Lịch sử 27 vị phật quá khứ(Part 2)
3- Đức Phật Maṅgala.
Sau khi thực hành 30 pháp Balamật suốt thời gian dài 16 atăngkỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, kiếp áp chót Ngài sinh về cõi Tusita (Đẩusuất).
Bấy giờ trong thế gian có sự náo động (kolāhala) về Đức Chánh giác sẽ hiện khởi sau 1.000 năm nữa(), khi ấy vị thiên tử Bồtát thấy được 5 hiện tượng báo tử: Vòng hoa trang điểm bị héo, thiên y trở nên cũ kỹ, vật trang điểm trở nên mờ nhạt, mồ hôi từ nách chảy ra, tâm Ngài không còn vui thích nơi thiên giới.
Chư thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới thỉnh thiên tử Bồtát giáng sinh về nhân giới để trở thành vị Chánh giác.
Sau khi xem xét kỹ 5 điều, Ngài giáng sinh về nhân giới, mẹ của Ngài là bà Hoàng Uttarā, cha Ngài là vua Uttara cai trị kinh thành Uttara.
Khi Đấng Đại sĩ nhập thai bào, thân bà HoàngUttara tự nhiên phát sáng, ánh sáng tỏa rộng đến 80 hắc tay (# 40 m) vượt trội hơn cả ánh sáng mặt trời đang chói rạng hay áng sáng mặt trăng trong bầu trời trong vắt không có áng mây, tồn tại cả ngày lẫn đêm.
Do nhân này, khi Ngài sinh ra, vào ngày lễ đặt tên Ngài được đặt tên là Maṅgala (Hạnh Phúc).
Bồtát Maṅgala sống tại gia 9 ngàn năm, Ngài có ba tòa cung điện là: Yasavā, Sucimā và Sirimā(), mỗi cung điện có 10 ngàn cung nữ xinh đẹp, giỏi múa hát đàn ca phục vụ, vợ Bồtát là công nươngYasavatī.
Khi Bồtát Maṅgala nhìn thấy đầy đủ bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn, Ngài lìa bỏ cung điện cưởi ngựa Paṇḍara ra đi xuất gia, có 30 triệu người xuất gia theo Ngài, vào ngày hôm ấy nàng Yasavatī cũng vừa hạ sinh Thái tử Sīlava.
Bồtát Maṅgala thực hành khổ hạnh 8 tháng, rồi Ngài thọ thực trở lại, hội chúng Samôn tùy tùng lìa bỏ Ngài, đi đến vườn Siri trú ngụ.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha Bồtát nhận bát cơm sữa của nàng Uttarā, con của trưởng giả Uttara nơi làng Uttara. Thọ dụng cơm sữa xong, Ngài trú ngụ nơi rừng Sāla, vào buổi chiều Ngài đi đến cây Nāga (Mù u), trên đường đi Ngài nhận tám bó cỏ do du sĩ lỏa thể Uttara dâng cúng.
Khi đến cội cây Nāga, Bồtát đi quanh ba vòng, Ngài đến hướng Đông bắc, trải cỏ ra và Bảo tọa chiến thắng hiện ra cho Ngài, bảo tọa của Ngài rộng khoảng 58 hắc tay. Sau khi chiến thắng ma quân, Ngài chứng Vô thượng chánh giác vào lúc mặt trời vừa ló dạng.
Bấy giờ hào quang 6 màu từ thân của Ngài tự hiển lộ, chiếu thấu cả 10 ngàn thế giới.
Hào quang này là do ước nguyện của Ngài khi còn là Bồtát kiếp áp chót thân nhân loại. Thế gian khi ấy tựa như được phủ lên tấm vải màu vàng óng ánh, cả sông núi, đại dương, núi rừng ... đều có màu vàng óng ánh, hào quang ấy không bị ngăn chận bất cứ vật gì, xuyên suốt cả những ngọn núi lớn, tường thành ... hào quang át cả ánh sáng mặt trời, mặt trăng, người ta chỉ phân biệt ngày đêm theo cách: Chim rừng hót vào buổi sáng và loại hoa nở vào buổi chiều.
*Hạnh sự.
Vào kiếp áp chót là người (như Bồtát Vessantara), Bồtát đang sống với vợ và hai con một trai, một gái nơi đỉnh núiVaṅka.
Nơi núi Vaṅka có con dạxoa hung ác tên là Kharadāṭhika, dạxoa này thường bắt những ai đi vào khu vực của nó để ăn thịt.
Được nghe tiếng Bồtát là người bố thí rộng rải, dạxoa Kharadāṭhika hóa ra một Bàlamôn nghèo khổ, đến xin Bồtát hai người con để mang về hầu hạ mình. Bồtát hoan hỷ bố thí hai người con yêu quý của mình, lập tức Bàlamôn già hiện thân là dạxoa hung ác, nắm lấy hai đứa bé bóp chết như người ta bóp cọng sen, rồi đưa vào miệng nhai ngấu nghiến.
Bồtát bất ngờ, chỉ biết đứng lặng nhìn, thấy máu ứa ra từ miệng dạxoa, Bồtát không chút sầu khổ, trái lại Ngài hoan hỷ rằng: "Đây là phước sự cao thượng của ta", Ngài ước nguyện rằng: "Do phước sự này, hào quang từ thân của ta phát ra hãy chiếu khắp 10 ngàn thế giới, như giòng máu tinh anh vậy".
Trước đó, Bồtát có lần đến viếng Bảo tháp của Đức Chánh giác, một ý nghĩ sau đây sinh khởi cho Ngài: "Ta hãy cúng dường thân mạng này đến Đức Thế Tôn". Bồtát dùng vải sạch và quý quấn khắp thân, dùng những loại bơ, sữa đắc giá tẩm vào những lớp vải quý ấy, dùng một bát có giá trị 100 ngàn tiền vàng, đổ đầy trong bát những bơ, sữa ...
Ngài châm lửa vào bát đội lên đầu, rồi châm lửa vào thân, đi nhiễu quanh Bảo tháp tựa như một cột ánh sáng đang đi quanh Bảo tháp suốt đêm để cúng dường đến Đức Thế Tôn.
Dù toàn thân cháy sáng như vậy, nhưng sức nóng không chạm vào da thịt của Ngài.
Thật vậy: "Pháp hằng hộ trì người hành pháp", Đức Phật có dạy:
Dhamma have rakkhituṃ dhammacāriṃ
Dhammosuciṇṇo sukhaṃ avahati.
Esānisaṃsa dhamme suciṇṇe.
Na duggatiṃ gacchati.
"Pháp bảo vệ người hành pháp.
Hành pháp mang lại an lạc.
Đây là lợi ích hành pháp.
Không đi đến khổ cảnh"().
Hoan hỷ với việc lành này, Ngài ước nguyện: "Xin cho con có được hào quang chiếu sáng 10 ngàn thế giới".
Hỏi. Số lượng 10 ngàn thế giới có ý nghĩa gì?
Đáp. Đó là sinh vức của Đức Phật. Đức Phật có ba lãnh vực (khetta) là:
1- Sinh vức (jātikhetta).
Là khi Ngài giáng sinh vào lòng mẹ, cả 10 ngàn thế giới rung chuyển.
2- Uy vức (guṇakhetta).
Là khi Ngài thuyết giảng những bài pháp có ân đức sâu rộng như: Kinh Chyển pháp luân, kinh Maṅgala (Hạnh phúc), kinh Ratana (Châu báu) ... cả một ngàn tỷ thế giới rung chuyển.
3- Tuệ vức (visayakhetta).
Lãnh vực trí tuệ của Đức Phật là vô biên.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Maṅgala.
Thắng hội I.
Sau 7 tuần hưởng vị giải thoát nơi cội cây Nāga, nhận lời giảng pháp do vị Đại phạm thiên khẩn cầu. Đức Thế Tôn Maṅgala theo đường hư không đến vườn Siri gần thành Sirivaḍḍha, nơi đây Ngài thuyết lên pháp thoại lần đầu, chuyển động Bánh xe pháp cho chạy đi, tế độ một ngàn tỷ nhân thiên chứng Thánh quả, trong đó có 30 triệu vị Tỳkhưu theo Ngài xuất gia trước đây chứng Thánh quả Alahán.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Patvāna bodhimatulaṃ; paṭhame dhammadesane.
Koṭisatasahassānaṃ; dhammābhisamayo ahu.
"Sau khi đạt Giác ngộ Vô song; lần đầu tiên giảng pháp.
Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội của Ngài"().
Thắng hội II.
Trước khi lên cung trời Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) để thuyết Tạng Thắng pháp, Đức Thế Tôn dùng Song thông lực nhiếp phục chúng ngoại giáo ở cổng thành Citta. Rồi Đức Thế Tôn Maṅgala lên cung trời Tāvatiṃsa thuyết lên tạng Thắng pháp, tế độ 900 tỷ chư thiên và Phạm thiên chứng đạt Thánh quả. Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Surindadevabhavane; buddho dhammamadesayi.
Navakoṭisahassānaṃ(); dutiyo samayo ahu.
"Nơi cung điện vua Trời; Đức Phật giảng pháp.
Có 900 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội thứ hai"(sđd.6).
Thắng hội III.
Trước khi Đức Chánh giác Maṅgala xuất hiện, vua Chuyển luân Sunanda cai trị toàn thể trái đất này, kinh thành của Ngài có tên là Surabhi.
Khi Đức Phật Maṅgala xuất hiện, xe báu xe dịch chỗ cũ theo truyền thuyết: "Khi xe báu xê dịch chỗ cũ là điềm báo vua Chuyển luân sắp mệnh chung".
Thấy vậy vua Chuyển luân Sunanda phiền muộn, cho họp triều thần đến để tìm hiểu nguyên nhân "vì sao xe báu xê dịch chỗ cũ".
Các Đại thần thưa rằng:
– Thưa Đại vương, có ba lý do khiến xe báu trượt đi khỏi chỗ cũ là:
* Vua Chuyển luân sắp mệnh chung.
* Vua Chuyển luân xuất gia
* Đức Chánh giác xuất hiện.
Thưa Đại vương, thọ mạng của Đại vương vẫn còn vững lắm, hơn nữa Đại vương không có ý niệm xuất gia. Chính vì Đức Phật Maṅgala xuất hiện trên thế gian, nên xe báu dịch khỏi chỗ cũ.
Nghe vậy, vua Chuyển luân Sunanda tổ chức lễ cúng dường xe báu, quỳ trước xe báu, Ngài cầu khẩn rằng: "Thưa xe báu, tôi sẽ đến đảnh lễ và nương nhờ nơi ân đức của Đức Phật Maṅgala. Xin xe báu hãy trở về vị trí cũ". Lập tức xe báu trở lại vị trí cũ.
Vô cùng hân hoan, vua Chuyển luân Sunanda cùng đại chúng dày đặc 36 dotuần đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn Maṅgala.
Vua Chuyển luân Sunanda cúng dường trọng thể đến Đức Thế Tôn cùng với 100 ngàn vị ThánhAlahán, cúng dường y quý đến Đức Thế Tôn và chư Tăng. Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại phúc chúc, dứt pháp thoại tất cả đều chứng đắc Thánh quả Alahán tuệ phân tích, trong đó có Thái tử Anurāja (Phó vương), số lượng là 900 triệu vị. Tất cả đều được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ..." Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Sunandassānucarā janatā; tadāsuṃ navutikoṭiyo.
Sabbepi te niravasesā; ahesuṃ ehi bhikkhukā.
"Sunanda cùng các tùy tùng; có được là 90 mười triệu vị.
Tất cả không trừ một ai; đã trở thành "hãy đến, này các Tỳkhưu.
*Ba Tăng hội của Đức Phật Maṅgala.
Tăng hội I.
Khi Đức Thế Tôn Maṅgala trú ngụ nơi thành Mekhala, hai vị Thượng thủ tương lai là Sudeva và Dhammasena, mỗi người có 10 ngàn tùy tùng().
Vào ngày trăng tròn tháng Māgha, tất cả đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Sau thời pháp thoại của Đức Thế Tôn, tất cả đều chứng Thánh quả Alahán.
Thế rồi vào đêm trăng tròn hôm ấy, các vị Thánh Tăng Alahán từ các nơi trở về thành Mekhala hành lễ Uposatha (Bốtát).
Giữa hội chúng Tăng, Đức Phật ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội I của Ngài, có số lượng là một ngàn tỷ vị.
Tăng hội II.
Vào dịp khác, khi Đức Phật Maṅgala trú ngụ nơi kinh thành xinh đẹp Uttara, ở tự viện Uttara (Uttarārāma), quyến thuộc Ngài đã xuất gia trong Giáo pháp của Đức Thế Tôn, đã tụ hội lại làm lễ Bốtát (uposatha) nơi Tự viện Uttara. Giữa đại chúng Tăng là một tỷ vi, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát. Đây là Tăng hội II của Ngài.
Tăng hội III.
Một lần khác, vị Trưởng lão dẫn đầu là vua Chuyển luân Sunanda trước đây cùng với 900 triệu Tỳkhưu, đi đến Đức Thế Tôn hành lễ Bốtát.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau:
8- Sannipātā tayo āsuṃ; maṅgalassa mahesino.
Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
"Có ba lần Tăng hội; của vị Đại ẩn sĩ Maṅgala.
Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Tăng hội trước nhứt của vị ấy".
9- Dutiyo koṭisatasahassānaṃ; tatiyo navutikoṭinaṃ.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; tadā āsi samāgamo.
"Lần thứ hai có một ngàn 10 triệu; lần thứ ba có 9o mười triệu.
Các vị không còn ô nhiễm, trong sạch; các vị ấy đã tụ hội lại"().
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, có Bàlamôn Suruci sống nơi làng Suruci, vị này tinh thông ba tạng Veda (Vệđà) cùng với đại nhân tướng.
Bàlamôn Suruci nghe được pháp thoại của Đức Thế Tôn, khởi tâm tịnh tín muốn cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng, bạch hỏi rằng:
– Bạch Thế Tôn, con xin thỉnh Ngài và đại chúng Tỳkhưu đến thọ thực nơi nhà của con vào ngày mai.
– Này gia chủ, có rất đông các vị Tỳkhưu.
– Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu vị?
– Có 100 ngàn 10 triệu vị (1.000 tỷ) (dường như đây là Tăng đoàn đầu tiên của Đức Thế Tôn).
– Bạch Thế Tôn, con xin thỉnh tất cả.
Khi về nhà, Bàlamôn Suruci suy nghĩ: "Ta có khả năng cúng dường vật thực thượng vị đến tất cả Tăng chúng có Đức Thế Tôn là vị đứng đầu, nhưng làm sao có chỗ để các vị Tỳkhưu ngồi".
Khi ấy, ngai vàng của vua trời Sakka nóng ran lên. Biết được nguyên nhân, vua Trời Sakka suy nghĩ: "Ta nên tạo công hạnh cho mình".
Vua Trời Sakka hóa ra một người thợ mộc mang những dụng cụ làm gỗ, xuống nhân giới đi đến nhà Bàlamôn Suruci, rao rằng: "Ai có cần làm việc gì chăng?". Bàlamôn Suruci hỏi:
– Này người thợ mộc, anh làm được những gì?
– Thưa chủ, tôi làm được tất cả mọi việc.
– Vậy có việc cho anh đây. Tôi có thỉnh 1.000 tỷ vị Tỳkhưu có Đức Phật là vị đứng đầu, đến nơi đây nhận vật thực. Nhưng Đại sảnh này này không đủ sức chứa số lượng Tỳkhưu ấy, vậy anh hãy làm một đại sảnh đủ chứa một ngàn tỷ vị Tỳkhưu đi.
– Được, nhưng chủ phải trả tiền công cho tôi.
– Được rồi, này anh thợ mộc.
Thiên chủ Sakka với thần lực của mình, đã kiến tạo một tòa đại sảnh rộng lớn, xinh đẹp, trang hoàng mỹ thuật, đầy đủ tiện nghi, tòa đại sảnh rộng đến 12 dotuần.
Bàlamôn Suruci nhìn tòa đại sảnh hiểu ngay rằng: "Đây là do thần lực của Thiên chủ Sakka". Bàlamôn Suruci hoan hỷ cúng dường đến Đức Phật và đại chúng Tỳkhưu trọn 7 ngày.
Đại thí của Bàlamôn Suruci có tên gọi là Gavapāna vì được tổ chức để làm vinh danh Đức Phật; lễ vật chánh là một loại bánh làm bằng gạo nếp thơm, nấu với sữa và mật ong().
Vào ngày thứ 7, sau khi dùng vật thực xong, Đức Thế Tôn đưa Phật trí quan xét, rồi Ngài tuyên bố giữa đại chúng Tỳkhưu rằng: "Này các Tỳkhưu, sau 2 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất nữa, thiện gia tử này sẽ trở thành Đức Chánh giác có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
Nghe lời tiên tri của Đức Thế Tôn Maṅgala, tâm Bàlamôn Suruci ngập tràn năm sự hỷ lạc. Một ý nghĩ xuất hiện trong tâmBàlamôn Suruci rằng: "Như lời tiên tri của Đức Chánh giác, chắc chắn ta sẽ thành vị Chánh giác. Như vậy ta còn sống đời sống tại gia có ích lợi gì, ta hãy xuất gia trong Giáo pháp của Đức Đạo sư ngay bây giờ".
Bàlamôn Suruci bố thí hết tài sản ngay trong ngày và xin được xuất gia trước sự chứng minh của Đức Thế Tôn Maṅgala.
Sau khi học thông thuộc Pháp luật, Trưởng lão Suruci tích cực thiền tịnh, chẳng bao lâu thành tựu tám chiền chứng cùng 5 pháp thần thông. Mệnh chung vị ấy tái sinh về Phạm thiên giới.
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Maṅgala.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Thế Tôn Maṅgala là Trưởng lão Sudeva và Trưởng lão Dhammasena. Thị giả là Trưởng lão Pālita.
– Hai vị nữ thượng thủ thinh văn của Đức Thế Tôn Maṅgala là Trưởng lão ni Sivalā và Trưởng lão ni Asokā.
– Hai cận sự nam tối thắng là Trưởng giả Nanda và trưởng giả Visākha.
– Hai cận sự nữ tối thắng là bà Anulā và bà Sutanā.
– Các vị Samôn trong Giáo pháp của Đức Phật Maṅgala đều là những bậc ThánhAlahán.
Đức Thế Tôn Maṅgala sống 90 ngàn tuổi, Ngài viên tịch nơi vườn hoa Vessara(). Khi Đức Thế Tôn vừa viên tịch, ánh sáng tỏa ra từ thân của Ngài tắt lịm, cả 10 ngàn thế giới đột nhiên tối sầm lại, tiếng than khóc của chúng sinh trong 10 ngàn thế giới vang dội.
Xálợi của Ngài kết thành một khối được tôn thờ trong Bảo tháp cao 30 dotuần, làm bằng 7 loại ngọc quý, ngay trong khu vườn Vessara.
Có Kinh văn sau.
32- Uyyāne vassare nāma; buddho nibbāyi maṅgalo.
Tatthevassa jinathūpo; tiṃsayojanamuggatoti.
"Nơi công viên tên Vassara, Đức Phật Maṅgala tịch diệt.
Bảo tháp Chiến thắng của Ngài; cao 30 dotuần"().
Dứt lịch sử Đức Phật Maṅgala.
4- Đức Phật Sumana.
Sau khi Đức Thế Tôn Maṅgala viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm xuống dần đến khi còn 10 năm, rồi tuổi thọ con người tăng dần đến atăng kỳ năm.
Sau đó ác pháp xuất hiện, tuổi thọ con người giảm xuống đến khi còn 90 ngàn năm, bấy giờ vị Chánh giác thứ 2 hiện khởi trong thế gian, đó là Đức Phật Sumana.
Từ cõi Tusita (Đẩu suất), Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Sirimā, cha Ngài là vua Sudatta trị vì kinh thành Mekhala.
Bồtát sống tại gia 9 ngàn năm trong ba cung điện: Canda, Sucanda và Vaṭaṃsa(), có 6 triệu 300 ngàn cung nữ xinh đẹp hầu hạ, vợ Ngài là công nương Vaṭaṃsikā.
Khi thấy đầy đủ bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn, Bồtát Sumana cưỡi voi Maṅgala (Hạnh phúc) ra đi xuất gia, có 300 triệu tùy tùng theo Ngài ra đi xuất gia, cũng trong ngày ấy nàng Vaṭaṃsikā vừa sinh ra người con trai là Thái tử Anupama.
Bồtát Sumana thực hành khổ hạnh 10 tháng, rồi thọ thực trở lại, hội chúng tùy tùng lìa bỏ Ngài.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Ngài thọ dụng bát cơm sữa do nàng Anupamā con gái trưởng giả Anupama nơi làng Anoma dâng cúng, Bồtát trú ngụ suốt ngày nơi rừng Sāla gần đó.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cội cây Nāga (Mù u), trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ do du sĩ lỏa thể Anupama cúng dường. Đến cội cây Nāga, Bồtát đi quanh 3 vòng, rồi Ngài trải 8 bó cỏ nơi cội cây Nāga về hướng Đông bắc, một Bảo tọa Chiến thắng hiện khởi cho Ngài, trên Bảo tọa Chiến thắng Bồtát ngồi kiết già, mặt hướng về Đông, Bốtát chiến thắng quân ma, khi mặt trời vừa ló dạng Ngài chứng Vô thượng Chánh giác.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Sumana.
Thắng hội I.
Đại phạm thiên khẩn cầu Đức Thế Tôn khai mở Giáo pháp, Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Ngài theo đường hư không đi đến khu vườn Mekhala gần thành Mekhala cách cây Nāga 18 gāvuta (1 gāvuta là 4 km), nơi ấy có 300 triệu vị Tỳkhưu theo Ngài ra đi xuất gia trước đây đến trú ngụ, trong đó có người em trai khác mẹ với Ngài là Vương tử Sarana và con trai quan Tế lễ sư (purohita) là Bhavitatta.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại, cho bánh xe pháp chạy đi, tế độ chúng sinh chứng đắc Thánh quả là một ngàn tỷ vị.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Evametena yogena; uddharanto mahājanaṃ.
Bodhesi paṭhamaṃ satthā; koṭisatasahassiyo.
"Với phương thức như vậy; nâng đở tế độ đại chúng.
Bậc Đạo sư lần đầu tiên giác ngộ; một trăm ngàn 10 triệu vị"() .
Thắng hội II.
Nơi cây xoài trong thành phố Sunandavatī, Đức Thế Tôn Sumana thi triển Song thông lực nhiếp phục chúng ngoại giáo. Sau đó Ngài thuết giảng lên Pháp thoại tế độ chúng sinh, có một ngàn tỷ vị chứng đắc Thánh quả.
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn.
8- Yamhi kāle mahāvīro; ovadī titthiye gaṇe.
Koṭisahassābhisamiṃsu; dutiye dhammadesane.
"Vào thời Đấng Đại Hùng; giáo huấn đồ chúng ngoại giáo.
Có 100 ngàn 10 triệu vị; lần thứ nhì Ngài giảng pháp" (sđd.8).
Thắng hội III.
Có lần chư thiên và nhân loại bàn luận với nhau về tịch diệt (nirodha)(), không ai chấp nhận ai.
Vào buổi chiều, vua Arindama cùng hội chúng của mình đi đến bạch hỏi Đức Thế Tôn Sumana: Làm thế nào để nhập vào thiền Diệt? Làm thế nào để xuất khỏi thiền Diệt?.
Đức Thế Tôn giải đáp các câu hỏi, nhân đó Ngài thuyết lên pháp thoại tế độ 900 triệu nhân loại, chư thiên và Phạm thiên chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội lần III của Ngài. Có Kinh văn sau.
10- Tadāpi dhammadesane; nirodhaparidīpane.
Navutikoṭisahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
"Cũng vào dịp giảng pháp; giải thích đầy đủ về tịch diệt.
Có 90 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội thứ ba". (sđd. 10).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Sumana.
Tăng hội I.
Đức Thế Tôn khi an cư mùa mưa đầu tiên tại khu vườn Mekhala, gần thành Mekhala. Vào ngày Pavāraṇā (Tự tứ), có một ngàn tỷ vị Thánh Alahán được xuất gia theo cách "Etha bhikkhave...", cùng nhau tụ hội để hành lễ Pavāraṇā, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát giữa đại chúng Tăng ấy.
Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
11- Sannipātā tayo āsuṃ; sumanassa mahesino.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Đã có ba lần tụ hội; của Đại ẩn sĩ Sumana.
Các bậc không còn ô nhiễm, trong sạch; tâm thanh tịnh kiên định ".
12- Vassaṃvutthassa bhagavato; abhighuṭṭhe pavāraṇe.
Koṭisatasahassehi; pavāresi tathāgato.
"Đức Thế Tôn sau khi an cư mùa mưa; vào ngày lễ Tự tứ.
Có 100 ngàn 10 triệu vị; Đấng Như Lai hành lễ Tự tứ"(sđd.12).
Tăng hội II.
Khi Đức Thế Tôn ngự trú nơi núi Kañcana cao một gāvuta (4 km), vua Arindama cùng 900 triệu tùy tùng đến yết kiến Đức Thế Tôn Sumana.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích hợp, tất cả đều chứng quả Alahán, xin xuất gia và được xuất gia theo cách "Etha bhikkhave ...".
Đây là Tăng hội thứ II của Ngài, có Kinh văn sau.
13- Tatoparaṃ sannipāte; vimale kañcanapabbate.
Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Lần khác có sự tụ hội, ở núi Kañcana những vị trong sạch.
Có 9o ngàn 10 triệu vị, là lần tụ hội thứ hại" (sđd. 13).
Tăng hội III.
Khi vua trời Sakka cùng hội chúng chư thiên đến chiêm ngưỡng Phật tướng, bấy giờ có 800 triệu Thánh Tăng Alahán được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave...". Giữa đại chúng Tăng, Đức Thế Tôn Sumana ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội III của Ngài, có Kinh văn sau.
14- Yadā sakko devarājā; buddhadassanupāgami.
Asītikoṭisahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
"Khi vua trời Sakka; đến diện kiến Đức Phật.
Có 80 ngàn 10 triệu vị; là cuộc tụ hội thứ ba"().
Đức Thế Tôn thể hiện Song thông lực để nhiếp phục ngoại giáo ở kinh thành Sunandavatī(),
Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là Rắn chúa Atula có nhiều thần lực. Rắn chúa Atula biết tin Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian, khi vua trời Sakka cùng các thiên nhân tùy tùng cùng với vua Arindama và tùy tùng của Đức vua đến hỏi Đức Thế Tôn vềtịch diệt (nirodha), Rắn chúa Atula cùng với tùy tùng cũng tháp tùng đến yết kiến Đức Thế Tôn Sumana.
Sau thời pháp thoại của Đức Thế Tôn, rắn chúa Atula vô cùng hoan hỷ, đã cúng dường đến Đức Phật và một tỷ Thánh Tăng Alahán trọn 7 ngày với những thức ăn thượng vị.
Vào ngày thứ 7, sau khi cúnng dường vật thực xong, Rắn chúa dâng đến Đức Thế Tôn Sumana cùng tất cả Tỳkhưu mỗi vị một bộ tam y quý và Rắn chúa Atula xin nương nhờ Tam bảo.
Đức Thế Tôn Sumana tiên tri rằng: " Sau 2 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, Rắn chúa Atula này sẽ trở thành vị Chánh giác có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Sumana.
– Đức Thế Tôn Sumana cao 90 hắc tay, như cột trụ bằng vàng, hào quang từ thân của Ngài tỏa ra khắp 10 ngàn thế giới().
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Sumana là Trưởng lão Saraṇa và Trưởng lão Bhāvitatta. Thị giả là Trưởng lão Udena.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Sumana là Trưởng lão ni Soṇā và Trưởng lão ni Upasoṇā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Sumana là NgàiVaruṇa và Ngài Saraṇa.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Sumana là bà Cālā và bà Upacālā.
Đức Thế Tôn Sumana sống đến 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi đại tự Aṅgāra. Bảo tháp thờ Xálợi của Ngài cao bốn dotuần được kiến tạo ngay trong Đại tự Aṅgāra.
Dứt lịch sử Đức Phật Sumana.
5- Đức Phật Revata.
Sau khi Đức Thế Tôn Sumana viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần xuống còn 10 năm, rồi tuổi thọ nhân loại tăng dần đến atăng kỳ năm, lại giảm xuống đến thời còn 60 ngàn năm thì Đức Phật Revata xuất hiện trên thế gian.
Theo thông lệ của chư Phật, Bồtát đang hưởng an lạc nơi cung trời Tusita (Đẩusuất), chư thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới thỉnh Bồtát giáng trần.
Sau khi quán xét 5 điều tròn đủ, Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Vipulā, cha của Bồtát là Đức vua Vipula cai trị nơi kinh thành Sudhaññavatī.
Bồtát Revata sống tại gia 6 ngàn năm trong ba cung điện: Cung điện Sudassana, cunng điện Ratanagghi và cung điện Āvela, mỗi cung điện có 10 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Bồtát là công nương Sudassanā.
Khi Bồtát Revata chứng kiến bốn điều: Già, bịnh, chết và vị samôn; Bồtát lìa bỏ kinh thành ra đi xuất gia trên cổ xe do các con ngựa thuần chủng kéo đi, có bốn đạo binh chủng: Tượng binh, mã binh, Xa binh và bộ binh theo hộ vệ Ngài. Trong ngày ấy, nàng Sudassanā vừa sinh ra người con trai là Thái tử Varuṇa.
Khi Bồtát xuất gia, có 10 triệu người cùng xuất gia theo hầu Ngài.
Bồtát khổ hạnh 7 tháng rồi thọ thực trở lại, hội chúng Samôn tùy tùng lìa bỏ Ngài.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát nhận bát cơm sữa của nàng Sādhudevi con gái của một trưởng giả dâng cúng.
Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cội cây Nāga (Mù u), trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ của du sĩ lỏa thể Varunindhara cúng dường.
Khi đến côi cây Nāga, Bồtát đi vòng quanh cội cây ba vòng, rồi Ngài trải 8 bó cỏ nơi cội cây Nāga về hướng Đông bắc, một Bảo tọa Chiến thắng hiện khởi cho Bồtát, Ngài ngồi trên Bảo tọa mặt hương về Đông, sau khi nhiếp phục toàn bộ ma quân, khi ánh mặt trời vừa lên cũng là lúc Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Revata.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn sau 7 tuần hưởng hương vị giải thoát quanh 7 chỗ nơi cội cây Nāga, Đại phạm thiên thỉnh cầu Đức Thế Tôn khai mở pháp giải thoát đến chúng sinh. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
Ngài theo đường hư không đến vườn Varuṇā, nơi có 10 triệu vị Tỳkhưu theo Ngài đi xuất gia khi trước đang trú ngụ.
Sau thời Chuyển pháp Luân, 10 triệu vị Tỳkhưu chứng Thánh quả Alahán, chư thiên, Phạm thiên thành đạt ba Thánh quả thấp không thể đếm được. Đây là Thắng hội I của Ngài. Có kinh văn sau.
3- Tassābhisamayā tīṇi; ahesuṃ dhammadesane.
Gaṇanāya na vattabbo; paṭhamābhisamayo ahu.
"Ngài có ba Thắng hội; trong sự Giảng pháp của Ngài.
Hôi chúng này không thể đếm được; là Thắng hội đầu tiên"().
Thắng hội II.
Vào thời điểm Đức Thế Tôn du hành đến thành Uttara, đây là kinh đô của vua Arindama. Kinh thành này được gọi là Uttara vì vượt trội hơn tất cả những kinh thành khác.
Vị vua này có danh hiệu là Arindama vì chiến thắng tất cả những kẻ nghịch (sabbarindama).
Vua Arindama được tin Đức Thế Tôn Revata đến viếng kinh thành Uttara của mình, Đức vua cùng đại chúng tùy tùng của mình là 30 triệu người ra khỏi Hoàng thành đón tiếp Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng, Đức vua cho thắp sáng đèn dài 3 gāvuta (= 12 km) .
Đức vua Arindama thỉnh Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng ngự đến Hoàng cung thọ thực vào ngày mai, Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
Đức vua Arindama cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳkhưu trọn 7 ngày. Vào ngày thứ 7, sau khi thọ thực xong rồi, Đức Thế Tôn với pháp thoại chúc phúc đến hội chúng, pháp thoại phù hợp với ý nghĩ của hội chúng (manonukūla), mang đến Thánh quả cho 10 ngàn triệu chúng sinh (nhân loại và thiên nhân). Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn:
4- Yadā arindamaṃ rājaṃ; vinesi revato muni.
Tadā koṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Khi ấy vua Arindama; được Bậc ẩn sĩ Revata chỉ dạy.
Có một ngàn 10 triệu vị (hiểu pháp); là Thắng hội thứ hai "(sđd.4).
Thắng hội III.
Khi Đức Thế Tôn Revata trú ngụ gần thị trấn Uttara, Ngài an trú vào định Diệt thọ tưởng 7 ngày. Cư dân nơi thị trấn Uttara mang vật thực ... đến cúng dường đại chúng Tỳkhưu, bạch hỏi rằng:
– Thưa các Tôn giả, Đức Thế Tôn hiện đang ở đâu?
– Này các gia chủ, Đức Thế Tôn đang an trú trong định Diệt thọ tưởng 7 ngày.
Vào ngày thứ 7, khi Đức Thế Tôn Revata xuất khỏi thiền Diệt thọ tưởng, cư dân mang vật thực ... đến cúng dường Đức Thế Tôn Revata.
Nhân đó, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại đề cập đến ân đức của sự chứng đạt thiền Diệt, những điều kiện thành tựu chứng đạt Thiền Diệt.
Pháp thoại mang lại Thánh quả Alahán cho một tỷ chúng sinh (chư thiên và nhân loại). Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn.
5- Sattāhaṃ paṭisallānā; vuṭṭhahitvā narāsabho.
Koṭisataṃ naramarūnaṃ; vinesi uttame phale.
"Sau 7 ngày ra khỏi thiền tịnh; Bậc Nhân Ngưu đã chỉ dạy.
Một trăm 10 triệu nhân thiên; chứng đạt quả tối thượng"(sđd.5).
*Ba Tăng hội của Đức Thế Tôn Revata.
Tăng hội I.
Nơi kinh thành Sudhaññavatī (là sinh quán của Bồtát Revata), giữa Đại chúng TăngAlahán không thể tính đếm được, không mời tự đến để hành lễ Uposatha (Bốtát). Đức Thế Tôn Revata ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội I của Ngài.
Tăng hội II.
Một lần khác, nơi thành phố Mekhala, có đến một tỷ Thánh Tăng Alahán được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...", cùng nhau tụ hội lại để hành lễ Uposatha (Bốtát). Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến hội chúng Tăng ấy. Đây là Tăng hội II củaNgài. Có Kinh văn sau.
7- Atikkantā gaṇanapathaṃ; paṭhamaṃ ye samāgatā.
Koṭisatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Hội chúng không thể đếm; lần đầu tụ hội lại.
Có 100 ngàn 10 triệu; là lần tụ hội thứ hai" (sđd. 7).
Tăng hội III.
Cũng nơi thành phố Mekhala này, vị Thượng thủ thinh văn đệ I của Đức Thế Tôn là NgàiVaruṇa lâm trọng bệnh, bấp bênh giữa sống và chết.
Đức Thế Tôn Revata ngự đến kinh thành Mekhala viếng thăm NgàiVaruṇa, Ngài thuyết lên pháp thoại đề cập đến Tam tướng, có đến một ngàn tỷ nam cư sĩ đến thăm hỏi bịnh tình của Trưởng lão Varuṇa, được nghe pháp thoại của Đức Thế Tôn, chứng đắc Thánh quả Alahán. Tất cả xin được xuất gia và Đức Thế Tôn đã cho tất cả xuất gia bằng cách "Etha bhikkhave ...".
Vào đêm trăng tròn, tất cả tụ hội lại để hành lễ Uposatha (Bốtát), giữa Đại chúng TăngAlahán, Đức Thế Tôn Revata ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
9- Tassa gilānapucchāya; ye tadā upagatā munī.
Koṭisahassā arahanto; tatiyo āsi samāgamo.
"Hỏi thăm bịnh vị ấy, Bậc Ẩn sĩ đến nơi ấy.
Có 100 ngàn 10 triệu; là lần tụ hội thứ ba". (sđd. 9).
*Tiền thân của Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, thiền thân Đức Phật Gotama là Bàlamôn có tên là Atideva cư trú nơi thành Rammavatī, Ngài tinh thông mọi nghệ thuật của giai cấp Bàlamôn.
Có lần Bàlamôn Atideva đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, nghe pháp thoại từ Đức Thế Tôn Revata, Bàlamôn Atideva hân hoan với pháp thọai của Đức Thế Tôn, tán thán ân đức của Đức Thế Tôn như: Giới , định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến Revata với 1.000 kệ ngôn.
Bàlamôn Atideva cúng dường đến Đức Thế Tôn chiếc y choàng trị giá 1.000 đồng vàng của mình. Nhân đó Đức Thế Tôn Revata tiên tri trước đại chúng rằng: " Sau 2 atăngkỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, Bàlamôn Atideva này sẽ là bậc Chánh giác tương lai có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Revata.
Đức Phật Revata cao 80 hắc tay, hào quang của Ngài chiếu sáng xa 1 dotuần, cả ngày lẫn đêm.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Revata là Trưởng lão Varuṇa và Trưởng lão Brahmadeva. Thị giả là Trưởng lão Sambhava.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Revata là Trưởng lão ni Bhadā và Trưởng lão ni Subhaddā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Revata là Ngài Paduma và Ngài Kuñjara.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Revata là bà Sirimā và bà Yasavatī.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Revata là 60 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi vườn hoa Mahāsāra, trước khi viên tịch Đức Phật Revata nguyện Xálợi của Ngàn phân tán khắp các phương().
Bảo tháp thờ Xá lợi của Ngài được nhân loại và chư thiên lễ bái cúng dường.
Dứt lịch sử Đức Phật Revata.
6- Đức Phật Sobhita.
Sau khi Đức Phật Revata viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần đến khi còn 10 năm rồi lại tăng dần đến atăngkỳ năm. Sau đó lại giảm xuống, khi nhân loại có tuổi thọ là 90 ngàn năm thì Đức Thế Tôn Sobhita hiện khởi trên thế gian.
Đức Thế Tôn Sobhita thực hành pháp Balamật viên mãn với thời gian là 4 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất.
Bồtát sống nơi cung trời Tusita thọ hưởng an lạc, chư thiên và Phạm thiên từ 10 ngàn thế giới đi đến thỉnh Bồtát giáng sinh về cõi người để chứng đạt Vô thượng Chánh giác.
Sau khi quán xét thấy hội đủ năm điều, Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Sudhammā, cha Ngài là Đức vua Sudhamma trị vì kinh thành có tên là Sudhamma.
Sau 10 tháng trú trong thai bào, Bồtát ra khỏi lòng mẹ nơi vườn hoa Sudhamma.
Bồtát Sobhita sống đời tại gia 9 ngàn năm trong ba cung điện là: Cung điện Kumuda, cung điện Nalina và cung điện Paduma với 70 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Makhiladevī() (nàng còn có tên gọi là Samaṅgī ().
Khi nàng Makhiladevī vừa sinh ra người con trai là Thái tử Sīha, Bồtát thấy hình ảnh vị Samôn, kinh cảm trí (saṃvegañāṇa) hiện khởi đến Bồtát Sobhita, Ngài quyết định xuất gia.
Bồtát Sobhita xuất gia ngay chính trong tòa cung điện Ngài đang sống, Bồtát thực hành pháp niệm hơi thở, chứng đắc Tứ thiền, cũng chính trong tòa cung điện này, Ngài thực hành khổ hạnh 7 ngày.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do chính tay bà Hoàng Makhiladevī cúng dường.
Sau khi thọ dụng cơm sữa, Ngài phát nguyện rằng: "Rất đông chúng sinh đang tìm kiếm ta, cung điện được trang hoàng xinh đẹp này hãy đi vào không trung, đến nơi ta sẽ giác ngộ. Tất cả những người của cung điện này hãy ra đi theo ý của họ".
Khi Bồtát Sobhita phát nguyện vừa dứt lời, tòa cung điện bay bổng lên không trung trước sự kinh ngạc và hân hoan của cư dân trong kinh thành Sudhamma. Hào quang từ cung điện phát ra chiếu sáng khắp mọi hướng, gió thổi vào những chùm chuông treo quanh cung điện tạo ra những âm thanh vi diệu như những nhạc công đại tài tấu lên những bản nhạc tuyệt diệu. Các nữ nhạc trong cung điện cùng nhau hát lên những khúc ca với âm dịu du dương làm say đắm lòng người nghe.
Cung điện đi trong không trung không quá nhanh cũng không quá chậm, không quá cao cũng không quá thấp, bốn đạo binh chủng gìn giữ cung điện của Bồtát cũng bay lơ lửng trong không trung, như bốn đoàn binh trời theo bảo hộ cung điện.
Cung điện theo đường hư không đi đến vùng trung tâm trái đất rồi hạ xuống nơi cội cây Nāga cao 18 hắc tay với tàn nhánh tỏa rộng.
Các cung nữ luôn cả bà Hoàng Makhiladevī cũng tỏa đi khắp nơi để vui thích với cảnh trí thiên nhiên của vùng đất trung tâm quả địa cầu. Bốn đoàn binh chủng cũng tản mác khắp nơi,
Bồtát ngồi yên nơi trong cung điện, sau khi chiến thắng những đạo quân ma, Ngài chứng đắc Vô thượng Chánh giác khi mặt trời vừa ló dạng.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Sobhita.
Thắng hội I.
Trải qua 49 ngày hưởng hương vị giải thoát ở 7 nơi quanh cội cây Nāga, Đức Phật Sobhita nhận lời khai mở pháp giải thoát của vị Đại phạm thiên.
Ngài suy xét: "Ai là người được tế độ trước tiên?". Ngài thấy duyên lành của hai vương tử Asama và Sumetta (là hai người em khác mẹ với Ngài).
Đức Thế Tôn Sobhita theo đường hư không đến vườn Ngự Uyển Sudhamma, bảo người giữ vưởn gọi hai vương tử Asama và Sumetta đến. Hai vương tử cùng đông đảo tùy tùng của mình đi đến vườn Ngự Uyển Sudhamma đảnh lễ Đức Thế Tôn Sobhita.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại Chuyển Pháp luân, tế độ vô số chúng sinh (nhân loại, chư thiên và Phạm thiên) chứng đắc Thánh quả.
Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
4- Tāya parisāya sambuddho; dhammacakkaṃ pavattayi.
Gaṇanāya na vattabbo; paṭhamābhisamayo ahu.
"Đấng Chánh giác có ba lần lãnh hội pháp; Ngài chuyển động bánh xe pháp.
Hội chúng không thể đếm được; là Thắng hội đầu tiên"().
Thắng hội II.
Vào dịp Đức Thế Tôn Sobhita thể hiện Song thông lực nơi cây Cittapātalī, gần cổng thành Sudassana để nhiếp phục ngoại đạo. Rồi Ngài ngự lên cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba), thuyết lên tạng Thắng pháp (Abhidhamma), dứt pháp thoại có đến 900 triệu chư thiên và Phạm thiên chứng đạt Thánh quả Alahán, trong đó có vị thiên tử Sudhamma (hậu thân của bà Hoàng Sudhammā, là mẹ của Bồtát Sobhita).
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Tato parampi desente; marūnañca samāgame.
Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.
"Lần khác khi giảng pháp, nơi hội chúng chư thiên.
Có 90 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội thứ hai" (sđd.5).
Thắng hội III.
Vương tử Jayasena cho kiến tạo một Đại tự rộng một dotuần , ngoài ra còn kiến tạo một vườn hoa với những cây quý như: Asoka (Vô ưu), Campaka, Punnāga, cây có lỏi cứng, Vakula ... cúng dường đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng.
Trong lễ dâng cúng Đại tự và vườn hoa quý, Đức Thế Tôn Sobhita phúc chúc bằng thời pháp thoại thích hợp.
Dứt pháp thoại có mười ngàn triệu chúng sinh chứng Thánh quả.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Tassa yāgaṃ pakittento; dhammaṃ desesi cakkhumā.
Tadā koṭisahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
"Khi vị ấy cúng dường; Bậc Hữu Nhãn giảng pháp.
Nơi ấy có một ngàn 10 triệu; là Thắng hội lần ba" (sđd.7).
*Ba Tăng hội của Đức Thế Tôn Sobhita.
Tăng hội I.
Vua Uggata trị vì nơi kinh thành Sunandavatī, vua Uggata kiến tạo nơi kinh thành Sunandavatī, ngôi Đại tự Surinda (Surindārāma) cúng dường đến Đức Thế Tôn Sobhita và chư Tỳkhưu Tăng.
Trong lễ hội cúng dường Tự viện Sunanda, có một tỷ Alahán xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ..." tham dự.
Vào đêm trăng tròn của ngày cúng dường tự viện, một ngàn triệu vị Thánh Alahán tụ hội lại để hành lễ Bốtát (uposatha).
Đức Thế Tôn Sobhita đã ban lời Giáo giới giải thoát đến hội chúng Tăng ấy. Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
8- Sannipātā tayo āsuṃ; sobhitassa mahesino.
Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Vị có ba Tăng hội; là Bậc Đại ẩn sĩ Sobhila.
Không còn ô nhiễm, trong sạch; có tâm an tịnh như vậy".
9-Uggato nāma so rājā; dānaṃ deti naruttame.
Tamhi dāne samāgañchuṃ; arahantā satakoṭiyo.
"Vua Uggata; cúng dường đến bậc Tối Thượng.
Trong lần cúng dường này; có 100 koṭi Alahán hội lại"(sđd.8-9).
Tăng hội II.
Lại nữa, vua Uggata xây dựng ngôi đại tự Dhammaganārāma trong thành phố Mekhala cúng dường đến Đức Phật Sobhita và Tăng chúng.
Có 900 triệu Alahán tụ hội lại để hành lễ Uposadha (Bốtát), Đức Thế Tôn Sobhita ban lời Giáo giới giải thoát đến hội chúng Tăng ấy.
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
10- Punāparaṃ puragaṇo; deti dānaṃ naruttame.
Tadā navutikoṭīnaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
"Vào lần khác, nhóm người tụ hội; dâng cúng vật thí đến Đấng Tối Thượng.
Khi ấy có 90 mười triệu vị; là lần tụ hội hai"(sđd.10).
Tăng hội III.
Đức Thế Tôn Sobhita trú ngụ nơi cung trời Tāvatiṃsa ba tháng (tính theo cõi nhân loại) để thuyết tạng Thắng pháp.
Sau đó Ngài ngự về nhân giới vào ngày trăng tròn, có 800 triệu vị Thánh Alahán tụ hội lại để hành lể Bốtát.
Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát trước Hội chúng Tăng ấy.
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có kinh văn sau.
11- Devaloke vasitvāna; yadā orohatī jino.
Tadā asītikoṭīnaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
"Sau khi đã cư ngụ cõi trời; Đấng Chiến Thắng xuống trần.
Khi ấy có 80 mười triệu; là lần tụ hội thứ ba"(sđd.11).
* Tiền thân Đức Phật Gotama.
Bấy giờ nơi thành Rammavatī, có một Bàlamôn kiệt xuất là Sujāta.
Vào một lần an cư mùa mưa của Đức Thế Tôn Sobhita và Tăng chúng nơi thành Rammavatī, Bàlamôn Sujāta nghe được pháp thoại của Đức Thế Tôn, Bàlamôn Sujāta quy ngưỡng Tam Bảo.
Bàlamôn Sujāta cúng dường vật thực đến Đức Phật cùng Tăng chúng trọn cả ba tháng mùa mưa.
Đức Thế Tôn tán thán công hạnh của Bàlamôn Sujāta, tiên tri giữa Đại chúng rằng: " Sau 2 atăngkỳ và 100 ngàn kiếp trái đất nữa, Bàlamôn Sujāta là vị Chánh giác tương lai, có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Sobhita.
Đức Phật Sobhita cao 58 hắc tay, hào quang của Ngài chiếu sáng khắp 10 phương xa bao nhiêu tùy theo ý của Ngài
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Sobhita là Trưởng lão Asama và Trưởng lão Sunetta. Thị giả là Trưởng lão Anoma.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Sobhita là: Trưởng lão ni Nakulā và Trưởng lão ni Sujātā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Sobhita là Ngài Ramma và Ngài Sudatta.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Sobhita là bà Nakulā và bà Cittā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Sobhita là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi tự viện Sīha, trước khi viên tịch, Ngài nguyện Xálợi của Ngài phân tán khắp nơi và được nhân lọai cùng chư thiên lập những Bảo tháp tôn thờ Xálợi của Ngài, ngày đêm lễ bái cúng dường.
Phụ lục.
*Trưởng lão Kaṇhadinna().
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Sobhita, tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật Sobita bôngpunnāga().
Một lần khác, khi ở Cittakūṭa (núi Citta),tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật Sobhita trái giripunnāga, Ngài chính là Trưởng lão Giripunnāgiya được đề cập trong tập Apadāna (Ký sự)().
Dứt lịch sử Đức Phật Sobhita.
Sau khi Đức Phật Sobhita viên tịch, trải qua 1 atăng kỳ trái đất không có vị Chánh giác nào xuất hiện trên thế gian.
Tiếp đến một kiếp trái đất có 3 vị Chánh giác xuất hiện (gọi là varakappa), là: Đức Phật Anomadassī, Đức Phật Paduma và Đức Phật Narada.
7- Đức Phật Anomadassī.
Sau khi hoàn tất 30 pháp Balamật với thời gian là 16 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, Bồtát tái sinh về cõi Tusita (Đẩu suất).
Theo lời thỉnh cầu của chư thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Yasodharā, cha Bồtát là Đức vua Yasavā trị vì nơi kinh thành Candavatī.
Khi Bồtát còn nằm trong thai bào, một vầng hào quang từ thân bà Hoàng Yasodharā tỏa ra khoảng 80 hắc tay, vầng hào quang này át cả ánh sáng mặt trời và mặt trăng.
Sau 10 tháng nằm trong thai bào, Bồtát ra khỏi lòng mẹ nơi vườn hoa Sunanda(), có một trận mưa 7 loại châu báu rơi xuống, người ta mải mê ngắm nhìn những giọt mưa châu ngọc xinh đẹp. Do vậy, vị Thái tử sơ sinh được đặt tên là Anomadassī.
Bồtát Anomadassī sống tại gia 10 ngàn năm trong ba tòa Cung điện: Cung điện Siri, cung điện Upasiri và cung điện Vaḍḍha(), có 23 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Sirimā.
Khi thấy được đầy đủ bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn, Bồtát Anomadassī quyết định xuất gia, Ngài dùng kiệu ra đi xuất gia, có 30 triệu tùy tùng theo Ngài cùng xuất gia, vào ngày hôm ấy, nàng Sirimā vừa sinh ra Thái tử Upavāna.
Bồtát khổ hạnh 10 tháng, rồi Ngài thọ thực trở lại, hội chúng Samôn tùy tùng lìa bỏ Ngài đến vườn Sudassana gần thành Subhavatī trú ngụ.
Vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát đi đến làng Bàlamôn Anupama thọ nhận bát cơm sữa do nàng Anupamā con của trưởng giả Anupama cúng dường.
Vào buổi chiều từ rừng cây Sāla, Bồtát đi đến cội cây Ajjuna, Ngài nhận 8 bó cỏ của du sĩ lỏa thể Anupama cúng dường.
Bồtát trải 8 bó cỏ nơi cội cây Ajjuna về hướng Đông bắc, một Bảo tọa Chiến thắng hiện khởi cho Ngài.
Bồtát Anomadassī ngồi trên Bảo tọa chiến thắng quân ma, khi mặt trời vừa lên Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.
Khi ấy phước tướng của Đức Phật hiển lộ, bất kỳ người hay chư thiên, Phạm thiên khi nhìn thấy Phật tướng đều phát sinh tâm hân hoan.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Anomadassī.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn Chuyển pháp luân nơi vườn Sudassana gần thành Subhavatī, tế độ chúng sinh chứng đắc Thánh quả không thể đếm được, trong đó có 30 triệu vị Tỳkhưu xuất gia theo Ngài trước đây chứng đạt Thánh quả Alahán.
Đây là thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
5- Dhammābhisamayo tassa; iddho phīto tadā ahu.
Koṭisatāni abhisamiṃsu; paṭhame dhammadesane.
"Thắng hội pháp của vị ấy; thành tựu với số lượng.
Hằng trăm 10 triệu không tính được; là lần giảng pháp đầu tiên"().
Thắng hội II.
Sau khi thể hiện Song thông lực nơi cây Asana gần cổng thành Osadhī để nhiếp phục chúng ngoại đạo.
Đức Thế Tôn ngự lên cung trời Tāvatiṃsa thuyết lên tạng Thắng pháp trọn ba tháng tính theo cõi nhân loại, tế độ 800 triệu chư thiên và Phạm thiên chứnng đạt Thánh quả.
Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
6- Tato paraṃ abhisamaye; vassante dhammavuṭṭhiyo.
Asītikoṭiyobhisamiṃsu; dutiye dhammadesane.
"Lại Thắng hội khác; cơn mưa pháp trút xuống.
Có 80 mười triệu vị lãnh hội; lần thứ nhì giảng pháp"(sđd.6).
Thắng hội III.
Một lần khác, Đức Thế Tôn thuyết lên bài kinh Maṅgala (Hạnh phúc), tế độ 780 triệu chúng sinh chứng đạt Thánh quả.
Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Tatoparañhi vassante; tappayante ca pāṇinaṃ.
Aṭṭhasattatikoṭīnaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
"Lại lần khác, cơn mưa (pháp); làm mát dịu chúng sinh.
Có 78 mười triệu vi; là Thắng hội lần ba" (sđd.7).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Anomadassī.
Tăng hội I.
Một thời Đức Thế Tôn trú ngụ nơi thành Soreyya, Ngài thuyết pháp thoại tế độ vua Isidatta cùng với 800 ngàn tùy tùng của Đức vua.
Dứt pháp thoại, tất cả đều chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
8- Sannipātā tayo āsuṃ; tassāpi ca mahesino.
Abhiññābalappattānaṃ; pupphitānaṃ vimuttiyā.
"Có ba lần tụ hội; của Bậc Đại Ẩn sĩ ấy.
Bậc chứng đạt Thắng trí lực; đã kết hoa giải thoát".
9- Aṭṭhasatasahassānaṃ; sannipāto tadā ahu.
Pahīnamadamohānaṃ; santacittāna tādinaṃ.
"Có 800 ngàn vị; đã tự tụ hội lại.
Đã diệt trừ tham, si; tâm an tịnh kiên định" (sđd.8-9)..
Tăng hội II.
Một lần khác, nơi thành Rādhavatī Đức Thế Tôn thuyết pháp thoại tế độ vua Madhurindhara cùng với 700 ngàn tùy tùng.
Dứt Pháp thoại tất cả đều chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
10- Sattasatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.
Anaṅgaṇānaṃ virajānaṃ; upasantāna tādinaṃ.
"Có 700 ngàn vị; là lần tụ hội thứ hai.
Không ô nhiễm, không bụi trần; có sự an tịnh kiên định" (sđd. 10).
Tăng hội III.
Cũg nơi kinh thành Soreyya, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại tế độ vua Soreyya cùng với 600 ngàn tùy tùng.
Dứt Pháp thoại tất cả đều chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
11- Channaṃ satasahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.
Abhiññābalappattānaṃ; nibbutānaṃ tapassinaṃ.
"Có 600 ngàn vị; là lần tụ hội thứ ba.
Đã đạt Thắng trí lực; nỗ lực chứng tịch diệt" (sđd.11).
*Tiền thân của Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là một đại tướng dạxoa, cai quản vô số dạxoa.
Được tin Đức Phật hiện khởi trên thế gian, vị tướng dạxoa kiến tạo một đại sảnh bằng 7 loại ngọc báu có hình dạng như mặt trăng, vô cùng nguy nga tráng lệ, cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng.
Đồng thời Tướng dạxoa còn cúng dường vật thực đến Đức Phật và Tăng chúng trọn 7 ngày.
Vào ngày thứ 7, Đức Thế Tôn Anomadassī tiên tri rằng: "Sau 1 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, tướng dạxoa này trở thành bậc Chánh giác có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Anomadassī.
Đức Phật Sobhita cao 58 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng tự nhiên là 12 dotuần.
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Anomadassī là Trưởng lão Nisabha và Trưởng lão Anoma. Thị giả là Trưởng lão Anoma.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Anomadassī là Trưởng lão ni Sundarī và Trưởng lão ni Sumanā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Anomadassī là Ngài Nandivaḍḍha và Ngài Sirivaḍḍha.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Anomadassī là bà Uppalā và bà Padumā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Anomadassī là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi khu vườn Dhammārāma, Xálợi của Ngài được tôn thờ trong Bảo tháp cao 25 dotuần.
Phụ lục.
*Chính thời pháp của trưởng lão Nisabha làm cho đạo sĩ Sarada có ước nguyện trở thành vị Thượng thủ thinh văn tay phải của Đức Chánh giác tương lai (là Ngài Sāriputta sau này), sau đó trưởng giả Sirivaḍḍha đã ước nguyện thành Thượng thủ thinh văn tay trái (là Ngài Moggallāna sau này) và Đức Thế Tôn Anomadassī đã thọ ký cho hai vị ấy.
*Cũng trong thời Đức Phật Anomadassī, tiền thân của Trưởng lão Bakkula là một đạo sĩ khổ hạnh.
Khi Đức Phật Anomadassī bị bịnh, đạo sĩ khổ hạnh đã tìm thuốc quý cúng dường đến Đức Phật().
*Trưởng lão Mattaji.
Trong thời Đức Phật Gotama còn tại tiền, Ngài sinh ra trong xứ Magadha, con của một gia tộc Bàlamôn, được đặt tên là Mettaji.
Thấy được đau khổ của các dục lạc, Ngài xuất gia làm ẩn sĩ.
Được nghe sứ mạng của ĐứcThế Tôn là tế độ chúng sinh thoát khỏi khổ luân hồi, do tiền duyên thúc đẩy ẩn sĩ Mettaji đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch hỏi về sự tu tập được trăng trưởng hay tu tập bị thối giảm (pavattiyo).
Sau khi nghe Đức Thế Tôn giải đáp, Ngài hân hoan xin được xuất gia trong Tăng đoàn, nỗ lực hành pháp chẳng bao lâu chứng Thánh quả Alahán.
Để nói lên chánh trí của mình, Ngài có kệ ngôn sau.
94- 'Namo hi tassa bhagavato; sakyaputtassa sirīmato.
Tenāyaṃ aggappattena; aggadhammo sudesito'ti.
"Kính lễ Đức Thế Tôn ấy, Đấng an lành giòng Thích tử.
Ngài chứng đạt tối thượng; thuyết giảng pháp tối thượng"().
Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Anomadassī, tiền thân Ngài Mettaji là một gia chủ, có xây dựng một tường rào quanh cội Bồđề.
Vào 100 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu là Sabbaghana (Sabbosana)().
Ngài chính là trưởng lão Anulomadāyaka nói trong tập Apadāna().
*Trưởng lão Ambādāyaka.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Anomadassī, tiền thân của Ngài là con khỉ ở núi Tuyết, có dâng lên Đức Phật Anomadassī một quả xoài, do phước báu này, hâu thân con khỉ được tự tại trên thiên giới 57 kiếp trái đất và làm vua 14 lần với vương hiệu Ambaṭṭhaja().
*Trưởng lão Pañcasilāsamādāniya.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn Mahāsāla trong thành Vesāli, chứng đắc Thánh quả Alahán khi được 7 tuổi.
Khi nghe cha mẹ thọ trì 5 giới, Ngài nhớ lại tiền kiếp, vào thời Đức Phật Anomadassī, tiền thân của Ngài là người chèo đò ở thành Candavatī.
Người chèo đò này quy ngưỡng Tam bảo và thọ trì năm giới từ nơi Trưởng lão Nisabha (một trong hai nam cận sự tối thắng của Đức Phật Anomadassī), giữ gìn 5 giới trong sạch suốt 10 ngàn năm.
Tiền thân Ngài làm vua trời Sakka 30 lần, làm vị Đại đế nơi nhân giới là 500 lần().
*Trưởng lão Bharata.
Ngài là một gia chủ ở thành Campā, nghe Ngài Soṇa Koḷivisa xuất gia, Ngài cùng em trai là Nandaka cũng xuất gia trong Tăng đoàn, không bao lâu Ngài chứng Thánh quả Alahán.
Ngài cùng em trai Nandaka đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, trình lên Đức Thế Tôn về sự tu tập Phạmhạnh của mình.
Trước Đức Thế Tôn, Ngài nói lên hai kệ ngôn tuyên bố chánh trí của mình, để sách tấn Nandaka và giúp đở Nandaka chứng đạt Thắng trí.
175 – Ehi nandaka gacchāma; upajjhāyassa santikaṃ.
Sīhanādaṃ nadissāma; buddhaseṭṭhassa sammukhā.
"Hãy đến này Nandaka; cùng đến gần Tế độ sư.
Rống lên tiếng rống sư tử; trước Đức Phật tối thượng".
176- Yāya no anukampāya; amhe pabbājayī muni.
So no attho anuppatto; sabbasaṃyojanakkhayo''ti.
"Có lòng bi mẫn với chúng ta; Bậc Ẩn sĩ cho chúng ta xuất gia.
Ta thành đạt mục đích; cắt đứt tất cả mọi trói buộc"().
Tiền sự.
Vào thời ĐứcPhật Anomadassī, tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật đôi dép đẹp rất tiện dụng().
Dứt lịch sử Anomadassī.
8- Đức Phật Paduma.
Sau khi Đức Phật Anomadassī viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần đến khi còn 10 năm rồi lại tăng dần lên đến atăng kỳ năm.
Sau đó lại giảm xuống cho đến thời tuổi thọ là 100 ngàn năm, khi ấy Đức PhậtPaduma xất hiện trên thế gian.
Khi đã tròn đủ 30 pháp Balamật, Bồtát tái sinh về cõi Tusita, rồi giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Asamā (bà có tên là Asamā vì có sắc đẹp không ai sánh nổi), cha Ngài là Đức vua Asama(), cai trị vì kinh thành Campa.
Bồtát sinh ra nơi vườn hoa Campaka, bấy giờ có một trận mưa hoa sen rơi khắp cõi Diêmphù (Jambu). Do sự kiện này, Bồtát được đặt tên là Paduma (Liên hoa).
BồtátPaduma sống đời tại gia là 10 ngàn năm, trong ba tòa cung điện: Cung điện Uttara, cung điện Vasuttara và cung điện Yasuttara(), mỗi cung điện có 10 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là Công nương Uttarā.
Khi thấy đầy đủ bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn, Bồtát Paduma quyết định ra đi xuất gia, Ngài ra đi xuất gia trên cổ xe do hai con ngựa thuần chủng kéo đi, theo Ngài có 10 triệu nam tử tùy tùng cùng xuất gia làm Samôn. Vào hôm ấy nàng Uttarā vừa sinh ra Thái tử Ramma.
Bồtát thực hành khổ hạnh 8 tháng, rồi Ngài thọ thực lại, hội chúng tùy tùng lìa bỏ Ngài.
Vào ngày Ngài chứng Vô thượng Chánh giác, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa của nàng Dhaññavatī, con gái của trưởng giả Sudhañña cư ngụ nơi thành phố Sudhaññavatī cúng dường.
BồtátPaduma nhận tám bó cỏ của du sĩ Titthaka, Ngài chứng Vô thượng Chánh giác nơi cội cây Soṇa.
*Ba Thắng hội của Đức Phật Paduma.
Thắng hội I.
Đức Thế Tôn Paduma Chuyển pháp luân nơi vườn Dhanañjaya gần thành Dhaññavatī, tế độ 1o triệu vị Tỳkhưu xuất gia với Ngài chứng đạt Thánh quả Alahán.Thời pháp thoại này mang Thánh quả đến một tỷ chúng sinh. Đây là Thắng hội I của Ngài.
Thắng hội II.
Khi Đức Thế Tôn Paduma trở về Hoàng cung tế độ quyến thuộc, Ngài truyền phép xuất gia đến vương tử Sāla và vương tử Upasāla là hai người em trai khác mẹ với Ngài cùng với tùy tùng của hai vương tử. Pháp thoại mang đến Thánh quả cho 900 triệu chúng sinh.
Đây là Thắng hội II của Ngài, có Kinh văn sau.
4- Paṭhamābhisamaye buddho; koṭisatamabodhayi.
Dutiyābhisamaye dhīro; navutikoṭimabodhayi.
"Đức Phật có Thắng hội đầu tiên; là 100 mười triệu vị.
Bậc trí tuệ có Thắng hội lần hai; 90 mười triệu giác ngộ"().
Thắng hội III.
Khi thấy con trai Ngài là Ramma trí đã tăng trưởng, Đức PhậtPaduma thuyết kinh Giáo giới Ramma, mang Thánh quả đến 800 triệu chúng sinh chứng đắc Thánh quả.
Đây là Thắng hội III của Ngài, có Kinh văn sau.
5- Yadā ca padumo buddho; ovadī sakamatrajaṃ.
Tadā asītikoṭīnaṃ; tatiyābhisamayo ahu.
" Và khi Đức Phật Paduma; giáo huấn người con trai của mình.
Có 80 mười triệu; là Thắng hội thứ ba"(sđd.5).
*Ba Tăng hội của Đức Phật Paduma.
Tăng hội I.
Đức vua Bhāvitatta() cùng với tùy tùng là một tỷ (100 ngàn koṭi) người đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Thấy được duyên lành Thánh quả của đại chúng này, Đức Thế Tôn thuyết lên Pháp thoại thích hợp.
Dứt pháp thoại tất cả đếu chứng Thánh quả Alahán, được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".
Vào ngày trăng tròn, tất cả không mời cùng tụ hội nơi Đức Thế Tôn Paduma. Giữa đại chúng Tăng 100 ngàn koṭi vị, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.
6- Sannipātā tayo āsuṃ; padumassa mahesino.
Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.
"Có ba lần tu hội; Bậc Đại ẩn sĩ Paduma.
Có 100 ngàn mười triệu vị; là tụ hội đầu tiên"(sđd.6).
Tăng hội II.
Khi Đức Thế Tôn Paduma an cư mùa mưa trong rừng gần thành phố Usabhavatī. Vào ngày hành lễ Pavāraṇā (Tự tứ), đại chúng trong thành Usabhavatī cùng nhau đến nơi Đức Thế Tôn Paduma đang an cư mùa mưa, cúng dường đến Đức Thế Tôn nhiều lễ vật đi theo với niềm tịnh tính đặt nơi Đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng, dứt pháp thoại có 300 ngàn thiện giatử chứng đắc Thánh quả Alahán, rồi tất cả xin được xuất gia trong Giáo pháp của Đức Phật, tất cả được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".
Khi các cư sĩ hiểu phước báu cùng lợi ích cao thượng về sự cúng dường y Kaṭhina, cùng nhau tiến hành thực hiện lễ cúng dường y Kaṭhina đến các vị Tỳkhưu.
Trưởng lão Sāla vị Tướng quân Chánh pháp (Dhammasenāpati) được các vị Tỳkhưu an cư mùa mưa cử ra nhận lãnh y Kaṭhina. Các vị Tỳkhưu cùng phụ giúp Tướng quân Chánh pháp cắt vải Kaṭhina, may y ... Đức Phật có tham dự một phần như xỏ kim ...
Sau khi tiến hành nhận lãnh y kaṭhina xong, vào đêm trăng tròn, giữa đại chúng Tăng có 300 ngàn vị TỳkhưuAlahán, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát.
Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.
7- Kathinatthārasamaye; uppanne kathinacīvare.
Dhammasenāpatitthāya; bhikkhū sibbiṃsu cīvaraṃ.
"Vào thời điểm tiến hành Kaṭhina; y kaṭhina phát sinh lên.
Có Tướng quân chánh pháp; các Tỳkhưu may y, giao y cho vị ấy".
8- Tadā te vimalā bhikkhū; chaḷabhiññā mahiddhikā.
Tīṇi satasahassāni; samiṃsu aparājitā.
"Các Tỳkhưu trong sạch; có sáu thắng trí, đại thần lực.
Có 300 ngàn vị; những vị không còn bị khuất phục"(sđd.7-8).
Tăng hội III.
Vào dịp khác, Đức Thế Tôn Paduma an cư mùa mưa trong khu rừng giống như rừng Gosiṅga(Sừng bò), cư dân quanh vùng đi đến cúng dường Đức Thế Tôn và Tăng chúng, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại thích ứng.
Dứt pháp thoại có 200 ngàn thiện gia tử chứng đắc Thánh quả Alahán, được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ..."
Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.
9- Punāparaṃ so narāsabho; pavane vāsaṃ upāgami.
Tadā samāgamo āsi; dvinnaṃ satasahassinaṃ.
"Vào dịp khác, bậc Nhân Ngưu; đã an cư mùa mưa trong rừng.
Có cuộc tụ hội nơi đây; có 200 ngàn vị"(sđd.9).
*Tiền thân Đức Phật Gotama.
Vào thời ấy, tiền thân của Đức Phật Gotama là sư tử vương.
Khi Đức Thế Tôn Paduma ngự trú trong rừng, Sư tử chúa trong thấy Đức Thế Tôn Paduma đang an trú trong định Diệt thọ tưởng, sư tử chúa khởi tâm tịnh tín, đi vòng quanh Đức Thế Tôn ba vòng, rồi rống lên ba tiếng rống để xua đuổi thú rừng, giữ an tịnh cho Đức Thế Tôn.
Sư tử chúa nằm hầu Đức Thế Tôn trọn 7 ngày, không đi tìm vật thực, trong tâm sư tử chúa luôn ghi nhận hình ảnh của Đức Thế Tôn với sự hân hoan.
Sau 7 ngày, Đức Thế Tôn xuất khỏi thiền Diệt, nhìn thấy sư tử chúa nằm hầu bên cạnh mình, Đức Thế Tôn quyết định rằng: "Các vị Tỳkhưu hãy đến đây", khi ấy hằng chục triệu vị Thánh Tăng nhận được lịnh của Đức Thế Tôn, cùng nhau đi đến hầu Đức Thế Tôn.
Nhìn thấy chư Tăng đi đến, sư tử chúa phát sinh niềm tin nơi chư Thánh Tăng. Giữa Đại chúng Tăng, Đức PhậtPaduma tuyên bố rằng: " Sau một atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, Sư tử chúa này sẽ là bậc Chánh giác trong tương lai với tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".
*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Paduma.
Đức Phật Paduma cao 58 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng xa bao nhiêu là tùy theo ý Ngài .
– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Paduma là Trưởng lão Sāla và Trưởng lão Upasāla. Thị giả là Trưởng lão Varuṇa.
– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Paduma là Trưởng lão ni Rādhā và Trưởng lão ni Surādhā.
– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Paduma là Trưởng giả Bhuyya và Trưởng giả Asama.
– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Paduma là bà Rucī và bà Nandarāmā.
Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Padma là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi khu vườn Dhammārāma, Xálợi của Ngài được rải tản khắp nhân thiên.
Phụ lục.
*Trưởng lão Aṅkolaka pupphiya.
Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.
Ngài được xem là Trưởng lão Anūpama trong tập Kệ ngôn trưởng lão Tăng (Theragāthā).
Ngài sinh ra trong một gia tộc giàu có ở xứ Kosala. Được gọi là Anūpama (không thể so sánh được) vì Ngài rất xinh đẹp.
Khi trưởng thành, do duyên lành thôi thúc nên Ngài xuất gia trong Tăng đoàn, đi vào rừng thực hành thiền Quán.
Tuy vậy, tâm của Ngài mãi rong chơi một thời gian, về sau Ngài dạy tâm rồi nỗ lực hành pháp, chứng Thánh quả Alahán.
Có hai kệ ngôn của Ngài trong tập Theragāthā.
213- Nandamānāgataṃ cittaṃ; sūlamāropamānakaṃ.
Tena teneva vajasi; yena sūlaṃ kaliṅgaraṃ.
"Tâm đến nơi hoan lạc kiêu hãnh; bị giáo nhọn đâm trúng.
Nếu ngươi mãi sống như vậy; là sống với gậy cùng giáo nhọn".
''Tāhaṃ cittakaliṃ brūmi, taṃ brūmi cittadubbhakaṃ;
Satthā te dullabho laddho, mānatthe maṃ niyojayī''ti.
"Ta gọi ngươi, này tâm; ngươi phá vỡ hạnh phúc.
Bậc Đạo sư khó gặp, ngươi được; chớ dẫn ta đến nơi có hại"().
*Tiền sự.
Vào thời Đức Phật Paduma, tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật Paduma hoaAṅkola().
Vào 30 kiếp trái đất trước, tiền thân của Ngài có cúng dường đến Đức Phật Độc giác Paduma().
*Trưởng lão Asokapūjaka.
Vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.
Vào thời Đức Phật Paduma, tiền thân của Ngài là người giữ vườn Ngự Uyển Tivarā, có cúng dường đến Đức Phật Paduma bông Asoka.
Vào 70 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua 16 lần với vương hiệu Arunañjaha().
*Trưởng lão ni Dhammadinnā.
Về công hạnh của vị Thánh nữ Alahán "đệ nhất giảng pháp" trong hàng nữ đệ tử của Đức Phật Gotama, chúng tôi sẽ trình bày ở những tập sau. Ở đây chỉ nêu lên tiền sự của bà trong thời Đức Phật Paduma.
Vào thời Đức Phật Paduma, tiền thân bà Dhammadinnā là một nô tỳ, nàng cúng dường đến Đức Phật Paduma bột cary khi thấy Đức Phật đang đi khất thực, chủ của nàng thấy vậy, nhận nàng là con dâu.
Về sau khi đi nghe pháp nơi vị Trưởng lão ni của Đức Phật Paduma, được nghe vị Thánh nữ này là "đệ nhất giảng pháp" trong hàng nữ Thinh văn của Đức Phật Paduma, nàng ao ước được địa vị ấy trong tương lai.
Dứt lịch sử Đức Phật Paduma.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro