkhandha.
Bồtát ra khỏi kinh thành trên cổ xe ngựa do những con ngựa thuần chủng kéo đi, sau khi xuất gia Bồtát cho cổ xe ngựa quay về Hoàng cung.
Có 84 ngàn tùy tùng của Bồtát, vào sáng hôm đó tất cả đi đến cung điện Bồtát để theo phục vụ Ngài, nhưng không thấy Ngài, tất cả ra về để dùng buổi sáng, rồi quay trở lại cung điện của Bồtát, khi ấy cổ xe do ngựa thuần chủng quay về, người đánh xe cho biết: "Thái tử đã xuất gia".
Tất cả liền đi tìm Bồtát và xuất gia làm Samôn để hầu Ngài.
Bồtát khổ hạnh tám tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesākha Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do nàng Sudassanā con gái trưởng giả Sudassana cúng dường.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cây cổ thụ Pāṭalī (cây có hoa giống như loa kèn), cây Pāṭalī này cao 50 hắc tay, tàn nhánh xòe rộng ra 50 hắc tay, khi ấy từ gốc đến ngọn cây Pāṭalī trổ hoa thơm ngát và cây lại vượt cao thêm 8 hắc tay. Vào ngày hôm ấy, không những cây Pāṭalī trổ hoa mà tất cả cây trong rừng đều trổ hoa.
Trên đường đi đến cây Pāṭalī, Bồtát nhận 8 bó cỏ do người giữ ruộng tên là Sujāta. Nơi cội cây Pāṭalī, Bồtát trải 8 bó cỏ, một Bảo tọa chiến thắng hiện khởi cho Ngài, ngồi trên Bảo tọa chiến thắng, Ngài chiến thắng toàn bọn māra, thành tựu Vô thượng Chánh giá khi mặt trời vừa ló dạng.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Vipassī.
Thắng hội I.
Đức Phật Vipassī khai mở pháp giác ngộ lần đầu tiên nơi vườn nai Khema để tế độ người em trai khác mẹ với Ngài là Thái tử Khaṇḍa cùng với thanh niên Tssa là con trai vị Tế lễ sư (hai vị này là hai Thượng thủ Thinh văn của Đức Phật Vipassī()).
Dứt pháp thoại Chuyển pháp luân, số lượng nhân thiên chứng Thánh quả không thể đếm được, riêng hai Ngài Khandha và Tissa cùng tùy chúng của mình là 6, 8 triệu người chứng Thánh quả Dự lưu, xin xuất gia và được xuất gia theo cách: "Ehi bhikkhu ... và chứng Thánh quả Alahán không lâu sau đó.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
3- Dhammacakkaṃ pavattetvā; ubho bodhesi nāyako.
Gaṇanāya na vattabbo; paṭhamābhisamayo ahu.
"Vận chuyển bánh xe pháp; Bậc Lãnh đạo giác ngộ hai người.
Hội chúng không tính đếm được; là Thắng hội đầu tiên"().
Thắng hội II.
Được tin Thái tử Khaṇḍa và thanh niên Tissa xuất gia trongg Giáo pháp của Đức Phật Vipassī. Đại chúng trong kinh thành Bandhumatī đến yết kiến Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại, tế độ 84 ngàn chúng sinh chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Punāparaṃ amitayaso; tattha saccaṃ pakāsayi.
Caturāsītisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Lại lần khác, bậc danh tiếng vô song; Ngài giảng về chân lý.
Có 84 ngàn vị; là Thắng hội lần hai" (sđd.4).
Thắng hội III.
Có 84 ngàn tùy tùng của Bồtát Vipassī khi Ngài còn sống tại gia, hội chúng này xuất gia theo hầu Ngài. Được tin Đức Phật đang ngự trú trong vườn Ngự Uyển Khema, họ đi đến viếng Đức Phật.
Nhân đó Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại tế độ tất cả chứng đắc Thánh quả. Đây là Thắng hội lần III của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Caturāsītisahassāni; sambuddhaṃ anupabbajuṃ.
Tesamārāmapattānaṃ; dhammaṃ desesi cakkhumā.
"Có 84 ngàn người; xuất gia theo Đấng Chánh giác.
Những vị ấy đến tự viện; Bậc hữu nhãn giảng pháp đến họ".
6- Sabbākārena bhāsato; sutvā upanisādino.
Tepi dhammavaraṃ gantvā; tatiyābhisamayo ahu.
"Tất cả được giảng dạy; sau khi nghe an trú vào Đức Phật.
Đạt đến pháp theo nhiều cách; là Thắng hội lần ba" (sđd. 5-6).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Vipassī.
Tăng hội I.
Nơi vườn Nai Khema, giữa hội chúng 6,8 triệu vị Tỳkhưu là hội chúng của hai Ngài Khaṇḍa và Tissa. Đức Thế Tôn Vipassī ban lời Giáo giới giải thoát. Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Khi Đức Thế Tôn thị hiện Song thông để tế độ quyến thuộc, rồi Ngài thuyết lên Lịch sử chư Phật.
Có 100 ngàn vị xin được xuất gia và Đức Thế Tôn cho xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Giữa hội chúng Tăng này, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát. Đây là Tăng hội II của Ngài.
Tăng hội III.
Ba vị Tử hoàng cùng cha khác mẹ với Bồtát Vipassī, sau khi dẹp loạn ở biên cương thắng trận trở về. Đức vua Bandhama ban cho ba vị Tử hoàng một điều ước, ba vị Tử hoàng xin được cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng một tháng.
Ba vị Tử hoàng thỉnh Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng đến lãnh địa của mình để cúng dường.
Sau đó ba vị Tử hoàng cùng 80 ngàn tùy tùng được nghe pháp từ Đức Thế Tôn và được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".
Giữa hội chúng Tăng này, Đức Thế Tôn Vipassī ban lời Giáo giới Giải thoát. Đây là Tăng hội III của Ngài. Có kinh văn sau.
7- Sannipātā tayo āsuṃ; vipassissa mahesino.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Có ba lần tụ hội, của Đại Ẩn sĩ Vipassī.
Là những bậc vô nhiễm, trong sạch; tâm an tịnh kiên định".
8- Aṭṭhasaṭṭhisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
Bhikkhusatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Có 68 trăm ngàn; là lần tụ hội đầu tiên.
Có 100 ngàn vị Tỳkhưu; là lần tụ hội thứ hai"
9- Asītibhikkhusahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Tattha bhikkhugaṇamajjhe; sambuddho atirocati.
"Có 80 ngàn vị Tỳkhưu, là lần tụ hội thứ ba".
"Giữa hội chúng Tỳkhưu ấy; Bậc Chánh giác chói sáng" (sđd.7-9).
Lễ Bốtát (uposatha) thời Giáo pháp của Đức Thế TônVipassī, 7 năm mới thực hiện một lần() và tất cả Tăng chúng đều có mặt().
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là rắn chúa Atula có thần thông.
Rắn chúa Atula cùng hội chúng của mình đi đến yết kiến Đức Thế Tôn, tôn vinh Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng với những khúc nhạc thù diệu.
Rắn chúa Atula thỉnh Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng ngự đến trú xứ của mình, rắn chúa Atula cho xây dựng một khánh sảnh rộng lớn và xinh đẹp.
Rắn chúa cúng dường đến Đức Thế Tôn một ghế ngồi bằng 7 loại ngọc báu, rồi cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng trọn 7 ngày.
Vào ngày thứ 7, sau khi thọ thực xong, giữa hội chúng Đức Thế Tôn tiên tri rằng: "Sau 91 kiếp trái đất kể từ kiếp trái đất này, rắn chúa Atula sẽ trở thành vị Chánh giác có tôc họ là Gotama, có tên gọi là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Vipassī.
Đức Phật Vipassī cao 80 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng tự nhiên xa 7 dotuần.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Vipassī là Trưởng lão Khaṇḍa và Trưởng lão Tissa. Thị giả là Trưởng lão Asoka.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Vipassī là Trưởng lão ni Candā và Trưởng lão ni Candamittā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Vipassī là Trưởng giả Punabbasumitta và Trưởng giả Nāga.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Vipassī là bà Sirimā và bà Uttarā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Vipassī là 80 ngàn năm, Đức Thế Tôn Vipassī viên tịch nơi Tự viện Sumitta (Sumittārāma), khi Đức Thế Tôn Vipassī viên tịch, tất cả những vị Thánh Alahán cùng viên tịch trong ngày.
Bảo tháp tôn thờ Xálợi của Ngài cao 7 dotuần.
Phụ lục.
*Trưởng lão Añña Koṇḍañña.
Vào thời Đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài là trưởng giả Cūḷakāla có cúng dường lúa ngậm sữa đến Đức Phật Vipassī, cùng với 8 giai đoạn khác của vụ mùa ().
* Tiền thân trưởng giả Jotika.
Gia chủ Jotika là đệ nhất trưởng giả trong thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vipassī, tiền thân Ngài Jotika là gia chủ Aparājita ở trong thành Bandhumatī.
Khi anh của Ngài xuất gia và đắc quả Alahán trong Giáo pháp của Phật Vipassī, Ngài thỉnh ý anh mình về cách sử dụng tài sản để tạo công đức.
Theo lời khuyên của anh, Ngài dùng 7 loại ngọc quý kiến tạo một Hương thất (Gandhakūṭi) cúng dường đến Đức Phật Vipassī, cung cấp mọi thứ sang quý như nước tẩm bông thơm cho Hương thất....
Ngài ba lần rải châu báu lên đến đầu gối nơi Hương thất, để ai đến nghe Đức Phật thuyết pháp muốn lượm thì lượm.
Khi khánh thành Gandhakuṭi (Hương thất) của Đức Phật, gia chủ Aparājita cúng dường đến 6.800.000 Tỳkhưu trong 9 tháng.
Trong thời Đức Phật Gotama, hậu thân Aparājita là trưởng giả Jotika.
Khi xuất gia trong giáo pháp này, chẳng bao lâu Ngài chứng Thánh quả Alahán.
Trong một tiền kiếp khác, tiền thân Ngài Jotika có cúng dường Phật Độc Giác cây mía().
* Tiền thân gia chủ Meṇḍaka.
Trong thời Đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài Meṇḍaka là cháu của gia chủ Apārajita, cũng có tên gọi là Apārajita, khi gia chủ Apārajita kiến tạo Hương thất cúng dường đến Đức Phật Vipassī, người cháu xin hùn phước nhưng bị từ chối.
Người cháu cho kiến tạo Kuñjarasāla (Tượng đường) đối diện với Hương thất().
* Trưởng lão Tikicchaka.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Vào Thời Đức Phật Vipassī, khi Trưởng lão Asoka (Thị giả của Đức Phật Vipassī) bị bệnh, tiền thân Ngài Tikicchaka là vị lương y, trị bịnh cho Ngài Asoka.
Vào 8 đại kiếp trước, Ngài là vị vua có vương hiệu là Sabbosadha(), Ngài chính là Trưởng lão Tekicchakāni được nói đến trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Ajita mānava (thanh niênAjita).
Ngài là vị đệ tử trưởng của Bàlamôn Bāvarī, theo lời dạy của thầy Ngài cùng 15 bạn đồng môn đến viếng và hỏi pháp từ Đức Phật Gotama.
Khi được Đức Phật giải đáp, Ngài cùng 1.000 đệ tử của mình chứng quả Alahán.
Vào thời Đức Phật Vipassī , tiền thân Ngài Ajita có cúng dường đến Đức Thế Tôn trái kapittha.
Ngài Ajita có thể là trưởng lão Kapītthaphaladāyaka được đề cập trong Apadāna().
* Trưởng lão Ajjuna.
Ngài là con một Đại thần ở kinh thành Sāvatthī (Xávệ).
Lúc trẻ Ngài là môn đệ của Nigaṇṭha Nātaputta, nhưng không hài lòng với giáo thuyết này.
Ngài khâm phục Song thông lực của Đức Thế Tôn Gotama, nên xin xuất gia trong Giáo pháp này và đắc quả Alahán().
Vào thời Phật Vipassī, tiền thân Ngài là sư tử và có dâng lên Phật cành sāla trổ bông.
Ngài có thể là Trưởng lão Sālapupphadāyaka nói trong Apadāna().
*Trưởng lão Anusaṃsāvaka.
Ngài là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vipassī, tiền thân Ngài có cúng dường đến Đức Phật Vipassī một muỗng cơm đầy().
*Trưởng lão Abhaya (1).
Vị Trưởng lão Alahán này trùng tên với Vương tử Abhaya (anh khác mẹ với vua Ajātasattu) con trai của vua Bimbisāra, nên có sự lầm lẫn hai vị là một. Tuy về sau, khi Thái tử Ajātasattu (AxáThế) giết cha đoạt ngôi, vương tử Abhaya chán nản xuất gia trong giáo Pháp của Đức Thế Tôn Gotama và chứng Thánh quả Alahán.
Trong thời Đức Phật Vipassī, tiền thân Ngài Abhaya (1) có cúng dường bông dứa rừng đến Đức Phật Vipassī.
Ngài có danh hiệu là Ketakapupphiya được đề cập trong tập Apadāna().
*Trưởng lão ni Abhirūpa Nandā.
Trong thời Đức Phật Gotama bà là con một Tộc trưởng thuộc dòng ThíchCa (Sākya), bà sinh ra ở kinh thành Kapilavatthu.
Nhờ nghe Pháp của Đức Thế Tôn bà chứng Thánh quả Alahán.
Vào thời Phật Vipassī, tiền thân bà Abhirūpa Nandā là con gái của một trưởng giả giàu có trong kinh thành Bandhumatī.
Nghe Đức Phật thuyết pháp, nàng quy ngưỡng ân đức Tam Bảo, khi Đức Thế Tôn Vipassī viên tịch, nàng cúng dường một chiếc tán bằng vàng cẩn ngọc thạch trên nền hỏa đài của Đức Phật Vipassī().
* Trưởng lão Amoraphaliya.
Ngài là vị Thánh Alahán trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật Vipassī tráiAmora().
* Trưởng lão Ambapiṇḍiya.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama, vì Ngài có thân hình cao lớn nên cònđược gọi là Romasa.
Vào thời Đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài có cúng dường một chùm xoài đến Đức Phật Vipassī().
*Trưởng lão Avyādhika.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vipassī tiền thân của Ngài là một gia chủ trưởng giả. Gia chủ này kiến tạo một ngôi nhà sưởi ấm (aggisālā) cúng dường đến Đức Phật và chư Tăng, ngoài ra còn xây dựng một bệnh viện với nhà tắm có nước nóng cho người bệnh dành cho chư Tăng và đại chúng.
Vào 7 kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ ấy là vị Đại đế với vương hiệu là Aparājita().
*Trưởng lão Ātuma.
Trong thời Đức Phật Gtama còn tại tiền, Ngài sinh ra nơi kinh thành Sāvatthi (Xávệ), là con của một vị Đại thần, được đặt tên là Ātuma.
Khi Ngài trưởng thành, cha mẹ Ngài tìm lương duyên cho Ngài, nhưng do tiền duyên tích lũy, Ngài chán nản cuộc sống gia đình nên xuất gia trong Giáo pháp của Đức Thế Tôn trở thành vị Tỳkhưu.
Tuy vậy, mẹ Ngài vẫn khuyến dụ Ngài quay về với đời sống thế tục, Ngài nói kệ ngôn để tuyên bố chí nguyện của mình như sau.
72- Yathā kaḷīro susu vaḍḍhitaggo; dunnikkhamo hoti pasākhajāto.
Evaṃ ahaṃ bhariyāyānitāya; anumaññaṃ maṃ pabbajitomhi dānī''ti.
"Như cây măng lớn mạnh, khó vượt khỏi cây cành.
Cũng vậy, đến với ta, đem vấn đề có vợ trở về.
Hãy vui lòng chấp nhận, nay ta đã xuất gia" (HT. TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Phật Vipassī, tiền thân Ngài là một gia chủ có cúng dường đến Đức Phật nước hoa và phấn thơm.
Vào 33 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu Sugandha. Ngài có thể chính là Trưởng lão Gandhodakiya nói trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Bodhivandaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 91 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là gia chủ, từng đảnh lễ cội Đại giác (mahābodhi) của Đức Phật Vipassī().
Dứt lịch sử Đức Phật Vipassī.
Sau khi Đức Phật Vipassī viên tịch, trải qua 59 kiếp trái đất không có vị Chánh giác nào xuất hiện trên thế gian (suññakappa).
Cách hiền kiếp này trở về trước, kiếp trái đất thứ 31, có 2 vị Chánh giác xuất hiện (maṇḍakappa), là Đức Phật Sikhī và Đức Phật Vessabhū.
20- Đức Phật Sikhī.
Khi tuổi thọ nhân loại giảm dần từ atăng kỳ năm đến khi còn 70 ngàn năm, từ cung trời Tusita Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Pabhāvatī , cha Bồtát là Đức vua Aruṇa (hay Aruṇavā) cai trị kinh thành Aruṇavatī.
Kinh thành này có tên gọi là Aruṇavattī vì có rất nhiều tường thành vây quanh (avaraṇāvtī). Sau 10 tháng trú trong thai bào, Bồtát đản sinh nơi vườn hoa Nisabha.
Vào ngày lễ đặt tên, Bồtát được đặt tên là Sikhī, vì khi ấy hiếc khăn bịt đầu của Ngài, nơi cột chéo khăn nhô ra như cục thịt (uṇhisa) dựng thẳng đứng như ngọn lửa (sikhā).
Bồtát Sikhī sống đời sống tại gia là 7 ngàn năm trong ba tòa cung điện là Sucanda, Giri và Vasabha, có 24 ngàn mỹ nử xinh đẹp giỏi múa hát phục vụ Ngài, Hoàng hậu của Bồtát Sikhī là nàng Sabbakāmā.
Khi Hoàng hậu Sabbakāmā vừa sinh hạ Thái tử Atula (Vô song), cũng là lúc Bồtát Sikhī chứng kiến trọn vẹn bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn, nên Ngài ra đi xuất gia tìm đạo giải thoát.
Bồtát cưởi voi ra đi xuất gia, có 70 triệu tùy tùng theo gương Ngài sống đời sống Samôn.
Bồtát Sikhī thực hành khổ hạnh 8 tháng, rồi Ngài thọ thực trở lại, nhóm Samôn tùy tùng từ bỏ Ngài, đi đến vườn Migācira gần kinh thànhAruṇavatī trú ngụ.
Vào ngày trăngtròn tháng Visākha, Ngài đi đến thị trấn Sudassanā, nhận bát cơm sữa do nàng Piyadassī con gái của trưởng giả nơi thị trấn ấy cúng dường.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cội Đại giác Puṇḍarīka (cây xoài trắng, như có câu giải thích: Setambarukkha()), trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ do du sĩ Animadassī cúng dường.
Khi Ngài trải tám bó cỏ nơi gốc cây Đại giác, một Bảo tọa chiến thắng hiện khởi cho Ngài.
Cây Đại giác Puṇḍarīka tương tự như cây Đại giác Pāṭali của Đức Phật Vipassī, cao 50 hắc tay, tàn nhanh xòa rộng 50 hắc tay, toàn thân cây nở đầy hoa cùng những quả chen chúc nhau, quả non ở bên trong, quả già ở ngoài và những quả chín mọng lộ ra tỏa hương thơm dìu dịu khắp chung quanh.
Trên Bảo tọa chiến thắng, Bồtát Sikhī chiến thắng toàn bộ năm loại ma, khi mặt trời vừa ló dạng, Ngài chúng đại Vô thượng Chánh giác.
Trải quả 7 tuần lễ hưởng hương vị giải thoát quanh cội cây Đại giác, Đức Phật Sikhī nhân lời thỉnh cầu của vị Đại Phạm thiên, khai mở pháp Bất tử tế độ người hữu duyên.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Sikhī.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn Sikhī thấy được duyên lành của 70 triệu vị Samôn tùy tùng trước đây của Ngài, tất các đang trú ngụ nơi vườn Migācira gần kinh thànhAruṇavatī. Đức Thế Tôn Sikhi theo đường hư không đến vườn Migācira.
Nơi vườn Migācira Đức Thế Tôn khai mở đạo lộ Bất tử qua bài pháp Chuyển pháp luân để tế độ 70 triệu vị Samôn tùy tùng cùng chư thiên.
Dứt Pháp thoại có một trăm ngàn mười triệu (một ngàn tỷ) nhân thiên chứng Thánh đạo.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Như có Kinh văn sau.
3- Dhammacakkaṃ pavattente; sikhimhi jinapuṅgave.
Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.
"Bánh xe Pháp đang vận chuyển;(từ) Sikhī bậc chiến thắng tối thượng.
Có 100 ngàn mười triệu; đây là Thắng hội đầu tiên của Ngài"().
Thắng hội II.
Nơi kinh thành Aruṇavatī có hai vị tử hoàng rất thông tuệ là Abhibhū và Sambhava (là hai vị Thượng thủ tương lai của Đức Phật Sikhī).
Hai vị Tử hoàng nghe danh tiếng tốt đẹp của Đức Thế Tôn Sikhī, nên cùng 100 ngàn tùy tùng đi đến yết kiến Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn với pháp thoại tế độ tất cả đềuchứng đắc Thánh quả Alahán.
Pháp thoại đã mang đạo quả đến cho 900 tỷ nhân thiên.
Đây là Thắng hội lần II của Ngài. Như có Kinh văn sau.
4- Aparampi dhammaṃ desente; gaṇaseṭṭhe naruttame.
Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Lần khác, Pháp được thuyết giảng; (từ) bậc Tối thượng đứng đầu hội chúng.
Có 90 ngàn mười triệu; đây là Thắng hội lần II của Ngài (sđd).
Thắng hội III.
Nơi cổng thành Suriyavatī, Đức thế Tôn Sikhī thể hiện Song thông lực nơi cây Campaka (cây Cầy) để nhiếp phục sự kiêu mạn của chúng ngoại giáo.
Nhân đó, Ngài thuyết lên Pháp thoại để tế độ nhân thiên, có 800 tỷ nhân thiên chứng Thánh đạo.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Như có Kinh văn sau.
5- Yamakapāṭihāriyañca, dassayante sadevake.
Asītikoṭisahassānaṃ, tatiyābhisamayo ahu.
"Khi thể hiện Song thông, đến chư thiên và nhân loại.
Có 80 ngàn mười triệu; là Thắng hội iii của Ngài" (sđd).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Sikhī.
Tăng hội I.
Giữa hội chúng gồm 100 ngàn vị Thánh Tăng Alahán được xuất gia theo cách "etha bhikkhave ..." (là tùy tùng của hai vị Tử hoàng Abhibhū và Sambhava), Đức thế Tôn đã ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Khi Đức Thế Tôn trở về kinh thành Aruṇavatī tế độ quyến thuộc, Ngài tế độ 80 ngàn người thân tộc chứng đắc Thánh quả và tất cả đều được xuất gia theo cách "etha bhikkhave"...
Giữa hội chúng Alahán này, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát. Đây là Tăng hội II của Ngài.
Tăng hội III.
Lần khác, Đức Thế Tôn Sikhī cảm thắng voi Dhanpālaka ở kinh thành Dhanañjaya. Đức Thế Tôn thuyết lên Pháp thoại, tế độ 70 ngàn người chứng Thánh quả và xuất gia theo cách " etha bhikkhave ...", giữa hội chúng Tăng này, Đức Thế Tôn đã ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Như có Kinh văn sau.
7- Bhikkhusatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
Asītibhikkhusahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Một trăm ngàn Tỳkhưu tụ hội; là hội chúng đầu tiên.
Tám mươi ngàn Tỳkhưu tụ hội; là hội chúng thứ hai".
8- Sattatibhikkhusahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Anupalitto padumaṃva; toyamhi sampavaḍḍhitaṃ.
"Bảy mươi ngàn Tỳkhưu tụ hội; là hội chúng thứ ba.
Như hoa sen xanh trong sạch; không nhiễm ô dù sinh trong bùn" (sđd).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là vị vua có tên là Arindama, cai trị kinh thành Paribhutta.
Đức Thế Tôn Sikhī cùng đại chúng Tăng lần lượt du hành đến kinh thành Paribhutta.
Được tin Đức Thế Tôn đến kinh thành Paribhutta, vua Arindama hân hoan ra khỏi Hoàng cung cùng đông đảo tùy tùng đến yết kiến Đức Thế Tôn.
Sau khi nghe pháp thoại, Đức vua thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến Hoàng cung để thọ thực liên tục 7 ngày.
Vào ngày thứ 7 Đức vua cúng dường đến Đức Thế Tôn bộ Tam y đắc giá nhất, ngoài ra mỗi vị Tỳkhưu đều được cúng dường bộ Tam y trị giá là 100.000 đồng vàng.
Đức vua còn cúng dường đến Đức Thế Tôn con voi hạnh phúc được xem là quốc bảo của quốc độ, toàn thân voi được trang điểm xinh đẹp bằng những trang sức quý, không chỗ nào trên thân voi không có vật trang sức.
Đức Thế Tôn đưa Vị lai trí quán xét, rồi Ngài tiên tri giữa đại chúng rằng: "Sau 31 kiếp trái đất, kể từ kiếp trái đất này. Vị thiện gia tử này sẽ chứng đạt Vô thượng Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Sidhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Sikhī.
Đức Phật Sikhī cao 60 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng tự nhiên cả ngày lẫn đêm xa 30 dotuần.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Sikhī là Trưởng lão Abhibhū và Trưởng lão Sambhava, Thị giả là Trưởng lão Khemaṅkara .
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Sikhī là Trưởng lão ni Akhilā (Makhilā) Candā và Trưởng lão ni Padumā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Sikhī là Trưởng giả Sirivaḍḍha và Trưởng giả Canda (Nanda).
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Sikhī là bà Cittā và bà Sivāvatī.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Sikhī là 70 ngàn năm, Đức Thế Tôn Sikhī viên tịch nơi Tự viện Dussa (Dussārāma)() gần thành Silavatī.
Xálợi của Ngài tụ thành khối và được tôn thờ trong Bảo tháp cao 3 do tuần.
Đức Thế Tôn Sikhī sáu năm mới tụng Giới bổn (Pāṭimokkha) một lần.
Phụ lục.
*Trưởng lão Abhibhū.
Là Thượng thủ thinh văn tay phải của Đức Thế Tôn Sikhī().
Kinh Aruṇavatī ghi nhận () Ngài theo Phật Sikhī đến cõi Phạm thiên, và theo lời dạy của Đức Phật, Ngài thuyết bài pháp về sự quyết tâm hành pháp, đi kèm với những thần thông.
Ngài xướng lên bài kệ bắt đầu bằng "Ārabhata, nikkhamatha, yuñjatha buddhasāsane" rất thường được trích dẫn.
Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) nói rằng: "Ngài Abhibhū chọn chủ đề này, vì Ngài biết rằng chủ đề ấy có thể được thính chúng, người và thiên nhân chấp nhận().
Được nghe một vị sadi ở Pācīnapabbata tụng kinh Aruṇavatī Sutta, Trưởng lão Milakkhatissa của Tích Lan lắng tai chú ý đến các câu kệ và có cảm tưởng rằng kệ được thuyết để khuyến khích Tỳkhưu có nhiệt tâm như Ngài, Ngài cố gắng hành pháp và đắc quả Anahàm, không bao lâu sau Ngài đắc Thánh quả Alahán().
Kinh do Phật thuyết vào ngày trăng tròn tháng Jeṭṭhamāsa (tháng 6 âi, tính theo lịch VN)().
Ngài Abhibhū chứng minh rằng chỉ bằng bài pháp như thuyết cho một nhóm Tỳkhưu nghe, Ngài có thể đứng trong cõi Phạm thiên làm cho cả ngàn thế giới đều nghe được tiếng nói của Ngài().
Trong Aṅguttara Nikāya(), được biết Ānanda có hỏi Đức Phật " thần lực của Abhibhū so với thần lực của Phật như thế nào?'. Đức Phật trả lời rằng Abhibhū chỉ là đệ tử, rồi Ngài mô tả thần lực bất khả tư nghì của Đấng Như Lai.
Theo kinh Aruṇavatī , Ngài Abhibhū là một Bàlamôn, nhưng trong Chú giải Buddhavaṃsa, Ngài là một Tử hoàng().
Trong Chú giải Paṭisambhidhāmagga(), chuyện của Ngài được xem như một điển hình của thần biến thông (vikubbana-iddhi), theo đó một người có thể biến mình để được thấy ở nhiều nơi trong một lúc.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Trưởng lão Adhonupphiy là một ẩn sĩ có thần lực, tu tập nơi núi Tuyết có cúng dường đến Ngài Abhibhū những cánh hương hoa, sau đó do quả nghiệp ẩn sĩ bị trăn nuốt chết().
* Trưởng lão ni Ambapālī.
Là nàng đệ nhất kỹ nữ nơi kinh thành Vesāli.
Một viên quan giữ vườn Ngự Uyển của kinh thành Vesāli hiếm muộn con, ông nhặt được một bé gái dưới gốc xoài, do vậy ông đăt tên bé gái là Ambapālī (nữ nhân giữ cây xoài) và đem về nuôi.
Cô bé lớn lên trở thành một quốc sắc thiên hương, khiến vương tôn công tử xa gần tranh nhau để chiếm nàng. Để tránh sự xung đột, họ đặt nàng làm kỹ nữ để mọi hàng vương giả có thể viếng thăm.
Được biết thù lao trả cho nàng mỗi đêm là 50 kahāpana, trong số khách quyền quý đến với nàng có cả vua Bimbisāra (Bình Sa).
Vua Bimbisāra có với nàng Ambapālī một người con trai là Trưởng lão Vimala Koṇdañña danh tiếng sau này() và kinh thành Vesāli một thời rất thịnh vượng nhờ nàng.
Thấy vậy, vua Bimbisāra đào tạo một nàng kỹ nữ tuyệt sắc tên là Sīlāvatī() ở kinh thành Rājagaha (Vương xá)().
Về sau, nàng Ambapālī trở thành đệ tử trung kiên của Đức Phật, cúng dường đến Đức Phật và Tăng đoàn khu vườn xoài của mình cùng ngôi tự viện được kiến tạo ngay trong trong ấy.
Việc này xảy ra trong chuyến du hành sau cùng của Phật đến Vesāli, trước khi Ngài viên tịch.
Khi nghe Đức Phật đến Koṭigāma gần Vesāli, nàng cùng tùy tùng đi xe lộng lẫy đến đảnh lễ Đức Phật, Đức Thế Tôn cảnh tỉnh các vị Tỳkhưu nên giữ niệm, kẻo bị nhan sắc của nàng Ambapālī làm điên đảo tâm.
Sau khi nghe pháp xong nàng thỉnh Đức Phật và chư tăng thọ trai vào ngày hôm sau. Đức Phật im lặng nhận lời và nàng đã từ chối nhường buổi cúng dường vật thực này với các vương tử người Licchavi ở Vesāli().
Sau khi cúng dường vật thực xong, nàng Ambapālī dâng vườn xoài của mình lên Phật và Tăng Đoàn.
Đức Phật nhận vật cúng dường của nàng và trú lại đây một thời gian trước khi đi Beluva().
Khi về già, chính nhờ bài pháp của Trưởng lão Vimala Koṇḍañña, bà Ambapālī xuất gia, bà nỗ lực tu tập thiền quán bằng cách chiêm nghiệm luật vô thường xảy ra ngay trong thân thể lão suy của bà và chứng đắc Thánh quả Alahán().
Bà có 10 kệ ngôn trong tập Kệ ngôn Trưởng lão ni (Therīgāthā) nói về mình.
Trong Theragāthā có hai câu kệ mà truyền thuyết nói là của Ānanda dùng để khuyên các Tỳkhưu bị Ambapālī làm cho tâm điên đảo. Không thấy nói kệ này được dùng trước hay sau khi bà gia nhập Tăng Đoàn().
Tiền sự.
Vào thời Phật Sikhī tiền thân của bà đã xuất gia trong Ni đoàn của Đức Phật. Trong lúc còn là một nữ sadi, bà có tham dự đoàn Tỳkhưu ni đến lễ bái trước một đền thờ, thấy bãi nước miếng trên sân đền và không biết là của ai, bà mở lời mắng rằng: "Kỹ nữ nào đã nhổ nước miếng ra đây?".
Thật ra đó là bãi nước miếng do một nữ trưởng lão Alahán đi trước khạc nhanh xuống sân đền, vì lời mắng mỏ này, bà bị đoạ làm kỹ nữ trong lần tái sinh kiếp chót của bà().
Trong tập Apadāna (Ký sự) và cả trong bản Sớ giải Kệ ngôn Trưởng lão ni có cho nhiều chi tiết hơn về bà Ambapālī.
Bà là con của gia đình Khattiya trong thời Phật Phussa và từng làm nhiều điều thiện nên được sanh làm mỹ nhơn trong nhiều kiếp sau.
Vì lời phỉ báng Tỳkhưu ni nói trên , bà bị đoạ địa ngục và về sau bị đoạ làm kỹ nữ trong 10.000 kiếp.
Vào thời Phật Kassapa bà sống độc thân().
*Trưởng lão Ajinadāyaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Tiền thân Ngài vào thời Đức Phật Sikhī, có cúng dường đến Đức Phật miếng da cừu.
Năm kiếp trái đất trước, tiền thân của Ngài là vua Chuyển luân Sudāyaka().
*Trưởng lão Āyāgadāyaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Ngài có đảnh lễ Bảo tháp thờ Xálợi Phật Sikhī với tâm tịnh tính hoan hỷ, ngoài ra còn cung cấp tiền cho nhóm thợ mộc xây dựng một phước xá(āyāga)().
Kết quả hậu thân gia chủ ấy sinh về cõi Trời, có khả năng làm chư Thiên tùng phục mình và có thể làm mưa theo ý muốn().
*Trưởng lão Āvopupphiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Sikhī tiền thân Ngài là một gia chủ, khi nghe Đức Thế Tôn giảng pháp, vị gia chủ hoan hỷ, tung những cách hoa lên không trung để cúng dường Đức Thế Tôn.
Vào 20 kiếp trái đất trước, hậu thân gia chủ là vị vua với vương hiệu là Sumedha().
*Trưởng lão Nandaka.
Trong thời Đức Phật Gotama, Ngài sinh ra ở Campā (kinh đô xứ Aṅga), trong một gia tộc trung lưu, là em trai của Trưởng lão Bharata, được đặt tên là Nandaka. Nghe tin Ngài Soṇa Koḷivisa xuất gia, hai anh em Ngài suy nghĩ: "Thanh niên Soṇa Koḷivisa được nôi dưỡng tế nhị như vậy, huống hồ chi chúng ta", cả hai đều xin xuất gia trong Tăng đoàn.
Ngài Bharata nhờ tinh cần nhanh chóng chứng đạt Alahán cùng các Thắng trí (abhiññā), còn Ngài Nandaka vì còn nhiều tư tưởng không trong sáng nên không thể nhiếp phục tâm được.
Với mong muốn giúp Ngài Nandaka giác ngộ, Ngài Bharata đến giảng pháp cho em. Khi ấy có đoàn xe buôn đi ngang qua, một con bò kéo xe đuối sức đã quỵ xuống do không thể kéo cỗ xe của nó vượt qua vũng bùn lầy lội.
Người trưởng đoàn thấy vậy bèn cho nó ăn cỏ, uống nước, con bò bình phục cố gắng đứng dậy và kéo cỗ xe vượt qua vũng bùn.
Ngài Bharata hướng sự chú tâm của Ngài Nandaka vào chi tiết này, trở thành đề mục thiền quán cùng với sự nỗ lực tinh cần, chẳng bao lâu Ngài Nandaka chứng Thánh quả Alahán.
Ngài Nandaka tuyên bố Thánh trí của mình trước mặt Ngài Bharata như sau.
173- Yathāpi bhaddo ājañño; khalitvā patitiṭṭhati.
Bhiyyo laddāna saṃvegaṃ; adīno vahate dhuraṃ.
"Như con vật hiền thiện; thuộc giống tốt, khéo luyện.
Sau khi ngã quỵ xuống; lại gượng đứng lên dậy.
Lấy được thêm sức mạnh; không bỏ() kéo gánh nặng".
174- Evaṃ dassanasampannaṃ; sammāsambuddhasāvakaṃ.
Ājānīyaṃ maṃ dhāretha; puttaṃ buddhassa orasa''nti.
"Cũng vậy, hãy nhận con; đệ tử bậc Chánh giác.
Con đầy đủ chánh kiến; khéo tu luyện thuần thục.
Con thật, con chánh thống; của Đức Phật Chánh giác" (HT. TMC dịch)().
*Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Ngài Nandaka là tiều phu.
Một ngày nọ, người tiều phu nhìn thấy Đức Thế Tôn Sikhī đang đi kinh hành. Hoan hỷ với hình ảnh đó, người tiều phu rải cát cúng dường trên lối đi của Đức Phật().
*Trưởng lão Asanatthavika.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Ngài đi lạc trong rừng, đến đền thờ (uttama) Đức Phật Sikhī. Tưởng niệm đến các hạnh lành của Đức Phật, vị ấy thốt lời tán thán và đi vào đền đảnh lễ.
Vào 27 kiếp trái đất trước, hậu thân vị ấy làm vua 7 lần với vương hiệu Atulya().
*Trưởng lão Usabha (1).
Ngài sinh ra trong một gia tộc trưởg giả ở xứ Kosala (Kiềutấtla).
Trong ngày Đại tự Kỳviên (Jetavanavihāra) được cúng dường đến Đức Phât và Tăng chúng. Ngài khởi tâm tịnh tín, xuất gia Sadi nơi Giáo pháp của Đức Phật, rồi vào rừng sống độc cư nơi chân núi.
Một hôm sau cơn mưa, Ngài ra khỏi động thất và thấy núi rừng đáng yêu, suy nghĩ rằng: "Tuy vô tri, các cây và giây leo này vẫn tăng trưởng trọn vẹn nhờ có điều kiện thời tiết thuận lợi. Còn ta, đã có duyên đầy đủ, sao không nhờ thiện tánh để tăng trưởng?". Ngài lấy đó làm đề tài thiền quán, nỗ lực hành pháp chứng đạt Thánh quả Alahán. Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn.
110- ''Nagā nagaggesu susaṃvirūḷhā; udaggameghena navena sittā.
Vivekakāmassa araññasaññino; janeti bhiyyo usabhassa kalyata''nti.
"Những cây ()được vươn; nhờ mây cao() tưới mát.
Với mưa mới nhấm nhuần; được xanh tươi lớn mạnh.
Đối với Usabha; ưa thích sống viễn ly.
Ý thức được rừng núi; vị ấy khiến sinh khởi.
Rất nhiều điều tốt đẹp. (HT. TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Phật Sikhī, tiền thân Ngài là một thiên nhân (devaputta) từng dâng hoa đến Đức Phật. những cánh hoan kết thành vòng hoa treo lơ lửng bên trên Phật trong bảy ngày.
Vào mười kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua với vương hiệu là Jutindhara.
Ngài được xác định là Trưởng lão Mandāravapūjaka nói trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Usabha (2).
Thời Đức Phật Gotama còn tại tiền, Ngài sinh ra trong thành Kapilavatthu thuộc vương tử giòng Sākya (ThíchCa), được đặt tên là Usabha.
Khi Đức Thế Tôn đến viếng nhà Ngài, Ngài ngưỡng mộ thần lực cùng trí tuệ của ân đức của Đức Thế Tôn nên xin xuất gia trong Tăng đoàn.
Nhưng Ngài không lo thực hành Samôn hạnh chỉ thích giao du với nhiều người, ban ngày đi rong đến gặp người này, người nọ; ban đêm thì nằm ngủ.
Một đêm nọ, Ngài nằm mộng chiêm bao thấy mình đắp y đỏ thẫm, ngồi trên lưng voi vào thành khất thực; nơi đó, Ngài thấy dân chúng hợp quần, Ngài xuống voi và hổ thẹn.
Ăn năng về sự lười nhác của mình, Ngài lấy cơn mộng làm đề tài khích lệ sự tinh tấn thực hành thiền quán và chứng đắc Thánh quả Alahán.
Ngài tuyên bố lên chánh trí của mình qua hai kệ ngôn.
197- Ambapallavasaṅkāsaṃ; aṃse katvāna cīvaraṃ.
Nisinno hatthigīvāyaṃ; gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ.
"Vai đấp phủ tấm y; giống như màu bông xoài.
Ngồi trên lưng con voi; ta vào làng khất thực.
198- Hatthikkhandhato oruyha, saṃvegaṃ alabhiṃ tadā,
Sohaṃ ditto tadā santo, patto me āsavakkhayo''ti.
"Từ lưng voi leo xuống; ta cảm nhận xúc động().
Trước ta rất ngạo mạn. Nay ta thật lắng dịu.
Ta đã chứng đạt được; các ô nhiễm đoạn diệt (HT.TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Phật Sikhī tiền thân Ngài là một gia chủ cúng dường đến Đức Phật tráikosamba.
Ngài là Trưởng lão Kosamba-phaliya nói trong tập Apadāna().
*Trưởng lão ni Somā.
Bà là ái nữ quan Tế sư của vua Bimbisāra (BìnhSa).được đặt tên là Somā.
Khi Đức Thế Tôn ngự đến kinh thành Rajagaha để tế độ vua Bimbisāra, rồi đến Hoàng cung thọ thực, bà trở thành tín nữ của Ngài. Sau đó bà xuất gia trong Ni đoàn, nỗ lực thực hành thiền quán chứng Thánh quả quả Alahán cùng với Nghĩa tín thọ, pháp tín thọ.
Một hôm, sau khi thọ thực xong bà đi vào rừng Andhana gần thành Sāavatthi thiền tịnh nơi gốc cây cổ thụ, Māra (ác ma) đến phá sự an tịnh của bà, tàn hình không cho bà thấy và nói kệ rằng:
60- Yaṃ taṃ isīhi pattabbaṃ; ṭhānaṃ durabhisambhavaṃ.
Na taṃ dvaṅgulapaññāya; sakkā pappotumitthiyā''.
"Địa vị() khó chứng đạt; chỉ Thánh nhân chứng đạt.
Trí nữ nhân hai ngón(); sao hy vọng chứng đạt".
Bà phản đối bằng hai kệ ngôn sau.
61- Itthibhāvo no kiṃ kayirā; cittamhi susamāhite.
Ñāṇamhi vattamānamhi; sammā dhammaṃ vipassato.
62- Sabbattha vihatā nandī; tamokhandho padālito.
Evaṃ jānāhi pāpima; nihato tvamasi antakā''ti.
"Nữ nhân chướng ngại gì?; khi tâm khéo thiền định.
Khi trí tuệ triển khai; chánh quán pháp vi diệu.
Ở tất cả mọi nơi; hỷ lạc được đoạn tận.
Khối tối tăm mù mịt; đã bị làm tan nát.
Hỡi này kẻ ác ma; ngươi hãy biết như vậy.
Ngươi chính là ác ma; ngươi đã bị bại trận" (HT. TMC dịch)().
*Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân bà Somā sinh ra trong một gia đình quyền quý và làm Hoàng hậu của Vua Aruṇavā (cha của Bồtát Sikhī).
Một hôm bà cúng dường đến Đức Phật Sikhī bông sen mà vua tặng bà. Do công hạnh này, trong nhiều kiếp sau bà có da màu bông sen và thơm ngát hương sen.
Tiền thân bà Somā làm thiên hậu 72 lần và là Chánh hậu của vua Chuyển Luân 63 lần.
Bà là Trưởng lão ni Uppalavaṇṇā nói trong Apadāna (Ký sự)().
* Trưởng lão Surādha.
Ngài là em trai út của Trưởng lão Rādha.
Theo gương anh, Ngài xuất gia trong Tăng đoàn , tinh cần hành pháp và đắc Thánh quả Alahán.
Ngài nói lên hai kệ ngôn tuyên bố lên Thánh trí của mình như sau.
135- Khīṇā hi mayhaṃ jāti; vusitaṃ jinasāsanaṃ.
Pahīno jālasaṅkhāto; bhavanetti samūhatā.
"Sinh của ta đã tận; Chiến thắng dạy, làm xong.
Lưới lạnh được đoạn diệt; gốc sinh hữu nhổ lên".
136- Yassatthāya pabbajito; agārasmānagāriyaṃ.
So me attho anuppatto; sabbasaṃyojanakkhayo''ti.
"Mục đích hạnh xuất gia; bỏ nhà sống không nhà.
Đích ấy đã đạt được; mọi kiết sử, diệt xong". (HT.TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Ngài có cúng dường đến Đức Phật trái chanh(mātuluṅga)().
Ngài có thể là Trưởng lão Mātuluṅgaphaladāyaka nói trong Apadāna().
*Trưởng lão Sunāga.
Trong thời Đức Phật Gotama, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn nơi làng Nālala, là bạn của Ngài Sāriputta.
Nghe được Pháp thoại của Đức Thế Tôn, Ngài hoan hỷ xuất gia trong Tăng đoàn, nỗ lực hành pháp chứng đắc Thánh quả Alahán. Ngài nói lên kệ ngôn tuyên bố sự thành đạt của mình như sau.
85- Cittanimittassa kovido; pavivekarasaṃ vijāniya.
Jhāyaṃ nipako patissato; adhigaccheyya sukhaṃ nirāmisa''nti.
"Thiện xảo tướng của tâm; biết vị ngọt viễn ly.
Hành thiền, niệm thận trọng; chứng lạc không thế gian" (HT. TMC dịch)().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Sikhī, tiền thân Ngài là một Bàlamôn thông thạo Veda (Vệđà), sống trong rừng gần núi Vasabha và có ba ngàn học trò.
Một hôm, Bàlamôn nhận ra Đức Phật với 32 đại nhân tướng, tâm Bàlamôn vô cùng hoan hỷ, mệnh chung được sinh về thiên giới.
Vào 27 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua với vương hiệu Siridhara().
Ngài là Trưởng lão Rahosaññaka nói trong Apadāna().
Dứt lịch sử Đức Phật Sikhī.
21- Đức Phật Vessabhū.
Sau khi Đức Thế Tôn Sikhī viên tịch, tuổi thọ nhân lọai giảm dần đến khi còn 10 năm, rồi tuổi thọ nhân loại tăng dần đến vô lượng năm. Rồi lại giảm xuống cho đến khi tuổi thọ nhân loại là 60 ngàn năm.
Bấy giờ Bồtát đã viên mãn 30 pháp Balamật, Ngài đang tái sinh về cõi Tusita (Đẩusuất). Theo lời thỉnh cầu của chư thiên và Phạm thiên 10 ngàn thế giới, Bồtát tái sinh vào thai bào của bà Hoàng Yasavatī là bậc có giới hạnh (sīlavatī), cha Ngài là Đức vua Supatita cai trị kinh thành Anupama().
Sau 10 tháng trú trong thai bào, Ngài sinh ra nơi hoa viên Anoma().
Khi vừa chào đời Bồtát nói lên kệ ngôn: "Aggo'haṃ'asmi lokassa ..."âm giọng hùng dũng như tiếng rống bò chúa Vasabha() chiến thắng (vasabhanādahetuttā), do vậy Ngài được đặt tên là Vessabhū.
Bồtát sống đời cư sĩ sáu ngàn năm trong ba cung điện Ruci, Suruci và Vaḍḍhana(), có 30 ngàn cung nữ xinh đẹp điêu luyện trong nghệ thuật ca múa đàn ... hầu hạ. Vợ Ngài là công nương Sucittā.
Vào ngày bà Hoàng Sucittā vừa sinh Thái tử Suppabuddha, cũng là ngày Bồtát thấy được hình ảnh vị Samôn và Ngài quyết định xuất gia.
Bồtát ra đi xuất gia bằng chiếc kiệu vàng, có 37,000 người theo gương Ngài xuất gia để phục vụ Ngài.
Bồtát Vessabhū khổ hạnh 6 tháng, rồi Ngài thọ thực lại, từ bỏ hội chúng tùy tùng đi nơi khác.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Ngài nhận bát cơm sữa do nàng Sirivaḍḍhanā con gái một trương giả ở làng Sicittani cúng dường.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cội cây Sāla, trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ do rắn chúa Narinda hóa thân thành người cúng dường.
Cây Sāla này cao, có tàn nhánh xòe rộng như cây Puṇḍarīka của Đức Thế Tôn Sikhī, toàn thân cây Sāla trổ đầy hoa.
Sau khi đi ba vòngquanh cội Sāla, Bồtát trải 8 bó cỏ ở hướng Đông bắc cội Sāla, một Bảo tọa chiến thắng rộng khoảng 4o hắc tay (ratana) hiện khởi cho Ngài.
Trên Bảo tọa chiến thắng Ngài thắng phục năm loại ma, khi mặt trời vừa ló dạng, Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.
*Ba thắng hội của Đức Phật Vessabhū.
Thắng hội I.
Sau 7 tuần lễ ngự ở 7 nơi quanh cội Đại giác, Đức hế Tôn nhận lời thỉnh cầu của Đại phạm thiên, khai mở Pháp bất tử.
Ngài đưa Phật trí quán xét thế gian thấy được duyên lành hai vị tử hoàng Soṇa và Uttara là em khác mẹ với Ngài (đây là hai vị Thượng thủ thinh văn tương lai cả Ngài). Đức Thế Tôn Vessabhū theo đường hư không đến vườn Ngự Uyển Aruna gần kinh thành Anupama, Đức Thế Tôn bảo người giữ vườn thông báo cho hai vị tử hoàng biết có Đức Thế Tôn đang ngự trú trong vườn Ngự Uyển.
Hai vị Tử hoàng cùng tùy tùng đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại Chuyển pháp luân.
Dứt Pháp thoại có 800 ngàn triệu nhân thiên chứng đắc Thánh quả.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Như có kinh văn sau.
3- Dhammacakkaṃ pavattente; vessabhūlokanāyake.
Asītikoṭisahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.
"Bánh xe pháp lăn đi; do Vessabhū vị lãnh đạo thế gian.
Có 80 ngàn mười triệu vị; là Thắng hội đầu tiên của Ngài"().
Thắng hội II.
Khi Đức Thế Tôn Vessabhū du hành các nơi để tế độ chúng sinh, nơi một địa điểm Ngài thuyết lên Pháp thoại tế độ 700 ngàn triệu nhân thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Pakkante cārikaṃ raṭṭhe; lokajeṭṭhe narāsabhe.
Sattatikoṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Du hành khắp quốc độ; vị Tối thượng, vô song (của) thế gian.
Có 70 ngàn mười triệu; là Thắng hội II của Ngài" (sđd).
Thắng hội III.
Lại dịp khác, cũng tại nơi kinh thành Anupama, Đức Phật Vessabhū phá tan mạng lưới tà kiến rối rắm của các tôn chủ dị giáo, kéo ngọn cờ phi pháp của họ xuống, trương cao ngọn cờ Chánh pháp; Đức Thế Tôn thể hiện Song thông lực trước sự chứng kiến của vô số nhân thiên. Với pháp thoại , Đức Thế Tôn Vessbhū tế độ 600 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
6- Mahāacchariyaṃ disvā; abbhutaṃ lomahaṃsanaṃ.
Devā ceva manussā ca; bujjhare saṭṭhikoṭiyo.
"Đã thấy những điều kỳ diệu vĩ đại; phi thường khiến lông dựng đứng.
Cả chư thiên và người; có 60 mười triệu giác ngộ" (sđd).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Vipassī.
Tăng hội I.
Vào ngày trăng tròn tháng Magha, giữa hội chúng Tăng 80 ngàn vị Alahán có hai vị Thượng thủ Soṇa và Uttra cùng hội chúng hai vị ấy. Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát (Ovādapaṭimokha).
Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Nhóm Samôn 37 ngàn vị , tùy tùng của Bồtát Vessabhū trước đây, khi Bồtát lìa bỏ họ, các vị ấy đi du phương.
Khi nghe tin Đức Thế Tôn vận chuyển bánh xe pháp cho chạy đi, nhóm Samôn này đi đến yết kiến Đức Thế Tôn nơi thị trấn Soreyya.
Đức Thế Tôn với pháp thoại tế độ tất cả chứng Thánh quả Alahán và cho tất cả xuất gia theo cách "etha bhikkhave ...".
Giữa hội chúng Tăng có bốn đặc điểm này là: Là đêm trăng tròn, không mời tự tụ hội đến, là bậc Alahán tối thiểu là Lục thông và được xuất gia theo cách "ethabhikkhave ...". Đức Thế Tôn Vessabhū ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có kinh văn sau.
8- Asītibhikkhusahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
Sattatibhikkhusahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Có 80 ngàn vị Tỳkhưu; là cuộc tụ hội đầu tiên.
Có 37 ngàn vị Tỳkhưu; là cuộc tụ hội lần thứ hai" (sđd).
Tăng hội III.
Khi thấy duyên lành đạo quả của Thái tử Upasanta (Phó vương)() đang trị vì kinh thành Nārivāhana, Đức Thế Tôn du hành đến kinh thành Nārivāhana.
Nghe Đức Thế Tôn ngự đến kinh thành, Thái tử Upasanta cùng tùy tùng ra khỏi Hoàng thành để tiếp nghinh Đức Phật, thỉnh Đức Phật cùng các Tỳkhưu đến Hoàng cung để cúng dường.
Sau buổi đại thí, Đức Thế Tôn phúc chúc bằng pháp thoại. Dứt pháp thoại Thái tử Upasanta cùng tùy tùn là 60 ngàn vị chứng đắc Thánh quả và được xuất gia theo cách "etha bhikkhave ...".
Khi tất cả cùng chứng Thánh quả Alahán, cùng nhau hội tụ để thực hành lễ Bốtát (uposatha), giữa hội chúng Tăng này, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
9- Saṭṭhibhikkhusahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Jarādibhayabhītānaṃ; orasānaṃ mahesino.
"Có 60 ngàn vị Tỳkhưu; là cuộc tụ hội lần III.
Đã vượt khỏi sợ hãi như già; là hội chúng của bậc Đại ẩn sĩ" (sđd).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là vị vua, vì Ngài có diện mạo rất xinh đẹp khả ái và thông minh nên có tên gọi là Sudassana, cai trị kinh thành Sarabhavatī.
Đức Thế Tôn Vessabhū du hành đến kinh thành Sarabhavatī, Đức vua Sudassana cùng tùy tùng đi đến yết kiến Đức Thế Tôn.
Sau khi nghe Giáo pháp của Đấng Giác ngộ, tâm Đức vua khởi phát niềm tịnh tín nơi Giáo pháp, Đức vua chấp hai tay như búp sen không tỳ vết tỏa sáng, đưa qua khỏi đầu đảnh lễ Đấng Đại Hùng.
Đức vua Sudassana thỉnh Đức Phật và Tăng chúng đến Hoàng cung để cúng dường 7 ngày liên tục. Vào ngày thứ 7, vua Sudassana cúng dường đến Đức Thế Tôn bộ Tam y đắc giá nhất, ngoài ra mỗi vị Tỳkhưu là một đại y có giá trị là 100 ngàn tiền vàng. Đức vua còn cúng dường một trú xứ đến Đức Phật và Tăng chúng và kiến tạo một hương phòng đặc biệt dành cho Đức Phật.
Giữa đại chúng, Đức Thế Tôn Vessabhū tiên tri rằng: "Sau 31 kiếp trái đất, vua Sudassana sẽ trở thành vị Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức PhậtVessabhū.
Đức Phật Vessabhū cao 60 hắc tay, như cột trụ bằng vàng tỏa sáng, hào quang từ thân của Ngài rực rỡ giống như ánh lửa chiếu sáng trên đỉnh núi vào ban đêm.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Vessabhū là Trưởng lão Soṇa và Trưởng lão Uttara, Thị giả là Trưởng lão Upasanta .
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Vessabhū là Trưởng lão ni Rāmā và Trưởng lão ni Samālā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Vessabhū là Trưởng giả Sottika và Trưởng giả Rambha.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Vessabhū là bà Gotamī và bà Sirimā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Vessabhū là 60 ngàn năm, Đức Thế Tôn Vessabhū viên tịch nơi vườn Khemā gần kinh thành Usabhavatī, Xálợi của Ngài được phân tán khắp cõi nhân thiên.
Đức Thế Tôn Vessabhū sáu năm mới tụng Giới bổn (Pāṭimokkha) một lần().
Phụ lục.
*Trưởng lão Abhibūta.
Trong thời Đức Thế Tôn Gotama còn tại tiền, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn trưởng giả nơi thành phố Veṭṭhapura (có nơi viết là Veṭhipura), được đặt tên là Abhibhūta. Khi cha mất, Ngài thừa hưởng đại tài sản.
Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu du hành đến thành phố Veṭṭhapura. Nghe Đức Thế Tôn ngự đến thành phố, Ngài Abhibhūtathỉnh Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu đến tư gia của mình để cúng dường vật thực. Sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn phúc chúc bằng thời pháp thoại.
Được nghe Giáo pháp, Ngài Abhibhuta hoan hỷ xin được xuất gia trong Tăng đoàn, Ngài tinh cần hành pháp chứng đạt Thánh quả Alahán.
Trong khi thọ hưởng hương vị giải thoát, thân quyến cùng những bạn hữ đi đến yết kiến Ngài, than van với Ngài rằng: "Vì sao Ngài lìa bỏ chúng tôi? Vì sao Ngài không ở lại lãnh đạo chúng tôi?".
Ngài trả lời họ bằng ba kệ ngôn sau.
255- Suṇātha ñātayo sabbe; yāvantettha samāgatā.
Dhammaṃ vo desayissāmi; dukkhā jāti punappunaṃ.
"Hãy nghe, các bà con; những ai đã đến đây.
Ta thuyết pháp cho các ngươi; tái sinh là đau khổ".
256 – Ārambhatha nikkamatha; yuñjatha buddhasāsane.
Dhunātha maccuno senaṃ; naḷāgāraṃva kuñjaro.
"Hãy tinh cần ra đi; chú tâm lời Phật dạy.
Đánh bại quân lực ma; như voi, nhà cỏ lau".
257- Yo imasmiṃ dhammavinaye; appamatto vihassati.
Pahāya jātisaṃsāraṃ; dukkhassantaṃ karissatī''ti.
"Ai trong pháp luật này, sẽ sống không phóng dật.
Từ bỏ dòng tái sinh; sẽ chấm dứt khổ đau" (HT. TMC dịch)().
Kệ ngôn thứ hai trong tập Tương ưng kinh được xem là của Ngài Abhibhū() Đại đệ tử của Phật Sikhī.
Trong Milindapañha (Milinda hỏi), quy câu kệ thứ hai là của Đức Phật(). Trong Divyāvadāna câu kệ thứ hai cũng được quy cho Đức Phật(), nhưng ở nơi khác trong cùng sách ấy, câu kệ này được biết do chư Thiên tử xướng().
Trong Mahāparinibbāna Sutta kệ ngôn thứ ba cũng được quy cho Đức Phật(),
Tiền sự.
Trong một tiền kiếp vào thời Phật Vessabhū, tiền thân Ngài Abhibhūta là gia chủ và đã có đức tin nơi Tam bảo, giachủ này nương nhờ Tam Bảo do sự giới thiệu của bạn hữu.
Khi Đức Thế Tônviên tịch, đại chúng tụ họp để xin Xálợi và tền thân Ngài Abhibhūta là người dập tắt lửa bằng nước hoa, nên có cơ hội trước tiên để thỉnh Xálợi nào vị ấy muốn().
Ngài được xem là Trưởng lão Citakanibbāpaka trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Kaṇikāracchadaniya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vessabhū, tiền thân Ngài là một gia chủ, có lần thấy Đức Thế Tôn nghỉ trưa trong rừng, gia chủ này hoan hỷ với oai nghi của Đức Phật nên che nắng cho Đức Phật bằng vòng hoa kaṇikara.
Vào 20 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua tám lần dưới vương hiệu Soṇṇābha().
*Trưởng lão Kesarapupphiya.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vessabhū, tiền thân Ngài là một chú thuật gia ở Himayā, có cúng dường đến Đức Phật ba bông Kesara().
*Trưởng lão Saṅghupaṭṭhāka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Vessabhū, tiền thân Ngài là người phục dịch rất siêng năng trong tự viện của Đức Phật.
Vào bảy kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua bảy lần dưới vương hiệu Samotthata().
*Trưởng lão Bhisadāyaka.
Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào 31 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là voi, có cúng dường đến Đức Phật Vessabhū củ sen.
Vào 13 kiếp đất trước tiền thân Ngài làm vua 16 lần dưới vương hiệu Samodhāna
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro